Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị của dự án sẽphát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực dự án và dọc theocác tuyến đường vận chuyển
Trang 1Tỉnh Quảng Ngãi Thời gian ký: 16.11.2022 04:26:02 +07:00
Trang 5BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NÂNG CẤP, MỞ RỘNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT XÃ ĐỨC THẮNG, HUYỆN MỘ
1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
- Dự án Nâng cấp, mở rộng Hệ thống cấp nước sinh hoạt xã Đức Thắng, huyệnMộ Đức được xây dựng tại tại thôn Mỹ Khánh, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức Vị tríxây dựng khu khu xử lý cách TP Quảng Ngãi khoảng 16,3km về phía Đông Nam; cáchUBND huyện Mộ Đức 14,2km về phía Đông Bắc; và cách UBND xã Đức Thắngkhoảng 500m về phía Bắc
Trang 6Bảng 1.1 Toạ độ giới hạn bởi các điểm góc khu vực thăm dò
Vị trí 1: Khu vực phía đông tram xử lý nước
Toạ độ (hệ VN - 2000,Quảng Ngãi, múi 30)
Trang 7Quảng Ngãi, múi 3 )TT
Toạ độ (hệ VN - 2000, Quảng Ngãi, múi 30)
Trang 8Độsâugiến
g(m)
Bềdàylớp(m)
Mựcnướctĩnh
B.dàychứanước
Q(m3/ng
đ)
S(m)
Kh(m2/ng
đ)
K(m/ngđ
)
m m2a/ng
đ1 ĐT1 8,0 8,0 0,95 7,05 311 2,25 137,23 19,44 0,17
2 ĐT2 6,0 6,0 0,94 5,06 177 2,01 374,4 74,02 0,21
6 1.7343 ĐT3 6,0 6,0 0,94 5,06 172 1,98 361,44 71,57 0,21
5 1.6844 ĐT4 6,0 6,0 0,94 5,06 190 1,99 398,88 78,91 0,21
8 1.8325 ĐT5 6,0 6,0 0,92 5,08 194 1,99 432,00 85,25 0,22
1 1.9606 ĐT6 6,0 6,0 0,90 5,10 198 1,99 429,12 84,24 0,22
0 1.9537 ĐT7 8,0 8,0 0,90 7,10 320 2,23 138,67 19,44 0,17
Giá trị trung
0,20 8 2.879 1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án:
Đối với 2 khu vực thăm dò ảnh hưởng đến đất lúa
Trang 91.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi
thủy sản; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;- Di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác;
- Đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng;- Yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường
Nhận xét: Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường Đối với
yếu tố nhạy cảm về môi trường thì vị trí dự án chỉ ảnh hưởng đến đất trồng lúanước
Hình 1.3 Các đối tượng xung quanh dự án
v Các đối tượng tự nhiên
- Đường giao thông: Dự án nằm trên trục đường Liên xã giáp với tuyến đườngĐT627B;
Trang 10- Sông suối: Sông Vệ cách dự án khoảng 700m về phía Nam.- Đồi núi: Đồi núi cách xa dự án.
v Các đối tượng kinh tế - xã hội
- Khu dân cư: Trên khu vực thăm dò dân cư sinh sống rải rác theo cụm, Dân cư
sống chủ yếu dọc theo trục đường nông thôn, mật độ dân cư phân bố không đều; Theokết quả điều tra hiện trạng thì nghề nghiệp của nhân dân trong vùng chủ yếu làmnương rẫy, buôn bán nhỏ, hoạt động tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.Việc khai thác nước dưới đất của nhân dân nhằm phục nhu cầu ăn uống, sinh hoạttrong hộ gia đình; ngoài ra không có hoạt động kinh tế nào của nhân dân liên quan đếnviệc khai thác nước dưới đất; Hiện nay khu dân cư chưa có nguồn cung cấp nước tậptrung, nhân dân địa phương chủ yếu sử dụng nguồn cung cấp nước từ các giếng khoan,giếng đào
- Trung tâm hành chính, trường học: Vị trí xây dựng khu khu xử lý cách TPQuảng Ngãi khoảng 16,3km về phía Đông Nam; cách UBND huyện Mộ Đức 14,2kmvề phía Đông Bắc; và cách UBND xã Đức Thắng khoảng 500m về phía Bắc; cáchTrường tiểu học Đức Thắng 180m về phía Nam
- Các đối tượng sản xuất, kinh doanh: Các đối tượng sản xuất kinh doanh gồmdịch vụ ăn uống chủ yếu tập trung trên trục đường nông thôn
- Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: Vị trí cách xa các công trìnhvăn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử:
v Loại hình: Nâng cấp mở rộng v Quy mô dự án:
Xây dựng bổ sung các giếng thu nước, tuyến ống nước thô; bổ sung hệ thốnglọc, thiết bị để đáp ứng yêu cầu theo công suất mới; cải tạo nhà điều hành, hệ thốngđiện, tường rào, cổng ngõ; mở rộng khu xử lý; bổ sung một số tuyến ống để mở rộngcấp nước đến các khu vực vẫn còn chưa được tiếp cận nguồn nước sạch và các khu
vực cấp nước yếu (sẽ được chuẩn xác trong bước lập dự án).
v Công suất dự án:
Đầu tư xây dựng Nâng công suất công trình từ 500m3/ngày-đêm lên 800m3/ngày-đêm
Trang 11rào, cổng ngõ; mở rộng khu xử lý; bổ sung một số tuyến ống.
a Giếng thu nước
Sử dụng lại 07 giếng khoan, đường kính D=60mm (phục vụ công tác khảo sátthăm dò nước dưới đất làm các giếng khai thác cho công trình) gồm 02 vị trí:
- Vị trí 1: Phía Đông trạm xử lý nước hiện trạng gồm 02 giếng khoan, với cấutrúc giếng khoan như sau:
+ Chiều sâu giếng 07m (so với mặt đất tự nhiên), đường kính D=60m;+ Kết cấu giếng bằng ống nhựa uPVC, phía trên có hộp van bảo vệ;+ Lắp đặt 01 máy bơm trục ngang 3 pha (mỗi giếng 01 máy bơm),Q=1,2÷7,2m3/h, H=47÷38m, P=2.0HP, U=380v
- Vị trí 2: Khu vực cầu Liên Lạc gồm 05 giếng khoan, với cấu trúc giếngkhoan như sau:
+ Chiều sâu giếng 07m (so với mặt đất tự nhiên), đường kính D=60m;+ Kết cấu giếng bằng ống nhựa uPVC, phía trên có hộp van bảo vệ;+ Lắp đặt 01 máy bơm trục ngang 3 pha (mỗi giếng 01 máy bơm),Q=1,2÷7,2m3/h, H=47÷38m, P=2.0HP, U=380v
b Khu xử lý
Mở rộng về phía Tây so với khu xử lý hiện trạng, diện tích khoảng 406m2, vịtrí xây dựng tại thôn Mỹ Khánh, xã Đức Thắng, bao gồm các hạng mục: Tường rào,cổng ngõ và san nền; sân bê tông, mương thoát nước, hộp van khu xử lý; đường ốngkỹ thuật khu xử lý; hệ thống điện khu xử lý; nhà đặt bơm; cụm thiết bị lọc và sửa chữacác hạng mục thuộc khu xử lý hiện trạng bị hư hỏng, xuống cấp
c Tuyến ống và hộp van
- Tuyến ống: Gồm đường ống cấp nước chính và ống nhánh Sử dụng ốngnhựa HDPE, đường kính ống các loại thay đổi từ D32mm đến D110mm Đường ốngđược chôn sâu dưới mặt đất (0,4-0,7)m
- Hộp van: Gồm van xả khí, hộp van xả cặn, hộp van điều tiết, hộp van điềuchỉnh lưu lượng
d Thiết bị
Trang 12- Lắp đặt cụm thiết bị lọc tự rửa có công suất Q=300m3/ngày đêm gồm các bộphận chính sau: Bình lọc trọng lực thép SS400 sơn epoxy, có hệ thống tự động điềukhiển rửa lọc (đã bao gồm cả vật liệu lọc khử sắt).
