Với dung lượng 170 trang, cuốn sách này được cấu trúc gồm 06 chương với các nội dung như sau: Chương 1 lược khảo những công trình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước về các lý thuyết
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BẮC ÂU
Nghiên cứu ngoài nước
1.1.1 Những nghiên cứu về mô hình và lý thuyết phát triển xã hội
Về những vấn đề chung, có thể kể đến các nghiên cứu như “Comprehensive Theory of Social Development” của Jacobs & cộng sự (1997) Trên cơ sở những quan sát thực tiễn trong thế giới đương đại, trước hết là quá trình xuất hiện các hoạt động mới trong xã hội, sự tiến triển các quyền lực của tổ chức cũng như giới hạn của sự phát triển, sự gia tăng dân số và tiến trình thành thị hóa v v các tác giả đã trình bày lý thuyết phát triển xã hội với sự phân định ba giai đoạn phát triển xã hội Tiếp đó năm 1999 ấn phẩm “Social Development Theory” của Cleveland & Jacobs (1999), ngoài phần phân tích tầm quan trọng của lý thuyết các tác giả còn đi sâu vào xem xét các công cụ của phát triển là khoa học - công nghệ, vốn - kết cấu hạ tầng, chính sách xã hội - các thiết chế Nói đến quản lý phát triển xã hội, cuốn sách đề cập đến vấn đề khả năng của các chính phủ trong việc định hướng các nguồn năng lượng xã hội (social energies) thông qua các công cụ luật pháp, chính sách công, thủ tục hành chính, kiểm tra kiểm soát… Trong số những nghiên cứu lý thuyết các vấn đề có liên quan đến phát triển xã hội cũng phải kể đến những công trình nghiên cứu về xã hội công dân (civil society) nói chung và xã hội công dân ở Châu Âu nói riêng, ví dụ như cuốn “Civil Society and Political Theory” (Cohen & Arato, 2016) hoặc “Civil society: History and Possibilities” (Kaviraj & Khilnani, 2001), “Models of Civil Society” (Hann & Dunn, 1996) và mới nhất là cuốn “Political thinking, political theory, and civil society” (DeLue & Dale, 2021) Những chủ đề được xem xét ở đây thường là hệ thống lý thuyết ở phương Tây và các quan niệm về xã hội công dân kể từ Hêghen, các quan niệm theo truyền thống Mác-xit cho tới các quan niệm hiện đại trong thế kỷ 20, xã hội công dân và nền dân chủ, các thiết chế của xã hội công dân và toàn cầu hóa… Ngoài ra cũng có những công trình gắn việc nghiên cứu về phát triển xã hội trong tiến trình toàn cầu hóa, đáng chú ý là cuốn “Globalization and Social Development- European and Southeast Asian Evidence” (Cuyvers, 2001) phân tích tác động của toàn cầu hóa đến phát triển xã hội xem xét từ thực tiễn Châu Âu và các nền kinh tế Đông Nam Á (Thái Lan, Philipin và Việt Nam)
Gần hơn với chủ đề nghiên cứu của chuyên khảo là những công trình nghiên cứu về mô hình xã hội Châu Âu Những nghiên cứu chung có thể đề cập như “The European social model” (Scharpf, 2002), “The future of the European “social model” in the global economy” (Ferrera et al., 2001), “The European social model and the United States” (Alber, 2006), “The end of social Europe? Understanding EU social policy change”(Graziano & Hartlapp, 2019), “Europe 2020: towards a more social EU?” (Marlier & Natali, 2010), “The welfare state in the European Union: Economic and social perspectives” (Pestieau, 2006) v v…Các chủ đề được nghiên cứu xem xét chính là những nội dung cơ bản của phát triển xã hội như mô hình xã hội Châu Âu là gì và nó dựa trên cơ sở những thang giá trị nào, chiến lược về việc làm đầy đủ, tri thức và đổi mới là chìa khóa của tăng trưởng khôn khéo, quyền bình đẳng thực tế giữa nam và nữ, tạo dựng tính tích cực trong một xã hội đang già đi, sự tập hợp và gắn kết xã hội, đa dạng hóa và nhất thể hóa v v… Đặc biệt là những tư liệu của các cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế về chủ đề này Ví dụ như hai cuộc hội thảo cùng diễn ra vào tháng 3 năm 2006: Hội thảo tại Paris ngày 9 tháng 3 với chủ đề “The European Social Model(s): Which directions and responsibilities for the EU?” (Bomba, 2006) theo đuổi mục tiêu xác định các phương hướng và trách nhiệm của EU trong việc hiện đại hóa mô hình xã hội Châu Âu thông qua trao đổi bàn luận các vấn đề: làm cách nào phá vỡ sự bế tắc hiện có trong phát triển xã hội Châu Âu, mức độ đa dạng và hội tụ nào Châu Âu có thể đạt được, làm sao có thể đảm bảo các hệ thống bảo vệ xã hội là phù hợp và bền vững về tài chính cho tất cả các quốc gia thành viên EU v v… Cuộc Hội thảo khác về chủ đề này có tên gọi “Beyond the European Social Model” thì tập trung vào giải quyết vấn đề: Thế nào là mô hình xã hội Châu Âu chung (a common European Social Model) và với gánh nặng về thuế dao động từ 28 đến 52% GDP trong EU 25 quốc gia có những khác biệt về trình độ phát triển và nhất là về văn hóa thì liệu có thể nói đến một mô hình xã hội chung không? Hội thảo đã trao đổi các vấn đề từ huyền thoại về mô hình Scandina cho đến sự sụp đổ của Ireland trước mô hình xã hội Châu Âu cũng như trao đổi về các vấn đề cụ thể hơn của nội dung phát triển xã hội như ma túy và mô hình xã hội Hà Lan, sự gắn kết xã hội, dân số và việc làm, bài học cho các nhà cải cách…
Quản lý phát triển xã hội và mô hình quản lý phát triển xã hội Châu Âu là chủ đề ít được nghiên cứu hơn xét trên bình diện chung vì phần lớn những nghiên cứu đã có đều tập trung vào những khía cạnh cụ thể của việc quản lý, theo dõi, giám sát tiến trình phát triển xã hội ở những bộ phận cụ thể Ví dụ công trình “The EU strategy for sustainable development process and prospects” (Dalal-Clayton, 2004) tập trung nghiên cứu phát triển xã hội và quản lý bền vững như là các mục tiêu xã hội và kinh tế của chiến lược Một công trình khác “Social development” lại tập trung vào nghiên cứu việc quản lý và khủng hoảng của quản lý trong giáo dục, môi trường, tài chính và giới trong phát triển Công trình “Development Administration” thì nghiên cứu sự kết nối “vốn xã hội” (social capital) với quá trình quản lý phát triển của một quốc gia Đặc biệt đáng lưu ý là những kết quả nghiên cứu của Chương trình MOST do UNESCO tài trợ mà Viện Nghiên cứu Châu Âu được mời tham gia (GS.TS Bùi Huy Khoát được giao nhiệm vụ giám đốc bộ phận tham gia phía Việt Nam) từ giữa những năm 90 Một “nhóm nghiên cứu quốc tế” do Pháp chủ trì thu hút sự tham gia của một số quốc gia Châu Á, Châu Phi và Mỹ La tinh cùng với một số cơ quan của Pháp nghiên cứu xem xét phân tích tiến trình quản lý phát triển xã hội ở góc độ những cải biến xã hội ở các quốc gia này và tham khảo kinh nghiệm của Pháp và Châu Âu (EU) Tên gọi của chương trình - MOST là các chữ cái đầu của cụm từ Management Of Social Transfomation đã nói lên nội dung nghiên cứu của mình
1.1.2 Những nghiên cứu về mô hình Bắc Âu
Mô hình Bắc Âu (Nordic Model) thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, trong số đó, có thể kể đến những công trình nổi bật và có liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu của sách chuyên khảo này như:
Công trình “The Nordic economic, social and political model – challenges in the 21st century” (Koivunen et al., 2021a) cho rằng công thức thành công của mô hình Bắc Âu trong thế kỷ 20 là sự kết hợp nền dân chủ ổn định, tự do cá nhân, tăng trưởng kinh tế và hệ thống an sinh xã hội toàn diện Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi Thụy Điển và Phần Lan (hai quốc gia điển hình của mô hình Bắc Âu) – hai quốc gia đứng đầu các chỉ số toàn cầu về khả năng cạnh tranh, năng suất, tăng trưởng, chất lượng cuộc sống, thịnh vượng và bình đẳng - bắt đầu có những dấu hiệu bất ổn trong thế kỷ 21? Mô hình Bắc Âu có gặp khủng hoảng không? Về mặt lịch sử, sự đồng thuận, tính liên tục, sự gắn kết xã hội và lòng tin xã hội rộng rãi đã được ca ngợi là thành phần quan trọng cho sự thành công của Thụy Điển và Phần Lan Tuy nhiên, đương thời, các cuộc tranh luận chính trị ở cả hai quốc gia ngày càng tập trung vào rủi ro, mối đe dọa và lo lắng Xã hội tan rã, phân cực chính trị, lo lắng về địa chính trị và mối đe dọa của khủng bố thường chiếm ưu thế Công trình này tập trung luận giải các vấn đề hiện tại của mô hình Bắc Âu như: các quốc gia có sự khác biệt về thu nhập, niềm tin cao vào thể chế xã hội và tính đồng nhất văn hóa tương đối cao trở nên cố định lại gây ra hiện tượng sợ phân cực, tan rã và giảm sút lòng tin xã hội; những căng thẳng địa chính trị, số hóa và toàn cầu hóa, cũng như những thách thức về chế độ dân chủ…
Công trình “The Nordic Exceptionalism: What Explains Why the Nordic Countries are Constantly Among the Happiest in the World World Happiness Report 2020” (Martela et al., 2020) nhấn mạnh hiện tượng: từ năm 2013 đến nay, mỗi khi Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (WHR) công bố bảng xếp hạng các quốc gia hàng năm, năm quốc gia Bắc Âu - Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và Iceland - đều nằm trong top 10, trong đó các quốc gia Bắc Âu chiếm giữ ba vị trí hàng đầu trong năm 2017, 2018 và
2019 Không dừng lại ở đó, khi nhìn vào thực trạng dân chủ và các quyền chính trị, chính phủ minh bạch, lòng tin giữa các công dân, cảm giác an toàn, sự gắn kết xã hội, bình đẳng giới, phân bổ thu nhập bình đẳng, Chỉ số Phát triển Con người hay nhiều so sánh toàn cầu khác, chúng ta đều có xu hướng tìm thấy các nước Bắc Âu ở vị trí hàng đầu toàn cầu Chính xác thì điều gì khiến công dân Bắc Âu hài lòng một cách đặc biệt với cuộc sống của họ? Đây là câu hỏi mà chương sách này trả lời Thông qua việc xem xét các nghiên cứu, lý thuyết và dữ liệu hiện có của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới, nhóm tác giả chương sách nhận thấy rằng những giải thích nổi bật nhất bao gồm các yếu tố liên quan đến chất lượng của các thể chế, chẳng hạn như phúc lợi đáng tin cậy và rộng rãi, tham nhũng thấp, nền dân chủ và nhà nước hoạt động tốt Hơn nữa, công dân Bắc Âu trải nghiệm cảm giác tự chủ và tự do cao, cũng như mức độ tin cậy cao của các cá nhân trong xã hội đối với nhau, những điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự hài lòng trong cuộc sống Mặt khác, chương sách này cũng chỉ ra một số cách giải thích phổ biến cho hạnh phúc ở Bắc Âu như dân số nhỏ và sự đồng nhất của các nước Bắc Âu, và một số ý kiến phản biện như thời tiết lạnh giá và tỷ lệ tự tử, dường như không có liên quan nhiều đến hạnh phúc của người Bắc Âu Hầu hết các yếu tố giải thích tiềm năng cho hạnh phúc ở Bắc Âu đều có mối tương quan cao với nhau và thường củng cố lẫn nhau, nên khó có thể tách rời nguyên nhân từ kết quả Do đó, chỉ tập trung vào một lời giải thích duy nhất có thể dẫn đến những cách hiểu bị sai lệch Ví dụ, sự tin tưởng vào các thể chế và các công dân khác có tạo ra mảnh đất màu mỡ để xây dựng một mô hình nhà nước phúc lợi với những lợi ích xã hội sâu rộng hay không? Hay mô hình nhà nước phúc lợi góp phần giảm thiểu tội phạm và tham nhũng, khiến người dân tin tưởng nhau hơn? Rất có thể, cả hai hướng ảnh hưởng đều đóng một vai trò nào đó, dẫn đến một vòng phản hồi tự củng cố tạo ra mức độ tin cậy cao ở Bắc Âu và mô hình nhà nước xã hội hoạt động hiệu quả Chương sách này đã tìm kiếm thông tin chi tiết về những vấn đề trên bằng cách xem qua lịch sử của các quốc gia Bắc Âu, điều này giúp xác định một số bài học kinh nghiệm thực tế về những gì các quốc gia khác có thể học hỏi từ khu vực Bắc Âu để tạo ra một vòng phản hồi tích cực và nâng cao hạnh phúc của công dân của họ Như Thomas Jefferson đã lưu ý vào năm 1809, “việc chăm sóc cuộc sống và hạnh phúc của con người chứ không phải sự tàn phá là đối tượng hợp pháp đầu tiên và duy nhất của chính phủ tốt”
Tiếp nối mạch nghiên cứu với mục tiêu luận giải sự thành công của mô hình Bắc Âu từ khía cạnh nền dân chủ, có công trình “The Nordic model of social democracy” (Brandal et al., 2013) Nhóm tác giả này cho rằng mô hình Dân chủ xã hội từ lâu đã trở nên nổi bật trong nền chính trị Bắc Âu thông qua các đảng thống trị và tư tưởng bá chủ của cánh tả Đóng góp của công trình này nằm ở chỗ khám phá sự phát triển của nền Dân chủ xã hội và những tình huống nan giải về chính sách mà các nhà Dân chủ xã hội phải đối mặt ngày nay
Công trình “What Can the United States Learn from the Nordic Model?” (Mitchell,
2007) so sánh mô hình Bắc Âu và mô hình Hoa Kỳ, từ đó đúc rút một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho trường hợp Hoa Kỳ Nghiên cứu này cho rằng, mô hình Bắc Âu đang gặp phải nhiều thách thức, trong số đó, hiệu quả kinh tế đang tụt hậu và chính phủ tiêu dùng quá mức là dấu hiệu rõ rệt nhất Khu vực công ở Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Iceland tiêu thụ trung bình hơn 48% sản lượng kinh tế Ngược lại, tổng chi tiêu của chính phủ ở Hoa Kỳ chưa đến 37% tổng sản phẩm quốc nội So sánh nguồn thu thuế thậm chí còn nổi bật hơn Các khoản thu thuế trung bình chiếm hơn 45% GDP ở các quốc gia Bắc Âu, cao hơn 20 điểm phần trăm so với tổng gánh nặng thuế ở Hoa Kỳ Gánh nặng lớn hơn này của chính phủ làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Bắc Âu, cả vì chi tiêu của chính phủ tiêu tốn các nguồn lực có thể được phân bổ hiệu quả hơn bởi các lực lượng thị trường và do thuế suất cao kèm theo không khuyến khích hành vi sản xuất Một khu vực nhà nước nhỏ hơn là một lý do tại sao Hoa Kỳ thịnh vượng hơn GDP bình quân đầu người ở Hoa Kỳ cao hơn 15% so với các quốc gia Bắc Âu Khoảng cách thậm chí còn lớn hơn khi so sánh thu nhập khả dụng, tiêu dùng cá nhân và các thước đo khác phản ánh mức sống Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề liên quan đến một nhà nước phúc lợi lớn, các quốc gia Bắc Âu vẫn có nhiều điều đáng hoan nghênh Họ có thị trường mở, mức độ quy định thấp, quyền sở hữu mạnh, tiền tệ ổn định và nhiều chính sách khác gắn liền với tăng trưởng và thịnh vượng Thật vậy, các quốc gia Bắc Âu thường được xếp hạng trong số các quốc gia định hướng thị trường nhất trên thế giới Các quốc gia Bắc Âu cũng đã thực hiện một số cải cách ủng hộ thị trường Ví dụ, mọi quốc gia Bắc Âu đều có thuế suất doanh nghiệp thấp hơn Hoa Kỳ và hầu hết các quốc gia đó đều có hệ thống thuế suất bình thường thấp đối với thu nhập từ vốn Iceland thậm chí còn áp dụng mức thuế cào bằng đối với thu nhập từ lao động Và cả Iceland và Thụy Điển đều đã tư nhân hóa một phần hệ thống hưu trí an sinh xã hội của họ Các quốc gia Bắc Âu cung cấp những bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách, nhưng họ không phù hợp với khuôn mẫu truyền thống Các nhà phê bình bảo thủ lên án chính xác các quốc gia phúc lợi lớn, nhưng thường bỏ qua những kết quả tích cực do các chính sách tự do thông thoáng trong các lĩnh vực khác mang lại Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa tự do phóng đại hoạt động kinh tế của các quốc gia Bắc Âu trong nỗ lực biện minh cho các chính sách nhà nước về phúc lợi, trong khi không thừa nhận vai trò của các chính sách thị trường tự do trong các lĩnh vực khác
Công trình “The labor market regimes of Denmark and Norway – One Nordic model” (Gooderham et al., 2015) khám phá đặc trưng của hệ thống thị trường lao động của Đan Mạch và Na Uy bằng cách điều tra phương thức người sử dụng lao động trong các công ty đa quốc gia ở Đan Mạch và Na Uy giao tiếp với nhân viên về những thay đổi nhân sự Công trình này đưa ra tranh luận rằng sự phát triển linh hoạt của thị trường lao động ở Đan Mạch mang lại cho các nhà tuyển dụng Đan Mạch phạm vi lớn hơn đáng kể trong việc tham gia vào những thay đổi về nhân sự so với Na Uy Lý thuyết thể chế dẫn chúng ta đến giả định rằng các công ty lớn ở Đan Mạch sẽ ít có khả năng tham gia vào giao tiếp giữa người sử dụng lao động và nhân viên về kế hoạch nhân sự hơn so với các công ty Na Uy Ngoài ra, công trình này lập luận rằng trong bối cảnh của Đan Mạch, các doanh nghiệp bản địa sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về các khía cạnh quy chuẩn và nhận thức để linh hoạt hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài, có nghĩa là họ có nhiều khả năng tham gia vào thể chế kinh doanh hơn so với các đối tác nước ngoài của họ Công trình cũng bổ sung lý thuyết thể chế với góc độ tác nhân để tính đến vai trò của công đoàn Phân tích của nhóm tác giả dựa trên khảo sát 203 công ty ở Na Uy và Đan Mạch, là các công ty đa quốc gia bản địa hoặc là công ty con của các công ty đa quốc gia nước ngoài
Những khác biệt mà nhóm tác giả quan sát được khiến họ kết luận rằng khái niệm về một mô hình Bắc Âu chung là có vấn đề
Cuốn sách “Nordic Administrative Reforms: Lessons for Public Management” (Greve et al., 2016) dựa trên một bộ dữ liệu duy nhất và đánh giá so sánh các cải cách quản lý công ở năm quốc gia Bắc Âu: Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển Dựa trên đánh giá của các nhà điều hành hành chính, cuốn sách so sánh mô hình Bắc Âu với các mô hình Anglo-Saxon, Germanic, Napoléon và nhóm các quốc gia Đông Âu Cuốn sách đề cập đến những câu hỏi sau: Những xu hướng cải cách nào có liên quan trong các cơ quan hành chính nhà nước của các nước Bắc Âu? Những đặc điểm thể chế nào đặc trưng cho các cơ quan quyền lực nhà nước ở các nước này? Điều gì đặc trưng cho bản sắc vai trò, sự hiểu biết về bản thân, các giá trị chi phối và động lực của các nhà điều hành hành chính ở các nước Bắc Âu? Đâu là đặc điểm của các quá trình, xu hướng và nội dung cải cách, mức độ phù hợp của các loại công cụ quản lý khác nhau và tác động nhận thức của chúng và hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước là gì? Cuốn sách cũng xem xét cách các quốc gia Bắc Âu khác nhau đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và cách giải thích sự khác biệt và tương đồng trong hướng tiếp cận của họ
Cụng trỡnh “The Nordic model towards 2030: A new chapter?” (Dứlvik et al., 2015) cho rằng các nước Bắc Âu có những điểm tương đồng rõ ràng Với các nền kinh tế nhỏ, cởi mở, các quốc gia phúc lợi phát triển tốt và cuộc sống làm việc có tổ chức, họ đã tạo ra thuật ngữ “mô hình Bắc Âu” Theo đó, NordMod 2030 là một dự án nghiên cứu Bắc Âu phân tích sự phát triển trong 25 năm qua và xác định những thách thức mà các nước Bắc Âu sẽ phải đối mặt trong những năm đến năm 2030 Báo cáo cuối cùng này tóm tắt những hiểu biết sâu sắc và phát hiện của 17 báo cáo con của dự án Nó được dùng như một nguồn kiến thức trong các cuộc tranh luận về việc đổi mới và phát triển hơn nữa mô hình Bắc Âu
Công trình “Nordic welfare states In Routledge handbook of the welfare state” (Kangas & Kvist, 2018) đề cập đến vấn đề: mô hình Bắc Âu nổi tiếng với các quốc gia phúc lợi toàn diện và mức độ bất bình đẳng thấp nhưng một số người nghĩ rằng trạng thái phúc lợi như vậy là một sự lạc hậu cần phải tránh bằng mọi giá và những người khác tin rằng nhà nước phúc lợi Bắc Âu là một thiên đường trên trái đất Cả những người chỉ trích và ủng hộ đều đồng ý rằng các quốc gia Bắc Âu có chung một số đặc điểm để có thể được coi là “mô hình phúc lợi Bắc Âu” với một loạt các mục tiêu, chính sách và kết quả riêng biệt
Công trình “The Nordic model on the global market of ideas: The welfare state as Scandinavia's best brand” (Marklund, 2017) đã trả lời các câu hỏi cấp thiết như: Tại sao câu chuyện về Mô hình Bắc Âu lại bắt đầu từ chính quyền địa phương và cách cấp hành chính này xử lý một loạt các nhiệm vụ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân; Tại sao người Đan Mạch, người Phần Lan và người Thụy Điển sẵn sàng trả thuế cao, miễn là các dịch vụ được cung cấp có hiệu quả và chất lượng cao; Mô hình Bắc Âu được phát triển như thế nào thông qua cải cách gia tăng và thỏa hiệp chính trị để đảm bảo ổn định và hỗ trợ cho các quyết định chính sách lớn; Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển đối mặt với khó khăn như thế nào, những thách thức và cách các quốc gia đã đối phó với chúng thông qua cải cách để duy trì khả năng cạnh tranh trên toàn cầu
Công trình “Changing social equality: the Nordic welfare model in the 21st century” (Kvist & Fritzell, 2011) cho rằng sự thay đổi bình đẳng xã hội thông qua các chính sách của nhà nước có lẽ là di sản lớn nhất của mô hình Bắc Âu trong thế kỷ XX Các nước Bắc Âu nói riêng đã có thể nâng cao mức sống và hạn chế bất bình đẳng mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Nhưng với tình trạng bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, họ đánh giá thế nào khi so sánh với các quốc gia có các mô hình phúc lợi thay thế, chẳng hạn như Anh, Hà Lan và Đức? Dưới góc nhìn so sánh, cuốn sách này làm sáng tỏ những bất bình đẳng đang thay đổi ở châu Âu Đóng góp của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực xem xét nguyên nhân, hướng đi và tác động của những thay đổi, điều tra xem liệu sự ủng hộ đối với các chính sách bình đẳng có giảm đi hay không và liệu các chính sách có đang trở nên kém hiệu quả hơn trong việc giảm bất bình đẳng hay không Cuốn sách cho thấy các quốc gia Bắc Âu dường như đang đi đúng hướng mà cuối cùng sẽ dẫn đến một mô hình phúc lợi
Nghiên cứu trong nước
1.2.1 Những nghiên cứu về lý thuyết phát triển xã hội Ở góc độ các lý thuyết tổng quan với vai trò làm nền tảng lý luận của hoạt động nghiên cứu, trước hết có thể kể đến những lý thuyết kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được tham khảo và lựa chọn như những chỉ dẫn về lý luận và phương pháp luận cho việc nghiên cứu Liên quan đến việc nghiên cứu quan điểm phát triển của các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin có công trình “Triết lý phát triển Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh” (Huyên, 2000) và “Triết lý Hồ Chí Minh” (Giàu,
1996) Gần với chủ đề của chuyên khảo hơn là những công trình nghiên cứu về phát triển và phát triển xã hội như “Triết lý phát triển ở Việt Nam, mấy vấn đề cốt yếu” (Nam,
2008) tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của lý luận phát triển và mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố tạo nên sự phát triển Trong một nghiên cứu khác cũng do
GS Phạm Xuân Nam chủ biên “Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng” (Nam, 2001) các tác giả lại đi sâu vào xem xét vấn đề phát triển xã hội gắn với công bằng và tiến bộ xã hội Phát triển xã hội được xem xét dưới góc độ quan hệ giữa xã hội và tự nhiên được tác giả Hồ Sỹ Qúy nghiên cứu trong công trình “Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển xã hội” (Qúy, 2000) Trong số những Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước đã được nghiệm thu cũng có một số chuyên khảo liên quan trực tiếp đến một số nội dung của chủ đề phát triển xã hội Chương trình KX-05 “Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” (Bình, 1996) có xem xét đến các lý thuyết về nhà nước pháp quyền và cơ chế dân chủ Năm 2006 có Chương trình KX 10 “Tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” do PGS.TS Trần Đình Hoan làm chủ nhiệm đã đi sâu nghiên cứu cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của hệ thống chính trị ở một số quốc gia trên thế giới trong đó có một số quốc gia Tây Âu cung cấp những tư liệu rất bổ ích Cũng liên quan đến chủ đề hệ thống chính trị gần đây có cuốn “Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ” do GS.TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên đi sâu nghiên cứu những thành tố cơ bản của hệ thống chính trị ở các quốc gia này từ đó rút ra các bài học cho việc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (Huyên, 2007) v v…
1.2.2 Những nghiên cứu về mô hình Châu Âu
