1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu, Thiết kế và Chế tạo Máy Cắt Thạch Phô Mai
Tác giả Vũ Ngọc Thiện Tân, Huỳnh Thế Minh, Phan Nhật Quang
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Đăng Thư
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 10,1 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (19)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (0)
    • 1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài (19)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (20)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (20)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (20)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (20)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (20)
      • 1.5.1. Cơ sở phương pháp luận (20)
      • 1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu (20)
    • 1.6. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp (21)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (22)
    • 2.1. Tổng quan về máy cắt thạch phô mai trong công nghiệp thực phẩm (22)
      • 2.1.1. Giới thiệu máy cắt thạch phô mai (22)
      • 2.1.2. Nguyên lý hoạt động (22)
      • 2.1.3. Các tính năng chính (22)
      • 2.1.4. Ưu điểm và tiềm năng (23)
      • 2.1.5. Mức độ sử dụng và triển vọng tương lai (23)
    • 2.2. Khái niệm về phô mai (23)
    • 2.3. Ứng dụng (35)
    • 2.4. Tổng quan nghiên cứu máy cắt thạch phô mai trong và ngoài nước (38)
      • 2.4.1. Nghiên cứu trong nước (39)
      • 2.4.2. Nghiên cứu ngoài nước (41)
  • CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (44)
    • 3.1. Khái quát về một số loại máy bơm thông dụng được sử dụng để thiết kế sản phẩm (44)
    • 3.2. Piston khí nén (44)
    • 3.3. Xylanh điện (48)
    • 3.4. Cơ cấu tay quay con trượt (55)
  • CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ (57)
    • 4.1. Giới thiệu về quy trình tạo thạch phô mai (57)
    • 4.2. Sơ đồ khối hoạt động của thiết bị (58)
    • 4.3. Các phương án thiết kế (59)
      • 4.3.1. Phương án cho cơ cấu bơm để đẩy nguyên liệu (59)
      • 4.3.2. Phương án cho cơ cấu cắt (60)
      • 4.3.3. Phương án cho cơ cấu sàn và tẩm bột (61)
      • 4.3.4. Phương án máy hoàn chỉnh (62)
    • 4.4. Nguyên lý hoạt động của máy cắt thạch phô mai (65)
  • CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ (66)
    • 5.1. Yêu cầu tính toán (66)
    • 5.2. Lựa chọn thiết bị (66)
    • 5.3. Tính toán (66)
    • 5.4. Kết luận (68)
    • 5.5. Tính toán cơ cấu tay quay con trượt và công suất động cơ (69)
  • CHƯƠNG 6: CHẾ TẠO, GIA CÔNG VÀ THỰC NGHIỆM (76)
    • 6.1. Các phương pháp gia công (76)
    • 6.2. Thiết kế và lắp cụm ép bằng xylanh (79)
    • 6.3. Thiết kế, lắp cụm đựng nhiên liệu đầu vào (80)
    • 6.4. Thiết kế, lắp cụm chứa, rây thành phẩm (81)
    • 6.5. Thiết kế, lắp phần chân máy (83)
    • 6.6. Phần điều khiển (84)
    • 6.7. Kết quả chế tạo (86)
    • 6.8. Phần thực nghiệm (Ưu tiờn làm hạt ỉ8) (87)
    • 6.9. Độ cao của hạt thành phẩm khi cắt và sàng tẩm bột (92)
    • 6.10. Phần kết quả quỏ trỡnh tạo thạch sau thực nghiệm với kớch thước ỉ8 (95)
    • 6.11. Phần công đoạn tiếp theo của quá trình tạo ra sản phẩm thạch phô mai và các ứng dụng của nó (107)
  • KẾT LUẬN (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (111)

Nội dung

Việc sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và vật liệu chất lượng cao đã giúp tạo ra các thành phần máy cắt thạch phô mai một cách hiệu quả và đáng tin cậy.. Mức độ sử dụng và triển vọng

GIỚI THIỆU

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu về cơ chế, nguyên lý và thiết kế của máy cắt thạch phô mai, một loại máy có khả năng cắt thạch phô mai thành các miếng đều nhau với độ chính xác cao Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp thực phẩm, đặc biệt là ngành sản xuất và chế biến thạch phô mai, một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người yêu thích Máy cắt thạch phô mai giúp tăng

2 năng suất, tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm Đề tài cũng góp phần phát triển ngành công nghệ máy, cải tiến và sáng tạo các loại máy cắt thực phẩm khác.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Tối ưu hóa hiệu suất cắt: Nghiên cứu về cách tối ưu hóa hiệu suất của máy cắt thạch phô mai, bao gồm tốc độ cắt, độ chính xác và khả năng cắt các loại phô mai khác nhau Mục tiêu là cải thiện hiệu suất cắt để tăng năng suất sản xuất

Nâng cao tính an toàn: Điều tra các yếu tố liên quan đến an toàn khi sử dụng máy cắt, bao gồm cách tránh tai nạn và bảo vệ người sử dụng Mục tiêu là đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người xung quanh Đánh giá chất lượng sản phẩm cắt: Nghiên cứu về chất lượng của miếng phô mai sau khi được cắt bằng máy, bao gồm độ mịn, độ đồng đều và hình dáng Mục tiêu là cải thiện chất lượng sản phẩm cắt để đáp ứng yêu cầu của thị trường Tùy vào hình dáng của phô mai và tốc độ ép của máy sẽ cho ra nhiều năng suất khác nhau.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Các hoạt động nghiên cứu, thiết kế và chế tạo trong đồ án này nhắm đến các đối tượng là: thạch phô mai, hiệu suất cắt, độ an toàn và chất lượng sản phẩm cắt

- Sản lượng một lần tạo thạch: 2,5Kg/ mẻ

Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Cơ sở phương pháp luận

Nghiên cứu quy trình công nghệ và hệ thống cắt dựa vào hệ thống ép của xylanh, hệ thống cắt để giải quyết vấn đề

1.5.2 Các phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu và lựa chọn các tài liệu liên quan một cách có hệ thống và kế thừa có chọn lọc Quá trình thu thập thông tin, phân tích, đánh giá dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn sản xuất nhằm mục đích lựa chọn được kết cấu và nguyên tắc hoạt động của thiết bị phù hợp nhất

Thu thập thông tin liên quan từ các nguồn đa dạng như tài liệu nghiên cứu, tạp chí khoa học, báo chí, đài truyền hình và internet Quá trình này bao gồm việc phân tích và đánh giá thông tin dựa trên nền tảng lý thuyết và thực tiễn, từ đó giúp hiểu sâu hơn về bản chất vấn đề đang nghiên cứu.

• Phương pháp tính toán, thiết kế

Việc tính toán thiết kế hệ thống máy cắt thạch phô mai dựa trên lý thuyết tính toán nguyên lý máy, chi tiết máy cơ khí , lý thuyết bền và động lực học… Cơ sở thiết kế máy được xác định dựa trên quá trình thu thập thông tin, xử lý số liệu, phân tích, đánh giá cơ sở lý thuyết và thực tiễn sản xuất nhằm mục đích lựa chọn máy có kết cấu đơn giản, năng suất cao và ứng dụng thực tế vào dây chuyền tự động hóa

• Phương pháp mô hình hóa

Là mục tiêu chính của đề tài, tạo cơ hội để ôn lại kiến thức đã học và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn Việc chế tạo mô hình giúp kiểm nghiệm được lý thuyết và sửa chữa những chỗ sai mà phương pháp lý thuyết không thể thấy được.

Kết cấu của đồ án tốt nghiệp

Đồ án tốt nghiệp bao gồm 6 chương bao gồm:

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Chương 4: Phương hướng và các giải pháp về thiết bị

Chương 5: Tính toán, thiết kế

Chương 6: Chế tạo, gia công và thử nghiệm

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tổng quan về máy cắt thạch phô mai trong công nghiệp thực phẩm

Máy cắt thạch phô mai tự động là một phần quan trọng trong quy trình sản xuất thạch phô mai công nghiệp Thiết bị này đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động thủ công Bằng cách tự động hóa các bước cắt và đóng gói, máy cắt thạch phô mai không chỉ mang lại hiệu suất cao mà còn giảm thiểu lỗi và rủi ro trong sản xuất thực phẩm

Mềm thạch phô mai: Trước khi cắt, thạch phô mai thường được làm mềm bằng cách đặt nó ở nhiệt độ phù hợp để trở nên dễ cắt hơn

Dao cắt: Máy cắt thạch thường đi kèm một bộ dao sắc bén, chẳng hạn như dao lưỡi cưa hoặc dao thẳng, giúp cắt thạch pho mát trở nên dễ dàng và chính xác.

