1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008

156 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE HONDA CIVIC 2008
Tác giả Lương Hữu Phước, Nguyễn Văn Quý Trọng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thành Tuyên
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 13,89 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI (25)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (25)
    • 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (25)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận (26)
    • 1.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của bài tiểu luận (26)
      • 1.4.1. Cơ sở lý thuyết của bài tiểu luận (26)
      • 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu (26)
    • 1.5. Kết cấu của bài báo cáo (26)
    • 1.6. Tình hình nghiên cứu các đề tài về mô hình hệ thống điều hòa không khí trước đây (27)
      • 1.6.1. Ưu điểm các mô hình (28)
      • 1.6.2. Nhược điểm các mô hình (29)
      • 1.6.3. Những điểm nên cải tiến (29)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (30)
    • 2.1. Tình hình chung của thị trường ô tô và dòng xe Honda Civic trong nước và ngoài nước (30)
      • 2.1.1. Ngành công nghiệp và thị trường ô tô trên thế giới (30)
      • 2.1.2. Ngành công nghiệp và thị trường ô tô tại Việt Nam (30)
      • 2.1.3. Thị trường dòng xe Honda Civic trên thế giới (31)
      • 2.1.4. Thị trường dòng xe Honda Civic tại Việt Nam (32)
    • 2.2. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trên xe (33)
      • 2.2.1. Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô (33)
      • 2.2.2. Các loại điều khiển trong hệ thống điều hòa không khí ô tô (34)
    • 2.3. Hệ thống điều hòa tự động (40)
      • 2.3.1. Các thành phần có trong một hệ thống điều hòa tự động (40)
      • 2.3.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa tự động (41)
      • 2.3.3. Hoạt động của điều hòa tự động trên Xe Honda Civic 2008 (43)
    • 2.4. Cấu tạo tổng quát - nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa không khí (44)
      • 2.4.1. Cấu tạo tổng quát hệ thống điều hòa không khí ô tô (44)
      • 2.4.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí ô tô (45)
    • 2.5. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, chức năng của các bộ phận chỉnh trong hệ thống điều hòa không khí ô tô (46)
      • 2.5.1. Cụm dàn nóng (46)
      • 2.5.2. Lõi dàn lạnh (48)
      • 2.5.3. Két sưởi (50)
      • 2.5.4. Hộp dàn lạnh (50)
      • 2.5.6. Ly hợp từ (61)
      • 2.5.7. Van tiết lưu (63)
      • 2.5.8. Bình lọc tách ẩm (65)
      • 2.5.9. Mắt gas (67)
      • 2.5.10. Hệ thống đường cao áp và đường thấp áp (67)
      • 2.5.11. Cảm biến áp suất kép (68)
    • 2.6. Phân loại các kiểu hệ thống điều hòa ô tô (70)
      • 2.6.1. Trên các dòng xe ô tô (70)
      • 2.6.2. Trên các dòng xe Honda và trên Honda Civic 2008 (72)
    • 2.7. Phân loại theo cách điều khiển hệ thống điều hòa ô tô (73)
      • 2.7.1. Trên các dòng xe ô tô (73)
      • 2.7.2. Trên các dòng xe Honda và trên Honda Civic 2008 (75)
    • 2.8. Các loại gas điều hòa ô tô (76)
      • 2.8.1. Gas lạnh R12 (76)
      • 2.8.2. Gas lạnh R134a ............................................ Error! Bookmark not defined. 2.9. Các phần mềm hỗ trợ được sử dụng (77)
      • 2.9.1. SolidWorks (78)
      • 2.9.2. AutoCad (78)
      • 2.9.3. Arduino (79)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ (81)
    • 3.1. Thực trạng trên mô hình cũ (81)
      • 3.1.1 Các chi tiết được sử dụng lại (81)
      • 3.1.2. Các chi tiết cần được mua mới (85)
    • 3.2. Các công việc tháo dỡ, chỉnh sửa, thi công và lắp đặt mô hình (89)
      • 3.2.1. Khung Mô hình (89)
      • 3.2.2. Thiết kế, bảng điều khiển Mica hiển thị của mô hình (91)
      • 3.2.3. Tiến hành lắp đặt các thiết bị lên khung (92)
      • 3.2.4. Thay dầu máy nén (93)
      • 3.2.5. Vệ sinh – thay đổi vị trí bình lọc ẩm (94)
      • 3.2.6. Tiến hành đi dây điện từ bộ điều khiển điều hòa đến các cơ cấu chấp hành và chân đo kiểm trên bảng Mica (94)
      • 3.2.7. Kiểm tra bộ điều khiển điều hòa (105)
      • 3.2.8. Thiết kế trục kết nối trục motor trộn khí với cánh trộn khí (107)
    • 3.3. Thiết kế, thi công bảng mạch giả lập tín hiệu của hộp PCM (108)
      • 3.3.1. Các linh kiện dùng cho bảng mạch giả lập tín hiệu điều khiển PCM (109)
      • 3.3.2. Đọc giá trị cảm biến nhiệt độ dàn lạnh (114)
      • 3.3.3. Thiết kế, giả lập cảm biến nhiệt độ trong xe (116)
      • 3.3.4. Nguyên lý hoạt động của bảng mạch giả lập tín hiệu hộp PCM (119)
    • 3.4. Đánh giá mô hình sau khi hoàn thiện (121)
  • CHƯƠNG 4: CÁC NỘI DUNG THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH (123)
    • 4.1. Nạp gas hệ thống (123)
      • 4.1.1. Các dụng cụ cần thiết cho quá trình nạp gas (123)
      • 4.1.2. Quy trình nạp lại gas thực tế vào hệ thống điều hòa trên mô hình (123)
    • 4.2. Đo kiểm tra điện áp của các bộ phận trong hệ thống (127)
      • 4.2.1. Kiểm tra điện áp toàn bộ hệ thống (128)
      • 4.2.2. Kiểm tra điện áp các motor trợ động (128)
    • 4.3. Các bài thực hành theo dõi quá trình vận hành của hệ thống khi bật công tắc tạo (139)
      • 4.3.1. Mục đích (139)
      • 4.3.2. Những lưu ý trong quá trình thực hành (139)
      • 4.3.3. Các thao tác thực hành (139)
      • 4.3.4. Các PAN được tạo (140)
      • 4.3.5. Phiếu thực hành (141)
    • 4.4. Các tình trạng lỗi và hư hỏng thường gặp trên hệ thống điều hòa ô tô (145)
    • 4.5. Bảo dưỡng - Sử dụng hiệu quả và tối ưu hệ thống điều hòa không khí (147)
      • 4.5.1. Bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí (147)
      • 4.5.2. Sử dụng hiệu quả, tối ưu hệ thống điều hòa không khí (148)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 125 5.1. Kết luận (149)
    • 5.3. Những vấn đề chưa thực hiện được trên mô hình (150)
    • 5.4. Hướng phát triển của đề tài (150)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (152)
  • PHỤ LỤC (155)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận - Trình bày và làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết, hiểu rõ về các bộ phận, chi tiết trong hệ thống điều hòa không khí nói chung và trên dòng xe Honda Civic 20

