1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Tác giả Phạm Khánh Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lan Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Huyện Tân Sơn với những thế mạnh và tiềm năng của mình, đồng thời cũng có những khó khăn nhất định trong việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp địa phương, kết quả thời gi

Trang 1

HỖ TRỢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỊA PHƯƠNG

CỦA HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Trang 2

HỖ TRỢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỊA PHƯƠNG

CỦA HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài “Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ” là kết quả của quá trình học tập

và nghiên cứu của bản thân

Kết quả và số liệu nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất cứ học hàm, học vị nào Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn

Học viên

Phạm Khánh Linh

Trang 4

Do nhận thức và thời gian nghiên cứu hạn chế nên trong khuôn khổ đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu này đƣợc hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Học viên

Phạm Khánh Linh

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ iii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỊA PHƯƠNG 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương 4

1.2 Cơ sở lý luận về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương 8

1.2.1 Một số khái niệm 8

1.2.2 Nội dung của hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương 15

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương 21 1.2.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 24

1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương và bài họcácho huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ 25

1.3.1 Kinh nghiệm về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La 25

1.3.2 Kinh nghiệm về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 27

1.3.3 Kinh nghiệm về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 29

1.3.4 Bài học rút ra cho hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ 30

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PH P NGHI N CỨU 32

2.1 Cách tiếp cận và định hướng nghiên cứu 32

Trang 6

2.2 Phương pháp nghiên cứu của luận văn 33

2.2.1 Quy trình nghiên cứu 33

2.2.2 Phương pháp thu thập và phân loại dữ liệu 33

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu 35

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HỖ TRỢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỊA PHƯƠNG CỦA HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ 38

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn 38 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Tân Sơn 38

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Tân Sơn 42

3.1.3 Đặc điểm về sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn 48

3.2 Thực trạng hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn 52 3.2.1 Thực trạng lập kế hoạch về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn 52

3.2.2 Thực trạng về tổ chức thực hiện hỗ trợ tiêu thụ sản xuất sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn 56

3.2.3 Thực trạng hỗ trợ về kiểm tra, giám sát kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ 74

3.3 Đánh giá hoạt động hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của bàn Tân Sơn 77

3.3.1 Những kết quả đạt được 77

3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 81

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỊA PHƯƠNG CỦA HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ 85

4.1 Định hướng phát triển của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ 85

4.1.1 Định hướng phát triển của tỉnh Phú Thọ 85

4.1.2 Định hướng phát triển của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ 87

4.2 Giải pháp về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ 89

Trang 7

4.3 Một số kiến nghị 94

4.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 94

4.3.2 Đối với tỉnh Phú Thọ 95

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

54

Cácchương trình về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương hiện đang triển khai tại huyện Tân Sơn, Phú Thọ

55

Hệ thống đường giao thông từ trụ sở UBND xã đến trụ sở UBND huyện và từ thôn đến UBND xã của huyện Tân Sơn

62

Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình giai đoạn 2011-2015, 2016-2019 và dự kiến kế hoạch năm 2020

70

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tân Sơn là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ với diện tích hơn 68.868 ha, có

17 xã (chưa có thị trấn); dân số trên 85.731 người với 19 dân tộc anh em cùng sinh

sống (Phòng thống kê huyện Tân Sơn, 2020) Nơi đây được đánh giá là địa phương

có nhiều tiềm năng về kinh tế nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc sản, đặc thù (chè, bưởi, cam quýt…)

Thời gian qua, cùng với sự cải thiện về kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống, nhu cầu của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước đang gia tăng nhiều hơn đối với những sản phẩm đặc sản, đặc trưng của địa phương Đây là cơ hội phát triển vươn mình, nâng cao năng suất, phát triển kinh tế cho người dân địa phương Nhiều

mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã hình thành trên phạm

vi cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng, giúp tăng năng suất, chất lượng, tăng giá trị sản phẩm và từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân

Huyện Tân Sơn với những thế mạnh và tiềm năng của mình, đồng thời cũng

có những khó khăn nhất định trong việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp địa phương, kết quả thời gian qua hiệu quả kinh tế có tăng lên nhưng còn chưa rõ rệt, chưa nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương Điều đó cho thấy còn những lỗ hổng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của địa bàn nghiên cứu, dẫn đến kết quả chưa được như mong đợi, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện Bài toán đặt ra của huyện Tân Sơn là với định hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế của huyện, cùng những lợi thế của địa bàn về sản phẩm địa phương nhưng chưa đạt được quy mô sản xuất và tiêu thụ tương xứng với tiềm năng, đòi hỏi phải có những hoạt động cụ thể, tác động trực tiếp của chính quyền, hỗ trợ người dân, hộ kinh doanh phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương Việc hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương là rất cần thiết đối với huyện Tân Sơn nói riêng cũng như cả nước nói chung Vậy hỗ trợ cái gì, hỗ trợ như thế nào đang là câu hỏi đượcáchính quyền đặt ra cũng như được người dân

Trang 12

Từ những vấn đề đã nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”

làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình

Trang 13

2 Câu hỏi nghiên cứu

UBND huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ đã có những hoạt động gì hỗ trợ sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm địa phương, kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục?

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua đánh giá thực trạng hỗ trợ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương

- Phân tích và đánh giá thực trạng hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn – Phú Thọ trong giai đoạn 2015-2020, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân các hạn chế đó còn tồn tại

- Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn – Phú Thọ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương

Trang 14

giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn năm 2015 – 2020 của huyện

4.2.3 Phạm vi về nội dung

Luận văn nghiên cứu những nội dung liên quan đến công tác hỗ trợ sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm địa phương với chủ thể hỗ trợ là UBND huyện Tân Sơn, bao gồm: lập kế hoạch hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương, tổ chứcácc hoạt động hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương, kiểm tra đánh giá kết quả công tác hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa bàn nghiên cứu

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các danh mục, đề tài bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ

Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN

PHẨM ĐỊA PHƯƠNG Ở CẤP HUYỆN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương

Ngày nay, khi mà thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển một cách bùng nổ, người dân hướng đến thời đại chuyển đổi số, cáccông nghệ về mọi lĩnh vực ra đời nhanh chóng để đáp ứng xu thế thì các sản phẩm địa phương lại dần bị quên lãng Nhìn lại chúng ta có thể thấy rằng với thế mạnh nông – lâm nghiệp, đặc biệt là sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đây chính là cơ hội để phát triển kế sinh nhai, tạo ra thu nhập ổn định cho người dân, đã và đang mang lại cho họ tiềm năng phát triển từ các ngành này

Nguyễn Thanh Hiệp (2011), đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng phát triển nông lâm nghiệp gắn với du lịch ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nghiên cứu chỉ ra rằng các điều kiện, vai trò ảnh hưởng đến phát triển du lịch; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông lâm nghiệp gắn với du lịch của huyện như cơ chế chính sách, môi trường tự nhiên; kinh nghiệm, thị trường địa phương Từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp về thị trường, cơ chế chính sách, giải pháp thu hút vốn đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng… nhằm định hướng các mục tiêu hướng đến phát triển bền vững

Nguyễn Thị Tú (2016) đã tiến hành nghiên cứu về chuỗi giá trị giữa sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ trong sản xuất rau hữu cơ ở một số địa phương các tỉnh phía Bắc Việt Nam Tác giả đã xây dựng các tiêu chuẩn, quy định và hướng dẫn về sản xuất hữu cơ đối với các loại rau, đề xuất giải pháp áp dụng các tiến bộ về khoa học

kỹ thuật, thị trường, quy hoạch về đất đai, cơ sở hạ tầng, thanh kiểm tra … để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao nhận thứcácho cả người sản xuất và người tiêu dùng Kết quả chỉ ra thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở cả trên thế giới và ở Việt Nam Từ đó chỉ ra các yếu tố tác động và nguyên nhân ảnh hưởng tới

