VIỆTNAMCÓTƯỢNGKIM CƯƠNG TƯỢNG KIMCƯƠNG CHÙA MÍA Câu hỏi này của tôi được khởi nên từ những kiến giải của Cự Môn trên diễn đàn Phật học của http://www.vietlyso.com. Trong mục hỏi đáp về TượngKimCương là gì Cự Môn đã giải thích khá tường tận về xu ất xứ và ý nghĩa của việc thờ tượngKimCương trong các ngôi chùa Việt. Điều lý thú của những kiến giải này là ở chỗ đã đưa ra nghi vấn về tên thường gọi về các vị KimCương ở Việt Nam. Theo Cự Môn, “Trong bộ KimCương Thần Tư ớng có 8 vị đều có danh hiệu nhưng danh hiệu 8 vị KimCương mà các chùa vẫn nhận là: + Thanh Trừ Tai KimCương + Tích Độc Thần KimCương + Hoàng Tủy Cầu KimCương + Bạch Tinh Thủy KimCương + Xích Thanh Độc KimCương + Định Trừ Tai KimCương + Tử Hiền KimCương + Đại Thần Lực KimCương nhưng trong bộ Phật học Đại tự điển thì không thấy 8 tên này, chỉ có 8 tên khác, xin kể ra như sau đây: Phật học Đại tự điển chứng dẫn các Kinh thì 8 vị KimCương đều là Thần Tướng để hộ vệ Phật Pháp và danh hiệu 8 vị đều có nghĩa lý vi diệu hơn 8 vị này nhiều. Danh hiệu này cũng là tên của phái Lão Giáo bên Trung Quốc đặt ra, cho nên ở các điện phù thủy cũng có thờ 8 vị KimCương Thần Tướng bằng 8 tên này và có một bộ KimCương chú giải do một nhà phù thủy trứ danh bên Tàu làm ra. Sau đây dẫn thêm 8 vị KimCương do trong Kinh Phật và Phật học Đại tự điển đã khảo cứu rất kỹ càng, gồm có hai điển tích: Bát Đại KimCương Minh Vương và Bát Đại KimCương Đồng Tử. Bát Đại KimCương Minh Vương tức là 8 vị Bồ Tát hiện thân ra làm 8 TướngKimCương để ủng hộ Phật Pháp. + KimCương Thủ Bồ Tát hiện ra thành vị Giáng Tam Thế KimCương + Đại Cát Tường Bồ Tát hiện ra thành vị Đại Uy Đức KimCương + Hư Không Tạng Bồ Tát hiện ra thành vị Đại Tiếu KimCương + Từ Thị Bồ Tát hiện ra thành vị Đại Luân KimCương + Quán Tự Tại Bồ Tát hiện ra thành vị Mã Đầu KimCương + Địa Tạng Bồ Tát hiện ra thành vị Vô Năng Thắng KimCương + Hàng Nhất Thiết Cái Chướng Bồ Tát hiện ra thành vị Bất Động KimCương + Phổ Hiền Bồ Tát hiện ra thành vị Bộ Trích KimCương Bát Đại KimCương Đồng Tử là 8 vị sứ giả của Ngài Bất Động Minh Vương. Các Ngài đều hộ trì Phật pháp là những vị sau đây: Tuệ Quang Đồng Tử, Tuệ Hỷ Đồng Tử, A-Lốc Đát Đa Đồng Tử, Chí Đức Đồng Tử, Ô-Câu Ba-Ca Đồng Tử, Thanh Đức Đồng Tử, Cằng Yết La Đồng Tử và Chế Cha Ca Đồng Tử. Mỗi vị Đồng Tử đều có một cái ch ày Kim Cương” Như vậy dấu hiệu để nhận dạng tượngKimCương là kimcương chử. Tượng Phật như đã biết không khác nhau nhiều về hình tướng và trang phục nhưng rất khác nhau về thủ ấn và các pháp khí trong tay. Tượng Hộ Pháp thì không thể nào lại cầm bình nước cam lồ (đây là biểu tượng của Quan âm bồ tát), tượng Ca Diếp thì không thể cầm pho sách (đây là biểu tượng của A Nan Đà) Xin được nói đôi nét chính về pháp khí kimcương chử. KimCương chử là gì? KimCương (hay Kim Cang) là m ột khái niệm có thể mang nhiều nghĩa