Chế độ cắt cho phép điều chỉnh kích thước sợi phô mai được cắt Thường được thực hiện bằng cách điều chỉnh độ dày lưỡi cắt hoặc thông qua các cài đặt trên máy cắt.

Tốc độ cắt: Máy cắt thường áp dụng một tốc độ cắt nhất định để đảm bảo cắt qua thạch phô mai một cách chính xác và dễ dàng Điều khiển: Máy cắt thường được điều khiển bởi một hệ thống điện, cho phép người sử dụng điều chỉnh các thiết lập và quản lý quá trình cắt

Những nguyên lý này giúp đảm bảo việc cắt thạch phô mai thành sợi một cách nhanh chóng, chính xác và đồng đều

Tự Động Hóa Toàn Bộ Quy Trình: Máy cắt thạch phô mai tự động hoạt động một cách tự động từ việc cung cấp nguyên liệu đến quy trình cắt và đóng gói, giảm thiểu sự can thiệp của con người và tăng tính nhất quán

Chính Xác và Đồng Đều: Thiết bị có khả năng cắt thạch phô mai theo kích thước và hình dạng chuẩn xác, đảm bảo sự đồng đều trong sản phẩm cuối cùng

Tăng Năng Suất và Hiệu Quả: Bằng cách loại bỏ sự phụ thuộc vào lao động thủ công, máy cắt tự động giúp tăng năng suất và giảm thời gian sản xuất, từ đó tối ưu hóa quy trình sản xuất

Tiết Kiệm Chi Phí và Tăng Cạnh Tranh: Máy cắt tự động giảm chi phí lao động và tăng tính cạnh tranh trên thị trường thông qua việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm

2.1.4 Ưu điểm và tiềm năng

Máy cắt thạch phô mai tự động không chỉ giúp tăng cường hiệu suất sản xuất mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

Giảm thiểu lỗi trong quy trình sản xuất

Tiết kiệm thời gian và công sức của nhân viên

Tạo ra sản phẩm cuối cùng đồng đều và chất lượng Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm thạch phô mai trên thị trường

2.1.5 Mức độ sử dụng và triển vọng tương lai

Máy cắt thạch phô mai tự động là một phần không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất thực phẩm công nghiệp hiện đại Với sự gia tăng của nhu cầu tiêu dùng và sự phát triển của công nghệ tự động hóa, việc sử dụng máy cắt thạch phô mai tự động có thể dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai, đặc biệt là trong các nhà máy sản xuất thực phẩm lớn và các đơn vị sản xuất hàng loạt.

Khái niệm về phô mai

- Khái niệm cơ bản về phô mai

Phô mai, hay còn gọi là pho mát, phổ mách, phôma (tiếng Pháp) hoặc cheese/cheeze (tiếng Anh, Mỹ) Đây là dạng thực phẩm được chế biến và nén từ phần rắn được tách ra sau khi kết đông, lên men các sản phẩm sữa có thể là sữa bò, sữa dê, sữa cừu hoặc các động vật có vú Tuỳ vào nguyên liệu, cách chế biến, cách sản xuất mà từng loại phô mai khác nhau sẽ mang trong mình hương vị và màu sắc khác nhau

Trong thực tế, người ta thường kết hợp phô mai với các loại trà sữa như một topping trong thạch rau câu đang là một món ăn trending hiện nay

Hình 2.1: Topping phô mai trong trà sữa

Pho mát là nguồn chất béo, cholesterol và chất béo bão hòa dồi dào, với hàm lượng khác nhau tùy loại Tuy nhóm thực phẩm thịt là nguồn cung cấp chất béo bão hòa và cholesterol lớn nhất trong chế độ ăn của người Mỹ, nhóm sữa, gồm kem và pho mát, lại là lựa chọn không thể thiếu Pho mát chứa lượng lớn canxi, chất béo và protein, cùng các vitamin A, B12, kẽm, phốt pho và riboflavin Pho mát làm từ sữa của động vật ăn cỏ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất, bao gồm axit béo omega-3 và vitamin K2.

- Một số công dụng phổ biến của phô mai

Hình 2.2: Công dụng phô mai con bò cười

Con bò cười là một thương hiệu sản xuất phô mai của hãng Groupe Bel Pháp Sản phẩm này có hơn 100 năm tồn tại và phát triển, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người Có thể thấy, lấy chính nhãn hiệu đã làm nên tuổi thơ của trẻ em Việt Nam, từ các thành phần đã công bố, thành phần dinh dưỡng là một yếu tố luôn được đặt lên hàng đầu của một miếng phô mai ngon cùng với đó là những công dụng vô cùng tốt cho sức khỏe, điển hình như :

Hàm lượng Canxi trong phô mai cao gấp 10 lần thịt, cá và gấp 6 lần sữa chua nên giúp hệ xương chắc khoẻ Ngoài ra phô mai cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và hàm lượng vitamin D giúp cao cải thiện chiều cao rõ rệt

• Chống sâu răng và bảo vệ răng miệng ở trẻ nhỏ

Phô mai có hàm lượng Casine giúp hình thành nên lớp màng mỏng trên bề mặt răng, bảo vệ hệ men răng Ngoài ra, phô mai có thể kích thích tiết nước bọt trong miệng, giúp loại bỏ lượng thức ăn dư thừa còn dính lại trên răng và giảm nguy cơ sâu răng

• Hỗ trợ tăng cân, tăng sức đề kháng

Phô mai con bò cười bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết như đạm, Canxi, chất béo, vitamin, khoáng chất,… Từ đó, góp phần tham gia xây dựng cấu trúc cơ thể, hỗ trợ tăng cân, tăng sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài

• Ngăn chặn quá trình lão hóa

Trong phô mai có chứa lượng protein cao, giúp cơ thể ngăn chặn quá trình lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch Ngoài ra, giúp cải thiện hệ thần kinh tốt và được xem là liều thuốc an thần cực hữu hiệu

Vài nghiên cứu cho thấy, trong phô mai có chứa thành phần CLA – một trong những hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư Do đó, ăn phô mai có tác dụng ngăn ngừa ung thư

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu và quá trình lên men Để làm ra được phô mai thì sữa bò là nguyên liệu chính Một điều đặc biệt là nhà sản xuất có thể thay thế sữa bò bằng sữa cừu hoặc sữa dê Hơn nữa sữa dùng sản xuất phô mai phải được tách béo một phần trước đó Nguyên liệu sữa sẽ được lên men – gọi là quá trình acid hoá Theo đó,đường lactose trong sữa sẽ chuyển hoá thành acid lactic Quá trình acid hóa sẽ giúp biến đổi nguyên liệu sữa ban đầu thành sữa đặc hơn

Hình 2.3: Nguyên liệu làm phô mai

Quá trình biến chất lỏng thành chất đặc được gọi là quá trình đông tụ Sau khi lên men, sữa sẽ có độ rắn nhất định Để làm cho sữa được đặc hơn nữa, rennet là một loại enzim sẽ được thêm vào Enzim này ở dưới dạng chất lỏng hoặc bột nhão để tiếp tục làm sữa đông đặc hơn nữa

Enzim được cho vào sữa thường thuộc nhóm vi khuẩn lactic Việc lên men lactic sẽ làm đông tụ protein trong sữa với nguyên lý là hạ pH xuống mức thấp Với nguyên lý này thì protein sẽ bị biến tính và đông tụ lại, đồng thời tạo ra vị chua cho phô mai

Bước 3: Tạo hình cho khối đông và tách hết phần chất lỏng

Khi sữa đông đặc, nó tạo thành sữa đông và váng sữa Phần sữa đông là phần rắn và váng sữa là phần chất lỏng Váng sữa sẽ được cho vào khuôn và rút hết nước Khi quá trình này hoàn thành chúng ta sẽ thu được phô mai

Hình 2.5: Quá trình tách chất lỏng

Bước 4: Thêm muối vào phô mai

Nhà sản xuất phô mai sẽ thêm muối vào để bảo quản phô mai trong thời gian dài Một lớp màng bảo vệ tự nhiên sẽ xuất hiện trên tảng phô mai Lớp màng này có tác dụng ngăn phô mai bị hỏng trong lúc bảo quản Muối không chỉ tạo vị mà còn bảo quản cho tảng phô mai Khi làm phô mai, nhà sản xuất có thể thêm muối trực tiếp vào sữa đông hoặc chà xát muối lên phô mai Ngoài ra nhà sản xuất cũng có thể tắm phô mai vào trong một thùng nước muối

Hình 2.6: Thêm muối vào phô mai

Hình 2.8: Quá trình tách chất lỏng

Trong giai đoạn tạo hình, phô mai được tạo thành các khối hoặc bánh xe rắn chắc bằng cách cho vào giỏ hoặc khuôn Quá trình này được kết hợp với việc ép phô mai bằng trọng lực hoặc máy móc để loại bỏ hết chất lỏng còn lại, mang lại cho phô mai hình dạng và độ nén đặc trưng.