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tình hình chung của thị trường ô tô và dòng xe Honda Civic trong nước và ngoài nước

2.1.1 Ngành công nghiệp và thị trường ô tô trên thế giới Ô tô là một trong những phương tiện di chuyển đang xem như là chủ yếu nhất, được sử dụng rộng rãi và nhiều nhất trên thế giới Từ những loại xe hai cửa nhỏ gọn, những dòng xe chở khách và đến cả những dòng xe chuyên cho việc chở hàng, tất cả mục đích chính của ô tô cũng là giúp con người có thể di chuyển thuận tiện, nhanh chóng từ nơi này đến nơi khác dù khoảng cách gần hay xa và cả việc vận chuyển hàng hóa công nghiệp

Hình 2.1: Công nghiệp sản xuất ô tô trên thế giới Thị phần của ô tô ngày càng tăng cho thấy việc sử dụng ô tô ngày càng nhiều nên các tiện nghi, để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng khi sử dụng xe thì phải ngày càng được cải thiện cũng như cải tiến Và hệ thống điều hòa trên ô tô là một trong những hệ thống quan trọng trên xe, giúp làm cho không khí trong xe luôn được lưu thông, thay đổi được nhiệt độ để hành khách có thể cảm thấy thoải mái nhất trong khi sử dụng phương tiện tại các nước khác nhau ở trong từng khí hậu khác nhau

2.1.2 Ngành công nghiệp và thị trường ô tô tại Việt Nam

Nhu cầu sử dụng ô tô tại Việt Nam trong những năm qua ngày càng cao Mình chứng bằng việc chỉ trong năm 2023, số lượng xe ô tô được đăng ký là 6.312.439 xe và

7 con số này nhiều hơn so với năm 2022 là 400.000 xe [1] Từ đó thấy được việc người dùng mong muốn sở hữu một chiếc xe là ngày càng cao Từ việc tránh nắng, mưa trong từng điều kiện thời tiết, hay vận chuyển hàng hóa mà người tiêu dùng sở muốn sở hữu một chiếc xe tùy vào nhu cầu mục đích cá nhân của họ

Hình 2.2: Công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam

2.1.3 Thị trường dòng xe Honda Civic trên thế giới

Nhắc đến ô tô thì chúng ta không thể không nhắc đến hãng xe Honda đang là một trong những hãng xe chiếm thị phần lớn trên toàn cầu Nổi bật với mẫu xe kiểu dáng thể thao, động cơ mạnh mẽ là dòng xe Honda Civic mang lại cho người lái cảm giác thích thú khi vận hành Với lịch sử phát triển hơn 50 năm, trải qua 10 thế hệ thì Honda Civic đã được người dùng tin tưởng, chọn mua với khoảng 27,4 triệu xe được bán ra (tính đến tháng 12/2021) và nếu tính đến hiện nay (tháng 3/2024) thì con số này sẽ tăng thêm với sức ảnh hưởng của dòng xe này [2]

Một trong những tiện ích khi nhắc đến ô tô thì sẽ nhắc đến hệ thống điều hòa Và hệ thống điều hòa trên dòng honda Civic cũng như vậy Người dùng khi mua dòng xe này không chỉ muốn sở hữu cho mình một dòng xe mạnh mẽ, tốc độ, thể thao mà cũng sở hữu cho mình một hệ thống điều hòa mát mẻ, làm lạnh nhanh hay lạnh sâu khi sử dụng Như thế chúng ta có thể thấy được dòng xe Honda Civic mang lại nhiều lợi ích, tiện nghi cho người dùng như thế nào

8 Hình 2.3: Mẫu xe Honda Civic (2023)

2.1.4 Thị trường dòng xe Honda Civic tại Việt Nam

Với việc thị phần ô tô ngày càng tăng cao thì không ngạc nhiên thì các hãng xe truyền thống có mặt ở Việt Nam từ lâu điều bán những dòng xe phù hợp với mức kinh tế của người tiêu dùng Và trong đó không thể không nhắc đến hãng xe Honda – một trong những hãng xe lâu đời và chiếm thị phần cao tại thị trường Việt Nam với việc bán được 23.800 xe (trong năm 2023) [2] Thế nhưng mẫu Honda Civic lại không được người tiêu dùng lựa chọn nhiều Với phong cách thể thao, khối động cơ mạnh mẽ, các tính năng an toàn đa dạng, và điểm yếu duy nhất là giá xe cho Honda Civic là hơn 2 tỉ đồng nhưng người dùng lại sở hữu một dòng xe có hộp số sàn thay vì hộp số tự động Đó dường như là điểm trừ lớn nhất của dòng xe này

Gác lại những khuyết điểm đó, Honda Civic mang lại cho người dùng nhiều sự tiện nghi cũng như thoải mái, tiêu biểu là hệ thống điều hòa lạnh có thể làm lạnh nhanh, giữ nhiệt lâu, làm lạnh sâu cũng như có thể chọn chế độ nhiệt độ tự động mang lại cho người dùng sự thoải mái nhất khi sử dụng Điển hình như vào mùa nóng, hệ thống điều hòa giúp làm mát không khí trong xe, giúp cho người ngồi trên xe cảm giác thoải mái, mát mẻ Vào mùa đông, chế độ sưởi được chọn giúp cho không khí trong xe được làm ấm lên, tránh được cảm giác lạnh của nhiệt độ bên ngoài Hay đặc biệt hơn là chế độ sưởi sấy kính lái, giúp đánh tan đi hơi nước bám trên kính lái trước và kính sau, giúp cho người lái có thể lái xe an toàn hơn, không cần phải dùng khăn lau khi có hơi nước bám vào