- Lắp đặt 07 máy bơm trục ngang (bơm cấp I), Q=1,2÷7,2m3/h, H=47÷38m,P=2.0HP, U=380v; 02 máy bơm trục ngang (bơm cấp II) Q=12÷42m3/h;H=44.5÷33m; P=7,5HP, U=380v; 02 tủ điều khiển bơm cấp I (01 tủ điều khiển 02 máybơm trục ngang chạy luân phiên qua PLC; 01 tủ điều khiển 05 máy bơm trục ngangchạy luân phiên qua PLC; tích hợp điều khiển từ xa cho tủ 2 bơm và tủ 5 bơm qua mànhình HMI); 01 tủ điều khiển bơm cấp II, điều khiển 02 máy bơm trục ngang có gắnbiến tần 7,5HP điều khiển nhiều bơm, chạy luân phiên chế độ tự động điều khiển quathiết bị biến tần và chế độ tay bật tắt từng bơm riêng biệt; 01 máy bơm định lượngQ=31l/h, cột áp 10 bar, P=0,25kW/380v; 01 động cơ khuấy Clo P=750W/380v, mộttầng cánh D=0,5m
- Thiết bị khác: Bao gồm các thiết bị dùng để vận hành, sửa chữa, kiểm trachất lượng nước đầu vào và đầu ra
1.2.2 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
- Nhà vệ sinh: Xử lý nước thải sinh hoạt - Mương thoát nước mưa
- Kho lưu chứa chất thải rắn
1.3 Nguyên liệu, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án
1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ thi công của dự án: v Vật tư, vật liệu xây dựng khác:
- Cát lấy tại mỏ cát thành phố Quảng Ngãi - Đá, cấp phối lấy tại mỏ đá khu vực huyện Mộ Đức.- Đất san nền lấy tại mỏ đất khu vực huyện Mộ Đức - Ximăng, sắt thép, gỗ và các vật tư khác: Lấy tại khu vực huyện Mộ Đức
v Nguồn cung cấp điện, nước cho quá trình thi công dự án
* Nguồn cung cấp điện: Nguồn điện cung cấp trong thời gian thi công sẽ đượcthực hiện thông qua việc đấu nối đường dây 22kV nối với trạm 22kV, cấp điện chokhu vực công trường hoặc sử dụng máy phát điện
* Nguồn cung cấp nước:- Nguồn nước cấp sinh hoạt cho công nhân làm việc sử dụng nước giếng khoan.- Nguồn nước cung cấp cho công tác trộn bê tông, bảo dưỡng bê tông được sửdụng nước Sông Vệ
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành
Căn cứ vào tình hình nguồn nước và điều kiện địa hình để chọn sơ đồ công
Trang 13trình đầu mối lấy nước và xử lý nước như sau:
Sơ đồ công nghệ lấy nước và xử lý nước
Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước
Thuyết minh quy trình công nghệ lấy nước và xử lý nước
- Giếng khoan – Trạm bơm giếng: Thu nước ở các tầng chứa nước dưới đất rồibơm lên công trình xử lý thông qua đường ống nước thô
- Công trình xử lý gồm bể lọc tự rửa: Loại bỏ các hạt cặn có trọng lượng vàkích thước nhỏ Cấu tạo Lắp đặt cụm thiết bị lọc tự rửa gồm các bộ phận chính sau:Bình lọc trọng lực thép SS400 sơn epoxy dày 5mm, đường kính D=1,6m, chiều caoH= 4,5m, có hệ thống tự động điều khiển rửa lọc (đã bao gồm cả vật liệu lọc VGT-FLOX khử sắt)
- Thiết bị khử trùng: Loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh còn lại sau quá trình lọcbằng clo hay các hợp chất clo, đồng thời đảm bảo duy trì một lượng clo dư trong nướcđể tiêu diệt các mầm bệnh thâm nhập vào mạng lưới phân phối nước
- Bể chứa nước sạch: Điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấpII, đồng thời dự trữ nước dùng cho bản thân trạm xử lý (rửa bể lọc, pha hóa chất…)
- Tram bơm cấp 2: Bơm nước từ bể chứa nước sạch vào mạng lưới để cung cấpcho các đối tượng sử dụng đảm bảo áp lực yêu cầu
- Bồn nước điều áp: Điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm cấp 2 và mạng lưới cấpnước, tạo áp lực cần thiết để đưa nước vào mạng lưới
- Mạng lưới cấp nước: Bao gồm các loại đường ống với đường kính khác nhau(đường ống truyền tài, phân phối và dịch vụ), làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phốinước tới các điểm dùng nước ở khu dân cư, cơ quan hành chính… trong phạm vi phụcvụ của hệ thống cấp nước
Giếng thunước ngầm +
Bơm cấp I
Trạm bơmcấp IIHệ thống xử
lý (lọc)Đường ống
nước thô
Bể chứanước sạchHệ thống châm Clo
dạng dung dịch
Thiết bị biếntầnHộ dân
Đường ốngcấp nước
Trang 14- Bùn cặn từ bể lọc sẽ định kỳ sẽ được xúc rửa dẫn về hố thu bùn Nước trong sẽthoát ra ngoài, còn cặn hợp đồng đơn vị thug gom xử lý đúng quy định.
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 1.5.1 Công tác chuẩn bị
- Khôi phục các điểm nút, tim tuyến, dời cọc ra khỏi phạm vi thi công và cóbiện pháp bảo quản cọc
- Đo đạc và dẫn mốc cao độ thi công về gần các vị trí công trình để tiện kiểmtra trong quá trình thi công
1.5.2 Công tác thi công
Trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật và các giải pháp thiết kế các hạng mục côngtrình của dự án nêu trên, việc triển khai thi công xây lắp của nhiều hạng mục côngtrình đòi hỏi phải có sự phối hợp, tổ chức nhịp nhàng đồng bộ giữa các hạng mục,tránh việc thi công chồng chéo lẫn nhau Trình tự các bước thi công các hạng mục củacông trình như sau:
a Điều kiện thi công
Tổng chiều dài đường ống tương đối lớn, các tuyến đường ống chủ yếu đi dọctheo các tuyến đường giao thông, khu dân cư Do đó đối với thi công lắp đặt đườngống và các phụ kiện thi công theo phương pháp cuốn chiếu, làm đến đâu gọn đến đóđể trả lại mặt bằng đảm bảo giao thông, vệ sinh môi trường
b Chuẩn bị mặt bằng định vị tim tuyến đường ống, vị trí các hố van
Nhân công phát dọn mặt bằng tuyến đường ống, cán bộ trắc đạc và cán bộ kỹthuật xác định chính xác tim tuyến đường ống, cos đáy ống, chiều sâu chôn ống, các vịtrí lắp đặt van khống chế, các vị trí tuyến đường ống qua đường giao thông, vị trí cua,ngoặc, cụm chia nước, … Chuyển các tim, cos chính thành các mốc gửi vào những vịtrí không bị thay đổi, che khuất để bảo quản sử dụng cho thi công và nghiệm thu Bốtrí các mốc gửi dọc theo các tuyến đường ống, kiểm tra kép kín cao độ đảm bảo thicông đường ống đúng cao độ theo thiết kế
c Công tác đào móng tuyến ống
Đào mương chôn ống thực hiện bằng máy đào kết hợp với đào thủ công, côngnhân đào sửa hoàn thiện móng, mương được đào đúng theo kích thước, tim tuyến, cosđáy mương đúng thiết kế Nếu trong quá trình đào vướng các công trình cũ sẽ thôngbáo với đại diện Chủ đầu tư để có hướng giải quyết cụ thể
Đất đào không đổ, vung vải gây ảnh hưởng đến khu đất đang canh tác của nhândân dọc tuyến, ảnh hưởng giao thông, các công trình lân cận
d Công tác lắp đặt đường ống và các phụ kiện
Sau khi được tư vấn giám sát, Chủ đầu tư nghiệm thu công tác đào đất thì độilắp đặt đường ống và các phụ kiện thực hiện việc lắp đặt đường ống, xây dựng các hộp
Trang 15van Trước khi lắp đặt đường ống phải kiểm tra tim, cốt đáy mương một lần nữa, chođổ cát đệm đúng độ dày thiết kế Tất cả các loại ống và phụ kiện đều được tập kết đầyđủ, sau khi được Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư kiểm tra chủng loại, chất lượng, đội thicông tiến hành lắp đặt đường ống Độ dốc đặt ống phải tuân thủ theo thiết kế nhằmđảm bảo khả năng vận chuyển nước tối đa, giảm tổn thất áp lực trong đường ống Vịtrí lắp đặt các hộp van phải đảm bảo đúng thiết kế và theo sự chỉ dẫn của Chủ đầu tư.
