Sửdụngkínhcậncảnh Macro và chụp ảnh cậncảnh nghe có vẻ phức tạp và xa vời khi bạn không nắm vững về kỹ thuật và các thiết bị sử dụng. Tuy nhiên, thực tế thì kỹ thuật chụp ảnh cậncảnh khá dễ học và các thiết bị cũng không nhất thiết phải đắt tiền. Đối với ảnh cận cảnh, có một ống macro rõ ràng sẽ giúp bạn có được những bức ảnh có chất lượng cao, nhưng không phải ai cũng muốn và ai cũng đủ tiền để sắm. Vì thế, để khởi đầu, bạn có thể thực hiện ảnh cậncảnh với những trang thiết bị dễ kiếm và rẻ tiền trước. Định nghĩa cơ bản Hoa là chủ thể hay gặp nhất trong ảnh cậncảnh hoặc macro. Ảnh macro: Là ảnh khi mà chủ thể có kích thước bằng với hình ảnh thu được từ cảm biến, hay nói cách khác là có tỷ lệ 1:1, ảnh sao vật vậy. Cách tốt nhất để có được độ phóng đại này là sửdụng ống macro, nếu không, bạn có thể dùng ống nối hoặc đảo ống cũng có thể đạt được các hiệu ứng tương tự dù chất lượng không bằng. Ảnh cậncảnh (close-up): Ảnh cậncảnh ở đây được hiểu là dùng các thiết bị phụ trợ để có thể chụp ảnh chủ thể gần hơn khoảng cách tối thiểu cho phép của ống kính. Cũng là chụp cận, nhưng mức độ thì không bằng khi sửdụng ống macro. Bạn có thể sửdụng các kính nối chuyên cậncảnh như kính Canon 500D (hình trên). Kínhcậncảnh này về cơ bản tương tự như kính lọc thông thường, có các kích cỡ khác nhau và có thể lắp ngay đằng trước ống kính. Kínhcậncảnh khi lắp vào ống kính sẽ thu hẹp khoảng lấy nét tối thiểu của ống kính, nghĩa là cho phép bạn lại gần chủ thể hơn, từ đó có được độ phóng đại lớn hơn. Có hai loại kínhcậncảnh [Caption] Kínhcậncảnh đúp Canon 500D. Kínhcậncảnh đơn Các kínhcậncảnh đơn có cấu tạo khá đơn giản, chỉ gồm một thấu kính, vì thế giá của nó cũng rất dễ chịu, phù hợp với những người eo hẹp về tài chính. Tuy nhiên, cũng vì thế và chất lượng của nó cũng không được hoàn hảo, thường bị quang sai màu và không nét ở vùng biên. Các nhược điểm này sẽ càng bị lộ rõ khi chụp với độ mở lớn. Kínhcậncảnh đúp Kínhcậncảnh đúp gồm 2 thấu kính, trong đó thấu kính thứ hai làm nhiệm vụ khắc phục những nhược điểm của thấu kính thứ nhất về quang sai, vì thế chất lượng hình ảnh trên các ống này cao hơn, và theo đó là giá thành sẽ đắt hơn. Ví như kính Canon 500D ở trên là kínhcậncảnh đúp, có giá dao động từ 85 USD (phi 52mm) tới 145 USD (phi 77mm). Có thể nói Canon là hãng lớn duy nhất còn duy trì sản xuất các kínhcậncảnh đúp. Hai phiên bản 250D và 500D của hãng vẫn được đánh giá cao và được nhiều người mua do có nhiều kích cỡ và có thể lắp trên các ống kính của các hãng khác nhau. Nikon trước đây cũng có những kính dạng này nhưng giờ hãng đã ngừng sản xuất. Hiện còn có Raynox cũng sản xuất cả những kínhcậncảnh gồm 3 thấu kính với ngàm ghép có thể lắp trên các ống kính phi 52mm đến 67mm với mức giá cũng tương đối dễ chịu. Sửdụngkínhcậncảnh khá đơn giản. Bạn chỉ việc lắp vào trước ống kính như các kính lọc thông thường khác và máy ảnh sẽ lo nốt phần còn lại. Tuy nhiên, nếu chụp ở mức phóng đại lớn nhất, tốt nhất bạn nên chuyển sang chế độ lấy nét tay. Lưu ý các kínhcậncảnh khi lắp trên các ống tele sẽ hoạt động hiệu quả hơn là trên các ống ngắn. Tiêu cự ống kính càng dài thì khi lắp thêm kính cận cảnh, độ phóng đại thu được càng lớn. Bạn có thể sửdụngkínhcậncảnh khi chụp các chủ thể như sau. Chân dung là một chủ đề trong lĩnh vực chụp cận cảnh. Chân dung – Kínhcậncảnh được lắp trên ống 85mm, giúp khi chụp thu sát được mặt đối tượng nhưng không quá gần để gây phiền phức. Hoa – Chủ thể chụp cậncảnh thông dụng nhất có lẽ vẫn là những bông hoa, bởi chúng trông thật lộng lẫy khi được nhìn tận mắt. Hãy thử nghiệm chụp từng bông ở một vườn hoa, bạn sẽ thấy vẻ đẹp của chúng rực rỡ thế nào. Chi tiết – Chụp làm nổi bật chi tiết cũng là một trong những thể loại ảnh nên sử dụngkínhcận cảnh. Nó giúp cho bạn tập trung hơn vào những chi tiết cần làm nổi bật thay vì toàn bộ đối tượng. . phép của ống kính. Cũng là chụp cận, nhưng mức độ thì không bằng khi sử dụng ống macro. Bạn có thể sử dụng các kính nối chuyên cận cảnh như kính Canon 500D (hình trên). Kính cận cảnh này về. lớn hơn. Có hai loại kính cận cảnh [Caption] Kính cận cảnh đúp Canon 500D. Kính cận cảnh đơn Các kính cận cảnh đơn có cấu tạo khá đơn giản, chỉ gồm một thấu kính, vì thế giá của nó. Sử dụng kính cận cảnh Macro và chụp ảnh cận cảnh nghe có vẻ phức tạp và xa vời khi bạn không nắm vững về kỹ thuật và các thiết bị sử dụng. Tuy nhiên, thực tế thì kỹ thuật chụp ảnh cận cảnh