trong Phật giáo, tham khảo từ nguồn Bách khoa toàn thư mở wikipedia chúng ta được biết rằng: * KimCương trong tên gọi một trường phái Phật giáo. * KimCương trong tên gọi của một bộ kinh Phật: Kimcương Bát-nhã- ba-la-mật-đa kinh. * KimCương trong tên gọi của một đại sư Mật Tông - Bất Không KimCương (705-774) và sư phụ của Ông đại sư KimCương Trí * KimCương trong tên gọi một loại vũ khí sau trở thành một pháp khí quan trọng trong Phật giáo. Kimcương chư nguyên là một vũ khí cổ xưa của ấn Độ gọi là vajra. ( minh họa ) Cho nên KimCương với tên gọi là một binh khí có lớp nghĩa cổ nhất. Trong Hinđu thần thoại vajra là một vũ khí mạnh có những đặc tính được sát nhập của gươm, cái gậy, và cái mác. Đây là vũ khí được Indra sử dụng để giết chết Vritrasura. Thoạt đầu Kimcương ch ử đầu mũi cực kỳ sắc nhọn. Nhưng dần dần biến đổi qua nhiều các thời đại, Kimcương chử dần dần trở nên hình thức hóa. Cho tới ngày nay thì kimcương chử ngày càng ngắn đi và cũng không còn nhọn nữa. Căn cứ v ào kinh sách ghi lại, chất liệu kimcương chử có thể là bằng vàng, bạc, đồng, sắt, đá, thủy tinh, gỗ khứ đà la Nhưng hiện nay mọi người đa phần dùng đồng hay hợp kim của đồng). Hình thức kimcương chử có loại một chạc, hai chạc cho tới 9 chạc. Trong đó loại kimcương một chạc là hình thức sớm nhất, gắn liền với Kimcương lực sỹ. Kimcương ngoài hình thức trên còn có những kết hợp với gươm, chuông, phủ để tạo nên những dạng pháp khí khác nữa. Vajra - kimcương chử phá hủy mọi cách thức của sự không hiểu biết, và chính nó Không thể phá hủy được. Khi trở thành một vật trang trí treo được treo lên, nó nhắc nhở mọi người về sự bền vững tối cao của tri thức. ở Tây Tạng người ta gọi nó là Dorje. Một vài hình dạng tiêu biểu của tượngKimCương lực sỹ (Các vị thần tướng trên cõi Trời cầm chày Kim Cương, đi thị vệ các chư Phật nên gọi là KimCương thủ chấp KimCương thần và KimCương Lực sỹ. Khi nào gọi tắt thì chỉ gọi hai chữ KimCương thôi) TượngKimCương sớm nhất thuộc về bức tượng vị KimCương - Hercules trong nghệ thuật Phật giáo mang phong cách Hy Lạp của ấn Độ vào thế kỷ thứ 2. ở đây KimCương vẫn chưa thoát khỏi hình ảnh của lực sỹ Hercules (Hercules là một lực sỹ có sức mạnh phi thường trong thần thoại Hy Lạp con của thần Zeut với một thường dân trong hình ảnh khỏa thân cơ bắp nổi cuồn cuộn. Hình ảnh về người lực sỹ cơ bắp tay cầm kimcương chử vẫn được duy trì trong ngh ệ thuật Phật giáo rất nhiều thế kỷ sau ở các khu vực khác nhau dù là ở Tây Tạng, Trung Quốc hay Nhật Bản. TượngKimCương trong nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng là những bức tượngKimCương dữ dằn bậc nhất.