9 Hình 2.4: Mẫu xe Honda Civic (2008)

Với sự phát triển ngày càng nhanh của thế giới, cũng như tại Việt Nam thì xu hướng mỗi gia đình sở hữu một chiếc ô tô là việc hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai Cho nên vậy, các xe thế hệ sau này đã có những cải tiến hơn, hay cả hệ thống điều hòa cũng có những cải tiến để có thể phù hợp hơn với cuộc sống, với từng vùng, từng loại điều kiện khí hậu ở mỗi đất nước mà dòng xe đó được sử dụng.

Giới thiệu tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trên xe

2.2.1 Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô

Hình 2.5: Hệ thống điều hoà không khí trên ô tô (trong khoang xe) Điều hòa không khí là một trong các hệ thống đóng vai trò quan trọng, hữu ích, và cần thiết bậc nhất trên xe ô tô Nó không chỉ giúp làm mát không khí trong xe vào

10 mùa nóng, và các khoảng thời gian có thời tiết oi bức nóng nực mà còn giúp sửa ấm người ngồi trong xe, làm cho nhiệt độ trong xe trở nên ấm áp và mùa đông, hay còn có thể làm tan sương bán trên kính lái, kính sau xe vào những ngày nồm ẩm, những thời điểm xe đi vào trời mưa Bên cạnh điều chỉnh nhiệt độ thì hệ thống điều hòa không khí còn có thể điều chỉnh đảm bảo được lượng độ ẩm bên trong xe

Ngoài chức năng có thể điều chỉnh được nhiệt độ và độ ẩm trong xe theo mong muốn của người sử dụng, hệ thống điều hòa không khí còn giúp cho người ngồi trong xe có thể thoải mái hơn không chỉ vào mức nhiệt độ mong muốn mà còn có thể điều chỉnh được hướng gió của cửa ra hệ thống điều hòa tùy vào mục đích mà người dùng muốn điều chỉnh Hơn nữa còn có thể điều khiển được lấy gió trong xe hay ngoài xe tùy vào điều kiện thời tiết, tùy vào độ trong sạch của môi trường hay tùy vào lúc xe đi vào từng điều kiện cụ thể mà người dùng mong muốn lấy gió trong xe hoặc lấy gió ngoài xe Góp phần giúp làm cải thiện chất lượng không khí trong xe, mà còn có thể lọc sạch bụi mịn, đảm bảo không khí lưu thông trong khoang xe luôn được trong sạch, mát mẻ, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu [3]

2.2.2 Các loại điều khiển trong hệ thống điều hòa không khí ô tô

2.2.2.1 Điều khiển nhiệt độ trong xe

* Điều khiển nhiệt độ kiểu hòa trộn không khí

- Điều khiển làm lạnh không khí

Hình 2.6: Điều khiển làm lạnh không khí

11 Điều khiển làm lạnh không khí trong xe lúc này hoạt động chính dựa vào quá trình trao đổi nhiệt Khi công tắc khởi động ở vị trí on, lúc này động cơ chưa hoạt động

Hệ thống điều hòa chỉ có quạt lồng sóc hoạt động nhưng máy nén không hoạt động nên làm cho nhiệt độ trong xe lúc này không được thay đổi Khi đề máy, động cơ hoạt động, lúc này máy nén được quay nhờ sợ kéo của puly trục khuỷu thông qua dây curoa nối giữa puli trục khuỷu với puli trục máy nén

Khi người sử dụng bật nút A/C trên bảng điều khiển điều hòa, lúc này ly hợp từ đóng, cùng với hoạt động của máy nén làm cho môi chất lạnh được nén thành khí có áp suất cao và đi vào dàn lạnh Ở tại giàn lạnh sẽ diễn ra quá trình trao đổi nhiệt Khi người sử dụng chọn mức nhiệt độ càng thấp làm cánh trộn khí mở càng nhiều ở két lầm lạnh nên cho ra dòng không khí lạnh Đồng thời nhờ hoạt động của quạt lồng sốc giúp đưa khí lạnh từ dàn lạnh vào trong khoang xe thông qua các cửa gió làm cho nhiệt độ trong xe giảm, người ngồi trên xe sẽ cảm thấy thoải mái trong thời tiết oi bức