Ứng dụng

Máy cắt thạch phô mai được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, đặc biệt là trong việc sản xuất thạch phô mai và các sản phẩm liên quan Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của máy cắt thạch phô mai:

Sản xuất thạch phô mai: Máy cắt thạch phô mai được sử dụng chủ yếu để cắt thạch phô mai thành các miếng hoặc sợi có kích thước và hình dạng nhất định Điều này giúp tạo ra các sản phẩm thạch phô mai có hình dạng và kích thước đồng đều

Sản xuất thức ăn đóng hộp Thạch phô mai cắt sẵn từ máy cắt thạch phô mai thường được sử dụng làm thành phần trong các sản phẩm thức ăn đóng hộp như đồ ăn, thức uống tráng miệng

Sản xuất các loại đồ uống và tráng miệng: Thạch phô mai được cắt thành sợi hoặc miếng có thể được sử dụng làm thành phần trong các loại đồ uống như sinh tố, nước ép hoặc các loại tráng miệng như chè

Sản xuất thức ăn tự chọn và phục vụ: Các nhà hàng, quán cafe và cửa hàng thức ăn sử dụng máy cắt thạch phô mai để tạo ra các món ăn và đồ uống có chứa thạch phô mai, phục vụ cho nhu cầu của khách hàng

Trong lĩnh vực sản xuất thủ công và gia đình, máy cắt phô mai có ứng dụng rộng rãi trong việc chế biến phô mai dạng thạch và các sản phẩm phô mai khác phục vụ mục đích cá nhân hoặc kinh doanh nhỏ lẻ.

Tóm lại, máy cắt thạch phô mai là một công cụ quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm, giúp tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời cung cấp sự linh hoạt cho việc sản xuất các sản phẩm thạch phô mai và các loại thực phẩm

Hình 2.15: Ứng dụng phô mai trong sản xuất thức ăn đóng hộp

Hình 2.16: Ứng dụng phô mai trong thức ăn, đồ uống

Hình 2.17: Ứng dụng phô mai trong chế biến các loại gia vị

Tổng quan nghiên cứu máy cắt thạch phô mai trong và ngoài nước

Máy cắt thạch phô mai ra đời vào những năm đầu thế kỉ 20 (cùng với sự ra đời của những thiết bị cắt thực phẩm khác)

Máy cắt thạch phô mai có thể là kết quả của sự hợp tác giữa nhiều kỹ sư, nhà phát minh, và nhà sản xuất trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Quy mô sản xuất của máy cắt thạch phô mai có thể đa dạng từ nhỏ đến lớn, tùy thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường cụ thể Dưới đây là một phân tích về quy mô sản xuất của máy cắt thạch phô mai:

Sản xuất nhỏ và cá nhân: Có các máy cắt thạch phô mai dành cho sử dụng cá nhân hoặc sản xuất nhỏ, thích hợp cho việc sử dụng tại gia đình hoặc trong các cửa hàng nhỏ Những máy này thường có kích thước nhỏ gọn và giá thành phù hợp với nhu cầu sử dụng cá nhân hoặc quy mô nhỏ

Sản xuất thương mại và nhà hàng: Các máy cắt thạch phô mai có thể được thiết kế để phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp thương mại như nhà hàng, quán

21 ăn, quán cà phê, và cửa hàng thực phẩm Những máy này thường có công suất và khả năng hoạt động lớn hơn để đáp ứng nhu cầu phục vụ hàng ngày của khách hàng

Sản xuất công nghiệp: Ngoài ra, có các máy cắt thạch phô mai được thiết kế để sử dụng trong quy mô sản xuất công nghiệp lớn, nơi cần phải xử lý lượng lớn thạch phô mai hàng ngày Những máy này thường có khả năng hoạt động liên tục và tự động để tối ưu hóa hiệu suất và sản xuất hàng loạt

Trong lĩnh vực nghiên cứu máy cắt thạch phô mai ở Việt Nam, có thể có các phát triển và hoạt động nghiên cứu đa dạng, bao gồm:

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ: Các nhà nghiên cứu tại Việt Nam có thể tiến hành nghiên cứu về cải tiến công nghệ cắt thạch phô mai, bao gồm việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại như máy móc tự động, hệ thống điều khiển thông minh, và công nghệ làm mát tiên tiến

Nghiên cứu về vật liệu và dinh dưỡng: Các nghiên cứu có thể tập trung vào phân tích các vật liệu sử dụng trong sản xuất thạch phô mai, đánh giá tác động của chúng đối với chất lượng sản phẩm và tính dinh dưỡng của thực phẩm

Nghiên cứu về phát triển sản phẩm mới: Các nghiên cứu có thể tập trung vào việc phát triển các loại thạch phô mai mới, bao gồm việc nghiên cứu và thiết kế hình dạng, kích thước và thành phần mới để tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và hấp dẫn hơn Đối tượng sử dụng máy cắt thạch phô mai ở Việt Nam có thể bao gồm:

Máy cắt thạch phô mai là công cụ hữu ích trong các doanh nghiệp ẩm thực, bao gồm nhà hàng, quán cà phê, quán trà sữa, quán kem và quán ăn vặt Với thiết bị này, các cơ sở này có thể chuẩn bị và phục vụ thạch phô mai nhanh chóng và dễ dàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Các cửa hàng bán lẻ thực phẩm: Các cửa hàng thực phẩm, siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng chuyên về các sản phẩm ẩm thực có thể sử dụng máy cắt để cắt và bán thạch phô mai cho khách hàng

Nhà sản xuất thạch và phô mai: Các nhà sản xuất thạch và phô mai có thể sử dụng máy cắt để tạo ra các sản phẩm thạch phô mai với độ chính xác và đồng đều

Cá nhân có thể sử dụng máy cắt thạch phô mai tại nhà để dễ dàng chế biến các món ăn gia đình hấp dẫn hoặc chuẩn bị thạch phô mai trang trí cho bữa tiệc hay sự kiện.

Dưới đây là một số thiết bị máy làm thạch phô mai đã được ra đời trong những năm gần đây từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước lẫn ngoài nước đã có mặt tại thị trường:

Hình 2.18: Máy cắt lát phô mai quay cầm tay

Prodyne Thick Beechwood Cheese Slicer"

Vật liệu chế tạo: Lưỡi cắt được làm từ thép không gỉ, trong khi phần cầm tay được làm từ gỗ Beechwood chất lượng cao

Kích thước lát cắt: Có thể điều chỉnh được từ mỏng đến dày tùy thuộc vào cách bạn điều chỉnh góc cắt

Cơ chế cắt: Sử dụng lưỡi dao để cắt phô mai

Kích thước và trọng lượng: Kích thước khoảng 9 x 6 x 1 inches và trọng lượng khoảng 1 pound, tùy thuộc vào thiết kế cụ thể của sản phẩm

Khả năng điều chỉnh: Có thể điều chỉnh độ dày của lát phô mai thông qua việc điều chỉnh góc cắt

An toàn và vệ sinh dễ dàng: Có thể có các tính năng an toàn như khóa an toàn để giữ máy ổn định khi không sử dụng, và lưỡi cắt có thể tháo rời để dễ dàng vệ sinh

Hình 2.19: Máy cắt thạch phô mai từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước

Nguồn điện: Thích hợp với điện áp và tần số nguồn điện phổ biến tại Việt Nam, thường là 220V/50Hz

Vật liệu chế tạo: Thép không gỉ hoặc hợp kim chất lượng cao cho lưỡi cắt, vật liệu nhựa ABS hoặc kim loại cho phần thân máy

Kích thước lát cắt: Có thể điều chỉnh được độ dày của lát phô mai, thông thường từ mỏng đến dày

Cơ chế cắt: Có thể sử dụng lưỡi cắt quay hoặc hệ thống bào tự động

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái quát về một số loại máy bơm thông dụng được sử dụng để thiết kế sản phẩm

Trong quá trình chế tạo “Máy tạo thạch phô mai”, máy bơm là một thiết bị không thể thiếu trong quá trình vận hành máy Máy bơm là một loại máy thủy lực, nhận năng lượng từ bên ngoài cơ năng, điện năng, thủy năng,…) và truyền năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ vậy đưa chất lỏng lên một độ cao nhất định hoặc dịch chuyển chất lỏng theo hệ thống đường ống Dưới đây là một số loại máy bơm sẽ được áp dụng trong quá trình chế tạo sản phẩm:

Piston khí nén

Hình 3.1: Piston khí nén a) Định nghĩa

Pít-tông khí nén là bộ phận bên trong xi lanh khí nén, đóng vai trò quan trọng trong động cơ Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng khí nén, với nguồn năng lượng tích tụ bên trong Khi vận hành, năng lượng này truyền động lực cho không khí, tạo ra luồng khí nén như nguồn động lực Bằng cách này, pít-tông khí nén tạo ra lực tác động lên các bộ phận khác, cho phép máy móc hoạt động hiệu quả.

27 nhất định đẩy piston di chuyển, dưới một áp suất định mức, lượng khí nén được cấp vào xylanh khí nén sẽ làm nở không khí một cách từ từ theo hướng mình mong muốn b) Cấu tạo

Hình 3.2: Cấu tạo của piston

Piston thường có dạng hình trụ rỗng và được chia làm 3 phần: đỉnh, đầu và thân [10]

- Phần đỉnh Đỉnh piston thường có 3 dạng: Đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm, còn tùy vào thiết bị đang sử dụng

Phần đỉnh bằng: Sử dụng nhiều đối với động cơ xăng vì được lắp đặt kết nằm ở buồng máy Đỉnh lồi: Ưu điểm của loại này là độ bền cao, đỉnh mỏng, nhẹ và diện tích chịu nhiệt lớn

Phần đỉnh lõm: Dùng nhiều trên động cơ xăng, động cơ diesel và có diện tích chịu nhiệt cao hơn đỉnh bằng

28 Đầu piston có các rãnh được thiết kế để lắp các xéc măng có nhiệm vụ ngăn và thoát dầu bôi trơn, với mục đích là tạo độ kín giữa piston và thành xylanh

Piston giới hạn từ phía dưới đỉnh đến rãnh xéc măng, phần đầu được nằm trên bệ chốt của piston Đầu piston thực hiện nhiệm vụ làm kín buồng cháy và tản nhiệt cho piston để đảm bảo thiết bị vận hành ổn định

Thân piston được thiết kế với mục đích dẫn hướng cho piston chuyển động trong xylanh, từ đó liên kết với thanh truyền để thực hiện quá trình truyền lực làm quay trục khuỷu a Nguyên lý hoạt động

Hình 3.3: Nguyên lý hoạt động của piston Để piston được nén ở nhiệt độ và một mức áp suất nhất định, piston vận hành một cách tự động thông qua cấp khí nén Nhờ sự chênh lệch giữa áp suất ở môi trường bên ngoài với mức áp suất trong piston tác dụng cấp khí cho piston [11]

Nguồn khí nén là năng lượng giúp cho piston hoạt động Piston có thể đi hết hành trình đòi hỏi lượng khí trong piston phải được thải ra ngoài Khi trong piston có một loại van điện từ khí nén làm cho không khí bị giãn nở ra và năng lượng khí nén được chuyển đổi thành động năng

Khi không khí đi vào piston, sức nén được tạo ra Quá trình này chuyển đổi năng lượng thành công, cung cấp động lực cho hoạt động của piston.

29 cho các thiết bị hoạt động Đồng thời chiếm trọn không gian bên trong piston làm cho piston di chuyển

Do đó, tùy thuộc vào khả năng vận hành của thiết bị mà piston hoạt động theo nhiều phương pháp để điều chỉnh các điểm dừng trung gian Đồng thời kiểm soát lượng mở rộng hoặc rút lại của cần piston b Phân loại

Hiện nay, các hãng sản xuất cho ra đời rất nhiều loại piston máy nén khí với mẫu mã, kích thước và chức năng khác nhau cho từng mục đích sử dụng khác nhau.Trong đó, có hai loại được sử dụng phổ biến nhất:

Piston hoạt động đơn Đối với loại xylanh khí nén tác động đơn được sử dụng để di chuyển không khí theo một hướng nhất định Thông thường không khí được đưa ra ngoài cùng một lò xo để piston có thể trở về vị trí ban đầu Để điều chỉnh dòng khí nén cho piston đơn thì người dùng sẽ có một lực đẩy của lò xo hay từ lực bên ngoài tác động trên piston có 1 lỗ thoát khí nén và một nguồn cấp khí nén Loại piston này thường sử dụng van điện từ khí nén 3/2 để vận hành

Hình 3.4: Piston hoạt động đơn

Piston khí nén hoạt động 2 chiều

Loại piston hoạt động kép có 2 lỗ dùng để cung cấp nguồn khí nén để để sinh ra lực đẩy piston từ 2 phía Để di chuyển piston đẩy ra và rút lại thì nhà sản xuất sẽ sử dụng lực không khí chế tạo loại piston này

Loại van điện từ chia khí 4/2, 5/2, 5/3 hoặc thiết bị có 1 hoặc 2 đầu cuộn coil thường sẽ được sử dụng cho loại piston 2 chiều

Trên thị trường hiện nay thường có 2 loại piston dạng kép như: piston không có đệm giảm chấn và thiết bị piston đồng bộ, cùng với một số loại piston khác gồm piston trượt và piston xoay.

Xylanh điện

Như đã biết,xylanh khí nén hay còn gọi là ben khí nén, xylanh khí là một thiết bị cơ học, sử dụng sức mạnh của khí nén để tạo ra lực cung cấp cho chuyển động Xylanh khí nén giúp chuyển hóa năng lượng của khí nén thành động năng, tác dụng làm piston của xylanh chuyển động, thông qua đó truyền động đến thiết bị hoạt động Bởi vì khí nén có khả năng nở rộng, không có sự xuất hiện của năng lượng đầu vào từ bên ngoài Để thực hiện chức năng của mình, khí nén giãn nở ở áp suất lớn hơn áp suất khí quyển, áp lực được tạo ra đẩy piston chuyển động theo hướng mong muốn Hiện nay, xylanh được sản xuất với nhiều mẫu mã cũng như hoạt động được cả bằng

31 cơ và bằng điện Trong đó, xylanh điện đang rất phổ biến do sự tiện lợi, sự tự động hiệu suất cao mà nó mang lại trong quá trình chế tạo và vận hành Dưới đây sẽ là một số cơ sở lý thuyết về xylanh điện: a) Định nghĩa

Xylanh điện là thiết bị có chuyển động kiểu tuyến tính, chỉ cần cấp điện áp phù hợp vào xylanh để nó hoạt động Chức năng của bộ điều khiển xylanh điện là chuyển đổi năng lượng điện năng thành năng lượng cơ (lực momen xoắn), được sử dụng nhiều trong hệ thống sản xuất, hoặc các thiết bị máy móc [12]

Sự xuất hiện của xylanh điện tạo ra độ cạnh tranh mạnh mẽ với thiết bị xylanh khí và xylanh dầu Khoa học công nghệ hiện đại ngày càng phát triển thì xylanh điện sẽ càng được ứng dụng nhiều hơn.Một số thông số cần lưu ý khi lựa chọn xylanh điện như : điện áp vận hành, hành trình hoạt động, tốc độ b) Cấu tạo

Gồm 5 bộ phận chính, kết hợp với nhau tạo thành một bộ điều khiển hoàn chỉnh:

