Mộtngườivìmọingười “Không phải ngẫu nhiên mà các tập đoàn hàng đầu thế giới chọn thuyết “Tạo lập giá trị chung - (CSV)” cho chiến lược phát triển dài hạn của mình. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp (DN) hoạt động theo chiến lược này không chỉ đem lại giá trị thiết thực cho cộng đồng, mà còn tạo ra nhiều lợi ích cho DN”. Đó là dẫn giải mở đầu của GS. Mark Kramer, Đại học Harvard, đồng tác giả của thuyết CSV tại hội thảo “Chiến lược tạo lập giá trị chung” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Công ty FrieslandCampina Việt Nam tổ chức. Định nghĩa thuyết CSV Theo GS. Mark Kramer, tạo lập giá trị chung cho cộng đồng là những hoạt động, chính sách tăng cường sự cạnh tranh cho DN. Khái niệm trách nhiệm xã hội và tạo lập giá trị chung tuy có nhiều điểm chung, nhưng cũng có những điểm khác biệt. Khi một DN cố gắng giảm thiểu những tác động xấu lên xã hội, nghĩa là DN đó đang làm trách nhiệm xã hội. Nhưng khi DN đó có những dự án vừa phát triển kinh doanh, vừa giải quyết được những vấn đề xã hội không phải do mình gây ra, thì DN đó đang tạo ra giá trị cho cộng đồng. Tạo lập giá trị chung cho cộng đồng không có nghĩa là chia sẻ sự giàu có của DN cho xã hội (hoạt động nhân đạo), và cũng không phải là sự cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan. Tại Việt Nam, FrieslandCampina là một điển hình áp dụng thuyết CSV. Cụ thể, công ty này đã thành lập đội khuyến nông gồm 70 chuyên viên được đào tạo bài bản, tận tâm hướng dẫn và giúp nông dân nâng cao kỹ thuật chăn nuôi, thiết lập một hệ thống thu mua toàn diện, ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với nông dân, áp dụng chính sách trả tiền theo chất lượng sữa, nên đã khuyến khích nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sữa. Sau hơn 15 năm thực hiện, dự án này đã giúp hơn 3.100 hộ nông dân sống ổn định với nghề, phát triển việc chăn nuôi bò sữa một cách bền vững, đồng thời tạo ra nguồn cung nguyên liệu đều đặn và chất lượng cao cho công ty. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn có không ít DN chỉ thuần túy tập trung vào việc kinh doanh, thường không quan tâm tới các vấn đề xã hội. Đây là quan điểm sai lầm. Thực tế, các vấn đề này tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của DN. Sự thành công của DN và xã hội sẽ bổ trợ cho nhau, tương tác với nhau. DN không thể thành công trong một xã hội thất bại. Từ xã hội, thông qua các giá trị tạo lập, DN có thể tạo ra các cơ hội kinh doanh không thể ngờ tới. Ba cấp bậc và năm nguyên tắc Cũng theo GS. Mark Kramer, các cơ hội tạo lập giá trị chung được hình thành từ mối quan hệ nhân quả giữa nhu cầu của xã hội, cơ hội kinh doanh và những thế mạnh của DN. DN có thể tạo ra giá trị chung ở ba cấp bậc: Một là, nhận thức sản phẩm và thị trường để đáp ứng nhu cầu xã hội. Hai là, định rõ năng suất trong dây chuyền giá trị. Ba là, kích hoạt sự phát triển cục bộ theo cụm. Phân tích sâu về cấp bậc thứ ba, GS. Mark nhấn mạnh: “Thông thường, nhiều người vẫn cho rằng thành công của một DN phụ thuộc vào đường hướng chiến lược do lãnh đạo DN đó đưa ra, nhưng thực tế, thành công ấy lại phụ thuộc rất nhiều vào các công ty xung quanh. Một cụm địa phương mạnh với nhiều nhà cung cấp và các tổ chức địa phương có năng lực sẽ cải thiện năng suất công ty. Chẳng hạn, mô hình học viện mạng của Cisco khi ra đời đã gặp khó khăn vì thiếu các chuyên viên quản trị mạng, thế nên Cisco đã phát triển chương trình đào tạo trực tuyến từ xa, hợp tác với các đối tác trong ngành, trường học và chính phủ, đồng thời đưa ra chiến lược tập trung vào các vùng bị hạn chế về kinh tế trên toàn cầu. Dự án này đã tác động đến xã hội với trên 10.000 học viên được thành lập tại 50 bang và 165 quốc gia, trên 4 triệu sinh viên được đào tạo và hơn 70% kiếm được việc làm mới tốt hơn với mức lương cao hơn. Về mặt tác động đến kinh doanh, dự án đã giảm bớt sự thiếu hụt nhân sự then chốt cho khách hàng của Cisco, học viên dần quen thuộc với các sản phẩm của Cisco, tăng cường mối quan hệ với nhà cung cấp chính, các DN địa phương và chính phủ. Tuy nhiên, không chỉ DN lớn mới có điều kiện tạo lập các giá trị chung. Ông Mark khẳng định, nhiều công ty nhỏ cũng đã tạo ra những giá trị riêng biệt. Tại Việt Nam, với hầu hết các DN nhỏ và vừa, việc đưa ra các giải pháp mang giá trị chung sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển của DN lẫn xã hội, không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà phát triển bền vững, khẳng định vị thế của DN trên thương trường, mà còn phát huy vai trò chung tay với xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả. Để việc thực hiện chiến lược giá trị chung tại các DN có hiệu quả, ông Mark đã đưa ra 5 nguyên tắc chính: 1. Lãnh đạo phải tập trung và nhất quán từ giám đốc điều hành, HĐQT và giám đốc cấp cao. 2. Phải có tư duy đổi mới và học hỏi. Việc theo đuổi các cơ hội thị trường mới đòi hỏi phải thử nghiệm các chiến lược mới thậm chí có nguy cơ thất bại cao. 3. Liên kết khuyến khích và quản trị, bao gồm cả các khích lệ tài chính và phi tài chính để chuyển tải CSV vào thực tiễn và các đơn vị riêng biệt chịu trách nhiệm về sự phối hợp CSV. 4. Tiến hành tích cực ở cấp độ kinh doanh. 5. Các lĩnh vực chuyên môn và hợp tác mới phải hỗ trợ trên cơ sở kiến thức và mối quan hệ truyền thống. . Một người vì mọi người “Không phải ngẫu nhiên mà các tập đoàn hàng đầu thế giới chọn thuyết “Tạo. người vẫn cho rằng thành công của một DN phụ thuộc vào đường hướng chiến lược do lãnh đạo DN đó đưa ra, nhưng thực tế, thành công ấy lại phụ thuộc rất nhiều vào các công ty xung quanh. Một. cũng không phải là sự cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan. Tại Việt Nam, FrieslandCampina là một điển hình áp dụng thuyết CSV. Cụ thể, công ty này đã thành lập đội khuyến nông gồm 70 chuyên