Theo khảo sát dữ liệu của nhóm nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau như qua mạng internet, hệ thống các thư viện chuyên ngành, tham khảo các cơ sở dữ liệu của Viện Nghiên cứu Châu Âu… thì đến nay ở trong nước chưa có công trình nghiên cứu nào đã được công bố có chủ đề trùng với tên chuyên khảo này Trực tiếp liên quan đến chủ đề, có một số công trình nổi bật như “Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” (Tuấn, 2008), “Chính sách phát triển vùng của Italia” (Quang, 2006); “Hệ thống thể chế chính trị và cải cách thể chế chính trị EU trong bối cảnh Liên Minh Châu Âu mở rộng” do TS Đặng Thế Truyền làm chủ nhiệm và “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xã hội dân sự ở Liên Minh Châu Âu” (Tuấn, 2010)
Trong dự án ODA ”Chương trình nghiên cứu Châu Âu ở Việt Nam” (ESPV) do EU tài trợ mà Viện Nghiên cứu Châu Âu là chủ dự án, có triển khai nghiên cứu về tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của một số quốc gia thành viên EU như Thụy Điển, Hà Lan, Pháp, Anh và Italia v v trong đó có xem xét sơ bộ về các mô hình phát triển xã hội Ngoài ra cũng trong một dự án hợp tác nghiên cứu với nước ngoài khác của Viện Nghiên cứu Châu Âu do EU tài trợ và Đại học Roskindle, Đan Mạch là cơ quan đối tác nước ngoài với chủ đề liên quan đến việc xóa đói giảm nghèo: “Sustainable Livelihoods in Southeast Asia: a Grassroots-informed Approach to Food Security”, Viện Nghiên cứu Châu Âu đã cùng các đối tác Đan Mạch, Anh, Italia, Thái Lan, Lào tổ chức khảo sát thực tế ở Việt Nam, Thái Lan, Lào về hệ thống quản lý theo dõi tiến trình phát triển kinh tế gắn với những chuyển biến xã hội ở các vùng nông thôn từ góc độ an ninh lương thực và xóa nghèo Những kinh nghiệm của Châu Âu, trước hết là của Đan Mạch, Anh và Italia cũng được các học giả Châu Âu nghiên cứu và trình bày để rút ra các bài học kinh nghiệm Năm 2007, Viện Nghiên cứu Châu Âu cũng đã triển khai chương trình hợp tác với Đại học Naples - Italia và các đối tác Anh, Pháp có tên gọi “Grassroots democracy and participatory budgeting” đề cập đến vấn đề dân chủ cơ sở cũng có liên quan trực tiếp đến một số nội dung của chủ đề quản lý phát triển xã hội
Gần đây nhất, công trình nghiên cứu cấp Nhà nước “Mô hình phát triển xã hội của một số nước phát triển Châu Âu - kinh nghiệm và ý nghĩa đối với Việt Nam” có mã số KX.02.13/06-10 do GS.TS Nguyễn Quang Thuấn chủ nhiệm và Viện Nghiên cứu Châu Âu chủ trì đã đánh giá tổng hợp các mô hình phát triển xã hội của Châu Âu, do đó, chưa có điều kiện để tập trung đi sâu vào mô hình Bắc Âu, chỉ dừng lại xem xét mô hình Thụy Điển (Thuấn & Quang, 2011) Tuy nhiên, đây là công trình có giá trị tham khảo đặc biệt đối với nhóm tác giả biên soạn sách chuyên khảo này
1.2.3 Những nghiên cứu về mô hình Bắc Âu Ở Việt Nam, nghiên cứu về Bắc Âu có tác giả nổi bật là Đinh Công Tuấn với chuỗi các công trình như: “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở một số nước Bắc Âu dưới tác động của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu” (Tuấn, 2019); “An sinh xã hội Bắc Âu trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bài học cho Việt Nam” (Tuấn & Hoàng, 2013); “Mô hình phát triển Bắc Âu: Giáo trình đại học và trên đại học chuyên ngành châu Âu học” (Tuấn, 2011)
Nhóm những công trình như trên đã tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của mô hình nhà nước phúc lợi Bắc Âu, phân tích tính phổ quát và tính đặc thù của mô hình này, đánh giá những thành công, hạn chế, xu hướng cải cách, điều chỉnh và bước đầu tìm ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu về tình hình nghiên cứu chủ đề ở trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu đưa ra một vài nhận định như sau:
- Các công trình nghiên cứu trực tiếp về chủ đề phát triển xã hội ở góc độ lý thuyết của các tác giả nước ngoài khá phong phú Trên cơ sở tham khảo một số trước tác có quan hệ gần gũi với chủ đề của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin để thấm nhuần các quan điểm lý luận và phương pháp luận Macxit, có thể sử dụng những thành quả nghiên cứu lý thuyết này để làm rõ cơ sở lý thuyết và nội dung lý luận của phát triển xã hội Một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước cần được tham khảo để thấy sự gần gũi về lý thuyết và các khác biệt có thể có do tính đặc thù về lý thuyết phát triển và phát triển xã hội
- Những nghiên cứu về mô hình phát triển xã hội Bắc Âu (phần nào bao hàm cả vấn đề quản lý phát triển xã hội) rất phong phú Chủ đề nghiên cứu này gây tranh luận khá sôi nổi trong giới nghiên cứu EU giữa hai “trường phái” ủng hộ và phản bác sự tồn tại một mô hình chung
- Những nghiên cứu về các mô hình phát triển xã hội đặc trưng ở từng nước Bắc Âu không nhiều tuy nhiên cũng có những phân loại khác nhau về các mô hình tiêu biểu
- Những công trình nghiên cứu trong nước ở tầm lý luận chung tuy không nhiều nhưng khá tập trung vào chủ đề lý thuyết phát triển và phát triển xã hội Đây là những tư liệu giúp trực tiếp cho việc tìm hiểu những lý thuyết phát triển xã hội đã được các nhà nghiên cứu trong nước phân tích
- Các công trình nghiên cứu đã góp phần làm rõ nguồn gốc lịch sử - thực tiễn của sự hình thành các ý tưởng - lý thuyết và mô hình phát triển xã hội, hệ thống quản lý phát triển xã hội từ đó xác định nền tảng lý thuyết của tiến trình phát triển xã hội (với các mô hình khác nhau) và quản lý phát triển xã hội trong mối quan hệ tương tác với các lý thuyết phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa… ở các quốc gia Bắc Âu ngày nay
Xuất phát từ những nhận định về tình hình nghiên cứu, nhóm biên soạn xác định nhiệm vụ nghiên cứu tập trung luận giải những nội dung chủ đạo như sau:
(a) Nghiên cứu làm rõ và hệ thống hóa các lý thuyết về mô hình phát triển xã hội cũng như mối quan hệ giữa chúng (kể cả các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin) và làm rõ quan điểm của Đảng ta, sự tiếp thu và nhận thức của các học giả Việt Nam về vấn đề này trên cơ sở thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Những ý tưởng về phát triển xã hội ở Bắc Âu
- Nội dung cơ bản của các lý thuyết về mô hình phát triển xã hội phổ biến ở Bắc Âu
- Quan điểm và cách hiểu của các học giả Việt Nam về lý thuyết phát triển, phát triển xã hội và các phạm trù khái niệm có liên quan
(b) Nghiên cứu mô hình phát triển xã hội ở Bắc Âu
- Nghiên cứu tổng quan về mô hình phát triển xã hội chung ở Bắc Âu tập trung chủ yếu vào nhà nước phúc lợi xã hội, an sinh xã hội
- Tác động của sự phát triển liên kết Bắc Âu theo xu hướng siêu quốc gia tạo cơ sở vững chắc cho hình thành mô hình xã hội Châu Âu chung
- Xã hội dân sự - lý thuyết và thực tế ở Bắc Âu trong tiến trình thống nhất
- Các mô hình phát triển kinh tế thị trường ở Bắc Âu, những đặc trưng có tính phổ quát và những đặc thù ở một số quốc gia điển hình, khía cạnh xã hội của sự phát triển kinh tế thị trường và quản lý phát triển xã hội
(c) Nghiên cứu khảo sát phân tích bản chất đặc điểm các điều kiện hình thành, thành tựu và những vấn đề đặt ra của các mô hình phát triển xã hội điển hình ở một số quốc gia Bắc Âu Chuyên khảo tập trung vào 4 quốc gia Thụy Điển, NaUy, Phần Lan, Đan Mạch
(d) Phân tích các bài học xây dựng mô hình xã hội Bắc Âu từ đó đề xuất những vấn đề Việt Nam có thể tham khảo vận dụng
Chương 1 trình bày các vấn đề về tình hình nghiên cứu mô hình phát triển xã hội Bắc Âu Các chủ đề lược khảo chính đi từ phương diện lý luận đến thực tiễn, trong bối cảnh nghiên cứu ở trong lẫn ngoài nước Theo đó, có các tác giả với những công trình nổi bật được trình bày như: Garry Jacobs, Robert Macfariane và N Asokan (1997); Garry Jacobs, Harlan Cleveland (1999); Jean L Cohen và Andrew Arato (1994); Ludo Cuyvers (2001); André Sapir (2005); Poul Nyrup Rasmussen và Jacques Delors (2006); Anu Koivunen, Jari Ojala & Janne Holmen (2021); Frank Martela, Bent Greve, Bo Rothstein, Juho Saari (2020); Brandal, N., Bratberg, ỉ., & Thorsen, D (2013); Daniel J Mitchell (2007); Gooderham, P N., Navrbjerg, S E., Olsen, K M., & Steen, C R J J o I R (2015); Greve, C., Lổgreid, P., & Rykkja, L H (2016); Jon Erik Dứlvik, Tone Flứtten, Jon M Hippe & Bồrd Jordfald (2015); Kangas, O., & Kvist, J (2018); Kommunekredit, MuniFin, Kommuninvest, Monday Morning (2012); Kvist, J., & Fritzell, J (2011); Palviainen, H (2019); Xiong Jieru (2013); Đinh Công Tuấn (2008); Nguyễn Quang Thuấn (2010)
Thông qua việc tìm hiểu tình hình nghiên cứu, chúng tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu, một mặt kế thừa các thành tựu nghiên cứu đã có, mặt khác góp phần bổ túc những nội dung chưa đầy đặn cũng như cập nhật các số liệu thống kê mới nhất
Theo đó, sách chuyên khảo này cần triển khai các nghiên cứu lý thuyết để làm rõ sự hiểu biết chung và lý giải về sự khác biệt trong quan điểm lý luận có thể có do sự diễn giải và cách hiểu của các bên về cùng một khái niệm, một lý thuyết Tức là cần làm rõ các lý thuyết chung trong nhận thức từ thực tiễn của Việt Nam Cuốn sách cũng sẽ phải mô tả tổng quan để cung cấp thông tin đầy đủ về vấn đề gây tranh luận này và có những nhận xét đánh giá từ góc độ học thuật và thực tiễn phát triển về tính khả thi, hữu dụng của mô hình xã hội Bắc Âu Đây là một nội dung quan trọng mà chuyên khảo cần triển khai nghiên cứu từ xem xét các tiêu chí tạo khác biệt giữa các mô hình đến nghiên cứu trực tiếp làm rõ các mô hình với đại diện là một số quốc gia kinh tế phát triển Trên cơ sở tham khảo các tư liệu đó kết hợp với khảo sát thực tế một số địa bàn trong nước, nhóm nghiên cứu sẽ có được những hiểu biết thực tiễn về mô hình phát triển xã hội đang hình thành ở Việt Nam giúp cho việc đối chiếu so sánh với lý thuyết và thực tiễn Bắc Âu từ đó rút các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách Trên cơ sở lý thuyết chung của Bắc Âu về phát triển xã hội xác định các mô hình phát triển xã hội như sự biểu hiện cái chung trong cái riêng ở một số quốc gia phát triển là đại diện và làm rõ bản chất, đặc điểm, điều kiện hình thành và vận hành của các mô hình này cùng hệ thống quản lý chúng
Nhóm nghiên cứu tiến hành dự báo triển vọng của các mô hình đã lựa chọn nghiên cứu trong khả năng phát triển kinh tế - chính trị của Bắc Âu với xu thế liên kết siêu quốc gia hội nhập mô hình phát triển xã hội trên cơ sở tạo dựng “bản sắc Châu Âu” (European Identity) và “Mô hình xã hội Châu Âu” (European Social Model) trong đa dạng văn hóa - sắc tộc trong các thập niên đầu thế kỷ 21 Đặc biệt, từ những nghiên cứu về thực trạng phát triển xã hội, các mô hình phát triển xã hội ở một số quốc gia Bắc Âu tiêu biểu, cũng như tìm hiểu thực tiễn ở Việt Nam, rút ra những vấn đề Việt Nam có thể tham khảo trong tiến trình xây dựng xã hội phồn vinh, công bằng, dân chủ, văn minh, xã hội chủ nghĩa.
CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Lý thuyết về phát triển xã hội
Từ những ý niệm sơ khởi thời cổ đại về phát triển xã hội, các lý thuyết liên quan tới vấn đề này đã tiếp tục được phát triển, hoàn thiện qua một thời kỳ lịch sử lâu dài Đến thời cận – hiện đại, các lý thuyết phát triển, phát triển xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu tập trung làm rõ với nhiều cách tiếp cận rất đa dạng, phong phú áp dụng cho những trường hợp phát triển khác nhau trên thế giới để tạo thành các mô hình phát triển xã hội Phần này tìm hiểu về những luận giải chủ yếu liên quan tới vấn đề phát triển xã hội thời hiện đại
Khi đề cập đến phát triển, người ta thường lấy những con số định lượng để đo lường Như phát triển kinh tế thì dựa vào GDP, vậy “phát triển xã hội” thì sao? Đó là những gì liên quan đến việc thay đổi chất lượng của cấu trúc và chức năng xã hội Việc thay đổi này đã giúp cho xã hội thực hiện tốt hơn mục tiêu của mình Sự phát triển xã hội là kết quả của việc thay đổi hàng loạt chính sách và các chương trình; điều này được mô tả như sự di chuyển vượt lên, mức độ lớn hơn của năng lượng, năng lực, chất lượng, khả năng sáng tạo, sự thống trị, sự thưởng thức và thành tựu… của xã hội qua các giai đoạn lịch sử Nhìn lại các diễn biến của lịch sử trong suốt nhiều thế kỷ đã cho thấy xã hội loài người vẫn liên tục phát triển theo thời gian và để lý giải cho điều này, các học giả Châu Âu đã đưa ra nhiều lý thuyết khác nhau để tìm hiểu và phân tích về các tác nhân khiến cho quá trình phát triển của xã hội mang tính liên tục Về cơ bản, có thể xem xét các vấn đề lý thuyết liên quan tới phát triển xã hội thời hiện đại với các nội dung bao gồm:
• Phát triển kinh tế khác với phát triển xã hội
• Các yếu tố cần thiết cho phát triển xã hội
• Ba bước tiến của phát triển xã hội
• Phát triển tự nhiên và phát triển có kế hoạch
• Phát triển xã hội – một cái nhìn tổng quan
2.1.1 Phát triển xã hội và phát triển kinh tế
Lý thuyết cơ bản về sự biến đổi xã hội là ý thức phát triển sẽ đưa đến một tổ chức tốt hơn Loài người tiến hóa là do ý thức, và ý thức sẽ được thực hiện bởi tổ chức Khi xã hội nhận ra những cơ hội mới và tốt hơn, nó sẽ hình thành những tổ chức phù hợp để tận dụng và khai thác những cơ hội này
Cần phân biệt rõ bốn thuật ngữ: “tồn tại”, “tăng trưởng”, “phát triển” và “tiến hóa”
“Tồn tại”: liên quan đến sự hiện hữu của cuộc sống trong đó không có thay đổi gì về tính chất của cuộc sống “Tăng trưởng”: đề cập đến sự mở rộng theo phương nằm ngang được mô tả bởi sự lớn lên về số lượng ví dụ như một nông dân tăng diện tích trồng trọt hay một thương nhân mở rộng thị trường bán lẻ “Phát triển” liên quan đến sự chuyển đổi theo phương thẳng đứng bằng cách gia tăng mức độ để hình thành sự thay đổi chất lượng ví dụ như một nhà bán lẻ trở thành nhà sản xuất hay một trường tiểu học trở thành trường trung học “Tiến hóa”: liên quan đến sự giới thiệu những thực tiễn mới như thẻ tín dụng, internet,…
Muốn phát triển xảy ra phải có động cơ và điều kiện tạo ra sự thay đổi xã hội Động cơ phải đủ mạnh để vượt qua những cản trở Phát triển cũng cần nguồn tài nguyên như vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng
Phát triển là kết quả xã hội đã tận dụng tốt cơ hội cũng như vượt qua được thử thách bằng những nguồn nhân lực và những tài nguyên có ích Xã hội đã trải qua các giai đoạn trong tiến trình phát triển: giai đoạn du cư săn bắn, hái lượm, nông nghiệp, đô thị hóa, thương mại, công nghiệp và hậu công nghiệp Những người tiên phong đã đưa ra những ý tưởng mới, phát minh mới,… và bị chống đối bởi các phe bảo thủ Và cuối cùng đổi mới cũng được cộng đồng chấp nhận, tổ chức và thực hiện Những cải tiến có tính tổ chức có thể diễn ra đồng thời ở bốn mức độ: thể chất, xã hội, tinh thần và tâm lý Ngoài ra, bốn loại tài nguyên khác nhau cũng hỗ trợ cho phát triển Trong đó, tài nguyên vật chất là hữu hình và có giới hạn Nguồn tài nguyên hiệu quả có thể làm tăng chất lượng tổ chức và cấp độ kiến thức
Trong suốt tiến trình phát triển, tốc độ và phạm vi phát triển khác nhau ở từng giai đoạn Ba giai đoạn chính là vật lý, sự sống (thuật ngữ “sự sống” đề cập đến những nguồn lực mạnh mẽ, năng động của con người đã giúp họ thành công) và giai đoạn tinh thần Tất cả ba giai đoạn này đều có những đặc trưng riêng Đó là những nét chung của “phát triển xã hội” Để đạt được điều này, xã hội cần có một số các yếu tố cần thiết khác đảm bảo cho quá trình phát triển được diễn ra một cách phù hợp
2.1.2 Các yếu tố cần thiết cho phát triển xã hội
* Sự phát triển của loài người Đó là một tiến trình mà con người sử dụng tất cả những giác quan cũng như óc phán đoán của mình để nhận biết thế giới vật chất và các động lực phát triển Động lực mạnh mẽ nhất để thúc đẩy tiến trình phát triển là năng lực và khát vọng của mỗi con người Do đó, hoạt động có ý thức của con người là tác nhân trực tiếp của quá trình phát triển Sự sáng tạo, năng suất, tính hiệu quả cũng sự chứa đựng một cách có tổ chức sẽ cho thấy mức độ thành công và khả năng thưởng thức của họ Phạm vi và cường độ phát triển sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của giáo dục, sức mạnh của khát vọng và năng lực, kỹ năng và thông tin Tất cả những nhân tố trên đều đóng một vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của một cá nhân, một gia đình, một cộng đồng hay một quốc gia và thậm chí cả thế giới
* Tiến trình và các nhân tố phát triển của xã hội
- Từ phát triển một cách tự phát đến có ý thức
Khuynh hướng thông thường của phát triển là đi từ kinh nghiệm đến thực tế Điều này có nghĩa là con người cứ làm theo cha ông của mình mà không hề biết đến những điều kiện cần thiết nào đã giúp họ thành công Cách thức phát triển như vậy được coi là phát triển một cách tự phát Trải qua một quá trình lâu dài hơn, sự nhận thức của con người về quá trình phát triển cũng trở nên rõ ràng và khi xã hội phát triển đi lên, con người cũng hiểu rõ hơn về các nhân tố làm nên bước phát triển đó Khi một xã hội phát triển, tức là nó đã tích luỹ được kinh nghiệm của những người tiên phong, đồng thời biết cách vận dụng tính chất của những kinh nghiệm đó để thành công Điều này có nghĩa là ý thức của con người về quá trình phát triển trở nên rõ ràng và con người xác lập được các cách thức hoặc các phương án lựa chọn để đẩy mạnh quá trình phát triển Đây chính là sự chuyển biến mang tính bước ngoặt từ phát triển tự phát sang quá trình phát triển có ý thức
Những kinh nghiệm sống của xã hội ngày càng được đúc kết một cách tự nhiên Như đã trình bày ở trên, con người không giải thích được lý do tại sao cha ông, tổ tiên họ lại làm như thế Và có một số người tìm ra các qui luật, các phát minh, các ý kiến dường như chưa từng có trong xã hội đã giải thích được các kinh nghiệm của tổ tiên Những người này được gọi là người tiên phong Các sáng kiến của họ có thể đưa ra được chiến lược mới, thay đổi cách thức sản xuất thậm chí có thể thay đổi cơ cấu tổ chức Chính vì điều này họ đã gặp phải sự chống đối của các phe bảo thủ trong xã hội Nếu sáng kiến của những người tiên phong được chấp nhận, nó sẽ khuyến khích những người xung quanh áp dụng rồi sẽ truyền bá rộng rãi toàn xã hội và dần dần sẽ trở nên phổ biến và thành thông lệ Tiến trình này có thể được chia ra làm ba giai đoạn: giai đoạn xã hội chín mùi một kinh nghiệm nào đó, giai đoạn những người tiên phong đưa ra ý kiến của mình và cuối cùng là giai đoạn xã hội chấp nhận
Với những đóng góp của mình, những người tiên phong có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển Bởi vì thông qua những phát hiện, những ý tưởng, sáng kiến… của người tiên phong mà tiềm thức của con người đã trở thành nhận thức Ban đầu, người tiên phong tiếp thu nhận thức và họ sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm là truyền bá nhận thức này cho những người khác Người tiên phong xuất hiện đơn lẻ nhưng họ đóng vai trò như người đại diện có ý thức cho toàn xã hội Người tiên phong là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình phát triển
- Nối tiếp thế hệ tiên phong
Như đã trình bày ở trên, những người tiên phong là người nảy sinh ra những sáng kiến mới chưa từng có trong xã hội nên họ thường gặp phải sự kỳ thị, nhạo báng thậm chí chống đối quyết liệt của cộng đồng Mặc dù vậy, họ vẫn bất chấp, kiên định với những sáng kiến của mình Hành động này của họ có thể lôi kéo được một số người ủng hộ Và những người này sẽ bắt chước những người tiên phong truyền bá thông tin đi khắp nơi Với sự nỗ lực của mình, có thể họ sẽ lôi kéo được sự ủng hộ của một số tổ chức trong việc thể chế hóa sáng kiến của người tiên phong
- Sự tạo thành và tổ chức các hoạt động mới
Tổ chức là một hoạt động thể hiện khả năng của cộng đồng trong việc quản lý thông tin, kiến thức, tài nguyên, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các kỹ năng của con người vào việc vận dụng những cơ hội mới cũng như đối mặt với những thử thách, những cản trở trong tiến trình phát triển Sự phát triển có được là nhờ quá trình cải tiến, hoàn thiện khả năng tổ chức của con người Nói cách khác, sự phát triển được thúc đẩy nhờ vào sự hình thành của các hình thức tổ chức ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn để cải thiện mọi mặt hoạt động của xã hội, từ đó giúp cho mỗi cấu thành của xã hội có thể nắm bắt được cơ hội cũng như đối mặt được với những thử thách
Sự phát triển của các cấp tổ chức có thể có được thông qua việc đề ra các qui định và luật lệ mới hoặc thông qua những hệ thống mới Mỗi một tiến trình mới mà xã hội đạt tới đều phải có cách thức tổ chức tương xứng với nó Ví dụ như vào thế kỷ XVI và XVII việc thực hiện thương mại quốc tế của các quốc gia Châu Âu đã đòi hỏi sự phát triển tương xứng của công nghiệp ngân hàng cũng như luật thương mại hoặc những phương tiện hoà giải nội bộ Hay những hình thức đầu tư kinh doanh mới cần thu hút số lượng vốn lớn, hay cần tài chính để mở rộng thương mại Điều này đã thúc đẩy hình thành một hình thức thương nghiệp mới, đó là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Mỗi một bước đi của sự phát triển mà xã hội thực hiện đều kèm theo những cách tổ chức mới phù hợp hơn nhằm đơn giản hoá các thử thách Trong nhiều trường hợp, những cách tổ chức còn thiếu sót buộc phải thay đổi để phù hợp với sự phát triển mới Nhiều quốc gia giới thiệu những thành tựu của sự đổi mới như dịch vụ hướng dẫn kinh doanh, trạm thu mua, sự hình thành hình thức nhượng quyền kinh doanh, thuê mua, dịch vụ truyền thông, tín chấp, khu công nghiệp, vùng tự do thương mại và thẻ tín dụng,… và đặc biệt là sự xuất hiện của internet Mỗi tiện nghi mới này sẽ hỗ trợ cho việc sử dụng tài nguyên sẵn có của xã hội để đạt được mục đích hiệu quả hơn Hơn nữa các tiện nghi mới này ít nhiều ảnh hưởng đến tốc độ của sự phát triển Ví dụ như trường hợp các quốc gia Đông Âu đã gặp rất nhiều trở ngại trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường vì không có hoặc thiếu các hệ thống hỗ trợ cũng như các tiện nghi mới
- Sự hoàn thiện của tổ chức Đến một giai đoạn đặc biệt nào đó, tổ chức sẽ tự mềm hoá mình và điều chỉnh để dễ dàng thích nghi hơn với môi trường phát triển mới và để thực sự trở thành một tế bào gắn kết chặt chẽ với xã hội Như chúng ta đều biết, những phong tục, tập quán luôn tồn tại trong xã hội một cách hiển nhiên, không cần sự xác nhận của luật pháp hay cơ quan nào cả Các tổ chức nên mềm hóa các định chế của mình cho phù hợp với phong tục, tập quán thì sẽ được sự ủng hộ của toàn xã hội Chẳng hạn như những phong tục cưới xin đã được cộng đồng chấp nhận sẽ tiếp tục được duy trì theo truyền thống cho dù nó rơi vào những điều cấm của chính phủ
* Sự chuyển giao của gia đình
Khung lý luận và quan điểm nghiên cứu mô hình phát triển xã hội Bắc Âu
Thực trạng phát triển của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay cho thấy rất nhiều vấn đề liên quan tới tranh luận về quá trình phát triển, bản chất của sự phát triển và những cách thức để quản lý quá trình phát triển đó với định hướng chủ đạo là quá trình phát triển nói chung phải mang lại những lợi ích toàn diện cho mỗi người dân, lôi kéo toàn bộ dân chúng tham gia và đóng góp vào quá trình phát triển chung của đất nước Những nghiên cứu về lý thuyết phát triển trên thế giới từ những ý niệm sơ khởi đã trở thành các hệ thống lý thuyết hiện đại cho thấy nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau của giới nghiên cứu về quá trình phát triển nói chung và phát triển xã hội nói riêng Đặc biệt, vấn đề phát triển xã hội cho đến những năm gần đây đã trở thành một nội dung nghiên cứu hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều bên liên quan bao gồm cả các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu, các tổ chức xã hội Trên căn cứ như vậy, nhóm nghiên cứu chuyên khảo đưa ra cách thức tiếp cận về lý thuyết và khẳng định lựa chọn về quan điểm nghiên cứu trong tiếp cận vấn đề phát triển xã hội, mô hình phát triển xã hội của các quốc gia phát triển Bắc Âu
2.2.1 Các vấn đề lý thuyết và khái niệm liên quan
