1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu thiết kế và thi công mô hình phanh tay điện t

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH PHANH TAY ĐIỆN TỬ
Tác giả Nguyễn Lê Yến Thanh, Trần Đỗ Hoàng Quân
Người hướng dẫn ThS. Thái Huy Phát
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 7,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (0)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (18)
    • 1.2. Mục tiêu đề tài (18)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (18)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (0)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (19)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ (20)
    • 2.1. Công dụng (20)
    • 2.2. Phân loại (20)
    • 2.3. Yêu cầu (21)
    • 2.4. Kết cấu của hệ thống phanh (21)
      • 2.4.1. Hệ thống phanh với cơ cấu phanh tang trống (phanh guốc) (21)
        • 2.4.1.1. Cấu tạo (21)
        • 2.4.1.2. Nguyên lý hoạt động (0)
        • 2.4.1.3. Ưu nhược điểm (23)
        • 2.4.1.4. Các loại phanh tang trống (0)
      • 2.4.2. Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa (25)
        • 2.4.2.1. Cấu tạo (25)
        • 2.4.2.2. Nguyên lý hoạt động (0)
        • 2.4.2.3. Ưu nhược điểm (26)
  • CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG PHANH TAY TRÊN Ô TÔ (28)
    • 3.1. Khái niệm (28)
    • 3.2. Phân loại (28)
      • 3.2.1. Phanh tay dẫn động cơ khí (29)
        • 3.2.1.1. Cấu tạo (29)
        • 3.2.1.2. Nguyên lý hoạt động (0)
      • 3.2.2. Phanh tay điện tử (Electronic Parking Brake) (30)
        • 3.2.2.1. Cấu tạo (31)
        • 3.2.2.2. Nguyên lý hoạt động (0)
        • 3.2.2.3. Phân loại (32)
  • CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH PHANH TAY ĐIỆN TỬ (44)
    • 4.1. Thiết kế mô hình (44)
      • 4.1.1. Ý tưởng thiết kế (44)
      • 4.1.2. Sơ đồ khối của hệ thống (44)
      • 4.1.3. Thiết kế khung mô hình (45)
      • 4.1.4. Thiết kế mặt điều khiển (47)
      • 4.1.5. Các linh kiện điện tử, thiết bị sử dụng trong mô hình (48)
      • 4.1.6. Sơ đồ mạch điện của hệ thống (0)
      • 4.1.7. Lưu đồ giải thuật của hệ thống (60)
    • 4.2. Thi công mô hình (63)
      • 4.2.1. Khung mô hình (63)
      • 4.2.2. Mặt điều khiển (63)
      • 4.2.3. Mô hình hoàn thiện (64)
      • 4.2.4. Hoạt động của hệ thống (0)
        • 4.2.4.1. Các chức năng của mô hình (66)
        • 4.2.4.2. Hướng dẫn sử dụng mô hình (67)
  • CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH THÁO LẮP, KIỂM TRA HỆ THỐNG PHANH TAY ĐIỆN TỬ (69)
    • 5.1. Quy trình tháo lắp hệ thống phanh tay điện tử trên xe Honda Civic 2016 (69)
      • 5.1.1. Tháo lắp bộ phận chấp hành của hệ thống phanh tay điện tử (69)
      • 5.1.2. Quy trình nhả cưỡng bức phanh tay điện tử (70)
      • 5.1.3. Quy trình tháo lắp, kiểm tra công tắc phanh tay điện tử (71)
    • 5.2. Quy trình tháo lắp hệ thống phanh tay điện tử trên xe Mazda CX-5 2018 (73)
      • 5.2.1 Tháo lắp bộ điều khiển phanh tay điện tử (73)
      • 5.2.2. Tháo lắp motor phanh tay điện tử (80)
      • 5.2.3. Kiểm tra công tắc phanh tay điện tử (82)
      • 5.2.4. Chế độ bảo dưỡng (84)
  • CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (86)
    • 6.1. Kết luận (86)
    • 6.2. Kiến nghị (86)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (87)
  • PHỤ LỤC (88)

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu Trong đồ án tốt nghiệp này, phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu, thiết kế và thi công mô hình phanh tay điện tử với các chức năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ

TỔNG QUAN

Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây với xu hướng phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật Trong đó, ngành ô tô là một ngành đóng vai trò quan trọng Ô tô là một phương tiện đi lại và chở hàng hóa thông dụng với mọi người nên các thiết bị, bộ phận trên ô tô ngày càng được hoàn thiện và cải tiến để phục vụ người sử dụng Hệ thống phanh là một hệ thống cực kì quan trọng đối với một chiếc ô tô để đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong quá trình di chuyển Trong hệ thống phanh có hai loại phanh là phanh chính (phanh chân) và phanh đỗ (phanh tay) Nhiệm vụ của phanh chính là phanh bốn bánh xe, nhiệm vụ của phanh tay là giúp xe đứng yên khi đỗ xe, khi dừng ngay dốc và là phanh phụ khi phanh chính gặp sự cố

Hiện nay, chủ yếu có hai loại phanh tay là phanh tay cơ và phanh tay điện tử Phanh tay điện tử là một hệ thống được cải tiến bởi loại phanh tay cơ và là một trang bị an toàn thông minh trên xe ô tô Hệ thống phanh tay điện tử cho phép người lái có thể điều khiển trực tiếp bằng công tắc phanh tay hay hệ thống có thể được điều khiển hoàn toàn tự động khi xe đạt các điều kiện được yêu cầu

Từ những lý do trên, chúng em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và thi công mô hình phanh tay điện tử” để hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của hệ thống này cũng như phục vụ cho quá trình học tập.

Mục tiêu đề tài

Thông qua đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và thi công mô hình phanh tay điện tử” giúp cho sinh viên nắm bắt các xu hướng hiện đại về hệ thống phanh tay

Có thể làm tài liệu nghiên cứu, mô hình tham khảo cho sinh viên tiếp xúc, học tập, nghiên cứu hệ thống phanh tay điện tử

Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh và hệ thống phanh tay điện tử

Nắm rõ được các quy trình tháo lắp và kiểm tra hệ thống phanh tay điện tử.

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hệ thống phanh và hệ thống phanh tay điện tử

Trong đồ án tốt nghiệp này, phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu, thiết kế và thi công mô hình phanh tay điện tử với các chức năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống và các quy trình tháo lắp, kiểm tra hệ thống phanh tay điện tử

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng:

• Tham khảo các tài liệu giáo viên hướng dẫn đưa ra, tìm hiểu các tài liệu trên mạng internet

• Tham khảo sự đóng góp, chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn trong quá trình thiết kế, thi công mô hình

• Quan sát, tiến hành thực nghiệm mô hình, kiểm tra quá trình hoạt động của mô hình.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng:

• Tham khảo các tài liệu giáo viên hướng dẫn đưa ra, tìm hiểu các tài liệu trên mạng internet

• Tham khảo sự đóng góp, chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn trong quá trình thiết kế, thi công mô hình

• Quan sát, tiến hành thực nghiệm mô hình, kiểm tra quá trình hoạt động của mô hình

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ

Công dụng

Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của xe khi đang chạy hoặc để dừng xe, ngoài ra hệ thống phanh còn giúp giữ ô tô đứng yên khi đỗ hay khi đang trên đường dốc

Hệ thống phanh là một hệ thống quan trọng đối với một chiếc ô tô, đảm bảo cho ô tô chuyển động ở tốc độ cao và ảnh hưởng đến tốc độ trung bình của một chiếc ô tô Hệ thống phanh giúp người lái di chuyển an toàn và tránh được những tai nạn trên đường

Trên ô tô có hai loại phanh là phanh chính và phanh đỗ (phanh tay) Phanh chính là phanh được người lái sử dụng trong suốt quá trình di chuyển Phanh tay là phanh được dùng khi đỗ xe và là phanh dự phòng được sử dụng để giảm tốc độ xe khi hệ thống phanh chính không hoạt động.