Khi vận chuyển lắp đặt ống tránh va đập để không làm nứt, gãy ống và luônchú ý biện pháp an toàn trong thi công, đặt biển báo công trường, giao thông Khi lắpđặt xong phải thử áp lực ống bằng phương pháp thủy lực từ đầu đến cuối tuyến (áp lựcthử theo thiết kế)
Những tuyến ống lắp đặt qua đường phải khẩn trương thi công, tuyệt đối khônggây ách tắc giao thông, sau khi lắp đặt nghiệm thu xong phải hoàn trả mặt đường nhưcũ
e Công tác lấp đất tuyến ống
Trước khi lấp đất tuyến ống ta phải phủ lên tuyến ống mới lắp đặt một lớp cátbảo vệ độ dày theo thiết kế (riêng các tuyến ống chạy dọc theo đường giao thông nôngthôn có kích thước mặt cắt ngang đường hẹp nên không đệm cát), sau đó ta bắt đầu lấpđất Lấp đất từng lớp độ dày từ 20cm đến 30 cm đầm chặt bằng thủ công Riêng cácđoạn ống qua đường lấp đất, đầm chặt đạt độ chặt của nền đường cũ, đúng cao trìnhnền đường cũ Đất thừa vận chuyển đổ đúng qui định của Chủ đầu tư, đảm bảo khônglàm ảnh hưởng đến sản xuất, môi trường và giao thông
f Công tác thử áp lực đường ống
Công tác thử áp lực đường ống được tiến hành cho từng phân đoạn theo yêu cầucủa Chủ đầu tư, TVGS, thiết kế Công tác này được tiến hành lắp đặt xong và lấp đấtđường ống, các hố van trên tuyến đã hoàn thành
Sau khi lắp xong ống, các đầu chờ trên tuyến được bịt kín đảm bảo chịu được áplực thử ống, đầu chờ ở đoạn thấp nhất làm đầu tiếp nước và tăng áp, nối bơm truyềnnước, máy bơm tăng áp, lắp đồng hồ áp lực để đọc chỉ số áp lực Đầu chờ ở cos caonhất làm đầu chờ xả khí, nối các đầu chờ với van xả khí Chuẩn bị nguồn nước sạch vàđủ để thử áp lực
Truyền nước: Tiến hành bơm nước vào ống, mở các van xả khí, khi các van xảkhí đã xả hết khí và dòng nước chảy đều, trong, không bọt Xem như việc truyền nướchoàn thành
Kiểm tra các mối nối, vị trí lắp đặt các phụ kiện nếu thấy có hiện tượng rò rỉphải khắc phục và thử áp lực trở lại
Sau khi truyền nước ít nhất 24 giờ tiến hành bơm tăng áp Bơm tăng áp tạo áplực tăng lên dần dần trong ống, thỉnh thoảng hé mở van xả khí để xả bớt khí trong ống.Tiến hành kiểm tra toàn bộ tuyến ống được thử nếu phát hiện có hiện tượng rò rỉ phải
Trang 16xử lý sau đó tiếp tục thực hiện đến khi đạt được áp lực yêu cầu Khi đã đạt được áp lựcyêu cầu thì ngừng bơm và theo dõi sự sụt áp, định kỳ bơm tiếp áp và theo dõi lưulưọng tiếp áp, chính là lưu lượng rò rỉ Nêu lưu lượng rò rỉ nằm trong giới hạn chophép, xem như hoàn thành việc thử áp lực của đường ống Nếu không đạt phải kiểm trađánh dấu các vị trí rò rỉ có biện pháp khắc phục và tiến hành thử lại.
Sau khi hoàn thành công tác thử áp, Chủ đầu tư, TVGS đồng ý nghiệm thu, tiếnhành xả nước, súc ống và đấu nối
g Công tác bê tông cốt thép: Công tác gia công cốt thép, yêu cầu kỹ thuật phải
tuân thủ theo quy trình quy phạm kỹ thuật Các yêu cầu về uốn hàn, nối cốt thép phảituân thủ theo TCVN 4453-95 “Quy phạm thi công và nghiệm thu BTCT toàn khối”
k Ván khuôn, đà giáo: Ván khuôn phải đảm bảo hình dạng, kích thước của kết
cấu, độ nhẵn bề mặt, độ ổn định và độ võng cho phép Dung sai cho phép đối với vánkhuôn, đà giáo sau khi lắp dựng xong theo qui định Trong quá trình đổ bê tông nhàthầu phải thường xuyên kiểm tra hình dạng, kích thước vị trí của ván khuôn Cần chú ýcác trụ chống, kiểm tra xem có bị chuyển vị, cong vênh hoặc có dấu hiệu bất thườngkhác để có những biện pháp xử lý kịp thời
h Cấp phối bê tông: Cấp phối bê tông theo định mức XDCB và hồ sơ thiết kế
đã lập, nhà thầu nêu các biện pháp bảo đảm chất lượng cấp phối bê tông theo yêu cầuthiết kế Đối với bê tông khi thi công phải được giám sát chặt chẽ để bảo đảm mác quiđịnh và tính bền vững của kết cấu sau này
3 Giải pháp hoàn thiện và nghiệm thu
Sau khi hoàn thành tất cả các công việc xây dựng theo đúng các yêu cầu kỹ thuậttrình bày trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công Nhà thầu phải hoàn thiện các hạng mụccông trình theo thiết kế và được chủ đầu tư, TVGS đồng ý chấp nhận, nhà thầu phảitiến hành tháo dỡ các công trình tạm phục vụ thi công, di chuyển khỏi công trường vậtliệu thừa, máy móc thiết bị thi công của nhà thầu, xử lý các chất thải, vệ sinh khu vựccông trường, hoàn thiện toàn bộ trước khi bàn giao
Sau khi hoàn thành đầy đủ các công tác nói trên, Chủ đầu tư mới tiến hành tổchức nghiệm thu công trình
Trang 171.5.3 Biện pháp thi công các công trình chính
Tùy thuộc vào các hạng mục thi công chủ đầu tư sử dụng biện pháp thi côngbằng bằng cơ giới kết hợp với thủ công để phù hợp với hạng mục công trình
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án
1.6.3.1 Giai đoạn xây dựng dự án
Trước khi đi vào thi công xây dựng, chủ đầu tư là Trung tâm Nước sạch và Vệsinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ngãi sẽ tổ chức chọn nhà thầu thi công xâydựng dự án Sơ đồ tổ chức được thể hiện ở hình sau:
Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức quản lý giai đoạn xây dựng
Bộ phậnthi công
Chủ đầu tư:Trung tâm Nước sạch và Vệsinh môi trường nông thôn tỉnh
Nhà thầu thi công xây dựng
Bộ phậntài chínhBộ phận
kỹ thuật
Bộ phậnQLMT
Trang 182 VỀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1 Đánh giá tác động môi trường giai đoạn xây dựng dự án 2.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng
2.1.1.1 Tác động đến môi trường cảnh quan sinh thái
Nhìn chung, qua khảo sát thực tế cho thấy khu vực dự án là đất nông nghiệp Quátrình thay đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất xây dựng gây ra các tácđộng tới môi trường sinh thái trong khu vực khi diện tích thảm thực vật bị giảm đi.Hiện tại khu đất tính đa dạng sinh học là không cao Các động, thực vật trong khu vựcdự án không nằm trong danh mục các loài thực vật hoang dã, các loài sinh vật được ưutiên bảo vệ Nên quá trình thi công sẽ tác động không đáng kể đến cảnh quan, hệ sinhthái tại khu vực
2.1.1.2 Đánh giá tác động do bồi thường thu hồi đất
Khu đất thực hiện dự án là đất nông nghiệp Nhà đầu tư phối hợp với đơn vị chứcnăng và địa phương tiến hành kiểm kê và lập phương án bồi thường cho các hộ dân cóđất bị ảnh hưởng đúng quy định trước khi triển khai xây dựng
a.Tác dụng do chiếm dụng đất nông nghiệp
Hiện trạng sử dụng đất của khu đất đầu tư dự án là đất nông nghiệp do người dânquản lý Mặc dù dự án không có đất ở, nhưng việc chiếm dụng đất trong thời gian hoạtđộng Dự án sẽ làm ảnh hưởng đến các hộ dân mất đất sản xuất Tuy nhiên, đây khôngphải là nguồn thu nhập chính hay duy nhất của người dân Đồng thời, Chủ dự án sẽphối hợp với chính quyền địa phương đưa ra phương án bồi thường phù hợp, đúngpháp luật để hạn chế tác động tiêu cực đối với tâm lý nhân dân
Việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất bằng việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sangđất xây dựng cũng có nhiều tác động tích cực, như làm tăng hiệu quả sử dụng đất, nhấtlà trong giai đoạn hiện nay, khi giá trị sản lượng đất nông nghiệp còn thấp Bên cạnhđó, quá trình thay đổi mục đích sử dụng sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phát triển vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địaphương
b Tác động đến kinh tế - xã hội
Nếu tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ không đúng pháp luật hoặckhông đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân thì các hộ dân sẽ bị ảnh hưởng và gâyra các mâu thuẫn và xung đột xã hội Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này Chủ đầu tưđã phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiệncông tác bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật bảo đảm công khai minhbạch, hợp lý
Trang 192.1.1.3 Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng
Việc xây dựng dự án làm mất diện tích đất nông nghiệp Sau khi hoàn thành việcbồi thường, chủ dự án sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng để chuẩn bị thi công Trongquá trình giải phóng mặt bằng làm phát sinh các tác động đến đời sống người dân cũngnhư môi trường xung quanh Cụ thể như sau:
a Tác động gây ô nhiễm do chất thải rắn
Hiện nay khu đất chủ yếu trồng cây lúa nước canh tác của người dân Để giảmthiểu lượng xác thực vật phát sinh, trước khi tiến hành triển khai dự án, chủ dự án sẽthông báo cho người dân biết trước thời gian triển khai dự án để không canh tác, sẽhạn chế được lượng chất thải rắn thực vật phát sinh ra môi trường
b Tác động tới chất lượng môi trường không khí
Ô nhiễm bụi từ quá trình phát quang: Lượng bụi khuếch tán do quá trình phátquang của dự án đa phần là bụi lắng, lượng bụi phát sinh không lớn, khả năng lantruyền không xa Do đó, tác động đến môi trường không khí của hoạt động phát quanglà không đáng kể
c Tác động do nước thải
Nước thải trong giai đoạn này chủ yếu là nước mưa chảy tràn Việc giải phóngmặt bằng sẽ phát sinh các chất thải rắn trên bề mặt công trình, do đó sẽ gây cản trởdòng chảy nếu không có phương án thoát nước hiệu quả Tuy nhiên, để hạn chế ônhiễm bụi, Chủ dự án áp dụng các biện pháp giảm thiểu cụ thể được trình bày tại phầnsau của báo cáo này
2.1.1.4 Đánh giá dự báo các tác động do bụi, khí thải từ quá trình thi công
a Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động đào đắp, san gạt
- Các thiết bị máy móc như: máy đào, máy xúc, xe lu, máy san gạt thực hiệncác công tác đào, đắp đất… để san nền, sẽ gây phát sinh bụi đất trong khu vực côngtrường xây dựng và dọc theo tuyến đường thi công Trong quá trình đào đắp, lượng bụiphát sinh phụ thuộc vào khối lượng, thành phần đất đào đắp, độ ẩm và điều kiện thờitiết
Qua kết quả tính toán so sánh với quy chuẩn chất lượng môi trường không khíxung quanh cho thấy, nồng độ bụi lơ lửng phát sinh do các hoạt động đào, đắp đất cónồng độ thấp hơn so với giá trị tối đa được quy định QCVN 05:2013/BTNMT Nhìnchung, quá trình khi đổ đống nguyên vật liệu không thường xuyên, lượng bụi phát sinhcục bộ tại khu vực khi đổ nguyên vật liệu nên nguồn tác động này chủ yếu ảnh hưởngđến công nhân làm việc và khu dân cư lân cận Cho nên Đơn vị thi công sẽ thực hiệncác biện pháp nhằm giảm thiểu lượng bụi phát sinh, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏecông nhân thi công và môi trường không khí khu vực nói chung
b Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị
Trang 20Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị của dự án sẽphát sinh bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực dự án và dọc theocác tuyến đường vận chuyển.