Trang 16

Nguyễn Hồng Cử (2010) đưa ra phương hướng, mục tiêu phát triển bền vững sản xuất nông sản xuất khẩu vùng tây Nguyên được đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng số 40 để làm rõ những thành tựu, hạn chế của xuất khẩu nông sản trong điều kiện hiện nay Tác giả chỉ ra các giải pháp thúc đẩy nông sản vùng Tây Nguyên phát triển theo hướng bền vững như hoàn thiện quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư thâm canh, tăng năng suất và chất lượng, phát triển thị trường, ổn định giá cả, tăng cường liên kết kinh tế,… Kết quả cho thấy các thành tựu to lớn trong việc phát triển nông sản xuất khẩu cũng như các nguyên nhân khách quan, chủ quan cũng như cáccác giải pháp, phương hướng phát triển nông sản xuất khẩu vùng Tây Nguyên theo hướng phát triển bền vững

Phan Thế Công và Vũ Anh Tuấn (2021) đã đánh giá về sự phát triển bền vững hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại tại tỉnh Lâm Đồng Các mặt hàng nông sản của địa phương này đều có lượng xuất khẩu cao nhưng còn tồn tại một số hạn chế như quy mô sản xuất manh mún khiến việc thực hiện cơ giới hóa, mở rộng quy mô nâng cao sản lượng gặp khó khăn, năng suất thấp, chất lượng không ổn định, hầu hkết các hộ nông dân đều thiếu năng lực tiếp cận thị trường Ngoài ra, mối liên kết giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản của tỉnh còn yếu, chưa có tính đồng bộ Nhân tố nòng cốt cho việc phát triển các liên kết sản xuất là các doanh nghiệp và hợp tác xã, tuy nhiên cả hai lực lượng này phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Từ các thực trạng nêu trên các tác giả đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy các mặt hàng nông sản trong thời gian tới

Trần Bảo Nguyên (2019) đứng trên góc độ quản lý nhà nước để xem xét vấn

đề an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh Quảng Ngãi Nghiên cứu đã nêu ra vai trò của nhà nước, chủ thể và công cụ quản lý nhà nước về

an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản Từ đó đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền và tăng cường nguồn nhân lực về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cũng như các địa phương khác

Trang 17

Vũ Đức Hạnh (2015) đã tiến hành nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình Nông sản ở địa phương này chủ yếu là các mặt hàng tươi, nhanh hỏng, dễ nấm mốc và phải bảo quản trong điều kiện thời tikết mát mẻ nên cần có các hình thức tiêu thụ phù hợp, tránh xảy ra việc trước khi đến tay người tiêu dùng thì mặt hàng đã hỏng Đây là một vấn đề chung với các sản phẩm nông sản địa phương miền Bắc nói chung Luận án đã chỉ ra vai trò, nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình Từ đó, nêu rõ các nguyên nhân, mặt hạn chế cũng như các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản của các hộ dân tỉnh Ninh Bình

Lipinska, I (2015) Đã đi tìm hiểu về bản chất và vai trò của quản lý nhà nước đối với các rủi ro trong nông nghiệp Nghiên cứu chỉ ra rằng, để đối phó với những

sự kiện thuộc lớp rủi ro thảm khốc như thiên tai, hạn hán, các giải pháp thị trường đóng vai trò ít quan trọng hơn, chủ yếu là do sự tham gia của chính phủ Hỗ trợ của chính phủ được thực hiện thông qua thiết lập các điều khoản để khắc phục thiệt hại

và bồi thường Đây có thể là một trong những lý do chính tại sao người nông dân không cố gắng tự tránh rủi ro bằng cách áp dụng một số chiến lược tại hộ của mình Arabska, E (2018) đã nghiên cứu và thảo luận về vai trò và tầm quan trọng của mạng lưới thực phẩm thay thế, đặc biệt là thị trường của nông dân, đối với sự phát triển nông thôn bền vững thông qua ví dụ về Bulgaria Chợ nông sản đượcácoi là một mô hình mạng lưới kinh doanh bền vững, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng thực phẩm địa phương có nguồn gốc tốt cho sức khỏe, tuân thủ các tiêu chuẩn cao

về chất lượng và an toàn, xây dựng xã hội và niềm tin cũng như khuyến khích sự phát triển của khu vực nông thôn Trường hợp của Bungari được xem xét kỹ lưỡng trong bối cảnh hỗ trợ cho chuỗi cung ứng ngắn hạn và lương thực địa phương được

dự đoán theo chương trình phát triển nông thôn quốc gia cho giai đoạn 2014–2020 cũng như năng lực và công nghệ hiện tại của các thị trường nông sản hiện có Một

số thực hành tốt được phân tích và trình bày nhằm thiết lập một kiểu quan hệ mới giữa người sản xuất và người tiêu dùng nông sản Kết quả chứng minh rằng chợ nông sản có thể là nơi đầu tư hiệu quả cho các doanh nghiệp địa phương và mối

Trang 18

quan hệ mới với người dùng cuối Kết luận được đưa ra về bản chất, mục tiêu và chức năng của thị trường nông dân, những thách thức và vấn đề trong việc thúc đẩy,

hỗ trợ và khuyến khích

Zhang, R và cs (2021) đã nghiên cứu tác động của trợ cấp của chính phủ trong giải quyết các vấn đề nghiêm trọng về môi trường trong nông nghiệp Nghiên cứu chỉ ra rằng, cả trợ cấp số lượng đầu ra và trợ cấp đổi mới môi trường đều không thể giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường Hơn nữa, một cơ chế trợ cấp hỗn hợp kết hợp hai khoản trợ cấp đơn phương này có thể giảm phát thải ô nhiễm, tăng sản lượng, cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp và nâng cao thặng dư tiêu dùng, đây là một giải pháp thực sự hiệu quả và khả thi Chính phủ áp dụng cơ chế trợ cấp kết hợp nên đặt tỷ lệ trợ cấp không quá cao để đạt được phúc lợi xã hội tối đa, giúp đạt được một tình huống đôi bên cùng có lợi cho chính phủ, người tiêu dùng và doanh nghiệp Bên cạnh đó, cấu trúc thị trường không có tác động đến hiệu quả của cáccơ chế trợ cấp

Zhong, Y và cs (2021) đã chỉ ra rằng, việc hỗ trợ của chính phủ đối với phát triển nông nghiệp địa phương có thể được thực hiện thông qua trợ cấp Trong đó, trợ cấp cho việc bán nông sản thông qua các kênh thương mại điện tử là một cách

để hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc Nghiên cứu này đã xác định loại trợ cấp và ra quyết định nào có thể mang lại lợi ích tối đa cho các sản phẩm nông nghiệp trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử Kết quả chỉ ra rằng đối với cả quyết định tập trung và quyết định phi tập trung, việc trợ cấp cho hợp tác xã nông nghiệp tốt hơn là trợ cấp cho người tiêu dùng và không trợ cấp Khối lượng bán hàng, mức độ bảo quản, nỗ lực bán hàng và lợi nhuận chung của chuỗi cung ứng thương mại điện tử nông sản cao hơn đáng kể Điều này gợi ý rằng chính phủ nên đóng vai trò lãnh đạo để hỗ trợ sự phát triển của các sản phẩm nông nghiệp thương mại điện tử Nghiên cứu này đóng góp cho nghiên cứu nông nghiệp bằng cách phát triển mô hình lợi nhuận để kiểm tra tác động của cácchiến lược trợ cấp khác nhau của chính phủ đối với từng thành viên của chuỗi cung ứng mua sắm trực tuyến nông nghiệp Các khuyến nghị được đưa ra cho các hợp tác xã nông nghiệp, nền tảng

Trang 19

thương mại điện tử và chính phủ để cải thiện chất lượng và doanh số bán nông sản thông qua các kênh mua sắm trực tuyến

Từ quá trình nghiên cứu các công trình khoa học cho thấy công tác hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng để thúc đẩy được sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chúng ta cần có những giải pháp tùy thuộc vào loại hình sản xuất

và tiêu thụ được áp dụng tại mỗi địa phương để thúc đẩy phát triển toàn diện Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá công tác hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua các tiêu chí áp dụng tại các địa phương là rất cần thiết