Nghiên cứu về các vấn đề phát triển từ lâu đã được thực hiện với nhiều cách tiếp cận lý thuyết khác nhau đối với cùng một vấn đề, trong đó các nhà nghiên cứu xem xét bản chất của sự phát triển, đưa ra những lý giải của quá trình phát triển và coi phát triển xã hội là một trong những nội dung quan trọng khi xem xét những chuyển biến được xác định là sự phát triển của các sự vật, hiện tượng hay của một quốc gia, một khu vực cụ thể Như đã được nghiên cứu trong phần trước, các lý thuyết liên quan tới vấn đề phát triển xã hội đã được hoàn thiện từ các ý niệm sơ khởi để trở thành một hệ thống lý thuyết thời hiện đại Với quá trình phát triển lâu dài như vậy, các khái niệm lý thuyết cũng có rất nhiều và rất phong phú, đa dạng, được sử dụng trong các trường hợp nghiên cứu cụ thể mang tính đặc thù riêng Trong công trình nghiên cứu này, lựa chọn lý thuyết được đưa ra là:
Khái niệm phát triển được xây dựng và tiếp cận gắn với một chuỗi các động thái thay đổi theo hướng đi lên bao gồm 4 giai đoạn chính là tồn tại, tăng trưởng, phát triển và tiến hoá Đây chính là những phân kỳ khác nhau của quá trình chuyển động đi lên Với căn cứ như vậy, có thể định nghĩa khái niệm phát triển là sự chuyển động của một sự vật, hiện tượng từ giai đoạn sơ khai ban đầu để trải qua một quá trình thay đổi tích cực cả về lượng và chất với kết quả là sự vật, hiện tượng đó biến đổi sang một trạng thái mới, hoàn thiện hơn so với tình trạng sơ khai ban đầu Trong cách tiếp cận 4 giai đoạn như đã đề cập ở trên, trạng thái mới này chính là giai đoạn thứ 4 – giai đoạn tiến hóa
Cách tiếp cận lý thuyết này cho đến nay được nhìn nhận là lựa chọn tương đối phổ biến và được áp dụng trong phần lớn các phân tích về phát triển nói chung theo đó giai đoạn đỉnh cao của tiến trình là sự tiến hoá, tức là những biến đổi toàn diện của sự vật, hiện tượng để chuyển sang một thể thức hoàn toàn mới Từ những cung bậc khác nhau về quá trình chuyển biến đi lên như vậy sẽ tạo cơ sở cho cách tiếp cận phù hợp tới vấn đề phát triển và phát triển xã hội
Khái niệm phát triển xã hội:
Từ lựa chọn về khái niệm phát triển như trên, khái niệm phát triển xã hội được đề cập theo nhiều cách hiểu và góc độ nghiên cứu khác nhau Có thể đưa ra hai khái niệm phổ biến dựa trên hai góc độ tiếp cận như sau: Ở góc độ tiếp cập xã hội học, các học giả trong lĩnh vực này mà điển hình là Clausen (1992), (Cleveland & Jacobs, 1999a) đã đưa ra một số diễn giải về khái niệm phát triển xã hội với hàm ý coi đó là sự biến đổi trong bản chất, thể chế và hành vi của một xã hội hoặc cộng đồng, là một sự kiện hoặc hành động lôi kéo sự tham gia của một nhóm các cá nhân có cùng chung những giá trị xác định, là nhu cầu của nhóm cá nhân này về các nguyên tắc mới - chẳng hạn như về sự cân bằng và công lý xã hội cho đa số
Trong quá trình phát triển xã hội, những thay đổi về chất của cơ cấu và chức năng của xã hội được phản ánh thông qua việc thực hiện một cách tốt hơn các mục tiêu đặt ra Phát triển xã hội có thể được xem xét trong bối cảnh lịch sử và địa – chính trị thể hiện các chuyển biến đi lên của sự vật, hiện tượng theo 4 giai đoạn phát triển như đã đề cập ở trên bao gồm: tồn tại, tăng trưởng, phát triển và tiến hoá Những chuyển biến xã hội có được là nhờ sự thúc đẩy của các nhóm người tiên phong thực hiện các bước chuyển biến mang tính thử nghiệm, sau đó chuyển các thử nghiệm đó vào hoạt động xã hội thực tiễn và làm thay đổi cả xã hội Các tư tưởng mới, thực tiễn phát triển mới và các quan điểm thực hiện mới bước đầu sẽ bị cản trở bởi những nhân tố bảo thủ của xã hội nhưng thông thường khi các nhân tố mới này phát huy được tác động xã hội thì sẽ được chấp nhận, học hỏi và tổ chức lại theo cách thức phù hợp với xã hội nơi nhân tố mới đó tồn tại
Tóm lại, cách tiếp cận này cho thấy phát triển xã hội được coi như những chuyển biến của xã hội với các nội dung chính bao gồm:
(a) Thay đổi về cơ cấu xã hội: thể hiện những thay đổi về bản chất, thể chế xã hội, hành vi xã hội và quan hệ xã hội của một cộng đồng
(b) Các sự kiện, hành động tác động tới nhóm người/cộng đồng có cùng đặc điểm và các giá trị chung
(c) Hành động gây ảnh hưởng tới quan điểm của cộng đồng về nguyên nhân biến chuyển xã hội theo cách thức thông thường
Khái niệm phát triển xã hội lúc này có thể bao hàm việc xác định đặc điểm của một nhóm cá nhân hoặc một cộng đồng Dù rằng thuật ngữ phát triển xã hội thường được sử dụng để thể hiện những thay đổi tích cực và có ích cho xã hội nhưng ở một góc độ khác, phát triển xã hội vẫn có thể gây ra các tác động phụ tiêu cực hoặc những hậu quả có thể làm ảnh hưởng hoặc triệt tiêu những lối sống mà cộng đồng hiện tại đang coi là tích cực
Trong cách tiếp cận của Cơ quan chuyên trách về phát triển xã hội thuộc Liên hiệp quốc 2 , vấn đề phát triển xã hội được nhìn nhận qua các hành động cụ thể hơn với việc coi đó là một phần của việc tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy phát triển và quản lý phát
2 Cụ thể là Vụ Phát triển và Chính sách Xã hội (Division for Social Policy and Development) của Liên Hợp Quốc - www.un.org/esa/socdev/ triển Các công việc này được thực hiện thông qua khuôn khổ những cam kết và chính sách của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ với nền tảng quan trọng nhất là Tuyên bố Copenhagen về Phát triển Xã hội và Chương trình Hành động của Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Phát triển Xã hội
Theo cách tiếp cận của tổ chức Liên hiệp quốc và Tuyên bố Copenhagen nêu trên, khái niệm phát triển xã hội được xác định bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản là:
- Xoá nghèo và tạo việc làm
- Dịch vụ hỗ trợ liên chính phủ và thực hiện
- Chính sách kinh tế - xã hội và quản lý phát triển
Với việc đảm bảo 4 lĩnh vực như đã nêu trên, phát triển xã hội sẽ bao gồm sự cam kết đảm bảo phúc lợi cá nhân, sự tình nguyện trong các hoạt động phục vụ cộng đồng và cơ hội để mỗi công dân xác định nhu cầu riêng của mình và có thể ảnh hưởng tới các quyết định gây tác động tới cuộc sống của họ Phát triển xã hội gắn liền với sự quan tâm của công chúng tới xây dựng chính sách xã hội và thúc đẩy các hoạt động kinh tế
Thực tế cho thấy hai vấn đề phát triển và chuyển biến xã hội luôn liên quan mật thiết với nhau Phát triển trước hết là một quá trình thay đổi về mặt xã hội chứ không chỉ là một tập hợp các chính sách và chương trình lập ra để nhắm tới một số kết quả cụ thể Quá trình phát triển luôn diễn ra trong suốt lịch sử của mỗi quốc gia nhưng trong những năm gần đây, quá trình này tăng mạnh cả về tốc độ và cường độ với nhiều diễn biến tạo ra sự khác biệt giữa các quốc gia (Swaminathan, 1994) Sự gia tăng của phát triển và chuyển biến xã hội là do nhận thức của con người được gia tăng và dẫn tới khả năng tổ chức và quản lý phát triển xã hội tốt hơn Khi một xã hội nhận thức được những cơ hội mới, tốt đẹp hơn cho sự tiến hoá thì xã hội đó sẽ tạo dựng được cách thức tổ chức và quản lý tương ứng nhằm khai thác cơ hội Cách tổ chức mới này sẽ đáp ứng tốt hơn việc sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các kết quả phát triển mong muốn
Cách tiếp cận của các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc cũng cho thấy sự quan tâm phù hợp tới quản lý phát triển xã hội Có nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng tới các nỗ lực phát triển và do vậy, toàn bộ quá trình phát triển cần phải được quản lý theo cách thức phù hợp trong mỗi thời kỳ Phải có động lực cho việc thúc đẩy phát triển xã hội gắn với các tiền đề căn bản để những thay đổi xã hội đó có thể diễn ra Phát triển xã hội do vậy đòi hỏi những nguồn lực cần thiết như vốn, công nghệ và sự sẵn sàng của cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho quá trình phát triển và quản lý phát triển
Như vậy, phát triển xã hội cũng có thể được coi là kết quả mà một xã hội đạt được khi tạo dựng được đầy đủ khả năng cần thiết trong tổ chức các nguồn nhân lực, tài lực và vật lực để khắc phục các thách thức và tranh thủ các cơ hội mà cuộc sống đem lại trong suốt tiến trình lịch sử Phát triển xã hội có được là nhờ khả năng quản lý tốt mỗi thay đổi của xã hội Nhìn chung, các thay đổi này diễn ra trong 4 giai đoạn bao gồm: tồn tại, tăng trưởng, phát triển và tiến hoá Mỗi giai đoạn chuyển biến theo hướng đi lên này lại có thể bao gồm 2 nội dung chủ yếu: phát triển kinh tế và phát triển con người được lượng hoá thành các chỉ số phát triển kinh tế (GDP bình quân đầu người, chỉ số cạnh tranh, chỉ số thương mại, đầu tư…) và chỉ số phát triển con người (chỉ số phát triển thể chất, chỉ số thông minh, chỉ số giáo dục…) Tổng hoà của hai nội dung phát triển này sẽ tạo ra kết quả là phát triển xã hội
Khái niệm mô hình phát triển xã hội:
TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BẮC ÂU
Khái niệm
Mô hình Bắc Âu, hay còn được biết đến với tên gọi Nordic Model, là một mô hình kinh tế xã hội đặc trưng của các quốc gia thuộc vùng Bắc Âu, bao gồm Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, và Iceland Ngoài ra, mô hình này còn được gọi là Mô hình Scandinavia Đặc điểm quan trọng của Nordic Model là sự tham gia tích cực của nhà nước và chính phủ trong quá trình đảm bảo phúc lợi xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của cả cộng đồng và bảo vệ quyền cơ bản của con người, đồng thời duy trì sự ổn định trong nền kinh tế
Mô hình này đặt trọng tâm vào sự tham gia cao của lực lượng lao động trong nền kinh tế, khuyến khích bình đẳng giới, và thực hiện chính sách trợ cấp cùng với các biện pháp mở rộng về chăm sóc xã hội Ba mục tiêu chủ yếu của Nordic Model bao gồm mức độ phổ quát cao, mức độ bình đẳng cao, và chính phủ đảm bảo việc làm thông qua chính sách thị trường lao động tích cực
Mô hình Bắc Âu nhấn mạnh ba trụ cột chính: an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, và giáo dục miễn phí An sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe được coi là cơ sở để đảm bảo mức sống cao cho tất cả công dân, không phụ thuộc vào tình trạng kinh tế cá nhân Giáo dục miễn phí nhằm mục đích cung cấp nền giáo dục chất lượng cao, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ kinh tế từ gia đình học sinh
Mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho công dân hơn so với các mô hình khác trên thế giới Được biết đến với tên gọi Mô hình Dân chủ xã hội hay Mô hình thể chế, Nordic Model tập trung vào sự đồng thuận và hỗ trợ toàn diện từ nhà nước Điều này tạo ra một hệ thống hạ tầng mạnh mẽ với dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu cao với chất lượng đảm bảo
Mặc dù có ý kiến cho rằng mô hình Bắc Âu đơn giản hóa hơn so với các mô hình khác, nó đạt được sự toàn diện và bền vững hơn Các phúc lợi xã hội không phụ thuộc vào đóng góp cá nhân, và mức thất nghiệp thấp được đảm bảo Mô hình này thực hiện một cách hiệu quả và có tính bắt buộc trong việc thanh toán các lợi ích Nhà nước chịu trách nhiệm chăm sóc từ trẻ em đến người già, khuyến khích sự độc lập cá nhân và hỗ trợ thu nhập và chi phí phúc lợi trong quá trình làm việc.
Nguồn gốc ra đời
Từ góc độ lịch sử, quan hệ truyền thống của các quốc gia Bắc Âu đã tồn tại lâu dài, dựa trên một nền tảng văn hóa và ngôn ngữ chung, cũng như những đặc điểm tương đồng về con đường phát triển xã hội Do đó, ngày nay, khu vực Scandinavia thống nhất với ngôn ngữ và văn hóa chung, đồng thời phát triển các chức năng xã hội đa dạng dựa trên nền tảng truyền thống lâu dài
Nước Đức đã đứng đầu thế giới trong việc áp dụng mô hình nhà nước phúc lợi bằng cách thiết lập cơ chế bảo hiểm cho công dân, đặc biệt là bảo hiểm y tế công cộng từ năm
1883 Trong khi đó, các nước Bắc Âu trong thời kỳ này chưa đáp ứng theo cách mà Đức đã thực hiện Tuy nhiên, thành công của mô hình Đức đã tạo động lực cho nhiều nước Bắc Âu, khiến chúng rút kinh nghiệm và triển khai những giải pháp linh hoạt về bảo hiểm cho công dân liên quan đến các vấn đề như tai nạn nghề nghiệp, bệnh tật, chăm sóc người già và thất nghiệp, điều này được coi là yếu tố cơ bản hình thành nên nhà nước phúc lợi Bắc Âu trong thời gian tiếp theo
Nguyên tắc về nhu cầu học tập và yêu cầu bắt buộc học tập đã xuất hiện từ thế kỷ XVI, trong giai đoạn cải cách nhà thờ La Mã Hai vương quốc Bắc Âu, Đan Mạch - Na
Uy - Aixơlen và Thụy Điển - Phần Lan, đã tuân theo tư tưởng của giáo thuyết dòng thánh Tin lành Evangelical Lutheran, coi đó là quốc giáo và thiết lập yêu cầu học tập bắt buộc Phong trào Luther nổi tiếng với sự phản đối về sự xa hoa của giáo hội và tôn trọng vai trò linh mục, đồng thời tăng cường giáo dục, tự giáo dục và nhấn mạnh vai trò quan trọng của cá nhân con người Bước đầu tiên của dân chủ hóa và phổ cập giáo dục là yêu cầu mọi cá nhân, không phân biệt giới tính, phải biết đọc và viết Nhà thờ Tân giáo trở thành công cụ quan trọng của nhà nước quân chủ, liên kết với giai cấp thống trị và trở thành nơi thực hiện trách nhiệm giáo dục của nhà nước, đặc biệt là việc dạy cho mọi người biết đọc, biết viết và thực hiện nhiệm vụ mới như chăm sóc người nghèo và người ốm Đến thế kỷ XIX, dưới tác động mạnh mẽ của tư tưởng cách mạng Pháp và Mỹ, các quốc gia Bắc Âu đã mở rộng hệ thống giáo dục tiểu học phổ cập và bắt buộc Theo quy định, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm phát triển các trường tiểu học và mọi công dân đều có quyền học tiểu học Đan Mạch đã là quốc gia đầu tiên thông qua Luật giáo dục công cộng vào năm 1814, sau khi áp dụng hệ thống giáo dục phổ cập trong 7 năm và buộc các thành phố phải thiết lập nhà trường tiểu học Tiếp theo, Thụy Điển đã thông qua Luật về giáo dục tiểu học bắt buộc vào năm 1842, không xác định thời hạn cụ thể Na Uy tiếp theo thực hiện Luật phổ cập tiểu học cho trẻ 7-14 tuổi vào năm 1848, và cuối cùng, Phần Lan thực hiện Luật giáo dục tiểu học bắt buộc vào năm 1866
Trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, việc thực hiện các biện pháp liên quan đến quan điểm chủ nghĩa vị lợi (Mercantilism) là hết sức quan trọng Theo quan điểm này, can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực y tế công cộng được coi là bắt buộc để bảo vệ “lợi ích quốc gia”
Sự khỏe mạnh của cư dân không chỉ là biểu tượng của sự thịnh vượng mà còn là dấu hiệu của sức mạnh quốc gia Lĩnh vực y tế công cộng là một trong những lĩnh vực đầu tiên mà nhà nước can thiệp tích cực, đặc biệt là trong việc xử lý và chữa trị các dịch bệnh nguy hiểm như tả, thương hàn, đậu mùa, đồng thời tạo điều kiện bình đẳng trong việc cung cấp chăm sóc y tế cho người giàu và người nghèo trong xã hội Ở Bắc Âu, việc thông qua và áp dụng Luật Y tế diễn ra sau so với các quốc gia châu Âu khác Chẳng hạn, Pháp đã có Luật Y tế công cộng đầu tiên vào năm 1832 và Anh vào năm 1848, trong đó quy định về sự hỗ trợ của nhà nước trong việc chữa trị và cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho người nghèo Điều này là cần thiết để đối mặt với các thách thức về sức khỏe xuất phát từ quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và tình trạng nghèo đói gia tăng vào thế kỷ XIX Ở Anh, hỗ trợ y tế được thực hiện theo Luật người nghèo Pháp là quốc gia đầu tiên áp dụng đạo luật hỗ trợ y tế miễn phí vào năm 1893
Chỉ vào cuối thế kỷ XIX, Na Uy và Thụy Điển là những quốc gia đầu tiên ở Bắc Âu thúc đẩy sự tham gia của bác sĩ và y tá trong việc cung cấp dịch vụ y tế (miễn phí hoặc với mức phí thấp) cho người nghèo và hỗ trợ các chương trình y tế công cộng Dựa trên cơ sở này, các quốc gia này mở rộng và thực hiện việc phổ quát hóa chăm sóc y tế công cộng Cụ thể, các Luật Y tế và dịch vụ y tế được thiết lập ở Đan Mạch (năm 1858), Na
Uy (năm 1860), Thụy Điển (năm 1874) và Phần Lan (năm 1897) Nhà nước giám sát và điều tiết công tác y tế vệ sinh công cộng và phân cấp cho chính quyền địa phương để thực hiện
Với bảo hiểm xã hội, từ thế kỷ XVI, như nhiều quốc gia châu Âu khác, ở Bắc Âu, nhà nước và chính phủ đảm nhận trách nhiệm và vai trò quan trọng trong xây dựng và duy trì các chương trình hỗ trợ phúc lợi và giảm nghèo Các nước này đã thiết lập nhiều chương trình phúc lợi công cộng từ thế kỷ XVII Sự phát triển của nhà nước phúc lợi Bắc Âu liên quan chặt chẽ đến làn sóng công nghiệp hóa, nhưng càng được chú ý khi những đổi mới chính trị về các chế độ bảo hiểm xã hội áp dụng ở châu Âu nói chung và những thay đổi chính trị, kinh tế xã hội ở từng quốc gia cụ thể Điều đáng chú ý là, việc chuyển từ áp dụng Luật về người nghèo (năm 1388 ở Anh) và sau đó là Luật Elizabeth I năm
1661 ở Anh sang áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội vào cuối thế kỷ XIX là một bước đột phá quan trọng Ở Bắc Âu, việc áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội là biểu hiện của sự chịu trách nhiệm rõ ràng của khu vực công cộng (nhà nước) đối với những rủi ro hoặc tình trạng không may của các cá nhân trong xã hội Luật Cứu trợ người nghèo, ra đời ở Đan Mạch năm
1831, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với nhóm người có hoàn cảnh khó khăn, và giai đoạn này đã đánh dấu sự quan tâm và tranh luận về các vấn đề xã hội ở Đan Mạch, Na
Uy và Thụy Điển vào sau năm 1850 Cùng với sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa, nhiều “vấn đề xã hội” đã trở thành chủ đề thảo luận thường xuyên tại các Nghị viện ở Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển, và đã thực hiện một số thử nghiệm về chế độ bảo hiểm cho công nhân Những ý tưởng và áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội đã trở thành một phần của chương trình nghị sự và được phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia châu Âu vào thập kỷ 1880 Ví dụ, năm 1883, Đế chế Đức, theo tư tưởng của Otto Von Bismark, đã áp dụng khái niệm mới về bảo hiểm xã hội, bắt buộc mọi công nhân phải tham gia chương trình bảo hiểm về ốm đau, thương tật trong thời gian làm việc Tuy nhiên, sự bắt đầu chính thức của các nhà nước phúc lợi Bắc Âu với chế độ bảo hiểm xã hội chỉ được tính đến từ những thập kỷ cuối thế kỷ XIX, khi vai trò của nhà nước trong trách nhiệm an sinh xã hội được thảo luận rộng rãi trong chương trình nghị sự toàn châu Âu
Trong khoảng thời gian từ năm 1891 đến 1924, các quốc gia Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển đã chứng kiến việc thông qua các Bộ Luật Bảo hiểm xã hội cơ bản đầu tiên Các hệ thống bảo hiểm này được thiết lập với nhiều mục tiêu đa dạng và triển khai các giải pháp thể chế không đồng nhất
Trước thời kỳ chuyển giao sang thế kỷ XX, đã có một số Bộ Luật Bảo hiểm xã hội hoặc các chế độ đảm bảo trợ cấp xã hội tối thiểu được triển khai tại Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển Những chế độ này không chỉ nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho công dân mà còn phản ánh sự quan tâm và chịu trách nhiệm của nhà nước đối với các vấn đề xã hội và phúc lợi trong cộng đồng Các biện pháp thể chế thực hiện thông qua các luật bảo hiểm xã hội này có thể được hiểu là những nỗ lực đầu tiên của những quốc gia này trong việc xây dựng một hệ thống an sinh xã hội chặt chẽ và bền vững
Những nội dung cơ bản của mô hình phát triển xã hội Bắc Âu
Giai đoạn vàng của mô hình Bắc Âu được xác định từ sau Chiến tranh thế giới II, đặc biệt là từ những năm 1960 đến thập kỷ 1980 Các nước Scandinavia, trong giai đoạn này, chi tiêu cho các vấn đề xã hội chiếm từ 8% đến 11% GDP của mỗi quốc gia, với mức chi tiêu tăng lên đáng kể vào giữa thập kỷ 1980 Cơ chế nghỉ phép của cha mẹ, được xem linh hoạt nhất trên thế giới, được áp dụng ở Bắc Âu từ thập kỷ 1970
Trong thập kỷ vàng này, nhà nước phúc lợi Bắc Âu đóng vai trò quan trọng trong cung cấp dịch vụ xã hội cho toàn bộ cộng đồng, đảm bảo rằng mọi người đều có quyền lợi và tiếp cận đầy đủ đến các dịch vụ này Các nước Bắc Âu, đặc biệt là các nước Scandinavia, trở thành mô hình vững chắc về sự công bằng và bảo đảm lợi ích toàn diện cho cộng đồng Các nghiên cứu của Esping-Andersen (1990), Leibfried (2002), Castles
(1994) và Ferrera (2005)đã đều nhấn mạnh tính công bằng và bảo trợ xã hội mà nhà nước phúc lợi Bắc Âu mang lại cho mọi người dân
Bảng 3 2 Mở rộng chi tiêu xã hội ở các nước Scandinavia giai đoạn 1960-
Quốc gia Tỷ lệ chi tiêu xã hội trong GDP năm 1960
Tốc độ tăng chỉ tiêu xã hội giai đoạn 1960 - 1981 Đan Mạch 9,8 15,9
3.3 Những nội dung cơ bản của mô hình phát triển xã hội Bắc Âu
3.3.1 Chế độ chính trị Bắc Âu
Các quốc gia Bắc Âu nổi tiếng với hệ thống chính trị đa đảng, trong đó các Đảng chính trị có lịch sử lâu dài tham gia vào các mạng lưới quốc tế, đặc biệt là Liên đoàn các Đảng chính trị Mối liên kết với các Đảng quốc tế đã giúp độc lập hóa chúng, giảm phụ thuộc vào nguồn thông tin từ chính phủ hoặc các tổ chức nước ngoài Sự tham gia này còn đưa ra ảnh hưởng đối với cấp độ châu Âu, mở rộng nguồn lực và thái độ của Đảng đối với quá trình hoà nhập châu Âu, và liên quan đến sự tồn tại của các nhóm đảng liên quan
Các Đảng chính trị Bắc Âu, theo thời gian, đã tích cực tham gia vào hoạt động quốc tế, đặc biệt là thông qua việc tham gia vào Nghị viện châu Âu Mức độ tương đồng giữa các Đảng quốc gia Bắc Âu trong Nghị viện châu Âu thể hiện dưới hai hình thức chủ yếu là Đảng Nhân dân châu Âu (bao gồm Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo/Bảo thủ) và Đảng
Xã hội châu Âu (bao gồm Đảng Xã hội và xã hội chủ nghĩa), tạo ra xu hướng ổn định và lâu dài trong sự biểu quyết
Có sự liên kết mật thiết giữa các Đảng chính trị quốc gia và các nhóm Đảng chính trị chủ chốt tại Nghị viện châu Âu như Đảng xã hội chủ nghĩa và Đảng Dân chủ - Xã hội Điều này dẫn đến việc bầu cử thường phản ánh giữa hai khuynh hướng chính, đó là hướng dẫn và định hướng, do đó đặt ra ý nghĩa quan trọng cho sự đa dạng và tự do quyết định chính trị
Mô hình chính trị Bắc Âu thường được mô tả là chế độ Dân chủ xã hội, với ba chiều cạnh cơ bản bao gồm các giá trị và nguyên tắc cơ bản của dân chủ, việc sử dụng thuật ngữ “dân chủ - xã hội” để mô tả chương trình chính trị, và sự hiện diện trong Hiến pháp quốc gia, biểu hiện tư tưởng dân chủ - xã hội
Khái niệm “dân chủ - xã hội” kết hợp ba khía cạnh: là thuật ngữ cơ bản của lý thuyết dân chủ, có thể được sử dụng như là tên gọi cho chương trình chính trị, và thể hiện ở khía cạnh có tính Hiến định trong Hiến pháp quốc gia Khuyến nghị rằng sự tương đồng này có thể không đồng nhất và rằng những ý tưởng này thường xuất phát từ lịch sử phát triển của chủ nghĩa tự do và ý tưởng về bảo vệ quyền con người và sự tham gia dân chủ của John Locke và Adam Smith John Locke và Adam Smith, những nhà triết học và kinh tế học lớn, đã đóng góp vào việc xây dựng nền tảng cho lý thuyết về tự do và quyền tư hữu trong chính trị và kinh tế Trong khi John Locke coi quyền sở hữu và tự do cá nhân là quan trọng và cần được bảo vệ bởi nhà nước theo Hiến pháp, thì Adam Smith lại tập trung vào hai lập luận chủ yếu
Lập luận đầu tiên của Adam Smith là quyền sở hữu cá nhân và tự do hành động của thị trường đảm bảo tự do và không bị hạn chế bởi các yếu tố bên ngoài Ông nhấn mạnh ý tưởng về quyền tư hữu và quản lý tự do của thị trường trong lĩnh vực kinh tế, giúp đảm bảo sự hoạt động của cá nhân không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự can thiệp của Nhà nước Lập luận thứ hai của Adam Smith là hai thiết chế kinh tế cơ bản này sẽ đảm bảo tối đa hóa sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho xã hội với giá thấp nhất Ông đặt ra quan điểm rằng thị trường tự do và quyền sở hữu cá nhân sẽ tạo ra một hệ thống kinh tế hiệu quả và phù hợp, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi can thiệp từ bên ngoài Tuy nhiên, có hai vấn đề còn mở đối với cả hai quan điểm này Trước hết, cần phải xác định giá trị của quyền tự do và quyền sở hữu đối với cả xã hội Mức độ tự do và quyền sở hữu nào là lý tưởng để đảm bảo sự công bằng và phát triển cho tất cả các thành viên trong xã hội?