Phân loại

Phân loại theo công dụng:

• Hệ thống phanh chính (phanh chân)

• Hệ thống phanh đỗ (phanh tay)

• Hệ thống phanh chậm dần (phanh bằng động cơ)

Phân loại theo cơ cấu điều khiển:

• Hệ thống phanh có trợ lực

• Hệ thống phanh không có trợ lực

Phân loại theo kết cấu của cơ cấu phanh:

• Hệ thống phanh với cơ cấu phanh tang trống (phanh guốc)

• Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa

• Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đai

Phân loại theo dẫn động:

• Hệ thống phanh dẫn động bằng cơ khí

• Hệ thống phanh dẫn động bằng thủy lực

• Hệ thống phanh dẫn động bằng khí nén

• Hệ thống phanh dẫn động kết hợp thủy lực - khí nén

• Hệ thống phanh dẫn động bằng cường hóa

Yêu cầu

Hệ thống phanh là một hệ thống quan trọng nên hệ thống phanh phải đáp ứng các yêu cầu sau:

• Hiệu quả phanh cao trong bất kì trường hợp nào

• Quãng đường phanh phải ngắn nhất khi phanh đột ngột trong mọi trường hợp

• Thời gian phanh phải ngắn nhất

• Phanh phải mượt mà, êm dịu để xe chuyển động ổn định

• Lực điều khiển phải nhẹ nhàng, lực tác dụng lên bàn đạp và đòn điều khiển không quá lớn gây mất sức đạp của người lái, cũng không quá nhỏ dễ gây mất cảm giác đạp phanh

• Dẫn động phanh có độ nhạy cao để người lái dừng xe nhanh chóng trong các trường hợp nguy hiểm

• Cơ cấu phanh phải có khả năng thoát nhiệt tốt và không truyền nhiệt đến các bộ phận khác

• Hệ số ma sát phải cao giữa má phanh và đĩa phanh trong mọi điều kiện sử dụng

• Lực phanh giữa các bánh xe phải giống nhau khi đạp phanh

• Phanh chính và phanh tay phải hoạt động độc lập với nhau để khi phanh chính không hoạt động vẫn còn phanh dự phòng là phanh tay để sử dụng khi giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe

• Hệ thống phải có trọng lượng nhẹ, chiếm ít không gian, độ tin cậy, độ bền và tuổi thọ phải cao

• Bố trí thuận tiện và dễ dàng tháo lắp để bảo dưỡng sửa chữa.

Kết cấu của hệ thống phanh

2.4.1 Hệ thống phanh với cơ cấu phanh tang trống (phanh guốc)

Cơ cấu phanh tang trống gồm thành phần cố định (cụm cơ cấu chấp hành phanh) và thành phần quay (trống phanh) được lắp với bánh xe Cụm cơ cấu chấp hành phanh được đặt bên trong trống phanh chứa các thành phần cần thiết để vận hành phanh, nhờ đó có thể giảm tốc độ và dừng xe

Với phanh tang trống, ma sát được tạo ra bằng cách ép má phanh vào mặt bên trong của tang trống Ma sát này chuyển đổi động năng thành nhiệt năng Vòng quay tang trống

5 giúp ép má phanh vào tang trống với lực lớn hơn, mang lại lực phanh vượt trội so với phanh đĩa Mặt khác, việc thiết kế các bộ phận sao cho nhiệt từ năng lượng nhiệt được tiêu tán một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng

Cấu tạo của hệ thống phanh tang trống gồm các thành phần chính: tang trống, xi lanh phanh, piston, cuppen, guốc phanh và lò xo hồi vị

Vai trò của các thành phần:

Tang trống: là một hộp rỗng gắn cùng trục với bánh xe và quay cùng với bánh xe Bộ phận này tạo ra một bề mặt ma sát để má phanh có thể ép vào làm giảm tốc độ xe hoặc dừng xe

Xi lanh phanh: là một phận quan trọng của hệ thống phanh Xi lanh chứa piston và cuppen Khi nhấn bàn đạp phanh, dầu phanh chảy qua ống dầu và đi vào xi lanh phanh Xi lanh có nhiệm vụ nhận áp suất dầu để truyền cho piston di chuyển guốc phanh ép vào trống phanh

Piston: hoạt động nhờ áp suất dầu phanh Khi áp suất dầu trong xi lanh phanh tăng lên do người lái đạp bàn đạp phanh, piston sẽ được đẩy ra ép guốc phanh vào trống phanh

Cuppen: được gắn vào xi lanh phanh Giúp ngăn dầu trong xi lanh phanh không bị rò rỉ ra bên ngoài khi áp suất dầu phanh tăng

Guốc phanh: thường có hình dạng giống hình tròn gồm 2 guốc có hình bán nguyệt

Guốc phanh được đặt trực tiếp trên bề mặt của trống phanh để tạo ma sát với mặt trong của tang trống

Lò xo hồi vị: lò xo có chức năng đưa guốc phanh về vị trí ban đầu khi nhả bàn đạp phanh

Ngoài các thành phần chính trên, phanh tang trống còn có các bộ phận khác để điều chỉnh, truyền lực và làm bệ đỡ

Hình 2.1: Cấu tạo của phanh tang trống

Khi người lái đạp bàn đạp phanh, lực được khuếch đại bởi bộ trợ lực phanh và được xi lanh chính chuyển thành áp suất thủy lực (áp suất dầu) Áp suất truyền tới cơ cấu chấp hành phanh trên các bánh xe thông qua các ống dầu phanh Áp suất được tạo ra sẽ đẩy các piston lên guốc phanh Guốc phanh được đẩy ra ép má phanh (vật liệu ma sát) lên bề mặt bên trong của trống phanh Má phanh tiếp xúc với trống phanh (quay cùng với các bánh xe) tạo ra ma sát, từ đó làm giảm tốc độ của các bánh xe và giúp xe dừng lại Khi lực đẩy tác dụng lên guốc phanh càng lớn thì má phanh ép vào trống phanh càng nhiều tạo ra lực phanh càng cao

Khi người lái nhả bàn đạp phanh, áp suất dầu trong xi lanh phanh sẽ giảm Lò xo hồi vị ép các piston trở lại vị trí ban đầu và kéo guốc phanh ra khỏi tang trống để xe tiếp tục di chuyển

2.4.1.3 Ưu nhược điểm Ưu điểm

• Tạo ra lực ép phanh lớn hơn so với phanh đĩa cùng kích thước đường kính

• Phanh có cấu tạo đơn giản nên việc sửa chữa, bảo dưỡng dễ dàng thực hiện

• Phanh tang trống được thiết kế dạng hộp nên các bộ phận bên trong không bị tác động của môi trường như đất, cát, nước, bụi bẩn