Đối tượng chịu tác động: Đối tượng chịu tác động nhiều nhất bởi bụi, khí thảitrong quá trình vận chuyển là công nhân thi công tại công trường, cộng đồng dân cư ởkhu vực dự án và dọc các tuyến đường vận chuyển
Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển
Theo Bảng khối lượng nguyên vật liệu cần phục vụ cho dự án dự kiến khoảng4.200 tấn Tiến độ thực hiện dự án khoảng 5 tháng, 01 tháng làm việc 30 ngày tức thờigian thi công khoảng 150 ngày, tuy nhiên thời gian vận chuyển và tập kết nguyênnhiên vật liệu khoảng 60 ngày Chọn xe vận chuyển là xe có tải trọng 10 tấn Số lượtxe vận chuyển dự kiến khoảng 8 lượt/ngày Quảng đường vận chuyển trung bình15km
Căn cứ vào Hệ số phát thải được kế thừa từ nghiên cứu của tác giả Hồ MinhDũng (2011) và của Kristensson (2004) và công thức tính toán của Sutton ta tính toánđược nồng độ ô nhiễm như sau:
Bảng 2.1 Hệ số phát thải của phương tiện vận chuyển
Phương tiện TT Thông
số
Đơn
1 NOx g/km 0,05 ± 0,02 1,9 ± 0,9 19,7 ± 5,22 CO g/km 21,85 ± 8,67 34,8 ± 15,5 11,1 ± 5,3
Hồ MinhDũng, 2011
0,012
0,236 ±0,012
0,236 ±0,012
Kristensson2004
(Nguồn: Hồ Minh Dũng 2011 và Kristensson 2004) Ghi chú:
- MC: xe gắn máy; LDVs: xe tải trọng nhẹ; HDVs: xe tải trọng nặng.- LDV bao gồm các phương tiện ô tô, xe khách dưới 36 chỗ, xe tải < 2tấn
- HDV bao gồm xe buýt, xe khách 45 chỗ, xe tải > 2 tấn, xe containerXe dự án sử dụng là xe tải > 2 tấn nên ta tính toán được tải lượng ô nhiễm nhưsau:
- Tải lượng NOx: ENO2 = 8 lượt/ngày x 0,0197kg/km = 0,1576 kg/km.ngày hayENO2 = 0,0055 mg/m.s
- Tải lượng CO: ECO = 8 lượt/ngày x 0,0111kg/km = 0.0888 kg/km.ngày hayECO = 0.0031 mg/m.s
- Tải lượng PM10: Ebụi = 8 lượt/ngày x 0,0002kg/km = 0.0016 kg/km.ngày hayEVOC = 0.0001 mg/m.s
Trang 21Theo kết quả tính toán tải lượng trên, có thể thấy đối với khí thải phát sinh từcác phương tiện vận chuyển, đáng chú ý nhất là NOx và CO Áp dụng mô hình tínhtoán Sutton xác định nồng độ trung bình của khí thải NOx và CO trên tuyến đường vàokhu vực dự án trong quá trình thi công xây dựng như sau:
)(
]2
)(exp[]2
h)(Zexp[8,0
2 2
2 2
u
h Z E
C
z
z z
s
ss
-++-=
σz: Hệ số khuếch tán theo phương z (m) là hàm số của khoảng cách x (m)
theo phương gió thổi và độ ổn định của khí quyển tại khu vực
σz = 0,53.x0,73(m)
Trong đó: x là khoảng cách của điểm tính toán so với nguồn thải, theo chiều gió
thổi, m
Bảng 2.2 Số liệu khí tượng dùng để tính toán mô hình
Khu vực
Hướng gió Vận tốc
TB
Độ ổnđịnh kq
Hướnggió
Vận tốcTB
Độ ổnđịnh kq
Quảng Ngãi Đông-Đông
ECO(mg/ms) z (m) h (m) u (m/s) x1(m) x2(m)
Trang 22Nồng độ chất ô nhiễm theo khoảng cách so với tim đường
Bụi, khí thải sinh ra do phương tiện vận chuyển có đặc trưng ô nhiễm là nguồnphát thải di động Phạm vi khuếch tán bụi, khí thải theo tuyến đường vận chuyển, ảnhhưởng xấu đến môi trường sống của các hộ dân hai bên đường (bụi bám nhà cửa, vậtdụng làm mất vệ sinh ), người tham gia giao thông trên tuyến đường mà xe chạy qua
Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình vận chuyển không làm ảnh hưởng đến môitrường và dân cư, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp kỹ thuật và quản lý chặt chẽcác xe vận chuyển nhằm giảm thiểu tối đa nguồn ô nhiễm này
Bụi phát sinh do tương tác giữa mặt đường với phương tiện vận chuyển
Trong quá trình vận chuyển của các phương tiện, bên cạnh bụi, khí thải phátsinh do việc sử dụng nhiên liệu của xe, môi trường còn bị ô nhiễm bởi bụi do phươngtiện di chuyển tương tác với mặt đường Nguồn gây ô nhiễm này có thể tác động đếncác nhà dân dọc đường vận chuyển
Theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995 tải lượng bụi phát sinh do xe tảichạy trên đường như sau:
Trong đó:
- k: Hệ số kể đến kích thước bụi (k = 0,8 đối với kích thước bụi < 30µm)- s: Hệ số kể đến loại mặt đường (Theo Air Chief, chương 13, FugitiveDust Sources, đối với đường đô thị: s = 0,4 – 13, chon s = 1,6)
- S: Tốc độ trung bình của xe tải (35 km/h)- W: Tải trọng trung bình của xe (10 tấn)- w: Số lốp xe của ô tô (6 lốp)
Trang 23- p: Số ngày mưa trung bình trong năm (Theo QCVN 02:2009/BXD,Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng, đốivới khu vực Quảng Ngãi thì số ngày mưa trung bình trong năm là p = 145,8 ngày)
Thay các số liệu này vào công thức trên ta được:
E = 0,3079 kg/xe.kmVới số lượt xe vận chuyển ra vào khu vực dự án tối đa là 1lượt/h Vậy tải lượngbụi phát sinh do tương tác giữa phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng với mặtđường là:
0,3079 kg/xe.km x 1lượt/h = 0.3079 kg/km.h = 0.0855 mg/m.sTương tự trên, áp dụng mô hình Sutton để tính toán nồng độ bụi trung bình phátsinh do tương tác giữa phương tiện vận chuyển với mặt đường Kết quả như sau:
Bảng 2.5 Kết quả tính toán bụi do tương tác giữa phương tiện vận chuyển với
mặt đường tại độ cao 0,5m so với nền đường
Nồng độ bụi theo khoảng cách (mg/m3
)Thời gian
c Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công trên công trường
Ngoài các phương tiện vận chuyển thì trên công trường thi công còn có các loạimáy móc thiết bị khác hoạt động như xe cẩu, máy múc, máy trộn bê tông, máy đổ bêtông… để thi công Khói thải phát sinh từ các phương tiện này chứa các chất ô nhiễmnhư NOx, SOx, CO, chất hữu cơ bay hơi và bụi, phụ thuộc vào loại nguyên liệu sửdụng (xăng, dầu), tình trạng vận hành và tuổi thọ của động cơ
Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của các thiết bị này được xácđịnh theo công thức: (Nguồn: GS.TS,Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý
Trang 24khí thải, tập 3: Lý thuyết tính toán và công nghệ xử lý khí thải độc hại, NXB Khoa họcvà Kỹ thuật, 2000)
E = B x KTrong đó:
- E: Tải lượng các chất ô nhiễm, g/s- B: Lượng nhiên liệu tiêu thụ của máy móc, thiết bị, kg/h- K: Hệ số ô nhiễm ứng với lượng nhiên liệu tiêu thụ kg/tấn
Bảng 2.6 Hệ số ô nhiễm ứng với lượng nhiên liệu tiêu thụ
Hệ số ô nhiễm (kg/tấn NL) Thiết bị
Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution - Part 1: Rapid
Inventory Techniques in Environment Pollution, WHO 1993.