Quan điểm của Dân chủ tự do nhấn mạnh quyền tư hữu cá nhân, coi đó là quyền cơ bản của tự do cá nhân, trong khi quan điểm của Dân chủ - Xã hội nhấn mạnh rằng sự tự do thực tế chỉ có thể đạt được khi mọi người đều hưởng các quyền cơ bản và bình đẳng Đối với Dân chủ - Xã hội, tạo điều kiện và đảm bảo các quyền này trên thực tế là chìa khóa để đạt được tự do Trong thế kỷ XX, chủ nghĩa tự do hiện đại cũng nhận ra một số mâu thuẫn và đã phải tích hợp các yếu tố của nhà nước phúc lợi xã hội để giải quyết những thách thức xã hội Điều này thể hiện sự linh hoạt và tiến bộ của lý thuyết tự do khi phải đối mặt với thực tế phức tạp của xã hội
Nền tảng quan điểm của Dân chủ - Xã hội, ngược lại với quan điểm của Dân chủ tự do, được xây dựng để phê phán và khắc phục mâu thuẫn và hạn chế của quan điểm trước đó Những nhà lý luận Dân chủ - Xã hội, như Lasalle và John Stuart Mill, đã đưa ra những lập luận nhằm giải quyết những mâu thuẫn lớn của quan điểm Dân chủ tự do và đề xuất chính sách cải cách xã hội
Lasalle, trong phong trào công nhân lao động, đã lên tiếng phê phán bất bình đẳng xã hội xuất phát từ sự chênh lệch về năng lực và tài sản, và đề xuất nguyên tắc đạo đức của giai cấp công nhân là quyền tự do chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng rộng rãi, đồng lòng trong sự đoàn kết và tương hỗ trong phát triển
John Stuart Mill và những nhà lý luận của Hội Dân chủ - Xã hội Fabian đã tập trung vào chính sách cải cách xã hội để khắc phục những mâu thuẫn và vi phạm quyền cơ bản
Họ nhấn mạnh vấn đề bất bình đẳng kinh tế và xã hội, chứng minh rằng nó tạo ra quan hệ phụ thuộc và làm giảm nhân phẩm của những người ở vị thế phụ thuộc Các vi phạm quyền tự chủ cá nhân và quyền tự chủ chính trị cũng được nhấn mạnh, đặc biệt là đối với những người ảnh hưởng bởi bất bình đẳng kinh tế và giáo dục hạn chế
Theo quan điểm Dân chủ - Xã hội, giải quyết những vấn đề này là chìa khóa để đảm bảo hiện thực hoá các quyền cơ bản Các quyền chính trị và xã hội cơ bản chỉ có thể được thực hiện khi chúng được đảm bảo về pháp lý Quan điểm này phản đối quan niệm tiêu cực về tự do, ủng hộ khái niệm tự do toàn diện (bao gồm cả tự do tích cực và tiêu cực) và phản đối bản sắc tự do và sở hữu, đồng thời ủng hộ khái niệm tự do bình đẳng
Khái niệm Dân chủ - Xã hội bao gồm bốn yếu tố chính: quá trình đưa ra quyết định dân chủ, trật tự xã hội công bằng, mở rộng và bảo vệ quyền dân chủ, và hiện thực hoá công lý trong xã hội Nó không chỉ đảm bảo quyền lợi cá nhân mà còn tập trung vào bảo vệ nhân phẩm và quyền bình đẳng của tất cả mọi người trong xã hội Khái niệm này là sự thể hiện của một xã hội công bằng và tiên tiến, đặc biệt là ở các quốc gia Bắc Âu, nơi phát triển Dân chủ - Xã hội đã đạt đến mức độ cao
Qúa trình phát triển
Trong thập kỷ 1970 và 1980, các nước Bắc Âu được đánh giá là một mô hình thứ ba nằm giữa mô hình chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội Trong nhiều khía cạnh khác nhau, mô hình Bắc Âu đã thực hiện được những tham vọng xã hội của mình, đưa đất nước và người dân vào cuộc sống ấm no, giàu có Kể từ khi ra đời cho đến thời điểm trước khủng hoảng vào đầu thập kỷ 1990, mô hình Bắc Âu là mô hình đáng để thế giới tham khảo và học tập Đây được đánh giá là thời kỳ hoàng kim của mô hình Bắc Âu bởi mô hình này hoạt động tốt ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể là:
Mô hình Bắc Âu đã đảm bảo được việc làm đầy đủ cho người dân trong nước Vào năm 1980, tỷ lệ người dân có việc làm ở các nước Bắc Âu là 72,2%, vào năm 1990 tăng lên đạt 73,4%, là tỷ lệ cao nhất trong số các nước châu Âu Thụy Điển là quốc gia có tỷ lệ việc làm của người dân trong tổng dân số đến tuổi lao động đạt cao nhất trong số các nước Bắc Âu, tương ứng là 79,8% và 83% trong cùng giai đoạn Từ địa vị là những nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp trong đầu thập kỷ 1960, các nước Bắc Âu đã tương đối tạo được việc làm đầy đủ cho người dân Đặc biệt, đây cũng là khu vực có tỷ lệ phụ nữ tham gia vào thị trường lao động cao nhất châu Âu Vào năm 1983, tỷ lệ phụ nữ có việc làm chiếm khoảng 73% ở các nước Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và chiếm tới 78,3% ở Thụy Điển Cùng với việc đảm bảo việc làm đầy đủ cho người dân, các nước Bắc Âu cũng là khu vực giải quyết nạn thất nghiệp hiệu quả nhất châu Âu Năm 1990, tỉ lệ thất nghiệp ở các nước Bắc Âu chỉ là 4,7%, đặc biệt Thụy Điển chỉ có tỉ lệ thất nghiệp là 1,7%, trong khi tỉ lệ thất nghiệp tính chung cho EU 15 là 8%
So với các nước khác trên thế giới, mô hình Bắc Âu trong thời kỳ này đã cung cấp tốt nhất cho người dân các dịch vụ phúc lợi xã hội, điển hình là các lĩnh vực an sinh như hưu trí, bồi thường thất nghiệp, ốm đau, thai sản, chăm sóc trẻ em, giáo dục Chi tiêu xã hội cho các loại hình phúc lợi ở các nước Bắc Âu thời kỳ này liên tục tăng Trong giai đoạn 1960 - 1981, tốc độ tăng chi tiêu xã hội ở Đan Mạch đạt trung bình 15,9%/năm, ở Phần Lan đạt 11%/năm, Na Uy đạt 13,1%/năm và Thụy Điển đạt 16%/năm Nhà nước đóng vai trò cung cấp hoàn toàn các phúc lợi xã hội cho người dân Vào năm 1981, tổng chi tiêu xã hội trên GDP chiếm tới 28,7% ở Đan Mạch, 21,2% ở Phần Lan, 21,8% ở Na
Uy và 34,2% ở Thụy Điển, trong khi mức chi tiêu xã hội bình quân của toàn EU là 24,1%/GDP Các nước Bắc Âu cũng là khu vực có mức chi tiêu xã hội tính bình quân đầu người cao nhất châu Âu Năm 1995, chi tiêu xã hội bình quân đầu người (tính theo phương pháp đồng giá sức mua - PPP) ở Thụy Điển là 5.972 Euro, Đan Mạch là 6.214 Euro, Na Uy là 5.297 Euro, Phần Lan là 4.897 Euro Số tiền chi tiêu này chủ yếu dành cho những phúc lợi gia đình và trẻ em, thất nghiệp, ốm đau, già cả, hỗ trợ nhà ở và hỗ trợ xã hội
Các nước Bắc Âu có chế độ chăm sóc trẻ em tốt nhất châu Âu Về khía cạnh giáo dục, đây là khu vực có tỷ lệ nhập học cao, là những nước đứng hàng đầu thế giới về cải cách và phát triển giáo dục Hệ thống giáo dục của Phần Lan và Thụy Điển được OECD đánh giá là nằm trong top 10 của những nước cải cách giáo dục đầy đủ về tri thức và kỹ năng cần thiết nhất để có thể tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là kỹ năng đọc, làm toán và hiểu biết văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật Trong nghiên cứu khảo sát học sinh của 40 nước châu Âu vào năm 2000, học sinh các nước Bắc Âu luôn đạt thành tích rất cao Trình độ giáo dục của học sinh ảnh hưởng rất lớn đến lực lượng lao động của các nước Bắc Âu Chẳng hạn vào năm 2000, 32% lực lượng lao động của Phần Lan đã học xong đại học, trong khi tỷ lệ trung bình của EU 15 là 24%
Do hoạt động xã hội chủ yếu dựa trên những thoả thuận tập thể và mọi người dân đều thoả mãn các nhu cầu việc làm và những lợi ích vật chất khác, nên các nước Bắc Âu được đánh giá là khu vực ít tham nhũng nhất trên thế giới Theo nghiên cứu điều tra của
Tổ chức Trong sạch Quốc tế (Transparency International), Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy là những nước nằm trong top 10 nước ít tham nhũng nhất trên thế giới Các nước Bắc Âu đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định và thu nhập đầu người thuộc diện cao trên thế giới Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1960 - 1990 ở Bắc Âu đạt 3,4%/năm và thu nhập đầu người của các nước Bắc Âu năm 1990 là như sau: Đan Mạch đạt 18.456 USD/người, Phần Lan 16.362 USD/người, Na Uy 17.475 USD/người, Thụy Điển 17.693 USD/người, trong khi thu nhập bình quân đầu người của toàn châu Âu năm 1990 đạt 10.956 USD/người Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của các nước Bắc Âu bằng 153,3% so với mức thu nhập bình quân đầu người của toàn châu Âu
Các nước Bắc Âu đã giải quyết thành công vấn đề xóa đói, giảm nghèo và giảm bất bình đẳng Vào năm 1993, tỉ lệ hộ gia đình có thu nhập bình quân bằng 14 lần thu nhập bình quân của cả nước chỉ chiếm 9% ở Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan, Na Uy, trong khi tỉ lệ này ở Pháp là 16% Hệ số Gini năm 1990 của Đan Mạch là 0,25, Phần Lan là 0,22, Na Uy là 0,24 và Thụy Điển là 0,22, trong khi Pháp là 0,33(Ferrera et al., 2001)
Vào đầu thập kỷ 1990, mô hình Bắc Âu rơi vào thời kỳ khủng hoảng Xuất phát điểm của cuộc khủng hoảng là các nước Bắc Âu gặp tình trạng thâm hụt ngân sách nặng nề, đặc biệt là vào năm 1993 thâm hụt ngân sách chiếm khoảng 14% GDP ở các nước Bắc Âu Điển hình là Phần Lan, thâm hụt ngân sách lên tới 7% GDP (năm 1990), còn ở Thụy Điển thâm hụt ngân sách đạt 11,9% GDP (năm 1993) Mở đầu cho thời kỳ khủng hoảng này là Phần Lan, sau đó lan sang Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác Năm 1993, đồng tiền Phần Lan bị đánh giá thấp, xuất khẩu giảm sút và thu nhập thực tế bình quân đầu người giảm 26,4%, tỷ lệ người có việc làm cũng mất 24% Thụy Điển cũng gặp tình trạng tương tự Trong giai đoạn 1990 - 1994, thu nhập thực tế bình quân đầu người ở Thụy Điển giảm 13%, tỉ lệ người có việc làm giảm 16,6% Nhiều thành tựu đạt được trước đây của mô hình Bắc Âu có nguy cơ bị đánh mất do khủng hoảng Trong giai đoạn
1990 - 1993, tăng trưởng GDP của Đan Mạch chỉ đạt 0,7%/năm, Phần Lan đạt - 2,7%/năm, Thụy Điển đạt - 0,9%/năm, trong khi EU 15 đạt mức độ dương 1,4%/năm Tỷ lệ thất nghiệp của Phần Lan lên tới 13,3% trong giai đoạn 1990 - 1993 và của Thụy Điển là 6,5%
Cuộc khủng hoảng vào những năm đầu thập kỷ 1990 xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân thuộc về mô hình phát triển Trong thời gian này, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ trích mô hình Bắc Âu Suy thoái kinh tế, thất nghiệp, tăng trưởng thấp, mất việc làm, thâm hụt ngân sách được coi là những sai lầm của mô hình nhà nước phúc lợi Bắc Âu Họ cho rằng nhà nước phúc lợi Bắc Âu đem lại kết quả xấu cho tăng trưởng kinh tế bởi vì nó đem lại những khuyến khích, ưu đãi không tốt cho người dân Những khoản phúc lợi khổng lồ, thuế cao, thị trường lao động cứng nhắc không có tác dụng khuyến khích đầu tư, tạo việc làm và cung ứng lao động Những lời chỉ trích này khiến giới nghiên cứu liên tưởng đến “căn bệnh chi phí của Baumol” do hai nhà kinh tế học Baumol và Bowen đưa ra vào năm 1966 và 1969 Theo lý thuyết “căn bệnh chi phí của Baumol”, cơ cấu thể chế kiểu mô hình Bắc Âu không có tác dụng khuyến khích tài năng kinh doanh sáng tạo mà chỉ khuyến khích tái phân phối, tìm kiếm đặc lợi, do vậy tăng trưởng kinh tế sẽ thấp đi Để giải quyết vấn đề này, theo Baumol cần thực hiện những biện pháp: Một là, cố gắng khuyến khích tăng năng suất lao động trong các ngành công cộng và dịch vụ; Hai là, phải thay đổi tỷ lệ giữa sản lượng công cộng và sản lượng tư nhân, nghĩa là cần thiết phải tư nhân hóa một số ngành dịch vụ do nhà nước quản lý Áp dụng cho mô hình Bắc Âu, căn bệnh mà nhiều người chỉ trích nhất trong thời kỳ này là khía cạnh lao động làm việc trong những ngành công cộng chiếm tỷ lệ khá cao, kéo theo chi phí rất cao Chi tiêu công cộng cao và việc làm trong ngành công cộng lớn đã dẫn đến sự kém hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế Nhiều nhà nghiên cứu còn chỉ trích rằng việc áp dụng chế độ nghỉ ốm của các nước Bắc Âu, đặc biệt là Thụy Điển, đã chứng minh cho mức độ không hiệu quả của thị trường lao động và bóp méo thị trường lao động Trên thực tế, Thụy Điển mất 26 ngày làm việc/năm cho mỗi công nhân lao động vì lý do nghỉ ốm, Na Uy mất 21 ngày, Phần Lan mất 15 ngày, trong khi Mỹ chỉ mất có 9 ngày, Đức 8 ngày, Italia 7 ngày Hơn nữa, đánh thuế cao gây ra rất nhiều vấn đề Trong nhiều năm, doanh thu từ thuế chiếm tới 58 - 59% GDP của Thụy Điển, 55% GDP của Đan Mạch và 53% GDP của Phần Lan Thuế cao gây sức ép cho đầu vào lao động Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thuế đóng vai trò quyết định trong việc chia sẻ số giờ lao động của người công nhân, số giờ lao động của người công nhân Thụy Điển và Đan Mạch luôn ít hơn số giờ lao động bình quân của các nước OECD, khiến hiệu suất công việc không được nâng cao, năng suất lao động thấp
Như vậy, căn bệnh chi phí của mô hình Bắc Âu trong những năm đầu thập kỷ 1990 đã khiến mô hình này rơi vào thời kỳ khủng hoảng Nhu cầu về các dịch vụ phúc lợi luôn có xu hướng tăng nhanh hơn thu nhập, trong khi năng suất lao động của các ngành dịch vụ phúc lợi lại có xu hướng tăng ở tỷ lệ thấp hơn năng suất lao động của các ngành sản xuất hàng hóa Hiện tượng này đã dẫn đến xu hướng tổng chi tiêu các dịch vụ phúc lợi xã hội luôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP trong cùng một khoảng thời gian
* Thời kỳ tái kết cấu Để giải quyết căn bệnh chi phí, kể từ cuối thập niên 1990 cho đến nay, các nước Bắc Âu đã tập trung vào việc cải cách mô hình theo hướng:
Giảm chi phí công cộng và thuế, đặc biệt là cân đối giữa tiền lương và năng suất lao động
Cải cách thể chế, hình thành thị trường lao động và thị trường hàng hoá mang tính cạnh tranh hơn, tiến hành cải cách giáo dục, tăng cường huy động nhân khẩu học và đưa ra những biện pháp khuyến khích làm việc
Thực hiện tăng trưởng bền vững và tăng năng suất lao động bằng cách hỗ trợ và phát huy sáng kiến, đẩy mạnh giáo dục và áp dụng các loại hình công nghệ mới
MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC BẮC ÂU ĐIỂN HÌNH
Mô hình Thụy Điển
Mô hình Phát triển xã hội Bắc Âu với trường hợp cụ thể của Thụy Điển chịu ảnh hưởng nhiều từ bối cảnh khu vực Đức là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng mô hình nhà nước phúc lợi bằng việc đưa ra những cơ chế bảo hiểm cho công dân của mình, cụ thể là việc ban hành cơ chế bảo hiểm y tế công cộng vào năm 1883 Trong thời gian này, Thụy Điển đã không hưởng ứng mô hình trên của Đức Tuy nhiên, sự thành công của mô hình Đức đã khiến Thụy Điển phải học hỏi, rút kinh nghiệm và tiến tới xây dựng một mô hình phát triển xã hội mới, có khả năng kế thừa những đặc điểm ưu việt của các quốc gia đi trước Mô hình này bao gồm một hệ thống phúc lợi xã hội với quy định rõ ràng về các lĩnh vực như giáo dục, y tế, bảo hiểm việc làm cho người dân trong các vấn đề tai nạn nghề nghiệp, ốm đau, người già và thất nghiệp Đây được coi là những yếu tố cơ bản hình thành nên nhà nước phúc lợi Thụy Điển sau này
Cho đến những năm đầu thập kỷ 1930, mô hình Bắc Âu bắt đầu được hình thành rõ nét hơn Tại Thụy Điển, mô hình này được xây dựng dựa trên lý thuyết “Ngôi nhà chung cho mọi người” của phái xã hội dân chủ, mà đại diện là cựu thủ tướng Thụy Điển P.A Hanson Với khẩu hiệu “bình đẳng, đảm bảo xã hội, hợp tác và sẵn sàng giúp đỡ”, mô hình Thụy Điển đã đạt được những thành công nhất định, đưa Thụy Điển từ một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Âu trở thành một trong những quốc gia giàu nhất khu vực này
Sau Thế chiến II, tại các quốc gia Bắc Âu bắt đầu hình thành những nhà nước phúc lợi hoàn thiện Trong bối cảnh chung đó, nhà nước phúc lợi Thụy Điển tiếp tục được hoàn thiện, nhấn mạnh vào 2 yếu tố: ổn định xã hội và tiến bộ xã hội Nhà nước phúc lợi tiếp tục mở rộng các hình thức bảo hiểm trên, đồng thời nhấn mạnh hơn đến việc nâng cao sự phồn thịnh và chăm lo phân phối sự phồn thịnh đó sao cho công bằng Đồng thời, trợ cấp nhà ở, cải cách hưu trí, trợ cấp cho phụ nữ cũng bắt đầu được áp dụng rộng rãi hơn Vào năm 1955, nhà nước phúc lợi Thụy Điển chính thức được hoàn thiện khi chính phủ bắt đầu áp dụng hệ thống giáo dục miễn phí và hệ thống bảo hiểm y tế phổ cập, trong đó trách nhiệm giáo dục và chăm sóc sức khoẻ được chuyển hoàn toàn sang khu vực nhà nước
Trong các thập kỷ 1950, 1960 và 1970, Thụy Điển từ một quốc gia bị đánh giá là lạc hậu nhất châu Âu đã nhanh chóng trở thành một quốc gia giàu có và thịnh vượng Trong giai đoạn 1950 - 1973, tăng trưởng GDP hàng năm của Thụy Điển đạt 3,7%/năm, cao hơn 1% so với giai đoạn 1918 - 1950 Tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 1,5% - 2%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của toàn Châu Âu và Mỹ Tăng trưởng kinh tế cao đã đưa thu nhập bình quân đầu người của người dân Thụy Điển tăng rất nhanh trong những năm đầu thập kỷ 1970 Trong thời gian này, mô hình phát triển kiểu Thụy Điển được đánh giá là rất thành công Vào đầu thập kỷ 1970, Thụy Điển là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về việc nâng cao thu nhập và mức sống của người dân tính theo phương pháp đồng giá sức mua Ở thời điểm đỉnh cao vào đầu những năm 1980, nhà nước phúc lợi Thụy Điển dựa chủ yếu vào 3 trụ cột chính: giáo dục miễn phí; chăm sóc sức khoẻ gia đình và trẻ em; hệ thống bảo hiểm rộng rãi cho những người bị thiệt hại về thu nhập do thất nghiệp, ốm đau, tuổi già Quan điểm về nhà nước phúc lợi cũng được thay đổi: Nếu như trong thập kỷ
1950, nhà nước phúc lợi được cho là một sản phẩm phụ của tăng trưởng kinh tế, thì sang thập kỷ 1980 nhà nước phúc lợi được đánh giá là điều kiện cần cho tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và chính trị bền vững
Tuy nhiên, vào đầu thập kỷ 1990, mô hình nhà nước phúc lợi Thụy Điển gặp phải những thách thức nghiêm trọng Nền kinh tế bắt đầu bộc lộ những điểm yếu: lạm phát cao, năng suất lao động thấp khiến sức mua của người dân giảm và tính cạnh tranh của các công ty Thụy Điển bị suy yếu Vào năm 1991, chính phủ đề ra Luật điều tiết năng suất lao động nhằm cải thiện năng suất của Thụy Điển, nhưng tăng trưởng năng suất lao động vẫn rất thấp Trong giai đoạn 1990 - 1993, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng cao từ 1,6% lên 8,2% Tỷ lệ lao động có việc làm cũng giảm từ 83,1% xuống 72,6% trong cùng giai đoạn này Tài chính công bị tổn thương Thặng dư ngân sách đang từ 3% GDP năm 1990 đã rơi vào tình trạng thâm hụt ở mức 11% vào năm 1993
Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu những năm 1990 khiến nhiều người muốn xem xét lại mô hình phát triển kiểu Thụy Điển Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhà nước phúc lợi kiểu Thụy Điển là một nhà nước “bao gồm mọi thứ và miễn phí cho mọi người” Mô hình này tồn tại một số vấn đề và mâu thuẫn trên hai điểm sau: Thứ nhất, chế độ phúc lợi cao này là dựa vào chế độ thu thuế cao Do thu thuế cao nên thu nhập tài chính nhà nước của Thụy Điển chiếm gần 60% GDP, thuộc diện cao nhất thế giới Nghĩa là gần 3/5 của cải của toàn xã hội bị nhà nước tập trung vào bàn tay mình, tỷ lệ để lại cho các doanh nghiệp và người dân quá nhỏ, do vậy ở mức độ nhất định đã ảnh hưởng tới tính tích cực của doanh nghiệp và người lao động Đặc biệt, thuế suất luỹ tiến của thuế thu nhập có bậc cao nhất lên tới 80%, nghĩa là gần hết số tiền mà người lao động kiếm được nhưng không được hưởng Điều đó dẫn đến trường hợp khi doanh nghiệp cần hoàn thành một công việc cấp bách, ngoài 8 giờ làm việc ra, người lao động nói chung không muốn làm việc ngoài giờ vì thu nhập làm thêm của mình chẳng được hưởng bao nhiêu Những người có thu nhập cao lại càng không muốn làm việc vì thuế đánh vào thu nhập của họ rất cao Điều đó khiến năng suất lao động ngày một thấp đi Thứ hai, chế độ phúc lợi cao rất dễ bị một số người lợi dụng kiếm chác những khoản lợi ích họ không đáng được hưởng Nhà nước Thụy Điển khuyến khích sự sinh đẻ, và người phụ nữ khi sinh đẻ được hưởng rất nhiều quyền lợi khác nhau Vì vậy, người dân có xu hướng không muốn làm việc, chỉ muốn hưởng lợi những lợi ích mà nhà nước mang lại cho họ Hai khía cạnh trên cho thấy chế độ phúc lợi xã hội quá cao và quá nhiều của Thụy Điển cũng cần thiết phải điều chỉnh và cải cách sao cho hợp lý