• Chi phí lắp đặt và chế tạo khá thấp nên được áp dụng phổ biến

• Phanh tang trống tản nhiệt và thoát nhiệt khá kém do có thiết kế dạng hộp nên gây ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong

• Thời gian giảm tốc của phanh tang trống chậm nên khi phanh nhanh hay dừng ở dốc khá kém so với phanh đĩa

• Khối lượng phanh tang trống khá lớn nên gây ảnh hưởng đến khối lượng của xe

2.4.1.4 Các loại phanh tang trống

Hình 2.2: Các loại phanh tang trống

• Phanh tang trống kiểu dẫn và kéo

Về mặt cấu tạo, phanh tang trống kiểu dẫn và kéo có một xi lanh phanh chứa một piston tạo ra áp suất thủy lực để đẩy hai guốc phanh vào bề mặt bên trong của tang trống Hai guốc này hoạt động theo cách mà một trong hai guốc đều trở thành guốc kéo hoặc guốc dẫn tùy thuộc vào việc xe đang di chuyển tiến hay lùi Phanh tang trống kiểu dẫn và kéo tạo ra lực phanh ổn định cho dù xe di chuyển tiến hay lùi Điều này là do phanh kiểu dẫn và kéo tạo ra lực phanh như nhau ở cả hai hướng di chuyển Thông thường, loại phanh này được sử dụng cho phanh sau của ô tô du lịch

• Phanh tang trống hai guốc dẫn

Loại phanh tang trống hai guốc dẫn có hai xi lanh phanh và hai guốc dẫn Mỗi xi lanh bánh xe ép lên một guốc sao cho cả hai guốc đóng vai trò dẫn dắt khi xe di chuyển về phía trước, mang lại lực phanh vượt trội Mỗi piston đặt trong xi lanh bánh xe dịch chuyển theo một hướng Loại phanh này được sử dụng chủ yếu cho phanh trước của xe tải cỡ nhỏ và vừa Loại hai guốc dẫn có piston dịch chuyển theo cả hai hướng, giúp cả hai guốc có thể

8 hoạt động như guốc dẫn bất kể hướng di chuyển Loại này chủ yếu được sử dụng cho phanh sau của xe tải cỡ nhỏ và vừa

• Phanh tang trống một trợ động

Về mặt cấu tạo, phanh tang trống một trợ động có một trợ động, xi lanh điều chỉnh và xi lanh bánh xe Trợ động này để tăng cường lực phanh và hiệu quả phanh Loại phanh này thường được sử dụng trên ô tô du lịch

• Phanh tang trống hai trợ động

Phanh tang trống hai trợ động có cấu tạo giống như loại có một trợ động nhưng có thêm một trợ động nữa Loại phanh tang trống có hai trợ động này tạo ra lực phanh rất lớn để có thể dừng xe nhanh chóng và an toàn Loại này thường được sử dụng trên xe tải và phanh xe nâng hàng

2.4.2 Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa

Phanh đĩa thường được sử dụng trên ô tô du lịch do có hiệu suất ổn định ở tốc độ cao và đang dần phổ biến ở phân khúc xe thương mại, nơi mà phanh tang trống thường được chọn vì có tuổi thọ dài hơn

Cấu tạo của phanh đĩa gồm các thành phần chính: đĩa phanh, má phanh, càng phanh và piston

• Đĩa phanh được lắp với moay ơ của bánh xe và quay cùng bánh xe Đĩa phanh thường được xẻ rãnh hay đục lỗ để giúp tản nhiệt tốt hơn

• Má phanh được giữ bởi càng phanh và được dẫn động bởi piston Trên má phanh có rãnh giúp tản nhiệt cho má phanh

• Càng phanh có chức năng giữ và ép má phanh tỳ lên đĩa phanh để tạo ra lực phanh giúp xe giảm tốc độ Càng phanh hiện nay có hai dạng là dạng di động và cố định Càng phanh dạng di động bao gồm một piston hoặc các piston được đặt chỉ ở một bên đĩa phanh Khi có lực tác động thì piston sẽ tỳ lên ép má phanh bên trong lên đĩa phanh Khi áp suất dầu tăng lên, piston sẽ tạo phản lực ép càng phanh theo hướng ngược lại, đồng thời càng phanh kéo má phanh bên ngoài ép vào đĩa phanh Lúc này cả hai má phanh đều ép vào đĩa phanh tạo ra lực phanh lớn nhất

Càng phanh dạng cố định gồm có các piston hai bên đặt đối xứng nhau, đĩa phanh nằm giữa Khi đạp phanh, piston hai bên di chuyển ép má phanh vào đĩa phanh để giảm tốc độ xe hoặc dừng xe mà không di chuyển càng phanh

HỆ THỐNG PHANH TAY TRÊN Ô TÔ

Khái niệm

Hệ thống phanh tay có nhiệm vụ giữ cho xe đang đỗ đứng yên trên những nơi có độ dốc khác nhau, nơi bánh xe ma sát kém với mặt đường, phanh tay còn được sử dụng trong các trường hợp cần thiết hoặc khẩn cấp Phanh tay điều khiển phanh ở bánh sau, có thể sử dụng chung guốc phanh và trống phanh hoặc đĩa phanh với phanh chính nhưng phanh tay phải có tác động riêng biệt Ngoài ra, cơ cấu điều khiển của phanh tay phải hoàn toàn riêng biệt với phanh chính Phanh tay có thể được điều khiển bằng cần, thanh kéo điều khiển bằng tay, bàn đạp điều khiển bằng chân hoặc điều khiển bằng nút nhấn trên các loại phanh tay điện tử.

Phân loại

Hình 3.1: Các loại phanh tay

Phanh tay được chia làm 2 loại chính: phanh tay dẫn động phanh cơ khí và phanh tay điện tử

3.2.1 Phanh tay dẫn động cơ khí

Hình 3.2: Phanh tay cơ khí

Hình 3.3: Nguyên lý hoạt động của phanh tay cơ khí

Cơ cấu phanh được bố trí đòn quay (3) và thanh chống (4) nối giữa cáp kéo và guốc phanh (1) Khi kéo phanh tay, cáp dẫn chuyển động theo hướng mũi tên Lúc đầu đòn quay (3) quay quanh điểm (D), dịch chuyển thanh chống (4), ép guốc phanh trái vào tang trống, tạo thành điểm tựa cố định Đầu nối (B) tiếp tục di chuyển, điểm (D) quay và ép guốc phanh phải vào tang trống Do đó, hai guốc phanh ép sát vào tang trống thực hiện phanh bánh xe Đối với xe có cơ cấu phanh đĩa ở bánh sau, hệ thống phanh tay sử dụng kết cấu đẩy khóa piston trong xi lanh bánh xe

3.2.2 Phanh tay điện tử (Electronic Parking Brake)

Phanh tay điện tử là một hệ thống có tính năng an toàn, được cải tiến từ phanh tay cơ khí Hệ thống ngày càng phổ biến trên ô tô giúp cho việc lái xe được an toàn hơn và thông minh hơn dưới mọi tình huống

Hệ thống sử dụng các linh kiện điện tử nên hoạt động gần như tức thời và hiệu quả Ngoài ra, phanh tay điện tử còn được thiết kế với các tính năng tự động để có thể tự nhả phanh và kéo phanh khi xe đạt được các điều kiện mà hệ thống yêu cầu Hệ thống cũng có

