VAITRÒ C ỦA TRỰCGIÁC ĐỐI VỚINGƯỜI MUA TRANH HOÀNG DZỰ-Bom napal và chất độc da cam-Sơn dầu Ngườimuatranh có nhu cầu của mình và nếu người sáng tác chạy theo thị trường, không thuyết phục được ngườimua tranh, không cố làm cho ngườimuatranh hiểu những gì mình đang làm cũng coi như thị trư ờng tranh bị mất khách hàng. Những ngườimuatranh do trình độ nghệ thuật và nghề nghiệp khác nhau, thường có nhu cầu thưởng thức khác nhau và đưa ra quyết định muatranh trên cơ sở trựcgiáccủa mình. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là vaitròcủatrựcgiác có ý nghĩa như thế nào đ ối vớingườimua tranh. Người có trựcgiác nghĩa là có khả năng tiên đoán, có khả năng biết trước chớp nhoáng sự việc sẽ xảy ra, có khả năng quyết đúng một việc cần phải quyết định và không giải thích được. Nếu không có trực giác, ngườimuatranh sẽ lúng túng trước bức tranh cần lựa chọn. Muốn có trựcgiác tốt cần phải rèn luyện trựcgiác thông qua việc thường xuyên được sống trong môi trường nghệ thuật. Nhiều ngườimuatranh có trựcgiác tốt đ ã mua được những tác phẩm mỹ thuật có giá trị cao với giá rất rẻ, thời nào cũng có. Đời sống văn hóa cao đòi hỏi các họa sĩ cũng cần phải có trựcgiác để cho ra những tác phẩm thỏa mãn trựcgiáccủangười thưởng thức thẩm mỹ. Trựcgiácđốivới những bức tranh hiện thực Platon (428-374 tr.CN) so sánh hội họa như chiếc gương soi để xét đoán giá trị của tác phẩm mỹ thuật, là sự mô phỏng ngoại dạng hay mô phỏng hiện thực. Arisrtote (384-322 tr.CN) cho rằng mỹ thuật thuộc vào loại nghệ thuật mô phỏng. Leon Battista Alberti (1404-1472) nhà hoạt động mỹ thuật thông thái thời Phục hưng khuyên : "điều cực kỳ quan trọng là vui thích mô phỏng thiên nhiên với tất cả sự chú tâm và lòng nhiệt thành cần thiết" Các nhà mỹ thuật cổ điển thế kỷ 17,18 cho rằng cái đẹp không thể tách rời sự thật của những hình thể tự nhiên, những tiến bộ khoa học kỹ thuật cần phục vụ đắc lực cho công việc củangười sáng tác mỹ thuật. Courbet (1810-1877) nói "tôi chỉ vẽ cái gì tôi trông thấy". Auguste Rodin (1840-1917) nói rằng nguyên lý duy nhất trong nghệ thuật là sao chép cái mà ta nhìn thấy, mọi phương pháp khác đều không bền vững, không có một cách thức nào khác để làm cho thiên nhiên đẹp hơn. Tiêu chuẩn này đã tác động lĩnh vực mỹ học từ thời đại này sang thời đại khác làm cơ sở đánh giá tác phẩm mỹ thuật để đi tới quyết định củangườimua tranh. Trựcgiácđốivới những bức tranh có ý nghĩa tượng trưng Phật giáo cho đời là bể khổ. Nguyên nhân của mọi khổ n ão là do "sinh". Tùy mức độ tiếp nhận giáo lý Phật ở mỗi dân tộc, khi vào các chùa phật chúng ta vẫn thường thấy những cảnh tượng phổ biến như bánh xe luân hồi (biểu tượng của Phật giáo), cây bồ đề (cây thiêng của Phật), con voi trắng (tượng trưng cho một hóa kiếp của Phật Thích ca) Nghệ thuật Hồi giáo lấy hình tròn tượng trưng vẻ đẹp hoàn thiện của vũ trụ, của thánh thần; bông hoa xanh tượng trưng sự nảy nở vĩnh tồn của học thuyết Allah; tháp chuông biểu tượng sự cao cả, siêu việt của thần linh. Tín đồ Hồi giáo chú trọng trang trí thánh đường sặc sỡ dù giàu hay nghèo. Vì nghệ thuật Hồi giáo cấm sử dụng hình người nên những hình học đơn giản (thẳng, góc, vuông, đa giác, lập phương, nón, tròn, trụ, bầu