Trục vít và đai ốc: thực hiện quy đổi chuyển động tròn xoay sang chuyển động tịnh tiến, tạo cho xylanh chức năng hoạt động hiệu quả hơn Động cơ điện: kích hoạt khả năng làm việc của xylanh Tùy vào ứng dụng đối với mỗi hệ thống mà người dùng có thể lựa chọn kết nối điện áp xoay chiều 220VAC hoặc điện áp 1 chiều 24VDC Chi tiết giá trị cụ để có đầy đủ trong thông số kỹ thuật

Vòng đệm: có khả năng chống bụi, chống va đập, thực hiện đỡ cần khi xylanh điện chuyển động tịnh tiến

Dẫn hướng: thông thường để dẫn hướng thì cơ cấu được tạo ngoài vỏ xylanh Ngăn chặn đai ốc bị xoay trong khi trục vít xoay Ổ bi chịu lực: hỗ trợ hoạt động quay êm ái, không gây ra tiếng ồn Chịu được lựa của trục vít trong suốt thời gian làm việc

Hình 3.7: Cấu tạo xylanh điện

Hình 3.8: Bộ truyền động cơ điện có điều khiển

Xylanh điện truyền động hoặc di chuyển trên một đường thẳng tuyến tính Chức năng cơ bản của bộ truyền động là giống nhau Nhưng có những cách khác nhau để đạt được chuyển động Hoạt động của một bộ truyền động xylanh điện khá đơn giản Vít me, được gọi là vít dẫn, tạo ra chuyển động bằng cách quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ Điều này làm cho một đai ốc trên trục vít chuyển động tạo ra chuyển động thẳng Động cơ, gắn trên bộ truyền động, cung cấp năng lượng để quay trục vít

Nguồn cung cấp là từ động cơ DC hoặc AC Động cơ điển hình là 12 VDC và

24 VDC, nhưng cũng có sẵn các điện áp khác

Tốc độ và lực của bộ truyền động trên xylanh điện phụ thuộc vào hộp số của nó Lực phụ thuộc vào tốc độ của cơ cấu truyền động Tốc độ thấp hơn cung cấp lực lớn hơn khi tốc độ và lực của động cơ không đổi Tốc độ phụ thuộc vào bánh răng kết nối động cơ với trục vít

Một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa các xylanh điện là hành trình Chúng được xác định bằng chiều dài của trục vít và trục

Xylanh điện có thể có một hoặc nhiều công tắc hành trình (limit switch) Chúng thường được gắn ở vị trí đầu và cuối của hành trình Giúp xylanh dừng chuyển động khi hành trình chạm đến vị trí của công tắc c) Ứng dụng thực tế

Trong các loại xylanh, Xylanh điện là loại được sử dụng rộng rãi nhất trong các cơ cấu ứng dụng do xylanh điện có ưu điểm về sử dụng và điều khiển dễ dàng, không cần các máy móc bổ trợ như bơm áp lực thủy lực, bơm khí nén.So với xylanh khí nén hay thủy lực, xylanh điện hoạt động đơn giản hơn, hiệu quả hơn, sạch sẽ hơn và êm ái hơn Với ít thành phần hơn để tạo chuyển động, xylanh điện đặc biệt rất bền Mặc dù được hiểu là đắt hơn xylanh thường, nhưng thật ra đầu tư xylanh điện lại ít tốn kém hơn vì tiết kiệm được các bộ phận phụ trợ

Máy nâng hạ người khuyết tật

Hình 3.10: Ứng dụng của xylanh trong thực tế Ứng dụng trong các máy móc công nghiệp

Hình 3.11: Ứng dụng của xylanh trong công nghiệp

Hỗ trợ chuyển động cho một số thiết bị trong lĩnh vực y tế

Hình 3.12: Ứng dụng của xylanh trong y tế

Nâng hạ giàn pin mặt trời

Hình 3.13: Nâng hạ giàn pin mặt trời

Cơ cấu tay quay con trượt

Hình 3.15: Cơ cấu culit a) Định nghĩa

Hình 3.16: Cấu tạo cơ cấu tay quay con trượt

Cơ cấu culit là cơ cấu phẳngbiến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến đi về hai chiều với tốc độ khác nhau b) Nguyên lý hoạt động

Bánh 1 quay quanh trục tại tâm của nó, truyền moment cho cần lắc 2, truyền chuyển động này cho thanh 3 chuyển động song phẳng khiến tấm 4 chuyển động tịnh tiến đi và về trong rãnh của khung

Hình 3.17: Cơ cấu tay quay con trượt trong máy bào ngang

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

Giới thiệu về quy trình tạo thạch phô mai

Với thạch phô mai, mục tiêu đề tài đưa ra là tạo được thạch có dạng hình trụ, bề mặt ngoài của thạch được tẩm bột năng để chống dính trong quá trình luộc để tạo thạch Nhóm đưa ra quy trình tạo gồm hai phần: phần đùn tạo hình, phần cắt tạo hạt và phần tẩm bột

Sơ đồ 4.1: Quy trình tạo thạch phô mai dạng trân châu

- Chuẩn bị nguyên liệu: Sử dụng nguyên liệu phô mai có sẵn, đảm bảo chất lượng và hạn sử dụng Trộn đều vào thành một thố

PHÔ MAI ĐƯỢC ĐƯA VÀO BUỒNG ÉP ĐỂ ĐÙN TẠO HÌNH

DÙNG DAO CẮT DẠNG CƯỚC ĐỂ CẮT SỢI PHÔ MAI

LĂN VÀ TẨM BỘT ĐỀU PHÔ MAI TRONG BỘT

- Phần đùn ép tạo hình: Phô mai được đưa vào buồng ép dạng piston để ép xuống, đùn thành sợi

- Phần cắt tạo hạt: Sợi phô mai được đùn ra thành sợi, sau đó sẽ được cắt ra ngay trên miệng khuôn ép để thành hạt

- Phần tẩm bột: Tẩm bột bằng phương pháp sàng đều, thạch phô mai sẽ được lăn trong bột, giúp cho hạt không dính vào nhau, và được tẩm đều bột

Với mục tiêu của nhóm, nhóm đã đảm nhận khâu ép, cắt và tẩm bột Cũng là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất thạch phô mai

Yêu cầu của đề tài:

- Phạm vi: 2,5 kg/ mẻ(10 hộp phô mai)

Sơ đồ khối hoạt động của thiết bị

Sơ đồ 4.2: Sơ đồ khối hoạt động của thiết bị

PHÔ MAI ĐẦU VÀO BUỒNG ÉP ĐÙN PHÔ

DAO GẠT TẠO HẠT THẠCH PHÔ MAI

Các phương án thiết kế

4.3.1 Phương án cho cơ cấu bơm để đẩy nguyên liệu

- Phương án 01: Sử dụng vít tải cho cơ cấu đẩy phô mai

Hình 4.1: Vít tải cho cơ cấu đẩy Ưu điểm: Gọn, lực đẩy được tập trung, có thể đùn nguyên liệu từ dạng sệt đến rắn

Nhược điểm: Chi phí chế tạo cao, khâu lắp ráp phải căn chỉnh tương đối nhiều,

- Phương án 02: Sử dụng cơ cấu đùn ép bằng xylanh tạo áp lực

Hình 4.2: Xylanh tạo áp lực cho ép đùn Ưu điểm: Dễ dàng vệ sinh, tháo lắp Thay đổi được đường kính buồng ép

Nhược điểm: Dễ bị hiện tượng chèn không khí,nhiên liệu ép ra khó để đều liên tục

- Phương án 03: Sử dụng bơm bánh răng, bơm chất sệt liên tục

Hình 4.3: Bơm bánh răng Ưu điểm: Tốc độ đùn liệu nhanh, ra liệu liên tục

Nhược điểm: Khó vệ sinh và bảo dưỡng

Sau khi xem xét kỹ lưỡng ưu nhược điểm của ba phương án đã đề xuất, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn phương án 2 sử dụng cơ cấu đùn ép bằng xylanh tạo áp lực cho cơ cấu bơm để đẩy nguyên liệu Phương án này đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất bơm cao, giảm thiểu rủi ro hư hỏng thiết bị, và tối ưu hóa năng lượng tiêu thụ.