(minh họa ) Bức tượngKimCương ở chùa Todai,Nara (gỗ- năm 1203) cũng giống như các bức tượngKimCương ở chùa Ogano gần Tokyo vẫn để lộ phần nửa trên cơ thể của các Kim Cương. Nhưng ở tượngKimCương trong ngôi chùa Kanno ở Nishinomiya Hyogo lại trong trang phục giáp trụ kín mít giống như các tượng Môn thần hay các vị Thiên Long bát bộ thường thấy ở Trung Hoa. Điểm chung cho các tượngKimCương trên thế giới là kimcương chử luôn được cầm ở tay phải, nam tính của các bức tượng rất rõ. *Những cơ sở khoa học của những nghi vấn về tượngKimCươngViệt Nam. * Trong văn bia thư tịch cổ đã nói tới việc lập tượngKimCương đ ể thờ ở các ngôi chùa Việt. Sớm nhất là vào thời Lý “ Tám vị KimCương (Vajrapani) nói đến trong văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh thì hiện nay chỉ còn có 6. Văn bia chùa Diên Phúc thôn CổViệt cũng nói tới 8 vị KimCương đặt trong hai dãy hành lang” (Hà Văn Tấn. Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam. NXB Hội nhà văn/tr215) Trên một ngọn núi ở Hoa Lư có dấu tích của một ngôi chùa cổ mang tên Kim Cương. Chúng ta không thể biết trong chùa có thờ tượngKimCương hay không nhưng rõ ràng tên gọi KimCương tự đã có từ rất sớm. Sang tới thế kỷ 17-18 thì trong các ngôi chùa Vi ệt xuất hiện nhiều bức tượngKimCương bằng đất đắp như ở chùa Mía hay bằng gỗ như ở chùa Tây Phương. Nhưng liệu đấy có thực sự là tượngKimCương một cách chính danh không? Gần đây khi khảo cứu về tính chân xác của các văn bản Phật giáo, các nhà nghiên cứu như thiền sư Lê Mạnh Thát, giáo sư Hà Văn Tấn đã phát hiện sự trùng lặp với số lượng lớn các bài kệ, bài thơ của các thiền sư Việt với các thiền sư Trung Hoa (Trong bốn mươi bài thơ mà Lê Quý Đôn coi là của thiền sư Hương Hải (1628-1715) và chép lại trong Kiến văn tiểu lục thì có đến 32 bài là của các tác giả Trung Quốc đời Tống” Hà Văn Tấn. Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam.NXB Hội nhà văn/tr307-308) Điều đó thực sự cảnh báo chúng ta về trình độ hiểu biết về văn bản học Phật giáo và cảnh báo thái độ nghiên cứu của chúng ta. Phải chăng chúng ta không có được những tiếng nói hoài nghi trong khoa học. Về đối tượng nghiên cứu chúng ta đã đặt nó ở bề rộng nhiều mà chiều sâu ít. Chúng ta rất ít những cuốn sách viết về một ngôi chùa. Nhưng lại càng ít hơn khi viết về một vấn đề trong những ngôi chùa đó. Những công trình nghiên cứu như Tháp cổViệtNam ( Nguyễn Duy Hinh), Chùa Dâu và Nghệ thuật tứ pháp (Phan Cẩm Thượng) Cửu phẩm liên hoa trong kiến trúc cổViệt Nam, Hình tượng Quan âm thiên thủ thiên nhãn ở ViệtNam (Trang thanh Hiền) là cách ti ếp cận khoa học có chiều sâu. Trong nghiên cứu Mỹ thuật Việt Nam, đã từng có một thời kỳ chúng ta đã nói nhiều những cái mà chúng ta có, đặc biệt là những thành tựu nổi trội như tượng tròn, tượng gỗ phủ sơn…. Nghiên cứu mỹ thuật Phật giáo ViệtNam cũng không nằm ngoài đường hướng đó. Không nói về những khiếm khuyết, bỏ qua những nhược điểm, ngại so sánh đối chiếu, cách làm này tất sẽ dẫn đến những mảng trống trong nhận thức bức tranh toàn thể mỹ thuật Phật