14 thể được sử dụng như phanh khẩn cấp trong những trường hợp hệ thống phanh chính bị hư hỏng, nhưng thời gian phanh có thể dài hơn

Hệ thống phanh tay điện tử bao gồm những thành phần chính sau:

• Công tắc phanh tay: công tắc phanh tay điện tử là công tắc cơ điện để người lái thực hiện việc kéo, nhả phanh tay và tín hiệu này được gửi đến bộ điều khiển để tiến hành xử lý và điều khiển cơ cấu phanh

• Bộ điều khiển phanh tay: nhận tín hiệu kéo hoặc nhả phanh (thủ công hoặc tự động) và xử lý tín hiệu đó để điều khiển hệ thống phanh

• Các cảm biến: gửi các tín hiệu đến bộ điều khiển phanh tay để xử lý và điều khiển

• Cơ cấu chấp hành phanh: hoạt động theo sự điều khiển từ bộ điều khiển phanh tay

Hình 3.4: Cấu tạo của hệ thống phanh tay điện tử

Với phanh tay điện tử, khi người lái vận hành công tắc phanh tay, hệ thống sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển, bộ điều khiển sẽ xử lý tín hiệu sau đó điều khiển cơ cấu chấp hành phanh Bao gồm việc điều khiển bộ truyền động (kéo cáp) hoặc motor điện (được lắp trong cùm phanh) hoạt động để thực hiện việc kéo phanh hay nhả phanh tay Khi người lái quên

15 nhả phanh tay, hệ thống tự động nhả phanh khi người lái vào số D, thắt đai an toàn và nhấn bàn đạp ga Khi người lái quên kéo phanh tay, hệ thống tự động kéo phanh khi người lái vào số P và đồng thời tháo dây đai an toàn

Hệ thống phanh tay điện tử sử dụng động cơ điện và cơ cấu giảm tốc để cung cấp lực kéo hoặc lực ép theo yêu cầu của cơ cấu phanh tay Dựa vào cơ cấu dẫn động phanh, tách biệt hệ thống phanh tay điện tử làm 2 loại: hệ thống kéo cáp (cơ - điện) và hệ thống phanh điện tử (toàn phần)

3.2.2.3.1 Hệ thống phanh kéo cáp

Hình 3.5: Hệ thống phanh kéo cáp

Hệ thống phanh kéo cáp là hệ thống phanh tay cơ khí kết hợp điện tử, hệ thống là sự cải tiến của cần phanh tay và cáp truyền thống

Khi vận hành công tắc phanh tay, một hoặc các motor điện sẽ thực hiện việc cuộn dây cáp để kéo guốc phanh ép vào tang trống Hoặc hệ thống sử dụng một bánh răng có ren trong lắp với ren ngoài gắn trên dây cáp

Hình 3.6: Cấu tạo của hệ thống phanh tay điện tử loại kéo cáp

Hình 3.7: Cấu tạo bộ điều khiển phanh tay điện tử loại kéo cáp

Hình 3.8: Bộ truyền động phanh tay điện tử loại kéo cáp

3.2.2.3.2 Hệ thống phanh điện tử

Hình 3.9: Hệ thống phanh tay điện tử

Hệ thống sử dụng một motor điện dẫn động bánh răng giảm tốc hoặc dẫn động dây đai để đẩy con đội ép piston lên các má phanh và tác động lên đĩa phanh Chốt phanh tay là một chi tiết quan trọng giúp ngăn motor quay ngược chiều và giữ cho phanh tay được kéo

3.2.2.3.2.1 Các cơ cấu dẫn động của motor điện

• Motor điện dẫn động các bánh răng giảm tốc

Hình 3.10: Cơ cấu motor điện dẫn động bánh răng giảm tốc

Cơ cấu sử dụng các bánh răng để giảm tốc và tăng momen xoắn, đẩy con đội ép piston vào má phanh

• Motor điện dẫn động trục vít - bánh răng

Hình 3.11: Cơ cấu motor điện dẫn động trục vít - bánh răng

Bộ truyền động sử dụng các trục vít và bánh răng Khi motor hoạt động, tốc độ trục chính của cơ cấu giảm đi nhờ bộ giảm tốc (2nd Worm Gear) và cơ cấu vít bi, giúp tăng momen xoắn Bánh răng trục vít thứ 2 (2nd Worm Wheel Gear) quay trục chính và đai ốc bên trong piston làm cho piston di chuyển ra ngoài để tạo ra lực ép lên má phanh

• Motor điện dẫn động dây đai

Hình 3.12: Cơ cấu motor điện dẫn động dây đai Để kéo phanh tay, chỉ cần một hành trình rất nhỏ của piston phanh Tốc độ quay của motor điện được truyền tới trục chính và đai ốc bên trong piston với tỉ số truyền 150:1 được thực hiện theo ba giai đoạn: o Giai đoạn 1: Cơ cấu giảm tốc từ motor điện đến đầu vào bánh răng đĩa lắc o Giai đoạn 2: Giai đoạn giảm tốc thứ hai được thực hiện nhờ bánh răng đĩa lắc o Giai đoạn thứ 3: Truyền động trục chính chuyển đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

Cơ cấu bánh răng giảm tốc

Cơ cấu bánh răng thực hiện giai đoạn giảm tốc đầu tiên (tỉ số truyền 3:1) từ motor điện đến bánh răng đĩa lắc Cơ cấu bánh răng bao gồm một bánh răng nhỏ (đầu ra motor điện) và một bánh răng lớn (đầu vào bánh răng đĩa lắc) Hai bánh răng được nối với nhau bằng đai răng Tỉ số truyền được xác định bằng kích thước của 2 bánh răng

Hình 3.13: Cơ cấu bánh răng giảm tốc của dẫn động dây đai

Bánh răng đĩa lắc thực hiện giai đoạn giảm tốc thứ hai (tỉ số truyền 50:1) Bao gồm một bánh răng lớn, đĩa lắc và bánh răng đầu ra Đĩa lắc được gắn trong vỏ với hai vấu để ngăn đĩa lắc không quay

Cơ cấu có hai vị trí: o Vị trí 1:

Hình 3.14: Vị trí 1 của bánh răng giảm tốc

Bánh răng lớn được gắn trên trục (Shaft) và trục (Shaft) được nối với bánh răng đầu ra Đĩa lắc được lắp vào trục nối (Hub) của bánh răng lớn Trục nối (Hub) được thiết kế cho phép tạo một góc lệch giữa trục (Shaft) và trục nối (Hub) Góc lệch này tạo chuyển động lăn cho đĩa lắc

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH PHANH TAY ĐIỆN TỬ

Thiết kế mô hình

Mô hình là một hệ thống phanh tay điện tử thu gọn có các chức năng cơ bản tương đối giống một hệ thống phanh tay điện tử thực tế trên xe Mô hình có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn phù hợp với việc học tập và nghiên cứu

Mô hình phải đảm bảo thực tế, thể hiện đầy đủ các chức năng của hệ thống Tuy nhiên mô hình chỉ phù hợp việc học tập nên một số đặc tính cơ cấu chỉ mang tính tương đối