4.3.2 Phương án cho cơ cấu cắt

- Phương án 01: Sử dụng dao cắt xoay

43 Ưu điểm: Thay đổi linh hoạt được đường kính, cắt nhanh

Nhược điểm: Đối với phô mai, khi cắt có thể bị nát

- Phương án 02: Sử dụng dao cắt bằng sợi cước Ưu điểm: Bám sát theo quy trình thủ công, dễ thay thế và vệ sinh

Nhược điểm: Khó ổn định và cần thay thế liên tục

Dựa trên 2 phương án đã đề ra cho cơ cấu cắt, nhóm chúng em quyết định sử dụng dao cắt bằng sợi cước để đảm bảo hình dáng của phô mai

4.3.3 Phương án cho cơ cấu sàn và tẩm bột

- Phương án 01: Sử dụng cơ cấu tay quay con trượt

44 Ưu điểm: Có thể linh hoạt thay đổi tốc độ cắt

Nhược điểm: Độ ồn cao, khi tiến hành lắp đặt phải lưu ý bôi trơn, dẫn động

- Phương án 02: Sử dụng rung có dẫn động tịnh tiến Ưu điểm: Thời gian bảo dưỡng ít, công đoạn bảo dưỡng đơn giản

Nhược điểm: Độ ồn cao, khi lựa chọn phải thiết kế tính toán thông số kĩ lưỡng

Dựa trên 2 phương án đề ra, chúng em quyết định chọn phương án 1 Cơ cấu tay quay con trượt cho cơ cấu sàng tẩm bột vì tính linh hoạt thay đổi thông số cắt, lựa chọn thông số cắt cho phù hợp

4.3.4 Phương án máy hoàn chỉnh

Dựa trên các phương án cho từng cụm của máy thì nhóm chúng em đã đưa ra được 2 phương án cho máy cắt thạch phô mai:

Phương án 1: Piston đẩy liệu phương ngang, cơ cấu cắt ngay miệng khuôn ép, sàng rây sử dụng motor rung

Hình 4.4: Phương án 1 Xilanh đẩy ngang

Với phương án này, phô mai được đưa vào buồng ép theo phương ngang Xylanh đùn ép phô mai, sau đó được cơ cấu cắt sử dụng bánh cam – culit cắt trực tiếp Thạch phô mai sẽ được rớt xuống sàn rây và tẩm bột, sàn rây được sử dụng cơ cấu motor rung và lò xo lá Ưu điểm: Cơ cấu liên kết trực tiếp, cắt tạo hạt nhanh

Điểm yếu: Phô mai dẻo mềm dễ bị dính khi đùn theo chiều ngang, kéo dài ra khỏi đầu đùn, không thể định hình chuẩn để cắt Sàng lọc tập trung, làm phô mai dễ bị dính thành từng cụm.

Phương án 2: Piston thẳng đứng, sử dụng hai buồng ép tăng năng suất Cơ cấu cắt và cơ cấu sàn kết hợp

Phương án 2 xylanh thẳng đứng cho phép cấp phô mai vào buồng nén thẳng đứng, đẩy phô mai xuống để tạo sợi Hệ thống tay quay và thanh truyền kết hợp với cụm cắt và sàng giúp tạo hạt liên tục và tẩm bột đều cho thành phẩm phô mai Điểm mạnh của phương án này là tốc độ cao, thao tác dễ dàng và thiết kế gọn nhẹ.

Nhược điểm: Khi cấp liệu cho máy phải đảm bảo liệu được điền đầy, để quá trình ép không bị gián đoạn

Sau quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và cân nhắc các phương án thiết kế, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn phương án 02 làm phương án thiết kế cuối cùng Yếu tố quyết định là tính chất mềm dẻo của phô mai, giúp hạn chế tối đa tình trạng dính phô mai trong quá trình cắt, đảm bảo tạo được những lát cắt chuẩn xác và đồng đều.

Bảng 4.1: THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY TẠO THẠCH PHÔ MAI

THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY TẠO THẠCH PHÔ MAI

Thể tích 2.5 Kg/ mẻ Điện áp 220V – 50Hz

Nguyên lý hoạt động của máy cắt thạch phô mai

Hình 4.6: Sơ đồ nguyên lý cho phương án 2

Nguyên liệu chính lấy từ phô mai tươi đóng hộp, trút hỗn hợp phô mai vào trong buồng ép để chuẩn bị tạo sợi

Cụm đùn ép sử dụng cơ cấu ép piston, đùn phô mai sợi qua khuôn, phô mai sợi lúc này được quyết định đường kính bởi khuôn ép

Cơ cấu cắt và sàng hoạt động liên tục, đưa dao cước cắt thạch phô mai ngay trên miệng khuôn ép, giúp cho phô mai không dính vào nhau và được tẩm đều bột

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ

Yêu cầu tính toán

Lựa chọn xylanh khí nén bằng điện phù hợp được bố trí chuyển động dọc xuống để ép phô mai thành sợi với khối lượng phô mai ban đầu là 2,5 kg

Phương án tính toán: Để lựa chọn xylanh khí nén một cách chính xác, cần tính toán lực đẩy xylanh để từ đó so sánh với tải trọng ban đầu của phô mai để xét tính khả thi với dữ liệu ban đầu:

Lực đẩy tối thiểu để đẩy 2,5kg phô mai là 𝐹 𝑚𝑖𝑛 = 25 (𝑁)

Lựa chọn thiết bị

Với yêu cầu đưa ra, sau khi phân tích, chọn xylanh điện Model YNT-01 với các thông số kỹ thuật ban đầu:

Thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị

Hành trình s 300 mm Đường kính cần

(ty) d 25 mm Đường kính xylanh D 36 mm

Tính toán

a Cơ sở tính toán Điều kiện bố trí xylanh được đưa ra là nằm theo chiều chuyển động dọc như hình vẽ :

Hình 5.1: Sơ đồ chuyển động của xylanh [13]

Bởi vì Xylanh được bố trí để ép từ trên xuống, Ta có công thức tính lực ép như sau [1]:

Hai dạng chuyển động phổ biến liên quan đến vận tốc với thời gian là dạng chuyển động hình thang và hình tam giác [8]

Hình 5.2: Hai dạng chuyển động phổ biến liên quan đến vận tốc và thời gian b Tính toán

Với điều kiện bố trí xylanh như trên, các thành phần lực đẩy lúc này sẽ bao gồm 3 thành phần lực chính [2]:

• Lực đẩy do trọng lực

• Lực đẩy do ma sát

𝐹 = (2,5 + 1,5).10 = 40 (𝑁): Tải trọng thực tế ( Bao gồm cả

𝑔 ≈ 9.8 (𝑚/𝑠 2 ): Gia tốc do trọng lực

𝛼 = 90°: Góc nghiêng so với mặt phẳng ngang

𝜇 = 1: Hệ số ma sát trượt của cao su

Với điều kiện bố trí xylanh hướng xuống dưới, tuân theo định luật III Newton, từ (1), (2), (3) ta có :

Kết luận

Lực đẩy của xylanh đạt 39,99N lớn hơn lực ép tối thiểu (Fmin) cần thiết để ép 2,5kg phô mai Ngoài ra, lực đẩy này cũng nhỏ hơn lực đẩy tối đa của máy (Fmax = 6000N) Do đó, máy ép phô mai Model YNT-01 đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Tính toán cơ cấu tay quay con trượt và công suất động cơ

Hình 5.3: Cơ cấu tay quay con trượt

Trong cơ cấu tay quay con trượt phẳng, mọi điểm trong khâu động di chuyển trong các mặt phẳng song song với nhau, con trượt chạy theo phương vuông góc với đường tâm ổ quay của tay quay

Trong cơ cấu tay quay con trượt, không gian không chịu tác động ràng buộc nên rất đa dạng

Xác định bậc tự do của cơ cấu trong không gian:

Trong đó: n: là số khâu động trong cơ cấu cần xét

Nếu xét cơ cấu có 1 bậc tự do và khâu nối giá là khớp loại 5

Số ràng buộc còn lại Rc của 2 khớp của thanh truyền không được quá 7 vì trong một số trường hợp cơ cấu có thể hoạt động được với bậc tự do thừa

Cơ cấu trong trường hợp máy được sử dụng là cơ cấu con trượt chính tâm (với e=0)