Chính phủ Thụy Điển đã nhiều lần tiến hành cải cách mô hình của mình trong những năm đầu thập kỷ 1990 Trong giai đoạn 1990 - 1997, chính phủ đã tiến hành hạn chế những chi tiêu cho ốm đau và thanh toán bảo hiểm bệnh tật Hơn nữa, chính phủ cũng cải cách phúc lợi thất nghiệp, giảm dần trợ cấp cho trẻ em trong các năm 1993,
1994, 1995 Năm 1994, chính phủ đã cải cách những điều kiện, tiêu chuẩn, chỉ số và tổ chức một hệ thống hưu trí mới Năm 1997, Chính phủ đưa vào thực hiện biện pháp kiểm tra thu nhập hưu trí của các goá phụ đến tuổi về hưu Năm 1998 - 1999, một loạt cải cách mang tính chất giới hạn đã được áp dụng trong hệ thống chăm sóc người già, ví dụ như đưa ra mức lương hưu cơ bản thấp hơn cho những người nghỉ hưu đang có gia đình và giảm 6% lợi ích hưu trí ban đầu Năm 1998 - 1999 chính phủ đã hạn chế mức trợ cấp nhà ở theo phương pháp thẩm tra thu nhập và giảm trợ cấp đối với những người giàu có đang được hưởng trợ cấp trước đó Năm 1998, Chỉ dẫn chính sách kinh tế mở rộng (BEPG) của Thụy Điển đã công bố rằng hệ thống phúc lợi “cần phải được cải cách nhằm mục đích tăng cường ưu đãi và cơ hội để tạo việc làm” Trong Kế hoạch hành động quốc gia năm 2000, chính phủ tiếp tục đặt mục tiêu khuyến khích và tạo việc làm đầy đủ cho người dân bằng cách cải cách hệ thống bảo hiểm thất nghiệp Chính phủ cũng có dự án giảm chi tiêu và phân bổ các hệ thống phúc lợi công cộng Chính sách này của chính phủ nhằm xoá bỏ bẫy đói nghèo, giảm các tác động tiêu cực của sự gia tăng nguồn cung lao động và khuyến khích lao động tham gia vào thị trường lao động Những nguyên tắc của cải cách hệ thống bảo hiểm thất nghiệp mới đã mang tính giới hạn hơn so với cơ chế trước đây, đồng thời khuyến khích người dân tìm việc làm thông qua giáo dục và đào tạo Nguyên tắc mới cho rằng sau 100 ngày bị thất nghiệp, người thất nghiệp buộc phải tìm kiếm việc làm mới, thậm chí việc làm đó nằm ngoài phạm vi chuyên môn nghề nghiệp và địa điểm cư trú của họ Từ chối việc làm đã được sắp đặt sẽ phải chịu mất quyền hưởng các lợi ích xã hội
Cùng với việc cải cách hệ thống phúc lợi, những cải cách cơ cấu cũng được chính phủ tiến hành trong thập kỷ 1990 Năm 1993, Luật cạnh tranh được áp dụng và một số các thị trường dịch vụ bắt đầu được điều tiết lại, cụ thể là thị trường dịch vụ vận tải, viễn thông, điện Trong thập kỷ 1990, Luật lao động được sửa đổi một số lần nhằm đáp ứng nhu cầu một cách linh hoạt hơn Năm 1999, vấn đề ổn định giá cả được đưa vào thành luật và Ngân hàng Trung ương Thụy Điển được trao quyền lớn hơn để ổn định giá cả và lạm phát Chương trình củng cố tài chính công cộng đã được chính phủ Thụy Điển thực hiện trong nhiều năm từ 1995 đến 1999 Kết quả là chương trình này đã tiết kiệm được một khoản tiền tương đương 15% GDP và ổn định được tình trạng nợ nền tài chính công cộng
Chính sách việc làm đầy đủ được chính phủ Thụy Điển đưa vào áp dụng trong thập kỷ 1990 theo ba nguyên tắc chủ yếu:
+ Khuyến khích cho người lao động tham gia thị trường lao động hơn nữa
+ Đơn giản hoá và giảm chi phí thuê nhân công
+ Khuyến khích nhiều hơn cho các công ty mới hoạt động
Như vậy có thể thấy mô hình Thụy Điển là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cấu trúc kinh tế, thể chế chính trị và hệ thống phúc lợi xã hội Cấu trúc kinh tế của Thụy Điển mang tính chất là kinh tế thị trường hỗn hợp Kinh tế thị trường hỗn hợp nghĩa là: về chế độ sở hữu thì thực hành kết hợp chế độ sở hữu công cộng và chế độ sở hữu tư nhân; về chế độ phân phối thì thực hành phân phối theo lao động kết hợp phân phối theo vốn; về phương thức vận hành kinh tế thì thực hành nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô kết hợp kinh tế thị trường Trong đó, cốt lõi nhất là sự hỗn hợp về chế độ sở hữu, vì chỉ có làm được như thế thì mới có thể thực hiện được sự hỗn hợp về phân phối và về phuơng thức vận hành kinh tế Thể chế chính trị của Thụy Điển là một hệ thống đa đảng, trong đó Đảng Dân chủ xã hội được thành lập năm 1932 và nắm quyền liên tục 44 năm, cho tới năm
1976 bị Đảng Nhân dân thay thế một thời gian, và hiện nay Đảng Dân chủ xã hội tiếp tục là đảng cầm quyền Đảng này có ảnh hưởng lớn tới con đường phát triển kinh tế và nhà nước phúc lợi của Thụy Điển Hệ thống phúc lợi xã hội của Thụy Điển luôn đi theo phương châm “công bằng và hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho mọi người” Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố nhà nước, thị trường và phúc lợi xã hội đã biến Thụy Điển thành đất nước có phúc lợi xã hội thuộc loại tốt nhất thế giới và mô hình phát triển xã hội Bắc Âu xem xét thông qua trường hợp Thụy Điển luôn được đánh giá cao
Mô hình Thụy Điển trải qua các thời kỳ hình thành và phát triển như sau:
Trong thập kỷ 1970 và 1980, mô hình Thụy Điển cũng như các quốc gia Bắc Âu được đánh giá là một mô hình thứ ba nằm giữa mô hình chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội Trong nhiều khía cạnh khác nhau, mô hình Thụy Điển đã thực hiện được những tham vọng xã hội của mình, đưa đất nước và người dân vào cuộc sống ấm no, giàu có Kể từ khi ra đời cho đến thời điểm trước khủng hoảng vào đầu thập kỷ 1990, mô hình Thụy Điển là mô hình đáng để thế giới tham khảo và học tập Trong thời kỳ hoàng kim của mình, mô hình Thụy Điển được đánh giá cao ở những điểm cụ thể sau:
+ Mô hình Thụy Điển đã đảm bảo được việc làm đầy đủ cho người dân trong nước Vào năm 1980, tỷ lệ người dân có việc làm ở Thụy Điển là 79,8% và năm 1990 tăng lên 83% - mức cao nhất trong các quốc gia Bắc Âu và cũng là tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia Châu Âu Từ địa vị là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp rất cao trong đầu thập kỷ
1960, Thụy Điển đã tương đối đạt được việc làm đầy đủ cho người dân Đặc biệt hơn, đây cũng là quốc gia có tỷ lệ phụ nữ tham gia vào thị trường lao động cao nhất Châu Âu Vào năm 1983, tỷ lệ phụ nữ có việc làm chiếm 78,3% ở Thụy Điển Cùng với việc đảm bảo việc làm đầy đủ cho người dân, Thụy Điển cũng là quốc gia giải quyết nạn thất nghiệp hiệu quả nhất Châu Âu Năm 1990, tỷ lệ thất nghiệp ở Thụy Điển chỉ là 1,7%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tính chung cho EU 15 là 8%
Mô hình Phần Lan
Mô hình nhà nước phúc lợi của Phần Lan bắt đầu hình thành từ năm 1917 khi đất nước này áp dụng bảo hiểm tai nạn bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện Vào năm
1937, Phần Lan đã lập kế hoạch hưu trí quốc gia, chủ yếu nhằm hỗ trợ lương hưu cho những “bà mẹ đơn thân” Ngay sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, chính sách xã hội của Phần Lan mới phát triển mạnh mẽ và trở thành đặc trưng của hệ thống phúc lợi xã hội được hình thành trong hai thập kỷ sau đó
Sau Chiến tranh thế giới II, kinh tế Phần Lan liên tục tăng trưởng suốt hơn 4 thập kỷ Từ một quốc gia nông nghiệp, Phần Lan đã trở thành quốc gia công nghiệp và gần đây đã phát triển thành một xã hội hậu công nghiệp Cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về phát triển kinh tế, từ đầu thập kỷ 1960 đến nay, Phần Lan đã theo đuổi mô hình nhà nước phúc lợi và đạt được “giai đoạn phát triển vàng” vào thập kỷ 1980, cũng như các nước Bắc Âu láng giềng Mặc dù nhà nước phúc lợi ở Phần Lan ra đời muộn hơn so với các nước láng giềng, nhưng mô hình của Phần Lan chia sẻ các nguyên tắc và cấu trúc chủ yếu với các nước Bắc Âu, tạo ra một hệ thống nhà nước dẫn đầu xã hội Hệ thống này mang lại an sinh xã hội toàn diện, sự bình đẳng và tôn trọng đối với tính tự chủ cá nhân cho mỗi công dân
Theo đánh giá của nhiều nhà xã hội học Phần Lan, hệ thống phúc lợi của họ là một hệ thống toàn diện Khác biệt so với hệ thống phúc lợi xã hội của Mỹ và các nước phương Tây khác, hệ thống phúc lợi xã hội của các nước Bắc Âu, trong đó có Phần Lan, là một hệ thống chăm sóc cho toàn bộ dân chúng, không phân biệt tuổi tác và giới tính
Hệ thống phúc lợi xã hội của Phần Lan chủ yếu dựa vào ba trụ cột chính: chăm sóc sức khỏe, giáo dục miễn phí và bảo hiểm cho người lao động Tuy nhiên, khác với các nước Bắc Âu khác, hệ thống phúc lợi xã hội của Phần Lan mang lại ít lợi ích hơn trong một số lĩnh vực như chi trả ốm đau và thất nghiệp Mặt khác, hệ thống phúc lợi của Phần Lan cũng rất phù hợp với quan niệm về nhà nước phúc lợi theo mô hình Bắc Âu
Vào năm 1950, chi tiêu xã hội của Phần Lan chiếm 7% GDP, tương đương với mức chi tiêu xã hội của Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch Đến giữa thập kỷ 1980, chi tiêu xã hội của Phần Lan tăng lên khoảng 24% GDP, trong khi Thụy Điển là 35%, Na Uy là 30% và Đan Mạch là 22% Khoảng 10% trong số đó là do người lao động đóng góp, phần còn lại được phân phối đều giữa nhà nước và doanh nghiệp
Hệ thống phúc lợi xã hội của Phần Lan đã được hoàn thiện dần theo thời gian Chỉ từ sau Chiến tranh thế giới II, Phần Lan mới quan tâm đến vấn đề chăm sóc bà mẹ và trẻ em Vào năm 1957, chính phủ cải cách lại hệ thống hưu trí quốc gia, và trong thập kỷ
1960, hệ thống này được sửa đổi nhờ vào các nguồn quỹ tư nhân trong nước Chi trả bồi thường cho người thất nghiệp đã được áp dụng từ năm 1959, sau đó được cải cách vào năm 1972 Cũng trong thập kỷ 1950 và 1960, Phần Lan tiến hành xây dựng hệ thống các bệnh viện, đào tạo thầy thuốc và bác sĩ, và từ năm 1963, hệ thống bảo hiểm y tế được thiết lập Hệ thống trợ cấp nhà ở được mở rộng trong thập kỷ 1960 và nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng Vào thập kỷ 1980, hệ thống phúc lợi xã hội của Phần Lan đã đạt tiêu chuẩn của các nước Bắc Âu Vào cuối thập kỷ 1980, Bộ Y tế và Quan hệ Xã hội đã chia hệ thống phúc lợi của Phần Lan thành 5 phần: Bảo hiểm Xã hội, Phúc lợi Xã hội, Chăm sóc Sức khỏe, Chính sách sử dụng rượu và đồ uống có cồn, và Chính sách Lao động Phần Chính sách Xã hội của Phần Lan được chia thành ba thành phần: Phúc lợi Xã hội, Chăm sóc Sức khỏe và Bảo hộ Người lao động
Bảng 4 4 Chi phí xã hội ở Phần Lan giai đoạn 2010 - 2019 (triệu Fmk)
Gia đình và trẻ em 5845 6095 6388 6540 6550 6689 6701 6654 6879 7118
Lợi ích xã hội khác 1301 1445 1593 1813 1845 1848 2374 2071 1968 2039
Chi tiêu xã hội trừ chi phí hành chính 53166 55189 58481 61671 63915 66029 67690 67914 69019 70912
Tổng chi tiêu xã hội 54645 56695 60017 63317 65552 67182 68837 69089 70229 72116
Sau khi đạt được những thành tựu đáng tự hào vào thập kỷ 1980, mô hình nhà nước phúc lợi của Phần Lan rơi vào thời kỳ khủng hoảng trong những năm đầu thập kỷ 1990 Nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng kể từ sau Chiến tranh thế giới II, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh và lên tới mức 20% vào năm 1994 Doanh thu thuế của nhà nước bị sụt giảm nghiêm trọng và nợ công cộng của nhà nước rất cao Mô hình Phần Lan, vốn dựa vào thuế cao để phân phối lợi ích an sinh cho người dân, đã không thể đáp ứng được nhu cầu an sinh trong thời kỳ khủng hoảng Nhà nước quyết định cắt giảm hàng loạt các dịch vụ xã hội và các chính sách phúc lợi cũng được sửa đổi theo hướng cải thiện việc làm cho người dân Vào cuối thập kỷ 1990, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh và sự phục hồi kinh tế bắt đầu có dấu hiệu khả quan Tuy nhiên, trong thời kỳ khủng hoảng, đã có rất nhiều lời chỉ trích về mô hình nhà nước phúc lợi Phần Lan Nhiều người cho rằng đây là thời kỳ khủng hoảng mô hình nhà nước phúc lợi vì một số mục tiêu mà chính phủ Phần Lan đề ra đều không thực hiện tốt, chẳng hạn như mục tiêu đảm bảo việc làm, chăm sóc trẻ em và một số dịch vụ xã hội khác Cho đến tận cuối thập kỷ 1990, mặc dù tình hình kinh tế đã được cải thiện, nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở Phần Lan vẫn rất cao (khoảng 10%) và tỷ lệ sinh ngày càng giảm
Về kinh tế, trong những năm gần đây, Phần Lan tiếp tục đạt được những thành tựu đáng tự hào về mặt kinh tế - xã hội nhờ những thay đổi chính sách kinh tế và cải cách các chính sách xã hội Phần Lan đã chủ động thực hiện những cải cách kinh tế vĩ mô để phục hồi tăng trưởng kinh tế, tiến hành kiểm soát rủi ro trong hệ thống tiền tệ, giảm trả tiền bảo hiểm xã hội, tích cực tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh, đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu phát triển công nghiệp, ổn định môi trường, cố gắng hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, giảm lạm phát xuống dưới mức 4% mỗi năm Đặc biệt về mặt chính sách xã hội, Phần Lan đã thực hiện một số cải cách quan trọng để thực hiện chính sách toàn diện, như bỏ quy chế môi trường thị trường lao động (1994), điều chỉnh lại tỷ lệ phụ cấp thất nghiệp theo chỉ số vật giá và tuổi tác (liên tục trong các năm 1996 - 1998), tăng phụ cấp thất nghiệp từ 42% lên 45% (năm 2002), cải cách thuế khoá (giảm thuế cho những doanh nghiệp tích cực sử dụng lao động trẻ và lớn tuổi), điều chỉnh tuổi nghỉ hưu lên 60 tuổi, những người nghỉ sớm đều bị giảm tiền trợ cấp (2005), hạ số tuổi của người tham gia đóng góp lương hưu (năm 2005) Nhờ tiếp tục thực hiện tốt chính sách phúc lợi, kinh tế - xã hội Phần Lan tiếp tục phát triển Ngày nay, Phần Lan trở thành nước có mức sống cao ở châu Âu với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 39.000 EURO (năm 2022)
Về thể chế chính trị, khi còn là Đại Công quốc tự trị thuộc Nga, Phần Lan đã có hiến pháp và hình thức chính quyền riêng Hiến pháp Phần Lan được phê chuẩn ngày 17 tháng 7 năm 1919 và vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay Hiện tại, chế độ nhà nước là nước cộng hòa Hình thức điều hành đất nước là cộng hòa nghị viện; về cơ bản, Hiến pháp đảm bảo các quyền công dân, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Quyền lực tối cao nằm trong tay người dân, Quốc hội là đại diện Quốc hội giám sát công việc của chính quyền và phê chuẩn dự thảo ngân sách Quốc hội Phần Lan gồm một viện với 200 nghị sĩ được bầu thông qua hình thức bỏ phiếu cho nhiệm kỳ 4 năm Mọi công dân Phần Lan đều có quyền bỏ phiếu từ năm 18 tuổi Năm 1928, Luật Quốc hội được thông qua Luật này đặt ra cơ cấu, trách nhiệm và cơ chế bầu cử Quốc hội Quốc hội Phần Lan phối hợp chặt chẽ với Tổng thống Hiến pháp trao cho Tổng thống quyền hạn rất lớn Tổng thống có quyền đề xuất và phê chuẩn các điều luật, hay áp dụng quyền phủ quyết tạm thời của mình Tổng thống có quyền tuyên bố tuyển cử, yêu cầu Quốc hội họp khẩn cấp, chủ trì các cuộc họp kín và công khai của Quốc hội Tổng thống có quyền giải tán Quốc hội trước thời hạn và tiến hành bầu cử lại Tổng thống là tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Tổng thống phải là người Phần Lan và có nhiệm kỳ 6 năm, bắt đầu vào ngày 1 tháng 5
Chính phủ Phần Lan - Hội đồng Nhà nước, gồm 17 bộ trưởng và Thủ tướng Thủ tướng là chủ tịch một đảng chính trị chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống phối hợp với Chính phủ điều hành chính sách đối ngoại Về mặt hành chính, Phần Lan được chia thành 6 tỉnh: Nam Phần Lan, Tây Phần Lan, Đông Phần Lan, Oslo, Lapland, và Ahvenanmaa (Đảo Aland và thành phố Maariankhamina - đây là khu tự trị thuộc Phần Lan) Các tỉnh trưởng do Tổng thống chỉ định
Phần Lan có nhiều đảng chính trị Trong số các đảng lớn ở Phần Lan, phải kể tới: Đảng Xã hội - Dân chủ, thành lập năm 1899, là đảng lớn nhất, đại diện cho tầng lớp công nhân, trí thức, tiểu chủ nông; Đảng Trung tâm Phần Lan, có ảnh hưởng lớn ở các thành phố nhỏ, đây là một đảng trung dung; Đảng Liên minh dân tộc, đây là một đảng cánh hữu, chủ trương cải cách xã hội, hoạt động cộng đồng và nghệ thuật tự do Ngoài ra còn có các đảng khác cũng tham gia tích cực vào đời sống chính trị đất nước như: Đảng Liên minh cánh Tả, thành lập năm 1965; Đảng Liên hiệp Xanh, chủ trương giữ gìn môi trường sinh thái; Đảng Người Thụy Điển, thành lập năm 1906, đại diện cho cộng đồng người nói tiếng Thụy Điển; Liên đoàn Thiên chúa giáo; Đảng Người Phần Lan thực thụ và các đảng khác
Phần Lan là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 1950; Thành viên Liên hiệp quốc (UN) từ năm 1955; Thành viên Hội đồng Phương Bắc từ 1955; Thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) từ 1969; Thành viên Hội đồng Các Quốc gia Biển Baltic từ 1992; Thành viên Liên minh châu Âu (EU) từ
1995 Trải qua nhiều năm, Phần Lan luôn là một trong những mục tiêu phát triển của nhiều nước trên thế giới
4.2.2 Những đặc trưng cơ bản
Trụ cột chính của mô hình nhà nước phúc lợi Phần Lan là chăm sóc trẻ em, giáo dục và an sinh thu nhập (dưới hình thức bảo hiểm xã hội)
Mô hình Đan Mạch
Khi nói đến mô hình Đan Mạch, người ta thường liên tưởng đến một thị trường lao động linh hoạt và nhiều người coi đây là một mô thức thần kỳ Sự linh hoạt mang đặc trưng của mô hình Đan Mạch là sự kết hợp của ba yếu tố: linh hoạt trên thị trường lao động, kết hợp với an sinh xã hội và chính sách năng động đối với thị trường lao động cùng với quyền và nghĩa vụ của người thất nghiệp Mô hình nhà nước phúc lợi của Đan Mạch đã được hình thành từ rất sớm khi chính quyền Đan Mạch áp dụng bảo hiểm hưu trí vào năm 1891, bảo hiểm ốm đau tự nhiên vào năm 1892 và bảo hiểm tai nạn công nghiệp vào năm 1898 Cho đến thập kỷ 1930 của thế kỷ XX, hệ thống nhà nước phúc lợi của Đan Mạch tiếp tục được hoàn thiện dần và hệ thống này được gọi với cái tên là Hệ thống bảo hiểm quốc gia
Trong giai đoạn sau Chiến tranh thế giới II, đặc biệt là vào năm 1956, hệ thống bảo hiểm hưu trí toàn quốc được áp dụng cho tất cả công dân Đan Mạch Cũng trong thời gian này, các dịch vụ y tế sức khỏe và các dịch vụ xã hội khác được hoàn thiện dần Trong thập kỷ 1960, mô hình hệ thống phúc lợi hiện đại của Đan Mạch chính thức được thành lập
Trong thập kỷ 1970, các dịch vụ về việc làm ở Đan Mạch chính thức chuyển chức năng từ phía các nghiệp đoàn sang phía nhà nước Trong thời gian này, nhà nước bắt đầu đóng vai trò lớn hơn trong các chức năng cung cấp việc làm và phân phối quỹ bảo hiểm thất nghiệp Năm 1976, Luật An sinh xã hội của Đan Mạch chính thức được cải cách mang lại nhiều nguồn quỹ an sinh và nhiều dịch vụ xã hội hơn nữa cho người dân
Cũng giống như nhiều nước Bắc Âu khác, Đan Mạch rơi vào khủng hoảng kinh tế vào đầu những năm 1990 Năm 1994, Đan Mạch ban hành chính sách cải cách việc làm và thuế để giảm tỷ lệ thất nghiệp Những cải cách chính sách trong giai đoạn 1994 - 2002 đã đem lại rất nhiều thành công cho Đan Mạch và giai đoạn này thế giới hay nói đến “sự thần kỳ Đan Mạch” bởi chính phủ đã giảm được tỷ lệ thất nghiệp từ 12% xuống chỉ còn 5% trong thời gian trên Vào năm 1998, Luật an sinh xã hội mới đã thay thế Luật an sinh xã hội cũ từ năm 1976, mang lại nhiều dịch vụ xã hội hơn cho tất cả công dân Đan Mạch
Khi nói về mô hình Đan Mạch, nhà chính trị kiêm nhạc sĩ N.F.S Grundtvig người Đan Mạch đã viết một bài hát, trong đó có câu: “người nghèo được hưởng quá nhiều và người giàu thì quá ít - few have too much and fewer too little” Đây được coi là mô thức của nhà nước phúc lợi Đan Mạch và mô thức đó được duy trì đến tận ngày nay, đem lại sự thịnh vượng cho đất nước và cho từng người dân Với công cụ chính là thuế, Đan Mạch đã đạt được sự bình đẳng thu nhập cho mọi người dân và mọi người dân đều có được đời sống vật chất đầy đủ nhất
