Bán khống chứng khoán: Cần thông điệp rõ ràng docx

3 204 1
Bán khống chứng khoán: Cần thông điệp rõ ràng docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bán khống chứng khoán: Cần thông điệp ràng Chân dung “tội đồ” bán khống Hiện có 2 dạng bán khống, đó là bán khi khôngchứng khoán và vay chứng khoán thật để bán. Đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, chủ yếu tồn tại dạng vay chứng khoán thật để bán, tức là bán chứng khoán thật, nhưng với sự cho phép và theo những thỏa thuận với người có chứng khoán (về mức phí vay cũng như thời gian phải hoàn trả chứng khoán về tài khoản). Do đó, nhiều người cho rằng, “bán khống” tại Việt Nam thực ra là “bán nhờ” (trên tài khoản của người có chứng khoán). Những người ủng hộ hoạt động này lý sự rằng, việc đó có ích cho cả người vay và người cho vay, bởi khi thị trường giảm điểm mạnh, các nhà đầu tư (thường là nhà đầu tư dài hạn) đang nắm giữ cổ phiếu luôn mong muốn cổ phiếu của mình sẽ trở về giá trị thực, nên ít quan tâm tới giá cổ phiếu hiện thời, trong khi cho vay chứng khoán, họ thu được một khoản phí nhất định. Với người đi vay, dù không đủ chứng khoán trong tài khoản, nhưng chỉ với số tiền ký quỹ 25 - 35% giá trị chứng khoán, họ đã có thể tranh thủ cơ hội để giao dịch, thu lời. Nhưng bán khống bị nhìn ở góc độ tiêu cực cũng có lý do của nó. Dù chưa có cơ sở nào xác định một cách chính xác mức độ “tội đồ” của bán khống với việc kéo thị trường đi xuống, thì cũng đã có không ít vụ tranh chấp, kiện tụng phức tạp trên thị trường liên quan đến hoạt động vay mượn, mua bán này. khi vụ việc một công ty chứng khoán (CTCK) cho một khách VIP mượn tài khoản của các nhà đầu tư khác để bán khống bị vỡ lở, số tiền phải truy thu lên đến gần 50 tỷ đồng. Nhưng vì sao hoạt động bán khống vẫn tồn tại trên thị trường, dù luật pháp không cho phép, dù có những hệ lụy đã xảy ra? Câu trả lời chỉ có thể là chuyện muôn thuở: có cầu thì có cung. Thực tế, các nhà đầu tư đã “lách luật” để thỏa mãn nhu cầu đầu tư của mình. Theo giới đầu tư, bán khống và mua chứng khoán ký quỹ là hai công cụ của TTCK ở trình độ cao và nó là nhu cầu ở hai cực của thị trường (bên mua và bên bán). Cụ thể, nhà đầu tư có nhu cầu và được phép mua ký quỹ (tức là mua khi không có đủ tiền), thì cũng xuất hiện nhu cầu bán khống (bán khi không có đủ chứng khoán). Trong khi đó, lách luật là chuyện quá cũ. Chẳng hạn, luật không cho CTCK đem tiền cho vay, thì giữa hai bên có hợp đồng “hợp tác đầu tư” Những cách thức “lách luật”, khi bị cơ quan chức năng phát hiện, đã và sẽ bị xử lý theo quy định. Vài năm qua, đã có một số CTCK bị phạt hành chính vì cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán (bán khống). Nhưng mặt khác, nhu cầu của thị trường, của nhà đầu tư đang tồn tại khách quan và điều đó cũng rất đáng để cơ quan chức năng quan tâm nhằm phát huy những mặt tích cực hay hạn chế những hệ lụy của nó . Bán khống chứng khoán: Cần thông điệp rõ ràng Chân dung “tội đồ” bán khống Hiện có 2 dạng bán khống, đó là bán khi không có chứng khoán và vay chứng khoán thật để bán. Đối với. thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, chủ yếu tồn tại dạng vay chứng khoán thật để bán, tức là bán chứng khoán thật, nhưng với sự cho phép và theo những thỏa thuận với người có chứng khoán. như thời gian phải hoàn trả chứng khoán về tài khoản). Do đó, nhiều người cho rằng, bán khống tại Việt Nam thực ra là bán nhờ” (trên tài khoản của người có chứng khoán). Những người

Ngày đăng: 28/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan