“BÓNGDÁNGTƯƠNGLAI”? I think là s ự bộc bạch giả thuyết. Biết đâu đấy! Không dám khẳng định các "show đương đại" chiếm đến bao nhiêu phần trăm tổng sản lượng nghệ thuật. I think/Je pense/ Tôi nghĩ - hiện là câu cửa miệng có tính thời trang toàn cầ u: trên phim, trên ti vi, trên diễn đàn, ngoài đường phố, ngoài chợ Đôi khi nó dường như là một phương tiện tốt để mào đầu cho sự "chia sẻ" - m ột từ cũng rất thời trang - cái chủ quan, cái tôi, cái cá nhân, cái cá tính, cái vị kỷ, vân vân và vân vân - trong các mối quan hệ, trong trao đổi quanh các "phạm trù" được tuỳ thích gọi là "văn hóa". Có lẽ có lúc - thậm chí - có ngư ời nói : "I think, pho mát có thể trộn lẫn mắm tôm!". Người Việt Nam, mặc dầu trên thực tế và qua nghiên cứu, chưa thấy có một tố chất chủng tộc nào quá dị biệt so với các dân tộc khác trên thế giới - nhưng không biết tự bao giờ - chúng ta đã chấm gà luộc với muối chanh, không nước mắm. Trái lại, nước mắm để kho gà - đi ều có thể dẫn chứng cho những "tập quán thẩm mỹ" khó ai giải thích nổi, và đây, đứng trên tinh thần cộng đồng, những mong tưởng đừng có ai bàn thêm bằng hai chữ "I think " Xét về mặt nào đấy, cho dù có hơi kỳ quặc - thì nghệ thuật hiện đại có xu hướng xích lại gần lối tư duy nguyên sơ. Tại một phòng tranh thiếu nhi, Picasso tuyên bố: "Tôi đã phải mất rất nhiều năm tháng để học được cách vẽ này". "Trước tiên tôi nhìn rồi tôi vẽ cái tôi thấy" (D'abord je regarde et ensuite je dessine ce que j'ai vu). Người xưa thường nói thế. Nay, Eric Gill, nhà điêu khắc người Anh, không chỉ nổi tiếng tài năng mà còn là một nhà tư tưởng độc đáo và tinh tế - lại rất thích dẫn ra câu trả lời của con trẻ, rằng : "Trước tiên tôi nghĩ rồi tôi vẽ điều tôi nghĩ" (First I think and then I draw my think). Theo lời kể của Phạm Tăng: ở ý, cách đây chừng 40 năm, có anh chàng "nghĩ" rồi tự bỏ phân mình vào những chiếc lọ, nút lại bằng xi măng, đem trưng bày trước công chúng. Mỗi chiếc lọ lại có dán một tờ giấy đề tít: "C.nghệ sĩ I", "C. nghệ sĩ II", "C. nghệ sĩ III" Công chúng không "ngửi" được, biểu tình la ó - mạnh tới mức Quốc hội ý phải họp để ra luật: cái gì có thể gọi là nghệ thuật còn cái gì thì không. Emile Littré - nhà từ điển học bậc nhất nước Pháp đã từng đưa ra tới ba định nghĩa cho chữ "vẽ" (peindre), nhưng ông không hề có định nghĩa về "installation" hiểu như là một tác phẩm nghệ thuật, bởi vì ông là người của thế kỷ 19. Vào những năm 1915-23, Marcel Duchamp thực hiện La Grande verre, hiện bày ở Bảo tàng nghệ thuật Philadelphia, một "installation", sau Jasper John dựng phỏng theo thành một trang trí cho vở Walkaround Time của vũ công và nhà biên đạo múa người Mỹ Merce Cunningham. Về "installation", có thể xem tác phẩm của Duchamp là một trong những bước đi đầu tiên. Theo Larousse, trong lĩnh vực nghệ thuật đương đại, "installation" tức là " tác phẩm tạo ra từ các yếu tố được tổ chức trong một không gian". Installation còn được gọi bằng chữ Environnement: "tác phẩm làm từ các yếu tố độc đoán (arbitrairement) lựa chọn, phân bố trong không gian mà người ta có thể nhìn bao quát". Sinh thời, Lê Thanh Đức đề nghị phiên "installation" sang tiếng Việt thành "dàn dựng", bởi vì theo ông, từ "sắp đặt" có hàm ý thụ động. Xem Festival nghệ thuật trẻ (tháng 3/2007, tại Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội - nơi cách đây vài năm, Gunther Uecker, sinh 1930, một nghệ sĩ lớn người Đức - đã tạo ra một "installation" bằng chính những chiếc thang tre Việt Nam) - có thể thấy mấy thủ pháp chính: 1. Khai thác tính ẩn dụ của chất liệu hoặc của màu sắc. 2. Đồng nhất hóa màu sắc hoặc hình thể. 3. Vận dụng các "ready -made". Chắc chắn chưa đủ, song chỉ nêu ba thủ pháp thôi. Đương nhiên, trên thực tế, còn thiếu hẳn thủ pháp tạo ra các hiệu ứng quang học đặc biệt. Không nói không có một số tác phẩm gây hứng thú lớn. Kể ra có cái làng nhàng, có cái tạp nham. Cây cao su, cá treo ngược, đêm rằm, con chim - toilet, chật chội đô thị và dăm bảy cái nữa, có nhiều lý do để xếp vào danh sách tác phẩm khó chịu. Trần Lương nói trên VTV3: có thể đặt ở bất cứ triển lãm tầm cỡ nào trên th ế giới chiếc tạp dề thịt của ai đó. Kỳ thực, đấy là một chiêu "chuy ển chất liệu", hơi khiên cưỡng giấc mộng chưa hẳn độc đáo. Đúng, hình tượng con người thậm chí đã có thể tạo ra từ rác, bởi lẽ con người hoàn toàn có thể tự biến mình thành rác. Mộng đôi khi là một toàn thức. Có một cảm giác rõ ràng về tính chu kỳ của lịch sử. Trước ngư ời ta hay nhắc :"Bọn này vẽ bô-da quá!". Nay thì vẫn thế cả, nhưng ở dạng khác. Nghệ thuật nào, suy cho cùng, cũng đều là kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp của "ký ức hành động". "Một tiếng thét khôn cùng vượt qua quyền lực của Thiên nhiên", không phải những con người nghệ sĩ như Edward Munch, không nghe được. I think là s ự bộc bạch giả thuyết. Biết đâu đấy! Không dám khẳng định các "show đương đại" chiếm đến bao nhiêu phần trăm tổng sản lượng nghệ thuật. Vậy nhưng, nếu có được những giả thuyết đủ hay thì dù chỉ là rất ít, chúng ta đã hoàn toàn có quyền hát "Bài ca hy vọng". Mendeleiev - tác giả của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học - đã từng nói: "Thà có thêm một giả thuyết để có thể bị bác bỏ còn hơn không có giả thuyết nào". Quang Việt . “BÓNG DÁNG TƯƠNG LAI”? I think là s ự bộc bạch giả thuyết. Biết đâu đấy! Không dám khẳng định các "show