Giống như các nước Bắc Âu khác, cấu trúc thuế ở Đan Mạch được tính theo lũy tiến Thu nhập dưới mức 6.400 USD/năm được miễn thuế Thu nhập trên mức đó sẽ phải đóng thuế theo tỷ lệ phần vượt trội Mức thuế này sẽ khác nhau do ngoài tiền thuế nộp cho nhà nước, còn có tiền thuế nộp cho tỉnh và nhà thờ Mức thuế của mỗi tỉnh cũng khác nhau Tổng mức thuế trung bình ở Đan Mạch dao động từ 42,9% đến 63%, thuộc diện cao nhất thế giới Do đóng thuế cao, nguồn thu ngân sách từ thuế chiếm tỷ lệ rất lớn trong GDP của Đan Mạch (khoảng 40% GDP giai đoạn 2012 - 2022) Nguồn thu này chủ yếu được sử dụng cho các mục tiêu phúc lợi xã hội toàn diện của chính phủ
4.3.2 Những đặc trưng cơ bản
Mô hình Đan Mạch được dựa trên ba trụ cột chủ yếu: giáo dục miễn phí, chăm sóc trẻ em và thị trường lao động linh hoạt
Giáo dục miễn phí: Ở Đan Mạch, hệ thống giáo dục được chính phủ miễn phí hoàn toàn Học sinh từ cấp tiểu học đến thạc sĩ được hưởng sự miễn phí giáo dục từ phía chính phủ, trong khi những người học tiến sĩ được coi là làm nghiên cứu nên được chính phủ trả lương theo mức quy định Sinh viên trên 18 tuổi được nhận tiền trợ cấp giáo dục của chính phủ, tương đương khoảng 400 USD/tháng (cho học sinh sống cùng bố mẹ) và khoảng 750 USD/tháng cho những sinh viên sống tự lập trong thời gian tối đa là 6 năm để theo học các bậc cao hơn Ngoài ra, sinh viên theo học các chương trình dài hạn (3-6 năm) còn được vay tiền của chính phủ với khoản vay tối đa là 400 USD/tháng Chính phủ cũng cung cấp chi phí đi lại, sách vở cho học sinh và sinh viên một cách miễn phí
Chăm sóc trẻ em: Đan Mạch là đất nước có hệ thống chăm sóc trẻ em thuộc diện lâu đời nhất châu Âu, khoảng 170 năm Có tới 80% trẻ em Đan Mạch ở độ tuổi từ 6 tháng đến 9 tuổi được chính phủ hỗ trợ các điều kiện chăm sóc (64% trẻ em ở độ tuổi 6 tháng đến 2 năm và 91% trẻ em ở độ tuổi từ 3 - 5 tuổi) Từ năm 1976, chế độ chăm sóc trẻ em được chính quyền trung ương phân cấp cụ thể cho các chính quyền địa phương Trách nhiệm của chính quyền địa phương ngày càng lớn, từ trách nhiệm thu thuế, chăm sóc trẻ em, giáo dục trẻ em từ 7 đến 16 tuổi, giáo dục người lớn, các hoạt động văn hóa thể thao, chăm sóc người già
Bảng 4 7 Tỷ lệ trẻ em Đan Mạch từ 0 tuổi đến 10 tuổi được chăm sóc trong các tổ chức xã hội ở Đan Mạch
0 years 1 years 2 years 3 years 4 years 5 years 6 years 7 years 8 years 9 years 10 years
Quyền lợi của trẻ em Đan Mạch được hưởng cụ thể như sau:
Nhà nước hỗ trợ cho các gia đình có trẻ em những dịch vụ xã hội chủ yếu nhất Chính quyền địa phương có trách nhiệm cung cấp từ 70 - 75% các dịch vụ xã hội này cho các gia đình có trẻ nhỏ Do được hưởng chế độ chăm sóc trẻ theo ngày, các bà mẹ có con nhỏ có thể đi làm và tỷ lệ phụ nữ đi làm ở Đan Mạch cũng thuộc diện cao nhất thế giới;
Những người làm cha, làm mẹ có quyền nghỉ việc tạm thời để chăm sóc trẻ nhỏ Thời gian nghỉ việc tạm thời là 24 tuần, trong đó 14 tuần đầu giành cho người mẹ và 10 tuần sau có thể sắp xếp giữa cha và mẹ Trong thời gian nghỉ ốm, cha mẹ đứa trẻ được hưởng lợi ích thất nghiệp Pháp luật quy định thời gian được nghỉ để chăm sóc trẻ từ 0-8 tuổi ít nhất là 8 tuần và không quá 52 tuần Trong thời gian nghỉ việc, lương của cha mẹ đứa trẻ tính bằng 60% mức trợ cấp thất nghiệp cao nhất
Chính sách thị trường lao động: Chính sách thị trường lao động của Đan Mạch được đánh giá là linh hoạt nhất châu Âu Chính sách này dựa trên 3 yếu tố chủ yếu và tất cả các yếu tố đều phụ thuộc lẫn nhau: Yếu tố thứ nhất là thị trường lao động linh hoạt, tức là dễ dàng thuê và cũng dễ dàng sa thải người lao động Như vậy, cho phép các công ty có thể thích nghi với điều kiện thị trường và công nghệ mới Yếu tố thứ hai là đảm bảo an sinh xã hội Hầu hết người Đan Mạch đều có thể xin trợ cấp xã hội nếu mất việc làm và trợ cấp của Đan Mạch cũng hào phóng hơn nhiều quốc gia khác Yếu tố thứ ba là chính sách thị trường lao động chủ động Chính sách này đảm bảo hỗ trợ cho người thất nghiệp tìm kiếm việc làm mới và đầu tư lớn cho đào tạo và tái đào tạo Thay vì hỗ trợ việc làm đã bị mất sang các quốc gia khác, Đan Mạch đào tạo cho người dân đủ khả năng tìm công việc mới
Hình 4 4 So sánh quốc tế về tỷ lệ chi tiêu công để thực hiện các chương trình kích hoạt thị trường lao động (% GDP)
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là một trong những nhân tố chủ yếu của chính sách thị trường lao động linh hoạt Những người được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là những người đã có đủ 52 tuần làm việc đầy đủ và bị mất việc tạm thời Lợi ích của người hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 90% thu nhập thực tế trước đó sau khi đã giảm từ 8% cho quỹ an sinh thu nhập Ngoài bảo hiểm thất nghiệp, những người thất nghiệp còn được hưởng trợ cấp xã hội Khoản trợ cấp này bằng 80% mức tối đa của trợ cấp thất nghiệp cho những đứa trẻ sống cùng cha mẹ và ở mức 60% cho các đối tượng khác Tổng mức trợ cấp xã hội không thể vượt quá mức 90% thu nhập thực tế trước đó Ngoài ra, người lao động còn được hưởng lợi ích về nhà ở Lợi ích này được phân phối cho những người có thu nhập thấp và những người phải thuê căn hộ với giá cao
Bảo hiểm hưu trí là nhân tố không thể thiếu trong chính sách thị trường lao động của Đan Mạch Hệ thống bảo hiểm hưu trí của Đan Mạch được chia làm hai phần: bảo hiểm về hưu non và bảo hiểm hưu trí cho người già Bảo hiểm về hưu non được phân trách nhiệm cho chính quyền địa phương, áp dụng cho những người ở độ tuổi từ 18 - 65 Đó là những người đang còn có khả năng làm việc nhưng phải về hưu do các lý do như ốm đau hay các nguyên nhân xã hội khác Hệ thống bảo hiểm hưu trí cho người già áp dụng cho những người ở độ tuổi 65 Tiền hưu trí cơ bản là khoảng 1.000 USD (cho người già sống chung với vợ hoặc bạn gái) và khoảng 1.400 USD (cho người già sống một mình) Tuy nhiên, chính quyền địa phương có thể xem xét để trợ giúp thêm cho từng trường hợp đặc biệt Trong vài năm gần đây, chính phủ Đan Mạch đã đưa ra một số biện pháp để duy trì số người ở độ tuổi lao động trên thị trường lao động tới một độ tuổi cao hơn Quốc hội Đan Mạch cũng vừa thông qua những khấu trừ thuế có lợi cho những người trên 64 tuổi vẫn đang làm việc Quốc hội cũng đã quyết định hoãn tuổi tối thiểu được hưởng chế độ hưu trí tự nguyện từ 60 sang 62 tuổi Chế độ này đang trở thành điểm hấp dẫn nhiều người Đan Mạch
Chính sách thị trường lao động linh hoạt của Đan Mạch hiện nay đang được đánh giá rất cao Nhờ chính sách này, các công ty của Đan Mạch trở thành những công ty có khả năng cạnh tranh nhất trên thị trường thế giới Đặc điểm chủ yếu của chính sách thị trường lao động linh hoạt của Đan Mạch những năm gần đây là:
Công nhân Đan Mạch nằm trong đội ngũ lao động có tổ chức kỷ luật cao nhất thế giới, trong đó 85% lực lượng lao động tham gia các nghiệp đoàn Do chủ lao động có năng lực tổ chức cao, nên thị trường lao động luôn hoạt động tốt mà không cần nhà nước can thiệp
Mô hình Na Uy
Na Uy thuộc nhóm nước Bắc Âu đi theo chế độ Dân chủ xã hội, vì vậy mô hình phát triển của đất nước này có những điểm tương đồng về chính sách xã hội, kinh tế và thể chế chính trị
Na Uy, nhà nước mang đặc trưng của một nhà nước phúc lợi kiểu Bắc Âu, trong đó chính sách xã hội chi phối lớn đến con đường phát triển kinh tế và thể chế chính trị của đất nước này Nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, chi trả ốm đau cho người bệnh, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Từ sau Chiến tranh thế giới II, mô hình Na Uy có thể chia làm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: từ năm 1945 đến năm 1957 - đây là giai đoạn manh nha hình thành nhà nước phúc lợi thời kỳ hậu chiến
Giai đoạn 2: từ năm 1959 đến năm 1970 - đây là giai đoạn mở rộng các hình thức phúc lợi và hướng tới một chính sách xã hội toàn diện
Giai đoạn 3: từ thập kỷ 1970 đến hết thập kỷ 1980 - đây là thời kỳ vàng của nhà nước phúc lợi Na Uy
Giai đoạn 4: từ năm 1990 đến nay - đây là thời kỳ khủng hoảng mô hình nhà nước phúc lợi ở Na Uy và cũng là thời kỳ chính phủ Na Uy có những chuyển biến chính sách để cải cách mô hình nhà nước phúc lợi theo hướng năng động hơn
Trong các giai đoạn trên, các chính sách xã hội của Na Uy luôn được sự kiểm soát của môi trường chính sách vĩ mô Hơn nữa, nguồn tài chính để thực hiện các chính sách phúc lợi chủ yếu được huy động từ việc đóng thuế của nhân dân để phục vụ các mục tiêu an sinh, đảm bảo việc làm, giảm thất nghiệp và đầu tư vốn nhân lực Trong giai đoạn
1961 - 1979, tỷ lệ thất nghiệp của Na Uy rất khiêm tốn, chỉ dưới 1% Tuy nhiên, trong hai thập kỷ tiếp theo, những mục tiêu chính sách đảm bảo việc làm đầy đủ của Na Uy đã gặp khó khăn khi thực hiện, số người mất việc ngày càng tăng và trong giai đoạn 1980 - 1989 tỷ lệ thất nghiệp ở Na Uy là 3%, trong giai đoạn 1990 - 1999 là 4,2%, đặc biệt tỷ lệ thất nghiệp đạt kỷ lục ở mức 5,5% trong năm khủng hoảng 1993 Đầu những năm 1990, chính phủ Na Uy tiến hành tái cơ cấu lại mô hình nhà nước phúc lợi bằng cách áp dụng chính sách “tiếp cận việc làm - work approach” Chính sách này đòi hỏi người dân trước hết phải lựa chọn những cơ hội việc làm cho mình, sau đó chính sách công cộng mới được thiết kế để hỗ trợ các mục tiêu đó Cũng trong năm 1991
- 1992, chính phủ thực hiện “Sách trắng về phục hồi kinh tế” Mục đích cơ bản của Sách trắng này là cải cách các điều kiện kinh tế vĩ mô, duy trì chính sách thị trường lao động, hỗ trợ an sinh xã hội dưới nhiều hình thức đa dạng Theo Sách trắng, hệ thống bảo hiểm xã hội phải đảm bảo mục tiêu an sinh cho tất cả người dân, tạo việc làm đủ cho người lao động Năm 1992, chính phủ tiếp tục soạn thảo “Sách xanh về thúc đẩy việc làm” Sách Xanh tập trung chủ yếu vào các chiến lược việc làm và thực hiện chính sách thị trường lao động tích cực Năm 1995, chính phủ Na Uy tiếp tục xem xét lại hệ thống bảo hiểm xã hội trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế
Kể từ năm 1996, kinh tế Na Uy bắt đầu bước sang giai đoạn phát triển cao nhờ việc
Na Uy thành lập Quỹ dầu lửa vào năm 1996 để phản ứng với những biến động của giá dầu thế giới Quỹ này cho phép chính phủ đạt được sự thặng dư lớn trong tài khoản hiện hành và biến Na Uy trở thành nước xuất khẩu dầu hàng đầu châu Âu Sự dư thừa tài chính này đã tạo điều kiện thuận lợi để chính phủ Na Uy thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội của nước mình Chính phủ liên tục mở rộng các lợi ích công cộng cho mọi công dân dưới hình thức bảo hiểm ốm đau bệnh tật, bảo hiểm hưu trí, trợ cấp mạnh tay cho việc chăm sóc sức khỏe toàn diện và miễn phí, bảo hiểm thất nghiệp
Cho đến nay, Na Uy là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới Theo IMF, năm 2023, thu nhập bình quân đầu người ở Na Uy là 88.800 USD (tính theo PPP), đứng thứ 5 trên thế giới Na Uy cũng là nước có chi phí đắt đỏ nhất thế giới tính theo chỉ số Big Mac và một số chỉ số khác Đây cũng là đất nước không có người nghèo
Bảng 4 8 Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Na Uy
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)
GDP bình quân đầu người (EURO)
4.4.2 Những đặc trưng cơ bản
Na Uy là đất nước có sự phát triển cao về an sinh xã hội và các dịch vụ công cộng Mọi người dân đều có quyền được hỗ trợ về kinh tế và những hình thức hỗ trợ cộng đồng khác khi họ ốm đau, già và thất nghiệp Cũng giống như các nước Bắc Âu khác, mô hình nhà nước phúc lợi Na Uy được dựa chủ yếu trên ba trụ cột: giáo dục miễn phí, chăm sóc trẻ em và an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội)
Hệ thống giáo dục của Na Uy không khác nhiều so với hệ thống giáo dục của hầu hết các nước Bắc Âu khác, nghĩa là gồm các bậc học: tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học và đại học Học sinh tiểu học phải trải qua 7 năm học ở trường từ lúc 6 tuổi trước khi bước vào chương trình phổ thông cơ sở 3 năm và phổ thông trung học 3 năm Giáo dục bậc đại học của Na Uy chủ yếu thực hiện ở các trường công, bao gồm 4 viện đại học, 6 trường đại học chuyên ngành, 26 trường cao đẳng quốc gia và 2 trường cao đẳng nghệ thuật Ngoài ra, còn có một số trường đại học tư
Luật pháp Na Uy quy định, mọi trẻ em đều có quyền đi học như nhau và chương trình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 9 là hoàn toàn bắt buộc Mọi trẻ em đều phải đến trường và nhà trường hoàn toàn miễn phí cho học sinh kể từ tiền học phí đến sách vở Ngay cả những chi phí như tham quan đảo ngoại cũng được nhà trường tài trợ miễn phí Trong độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 5, nhà trường không có chương trình kiểm tra, sát hạch để phân loại lực học của trẻ em Ở bậc đại học, nhà nước cho sinh viên vay tiền để trang trải học phí và các sinh hoạt phí khác Sinh viên có thể đi làm thêm không quá số giờ quy định Do chế độ phúc lợi cao, sinh viên có điều kiện học tập nhiều ngành nghề khác nhau trong cùng một thời điểm, đồng thời có quyền lựa chọn những nghề làm thêm mang lại thu nhập cao
* Hệ thống chăm sóc trẻ em
Kể từ thập kỷ 1990 trở lại đây, hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Na Uy đặc biệt được coi trọng Luật Bảo hiểm quốc gia năm 1956 quy định người mẹ khi mang thai muốn được hưởng bảo hiểm thì phải đi làm ít nhất từ 6 - 10 tháng trước khi mang thai Nếu người mẹ không đi làm, thì khi mang thai sẽ được hưởng trợ cấp một lần khoảng 3.900 euro Bảo hiểm chi trả cho người mẹ mang thai là khoảng 80% thu nhập thực tế trước đó Để chuẩn bị cho đứa con ra đời, riêng người cha được quyền nghỉ phép 3 tuần để chăm sóc đứa trẻ trước khi sinh và 6 tuần sau khi sinh để chăm sóc người mẹ khi sinh nở Trong thời gian nghỉ phép, người cha được hưởng toàn bộ mức lương thực tế trước đó
Với những ông bố hoặc bà mẹ độc thân, Na Uy có chế độ chăm sóc trẻ em đặc biệt và khác hẳn với các nước châu Âu khác Trước năm 1998, mỗi ông bố hoặc bà mẹ độc thân được hưởng khoản trợ cấp theo quy định để nuôi đứa trẻ đến khi nó 10 tuổi Kể từ năm 1998 trở lại đây, khoản trợ cấp nuôi đứa trẻ là 10.000 Nok (tiền Na Uy)/năm và đứa trẻ này được hưởng khoản trợ cấp cho đến khi 10 tuổi Để hỗ trợ các ông bố và bà mẹ độc thân, chính quyền địa phương còn tổ chức các lớp đào tạo việc làm, tạo điều kiện cho họ có cơ hội việc làm để nuôi đứa trẻ với điều kiện hoàn hảo nhất
Từ thập kỷ 1980 trở lại đây, những dịch vụ chăm sóc trẻ em theo ngày được mở rộng nhanh chóng Dịch vụ này do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhận Các nơi tổ chức dịch vụ chăm sóc trẻ em sẽ được hưởng trợ cấp tính theo mức bình quân đầu người của mỗi trẻ em theo học Nhà nước đảm bảo khoảng 40% chi phí cho các dịch vụ này, phần còn lại là do trung tâm chăm sóc trẻ em và gia đình đảm nhận Chẳng hạn vào năm 1994, cha mẹ đứa trẻ chỉ phải trả 44,5% tổng chi phí chăm sóc đứa trẻ cho trung tâm chăm sóc trẻ tư nhân và chỉ phải trả khoảng 28,8% tổng chi phí cho các trung tâm chăm sóc trẻ công cộng
* Hệ thống bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm ốm đau: Cơ chế chi trả bảo hiểm ốm đau ở Na Uy rất tốt Tất cả các dịch vụ khám chữa bệnh đều miễn phí và khi người bệnh phải nghỉ việc vì bị ốm, trợ cấp xã hội cho thời gian bị bệnh cũng rất cao Thời gian nghỉ ốm có thể là từ 2 đến 3 tuần, và trong thời gian này người bệnh vẫn nhận nguyên mức lương thực tế trước đó Nếu người bệnh phải nghỉ việc lâu dài, thì họ vẫn được hưởng trợ cấp đau ốm cho đến khi hồi phục và chủ doanh nghiệp không được phép sa thải người bệnh vì lý do bệnh tật
SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO TRIỂN VỌNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BẮC ÂU
Thành công và hạn chế
5.2.1 Thành công của mô hình Bắc Âu
Trong những phần phân tích ở các chương trước, chúng tôi cũng đã đánh giá những thành công của mô hình Bắc Âu trên một số khía cạnh Những thành công đó được tóm lược và giải thích thêm ở một số khía cạnh cụ thể như sau:
Thứ nhất, mô hình phát triển của các nước Bắc Âu đã đưa khu vực này trở thành một trong những khu vực có chỉ số kinh tế phát triển cao nhất thế giới Các nước Bắc Âu luôn đạt thứ hạng cao, điển hình là trong lĩnh vực giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp, hình thành thị trường lao động tích cực, phát triển nguồn nhân lực có trình độ đại học, giảm bất bình đẳng xã hội (hệ số Gini), chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI)
Thứ hai, Bắc Âu là khu vực thành công nhất trên thế giới xét trên khía cạnh phân bổ chi tiêu xã hội Các khoản chi tiêu này được phân chia thành trợ cấp tiền mặt, nhà nước trực tiếp cung cấp các dịch vụ xã hội, nhà nước hình thành các chính sách thị trường lao động tích cực (như đào tạo việc làm, các chương trình việc làm ) Quỹ tiền mặt chủ yếu được phân phối dưới hình thức lương hưu và trợ cấp tiền mặt cho các gia đình đang trong độ tuổi lao động Các dịch vụ xã hội của chính phủ bao gồm dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ khác như nhà ở, đi lại miễn phí, điện nước miễn phí Nếu tính theo GDP, chi tiêu xã hội của các nước Bắc Âu luôn đứng đầu thế giới (chiếm khoảng 26,8% GDP, trong khi Mỹ chỉ là 14,8% GDP) Các nước này không chỉ có mức độ chi tiêu xã hội cao, mà các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ phúc lợi công cộng khác cũng đạt mức độ cao nhất trên thế giới
Hình 5 4 Phân bổ chi tiêu xã hội ở các nước OECD (% GDP) (2019-2022)
Nhờ mở rộng chi tiêu xã hội theo đúng mục tiêu đã đặt ra, các nước Bắc Âu đã giải quyết được vấn đề nghèo khổ Năm 2022, theo OECD Data, tỷ lệ người nghèo ở Bắc Âu chỉ còn 7,6%, trong khi Mỹ là 18%, các nước EU là 11% Người nghèo ở Bắc Âu là những người có mức thu nhập đủ sống, được hưởng các khoản trợ cấp xã hội và nhà ở miễn phí Nếu tính theo mức nghèo của thế giới (1 USD/người/ngày), thì Bắc Âu không còn người nghèo Mở rộng chi tiêu xã hội theo đúng mục tiêu đã đưa các nước này trở thành những xã hội trung lưu và giàu có Thu nhập bình quân đầu người của các nước Bắc Âu ở mức rất cao Năm 2022, Na Uy đứng thứ 4 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, tiếp theo là Đan Mạch đứng thứ 9, Thụy Điển đứng thứ 16 và Phần Lan đứng thứ
Bảng 4 10 So sánh Chỉ số Hạnh phúc một số quốc gia năm 2023
Logged GDP bình quân đầu người
Kỳ vọng sống lành mạnh
Tự do lựa chọn cuộc sống
Nhận thức về tham nhũng
Nguồn: Helliwell, J F., Layard, R., Sachs, J D., Aknin, L B., De Neve, J.-E., & Wang, S (Eds.) (2023)