Bảng 2.7 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ thiết bị thi công
Tải lượng chất ô nhiễm
(kg/h)
lượng
Định mức nhiên
liệu (lít/ca)
Nhiên liệu
Tỷ trọng dầu diezel là 0,85 g/cm 3
= 0,85 kg/l
Kết quả tính toán cho thấy, lượng bụi, khí thải phát sinh từ các thiết bị thi côngxây dựng tương đối ít; đồng thời lượng khí thải này phát sinh không liên tục, phát sinhgián đoạn trong thời gian xây dựng dự án, nên mức độ tác động do bụi, khí thải phátsinh từ các thiết bị thi công xây dựng dự án được đánh giá ở mức độ nhỏ
d Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường
Trang 25Trong quá trình thi công xây dựng tại công trình sẽ phát sinh bụi do quá trìnhbốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường xây dựng gây phát tán bụi ra môitrường xung quanh Bụi chủ yếu phát tán ra từ các nguồn vật liệu như cát, đá, xi măngvà một phần từ sắt thép Ngoài ra còn phát sinh các loại khí thải SO2, NOx, CO, Chủđầu tư sẽ có những biện pháp giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng của bụi đếncông nhân làm việc trực tiếp ở công trường.
e Bụi, khí thải từ hoạt động hàn cắt sắt thép
Quá trình hàn sẽ phát sinh ra bụi khói hàn với thành phần gồm: Khói hàn, CO,NOx Bụi khói hàn là bụi keo nhỏ mịn, được hình thành khi sắt nguyên chất hoặc hợpkim bị nung nóng Thành phần khói hàn là γ.Fe2O3 đôi khi có Fe3O4, các hạt thườngcó kích thước 0,01-1 μm Công nhân hàn và gia công cơ khí có thể nhiễm bệnh bụiphổi sắt, đặc biệt khi làm việc tại những nơi kín, chật hẹp, kém thông gió
Ước tính khối lượng que hàn sử dụng trong suốt quá trình thi công, lắp đặt thiếtbị của dự án khoảng 15 kg, loại que hàn sử dụng có đường kính trung bình 4 mm và 25que/kg, có thể dự báo lượng khí thải phát sinh từ công đoạn hàn như sau:
Bảng 2.8 Lượng khí thải phát sinh do công đoạn hàn trong quá trình thi công Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (mg/1 que hàn) ứng
với đường kính que hàn 4 mm (*) Lượng khí thải phát sinh
(kg)
(*): Emission Factors, Ministry of Housing and Environment, The Netherland
(Các yếu tố phát thải (khí thải), Bộ Nhà ở và Môi trường, Hà Lan)
Lượng khí thải này phát sinh không liên tục trong suốt thời gian xây dựng Đốitượng chịu tác động chủ yếu là công nhân trực tiếp thi công hàn Chủ dự án sẽ yêu cầunhà thầu thi công trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và có biện pháp đảm bảo an toàn sứckhỏe cho các công nhân này
Bảng 2.9 Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí Chất gây ô
Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi
- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá
SOx, NOx
- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu- SO2có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu- Tạo mưa axit ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông vàcác công trình nhà cửa
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn
Trang 26- Gây nhức đầu, suy nhược cơ thể, chóng mặt, ăn không ngon, khóthở, rối loạn cảm giác.
CO2
- Gây rối loạn hô hấp phổi- Gây hiệu ứng nhà kính- Tác hại đến hệ sinh tháiTuy nhiên, nồng độ bụi và khí thải phát sinh phụ thuộc vào biện pháp thi công,chất lượng của các loại thiết bị, máy móc và điều kiện khí hậu tại thời điểm thi công,các tác động xảy ra đều mang tính chất cục bộ, tạm thời trong thời gian thi công dự ánvà hoàn toàn có khả năng giảm thiểu được
2.1.6 Đánh giá, dự báo các tác động do nước thải
Trong giai đoạn thi công, các loại nước thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tham giathi công xây dựng
- Nước thải xây dựng: Phát sinh từ hoạt động làm ẩm vật liệu, trộn bê tông, súcrửa dụng cụ, bảo dưỡng bê tông,
- Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án
a Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu từ hoạtđộng vệ sinh cá nhân và rửa tay của công nhân
Trong giai đoạn xây dựng có khoảng 30 công nhân làm việc tại dự án Tiêu
chuẩn dùng nước q = 20 ÷ 45 l/người.ngày (TCXD 33:2006 - cấp nước, mạng lưới và
công trình - Tiêu chuẩn thiết kế) Lấy tiêu chuẩn dùng nước cho công nhân là 45 lít
nước/người/ngày, lượng nước thải phát sinh bằng 100% lượng nước cấp thì tổng lượngnước thải sinh hoạt phát sinh tại công trường hàng ngày khoảng 1,35m3
/ngày.Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập, khối lượng các chấtô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 2.10 Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải ra môi
trường
Trang 27Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993.
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại khu vực xây dựng côngtrình như sau:
Bảng 2.11 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Tải lượng
(g/ngày) Nồng độ (mg/lít)
QCVN 14:2008/BTNMT Cột B, K = 1,2 (mg/lít)
b Nước thải xây dựng
Nước thải xây dựng chủ yếu phát sinh từ các hoạt động: rửa xe, thay dầu mỡ,bảo dưỡng trang thiết bị máy móc và phương tiện vận tải, xử lý làm sạch nguyên vật
Trang 28liệu… Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải là các chất rắn lơ lửng, các chất vôcơ, đất cát xây dựng thuộc loại ít độc.
Tuy nhiên, do các nhà thầu thi công sẽ lên kế hoạch trong việc sử dụng các loạinguyên vật liệu thi công, hạn chế tối đa sự thất thoát, gây lãng phí các loại nguyên vậtliệu xây dựng Hơn nữa, các loại phương tiện vận chuyển hoặc thiết bị thi công khi cósự cố hư hỏng sẽ được đưa tới gara hoặc các cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp, không tổchức sửa chữa trên công trường (ngoại trừ trường hợp cần sửa chữa khẩn cấp) do đólượng nước thải thi công được hạn chế tối đa phát sinh trên công trường Loại nướcthải này dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời Vì thếkhả năng xâm nhập gây ô nhiễm cho đất và các nguồn nước mặt xung quanh của khuvực chỉ ở mức độ thấp Tuy lượng nước sử dụng cho mục đích này khó ước tính đượccon số cụ thể nhưng Nhà thầu thi công sẽ nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu thicông trong quá trình sử dụng, kiểm soát chặt chẽ lượng nước sử dụng và thu gom, xửlý tối đa lượng nước thải phát sinh trên công trường
c Nước mưa chảy tràn
Căn cứ vào diện tích khu đất dự án và số liệu về chế độ mưa tại khu vực, có thểước tính được lượng mưa rơi và chảy tràn lớn nhất trên bề mặt công trường như sau:
Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực sẽ cuốn theo các tạp chất bẩn, chất thảirắn, dầu mỡ… vào môi trường Nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước mưachảy tràn theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khoảng 0,02 – 0,05 mg/lNitơ và Phospho, 10 – 20 mg/l COD, 20 – 30mg/l chất rắn lơ lửng Với lưu lượng vànồng độ nước mưa chảy tràn trên bề mặt khu vực dự án như trên, nếu không đượctiêu thoát hợp lý sẽ gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công Ngoài ra, nước mưa còncuốn theo đất, đá, cát và các chất ô nhiễm khác từ mặt đất gây ảnh hưởng xấu đếnxung quanh và làm ô nhiễm nguồn nước ở khu vực
2.1.7 Đánh giá, dự báo các tác động do chất thải rắn
a Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là vỏ bao bì, túi nilon, chai lọ, lon vỏ hộp, rau,củ, quả, thức ăn thừa… Đây là nguồn gây ô nhiễm chính do sự phân huỷ chất hữu cơtạo mùi hôi, nước rỉ rác và vi sinh vật gây bệnh Nguồn ô nhiễm này nếu không đượcthu gom hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường
Theo ước tính, mỗi công nhân xây dựng làm việc tại khu vực dự án thải ra
khoảng 0,9kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày (QCVN 01:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về Quy hoạch xây dựng) Như vậy, với 30 công nhân lao động tại công
trường mỗi ngày thì tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thi côngxây dựng dự án là khoảng 27kg/ngày
Với khối lượng rác thải phát sinh như trên, nếu không có biện pháp thu gom xửlý thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng ngày càng nhiều và gây tác động đếnchất lượng không khí do phân hủy chất thải hữu cơ cũng như tác động đến nguồn nướcmặt do tăng độ đục nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây bồi lắng Ngoài ra còn tạo
Trang 29điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây nguy cơ phát sinh và lây nhiễmmầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân thi công.
Tuy nhiên, nhà thầu thi công sẽ ưu tiên sử dụng lao động địa phương có khảnăng tự đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, ăn nghỉ, công trường chỉ lưu lại khoảng 5÷10người đảm bảo tình hình an ninh trật tự, nguyên liệu thi công trên công trường nênlượng chất thải rắn phát sinh thực tế tại công trường ít hơn so với số liệu tính toán trênlý thuyết được tính toán phần trên
b Chất thải rắn xây dựng
Trong quá trình thi công xây dựng công trình, chất thải rắn bao gồm vật liệuxây dựng dư thừa, sắt thép vụn, các loại vỏ bao xi măng, sắt thép thừa, mảnh gỗ vụn,gạch vỡ, v.v… Nếu lượng chất thải này không được thu gom, xử lý sẽ theo nước mưachảy tràn xuống các rãnh thoát nước, gây ô nhiễm các nguồn nước mặt (chủ yếu làmgia tăng độ đục của nước) Tuy nhiên, lượng đất cát, đá, gạch vỡ không nhiều và sẽđược thu gom và vận chuyển theo quy định, còn các loại vỏ bao xi măng, sắt, thép vụnsẽ được tận dụng để bán cho các đơn vị có nhu cầu thu mua
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động đào bóc đất hữu cơ, lớp phong hóa khôngđạt chất lượng sẽ được tận dụng trồng cây trong khuôn viên dự án
Do đó, tác động do chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng được đánh giá ởmức độ nhỏ và có khả năng giảm thiểu cao
c Chất thải nguy hại
Trong quá trình thi công xây dựng công trình, các hoạt động bảo dưỡng, sửachữa các loại phương tiện máy móc thiết bị thi công thường làm phát sinh các loại chấtthải như dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu mỡ, các vỏ hộp dầu mỡ,… Các loại chất thảinày được liệt vào danh sách các loại chất thải nguy hại theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Bảo vệ môi trường Các loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạtđộng thi công Dự án bao gồm:
Phát sinh ở các khu lán trại, điểm sửa chữa máy móc thiết bị thi công dọc trêntuyến đường bao gồm các loại giẻ lau, giấy có chứa dầu mỡ phát sinh trong quá trìnhlau chùi, sửa chữa thiết bị, máy móc và các loại hộp nhựa, sắt đựng xăng, dầu, dầunhớt, mỡ Khối lượng chất thải rắn nguy hại từ các công trình xây dựng không lớn,ước tính trong một tháng tại các khu lán trại, điểm sửa chữa phát sinh khoảng từ 1 ¸ 2kg/tháng Chất thải này được thu gom và chuyển đến đơn vị có chức năng xử lýchuyên ngành nên tác động được đánh giá là thấp
Trong quá trình thi công, Chủ đầu tư và đơn vị nhà thầu thi công sẽ phối hợp kýhợp đồng với các đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý, thực hiện thu gom các loạichất thải phát sinh trong quá trình xây dựng (bao gồm chất thải rắn nguy hại, chất thảirắn sinh hoạt) và đưa đi xử lý theo quy định
Trang 302.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng
Khả năng lan truyền tiếng ồn tại khu vực thi công của dự án lan truyền tới khuvực xung quanh được xác định như sau:
Li = Lp – ΔLd – ΔLc – ΔLcx (dBA)(*)Trong đó:
- Li: Mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn ồn một khoảng cách d (m).- Lp: Mức ồn đo được tại nguồn đo ồn (cách 1,5 m)
- ΔLd: Mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i
ΔLd = 20lg [(r2/r1)1+a] (dBA).+ r1: Khoảng cách tới nguồn ồn ứng với Lp (m).+ r2: Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li (m).+ a: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp phụ tiếng ồn của địa hình mặt đất (a=0).- ΔLc: Độ giảm mức ồn qua vật cản Khu vực dự án có địa hình rộng thoáng vàkhông có vật cản nên ΔLc = 0
- ΔLcx: Độ giảm mức ồn sau các dải cây xanh
ΔLcx = ΔLd + 1,5Z +båBi (dB).+ 1,5Z: Độ giảm mức ồn do tác dụng phản xạ của các dải cây xanh.+ Z: Số lượng các dải cây xanh
+ βΣBi : Mức ồn hạ thấp do âm thanh bị hút và khuếch tán trong các dải câyxanh
+ β: Trị số hạ thấp trung bình theo tần số (β=0,10÷0,20 dB/m)
Chú thích: (*) Công thức tính trích từ Hướng dẫn chi tiết lập Bản cam kết bảo
vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2008.
Từ công thức trên kết hợp với hệ số mức ồn tại nơi cách nguồn phát sinh ồn1,5m (Nguồn Mackernize, L.Da 1985) ta có thể tính được độ ồn của các vị trí khác
Trang 31Mức ồn từ hoạt động của các xe tải và các thiết bị thi công được thể hiện trong bảngsau:
Bảng 2.12 Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công
Mức ồn cách nguồn 1,5m (dBA) (1)
Mức ồn cách nguồn (dBA) (2) TT Các phương tiện/thiết
Bảng trên cho thấy độ ồn của các phương tiện, máy móc trên công trường cách1,5m thường dao động trong khoảng 70÷96 dBA, thậm chí có thể lớn hơn khi các loạiphương tiện máy móc này hoạt động tập trung với mật độ cao Theo các tài liệu khoahọc, khi ở ngưỡng ồn 100dBA thì bắt đầu gây ra những tác động biến đổi nhịp tim vàgây tác hại xấu đến hệ thần kinh của người vận hành máy móc
Tuy nhiên, các tác động không diễn ra liên tục và chỉ xuất hiện khi vận hànhcác thiết bị Chủ đầu tư sẽ yêu cầu đơn vị thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểucác tác động này đến công nhân trực tiếp làm việc
b Tác động đến giao thông
Trong quá trình thi công sẽ phải vận chuyển khối vật liệu xây dựng, cát, đá, ximăng, sắt thép Để vận chuyển toàn bộ khối lượng vật liệu này và thiết bị máy mócđến công trường trong thời gian thi công Điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến hoạtđộng giao thông trên các tuyến đường vận chuyển và làm bề mặt các con đường vận
Trang 32chuyển xuống cấp nhanh chóng và gây rạn nứt, sụt lún một số điểm trên các tuyếnđường này.
c Tác động đến môi trường kinh tế - văn hóa – xã hội
Trong quá trình thi công, đơn vị thi công thu hút khoảng 30 công nhân Việc nàykéo theo một số các biến đổi khác trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất của khu vực Tuynhiên, sự biến đổi này chỉ mang tính chất tạm thời trong giai đoạn thi công dự án,không ảnh hưởng tới cơ cấu dân số, lao động ở địa phương
Việc tập trung đông công nhân sẽ gây ra các vấn đề xã hội, gây mất trật tự anninh khu vực như làm tăng các tệ nạn xã hội (trộm cắp, đánh nhau…) gây khó khăncho công tác quản lý của các ban ngành chức năng tại địa bàn khu vực nếu không đượcngăn chặn kịp thời
Tuy nhiên, nhìn chung dự án gây ra ảnh hưởng không lớn đến các vấn đề kinh tế- xã hội, văn hóa tinh thần chung của khu vực Bên cạnh đó, Chủ dự án cùng với nhàthầu xây dựng sẽ kết hợp chặt chẽ với UBND xã trong công tác quản lý công nhânnhằm tránh phát sinh các tác động tiêu cực tới an ninh trật tự xã hội của địa phương
d Tác động do việc khoan giếng
Dự án sử dụng 7 giếng khoan để cung cấp nước cho khu xử lý.Chuẩn bị mặt bằng, điện, nước, cát, sỏi chèn giếng
- Vận chuyển, lắp đặt máy khoan- Xử lý ống bao:
+ Đào đất thành hố qua lớp đất mượn đến khi thấy đất thịt.+ Đóng phần ống bao (đường kính to bằng đường kính lỗ khoan) ngập vào đấtthịt để tránh đất bề mặt sạt lở trong quá trình khoan
- Chuẩn bị nguồn nước phục vụ khoan:+Chuẩn bị nguồn nước dồi dào đủ để bơm đẩy phôi địa chất lên trong quá trìnhkhoan
+ Khoan xoay và doa lỗ khoan:+ Khoan xoay lỗ khoan
+ Doa lỗ khoan tới khi đủ độ sâu cần thiết.- Thổi rửa lỗ khoan trước lắp đặt:Thổi rửa lỗ khoan tới khi phôi địa chất vàdung dịch khoan trong lỗ sạch hết
- Lắp đặt kết cấu giếng: (thứ tự lắp đặt như sau)+ Ống lọc
+ Ống chống.+ Ống vách.- Bơm thổi rửa lỗ khoan trước chèn cát, sỏi:+ Bơm nước với áp suất cao vào giếng khoan để thổi sạch phôi địa chất quanhkết cấu giếng vừa hạ
+ Bơm tới khi nước trong.- Chèn cát, sỏi:
Trang 33+ Chèn cát sỏi vào lỗ khoan (chèn bên ngoài ống vách giếng) sao cho phần cátsỏi này ôm chặt hết độ dài ống lọc của giếng khoan.