Tuy nhiên, đứng trước xu hướng công nghệ hóa và hiện đại hóa cũng như toàn cầu hóa về kinh tế thì công tác hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương vẫn hkết sứcácấp thiết Việc nghiên cứu trực tiếp về công tác hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện công tác hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ trong thời gian đến năm 2030

1.2 Cơ sở lý luận về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương

1.2.1 Một số khái niệm

1.2.1.1 Sản xuất

Trong tiếng anh, thuật ngữ “sản xuất” được gọi là production hoặc manufacturing, đây là một trong những hoạt động kinh tế trọng yếu của con người Sản xuất là quá trình biến các đầu vào như nguyên liệu thô, sức lao động trở thành đầu ra là các thành phẩm, hàng hóa và dịch vụ dùng để trao đổi, mua bán trên thị trường

Sản xuất hàng hóa được hiểu là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó, sản phẩm được sản xuất ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua hoạt động trao đổi, mua bán

Phân công lao động xã hội chính là sự chuyên môn hóa sản xuất cũng như phân chia lao động xã hội ra thành các ngành và các lĩnh vực sản xuất khác nhau

Trang 20

Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Thông tư 03/2019/TT-BCT (có hiệu lực

từ ngày 08/03/2019) quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành thì: “Sản xuất là các phương thức bao gồm nuôi trồng, cấy, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, săn bắt, thu nhặt, gây giống, chikết xuất, nuôi trồng thủy sản, thu lượm, sản xuất, gia công hay lắp ráp hàng hóa”

Sản xuất là một quá trình và nó diễn ra qua không gian lẫn thời gian Bởi vậy sản xuất được tính bằng tỷ lệ của sản lượng đầu ra trong một khoảng thời gian

Có ba khía cạnh của quá trình sản xuất:

- Số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra,

- Loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra,

- Sự phân bố về mặt không gian và thời gian của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra

1.2.1.2 Tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của sản xuất và kinh doanh, là chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ nhà sản xuất cho người tiêu dùng hoặc là một quá trình thu hồi giá trị chi tiêu trong sản xuất bằng cách bán sản phẩm Yêu cầu đề ra cho công việc trên chính là tiến hành hoàn thiện các mục tiêu đề ra trong sản xuất hàng hóa Đây là giai đoạn lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa phía sản xuất và phân phối và phía tiêu thụ

Ngoài ra còn có rất nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động tiêu thụ sản phẩm dưới rất nhiều khía cạnh khác nhau Với mỗi cơ chế quản lý thì tiêu thụ sản phẩm lại được quản lý và đưa ra thị trường khác nhau Ví dụ như để tiêu thụ các mặt hàng máy móc thiết bị nông nghiệp thì để bán được, nhà sản xuất có thể mở hội chợ nông nghiệp hay bày bán, giới thiệu ở các showroom Để tiêu thụ các mặt hàng rau quả, họ có thể tiêu thụ bằng cách cho các hộ dùng thử và đánh giá, khảo sát và rút kinh nghiệm…

Như vậy, có thể hiểu rằng tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa hình

thái giá trị của sản phẩm từ hàng sang tiền Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là hoạt

Trang 21

động trong đó doanh nghiệp bán các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra cho khách hàng để thu hồi vốn và có lợi nhuận Theo nghĩa rộng hơn, tiêu thụ sản phẩm còn được hiểu là mọ t quá trình bao gồm nhiều hoạt đọ ng, bắt đầu từ hoạt đọ ng nghie n cứu thị tru ờng, thiết kế sản phẩm cho đến khi sản xuất được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng và cả các dịch vụ sau bán Nó là giai đoạn lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối, một bên là tiêu dùng Và khâu thiết yếu nhất của việc tiêu thụ sản phẩm chính là giao dịch, ký hợp đồng trực tiếp và khảo sát thị trường Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu tốt thị trường, nghiên cứu về nhu cầu, chủng loại sản phẩm và xúc tiến,…

Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Khi sản phẩm được tiêu thụ có nghĩa là sản phẩm đó đã được thị trường chấp nhận và bắt kịp thời đại Để đánh giá sản phẩm đó có thực sự chất lượng và cần thiết hay không cần đánh giá qua nhiều khía cạnh: uy tín của doanh nghiệp, mức độ bán ra, chất lượng sản phẩm và mức độ hài lòng của khách hàng khi

sử dụng các sản phẩm đó

Tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm là cơ sở, căn cứ để lập kế hoạch sản xuất: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất bao nhiêu Nếu như chỉ sản xuất ồ ạt mà không tính đến mức tiêu thụ sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng sản phẩm, quá dư thừa dẫn đến nhiều hệ lụy như: không quay vòng vốn kịp, chi phí doanh nghiệp cao, lợi nhuận giảm,…Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, có lợi nhuận để tái cơ cấu sản xuất và tái sản xuất mở rộng

1.2.1.3 Sản phẩm

Có rất nhiều cách hiểu về Sản phẩm tùy từng lĩnh vực

Theo quan điểm của Marketing: Sản phẩm là tất cả những gì đượcáchào bán

(thu hút sự chú ý và mua sắm của khách hàng) trên thương trường với có khả năng

thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn khách hàng (Tài liệu tham khảo: Giáo

Trang 22

Cũng trong tài liệu kể trên, dưới quan điểm bán lẻ, sản phẩm còn được gọi là hàng hóa Hàng hóa thường là nguyên liệu thô như kim loại và nông sản, nhưng thuật ngữ này cũng có thể đề cập đến bất cứ thứ gì có sẵn rộng rãi trên thị trường

mở

Tóm lại, sản phẩm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, sinh hoạt,…của con người Chúng được chào bán trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau Để sản phẩm tiếp cận đến khách hàng, các doanh nghiệp phải nỗ lực tạo ra các chiến lược tiếp thị phù hợp và tối ưu nhất

Vòng đời của mỗi sản phẩm thường chia làm bốn giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Triển khai, xâm nhập thị trường

Sau khi tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch cho ra mắt thị trường Đây là thời điểm bắt đầu chu kỳ sống của sản phẩm Ở giai đoạn này, hầu hkết khách hàng chưa biết đến sự tồn tại của sản phẩm Vì thế, doanh nghiệp cần giới thiệu, quảng bá và tuyên truyền thông tin về các thông số, hình ảnh và tính năng ưu việt của sản phẩm

Cách truyền thống là sẽ quảng cáo trên sóng truyền hình, phát tờ rơi,… và chi phí khá cao Ngày nay, khi công nghệ phát triển thì doanh nghiệp dần chuyển sang quảng cáo trên các trang mạng xã hội Cách làm này sẽ giảm thiểu chi phí và thông tin đến khách hàng sẽ nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều Khi một khách hàng dùng tốt, họ sẽ giới thiệu và cứ thế sản phẩm đó sẽ nổi tiếng dần Vì thế, cách

mà các doanh nghiệp rất hay sử dụng đó là mời các người nổi tiếng (các “KOL”) có lượt like và tầm ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội dùng và trải nghiệm sản phẩm Sau đó sẽ đăng bài viết đánh giá trên trang cá nhân của mình như một cách tiếp thị PR hiệu quả

- Giai đoạn 2: Tăng trưởng

Sau khi quảng cáo về sản phẩm, được khách hàng sử dụng và phản hồi tốt thì doanh nghiệp sẽ đi vào giai đoạn 2 Lúc này, sản phẩm đã có một chỗ đứng trên thị trường rồi nên việc quảng cáo nhiều là không cần thiết nữa Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ bớt chi phí quảng cáo để tập trung vào sản xuất, phân phối và bán hàng Lúc này doanh nghiệp có thể cải tiến những phần chưa hoàn chỉnh để hoàn thiện sản

Trang 23

phẩm hơn để giữ vững lượng khách hàng trung thành của mình

- Giai đoạn 3: Bão hòa

Khi sản phẩm đã tăng trưởng đến mức đỉnh điểm của nó thì sẽ đến giai đoạn bão hòa Các số liệu trên các bảng báo cáo sẽ chững lại Chúng ta sẽ không thế thấy được một ngày doanh thu của sản phẩm này hay sản phẩm kia tăng vài phần trăm lợi nhuận Đó là khi thị trường ổn định và doanh số vẫn đều đều Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này như không tìm được khách hàng mới, mẫu mã nhái rất nhiều khiến một bộ phận khách hàng cũng sẽ không bỏ ra một số tiền quá lớn để mua SP ban đầu nữa, thị trường bị khai thác hkết,…