giáo Vi ệt Nam rất dễ đi đến những ngộ nhận đáng tiếc. Phật giáo ViệtNam buổi đầu được truyền bá từ các vị sư ấn Độ và Nam á. Nhưng kể từ thế kỷ 3 về sau thì các trào lưu tư tưởng, phong cách nghệ thuật Phật giáo có nguồn gốc Trung Hoa ngày càng chiếm ưu thế. Việc ảnh hưởng trong nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa ở ViệtNam cũng là điều dễ hiểu. Nhưng điều mà người viết thắc mắc là tại sao tượngKimCương - đúng theo chuẩn mực, có ở Trung Quốc, Nhật Bản lại không được thấy ở Việt Nam. Mật tông là tông phái phát triển ở Tây Tạng. Tông phái này trên các bức thang ka thường xuất hiện hình ảnh Kim Cương. Vậy tại sao Phật giáo ViệtNam vốn có ảnh hư ởng với Mật tông rất sâu đậm lại không thấy cótượngKimCương theo phong cách ấn Tạng. Đặc điểm nhận thấy của tất cả các tượngKimCương ở các chùa Việt còn thấy đến nay như tượngKimCương ở chùa Mía, chùa Tây Phương là không một vị nào cầm kimcương chử mà cầm các binh khí khác như gươm, chùy, việt phủ Tôi còn nhớ một người bạn tốt nghiệp khoa Lý luận & phê bình mỹ thuật về tranh thang-ka Tây Tạng. Một hướng nghiên cứu thật mới lạ. Vậy nhưng luận văn cũng không được mấy người quan tâm. Đã mười mấy năm nay ở trường Mỹ thuật ViệtNam không thấy ai trở lại vấn đề của mỹ thuật Tây Tạng. Hướng nghiên cứu về những cái mà chúng ta không có cũng sẽ phát hiện nhiều điều thú vị về những điều mà chúng ta đang có. Chẳng hạn tượng Phật Di Lặc ở ViệtNam là hình ảnh một ông già béo tốt bụng phệ. Hình tướng này xuất phát từ Trung Hoa, từ nguyên mẫu Bố Đại hòa thượng (tk 10). Nhưng ở Trung Quốc còn có nhiều hình tướng khác Phật Di lặc không chỉ là một ông già béo tốt, hỉ hả, sung mãn; chẳng hạn như đại tượng Phật Di Lặc ở núi Lạc Sơn, Tứ Xuyên - Trung Quốc trông còn có vẻ hơi nghiêm ! Ai dám nói là cười như Di Lặc nào. Vậy trở lại với tượng “Kim Cương” trong các ngôi chùa Việt đúng ra nên gọi là tượng gì? Cụ thể như tượngKimCương ở chùa Tây Phương được tạc theo hình mẫu nào? Có hay không nguồn ảnh hưởng đến từ Trung Hoa? Những nguyên nhân nào khiến cho Vajra một biểu tư ợng ý nghĩa như vậy lại không xuất hiện ở trong Mỹ thuật Việt Nam. Với những vấn đề lớn như vậy người viết mạo muội xin được đặt ra và mong được trao đổi trong một dịp khác. Trần Hậu Yên Thế . + Tích Độc Thần Kim Cương + Hoàng Tủy Cầu Kim Cương + Bạch Tinh Thủy Kim Cương + Xích Thanh Độc Kim Cương + Định Trừ Tai Kim Cương + Tử Hiền Kim Cương + Đại Thần Lực Kim Cương nhưng trong. về các vị Kim Cương ở Việt Nam. Theo Cự Môn, “Trong bộ Kim Cương Thần Tư ớng có 8 vị đều có danh hiệu nhưng danh hiệu 8 vị Kim Cương mà các chùa vẫn nhận là: + Thanh Trừ Tai Kim Cương + Tích. dạng tiêu biểu của tượng Kim Cương lực sỹ (Các vị thần tướng trên cõi Trời cầm chày Kim Cương, đi thị vệ các chư Phật nên gọi là Kim Cương thủ chấp Kim Cương thần và Kim Cương Lực sỹ. Khi