+ Chèn tiếp tới khi lỗ khoan được bịt kín thì càng tốt.- Thổi rửa giếng khoan sau thi công:
+ Dùng dây hơi của máy nén khí thả vào trong lòng giếng.+ Bật máy nén khí để khí xả vào trong dây hơi
+ Đợi tới khi nước lên trong, sạch.- Lắp đặt máy bơm: Lắp đặt máy bơm cùng phụ kiện hoàn chỉnh.Trong quá trình khoan giếng sẽ gây ra các tác động chính như nước thải, đất, cát,sỏi từ công đoạn bơm thổi rửa lỗ khoan và tiếng ồn Vì các giếng khoan cách xa nhàdân nên nguồn tác động này ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường xung quanh.Ngoài ra chủ đầu tư sẽ có biện pháp giảm thiểu sau khi khoan giếng xong sẽ thu dọncác chất thải đúng theo quy định, không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
2.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 2.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động có liên quan đến chất thải
a Bụi, Khí thải
Trong quá trình khởi động các phương tiện xe máy, xe ô tô thì nguồn gây ônhiễm không khí chủ yếu có chứa các chất ô nhiễm như: Bụi, khói, SO2, NOx, CO2 gâyô nhiễm cho môi trường không khí
Bảng 2.13 Thành phần khí độc hại trong khói thải của các phương tiện giao thông
Loai xe/nhiên liệu SO 2
(g/km)
NO x (g/km)
CO (g/km)
CO 2 (g/km)
Bụi (g/km)
Bảng 2.14 Thành phần khí độc hại trong khói thải tùy thuộc vào chế độ vận hành của các phương tiện giao thông
Chế độ làm việc của động cơ Thành phần
khí độc hại
Chạy chậm Tăng tốc độ Ổn định Giảm tốc độ
Trang 34(%) Xăn
g Diezen Xăn
g Diezen Xăn
g Diezen Xăn
g Diezen
Khí COHydrocacbonNOx (ppm)Aldehyde
7,00,53030
Vết0,04
6010
2,50,21050
20
0,10,02
85020
1,80,165010
Vết0,01
25010
2,01,020300
Vết0,03
3030
(Nguồn: Đinh Xuân Thắng – Ô nhiễm không khí – NXB Đại học Quốc gia TP.HCM – 2003).
Ø Khí thải sinh ra từ hoạt động của máy phát điện
- Để chủ động trong quá trình hoạt động, chủ dự án được trang bị 01 máy phátđiện dự phòng để phòng ngừa trường hợp cúp điện và liên tục hoạt động
- Nhiên liệu được sử dụng cho máy phát điện là dầu DO Để tính toán mức độ ônhiễm của máy phát điện, có thể sử dụng hệ số ô nhiễm với đặc tính sử dụng của máyphát điện như sau:
+ Số lượng: 1máy+ Công suất: 1.000 KVA+ Nhiên liệu sử dụng: DO+ Định mức tiêu thụ dầu: 202 lít/h+ Hàm lượng lưu huỳnh: S = 0,25%+ Tỷ trọng dầu:r = 0,845 kg/lít.Tính toán tải lượng và nồng độ các chất khí ô nhiễm phát sinh khi đốt dầuDiezel
Lượng dầu Diezel sử dụng trung bình trong ngày là:
202 lít/giờ × 0,845 kg/lít = 0,17 tấn/giờTheo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi đốt cháy 1 lít dầu Diezel trong điềukiện bình thường sẽ tạo ra 25m3 khí thải Như vậy, lưu lượng khí thải ra trong 1 giờkhi đốt cháy 202 lít dầu là:
Q = 202 lít/giờ × 25 m3/lít = 5.050 m3/giờ
Theo Đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới WHO 1993, hệ số tải lượng ô
nhiễm khi đốt dầu Diezel cho máy phát điện được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.15 Hệ số tải lượng ô nhiễm của máy phát điện khi sử dụng dầu Diezel
Chất ô nhiễm Hệ số tải lượng ô nhiễm dầu Diezel
(kg/tấn nhiên liệu)
Trang 35SO2 20S
(Nguồn: Đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới WHO, 1993).
Trong đó: S = 0,25% là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO (theo Petrolimex).
Tải lượng và nồng độ các chất khí phát sinh do đốt dầu Diezel được tính toán vàthể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.16 Tải lượng và nồng độ các chất khí ô nhiễm khi đốt dầu Diezel
Chất ô nhiễm Tải lượng
(kg/giờ)
Nồng độ (mg/m 3 )
QCVN 19:2009/BTNMT, Cột B (mg/Nm 3
) K p = 1
Nhận xét: Dựa vào nồng độ tính toán được cho thấy: Nồng độ các chất ô nhiễm
như bụi, SO2,NOx, CO từ quá trình vận hành máy phát điện có sử dụng dầu Diezel đềunằm trong ngưỡng giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệpQCVN 19:2009/BTNMT, cột B
b Nước thải
Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn hoạt động của dự án chủ yếu là nướcthải sinh hoạt từ nhà vệ sinh của nhân viên và nước mưa chảy tràn
Ø Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của 5 cán bộ công nhân viênlàm việc tại dự án
- Theo TCXDVN 33:2006 (Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình –Tiêu chuẩn thiết kế) nhu cầu sử dụng nước trên đầu người khoảng 25 lít/người/ca, hệsố không điều hòa k=3 (ngày làm 08 tiếng ≈ 01 ca) ≈ 75 lít/người/ca và tiêu chuẩndùng nước của bếp ăn tập thể là 25 lít/người/bữa ăn (quy định 18 - 25 lít/người) thìtổng lượng nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của CBCNV là 0,5 m3
/ngày đêm.Theo điều 39 Nghị định 80/2014/NĐ-CP mức phát sinh nước thải sinh hoạt lấybằng 100% nước cấp Vậy tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạnhoạt động của dự án là: 0,5 m3/ngày
Trang 36Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất lơ lửng, cặn bã (TSS), chất hữu cơ(BOD/COD), chất dinh dưỡng (N/P) và các vi sinh vật Thành phần các chất ô nhiễmtrong nước thải sinh hoạt như sau:
Bảng 2.17 Nồng độ các chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Chất ô nhiễm
Ø Nước mưa chảy tràn
Trong giai đoạn hoạt động nước mưa chảy tràn qua khu vực đường giao thông,mái nhà, sân bãi sẽ cuốn theo chất bẩn, rác thải, lá cây, dầu mỡ rơi vãi trên bề mặtkhu đất gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước hoặc gia tăng hàm lượng cặn lơ lửng vàomôi trường nước mặt khu vực Tuy nhiên, các tác động này sẽ được giảm thiểu vàkhông ảnh hưởng đáng kể khi dự án có biện pháp xây dựng hệ thống thoát nước phùhợp
Ø Nước xúc rửa bể lọc hệ thống xử lý
Trong quá trình vận hành trạm cấp nước 800m3/ngày.đêm sẽ phát sinh nướcthải từ bể lọc và rửa lọc Lượng nước thải này được thu gom và xử lý bằng phươngpháp lắng trong, nước trong được thu hồi và bơm về ống nước thô vị trí trước bể lọc,không thải ra môi trường
c Chất thải rắn Ø Chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn phát sinh chất thải rắn trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm:Rác thải sinh hoạt của 5 cán bộ công nhân viên làm việc
Trang 37+ Chất thải rắn là thực phẩm: thức ăn, rau quả thừa Loại chất thải này phân
huỷ nhanh, trong quá trình phân huỷ tạo mùi hôi thối, nhiều vi sinh vật gây bệnh vàảnh hưởng đến sức khỏe của con người
+ Chất thải rắn vô cơ: bao bì các loại, sành sứ thuỷ tinh, polymer Loại chất
thải này khó phân hủy và nếu không được thu gom, xử lý hợp lý sẽ gây mất mỹ quanvà ô nhiễm môi trường khu vực hồ và hạ lưu đập
Lượng chất thải rắn phát sinh giai đoạn khoảng 4,5kg (trung bình
0,9kg/ngày.người theo TCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng), lượng chất thải này nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ
là nguồn gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước, không khí
Ø Chất thải rắn nguy hại
- Các loại chất thải rắn nguy hại có thể phát sinh trong quá trình hoạt động củadự án là pin hết công năng sử dụng, bóng đèn huỳnh quang, bình xịt phòng các loại,dầu nhớt thải, vải lau dính dầu Ước tính lượng chất thải này khoảng 9kg/tháng
Bảng 2.18 Thành phần và mã chất thải nguy hại dự kiến trong giai đoạn hoạt động
CTNH
Ký hiệu phân loại
Khối lượng (kg/tháng)
2 Các loại dầu động cơ, hộp số và bôi
7 Các thiết bị, linh kiện điện tử thải