Hệ thống bao gồm các tín hiệu đầu vào, các tín hiệu đầu ra sử dụng các linh kiện điện tử thay thế tương ứng Bộ điều khiển sử dụng Arduino để điều khiển cơ cấu chấp hành

Mô hình có tính ứng dụng nên phải kết hợp giữa tính khoa học kỹ thuật và tính thẩm mỹ Để đạt được hiệu quả, bước thiết kế, tính toán phải phù hợp trước khi thực hiện thi công mô hình Để mô hình được chắc chắn, cứng cáp và có tính thẩm mỹ, sử dụng sắt vuông để làm khung đỡ và tấm nhựa mica làm vật liệu cho bề mặt mô hình

4.1.2 Sơ đồ khối của hệ thống

Hình 4.1: Sơ đồ khối của hệ thống

Khối nguồn điện: sử dụng ắc quy 12V để cung cấp nguồn điện cho toàn bộ hệ thống Khối hạ áp: sử dụng module LM2596 hạ áp từ 12VDC xuống 7VDC để cấp nguồn cho khối điều khiển hoạt động ổn định

Khối tín hiệu: bao gồm tín hiệu công tắc phanh tay, bàn đạp ga, tín hiệu đạp phanh, vị trí cần số, đai an toàn, tín hiệu bảo dưỡng được giả lập bằng các công tắc, biến trở tương ứng

Khối điều khiển: điều khiển hệ thống bằng Arduino Mega 2560 Khối điều khiển nhận các tín hiệu từ khối tín hiệu và khối cảm biến để điều khiển cơ cấu chấp hành thông qua khối driver

Khối driver: điều khiển đảo chiều động cơ sử dụng 2 relay 5 chân

Khối bộ chấp hành: motor điện phanh tay

Khối output: giá trị dòng điện trong motor điện phanh tay

Khối cảm biến: sử dụng cảm biến dòng điện ACS712 5A để đo giá trị dòng điện trong motor và gửi giá trị này đến khối điều khiển

4.1.3 Thiết kế khung mô hình

Mô hình có mục đích học tập nên phần khung mô hình phải đảm bảo sự cứng cáp và bền vững Vì vậy, chúng em sử dụng phần mềm SolidWorks để thiết kế khung mô hình nhằm hạn chế chi phí mà vẫn đảm bảo độ chính xác khi thực hiện thi công

Hình chiếu đứng của khung mô hình

Hình 4.2: Hình chiếu đứng của khung mô hình trong SolidWorks

Hình chiếu bằng của khung mô hình

Hình 4.3: Hình chiếu bằng của khung mô hình trong SolidWorks

Hình chiếu cạnh của khung mô hình

Hình 4.4: Hình chiếu cạnh của khung mô hình trong SolidWorks

Hình chiếu không gian của khung mô hình

Hình 4.5: Hình chiếu không gian của khung mô hình trong SolidWorks

4.1.4 Thiết kế mặt điều khiển Để tăng tính thẩm mỹ cho mô hình, tiết kiệm chi phí vật liệu và dễ dàng vận hành trong việc học tập và nghiên cứu, chúng em sử dụng phần mềm CorelDraw để thiết kế bề mặt mô hình

Hình 4.6: Mặt điều khiển của mô hình trong phần mềm corelDRAW

4.1.5 Các linh kiện điện tử, thiết bị sử dụng trong mô hình

Arduino Mega 2560 được phát triển trên con chip ATmega2560, là dòng sản phẩm tiêu biểu cho dòng mạch Mega Arduino Mega 2560 là dòng bo mạch có nhiều cải tiến so với Arduino Uno (54 chân digital IO và 16 chân analog IO) Đặc biệt bộ nhớ flash của Mega được tăng lên một cách đáng kể, gấp 4 lần so với Arduino Uno R3 Arduino Mega 2560 được trang bị 3 timer và 6 cổng interrupt để có thể xử lý song song nhiều luồng dữ liệu Arduino Mega 2560 tương thích với tất cả shield của Arduino Uno, như shield sử dụng để kết nối wifi, điều khiển motor hay kết nối với các thiết bị điện tử trong nhà Do dễ dàng gắn thêm các shield để thực hiện các chức năng mở rộng nên Arduino Mega 2560 được ứng dụng để làm LED để hiển thị hình ảnh, các robot điều khiển từ xa, máy in 3D và có thể phục vụ cho việc tự tay thiết kế các mạch điện tử

Vi điều khiển ATmega 2560 Điện áp đầu vào (đề nghị) 7 - 12V (Bộ điều chỉnh sẵn có cho bộ điều khiển) Điện áp đầu vào (giới hạn) 6 - 20V

Số chân I/O digital 54 chân digital: 0 - 53 (trong đó có 15 chân PWM từ chân 2 - 13 và 44, 45, 46)

Số chân analog 16 chân analog (từ A0 đến A15)

Dòng điện DC mỗi I/O 20 mA

Cổng giao tiếp USB, ICSP, SPI, I2C và USART

Bộ Timer 2 (8bit) + 4 (16bit) = 6 Timer

Số chân ngắt 6 chân ngắt

Hình 4.8: Module hạ áp LM2596

Thông số kỹ thuật Điện áp đầu vào Từ 3V đến 30V Điện áp đầu ra Từ 1.5V đến 30V

Kích thước 45 (dài) * 20 (rộng) * 14 (cao) mm

Bảo vệ ngắn mạch Có

Công dụng: Hạ áp nguồn điện 12VDC (hạ xuống 7VDC) để cấp nguồn cho Arduino hoạt động ổn định Module có hai chân đầu vào IN, hai chân ra OUT và một biến trở để chỉnh điện áp đầu ra Khi cấp điện cho hai chân IN, vặn biến trở và dùng đồng hồ VOM đo điện áp ở hai chân OUT theo mức điện áp mong muốn (7VDC)

Thông số kỹ thuật Điện áp nguồn 5VDC

Tiêu thụ dòng (1 relay) 80mA Điện thế đóng ngắt tối đa AC250V ~ 10A hoặc DC30V ~ 10A Đèn báo đóng ngắt Có

Chọn mức tín hiệu kích 0 hoặc 1 Qua Jumper

• Cảm biến dòng điện ACS712 5A

Module cảm biến dòng điện ACS712 5A sử dụng IC ACS712ELC-30B dựa trên hiệu ứng Hall chuyển dòng điện cần đo thành giá trị điện thế

Cảm biến dòng điện ACS712 là IC cảm biến dòng tuyến tính dựa trên hiệu ứng Hall Chân OUT của ACS712 sẽ xuất ra một tín hiệu điện áp biến đổi tuyến tính theo Ip (dòng điện cần đo) DC (hoặc AC) trong phạm vi cho phép

Hình 4.10: Cảm biến dòng điện ACS712 5A

THÔNG SỐ KỸ THUẬT Đường tín hiệu analog Độ nhiễu thấp

Thời gian tăng của đầu ra để đáp ứng với đầu vào

5às Điện trở dây dẫn trong 1.2mΩ Điện áp nguồn 5VDC Độ nhạy đầu ra Từ 63 - 190 (mV/A)

Dòng điện đo 5A đến -5A Độ nhạy 180 - 190 mV/A

Cách sử dụng cảm biến dòng điện ACS712 5A để đo dòng điện DC

Khi đo phải mắc tải nối tiếp Ip+ và Ip- đúng chiều, dòng điện đi từ Ip+ đến Ip- để Vout ra mức điện thế 2.5V đến 5V tương ứng dòng 0 đến 5A, nếu mắc ngược Vout sẽ ra điện thế 2.5V đến 0V tương ứng với 0A đến -5A Khi chưa có dòng điện Ip thì Vout = 2.5V