Thứ ba, chính sách phúc lợi xã hội của các nước Bắc Âu đã hình thành nên một thị trường lao động tích cực Mặc dù Phần Lan còn phải giải quyết vấn đề thất nghiệp ở mức cao, nhưng nhìn chung các nước Bắc Âu đảm bảo được việc làm đầy đủ cho người dân Thị trường lao động tích cực ở Bắc Âu được đánh giá cao trên hai phương diện: việc làm và thất nghiệp Việc làm được phân bổ cho những người ở độ tuổi 15 - 64 và điều đáng ngạc nhiên là các nước Bắc Âu đã đạt được tỷ lệ việc làm cao hơn các nước nói tiếng Anh và các nước châu Âu còn lại Số liệu của OECD năm 2022 đánh giá tỷ lệ việc làm của Bắc Âu là 74,9% trong tổng số những người đang ở độ tuổi lao động, trong khi ở các nước EU là 67,8%, của châu Âu nói chung là 68,3% và của các nước OECD là 67,7% Tỷ lệ việc làm rất cao ở các nước Bắc Âu phản ánh tác động quan trọng của các chính sách kinh tế của các nước này Đó là: 1) Trong suốt 10 năm qua, sự hỗ trợ của nhà nước đối với dân chúng đang ở độ tuổi đi làm luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách thị trường lao động tích cực, vì vậy những người có nhu cầu tìm kiếm việc làm luôn được hưởng sự hỗ trợ của nhà nước để tìm được việc làm như mong muốn 2) Nhà nước luôn đóng vai trò tích cực và chủ động với tư cách là người chủ lao động trong vấn đề giải quyết việc làm Những người già, người có kỹ năng thấp, đặc biệt là công nhân bệnh tật luôn được ưu tiên làm việc trong khu vực công cộng, đặc biệt là các chính quyền địa phương, trong các ngành dịch vụ xã hội công cộng như chăm sóc trẻ em, chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ người bị bệnh Chẳng hạn như ở Thụy Điển, việc làm công cộng tăng từ 22% trong tổng số việc làm năm 1970 lên 37,5% năm 2022, hầu hết là trong các vị trí công việc của chính quyền địa phương trong ngành xã hội Trong khi đó, ở các nước EU, việc làm công cộng chỉ ở mức 30,8% năm 2022 Trên phương diện giải quyết thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp ở Bắc Âu cũng thấp hơn nhiều so với các khu vực khác Trong 3 năm trở lại đây (2020 - 2022), tỷ lệ thất nghiệp của các nước Bắc Âu luôn duy trì ở mức thấp (ngoại trừ Thụy Điển)
Bảng 5 2 Tăng trưởng và tỷ lệ thất nghiệp ở nước Bắc Âu, 2005 - 2022
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, %
Thu nhập bình quân đầu người, EURO
Thứ tư, mô hình phát triển của Bắc Âu tạo nên một sự công bằng xã hội Do có nghĩa vụ nộp thuế như nhau, thu nhập càng cao thì thuế lũy tiến càng lớn, nên các nước Bắc Âu giải quyết được vấn đề, bất bình đẳng xã hội Thu nhập đầu người của các nước Bắc Âu luôn cao hơn các nước châu Âu khác (thu nhập bình quân đầu người trung bình của khối Bắc Âu là 51.275 EURO năm 2022, trong khi thu nhập bình quân đầu người của các nước EA là 36.900 EURO và các nước EU là 35.500 EURO) Hệ số Gini đo sự bất bình đẳng xã hội của các nước Bắc Âu rất thấp Năm 2022, các nước Bắc Âu có hệ số là 0.28 – đây là mức rất thấp, nghĩa là các nước này giải quyết bất bình đẳng xã hội thuộc diện tốt nhất trên thế giới
Bảng 5 3 Chỉ số Niềm tin xã hội các nước Bắc Âu (điểm lớn nhất là 10)
Thứ năm, nhờ phát triển kinh tế dựa vào nguồn vốn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nền kinh tế các nước Bắc Âu luôn đứng hàng đầu thế giới về trình độ công nghệ hiện đại Các nước này có kỹ năng công nghệ rất cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin Trong bảng xếp hạng Chỉ số Sáng tạo toàn cầu 2023, Thụy Điển xếp hạng thứ hai trên thế giới, tiếp theo là Phần Lan, Đan Mạch và Na Uy lần lượt với các thứ hạng là 6, 9 và 19 (World Intellectuall Property Organization, 2023) Để đạt được chỉ số cao như trên, các nước Bắc Âu đã chú trọng đầu tư R&D, tập trung vào lực lượng lao động có giáo dục cao
Bảng 5 4 Chỉ số Kinh tế số và Xã hội số Bắc Âu (điểm lớn nhất là 100)
5.2.2 Hạn chế của mô hình Bắc Âu
Hiện nay, có một số vấn đề đặt ra đối với hệ thống phúc lợi Bắc Âu, không chỉ do những yêu cầu, áp lực mới nảy sinh bên ngoài do toàn cầu hóa và châu Âu hóa (hoà nhập EU), mà còn do những thách thức nội tại quốc gia như số lượng người cao tuổi ngày càng tăng lên, sự thay đổi cấu trúc dân số, sự thâm giảng càng nhiều người dân vào thị trường lao động và độ tuổi tích cực lao động kéo dài hơn, sự cần thiết duy trì chất lượng các chế độ hưởng thụ lợi ích để thúc đẩy sự hoà nhập của nhóm xã hội dễ tổn thương
Sau đây là những hạn chế chủ yếu của mô hình Bắc Âu:
Một là, một số mục tiêu cơ bản của mô hình Bắc Âu không được đảm bảo Tình hình thực tế cho thấy, việc làm ổn định ở khu vực chế tạo không còn được duy trì ở diện rộng, việc đảm bảo an ninh về việc làm cho nhóm công nhân bán lành nghề, kỹ năng thấp đã thay đổi mạnh, và kéo theo thay đổi cấu trúc giai cấp và các lợi ích chính trị kèm theo Cạnh tranh mạnh mẽ hơn do toàn cầu hóa gia tăng đã thúc đẩy tăng cường mức độ linh hoạt, tăng rủi ro trên thị trường lao động Phụ nữ, thanh niên ngày càng tham gia và đạt được nhiều tiến bộ trong học vấn, việc làm, và những yêu cầu, áp lực ngày càng tăng lên về đảm bảo các cơ hội bình đẳng, yêu cầu về việc phải kết hợp hài hoà giữa công việc và gia đình cho thấy, những công việc chăm sóc xã hội đối với trẻ em, người già, ốm theo kiểu truyền thống (không được tính công và dựa trên phân công lao động theo giới tính), cũng đã đặt những áp lực mới đối với phát triển và ổn định gia đình và đây là ưu tiên cao cần phải giải quyết trong chương trình nghị sự về việc làm Phụ nữ thường có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn, do vậy, việc duy trì mô hình phúc lợi này lại càng đặc biệt cần thiết, một mặt, vừa nhằm thực hiện chức năng thu hút, sử dụng phát huy tốt hơn tiềm năng của lao động nữ và mặt khác, với tư cách thiết chế điều tiết, hỗ trợ phụ nữ phát triển công danh, sự nghiệp mà không bị gián đoạn, khi họ phải thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ hoặc con ốm, nuôi người phụ thuộc ăn theo Các dịch vụ xã hội cho trẻ em và người già là đặc điểm nổi bật và cần được duy trì một cách có chất lượng Bên cạnh việc thực hiện những chính sách cũ, quản lý những rủi ro xã hội theo kiểu cũ, cũng cần thiết phải có chương trình cải cách mới đối với nhà nước phúc lợi nhằm đáp ứng những rủi ro xã hội mới, do những thay đổi của bối cảnh phát triển mới tạo ra
Hơn nữa, những tiêu chí thực hiện của mô hình phúc lợi xã hội Bắc Âu đang gặp phải vấn đề già hóa dân số Tuổi tác của lực lượng lao động đang là mối đe dọa tính ổn định và bền vững của mô hình nhà nước phúc lợi Bắc Âu bởi vì mô hình này dựa chủ yếu vào sự tham gia thị trường lao động của người dân ở mức độ cao Hiện nay, người già chiếm một tỉ lệ quan trọng trong lực lượng lao động Nó dẫn đến sự thiếu hụt lớn nguồn nhân lực trẻ cho tương lai Hơn nữa, nó cũng đặt ra những thách thức đối với việc mở rộng phúc lợi xã hội cho người già và làm thay đổi những tiêu chí đặt ra ban đầu của mô hình nhà nước phúc lợi Bắc Âu
Bảng 5 5 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người già độ tuổi 55 – 64 ở một số quốc gia năm 2023
Hai là, khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế khiến mô hình Bắc Âu tỏ ra không năng động trong một số khía cạnh Yếu kém dễ nhận thấy của mô hình phúc lợi Bắc Âu đó là, khu vực công chiếm tỷ trọng quá lớn, chi phí đắt đỏ và thu hút một tỉ lệ lớn lực lượng lao động của toàn xã hội Nếu chế độ hưởng lợi ích phúc lợi quá tốt và hào phóng ở khu vực công sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt động cơ, động lực lao động, suy giảm sáng kiến và trách nhiệm của công dân, và trong nhiều trường hợp, sẽ không loại trừ có người lao động chây ì, chỉ thiên về nhận chế độ lợi ích mà không làm việc hiệu quả thực sự, hoặc có nhiều trường hợp không biết rõ chắc chắn về việc mình có được tiếp cận dịch vụ phúc lợi hoặc được hưởng chế độ cụ thể như thế nào Do vậy, nhiều người đã tìm kiếm các dịch vụ tư nhân Tình trạng một số người nhập cư kém hòa nhập xã hội đã tạo ra nguy cơ, rủi ro về xã hội và an sinh Nạn nghèo đói mới gia tăng Ở một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, chăm sóc thiếu hụt các nghiên cứu, phân tích đầy đủ về thực trạng chất lượng, chi phí và năng suất Để giải quyết sự ổn định của khu vực công, đã có nhiều cuộc tranh luận giữa các đảng phái chính trị ở các nước Bắc Âu Chẳng hạn, phái tư tưởng chính trị cánh hữu (Bảo thủ, tư sản) kêu gọi đẩy mạnh tư nhân hóa hơn, khẳng định sự cần thiết phải đo lường hoá về chất lượng, hiệu quả và năng suất và quyền được hưởng lợi dựa trên nhu cầu người lao động, còn phái bảo thủ hoặc phản đối việc mở rộng hệ thống khu vực công tốn kém và đòi giảm dần mức hưởng chế độ phúc lợi cho người thất nghiệp Ngược lại, phái chính trị cánh tả (xã hội chủ nghĩa, Dân chủ xã hội) lại tích cực đấu tranh đòi duy trì hệ thống phúc lợi hiện tại và phản đối việc tăng cường tư nhân hóa các dịch vụ phúc lợi xã hội
Ba là, mô hình Bắc Âu đang gặp phải thách thức khi đối mặt với sự cạnh tranh kinh tế toàn cầu Trong thời gian qua, khu vực Bắc Âu đã khẳng định vị thế toàn cầu trong quá trình chuyển đổi từ xã hội công nghiệp sang xã hội tri thức Chuyển đổi kinh tế từ nền sản xuất công nghiệp sang đổi mới, sáng tạo công nghiệp và phát triển các doanh nghiệp dựa trên tri thức trong cạnh tranh với các nhà lắp ráp chi phí giá thấp ở nước ngoài Hệ thống phúc lợi phát triển mạnh, mạng lưới an sinh xã hội và mức xung đột thấp giữa thị trường và lao động đã giúp cho các quốc gia này có thị trường lao động linh hoạt hơn và thích ứng cao hơn so với nhiều nước châu Âu
Kinh doanh ở Bắc Âu đã hưởng lợi nhiều từ việc chuyển giao kí kết các hợp đồng ra bên ngoài khu vực, chuyển một số dịch vụ lắp ráp, chế tạo sang các nước có chi phí giá thấp hơn Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi các nước khác như các nước EU mới, Ấn Độ và Trung Quốc với nhân lực được đào tạo và cạnh tranh hơn trong nghiên cứu và phát triển, chế tạo và dịch vụ đối với thị trường Bắc Âu Trong bối cảnh đó, Bắc Âu khó bảo đảm đủ hoặc cải cách nhà nước phúc lợi đủ để đáp ứng các nhu cầu cạnh tranh toàn cầu Đồng thời, việc áp dụng các quy định về chống phân biệt, loại trừ xã hội, về mức lương tối thiểu, các quyền của người lao động nhập cư đối với các chế độ phúc lợi sẽ là thách thức đối với mô hình phúc lợi phổ quát và hào phóng, vì nhập cư có thể làm tăng bất bình đẳng trong xã hội Các nước Bắc Âu sẽ phải chấp nhận sự gia tăng bất bình đẳng hoặc sẽ hạn chế nhập cư để duy trì một xã hội đồng nhất và có khả năng bình đẳng lớn nhất
Bốn là, một số nhóm người bị rơi vào tình trạng “bên lề hóa” và tách biệt xã hội Phúc lợi ở Bắc Âu rất đặc biệt, nghĩa là xã hội duy trì nguồn tài chính hỗ trợ cả những người bên ngoài lực lượng lao động Ví dụ, ở Na Uy có khoảng gần 1/4 dân số tuổi lao động là nằm bên ngoài lực lượng lao động, số người hưu trí bị tàn tật, nghỉ hưu sớm rất cao, đặc biệt ở Na Uy và Thụy Điển, nhiều người nhập cư nằm bên ngoài lực lượng lao động hơn ở các nước EU khác Nhóm người này đang bị liệt kê vào tình trạng bị “loại trừ xã hội” Đó là do rủi ro do nghèo đói về tài chính (chỉ bằng 60% mức thu nhập bình quân cả nước), phân hoá thu nhập giữa người giàu và người trung lưu, thất nghiệp dài hạn, trẻ em bị phân biệt trong giáo dục đào tạo, bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe, phải ở trong các khu nhà do chính phủ tài trợ
Dự báo triển vọng
Nhiều nghiên cứu đánh giá về mô hình Bắc Âu cho rằng những thành tựu mà mô hình này đạt được là đáng ghi nhận và mô hình này có thể “xuất khẩu” ra thế giới bên ngoài Tuy nhiên, nếu xét kỹ trên tất cả các khía cạnh, thì mô hình Bắc Âu ngày nay đang có sự thay đổi và một số thách thức mà mô hình này đang gặp phải sẽ ảnh hưởng đến tương lai phát triển của các nước Bắc Âu
Từ việc nghiên cứu những thành tựu và hạn chế đang gặp phải của mô hình trên, có thể dự báo tương lai của mô hình Bắc Âu trên ba khía cạnh: thị trường lao động, giáo dục và chính sách xã hội Ba khía cạnh này cũng chính là ba trụ cột mà hầu hết các nước Bắc Âu đã thực hiện mô hình phát triển của mình trong thời gian qua Ba trụ cột đó là: giáo dục miễn phí, chăm sóc sức khỏe gia đình & trẻ em và an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội)
Về khía cạnh thị trường lao động, sự thay đổi nhân khẩu học trong tương lai sẽ ảnh hưởng lớn đến chính sách việc làm đầy đủ của các nước Bắc Âu Theo dự báo, thị trường lao động sẽ được chuyển từ chính sách việc làm đầy đủ sang chính sách tạo việc làm trong thị trường toàn cầu hóa Điều đó có nghĩa là, sự già hóa dân số ở Bắc Âu đòi hỏi khu vực này phải tiếp nhận dòng người nhập cư do nhu cầu khan hiếm lao động trong nước cũng như do sức ép từ toàn cầu hóa và châu Âu hóa mang lại Theo dự báo, tỷ lệ người già trên 65 tuổi ở Đan Mạch sẽ tăng từ 33,7% vào năm 2020 lên đến 41,9% vào năm 2050 Tại Phần Lan, tỷ lệ người già cũng sẽ tăng từ 38,9% lên 48,1% trong cùng giai đoạn tương ứng Tại Thụy Điển, con số tương ứng là 37,6% và 46,1% Cùng với tỷ lệ người già ngày càng cao, các nước Bắc Âu sẽ phải tiếp nhận một khối lượng lao động nhập cư ngày càng lớn Điều này sẽ phá vỡ cấu trúc của chính sách thị trường việc làm đầy đủ theo truyền thống của Bắc Âu trước đây và đòi hỏi khu vực này phải thay đổi chính sách để đáp ứng những nhu cầu của thời đại toàn cầu hóa kinh tế
Về khía cạnh giáo dục, các nước Bắc Âu sẽ phải thay đổi chế độ học tập suốt đời sang một cơ chế khác, trong đó hệ thống giáo dục miễn phí sẽ phải có sự cải cách và thay đổi Xu hướng nhập cư gia tăng không những phá vỡ cấu trúc thị trường lao động, mà còn làm tăng bất bình đẳng trong xã hội, trong đó có vấn đề giáo dục Các nước Bắc Âu sẽ phải lựa chọn một chính sách giáo dục khác, trong đó phải chấp nhận sự bất bình đẳng về giáo dục trong tương lai
Về khía cạnh chính sách giáo dục, sức ép chi tiêu công cộng chắc chắn sẽ tăng lên do phát sinh nhiều vấn đề như tuổi già ngày càng tăng, chi phí cho giáo dục, y tế, sức khoẻ và các dịch vụ an sinh khác ngày càng lớn Chỉ riêng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ công cộng và chăm sóc sức khoẻ lâu dài, OECD đã dự báo tổng chi phí cho lĩnh vực này sẽ tăng từ 7,9% GDP năm 2005 lên 12,9% GDP vào năm 2050 ở Đan Mạch; từ 6,2% GDP lên 12,2% GDP ở Phần Lan, từ 9,9% GDP lên 15% GDP ở Na Uy và từ 8,6% GDP lên 12,9% GDP ở Thụy Điển trong cùng giai đoạn tương ứng Hoặc trong lĩnh vực chi tiêu hưu trí, tổng chi phí cho lĩnh vực này cũng sẽ tăng từ 11,1% GDP năm 2000 lên 14,5% năm 2050 ở Thụy Điển Tương lai sẽ đe dọa tính ổn định của chính sách xã hội ở các nước Bắc Âu, khi đó tiền lương sẽ thay đổi và những cải cách lĩnh vực lương hưu, thuế thu nhập, chi tiêu sức khoẻ sẽ ảnh hưởng đến thu nhập thực tế và lợi ích an sinh của thế hệ tương lai
Bảng 5 6 Dự báo chi tiêu cho sức khoẻ công cộng và chăm sóc sức khoẻ lâu dài ở Bắc Âu, 2005 – 2050, % GDP
Chăm sóc sức khỏe Chăm sóc sức khỏe lâu dài Tổng
Chương 5 luận giải những điểm tương đồng và khác biệt trong việc hình thành và phát triển mô hình phát triển xã hội ở các quốc gia điển hình để xây dựng cơ sở nhằm đánh giá thành tựu, hạn chế và dự báo triển vọng phát triển của các mô hình này trong tương lai
Bàn luận về tương lai của mô hình Bắc Âu, các học giả và các nhà hoạch định chính sách đã có sự bất đồng về quan điểm Trường phái thứ nhất cho rằng mô hình Bắc Âu đang gặp nhiều thách thức và buộc phải cải cách Nguy cơ lớn là mô hình phúc lợi Bắc Âu mang tính chất toàn diện và sẽ khó khăn về mặt tài chính và khu vực công quá lớn sẽ thu hút lực lượng lao động vào đó và sẽ rút bớt lao động ra khỏi khu vực tư nhân Điều này sẽ khó khăn nếu quá nhiều lợi ích được dựa trên các quyền được hưởng lợi cơ bản và sẽ gây áp lực lớn cho nguồn lực khu vực công Do vậy, cần thiết phải áp dụng các đánh giá về nhu cầu, gắn dịch vụ phúc lợi với các quyền được hưởng, xác định rõ hơn giới hạn loại hình dịch vụ nào khu vực công có thể cung cấp và tài trợ cùng trách nhiệm của các cá nhân, khu vực tư nhân Mặt khác, nếu các dịch vụ công không được cung cấp với chất lượng tốt, các dịch vụ công không có khả năng đáp ứng nhu cầu cá nhân người hưởng lợi, tình đoàn kết xã hội kém đi sẽ tạo ra sự đe doạ lớn cho phát triển các nhà nước phúc lợi Bắc Âu trong tương lai
Các nhà cung cấp dịch vụ phúc lợi tư nhân hiện nay đóng vai trò, mức độ thay thế khác nhau trong mô hình nhà nước phúc lợi Bắc Âu Mặc dù ở một số nước Bắc Âu, đã có những nỗ lực, vận động chính trị lớn nhằm ngăn chặn sự tham gia của tư nhân vào dịch vụ phúc lợi, song trên thực tế, thị trường dịch vụ tư nhân phần nào đã phát triển song hành để cung cấp dịch vụ phúc lợi ở Bắc Âu Điều này một phần là do người dân ngày càng trở nên không chắc chắn lắm về việc họ sẽ được nhận các dịch vụ cần thiết ở khu vực công và một số người khác lại có khả năng chi trả để mua các bảo hiểm y tế và dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng tư nhân
Tuy nhiên, có học giả cho rằng, cần tránh lối tranh luận chính trị một cách cứng nhắc, nếu chỉ nhấn mạnh vào phân định xem đó là dịch vụ phúc lợi công hoặc tư thì sẽ hạn chế không gian đổi mới tư duy về phát triển phúc lợi trong xã hội Do vậy, cần có những tranh luận tích cực, cởi mở hơn về vấn đề, khả năng, triển vọng xây dựng các mô hình hợp tác giữa khu vực công và tư nhân nhằm sử dụng các nguồn lực tốt nhất và đảm bảo nền tảng cơ bản duy trì các dịch vụ phúc lợi có chất lượng, hiệu quả tốt nhất cho mọi người dân Điều này xuất phát từ một số quan ngại rằng, nếu không đẩy mạnh xây dựng mô hình mới, theo hướng thu hút sự hợp tác của các đối tác tư nhân và phi lợi nhuận khác, thì các nước Bắc Âu sẽ có nguy cơ sử dụng các nguồn lực không hiệu quả, khoảng cách xã hội ngày càng lớn dần và ít chú trọng đến phát triển chất lượng, đổi mới
Thực tế, mô hình gắn kết giữa khu vực công và tư nhân đã được phát triển ở một số nơi Ví dụ, Thụy Điển có hãng y tế tư nhân đã nhận hợp đồng 30 năm để thực hiện dịch vụ chăm sóc y tế ban đầu và cung cấp dịch vụ chuyên gia y tế cho 130.000 người dân ở khu vực ngoại ô Madrid, Tây Ban Nha Dịch vụ y tế này vẫn do khu vực công (Tây Ban Nha) tài trợ và đáp ứng cho mọi người dân, song được công ty tư nhân đảm nhận, có chất lượng cạnh tranh Trường tư có thể cung cấp dịch vụ chất lượng với nguồn tài trợ chính của nhà nước và thực hiện theo khuôn khổ tương tự như trường học ở khu vực công Trường phái thứ hai cho rằng mô hình Bắc Âu sẽ có sự thay đổi lớn trong tương lai Những thách thức của mô hình này là không thể cải cách được và mô hình này buộc phải thay đổi sang một dạng mô hình mới Trường phái này đưa ra một số giải pháp bất khả kháng như: các nước Bắc Âu buộc phải tăng trưởng kinh tế nhanh để giải quyết vấn đề tài chính công; các nước này cũng buộc phải đánh thuế cao hơn để giải quyết vấn đề ổn định ngân sách nhà nước; hoặc như các nước này cần phải khuyến khích sinh đẻ để có thêm đội ngũ lao động trẻ cho tương lai Tất cả các giải pháp trên hầu như là bất khả kháng đối với các nước Bắc Âu bởi trong nhiều thập kỷ qua chính phủ các nước này đã cố gắng giải quyết các vấn đề trên nhưng không đem lại kết quả Chính vì vậy, mô hình Bắc Âu được trường phái này dự báo là sẽ có sự thay đổi
Cho đến nay, mô hình nhà nước phúc lợi của Bắc Âu vẫn giữ nét đặc trưng nổi trội, không thể bị giải thể, thu hẹp hoặc bị “châu Âu hóa” Nhiều nhà nghiên cứu, hoạt động chính trị, xã hội vẫn lạc quan nhận định và tin tưởng rằng, các nước Bắc Âu không từ bỏ mô hình chính sách xã hội đặc biệt của mình, và kể cả việc tiếp tục đổi mới, hoặc cải cách một số điểm, chính sách cụ thể, thì mô hình này vẫn duy trì nhiều nét nổi trội khác biệt và nhà nước phúc lợi Bắc Âu vẫn tiếp tục tồn tại Mô hình phúc lợi Bắc Âu, vì vậy, là ý tưởng bền vững và phổ biến cho nhiều nước châu Âu trong quá trình hội nhập và phát triển.