- Giai đoạn 4: Suy thoái

Khi bước vào giai đoạn cuối, doanh thu của các sản phẩm này bắt đầu giảm mạnh Lúc này hàng tồn kho nhiều, không phân phối được, hoặcácó thể giảm giá thu hồi vốn,… và có thể dẫn đến thua lỗ Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này Thứ nhất phải kể đến là do xu hướng thị hikếu thay đổi, không cải tiến sản phẩm, không chịu thay đổi tư duy,… Thứ hai là do có nhiều sản phẩm khác hữu ích hơn ra đời, thay thế sản phẩm đó Lúc này, doanh nghiệp cần tạo ra hướng đi mới, tạo ra sản phẩm mới để đón đầu xu thế kinh doanh

1.2.1.4 Sản phẩm địa phương

Trên thế giới, không có khái niệm đồng nhất về sản phẩm địa phương Giới chuyên môn và các nhà nghiên cứu sử dụng các thuật ngữ khác nhau để nói tới các đặc sản bản địa: sản phẩm địa phương, sản phẩm nguồn gốc xuất xứ, đặc sản,…

Theo nhóm công tác của Ủy ban Nông thôn Québec (Solidarité rural du Québec), thì sản phẩm địa phương là sản phẩm (hoặcácc thành phần chính của SP) được sản xuất trong một khu vực địa lý nhất định và đồng nhất Các sản phẩm có đặc tính khác biệt đáng kể với các sản phẩm khác trên thị trường dựa trên những đặc

trưng riêng của vùng sản xuất (Báo cáo Thương mại các sản phẩm đặc sản vùng,

miền 2019 (La mise en marche des produits de terroir: defies et strategie))

Đặc trưng của các sản phẩm này chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên như địa

lý, vùng lãnh thổ, khí hậu, nguồn nước,… hay tập quán, văn hóa Các sản phẩm chủ yếu làm bằng thủ công bằng cáccông thức gia truyền mà chỉ vùng đó mới có

Trang 24

Người sản xuất sẽ làm tất cả các công đoạn từ sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm ra thị trường

Để hỗ trợ được hoạt động sản xuất sản phẩm địa phương, trước hết phải xây dựng được các tiêu chí về sản phẩm địa phương Có một số tiêu chí như sau để xác định một sản phẩm là sản phẩm địa phương:

- Bảo đảm tính đặc trưng của địa phương: Đây là tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực phải thể hiện được những đặc trưng nổi bật của từng vùng, miền Đây là cơ

sở phân biệt một hàng hóa của địa phương này với hàng hóa của địa phương khác

Và khi nhắc đến sản phẩm đó, họ sẽ nhắc đến sản phẩm vùng này đầu tiên Ví dụ cho tính đặc trưng của địa phương có thể kể đến như vải thiều Lục Ngạn, chè Thái Nguyên v.v

- Bảo đảm tính khách quan, khoa học: Đây là tiêu chí xác định SP chủ lực được xây dựng dựa trên các số liệu, dữ kiện khách quan, không áp đặt theo cảm tính hay ý chí chủ quan Đồng thời sản phẩm đó phải phù hợp với các yếu tố kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương

- Bảo đảm tính công khai: Đây là tiêu chí xác định sản phẩm chủ lựcácủa địa phương trước hkết là toàn bộ người dân trong vùng đều biết đến Sau đó là xây dựng và góp ý công khai, công bố rộng rãi cho mọi đối tượng có liên quan đều biết

- Bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện: Đây là tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực không nên sử dụng các mô hình phức tạp, làm cho việc áp dụng tiêu chí vào thực tế gặp khó khăn phức tạp mà hãy tập trung vào thực tiễn sử dụng một cách dễ dàng để tất cả người dân đều có thể áp dụng

Trên thực tế, các sản phẩm có liên hệ tới địa danh vùng sản xuất thường được gọi là sản phẩm địa phương Có thể hiểu sản phẩm địa phương là sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, địa phương, vùng địa lý cụ thể, có những tính chất đặc thù về hình thái, chất lượng không giống các sản phẩm cùng loại khác và các đặc tính này chủ yếu có được do các điều kiện tự nhiên, con người vùng sản xuất, chế

biến sản phẩm tạo ra Những sản phẩm này đượcáchia làm hai loại:

- Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ: là các sản phẩm có lợi thế về mặt tự

nhiên, văn hóa địa phương và sở hữu đặc tính riêng nhưng không nhất thiết là sản phẩm được sản xuất theo phương thức sản xuất cổ truyền

Trang 25

- Sản phẩm truyền thống: là những sản phẩm có cách sản xuất truyền thông

nhưng nguyên vật liệu có thể nhập từ nơi khác Theo De Kop, Sautier và Gerz (2006), đặc sản là các sản phẩm chỉ có thể sản xuất trong một khu vực địa lý nhất định mà tại đó thực hành sản xuất của con người cộng với yếu tố về văn hóa, trải qua thời gian dài, đã góp phần tạo ra những đặc tính sinh học riêng cho sản phẩm

Do tính đặc thù về địa lý, danh tiếng và chất lượng, đặc sản thường có giá trị gia tăng lớn hơn so với sản phẩm thông thường cùng loại Giá trị này thuộc về cộng đồng sản xuất sản phẩm trong nhiều năm, thậm chí qua nhiều thế hệ phát triển thành đặc sản mang lại lợi ích lâu dài, bền vững cho cộng đồng địa phương

Sản phẩm địa phương là những sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong khu vực địa phương Khái niệm này thường được sử dụng trong kinh tế học để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và giảm thiểu sự phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu Sản phẩm địa phương thường được ưu ái vì chúng có thể mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương, bao gồm tạo ra việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường do vận chuyển hàng hóa

Tuy nhiên, việc sản xuất sản phẩm địa phương cũng đòi hỏi sự đầu tư về công nghệ và hạ tầng, cũng như sự hỗ trợ từ phía chính phủ và các tổ chức địa phương Ngoài ra, sản phẩm địa phương thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, do đó, việc phát triển các kênh tiêu thụ và quảng bá thương hiệu là rất quan trọng

Trong kinh tế hiện đại, việc xây dựng một chuỗi cung ứng địa phương có thể

là một giải pháp cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương Chuỗi cung ứng địa phương có thể giúp tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm địa phương bằng cách tăng hiệu quả sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất Đồng thời, nó cũng giúp tạo ra các kênh tiêu thụ địa phương, giúp sản phẩm địa phương dễ dàng tiếp cận với thị trường

Tóm lại, sản phẩm địa phương là sản phẩm đặc hữu, riêng có của một địa phương cụ thể, các sản phẩm địa phương với tính độc đáo của mình có tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế địa phương và thúc đẩy sự phát triển bền vững Tuy

Trang 26

vậy, để phát triển sản phẩm địa phương, cần có sự đầu tư về công nghệ, hạ tầng và

hỗ trợ từ phía chính phủ và các tổ chức địa phương

1.2.1.5 Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương

Các hoạt động hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương là các hoạt động nhằm phát triển sản phẩm của mỗi địa phương (nông sản, thủ công mỹ nghệ…) theo chuỗi giá trị; trong đó tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện

tự nhiên, thổ nhưỡng, nguồn giống, nguồn lực có sẵn về tài nguyên, nhiên liệu, mang tính độc đáo riêng biệt, có gia tăng giá trị và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường; sản phẩm có khả năng thành hàng hóa, sản lượng ổn định, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng

Các hoạt động hỗ trợ bao gồm cả hỗ trợ về quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bán hàng, xúc tiến và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đại phương; ưu tiên hỗ trợ đối với các hộ sản xuất, cơ sở, hợp tác xã, nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương, tạo thu nhập ổn định