Các chất thải này nếu thải vào môi trường sẽ khó phân hủy sinh học, gây tích tụtrong đất, nguồn nước, làm mất mỹ quan Về lâu dài, các chất này sẽ bị phân hủy tạora các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại làm ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, ảnhhưởng đến sự sinh trưởng của sinh vật trên cạn và dưới nưới Nếu không có biện phápxử lý hiệu quả thì mức độ tác động khá cao Tuy nhiên, các chất thải nguy hại này dễthu gom, lượng phát sinh thấp và có biện pháp thu gom, xử lý nên xác suất xảy ra tácđộng thấp
Trang 382.2.2 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến kinh tế - xã hội
a Tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn và độ rung phát sinh chủ yếu từ phương tiện xe máy của nhân viênlàm việc Như vậy, trong quá trình hoạt động của dự án tiếng ồn và độ rung phát sinhkhông nhiều, ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh
b Tai nạn lao động
Các trang thiết bị máy móc của dự án hầu hết là các thiết bị sử dụng điện, nếungười sử dụng không tuân thủ theo những quy tắc, trình tự sử dụng thì có thể gây ra sựcố về điện và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng Nguyên nhân là do:
- Không thực hiện đầy đủ các quy định an toàn lao động;- Không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi vận hành thiết bị máy móc trongquá trình sản xuất;
- Bất cẩn về điện dẫn đến sự cố điện giật;- Bất cẩn trong quá trình bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm
3 VỀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG 3.1 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 3.1.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động do bồi thường, thu hồi đất
- Chủ đầu tư sẽ thực hiện chính sách bồi thường tương xứng với tất cả các thiệthại về đất đai, nghề nghiệp lâu dài của người dân
- Đồng thời, công tác bồi thường, thu hồi đất được đại diện chủ dự án phối hợpvới các cơ quan liên quan thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Xác định rõ đốitượng được bồi thường, điều kiện bồi thường, hạn mức;
- Bên cạnh đó, để sớm ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ dân bị ảnhhưởng bởi dự án, đại diện chủ dự án sẽ có kế hoạch hỗ trợ ổn định đời sống và ổn địnhsản xuất cho các hộ dân này
- Tiến hành họp dân, lấy ý kiến của người dân khu vực dự án, đặc biệt là các đốitượng có đất sản xuất bị chiếm dụng để lập kế hoạch bồi thường, hỗ trợ phù hợp vớicác quy định của pháp luật và nguyện vọng của người dân
v Nguyên tắc bồi thường
- Thời gian thực hiện ngắn nhất để giảm thiểu ảnh hưởng đến các hộ dân cóquyền lợi liên quan đến khu đất bị thu hồi;
- Có sự chấp thuận của các hộ dân có đất trong khu vực dự án;- Phương án bồi thường được thực hiện đúng thời gian và hiệu quả
v Kế hoạch bồi thường
- Sau khi dự án được phê duyệt, việc triển khai thực hiện từ khâu kiểm kê khốilượng, lập, trình duyệt phương án bồi thường dựa trên:
+ Diện tích đất bị chiếm dụng bởi dự án;
Trang 39+ Các quy định hiện hành của Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ngãi về bồithường, giải phóng mặt bằng.
- Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Luật đất đai 2013,Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 và các văn bản pháp luật hiện hành:
+ Đối với các hộ dân bị mất đất canh tác, sản xuất: Chủ dự án phối hợp vớichính quyền địa phương để tiến hành rà soát nắm chính xác số lượng và thu thập các ýkiến của các hộ bị ảnh hưởng, từ đó có chính sách bồi thường hợp lý
- Để sớm ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án,đại diện chủ dự án sẽ có kế hoạch hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất cho cáchộ dân
- Công khai mức bồi thường: Công tác kê khai, bồi thường sẽ được thực hiệntheo đúng quy định của UBND tỉnh Quảng Ngãi
3.1.2 Các biện pháp giảm thiểu do hoạt động giải phóng mặt bằng
- Có biện pháp khai thông dòng chảy nước mặt, tiêu thoát nước hợp lý để hạn chếxói mòn làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nước mưa ở khu vực
- Sử dụng các máy móc, phương tiện vận chuyển có đăng kiểm; tuyệt đối khôngsử dụng phương tiện, máy móc thi công quá cũ, kém chất lượng
- Thảm thực vật phát quang phải được vận chuyển đến nơi quy định
3.1.3 Các biện pháp công trình thu gom xử lý nước thải
a Nước thải sinh hoạt
Theo tính toán, tổng lượng nước thải của 30 công nhân ở giai đoạn thi công là1,8m3/ngày.đêm Tuy nhiên trên thực tế thì lượng nước thải sinh hoạt thấp hơn nhiềuvà phát sinh không đồng đều Để giảm thiểu tác động đối với nước thải sinh hoạt, Chủđầu tư yêu cầu đơn vị thi công trang bị nhà vệ sinh tạm cho công nhân ở khu vực lántrại tạm để thu gom nước thải sinh hoạt và hợp đồng với đơn vị có chức năng để thugom và xử lý, đồng thời nghiêm cấm công nhân phóng uế bừa bãi
Bên cạnh đó, nhà thầu tận dụng tối đa lực lượng lao động tại địa phương có đủtiêu chuẩn để tham gia vào quá trình thi công từ đó có thể giảm được lượng nước thảiphát sinh tại công trường, giảm số lượng nhà vệ sinh cần phải trang bị
b Nước thải xây dựng
Nước thải phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng công trình chủ yếu là nướctưới vật liệu, nước rửa thiết bị, nước rỉ từ trộn bêtông… đối với lượng nước này phátsinh không đáng kể, phát tán trong khu vực nhỏ Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh môitrường, chủ đầu tư sẽ phối hợp với đơn vị thi công thực hiện một số biện pháp giảmthiểu như:
- Thu gom và tái sử dụng nước rửa thiết bị để trộn nguyên liệu bê tông và tướiẩm nguyên vật liệu
Trang 40- Đào mương, rãnh thoát nước cho thấm ra khu vực xung quanh Nếu trên bềmặt các rãnh thoát nước thải có lắng lại cặn xi măng, bùn đất thì cuối ngày đơn vị sẽcào bỏ lớp cặn này và xử lý cùng chất thải rắn xây dựng để tận dụng gia cố và đắp nềncông trình.
- Không tập kết, lưu trữ vật liệu với số lượng lớn, làm tới đâu vận chuyển vậtliệu tới đó
c Nước mưa chảy tràn
Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ứ đọng nước mưa gây ngập úng cục bộtại khu vực như sau:
- Chủ đầu tư sẽ có kế hoạch thi công hợp lý: không tiến hành thi công vào nhữngngày mưa, áp dụng hình thức thi công cuốn chiếu theo từng hạng mục công trình Dođó, hạn chế được lượng đất đá và chất thải bị cuốn trôi theo nước mưa, tránh làm ônhiễm môi trường;
- Khi thi công, dầu mỡ và các phế thải dầu mỡ từ các phương tiện vận tải và máymóc thiết bị phục vụ thi công có nơi cất giữ và nơi thải bỏ đúng quy định, không đểnước mưa chảy tràn cuốn theo, gây ô nhiễm nguồn nước, nhất là mương thủy lợi
- Nước mưa chảy tràn trên bề mặt ở khu vực phụ trợ, khu lán trại,… được thugom vào hệ thống rãnh thoát nước của công trình trước khi chảy ra ngoài môi trường
- Các địa điểm thi công, sau khi hoàn thành được công nhân dọn dẹp sạch sẽ, gọngàng đảm bảo thoát nước mặt, tránh ứ đọng nước;
3.1.4 Các biện pháp công trình giảm thiểu tác động của chất thải rắn, chất thải nguy hại
a Chất thải rắn sinh hoạt
Để giảm thiểu tác động do chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tại côngtrường Chủ dự án phối hợp với đơn vị thi công bố trí các thùng chứa rác tại các vị trítrong khu vực dự án (khu vực xây dựng, khu vực lán trại) để thu gom rác thải, hợpđồng với đơn vị chức năng thu gom và đưa đi xử lý Đồng thời yêu cầu công nhân xâydựng không vứt rác bừa bãi
Ngoài ra, Chủ đầu tư khuyến khích đơn vị thi công sử dụng các lao động địaphương để hạn chế khối lượng chất thải rắn phát sinh
Rác thải sinh hoạt được thu gom, tập kết tại vị trí quy định và hợp đồng với đơnvị chức năng đến thu gom và xử lý