Hình 4.11: Chân kết nối của cảm biến dòng điện ACS712

Giá trị biến trở 1K Đường kính trục 6mm

Chiều dài trục tiêu chuẩn 20mm Đường kính ngoài 24mm

Giá trị hợp lý của kháng ± 10%

Phạm vi nhiệt độ -10°C đến 85°C

• LCD 1602 o Chữ trắng, nền xanh dương o Khoảng cách giữa hai chân kết nối là 0.1 (inch) tiện dụng khi kết nối với Breadboard o Ở mặt sau của màn hình LCD có ghi tên các chân hỗ trợ việc kết nối, đi dây điện o LCD có đèn led nền, có thể dùng biến trở hoặc PWM điều chỉnh độ sáng để sử dụng ít điện năng hơn o Có thể được điều khiển với 6 dây tín hiệu o Có bộ ký tự được xây dựng hỗ trợ tiếng Anh và tiếng Nhật

Thông số kỹ thuật Điện áp hoạt động 5V

5 Chọn thanh ghi đọc/viết dữ liệu

Hình 4.14: Công tắc phanh tay điện tử

Công tắc phanh tay điện tử có 8 chân kết nối

Hình 4.15: Các chân của công tắc phanh tay điện tử

Bảng 4.1 Trạng thái các chân của công tắc phanh tay điện tử

Hình 4.16: Công tắc gạt 3 chân

Hình 4.17: Công tắc nhấn nhả

• Cơ cấu chấp hành phanh tay điện tử

Hình 4.18: Cơ cấu chấp hành phanh tay điện tử

4.1.6 Sơ đồ mạch điện của hệ thống

Hình 4.19: Sơ đồ mạch điện của hệ thống

Sơ đồ mạch điều khiển đảo chiều động cơ sử dụng 2 relay 5 chân

Hình 4.20: Mạch điều khiển đảo chiều động cơ

Bảng 4.2 Sơ đồ nối dây Arduino Mega 2560

Arduino Mega 2560 Chân kết nối

Jack DC nguồn Arduino Vout LM2596

A5 Chân OUT cảm biến dòng điện ACS712

5 Chân số 1 công tắc bảo dưỡng

6 Chân 1 (ON) công tắc số

7 Chân 3 (ON) công tắc số

38 Chân dương LED phanh chân

40 Chân dương LED phanh tay

42 Chân số 1 công tắc đai an toàn

44 Chân số 1 công tắc phanh chân

46 Chân số 5 công tắc phanh tay

48 Chân số 8 công tắc phanh tay

Bảng 4.3 Sơ đồ nối dây các chân khác

Chân kết nối Chân kết nối

Các chân LCD Các chân module I2C

Chân âm LED phanh chân

Chân âm LED phanh tay

Chân số 2 công tắc bảo dưỡng

Chân số 2 công tắc số

Chân số 2 công tắc đai an toàn

Chân số 2 công tắc phanh chân

Chân số 1, chân số 4 công tắc phanh tay

Chân VCC cảm biến dòng điện ACS712

Chân GND cảm biến dòng điện ACS712

Chân NO1, chân NO2 module 2 relay

Chân âm nguồn 12V Chân IN- LM2596

Chân NC1, chân NC2 module 2 relay

Chân dương nguồn 12V Chân IN+ LM2596

Chân dương motor phanh tay Chân COM1 module 2 relay

Chân âm motor phanh tay Chân COM2 module 2 relay

4.1.7 Lưu đồ giải thuật của hệ thống

Thi công mô hình

Sử dụng sắt hộp vuông 25x25 (mm) để hàn khung mô hình theo hình dạng và kích thước đã thiết kế

Mặt điều khiển được làm từ vật liệu mica và được cắt theo kích thước thiết kế ban đầu để lắp các chi tiết có trong mô hình Chữ decal dán được sử dụng để thể hiện thông tin của các chi tiết và tên mô hình

Hình 4.23: Mô hình hoàn thiện

Các chân đo kiểm của mô hình

Hình 4.24: Các chân đo kiểm của mô hình

GND: Cực âm ắc quy

EPB1: Chân công tắc phanh tay điện tử

EPB2: Chân công tắc phanh tay điện tử

SB: Chân công tắc đai an toàn (Seat Belt)

FB: Chân công tắc phanh chân

ACS: Chân tín hiệu của cảm biến đo dòng điện ACS712

ACR: Chân tín hiệu của biến trở

M+: Chân dương của motor phanh tay

M-: Chân âm của motor phanh tay

4.2.4 Hoạt động của hệ thống

Khi bật nguồn, dòng điện sẽ được cung cấp đến đèn báo nguồn, vi điều khiển, các linh kiện, thiết bị điện Đèn của các thiết bị điện tử sáng lên thông báo hệ thống đã được cấp nguồn

Hình 4.25: Mô hình khi được cấp nguồn

Trên màn hình LCD sẽ hiện các thông tin: phần trăm đạp ga, trạng thái dây đai an toàn, trạng thái phanh tay đang kéo hay nhả, vị trí cần số và tín hiệu bảo dưỡng

• Vị trí cần số có 3 vị trí: D, N và P

• Trạng thái dây đai an toàn: o Chưa thắt đai an toàn: chữ “S” xuất hiện trên màn hình LCD o Đã thắt đai an toàn: chữ “S” không xuất hiện trên màn hình LCD

• Trạng thái phanh tay: o Phanh tay đã được kéo: kí tự (P) xuất hiện trên màn hình LCD

49 o Phanh tay đã được nhả: kí tự (P) không xuất hiện trên màn hình LCD

• Tín hiệu bảo dưỡng: o Hệ thống đang trong chế độ bảo dưỡng: chữ “MAINTENANCE” xuất hiện trên màn hình LCD o Hệ thống không trong chế độ bảo dưỡng: chữ “MAINTENANCE” không xuất hiện trên màn hình LCD

Hình 4.26: Thông tin hiển thị trên màn hình LCD

4.2.4.1 Các chức năng của mô hình

• Chức năng kéo phanh tay

Khi kéo công tắc phanh tay lên, bộ điều khiển đưa tín hiệu kéo phanh đến motor phanh tay để thực hiện kéo phanh Khi giá trị dòng điện được đo trong motor bởi cảm biến đo dòng nhỏ hơn -1.4 (Ampe) (piston phanh đã ép chặt má phanh vào đĩa phanh), hệ thống sẽ dừng kéo phanh tay

• Chức năng nhả phanh tay

Khi nhấn công tắc phanh tay và đồng thời nhấn giữ công tắc phanh chân, bộ điều khiển đưa tín hiệu nhả phanh đến motor phanh tay để thực hiện nhả phanh Hệ thống sẽ dừng nhả phanh tay sau 1.5 (giây)

Chức năng tự động kéo phanh tay: khi cần số ở vị trí P và công tắc đai an toàn tắt (tháo đai an toàn), hệ thống sẽ tự động kéo phanh tay Khi giá trị dòng điện được đo trong motor bởi cảm biến đo dòng nhỏ hơn -1.4 (Ampe) (piston phanh đã ép chặt má phanh vào đĩa phanh), hệ thống sẽ dừng kéo phanh tay