Việc hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương cũng có vai trò giữ vững bản sắc văn hóa của địa phương Nhu cầu đời sống của người dân cao hơn rất nhiều nên cũng có rất nhiều sản phẩm tốt, lạ do lai tạo và sản xuất công nghệ mới, nên những sản phẩm thủ công không còn được chú trọng nhiều Đây là văn hóa mỗi địa phương, cần được bảo tồn và lưu truyền rộng rãi Thông qua các chính sách thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ, chính quyền có thể gián tiếp tạo điều kiện cho các sản phẩm địa phương có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần tác động trở lại trong phương thức và tư duy của người tiêu dùng, hình ảnh sản phẩm truyền thống của địa phương được gìn giữ và phát huy

1.2.2 Nội dung của hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương

1.2.2.1 Lập kế hoạch hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương

Để có thể hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương thì cáccấp quản lý Nhà nướcácần đưa ra những văn bản, nghị định, quy định có lợi cho người dân ví

dụ như các quy định về đất đai, chính sách thuế, hỗ trợ vật chất, khoa họcácông

Trang 27

nghệ

- Hỗ trợ giống, vật tư, phân bón: Hỗ trợ giống vật nuôi

- Hỗ trợ giống cây trồng khi bị thiên tai, dịch bệnh từ nguồn dự trữ quốc gia;

hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

- Phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Bên cạnh thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp về giống, vật tư, kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ gián tiếp được thực hiện thông qua các chính sách về đầu tư, đất đai, tài chính, bảo hiểm nông nghiệp, tín dụng ưu đãi, phát triển thị trường, khuyến khích đổi mới sáng tạo; ưu đãi thuế cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp Việc hỗ trợ nông dân tiếp cận kỹ thuật, công nghệ trong chăm sóc, chế biến nông sản được thực hiện thông qua hệ thống cơ quan khuyến nông và các đơn vị cung ứng dịch vụ nông nghiệp tại địa phương

- Hỗ trợ bình ổn thị trường, tạo lập các yếu tố thị trường bằng cách hỗ trợ về giá đầu vào các nguyên vật liệu, giá bán ra, cho vay ưu đãi, thuế, đặc biệt là thuế nông nghiệp

- Hỗ trợ về khoa học công nghệ như máy móc, các thiết bị hỗ trợ công tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm địa phương

Hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước ban hành buộcácc địa phương thực hiện dựa trên các văn bản pháp luật đó Trong đó hệ thống các văn bản luật hiện hành, hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách, các quy định, hướng dẫn thi hành, ảnh hưởng chính đến công tác hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương Để hướng tới phát triển bền vững, địa phương cần áp dụng các chính sách

có lợi như tiền lương, thuế đầu vào, đầu ra, vay với lãi suất thấp,

Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với công tác hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương Cơ chế, chính sách pháp luật, kinh tế của tỉnh

đủ mạnh và sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của xã hội sẽ đem lại lòng tin và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước Trong một xã hội ổn định về chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu các tài

Trang 28

dài hạn Chính sự can thiệp nhiều hay ít của Nhà nước vào nền kinh tế đã tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng doanh nghiệp Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần sớm phát hiện ra những cơ hội hoặc thách thức mới trong kinh doanh, từ đó điều chỉnh thích ứng các hoạt động nhằm tránh những đảo lộn lớn trong quá trình vận hành, duy trì và đạt đượcácc mục tiêu

đã đặt ra trong kinh doanh Vấn đề then chốt là nghiên cứu sẽ đi sâu khảo sát mức

độ tuân thủ và những yếu tố cần phải tuân thủ các quy định có thể được ban hành cho các doanh nghiệp

Ở quy mô cấp huyện, bằng việc tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương thông qua hệ thống các kế hoạch, chương trình hành động…., môi trường chính trị - luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến quy trình sản xuất, chất lượng, năng suất tiêu thụ cũng như việc sản phẩm có tồn tại lâu dài hay không

1.2.2.2 Tổ chức các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản xuất sản phẩm địa phương

a Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện

Theo sau việc ban hành các chính sách hỗ trợ, địa phương cần tiến hành tổ chức bộ máy quản lý thích hợp Tuy nhiên, quá trình tiến hành tổ chức bộ máy quản

lý thích hợp không chỉ dừng ở đối tượng mới đảm nhận mà còn liên quan đến cả đối tượng đang đảm nhận công việc nào đó nhưng cần phải thuyên chuyển hoặc đề bạt đến vị trí phù hợp hơn Điều này xuất phát từ yêu cầu “đúng người, đúng việc” hay nói cách khác là “làm đúng việc trước khi làm việc đúng” Những người quản lý cũ

đã làm việc một thời gian có thể bộc lộ các năng lực sở trường khác tốt hơn so với những năng lực sở trường ban đầu, vì vậy, cần thuyên chuyển đến chỗ làm việc mà

ở đó họ phát huy tốt hơn và ngược lại, do tính chất công việc mà họ đảm nhiệm ngày càng tăng trong khi năng lực của họ khó có thể theo kịp cũng cần bố trí họ sang công việc khác phù hợp hơn; hoặc do quá trình tái cơ cấu, địa phương cần phải sắp xkếp sự thay đổi về bộ máy quản lý nhằm hỗ trự công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương

Bên cạnh việc bố trí bộ máy quản lý hợp lý, để họ phát huy năng lực làm việc một cách tích cựcácần có cách thức sử dụng thế mạnh một cách khoa học Đó chính

Trang 29

là quá trình sử dụng nhân sự, nó liên quan đến việc đánh giá năng lực làm việc và tạo điều kiện để phát huy tối đa khả năng làm việc của người lao động

Giữa bố trí và sử dụng nhân sự có mối quan hệ chặt chẽ, quy định và bổ sung lẫn nhau Bố trí nhân lực đúng chính là tạo điều kiện để phát huy tốt năng lực làm việcácủa nhân sự và cũng thể hiện khả năng sử dụng nguồn nhân lựcácủa nhà quản

lý Đánh giá và sử dụng đúng năng lực làm việc của nhân sự cũng giúp cho công tác

bố trí nhân lực được tiến hành một cách hợp lý, tránh tình trạng dư thừa nhân lực

b Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội

và tạo động lựcácho sự phát triển Nkếu hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả nền kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội Trái lại, hệ thống cơ

sở hạ tầng kém phát triển cản trở sự phát triển nền kinh tế nói chung

Cơ sở hạ tầng quyết định sự tăng trưởng và phát triển nhanh của tất cả các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ Kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo quy trình sản xuất được tiến hành một cách thường xuyên với quy mô ngày càng mở rộng Những điều này sẽ làm tăng ngân sách Nhà nước và đưa nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, bế tắc

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng còn tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế Cơ

sở hạ tầng hiện đại, phát triển tạo điều kiện cơ bản cho sự ra đời của nhiều ngành nghề mới ra đời và phát triển, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hoạt động dịch vụ

Cụ thể, ở vùng nông thôn trước đây kinh tế kém phát triển, vì thiếu điện, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông chưa được đầu tư… Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhờ cơ sở hạ tầng ở nông thôn được hiện đại hóa, sản xuất nông nghiệp vì thế cũng đã cải thiện chiều hướng tích cực, cơ cấu nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm, tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng lên

Một khi cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước Bởi thực tế hiện nay ở nước ta, tại những vùng có đô thị lớn, có cơ sở

Trang 30

hạ tầng được đầu tư, kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn, còn những vùng sâu, vùng xa,

cơ sở hạ tầng thiếu thốn, kinh tế chậm Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng làm mất cân đối nền kinh tế của cả nước

c Hỗ trợ các nguồn lực sản xuất

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định Nguồn lực là những thứ có sẵn và có thể dựa vào đó làm lực đẩy và làm tiền đề để phát triển kinh tế của một vùng đất nước và phát triển nền kinh tế chung trong cả nước

Như vậy có thể thấy, nguồn lực là nội lực đến từ bên trong của một quốc gia,

nó có thể là vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn lựcácon người hay đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vốn và thị trường hàng hóa, thị trường lao động, được khai thác và đưa vào sử dụng với mục đích phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ thì được gọi là nguồn lực quốc gia