KINH NGHIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BẮC ÂU ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Tương đồng và khác biệt trong quá trình phát triển xã hội ở Bắc Âu và Việt Nam
6.1.1 Khái quát mô hình phát triển xã hội ở Việt Nam Ở Việt Nam, kể từ khi giành chính quyền, Đảng và Nhà nước đã chủ trương thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung phi thị trường Theo mô hình này, người ta đã triệt để xóa bỏ các chế độ sở hữu gọi là phi xã hội chủ nghĩa và nhanh chóng xác lập chế độ sở hữu nhà nước và chế độ sở hữu tập thể đối với tư liệu sản xuất xã hội nhằm sớm xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thuần nhất Nền kinh tế ấy được quản lý bằng một hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh từ trên giao xuống đối với cả sản xuất và phân phối sản phẩm làm ra thông qua chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện vật là chủ yếu
Về mặt xã hội, mô hình này ưu tiên phát triển con người, thực hiện phân phối ngang bằng giữa các cá nhân theo chế độ tem phiếu (bình quân chủ nghĩa), chăm lo giáo dục đào tạo và chăm sóc y tế nhân dân theo cơ chế bao cấp mặc dù mức độ còn hạn chế do điều kiện đất nước rất khó khăn Có thể nói, những nhu cầu thiết yếu trong đời sống vật chất và văn hóa của người dân đều được nhà nước và tập thể bao cấp Những thành tựu nổi bật của mô hình phát triển này là đảm bảo công bằng xã hội và chăm lo đời sống với người có công với cách mạng Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mô hình phát triển này đã phát huy được những kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo duy trì ổn định xã hội ở miền Bắc và cung cấp nguồn lực, tiếp tế cho kháng chiến ở miền Nam Tuy nhiên, từ khi thống nhất đất nước với những điểm yếu của bản thân mô hình cộng với điều kiện đất nước đã thay đổi, mô hình kế hoạch hóa tập trung như trên tỏ ra không còn thích hợp Việt Nam đã có quá trình đổi mới từ cuối thập kỷ 1980 đến nay Quá trình đổi mới này đã thay đổi cơ bản mô hình phát triển của Việt Nam từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước
Quá trình đổi mới mà Việt Nam đang thực hiện đã giải quyết một khó khăn cơ bản mà mô hình trước gặp phải đó là nhu cầu của xã hội vượt quá khả năng đáp ứng của một nền kinh tế thiếu năng động, rất chậm trễ trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất vào sản xuất do cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ dần dần biến thành tập trung quan liêu và thực hiện phân phối lao động trên danh nghĩa nhưng trên thực tế là theo chủ nghĩa bình quân Chính điều đó đã kìm hãm, thậm chí triệt tiêu động lực của sự phát triển, khiến đất nước dần dần rơi vào tình trạng trì trệ, suy thoái rồi khủng hoảng về kinh tế - xã hội
Công cuộc đổi mới mô hình phát triển và cơ chế quản lý này chủ yếu gồm những nội dung sau:
- Chuyển nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhằm giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân
- Thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế
- Bảo đảm cho người lao động có thu nhập thỏa đáng phụ thuộc trực tiếp vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, có tác dụng khuyến khích nhiệt tình lao động Tôn trọng lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp dân cư trong các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp, có ích cho xã hội
- Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới, làm cho khoa học, kỹ thuật thật sự trở thành một động lực to lớn đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Chăm lo đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhân dân, coi trọng đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật phù hợp với yêu cầu phân công lao động xã hội
- Phấn đấu nâng cao chất lượng các hoạt động y tế và đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân
Kể từ sau Đại hội VI (1986), công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ngày càng đi vào chiều sâu Trước những vấn đề mới nảy sinh từ cuộc sống, Đảng ta đã rất coi trọng phát triển tư duy lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong nước, đồng thời mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài, chú ý tham khảo kinh nghiệm của thế giới Qua đó, các đại hội VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII của Đảng và nhiều hội nghị Trung ương giữa các nhiệm kỳ đại hội ngày càng xác định rõ hơn mô hình kinh tế tổng quát, mục tiêu chung, cùng với hệ thống các chủ trương và quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhất là các lĩnh vực có liên quan đến việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2019, 2021)
Việt Nam sẽ phát triển cơ chế thị trường với tư cách là thành quả của nền văn minh nhân loại làm phương tiện để năng động hóa và đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân Việt Nam không rập khuôn theo mô hình kinh tế thị trường tự do – dù là dựa vào lý thuyết của chủ nghĩa tự do cổ điển hay lý thuyết của chủ nghĩa tự do mới Bởi thực tế đã cho thấy, bản thân nền kinh tế thị trường tự do không tự động dẫn đến tiến bộ và công bằng xã hội, trái lại có khi nó còn cản trở việc thực hiện các mục tiêu trên, làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nan giải Việt Nam linh hoạt sử dụng cả “bàn tay vô hình” của cơ chế thị trường và “bàn tay hữu hình” của Nhà nước để khắc phục những thất bại của thị trường trong việc giải quyết các vấn đề xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng Việt Nam chú ý tham khảo và tiếp thu có lựa chọn những kinh nghiệm hay của mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước phúc lợi xã hội, nhưng cũng không sao chép mô hình này Vì tình hình kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa của mỗi nước đều có đặc thù riêng, cho nên không thể áp dụng máy móc một mô hình nào đó từ bên ngoài
Xuất phát từ đặc điểm của đất nước sau nhiều thập kỷ tiến hành cách mạng dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương sử dụng đúng đắn các công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân, hướng tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Nhận thức, quan điểm và cơ chế chính sách phát triển hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội của Đảng Đến Đại hội XIII, Đảng và Nhà nước đã đặt ra yêu cầu cần nhận thức đầy đủ và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong các chính sách xã hội; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người; triển khai đồng bộ, toàn diện các mục tiêu kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường, trên cơ sở đó, đổi mới, phân bổ nguồn lực hợp lý để nâng cao hiệu quả phát triển xã hội; xây dựng và thực hiện đồng bộ thể chế, chính sách phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội bền vững, hài hòa Gần nhất, Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới” đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện, xây dựng chính sách an sinh xã hội toàn diện hơn, đa tầng hơn, hiện đại hơn, bao trùm và bền vững hơn, bảo đảm an sinh, an ninh, an dân, nhất là trước những cú sốc và nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Nghị quyết đã kết hợp hài hoà giữa tiếp tục bảo đảm an sinh xã hội, các chính sách xã hội khác để bảo đảm ổn định xã hội, đồng thời tập trung cho phát triển, tiến bộ xã hội thông qua phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, phát triển tầng lớp trung lưu gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững và làm động lực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Về phạm vi, Nghị quyết 42- NQ/TW đã mở rộng ra toàn bộ các nhóm chính sách xã hội cho tất cả các đối tượng trên nguyên tắc bảo đảm tính toàn dân, toàn diện, bao gồm 5 nhóm: (1) Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; (2) Chính sách lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực; (3) Chính sách bảo đảm an sinh xã hội; (4) Chính sách về nâng cao phúc lợi xã hội và bảo đảm tiếp cận dịch vụ xã hội; (5) Chính sách đối với nhóm yếu thế, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa Về quan điểm, Nghị quyết 42-NQ/TW đưa ra 4 nhóm quan điểm vừa có tính kế thừa, phát huy, vừa có tính đổi mới, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn mới Nghị quyết 42-NQ/TW nhấn mạnh một số quan điểm sau: Đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội theo hướng toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; chính sách xã hội phải đặt trong tổng thể quản lý phát triển xã hội bền vững; giải quyết hài hoà các quan hệ xã hội, chăm lo con người và vì con người; tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm chính sách xã hội; đầu tư cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển; đổi mới công tác quản lý Nhà nước; tăng cường phân cấp, phân quyền Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; động viên sự tham gia tích cực của Nhân dân, doanh nghiệp; khơi dậy khát vọng phát triển, ý chí tự lực, tự cường, phát huy truyền thống, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc Về mục tiêu và tầm nhìn, Nghị quyết 42-NQ/TW xác định rõ mục tiêu tổng quát đến năm 2030: Xây dựng hệ thống chính sách xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và công bằng; hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế Đồng thời, đưa ra 37 chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 Nghị quyết xác định tầm nhìn đến năm 2045: Hệ thống chính sách xã hội phát triển toàn diện, bền vững, tiến bộ và công bằng, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội cho nhân dân; nằm trong nhóm quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) cao trên thế giới Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trên cơ sở kế thừa các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nêu tại Nghị quyết 15 và để bảo đảm thực hiện các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 42-NQ/TW đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mang tính tổng thể, hệ thống, toàn diện về: Nâng cao nhận thức; nâng cao hiệu lực, hiệu lực quản lý nhà nước; chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; lao động, việc làm; an sinh xã hội; phúc lợi xã hội; dịch vụ xã hội; hợp tác quốc tế; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách xã hội (Nhóm phóng viên, 2023b)
Không dừng lại ở việc xác định mô hình kinh tế tổng quát và mục tiêu chung của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội từ sau Đại hội VI đến nay còn tiếp tục đạt được những thành tựu rất quan trọng, thể hiện ở sự hình thành một hệ thống các chủ trương và quan điểm lớn mang tầm vóc của những triết lý phát triển có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn nổi bật sau đây:
Một là: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển Đây chính là chủ trương và quan điểm có ý nghĩa bao trùm
Hai là: Tôn trọng lợi ích chính đáng của người lao động và các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội
Bài học kinh nghiệm và ý nghĩa về mặt giải pháp cho mô hình phát triển xã hội của Việt
tư sẽ là thách thức với chính các cơ quan quản lý chậm đổi mới, nhất là các đơn vị thường xuyên phải giải quyết thủ tục hành chính ở cấp cơ sở
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn mang tới những biến chuyển rất nhanh trong đời sống xã hội, đặc biệt ở khía cạnh công nghệ mới, vật liệu mới, phương thức giao tiếp, phương thức thanh toán mới, Điều này đòi hỏi cần phải có các hành lang pháp lý mới để hỗ trợ các lĩnh vực này phát triển đúng hướng, góp phần cho sự phát triển chung của xã hội Mặt khác, cũng đòi hỏi thêm nhiều các chế tài, công cụ quản lý để kịp thời ngăn chặn các hệ quả tiêu cực Chính vì thế, năng lực về khoa học công nghệ, bao gồm cả nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực đối với các cơ quan quản lý nhà nước sẽ quyết định tới mức độ ảnh hưởng (tích cực hay tiêu cực) mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc Chuyển đổi số cũng biến nguồn nhân lực trở thành nguồn lực có giá trị nhất của các quốc gia Do đó, nếu không có sự cải thiện về chất lượng nhân lực thì Việt Nam sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong cạnh tranh khi quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ bởi tác động của khoa học công nghệ, đặc biệt là kinh tế số, cùng với các tác động chính sách từ các hiệp định thương mại tự do Hiện tại và trong thời gian tới, công nghệ sẽ là động lực cho sự phát triển, là nhân tố đảm bảo hiệu quả cho việc thực hiện các chính sách về phát triển kinh tế số, xã hội số Nhưng công nghệ cũng tạo ra các thách thức nếu không được đánh giá đúng và điều chỉnh bởi các chính sách phát triển xã hội
6.2 Bài học kinh nghiệm và ý nghĩa về mặt giải pháp cho mô hình phát triển xã hội của Việt Nam
6.2.1 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua nghiên cứu phân tích, chúng ta cũng có thể phân loại mô hình Bắc Âu thành 2 nhóm: nhóm Thụy Điển và Phần Lan; nhóm Đan Mạch và Na Uy Xã hội phúc lợi của Đan Mạch và Na Uy mang tính chất tự do hòa nhập trong khi mô hình phúc lợi xã hội của Thụy Điển và Phần Lan mang tính chất kỷ luật và nghiệp đoàn hòa nhập Tuy nhiên, không dễ dàng phân biệt mô hình phát triển của các nước trên Mỗi quốc gia có một thành công riêng trên con đường phát triển của mình và tổng cộng lại các nước đều có những đặc điểm chung tương đồng của cả nhóm Bắc Âu
Nghiên cứu mô hình Bắc Âu đã đề xuất một số bài học kinh nghiệm nổi bật Trong những thời điểm khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm của các chính sách xã hội và mối quan hệ giữa nhà nước và các nhóm kinh tế, xã hội chủ chốt trong xã hội đóng vai trò rất quan trọng và giúp tìm kiếm những giải pháp, lối ra thoát ra khỏi tình hình khủng hoảng đó
Thứ hai, từ kinh nghiệm Thụy Điển, Phần Lan - trong thập kỷ gần đây có thể thấy các hệ thống, thể chế dân chủ có thể thích ứng với những thách thức mới nảy sinh trong quá trình phát triển (cả bên trong và bên ngoài)
Hiện nay, các nhà nước phúc lợi Bắc Âu nói riêng và châu Âu nói chung cũng gặp phải những thách thức mới trong lịch sử như sự chuyển đổi nhanh sang giai đoạn xã hội hậu công nghiệp, gia tăng toàn cầu hóa, chuyển đổi, thay đổi trong cấu trúc nhân khẩu (tỉ lệ sinh thấp, xu hướng già hóa nhân khẩu tăng, di cư nội địa, khu vực tăng ), các quan hệ xã hội, xu hướng tiến tới hòa nhập châu Âu (EU) và đường lối chính trị mới, hậu chiến tranh lạnh , song có thể nói, các nhà nước phúc lợi Dân chủ xã hội đã điều chỉnh chính sách xã hội khá tốt, theo hướng duy trì tính hợp pháp, tính chính đạo của hệ thống này, ngay cả khi những biến đổi và thực tế mới của nền kinh tế ngày càng gay gắt hơn
Cả trong lịch sử và hiện tại, nhà nước phúc lợi Bắc Âu có thể được mô tả là đa chức năng và việc đánh giá thành tựu, mức độ thành công của mô hình này được xem xét và cần phải tính đến những giá trị đặc biệt, các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị và xã hội (như công bằng, công lí, gắn kết, ổn định, đảm bảo an ninh về vật chất và thể lực, hạnh phúc cho con người và tăng trưởng kinh tế,…)
Các bài học thực tế và điều hành quản lý xã hội của Bắc Âu chứng minh rằng, sự tăng trưởng kinh tế thực hiện song hành với một số kiến tạo về phúc lợi xã hội, với phạm vi và chế độ hưởng lợi ích hào phóng khác nhau Tuy nhiên, phấn đấu tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu suất lao động không phải là mục tiêu duy nhất ở đường lối nhà nước phúc lợi Bắc Âu và châu Âu nói chung Đường lối chính trị và việc kiến tạo nhà nước phúc lợi cũng là nhằm thực hiện mục tiêu “bình đẳng hóa” các cơ hội sống còn của mọi người dân, đảm bảo công bằng xã hội, gắn kết xã hội và ổn định xã hội Các đặc điểm này gắn chặt với tăng trưởng kinh tế và động thái phát triển kinh tế, môi trường đầu tư và các ưu tiên lựa chọn chính trị, hệ tư tưởng, các lợi ích và những giá trị được đề cao trong xã hội Việc chọn lựa và thực hiện loại chính sách nhà nước phúc lợi xã hội nào phụ thuộc vào kiểu loại chính phủ, hệ tư tưởng chính trị và những nguyên vọng và mong muốn của cử tri tham gia bầu cử (ví dụ, về việc đáp ứng nhu cầu về điều nhà nước cần và phải có trách nhiệm thực hiện), và phụ thuộc vào bối cảnh chính trị văn hóa (các cấu trúc chuẩn mực, kỳ vọng, giá trị xã hội ) cũng như mức độ phát triển kinh tế và khả năng vận dụng những cơ sở lý luận và tri thức nền tảng, tiền đề cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và hiệu quả
Thứ ba, nhà nước phúc lợi nhằm phục vụ nhiều chức năng, thường bắt đầu từ các mục tiêu, phạm vi hẹp sang mở rộng bao quát và toàn diện Đầu tiên, mục tiêu quan trọng nhất mà các nước này thường tính đến là cân nhắc về hài hòa xã hội và hỗ trợ chế độ lợi ích Ví dụ, việc thực hiện xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các nhu cầu, dịch vụ cơ bản là một mục tiêu quan trọng trong chương trình xã hội Theo thời gian, một số chương trình đã phát triển mở rộng nhằm đảm bảo phòng ngừa những rủi ro, biến cố trong đời sống cá nhân, do mất thu nhập, nhằm mục tiêu tái phân bổ thu nhập theo chu trình sống của mỗi công dân và tái phân bổ nguồn lực trong và giữa các nhóm xã hội, cung cấp đảm bảo an ninh cơ bản cho tất cả mọi công dân Theo nghĩa này, có thể nói nhà nước phúc lợi Bắc Âu được coi là công cụ ổn định xã hội hiệu quả, nhằm phòng ngừa những bất ổn xã hội, những phản kháng bất đồng và hạn chế nạn nghèo đói lan rộng trong xã hội Việc kết hợp giữa cấu trúc quản trị dân chủ, phát triển nền kinh tế tư bản - thị trường có điều tiết và xây dựng các thiết chế phúc lợi tương đối toàn diện giúp quốc gia thích ứng và đáp ứng những nhu cầu xã hội đang thay đổi một cách khá thành công ở Bắc Âu
Kinh nghiệm của Bắc Âu trong suốt một thế kỷ qua cho thấy, sự tham gia thị trường lao động ngày càng cao và tăng lên, vẫn có thể cùng đồng hành với sự mở rộng hệ thống an sinh xã hội Từ thập kỷ 1960 đến nay, tỷ lệ dân cư có việc làm đầy đủ và bền vững đã được mở rộng và trở nên bình đẳng, chuyển hướng từ mô hình “người kiếm sống chính là nam giới” sang “mô hình cả nam và nữ cùng kiếm sống, cùng chia sẻ trách nhiệm gia đình” Điều này đã trở thành chuẩn mực chính sách công cộng theo phương thức quản lý (nguồn cầu lao động) theo tư tưởng trường phái Keynes An sinh xã hội được mở rộng và nâng cấp, xét về mức độ chế độ lợi ích hào phóng và phạm vi bao phủ tới toàn bộ dân cư ở hầu hết các loại hình bảo hiểm xã hội Ở cấp độ vĩ mô, thậm chí một số chế độ bảo hiểm thất nghiệp, có thể tạo ra hiệu ứng ngược, như có thể tạo ra khuyến khích cho cá nhân từ bỏ thị trường lao động Tuy nhiên, quan điểm chính là vấn đề thất nghiệp không còn được coi là vấn đề của cá nhân mà là quan tâm của cả xã hội Vì vậy, thị trường lao động đã được phát triển trở thành yếu tố chính của nền kinh tế tiền tệ, trong khi đó, hệ thống an sinh xã hội trở thành các thiết chế cơ bản của nhà nước phúc lợi hiện đại
Xét ở nghĩa rộng nhất, việc điều hành kinh tế vĩ mô đã trở thành một phần không thể tách rời của công tác quản trị xã hội Ở Bắc Âu, sự hòa nhập hệ thống song hành với hòa nhập xã hội, dựa trên các quan điểm lý thuyết xã hội học cấu trúc - chức năng cũng như những quan điểm lí luận định hình chủ thể - quyền công dân Vì vậy, rủi ro của công dân khi mất việc, rơi vào tình trạng bất ổn xã hội và tách biệt xã hội đã được tích cực khắc phục Ở cấp độ vĩ mô, trách nhiệm của chính phủ là phải tạo ra các điều kiện để doanh nghiệp có thể phát triển và gắn chặt với trách nhiệm chung của mỗi công dân, người có năng lực/khả năng là cần phải làm việc hoặc phải đạt được trình độ học vấn để được tham gia lao động đầy đủ trên thị trường lao động
Mặc dù hệ thống an sinh xã hội cung cấp các chế độ lợi ích khác nhau (trẻ em, người già ), chuẩn mực nổi trội ở Bắc Âu và Tây Âu nói chung là thanh niên, trung niên, cả nam và nữ, cần phải là người tích cực trên thị trường lao động để có thu nhập độc lập
Sự chấp thuận chuẩn mực xã hội này đã được duy trì và không chỉ thể hiện thuần túy ở khía cạnh thu nhập tiền tệ, mà còn ở những đặc điểm xã hội như vị thế, đặc quyền, quyền lực phổ biến ở cộng đồng, tuỳ thuộc vào việc cá nhân đó có làm việc hay không làm việc Các cơ chế giám sát xã hội ở cộng đồng Bắc Âu tương đối chặt chẽ và công bằng, nơi sự khác biệt giữa nhà nước và xã hội có khoảng cách mờ nhạt, “sự bất tuân thù” quy định có thể dẫn đến mất danh dự hoặc bị loại trừ khỏi nhóm xã hội, điều này thể hiện rõ khía cạnh đạo đức của nhà nước phúc lợi hiện đại và có ý nghĩa rất quan trọng Ở Bắc Âu, tỷ lệ dân cư tham gia lao động ở các khu vực hiện đại của nền kinh tế (ngoài nông nghiệp và các công việc nội trợ không được tính công) đã tăng lên trong suốt thế kỷ XX (trừ hai giai đoạn ngắn là thập kỷ 1930 và một phần của thập kỷ 1990) Một phạm trù xã hội như “các bà nội trợ” gần như đã biến mất khỏi đời sống xã hội Ảnh hưởng tích cực của hệ thống giáo dục đã định hình phát triển các kỹ năng, trình độ cao Độ tuổi và giới tính của thành phần lực lượng lao động đã thay đổi nhanh chóng trong suốt thế kỷ qua Ngày càng có nhiều chế độ lợi ích hào phóng cho thai sản, nghỉ chăm sóc con cái cũng như sự phát triển các hệ thống dịch vụ chăm sóc trẻ em đã tạo ra môi trường “thân thiện ở nơi làm việc”, “thân thiện cho gia đình”, “thân thiện cho phụ nữ”, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia lao động Yếu tố quan trọng khác là sự huy động chính trị của phụ nữ đã diễn ra khá nhanh Phụ nữ tham gia nhiều vào các đảng chính trị, công đoàn, có tiếng nói quan trọng ở các lĩnh vực quyết định như Quốc hội, Chính phủ và bộ máy Nhà nước
Lĩnh vực quan trọng đối với sự thay đổi tư duy và cải cách ở nhà nước phúc lợi Bắc Âu là các chính sách việc làm Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, vấn đề “không làm việc” luôn được đặt rõ trên bàn nghị sự và thu hút sự quan tâm chính trị rất lớn trong xã hội