Chức năng tự động nhả phanh tay: khi cần số ở vị trí D, công tắc đai an toàn bật (thắt đai an toàn) và đạp ga lớn hơn 6%, hệ thống sẽ tự động nhả phanh tay Hệ thống sẽ dừng nhả phanh tay sau 1.5 (giây)

Khi bật công tắc bảo dưỡng và nhấn công tắc phanh tay, hệ thống nhả phanh đến khi dòng điện được đo trong motor bởi cảm biến đo dòng lớn hơn 1 (Ampe) (piston phanh đã đi vào hết hành trình) thì hệ thống sẽ dừng nhả phanh tay Chức năng này giúp dễ dàng tháo lắp và bảo dưỡng cụm phanh Khi bật chức năng bảo dưỡng, các chức năng thông thường của hệ thống không hoạt động

4.2.4.2 Hướng dẫn sử dụng mô hình

• Kéo phanh tay: kéo công tắc phanh tay lên Khi đèn báo màu xanh lá sáng đồng thời kí tự (P) xuất hiện trên màn hình LCD, hệ thống đã kéo phanh tay

Hình 4.27: Thực hiện thao tác kéo phanh tay

• Nhả phanh tay: nhấn công tắc phanh tay xuống, đồng thời nhấn giữ công tắc phanh chân (đèn báo màu đỏ sáng) Khi đèn báo màu xanh lá tắt đồng thời kí tự (P) mất đi trên màn hình LCD, hệ thống đã nhả phanh tay

Hình 4.28: Thực hiện thao tác nhả phanh tay

• Tự động kéo phanh tay: bật công tắc đai an toàn (SEAT BELT) trạng thái OFF (màn hình LCD xuất hiện chữ “S”), đồng thời di chuyển công tắc số về vị trí P Hệ thống sẽ tự động kéo phanh tay

• Tự động nhả phanh tay: bật công tắc đai an toàn (SEAT BELT) trạng thái ON (màn hình LCD không xuất hiện chữ “S”), đồng thời di chuyển công tắc số về vị trí D và xoay biến trở đến khi phần trăm ga trên màn hình LCD lớn hơn 6% Hệ thống sẽ tự động nhả phanh tay

QUY TRÌNH THÁO LẮP, KIỂM TRA HỆ THỐNG PHANH TAY ĐIỆN TỬ

Quy trình tháo lắp hệ thống phanh tay điện tử trên xe Honda Civic 2016

5.1.1 Tháo lắp bộ phận chấp hành của hệ thống phanh tay điện tử

• Tiến hành tháo bánh xe sau

• Tháo bộ truyền động phanh tay điện tử

Hình 5.1: Tháo bộ truyền động phanh tay điện tử o Tháo giắc điện (A) o Tháo bộ truyền động phanh tay điện tử (B)

▪ Sử dụng vít lắp mới (C) trong khi lắp lại

▪ Trong quá trình lắp lại, phủ trục xoay (D) bằng mỡ bôi trơn bộ truyền động o Tháo vòng đệm (E) ra khỏi thân cùm phanh (F)

▪ Phải thay vòng đệm khi tháo bộ truyền động phanh tay điện tử

▪ Khi lắp bộ truyền động, phải đảm bảo không có vật lạ trên bề mặt tiếp xúc và vòng đệm trước khi lắp

• Lắp lại các bộ phận đã tháo

Tiến hành lắp các bộ phận theo thứ tự ngược lại với lúc tháo

• Kiểm tra bộ phận chấp hành sau khi lắp o Bật chế độ ON o Kéo và nhả phanh tay 2 lần, đèn báo hệ thống phanh phải tắt

Nếu đèn báo hệ thống phanh không tắt, kiểm tra kết nối giắc cắm bộ truyền động phanh tay điện tử o Bật chế độ LOCK

5.1.2 Quy trình nhả cưỡng bức phanh tay điện tử

Việc nhả cưỡng bức được thực hiện khi hệ thống có vấn đề hư hỏng và không thể nhả phanh tay

• Tiến hành tháo bánh xe sau

• Tháo bộ truyền động phanh tay điện tử

• Nhả cưỡng bức phanh tay điện tử

Sử dụng đầu tuýp E11 TORX, xoay trục xoay (A) theo chiều kim đồng hồ cho đến khi phanh tay được nhả

Hình 5.2: Trục xoay của bộ chấp hành phanh tay điện tử

5.1.3 Quy trình tháo lắp, kiểm tra công tắc phanh tay điện tử

• Tháo giắc cắm từ công tắc đến bộ điều khiển

• Tháo công tắc phanh tay điện tử o Tháo cụm công tắc phanh tay điện tử/giữ phanh tự động (A)

Hình 5.3: Tháo cụm công tắc phanh tay điện tử o Tháo công tắc giữ phanh tự động (A)

Hình 5.4: Tháo công tắc phanh tay điện tử

• Lắp lại các bộ phận đã tháo ngược lại với quy trình tháo

• Kiểm tra công tắc phanh tay điện tử

55 o Kiểm tra, đo thông mạch giữa các chân công tắc theo từng vị trí công tắc theo bảng

Hình 5.5: Các chân công tắc phanh tay điện tử Honda Civic 2016

Bảng 5.1 Trạng thái các chân của công tắc phanh tay điện tử trên xe Honda Civic 2016 o Nếu công tắc không hoạt động như trong bảng, thay công tắc mới

Quy trình tháo lắp hệ thống phanh tay điện tử trên xe Mazda CX-5 2018

5.2.1 Tháo lắp bộ điều khiển phanh tay điện tử

• Đo điện áp các chân của bộ điều khiển phanh tay

Hình 5.6: Các chân của công tắc phanh tay điện tử Mazda CX-5 2018

Hình 5.7: Các chân của bộ điều khiển phanh tay Mazda CX-5 2018

Bảng 5.2 Thông số các chân của bộ điều khiển phanh tay điện tử CX-5

Chân giắc cắm Kết nối với Điều kiện kiểm tra Tên chân Tác dụng

1C Ắc quy Dưới bất kì điều kiện

B+ Chân nối giữa chân 1C của bộ điều khiển phanh tay và ắc quy

1H Ắc quy Dưới bất kì điều kiện

1H của bộ điều khiển phanh tay và ắc quy

Bộ truyền động motor phanh tay (RH)

Công tắc phanh tay điện tử ở vị trí trung gian

6 - 7V Chân nối giữa chân 1M của bộ điều khiển phanh tay và chân B của bộ phanh tay điện tử (RH)

Phanh tay đang nhả khi công tắc phanh tay điện tử được đẩy xuống

Phanh tay đang được kéo khi công tắc phanh tay điện tử được kéo lên

1P Bộ truyền động motor phanh tay (RH)

Công tắc phanh tay ở vị trí trung gian

6 - 7V Chân nối giữa chân 1P của bộ điều khiển phanh tay và chân

A của bộ phanh tay (RH)

Phanh tay đang nhả khi công tắc phanh tay điện tử được đẩy xuống

58 kéo khi công tắc phanh tay điện tử được kéo lên 1R Đèn báo tích hợp trên công tắc phanh tay điện tử Đèn báo sáng B+ Chân nối giữa chân 1R của bộ điều khiển phanh tay và chân công tắc phanh tay điện tử L Đèn báo tắt 1V trở xuống