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, nguồn lực để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là tổng thể những điều kiện nội sinh (địa lý, tài nguyên, con người…) của nghiên cứu cùng các nguồn lực bên ngoài (thị trường, vốn, khoa học –

kỹ thuật – công nghệ và chính sách…) là những nhân tố có tác động quan trọng Để phát triển kinh tế cần huy động tổng hợp các loại nguồn lực, như nguồn lực địa - kinh tế, tài nguyên, nhân lực, tài chính…, trong đó, nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng

d Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại

Xúc tiến thương mại là hoạt động tìm kikếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại Hoạt động này có thể do các thương nhân cung cấp sản phẩm dịch vụ tự tiến hành để quảng bá, giới thiệu về hàng hoá, dịch

vụ của mình và cũng có thể được tiến hành bởi các thương nhân chuyên kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại Ngoài ra xúc tiến thương mại còn có thể là hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ Xúc tiến thương mại là hoạt động

Trang 31

bổ trợ, được thực hiện không phải để trực tiếp tiêu thụ hàng hoá dịch vụ mà gúp phần làm cho hành vi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại diễn ra thuận lợi hơn Xúc tiến thương mại là hành vi hướng tới sự tiêu dùng của xã hội Các hoạt động khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm đều có tác dụng trực tiếp kích thích nhu cầu thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến thương mại mà thương nhân tiến hành chỉ có ý nghĩa tìm kikếm, thúc đẩy cơ hội thương mại cho thương nhân Ở tầm quốc gia, môi trường toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đã và đang đòi hỏi Chính phủ và các Tổ chức xúc tiến thương mại phải có những nỗ lực hỗ trợ, thúc đẩy quan hệ thương mại, đặc biệt là ngoại thương Chính phủ thực hiện xúc tiến thương mại thông qua chính sách kinh tế, thông qua khung khổ thể chế pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại và xúc tiến thương mại, đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng hơn cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp Các tổ chức xúc tiến thương mại phối hợp hoạt động xúc tiến thương mại với cáccơ quan Chính phủ và với các doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ thông tin thương mại, dịch vụ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp và khách hàng có nhu cầu

Như vậy, từ góc độ kinh tế, có thể khẳng định: xúc tiến thương mại không chỉ

là hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại của thương nhân mà còn bao gồm hoạt động thúc đẩy phát triển thương mại của Chính phủ, các cấp chính quyền và các tổ chức xúc tiến thương mại

1.2.3.3 Kiểm tra, giám sát các hoạt động hỗ trợ sản xuất tiêu thụ sản phẩm địa phương

Kiểm tra, giám sát là hoạt động có tính chất quan trọng, diễn ra sau khi thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương Các cấp chính quyền thông qua việc phân công, phân nhiệm cụ thể để định kỳ thu thập thông tin kết quả sản xuất tiêu thụ của người dân cũng như hộ kinh doanh, từ đó tổng hợp thành các báo cáo cụ thể

Trang 32

Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên có tác dụng giúp công tác hỗ trợ sản xuất tiêu thụ diễn ra đúng định hướng đã đề ra, kịp thời có những điều chỉnh, tác động cụ thể trong quá trình thực hiện

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương

1.2.3.1 Các nhân tố khách quan

a Các nhân tố thuộc tầm vĩ mô

- Các yếu tố chính trị, các chính sách của nhà nước và luật pháp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Các chính sách mà nhà nước sử dụng như thuế, bình ổn giá cả, trợ giá, lãi suất tín dụng ngân hàng, có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của địa phương

- Ngoài ra, các chính sách về phát triển những ngành khoa học văn hoá, nghệ thuật của nhà nướcácũng có vai trò quan trọng, nó tác động trực tiếp đến cung- cầu giá cả

- Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chính sách nhà nước và các nước khác trên thế giới về sản phẩm khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể hiện qua chính sách tiêu dùng dân tộc, quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước khác trên thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường

Nhân tố xã hội và công nghệ

- Các yếu tố xã hội và công nghệ có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của địa phương (lựa chọn phương án, lập kế hoạch tiến độ tiêu thụ sản phẩm, ) Các nhân tố tâm sinh lý, thời tikết, khí hậu, mức độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân là những nhân tố tác động tích cực đến tiêu thụ sản phẩm Chẳng hạn khi mức thu nhập của người dân tăng lên, người ta có thể tiêu dùng nhiều hơn, do vậy hoạt động tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn

- Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các đơn vị sản xuất và tiêu thụ nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn và cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc giao dịch cũng như có thể thiết lập và mở quan hệ làm ăn với khu vực thị trường

Điều kiện tự nhiên

Trang 33

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của địa phương Thời tiết xấu sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, chẳng hạn như mưa gây khó khăn cho xe vận tải di chuyển Thêm vào đó nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, không đảm bảo yêu cầu của khách hàng, dẫn tới không thể tiêu thụ được Do vậy phải luôn chú tâm đầu tư nghiên cứu

hệ thống giao thông nối liền giữa vùng sản xuất và vùng tiêu thụ một cách thuận lợi,

an toàn Từ đó hạn chế những tổn thất do điều kiện môi trường tự nhiên gây nên

Giá cả sản phẩm

Giá cả một sản phẩm là biểu hiện bằng tiền mà người bán dự tính có thể nhận được từ người mua Việc dự tính giá cả chỉ được coi là hợp lý và đúng đắn khi đã xuất phát từ giá cả thị trường, đặc biệt là giá cả bình quân của một hàng hoá trên từng loại thị trường trong và ngoài nước trong từng thời kỳ kinh doanh

Nkếu giá cả được xác định một cách hợp lý và đúng đắn thì nó đem lại cho người bán nhiều tác dụng to lớn Đặc biệt là giá cả thực hiện chức năng gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên từng loại thị trường trong và ngoài nước Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng đối với người bán, người tiêu thụ và thị trường Vì giá cả cao hay thấp có ảnh hưởng quyết định tới khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận đạt được

Phương thức thanh toán

Việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp với khách hàng có thể gồm nhiều

Trang 34

và mặt hại của nó cho cả doanh nghiệp và khách hàng Vấn đề là phải chọn được một phương thức thanh toán sao cho đôi bên cùng có lợi, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều hơn khi doanh nghiệp có những phương thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng Doanh nghiệp cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm

Hệ thống kênh phân phối sản phẩm

Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, chủ thể kinh doanh cần phải có hệ thống phân phối sản phẩm của mình, bao gồm các cửa hàng bán trực tiếp, các đại lý, hoặc kênh cung cấp cho người bán lẻ Tất cả các phần tử nằm trong guồng máy tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo nên một hệ thống phân phối sản phẩm, với mạng lưới phân bố trên các địa bàn, các vùng thị trường

Chủ thể kinh doanh nếu tổ chức được hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác tiêu thụ sản phẩm, ngược lại nkếu tổ chức không tốt sẽ gây hậu quả xấu đến công tác tiêu thụ, sản phẩm bị ứ đọng sẽ gây tổn thất

Uy tín của doanh nghiệp/hộ kinh doanh

Quá trình hoạt động sản suất kinh doanh sẽ tạo lập dần vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tránh sự hoài nghi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp Uy tín của doanh nghiệp

có ảnh hưởng lớn hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm Nó được biểu hiện bằng

sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp Với quy mô hộ kinh doanh nhỏ lẻ và đối tượng sản phẩm địa phương, uy tín của người bán càng là nhân tố quan trọng quyết định đến hành vi lựa chọn mua hàng của khách hàng Nhân tố thuộc về thị trường - khách hàng

- Thị trường sản phẩm Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tikết sản xuất, gắn liền sản xuất với tiêu dùng, liên kết kinh tế thành một thể thống nhất Thị trường là môi trường kinh doanh ở đó cung cầu gặp nhau và tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới vị trí cân bằng Thị trường sản phẩm hay người tiêu dùng sẽ quyết định cần sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai Thị trường là đối tượng của các hoạt động tiêu thụ, nó có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm

Trang 35

Trên thị trường cung cầu hàng hoá nào đó có thể biến đổi lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cả sản phẩm cũng biến đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Nkếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn và ngược lại Việcácung ứng vừa đủ để thoả mãn nhu cầu về một loại hàng hoá trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu

-Thị hikếu của khách hàng

Đây là nhân tố mà các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm không chỉ trong khâu định giá bán sản phẩm mà cả khi xây dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phương án sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nhanh và có lãi suất cao Sản phẩm sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nkếu sản phẩm phù hợp với thị hikếu thì khách hàng lựa chọn sản phẩmđó Đây là một yếu tố quyết định mạnh mẽ

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Công tác hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương là một chuỗi hoạt động xuyên suốt, có sự tham gia của nhiều phòng ban, đơn vị với nhiều hoạt động

cụ thể, để đánh giá được hiệu quả công tác này cần đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể về:

- Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm Bao gồm: Quy mô vùng nguyên liệu; Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo…); Định hướng vùng nguyên liệu do cáccấp quản lý xây dựng

- Tiêu chí về sản xuất sản phẩm Bao gồm: Quy mô sản xuất sản phẩm; Giá trị sản xuất của sản phẩm; Số hộ dân/cơ sở sản xuất tiêu thụ có tham gia vào một số khâu của chuỗi giá trị

- Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất Bao gồm: Thiết bị, công nghệ; Trình độ nhân lựcácông nghệ; Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và tiêu thụ

- Tiêu chí về thị trường tiêu thụ Bao gồm: Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước; Tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm; Khả năng xuất khẩu; Khả năng cạnh tranh trên thị trường

Trang 36

Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Bao gồm: Kết quả nộp ngân sách Nhà nước; Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khácácùng phát triển; Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện; Bảo vệ môi trường; Các hình thức được vinh danh

1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương và bài học cho huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

1.3.1 Kinh nghiệm về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La

Yên Châu là một trong những huyện có diện tích cây ăn quả lớn của tỉnh Sơn

La Chủ trương về phát triển cây ăn quả trên đất dốc năm 2015 có tác động như cuộc cách mạng nông nghiệp ở Sơn La, làm thay đổi nhận thức của nhà quản lý và

tư duy của người nông dân, tăng cao năng suất Trong xu thế phát triển các cây ăn quả dần được quy hoạch và phát triển theo hướng hàng hóa, các vùng sản xuất tập trung phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng

Bảng 1.1 Diện tích trồng trọt cây ăn quả giai đoạn 2015 - 2020

Sản lượng (tấn) 101.300 115.953 200.288 220.304 289.257 336.330

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu

Ngoài ra, huyện đã mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương như: chanh leo tím và bơ ghép, xoài ghép, nhãn ghép, na hoàng hậu ghép… Yên Châu luôn đẩy mạnh đầu tư thâm canh, đưa các giống mới

và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung có diện tích hợp lý, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng giá trị cạnh tranh trên thị trường

Trang 37

Bảng 1.2 Diện tích các loại cây ăn quả chủ lực giai đoạn 2017 - 2020

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu

Hiệu quả môi trường cũng thấy rõ, việc phát triển cây ăn quả thân gỗ như xoài, nhãn, mận, na… trên đất trồng cây hàng năm đã góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra tính đa dạng sinh học; việc áp dụng nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất, bảo quản, chế biến đã hạn chế được việc sử dụng quá liều lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, góp phần bảo vệ được môi trường nước, không khí, tránh được xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất những vạt nương đã xanh lại bằng lá chắn cây ăn quả tạo ra tính đa dạng sinh học Thông qua chương trình phát triển cây ăn quả, 5 năm qua, Yên Châu đã hỗ trợ được hàng chục nghìn lượt hộ ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn về phát triển kinh tế

Tuy nhiên, diện tích đất trồng trọt chủ yếu trên đất dốc, vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến, xuất khẩu còn nhỏ lẻ, phân tán, chất lượng nông sản chưa đồng đều, số lượng diện tích đượcácấp mã vùng trồng, sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn

an toàn VietGap, GlobalGap còn thấp so với tổng diện tích, khâu thu hoạch, bảo quản, sơ chế, nhãn mác, phục vụ tiêu thụ xuất khẩu tuy đã đượcácải thiện nhưng vẫn còn hạn chế, chi phí vận chuyển cao Cơ sở hạ tầng và dịch vụ kỹ thuật thiết yếu phục vụ cho sản xuất trồng trọt còn nhiều bất cập nhiều nơi còn thiếu hệ thống thuỷ lợi, canh tác nhờ nước trời, thiếu kho lạnh bảo quản Năng suất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Phương

Trang 38

tích cực nhưng chưa mạnh, tăng trưởng vẫn dựa vào mở rộng diện tích gieo trồng và

sử dụng tài nguyên là chính, chất lượng sản phẩm chưa cao, năng suất lao động và giá trị gia tăng đem lại còn thấp

Để khắc phục những hạn chế và tồn tại nêu trên, giai đoạn 2021-2025 tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh phát triển cây ăn quả thành ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ thông qua các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhân rộng các

mô hình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập ổn định cho người dân

Tập trung phân loại, xác định diện tích cây trồng có lợi thế theo quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất, phát triển cây trồng hàng hóa, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; vùng sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ tiêu thụ, gắn với nhà máy chế biến nông sản phục vụ nhu cầu xuất khẩu Thực hiện tốt việcáchuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả, đất có độ dốc quá lớn sang đất trồng các loại cây khác hiệu quả hơn

Đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm đưa vào sản xuất, kinh doanh các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh; thích ứng biến đổi khí hậu và đáp ứng với yêu cầu đa dạng hóa thị trường; ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong hoạt động chế biến và bảo quản nông sản

1.3.2 Kinh nghiệm về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Thanh Sơn hiện có tổng diện tích đất lâm nghiệp hơn 43 nghìn ha, chiếm 73% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích rừng sản xuất trên 31 nghìn ha Năm

2021, diện tích rừng khai thác ước đạt 2.460ha, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 172,88 nghìn m3, huyện cũng đã tiến hành rà soát chuyển đổi diện tích bạch đàn, bồ

đề kém hiệu quả sang trồng keo hạt ngoại, trồng mới, chuyển hóa hơn 2.000ha diện tích rừng gỗ lớn

Trang 39

Xã Võ Miếu là địa phương có thu nhập chủ yếu từ nông - lâm nghiệp, để khuyến khích người dân đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhất là nghề chế biến gỗ, chính quyền xã đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển, tạo việc làm cho người lao động Một trong những cơ sở chế biến lâm sản lớn nhất tại xã Võ Mikếu

là xưởng gỗ bóc của anh Vũ Thanh Bình, xóm Bần đã có tám năm hoạt động, được đầu tư dây chuyền bóc gỗ, nhà xưởng, xe chuyên dụng vận chuyển gỗ được thu mua

từ các gia đình tại địa phương và các xã lân cận Sản phẩm gỗ bóc của xưởng phần lớn được tiêu thụ tại các doanh nghiệp ở Đông Anh (Hà Nội), sử dụng để sản xuất ván ép xuất khẩu hay ván gỗ dăm công nghiệp Ngoài ra, phụ phẩm cũng được anh tận dụng làm chất đốt lấy nhiệt sấy khô ván và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày Hiện tại, xưởng chế biến gỗ bóc của anh có khoảng 10 lao động làm việc thường xuyên

Hội Nông dân huyện Thanh Sơn hiện có trên 17.000 hội viên đang sinh hoạt tại 23 cơ sở hội của huyện Trong giai đoạn 2017- 2022, huyện Thanh Sơn đã có 53.737 lượt hộ đăng ký thi đua sản xuất kinh doanh giỏi Qua bình xét, có 34.853 lượt hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi cáccấp

Thông qua phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đã góp phần thúc đẩy việc thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác, chi, tổ hội nghề nghiệp, hợp tác xã nhằm tạo liên kết sản xuất, mở rộng quy mô phát triển kinh tế nông hộ