Hình 5.4: Cơ cấu con trượt chính tâm

Số vòng quay tại A theo thực tế: 𝑛 𝐴 = 60 (vòng/phút) = 1 vòng/s

- r: bánh kính quay của vật

- a: là gia tốc góc của vật

Công suất của động cơ [2]:

Hình 5.5: Họa đồ gia tốc tại bất kì vị trí

Xét vị trí M bất kì tại cơ cấu tay quay:

Xác định gia tốc điểm B [2]:

Bởi vì khâu 1 quay đều nên gia tốc góc bằng 0, do đó: 𝑎 ⃗⃗⃗⃗ 𝐵 𝑡 = 0, 𝑎 ⃗⃗⃗⃗ 𝐵 𝑛 hướng từ

50 = 131 (N) Công suất động cơ cần thiết: P0 = v.Fn = 131 0,11.𝜋 = 45 (W)

Vậy ta cần chọn động cơ có công suất lớn hơn 45W là phù hợp

• Xác định phương trình quỹ đạo và phương trình chuyển động

Hình 5.6: Quỹ đạo chuyển động của điểm M

Ta có 3 khâu OB, BC, OC Với các kích thước sau:

BC =0,2 m Vậy trung điểm M có vị trí như sau:

Ta có đoạn BH có kích thước

BH = Rsin 𝜑 = BC sin 𝛿 sin 𝜑 = 4sin 𝛿 (2)

Trong đó (1) là phương trình chuyển động của M

(*) là phương trình quỹ đạo của M tại vị trí khảo sát góc 𝜑 hoàn toàn xác định nên điểm M xác định

Hình 5.7: Quỹ đạo điểm M của cơ cấu vẽ bằng MatLab

Hình 5.8: Biểu đồ chuyển động theo thời gian

• Xác định vận tốc điểm C (Tốc độ cơ cấu trượt- Tốc độ sàn lắc)

Hình 5.9: Điểm M tại 1 vị trí bất kì

Xét 1 vị trí bất kì của cơ cấu:

Trị số vận tốc góc của 1 khâu 1 xác định theo công thức:

-Xác định vận tốc điểm B [2]:

-Xác định vận tốc điểm C [2]:

Phương trình trên có 2 ẩn là trị số của 2 vectơ đã biết phương, có thể giải bằng họa đồ vectơ

- Tỉ lệ xích họa đồ vận tốc điểm C được chọn như sau:

Với pd độ dài đoạn thẳng biểu diễn vector vận tốc 𝑉⃗⃗⃗⃗ 𝐵 trên họa đồ vận tốc (pd=4)

• Lực căng dây cước để cắt phô mai:

Hình 5.10: Lực căng dây cước

Hai điểm A, B được cố định Lực T là lực căng của dây cước để cắt đứt phô mai

Ta có công thức tính lực căng dây theo định luật II NewTon [2]:

Trong đó: g: là gia tốc trọng trường của vật trong hệ (m/s 2 ) m: là khối lượng của vật (kg) a: là gia tốc riêng của vật (m/s 2 )

Bởi vì vận tốc con trượt ở điểm C không đổi nên gia tốc ở điểm C: 𝑎⃗⃗⃗⃗ = 0 𝐶

Vậy lực căng dây ở 2 điểm A,B là 24,5 N

CHẾ TẠO, GIA CÔNG VÀ THỰC NGHIỆM

Các phương pháp gia công

Dựa trên bản vẽ thiết kế 2D, 3D tạo trên Inventor, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp gia công phù hợp Sau khi cân nhắc các kiến thức đã học và được hướng dẫn bởi giáo viên, nhóm đã quyết định áp dụng các phương pháp sau: cắt laser, chấn tôn, hàn TIG và tiện.

Hình 6.1: Phương pháp gia công cắt laser

Hình 6.2: Phương pháp gia công chấn

Hình 6.3: Phương pháp gia công hàn TIG

Hình 6.4: Phương pháp gia công tiện

Thiết kế và lắp cụm ép bằng xylanh

Hình 6.5: Thiết kế cụm ép bằng xylanh

Hình 6 6 a, b: Lắp cụm ép bằng xylanh

Thiết kế, lắp cụm đựng nhiên liệu đầu vào

Hình 6.7: Thiết kế cụm chứa nhiên liệu đầu vào

Hình 6.8: Lắp cụm chứa nhiên liệu

Hình 6.9: Lắp ống chứa nhiên liệu

Thiết kế, lắp cụm chứa, rây thành phẩm

Hình 6.10: Thiết kế cụm chứa, rây sản phẩm

Hình 6 11 a,b: Lắp cụm chứa, rây sản phẩm

Thiết kế, lắp phần chân máy

Hình 6.12: Hình ảnh thiết kế phần chân máy

Hình 6.13: Hình ảnh lắp phần chân máy

Phần điều khiển

Bảng 6 1:THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG TỦ ĐIỆN MÁY TẠO THẠCH PHÔ

STT TÊN VÀ HÌNH ẢNH THIẾT BỊ CÔNG DỤNG

Tạo lực ép đùn phô mai thông qua cơ cấu piston

2 Motor điện Biến chuyển động quay thành tịnh tiến trong cơ cấu culit

3 Nguồn tổ ong 24V-5A Nguồn điện cho toàn bộ mạch điều khiển

Sơ đồ 6.1: Sơ đồ đấu nối mạch điện

Hình 6.14: Sơ đồ đấu nối mạch điện

Nguyên lý hoạt động của mạch điện:

Khi cấp nguồn 220V cho mạch điện thì đèn báo sáng nguồn tổ ong và hộp số động cơ có điện Điều khiển tốc độ động bằng cách vặn núm tròn trên bộ hộp số

Cấp điện 12V từ nguồn tổ ong cho xylanh điện và điều khiển chiều xylanh qua công tắc đảo chiều.

Kết quả chế tạo

Hình 6.15: Hình ảnh máy hoàn thiện

Phần thực nghiệm (Ưu tiờn làm hạt ỉ8)

Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào

2 kg phô mai, bột năng

Thực hiện theo với các thông số

Tốc độ sàn kết hợp với cắt : 80 vòng/phút

Tiến hành thực nghiệm cho phần ép sợi

Bỏ vào 2 hộp phô mai ( khoảng 500g ) vào buồng ép, nhấn nút cho xylanh chạy ( với tốc độ ép 5mm/s ), sau 1-3p sẽ cho ra được phô mai sợi như hình dưới

Hình 6.16: Hình ảnh ép phô mai thành sợi

Với các thông số như đã nêu trên ta tiến hành đổ bột năng ( khoảng 600g ), và nhấn nút và thu được thành phẩm bên dưới

Hình 6.17: Đổ bột vào khay chuẩn bị cho quá trình sàng tẩm bột thạch

Hình 6 18: Thạch sau khi được cắt và tẩm bột

6.9.3 Phần kết quả thực nghiệm

Bảng 6.2: THỐNG KÊ SỐ LIỆU THU THẬP ĐƯỢC SAU THỰC NGHIỆM ẫP VÀ CẮT HẠT ỉ8

• Lần thực nghiệm thứ 01 : Đầu vào : 2 hộp Phô mai (Gần 500g )

- Xác định tốc độ sàn và cắt và tốc độ ép của xylanh

Sau khi thực nghiệm, kết quả mà nhóm đã đạt được :

Tốc độ sàn và cắt

• Lần thực nghiệm thứ 02 : Đầu vào : 2 hộp Phô mai (Gần 500g )

- Xác định tốc độ sàn và cắt và tốc độ ép của xylanh

Sau khi thực nghiệm, kết quả mà nhóm đã đạt được :

Tốc độ sàn và cắt

50 vòng/phút 60N Ép nhanh, cắt chậm nên ra dạng sợi

• Lần thực nghiệm thứ 03 : Đầu vào : 2 hộp Phô mai (Gần 500g )

- Xác định tốc độ sàn và cắt và tốc độ ép của xylanh

Sau khi thực nghiệm, kết quả mà nhóm đã đạt được :

Tốc độ sàn và cắt

80 vòng/phút 50N Hạt ra đều, cắt đều và ổn định

• Lần thực nghiệm thứ 04 : Đầu vào : 2 hộp Phô mai (Gần 500g )

- Xác định tốc độ sàn, cắt và tốc độ ép của xylanh

Sau khi thực nghiệm, kết quả mà nhóm đã đạt được :

Tốc độ sàn và cắt

80 vòng/phút 70N Tốc độ ép nhanh cắt chậm hạt bị uốn cong

KẾT LUẬN: Sau quá trình thực nghiệm cắt, ta nhận thấy, ở tốc độ 80 vòng/phút và Lực ép 3000N là thông số hợp lý.