1U Bộ truyền động motor phanh tay (LH)

Công tắc phanh tay ở vị trí trung gian

6 - 7 V Chân nối giữa chân 1U của bộ điều khiển phanh tay và chân A của bộ phanh tay điện tử (LH)

Phanh tay đang nhả khi công tắc phanh tay điện tử được đẩy xuống

Phanh tay đang được kéo khi công tắc phanh tay điện tử được kéo lên

1W Công tắc phanh tay điện tử

Công tắc phanh tay điện tử ở vị trí trung gian

4.3 V Chân nối giữa chân 1W của bộ điều khiển

Công tắc phanh tay điện tử bị đẩy xuống

4.3 V phanh tay và chân H của công tắc phanh tay điện tử

Công tắc phanh tay điện tử được kéo lên

1Z Bộ truyền động motor phanh tay (LH)

Công tắc phanh tay điện tử ở vị trí trung gian

6 - 7V Chân nối giữa chân 1Z của bộ điều khiển phanh tay và chân

B của motor phanh tay (LH)

Phanh tay đang nhả khi công tắc phanh tay điện tử được đẩy xuống

Phanh tay đang được kéo khi công tắc phanh tay điện tử được kéo lên

1AB IG1 relay IG OFF 1V trở xuống Chân nối giữa chân 1AB bộ điều khiển phanh tay và relay IG1

2C Ground Dưới bất kỳ điều kiện nào

1V trở xuống Chân nối giữa chân 2C của bộ điều khiển phanh tay và mass 2D Công tắc Auto

Công tắc Auto Hold ở vị trí trung gian

4.5V Chân nối giữa chân 2D bộ điều khiển phanh tay và chân

D công tắc phanh tay điện tử

Công tắc Auto Hold được nhấn xuống

2F Module liên quan đến CAN

Không thể xác định bằng cách đo điện áp

2G Module liên quan đến CAN

Không thể xác định bằng cách đo điện áp

2H GND Dưới bất kỳ điều kiện nào

1V trở xuống Chân nối giữa chân 2C của bộ điều khiển phanh tay và GND

Công tắc phanh tay điện tử điện tử ở vị trí trung gian

2K của bộ điều khiển phanh tay và chân C của công tắc phanh tay điện tử

Phanh tay đang nhả khi công tắc phanh tay điện tử được đẩy xuống

Phanh tay đang được kéo khi công tắc phanh tay điện tử được kéo lên

2L Công tắc phanh tay điện tử

Công tắc phanh tay điện tử ở vị trí trung gian

3.1V Chân nối giữa chân 2L của bộ điều khiển phanh tay và chân

G của công tắc phanh tay điện tử

Phanh tay đang nhả khi công tắc phanh tay điện tử được đẩy xuống

Phanh tay đang được kéo khi công tắc phanh tay điện tử được kéo lên

2Q Công tắc phanh tay điện tử

Công tắc phanh tay điện tử ở vị trí trung gian

1.2V Chân nối giữa chân 2Q của bộ điều khiển phanh tay và chân E của công tắc phanh tay điện tử

Phanh tay đang nhả khi công tắc phanh tay điện tử được đẩy xuống

Phanh tay đang được kéo khi công tắc phanh tay điện tử được kéo lên

• Quy trình tháo lắp bộ điều khiển phanh tay điện tử o Bật công tắc IG (động cơ không hoạt động) o Nhả phanh tay o Tắt công tắc IG o Tháo cực âm ắc quy o Tháo các giắc kết nối đến bộ điều khiển phanh tay điện tử

Hình 5.8: Tháo các giắc kết nối đến bộ điều khiển phanh tay điện tử o Tháo các đai ốc

Hình 5.9: Tháo các đai ốc o Tháo bộ điều khiển phanh tay điện tử o Lắp lại theo thứ tự ngược với lúc tháo

5.2.2 Tháo lắp motor phanh tay điện tử

• Bật công tắc IG (động cơ không hoạt động)

• Tháo cực âm ắc quy

• Ngắt kết nối giắc cắm bộ truyền động motor phanh tay điện tử

Hình 5.10: Tháo giắc cắm bộ truyền động motor phanh

Hình 5.11: Tháo các bu lông đai ốc

• Tháo bộ truyền động, motor phanh tay

• Lắp theo thứ tự ngược lại khi tháo

5.2.3 Kiểm tra công tắc phanh tay điện tử

• Đo thông mạch các chân của công tắc

Hình 5.12: Các chân của công tắc phanh tay điện tử Mazda CX-5 2018

Hình 5.13: Sơ đồ công tắc phanh tay điện tử Mazda CX-5 2018

Hình 5.14: Trạng thái các chân công tắc phanh tay điện tử của Mazda CX-5 2018

• Nếu trạng thái các chân không đúng trong bảng, thay công tắc phanh tay điện tử

• Kiểm tra đèn trên công tắc phanh tay điện tử Đèn được tích hợp trên công tắc phanh tay điện tử o Tháo công tắc phanh tay điện tử o Đặt điện áp dương của ắc quy vào chân I của công tắc phanh tay điện và chân J với cực âm ắc quy o Kiểm tra đèn đã sáng Nếu đèn không sáng, thay công tắc phanh tay

Hình 5.15: Đèn của công tắc phanh tay điện tử

• Kiểm tra đèn báo Đèn báo được tích hợp trên công tắc phanh tay điện tử o Tháo công tắc phanh tay điện tử o Đặt điện áp dương của ắc quy vào chân K của công tắc phanh tay và chân L với cực âm ắc quy o Kiểm tra đèn báo sáng Nếu đèn không sáng, thay công tắc phanh tay

Hình 5.16: Đèn báo của công tắc phanh tay điện tử

Khi ở chế độ bảo dưỡng, khe hở giữa má phanh và đĩa phanh rộng

Khi chế độ bảo dưỡng hoàn tất, phanh tay điện tử thực hiện tự động điều chỉnh khe hở Với tính năng tự động điều chỉnh phanh tay, bộ truyền động motor điện có thời gian hoạt động lâu hơn bình thường

Chuyển sang chế độ bảo dưỡng

Khi thực hiện quy trình, xe đang nằm trên mặt đất, chặn bánh trước và bánh sau để tránh cho xe có thể di chuyển khi nhả phanh tay

• Bật công tắc IG (động cơ không hoạt động)

• Tắt công tắc IG, sau đó bật công tắc IG (động cơ không hoạt động) trong vòng 5 giây trong khi vẫn duy trì điều kiện sau: o Nhấn công tắc phanh tay điện tử o Đạp hết bàn đạp ga

• Kiểm tra đèn báo phanh tay sáng và đang ở chế độ chuyển sang chế độ bảo dưỡng

Kết thúc chế độ bảo dưỡng

• Bật công tắc IG (động cơ không hoạt động)

• Tắt công tắc IG, sau đó bật công tắc IG (động cơ không hoạt động) trong vòng 5 giây trong khi vẫn duy trì điều kiện sau: o Kéo công tắc phanh tay điện tử lên o Đạp hết bàn đạp ga

• Kiểm tra đèn báo phanh tay tắt và chế độ bảo dưỡng kết thúc

Ngày đăng: 26/09/2024, 10:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w