dục, trôn ốc, mặt cầu) được kết hợp khéo léo trang trí cho các tác phẩm mỹ thuật của mình. Khi lệnh cấm vẽ hình được nới lỏng họ sử dụng những hình cách điệu động vật, tưởng tượng những hình kỳ dị nửa cầm thú rất phong phú tác phẩm mỹ thuật loại này thường giầu tính trang trí và ẩn ý tượng trưng. Các tôn giáo thường dùng những biểu tượng có ý nghĩa tượng trưng. Ngườimuatranh là các tín đồ rất nhạy cảm mua những bức tranh có liên quan tới tôn giáo mà mình thờ phụng. Trựcgiácđốivới bức tranh hình thức chủ nghĩa Trong một thế kỷ trở lại đây, ở các nước tư bản, các giá trị nghệ thuật đặt nặng lên đôivaingười nghệ sĩ thì lỗi lầm lớn nhất của các trào lưu hội họa l à sự thiếu quan tâm về kỹ thuật, họ sẵn sàng dùng màu bôi bừa lên khung vải. Một số họa sĩ đương đại miệt mài đi tìm ngôn ngữ nghệ thuật, họ vung vãi màu sắc tạo thành những mảng, vết lằng nhằng khó hiểu. Nếu chỉ vẽ tranh bằng ký hiệu một cách tự động thì sáng tác hội họa có lẽ không phải là công việc khó khăn. Thực ra ý tưởng mà nghệ sĩ có khả năng truyền cảm sau khi chính vốn kỹ thuật sử dụng chất liệu của anh ta đã được chuẩn bị. Ngườimuatranh phải đạt được hứng thú: "nắm bắt được ý tưởng và kỹ thuật thể hiện tác phẩm" củangười sáng tác. Ngườimuatranh phải cảm nhận được quy luật nội tại của ngôn ngữ nghệ thuật mà người sáng tác tìm tòi. Nếu không trựcgiác được giá trị của bức tranh hình thức chủ nghĩa, ngườimuatranh sẽ tránh xa nó. Vấn đề trựcgiáccủangườimuatranh Mỗi con người cần có thị hiếu thẩm mỹ nhất định. Có thị hiếu thẩm mỹ mới có ý thức thẩm mỹ, biết thưởng thức mỹ thuật và có thái độ thẩm mỹ. Thái độ thẩm mỹ của mỗi cá nhân bao giờ cũng chứa đựng khả năng lựa chọn trong việc đánh giá. Trong đời sống hàng ngày, mỗi khi có cơ hội có điều kiện, nhu cầu thẩm mỹ xuất hiện điều khiển con người, kích thích trựcgiác thưởng thức. Tùy theo điều kiện sống ở mỗi con người mà nhu cầu thẩm mỹ có khác nhau. Chắc chắn nhu cầu mỹ thuật có sẵn trong mỗi con người và khi có cơ hội là nó tr ỗi dậy đòi hỏi đáp ứng. Chúng ta cũng không thể nói ngườimuatranh không biết thưởng thức, mua phải bức tranh kém chất lượng. Đôi khi việc muatranh không hẳn chỉ là nhu cầu thưởng thức mà còn có nhu c ầu cá nhân khác hoặc đánh bóng thương hiệu của mình. Theo Immanuel Kant (1724-1804) thưởng thức mỹ thuật thể hiện bằng sự thỏa thích. Đối tượng tạo nên sự thỏa thích được gọi là cái đẹp. Cái đẹp là đối tượng của sự chiêm ngưỡng. Cái đẹp là cái làm hài lòng một cách phổ quát mà không bằng khái niệm, không cần sự trợ giúp của suy lý, không thể chứng minh được. Cái đẹp không cần chứng cớ, không cần những tham chiếu, vì nó là cái không thể bắt chước được. Cái hữu ích gợi lên mục tiêu, một công dụng, trái lại, cái đẹp là không giới hạn. Cái đẹp gợi ra một sự hòa hợp nội tại trong kết cấu của tác phẩm và cũng gợi lên sự hòa điệu giữa tác phẩm và nhu cầu thẩm mỹ của chúng ta. Đứng trước một tác phẩm, ngườimuatranh luôn luôn thận trọng và thường đặt câu hỏi: Tại sao người ta lại vẽ thế này, yếu tố quan trọng chi phối bức tranh nằm ở đâu, giá trị ở chỗ nào, đằng sau bức tranh còn ẩn giấu cái gì nữa. Nếu người họa sĩ khi vẽ không tự đặt câu hỏi cho mình, thì ngư ời họa sĩ sẽ bế tắc trên con đường tìm tòi sáng tạo vì ngườimuatranh sẽ hỏi những câu ấy. Ngườimuatranh sở dĩ dè dặt mỗi khi đứng trước một tác phẩm vì h ọ nghĩ rằng lao động nghệ thuật là một lao động đặc biệt mà họ không có khả năng thực hiện. Sáng tác mỹ thuật có người nệ thực, có người để cho trí tưởng tượng bay bổng, khai thác cái vô hình. Điều ấy làm ngườimuatranh cảm khoái và ng ạc nhiên. Sở thích có giá trị tương đối và ta không thể nào thu gọn sự đẹp vào những quy tắc phổ quát. Muatranh chính là mua giá trị nghệ thuật tác phẩm, dù rằng nó chỉ có giá trị tương đối. Đây chắc chắn là vấn đề khó, phức tạp và tế nhị đòi hỏi một trựcgiác nhất định. Tuy vậy, ngườimuatranh có thể chú ý những khía cạnh của từng bức tranh cụ thể để "trực giác" khi bức tranh có những dấu ấn: - Truyền thống dân tộc, truyền thống địa phương, truyền thống văn hóa - Của thời đại, phản ánh được sắc thái của dân tộc, không gian văn hóa - Có tính nhân văn vì con người, cho con người và do con người - Có hiệu quả thẩm mỹ chỉ dành riêng cho số ít người có tiếng tăm, địa vị - Là tác phẩm có giá trị và làm cho tác giả trở thành bậc thầy - Là tác phẩm đại diện cho một trường phái mỹ thuật - Là tác phẩm nổi tiếng, chứa đựng một số nội dung thật rõ ràng - Là tác phẩm có một số ưu điểm, giải quyết được chúng một cách thỏa mãn - Là tác phẩm có ảnh hưởng tới một lĩnh vực nghệ thuật nào đó - Là tác phẩm đặt nền móng cho những kiệt tác ra đời - Là tác phẩm phủ nhận phong cách mỹ thuật đã được thừa nhận - Tác phẩm là nguyên nhân của sự tranh cãi. - Là tác phẩm đánh dấu sự chuyển hướng sang phong cách đang thịnh hành Ngườimuatranh thường đưa ra quyết định dựa trên trựcgiác và s ự phân tích đến sau vì tác phẩm mỹ thuật làm ra chính là để thưởng thức hơn là để tranh luận. Ngườimua tác phẩm có khi biến nghệ thuật thành một hàng hóa và dùng tiền đẩy nghệ sĩ chạy theo thị hiếu riêng của mình. Mỹ thuật khi trở thành thương mại thì người sáng tác mỹ thuật tự đánh mất phong cách, các tác phẩm trở nên một thứ hình thức bố cục trang trí rối rắm nhưng nh ạt nhẽo. Nhiều gallery làm hại tác giả bởi ý tưởng mà họ khơi gợi cho nghệ sĩ mỗi khi đặt hàng. Tác phẩm nghệ thuật và ngườimuatranh có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tác phẩm sống nhờ ngườimuatranh và ngườimuatranh luôn luôn cần tác phẩm. Điều kiện của cá nhân để muatranh Nếu cho rằng cần đi sâu vào bản chất củamuatranh thì cũng cần phải nói rằng việc muatranh không tự nhiên mà có, cũng không phải chỉ vì b ức tranh ấy đẹp mà phải từ yêu cầu của điều kiện sống sinh hoạt, khả năng kinh tế, trình độ kiến thức và trựcgiáccủangườimua tranh. Tinh thần con người được hưởng thụ từ nhiều yếu tố và giá trị của tác phẩm. Những yếu tố hợp thành chắc chắn sẽ có liên quan tới đời sống tâm lý, kiến thức xã hội, tiềm năng kinh tế cá nhân, sự nhậy cảm giá trị tác phẩm và trí tưởng tượng. Những người sống ở miền Bắc Việt Nam, ôm ấp những cảm giác thận trọng, thích ăn uống nghiêng về một đời sống có trật tự, ngăn nắp. Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của họ có chuẩn mực, bài bản. Người miền Trung sống giữa thiên nhiên khắc nghiệt, bên bờ biển đông nắng chói thiên về thương mại, ăn uống có tiết độ, tuân thủ những tập quán xã hội, những tổ chức chính trị, những tình cảm truyền thống và những khả năng thích hợp cho việc thỏa mãn các loại hình nghệ thuật đi vào chiều sâu của tình cảm trầm buồn man mác. Người miền Nam ít sống giữa thiên tai, dễ kiếm sống thì thiên về cuộc sống cộng đồng, nhóm họp, tươi vui thích hợp cho việc hưởng thụ những trào lưu nghệ thuật đương đại tràn vào, nghệ thuật ứng dụng đa dạng. Kết luận Ngày nay sự hỗn độn rất phổ biến. Sự hỗn độn này được thể hiện rõ trong nhiều tác phẩm mỹ thuật đương đại, có lẽ vì không có sân chơi chung cho người sáng tác và người thưởng thức mỹ thuật. Nền văn minh vật chất đã t ạo ra thời đại đầy tham lam, đó là hiện tượng đáng tiếc và mỹ thuật cũng vậy. Xu hướng ngày nay càng có nhiều họa sĩ lao vào con đường sáng tác chuy ên nghiệp. Điều khó tránh khỏi là từ sự cọ xát trên thương trường chứ không phải do cuộc đua tài sáng tạo. Thực chất là sự cạnh tranh (thường l à khó lành mạnh), tất yếu sẽ dẫn đến sự phân hóa nghệ thuật sâu sắc. Trong tương lai gần, thị trường tranh Việt Nam nếu không có sự tham gia tích cực của Hội Mỹ thuật sẽ trở thành trung tâm của hàng lưu niệm rẻ tiền, hàng t ứ xứ có căn nguyên từ sự tham lam vô độ của thị trường nghệ thuật. Sức ép kinh tế gia đình đẩy họa sĩ có 3 sự lựa chọn: dành m ột phần thời gian làm tranh thương mại để lấy kế sinh nhai, dành một phần thời gian làm tác phẩm có chuẩn mực nhất định để gửi triển lãm và dồn tâm huyết để làm tác phẩm độc đáo tham dự các giải thưởng và chờ khách mua giá cao. Chính sự lựa chọn làm cho giới sáng tác mỹ thuật bị phân hóa và có thể họa sĩ kiếm tiền giỏi chưa chắc đã là họa sĩ tài năng. Ngườimuatranh có nhu cầu của mình và nếu người sáng tác chạy theo thị trường, không thuyết phục được ngườimua tranh, không cố làm cho ngườimuatranh hiểu những gì mình đang làm cũng coi như thị trư ờng tranh bị mất khách hàng. Mỗi đất nước có một niềm tự hào của mình là có những nét riêng truyền thống độc đáo mà nước khác không có. Trách nhiệm củangười sáng tác cần phải biến những nét độc đáo của đất nước thành giá trị nghệ thuật trên mỗi tác phẩm mỹ thuật. Mọi vật liệu sáng tạo đều có sẵn trong thiên nhiên, ngư ời muatranh chỉ cần người nghệ sĩ chuyển cái có sẵn thành cái bất ngờ, hình tượng cao quý của cái thật thành cái đẹp mong đợi. Ngư ời sáng tác mục kích hi ện thực, nhạy cảm với nền văn minh ấy, dần dần linh cảm biến dạng những hiện thực thành những hiện thực mới, không còn là tình cảm mà là nh ững dự báo. Một khi ngườimuatranh cần người sáng tác mỹ thuật là lúc nền mỹ thuật của chúng ta đang trên đà phát triển. Lê Đình Thuận . đưa ra quyết định mua tranh trên cơ sở trực giác của mình. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là vai trò của trực giác có ý nghĩa như thế nào đ ối với người mua tranh. Người có trực giác nghĩa là có. tại của ngôn ngữ nghệ thuật mà người sáng tác tìm tòi. Nếu không trực giác được giá trị của bức tranh hình thức chủ nghĩa, người mua tranh sẽ tránh xa nó. Vấn đề trực giác của người mua tranh. VAI TRÒ C ỦA TRỰC GIÁC ĐỐI VỚI NGƯỜI MUA TRANH HOÀNG DZỰ-Bom napal và chất độc da cam-Sơn dầu Người mua tranh có nhu cầu của mình và nếu người sáng tác chạy theo