Thanh Sơn quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung đối với các loại cây trồng như chè, bưởi Diễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của Cây bưởi toàn huyện đã trồng 730 ha, diện tích cho quả 464 ha, sản lượng ước đạt trên 5.200 tấn Diện tích cây chuối trồng đạt 819

ha, trong đó diện tích chuối phấn vàng được giữ ổn định 387 ha, tập trung chủ yếu tại xã Tân Minh, Tân Lập, Khả Cửu

Huyện đã triển khai đúng kế hoạch các dự án được UBND tỉnh ủy quyền như: Dự án nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu chè xanh Thành Nam tại HTX chè Thành Nam; dự án liên kết tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ chè thương

Trang 40

phẩm của huyện tại HTX Nông lâm Quyết Tiến; dự án liên kết tổ chức sản xuất cây dược liệu tại HTX nông nghiệp & Dịch vụ Tân Minh Sơn…

1.3.3 Kinh nghiệm về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đã chuyển

từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa Tỉnh đã áp dụng các công nghệ tiên tiến, hình thành 1 số vùng sản xuất quy mô lớn, tạo ra được 1 số sản phẩm mũi nhọn có chất lượng, có giá trị kinh tế cao và có thương hiệu như: Chè, thịt lợn, rau quả, thịt lợn, lúa gạo, thịt gà và trứng gà, cá nước ngọt, cây quế, cây dược liệu, gỗ

và sản phẩm từ gỗ Trong đó, cây chè được coi là cây trồng chủ lực của tỉnh Nhắc đến chè thì không ai là không biết chè Thái Nguyên Sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống người dân, đóng góp vào sự phát triển bền vững của tỉnh

Chè Trại Cài huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là một trong những nơi có chè ngon với hương vị đặc biệt là hương cốm dìu dịu, nước sánh vàng mật ong, có

độ chát vừa phải và ngọt về sau

Chè búp Thái Nguyên có vị đậm đà mà chỉ có đất trời Tân Cương mới tạo nên được Vùng chè Tân Cương bao gồm các xã như xã Phúc Trìu, Tân Cương, Phúc Xuân Với diện tích trồng chè gần 20 000ha, chè búp đạt sản lượng khoảng

185 000 tấn/năm, trong đó xuất khẩu 7 200 tấn Sản phẩm chè búp được biết đến là các sản phẩm địa phương đóng gói, đóng hộp và trà đen

Các huyện đã thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho năng suất và giá trị cao, canh tác những vùng theo tiêu chuẩn GAP, an toàn vệ sinh thực phẩm Chăn nuôi cũng được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn và các phương thứcáchăn nuôi Các trang trại nuôi với quy mô lớn, các giống thịt lợn, gia cầm,… cho năng suất cao

Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 xảy ra đã làm thiệt hại và gây ra nhiều khó khăn, thách thức với ngành nông nghiệp của các huyện nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung Khi làn sóng Covid ập đến đã tác động mạnh mẽ, toàn diện đến mọi mặt của đời sống Cùng với đó là việc đối mặt với các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như: trâu, bò lở mồm long móng; dịch tả lợn châu Phi,…

Ngày đăng: 01/10/2024, 16:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Cục Thống kê Tỉnh Phú Thọ, 2016. Báo cáo Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Thống kê Tỉnh Phú Thọ, 2016. Báo cáo
8. Nguyễn Hồng Cử, 2010. Phương hướng phát triển bền vững sản xuất nông sản xuất khẩu vùng tây Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng số 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học và Công nghệ
9. Nguyễn Thanh Hiệp, 2011. Phát triển nông lâm nghiệp gắn với du lịch ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thanh Hiệp, 2011
10. Nguyễn Thị Tú, 2016. Nghiên cứu về chuỗi giá trị giữa sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ trong sản xuất rau hữu cơ ở một số địa phương các tỉnh phía Bắc Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Tú, 2016
11. Phan Thế Công và Vũ Anh Tuấn, 2021. Đánh giá sự phát triển bền vững hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại, cụ thể là tỉnh Lâm Đồng.Tạp chí in số 59 – T5/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Thế Công và Vũ Anh Tuấn, 2021. Đánh giá sự phát triển bền vững hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại, cụ thể là tỉnh Lâm Đồng
12. Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997. Kinh tế nông nghiệp – Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
13. Trần Bảo Nguyên, 2019. Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh Quảng Ngãi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Bảo Nguyên, 2019
14. Vũ Đức Hạnh, 2015. Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân tỉnh Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Đức Hạnh, 2015
15. Vũ Thị Ngọc Phùng và cộng sự, 1997. Kinh tế phát triển, HN, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế phát triển, HN
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
1. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2020 Khác
2. Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Sơn giai đoạn 2015- 2020, định hướng đến năm 2025 Khác
3. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản từ năm 2016 đến năm 2019 của UBND huyện Tân Sơn Khác
4. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2016 đến năm 2019 của UBND huyện Tân Sơn Khác
6. Cục Thống kê Tỉnh Phú Thọ, 2017. Niên giám thống kê giai đoạn 2011- 2020 Khác
7. Chi cục Thống kê huyện Tân Sơn số liệu thống kê các năm 2015-2020 Khác
16. Arabska, E. (2018). Farmers‟ markets as a business model encouraging sustainable production and consumption. Visegrad Journal on Bioeconomy and Sustainable Development, 7(1), 2- Khác
17. Lipinska, I. (2015). Managing the risk in agriculture production: the role of government. European Countryside, 8(2), 86 Khác
18. Zhang, R., Ma, W., & Liu, J. (2021). Impact of government subsidy on agricultural production and pollution: A game-theoretic approach. Journal of cleaner production, 285, 124806 Khác
19. Zhong, Y., Lai, I. K. W., Guo, F., & Tang, H. (2021). Research on government subsidy strategies for the development of agricultural products E-commerce.Agriculture, 11(11), 1152 Khác
20. Website://www.gso.gov.vn (Số liệu thống kê nông lâm nghiệp, thủy sản) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1  Hình 2.1  Quy trình nghiên cứu  33 - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
1 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 33 (Trang 10)
2  Hình 3.1  Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Sơn giai đoạn - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
2 Hình 3.1 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Sơn giai đoạn (Trang 10)
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu  2.2.2. Phương pháp thu thập và phân loại dữ liệu - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 2.2.2. Phương pháp thu thập và phân loại dữ liệu (Trang 44)
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Sơn giai đoạn 2021-2030 - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Sơn giai đoạn 2021-2030 (Trang 50)
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 2017 - 2021 - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 2017 - 2021 (Trang 51)
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất 2015 - 2020 - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất 2015 - 2020 (Trang 57)
Bảng 3.4. M t số chỉ tiêu dân số, lao đ ng huyện Tân Sơn 2016 - 2020 - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
Bảng 3.4. M t số chỉ tiêu dân số, lao đ ng huyện Tân Sơn 2016 - 2020 (Trang 59)
Bảng 3.5. Các nghị định, kế hoạch về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
Bảng 3.5. Các nghị định, kế hoạch về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa (Trang 65)
Bảng 3.6. Các chương trình về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
Bảng 3.6. Các chương trình về hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm địa phương (Trang 66)
Bảng 3.7. Hệ thống đường giao thông từ trụ sở UBND xã đến trụ sở UBND - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
Bảng 3.7. Hệ thống đường giao thông từ trụ sở UBND xã đến trụ sở UBND (Trang 74)
Bảng 3.10. Kết quả đào tạo nghề huyện Tân Sơn - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
Bảng 3.10. Kết quả đào tạo nghề huyện Tân Sơn (Trang 80)
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương (Trang 82)
Sơ đồ 3.3. Kênh tiêu thụ nông sản của nông hộ huyện Tân Sơn - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
Sơ đồ 3.3. Kênh tiêu thụ nông sản của nông hộ huyện Tân Sơn (Trang 83)
Bảng 4.1. Ý kiến đánh giá của người dân - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
Bảng 4.1. Ý kiến đánh giá của người dân (Trang 105)
Bảng 4.2. Ý ikến đ nh gi của c n b - Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Địa phương của huyện tân sơn tỉnh phú thọ
Bảng 4.2. Ý ikến đ nh gi của c n b (Trang 106)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w