Độ cao của hạt thành phẩm khi cắt và sàng tẩm bột

Để đánh giá độ ổn định của hạt cắt, ta đã tiến hành thử nghiệm cắt 5 lần với cùng điều kiện tốc độ cắt 80 vòng/phút và lực ép 3000N Kết quả thu được như sau:

Bảng 6.3: CHIỀU DÀI HẠT SAU KHI CẮT

Từ H1 đến H10, ta thấy dung sai độ cao hạt nằm trong khoảng ±1mm

Chiều dài trung bình 15 - 15,5mm, ta thấy hạt được cắt ra đảm bảo được độ dài đặt ra khi chỉnh thông số lực ép và tốc độ quay motor sàng lắc phù hợp

Phần kết quả quỏ trỡnh tạo thạch sau thực nghiệm với kớch thước ỉ8

Bảng 6.4: THỐNG KÊ SỐ LIỆU THU THẬP ĐƯỢC SAU THỰC NGHIỆM

KẾT LUẬN: Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm tạo hạt Dựa theo điều kiện hạt đã tẩm bột Ở size hạt phi 8mm, trung bình hạt nở thêm dao động từ 8-8,5mm, thỏa yêu cầu Năng suất tạo ra đều (không tính thời gian dừng máy để điều chỉnh) đạt 2-3 hạt/ giây, thỏa yêu cầu

Sản phẩm máy tạo ra:

Hình 6.19: Sản phẩm sau khi cắt

Ngày đăng: 26/09/2024, 12:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]: Trịnh Chất, Lê Văn Uyển, “Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí tập 1”, NXB Giáo Dục 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí tập 1”
Nhà XB: NXB Giáo Dục 2006
[2]: GS.TSKH.Cao Long Vân, “Sách vật lý đại cương Tập 1”, NXB Giáo Dục 2008 [3]: Trần Văn Địch, “Thiết kế đồ án Công nghệ chế tạo máy”, XB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sách vật lý đại cương Tập 1”, "NXB Giáo Dục 2008 "[3]: "Trần Văn Địch," “Thiết kế đồ án Công nghệ chế tạo máy”
Nhà XB: NXB Giáo Dục 2008 "[3]: "Trần Văn Địch
[4]: Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tốn, Trần Xuân Việt, “Sổ tay Công nghệ Chế tạo máy tập 1”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sổ tay Công nghệ Chế tạo máy tập 1”
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
[5]: Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tốn, Trần Xuân Việt, “Sổ tay Công nghệ Chế tạo máy tập 2”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sổ tay Công nghệ Chế tạo máy tập 2”
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
[6]: Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tốn, Trần Xuân Việt, “Sổ tay Công nghệ Chế tạo máy tập 3”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sổ tay Công nghệ Chế tạo máy tập 3”
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
[7]: PGS. Ninh Đức Tốn, “Giáo trình dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường”, NXB Giáo Dục 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường”
Nhà XB: NXB Giáo Dục 2006
[8]: ThS. Hồ Ngọc Bốn, ThS. Nguyễn Văn Đoàn, “Giáo trình hình họa - vẽ kỹ thuật”, NXB ĐH Quốc Gia 2014Nguồn khác Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình hình họa - vẽ kỹ thuật”", NXB ĐH Quốc Gia 2014
Nhà XB: NXB ĐH Quốc Gia 2014 "Nguồn khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Topping phô mai trong trà sữa - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 2.1 Topping phô mai trong trà sữa (Trang 24)
Hình 2.2: Công dụng phô mai con bò cười - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 2.2 Công dụng phô mai con bò cười (Trang 25)
Hình 2.3: Nguyên liệu làm phô mai - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 2.3 Nguyên liệu làm phô mai (Trang 26)
Hình 2.4: Làm đông sữa - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 2.4 Làm đông sữa (Trang 27)
Hình 2.5: Quá trình tách chất lỏng - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 2.5 Quá trình tách chất lỏng (Trang 28)
Hình 2.8: Quy trình chung sản xuất phô mai - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 2.8 Quy trình chung sản xuất phô mai (Trang 30)
Hình 2.9: Hình ảnh về thạch phô mai  2.1.2. Quy trình tạo thạch Phô mai thủ công - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 2.9 Hình ảnh về thạch phô mai 2.1.2. Quy trình tạo thạch Phô mai thủ công (Trang 31)
Hình 2.10: Nặn hạt định hình - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 2.10 Nặn hạt định hình (Trang 32)
Hình 2.12: Sàng tẩm bột cho phô mai - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 2.12 Sàng tẩm bột cho phô mai (Trang 33)
Hình 2.14: Tách hạt phô mai khi dính - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 2.14 Tách hạt phô mai khi dính (Trang 34)
Hình 2.15: Ứng dụng phô mai trong sản xuất thức ăn đóng hộp - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 2.15 Ứng dụng phô mai trong sản xuất thức ăn đóng hộp (Trang 37)
Hình 2.16: Ứng dụng phô mai trong thức ăn, đồ uống - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 2.16 Ứng dụng phô mai trong thức ăn, đồ uống (Trang 37)
Hình 3.5: Piston hoạt động 2 chiều  3.3. Xylanh điện - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 3.5 Piston hoạt động 2 chiều 3.3. Xylanh điện (Trang 48)
Hình 3.8: Bộ truyền động cơ điện có điều khiển - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 3.8 Bộ truyền động cơ điện có điều khiển (Trang 51)
Hình 3.10: Ứng dụng của xylanh trong thực tế - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 3.10 Ứng dụng của xylanh trong thực tế (Trang 53)
Hình 3.11: Ứng dụng của xylanh trong công nghiệp - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 3.11 Ứng dụng của xylanh trong công nghiệp (Trang 53)
Hình 3.17: Cơ cấu tay quay con trượt trong máy bào ngang - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 3.17 Cơ cấu tay quay con trượt trong máy bào ngang (Trang 56)
Hình 4.4: Phương án 1 Xilanh đẩy ngang - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 4.4 Phương án 1 Xilanh đẩy ngang (Trang 63)
Hình 4.5: Phương án 2 xylanh thẳng đứng - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 4.5 Phương án 2 xylanh thẳng đứng (Trang 64)
Hình 5.5: Họa đồ gia tốc tại bất kì vị trí - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 5.5 Họa đồ gia tốc tại bất kì vị trí (Trang 71)
Hình 6.1: Phương pháp gia công cắt laser - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 6.1 Phương pháp gia công cắt laser (Trang 76)
Hình 6.2: Phương pháp gia công chấn - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 6.2 Phương pháp gia công chấn (Trang 77)
Hình 6.4:  Phương pháp gia công tiện - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 6.4 Phương pháp gia công tiện (Trang 78)
Hình 6.9: Lắp ống chứa nhiên liệu - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 6.9 Lắp ống chứa nhiên liệu (Trang 81)
Sơ đồ 6.1:  Sơ đồ đấu nối mạch điện - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Sơ đồ 6.1 Sơ đồ đấu nối mạch điện (Trang 85)
Hình 6.15: Hình ảnh máy hoàn thiện - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 6.15 Hình ảnh máy hoàn thiện (Trang 86)
Bảng 6.3: CHIỀU DÀI HẠT SAU KHI CẮT - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Bảng 6.3 CHIỀU DÀI HẠT SAU KHI CẮT (Trang 93)
Bảng 6.4: THỐNG KÊ SỐ LIỆU THU THẬP ĐƯỢC SAU THỰC NGHIỆM - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Bảng 6.4 THỐNG KÊ SỐ LIỆU THU THẬP ĐƯỢC SAU THỰC NGHIỆM (Trang 95)
Hình 6.19: Sản phẩm sau khi cắt - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
Hình 6.19 Sản phẩm sau khi cắt (Trang 106)
6.11.1. Sơ đồ quá trình tạo ra thạch phô mai - nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy cắt thạch phô mai
6.11.1. Sơ đồ quá trình tạo ra thạch phô mai (Trang 107)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w