- Điều khiển làm ấm không khí

Hình 2.7: Điều khiển làm ấm không khí Cũng tương tự như điều khiển làm lạnh, điều khiển làm ấm không khí cũng hoạt động dựa trên cơ chế trao đổi nhiệt Khi người dùng xoay chọn nhiệt độ càng cao hay chọn chế độ làm ấm thì làm cho motor trộn khí hoạt động và xoay cánh trộn khí mở nhiều về két sưởi, đóng nhiều về két làm lạnh để có thể có được nhiệt độ phù hợp khi người chọn hay thiết lập Ở đây két sưởi tạo ra không khí có nhiệt độ cao bằng cách

12 lấy nước làm mát động cơ được hâm nóng bởi động cơ nên không khí đi qua két sưởi được nhận lượng nhiệt này [3]

* Điều khiển nhiệt độ kiểu hòa trộn không khí

Hình 2.8: Kiểu điều khiển nhiệt điện trở Trong kiểu điều khiển này, dàn lạnh được trang bị một cảm biến nhiệt độ ngắt lạnh để cảm ứng, đo nhiệt độ của gió sau khi qua dàn lạnh Đồng thời hệ thống được trang bị thêm một cảm biến nhiệt độ trong xe Khi nhiệt độ trong xe tăng lên (điện trở giảm), bộ điều khiển nhận biết tín hiệu A/C đang ở trạng thái ON nên phát tín hiệu cho relay đóng, làm cho ly hợp từ đóng, máy nén hoạt động, bắt đầu làm lạnh Và ngược lại với quá trình trên là quá trình ngưng làm lạnh [3]

- Điều khiển hút ẩm không khí

Hình 2.9: Điều khiển hút ẩm không khí

13 Điều khiển hút ẩm đóng vai trò là một trong những điều khiển quan trọng bậc nhất trong hệ thống điều hòa ô tô giúp làm giảm độ ẩm trong hoang xe và từ đó mang lại cho người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu

Như chúng ta đã biết khi không khí nóng đi qua giàn lạnh làm giảm nhiệt độ thì lúc này xảy ra hiện tượng ngưng tụ và tạo thành các giọt sương, lớp hơi nước bám trên cánh tản nhiệt của dàn lạnh Lúc này hơi nước ngưng tụ sẽ được hấp thụ qua một khay chứa nước và sẽ được đưa ra bên ngoài thông qua đường ống từ hộp dàn lạnh

2.2.2.2 Điều khiển hướng gió, không khí trong xe

- Các hướng khí bên trong xe Đa phần trên các dòng xe hầu như có kết cấu giống nhau về hướng khí của hệ thống điều hòa ô tô Hướng khi ở đây được hiểu là hướng gió mà từ giàn lạnh thổi ra vào khoang xe nhờ vào quạt lồng sóc thông qua các đường ống khí Hướng của các dòng khí thổi vào khoang xe được thiết kế sao cho đem lại người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu, phù hợp với từng điều kiện với tiết và nhu cầu của mỗi người dùng Các hướng gió được thay đổi thông qua nút bấm trên bảng điều khiển điều hòa Trên các dòng xe điều khiển cơ, chúng ta bắt gặp các núm xoay, vặn để thay đổi các hướng khí

Hình 2.10: Các hướng gió trong hệ thống điều hòa không khí ô tô Để có thể hiểu hơn về các hướng khí trong xe, chúng ta có thể tham khảo bảng 2.1 sau để có thể hiểu rõ hơn vị trí cũng như luồng hướng khí dẫn đến vị trí nào của người dùng thông qua hình 2.9 [4]

Bảng 2.1: Bảng biểu thị vị trí – chức năng các hướng gió

Thứ tự Hướng gió Chức năng

1 Khoảng không gian Làm mát chính tại khoảng không gian phía

14 phía trước người dùng trước người dùng

Khoảng không gian phía trước và dưới chân người dùng

Làm mát chính tại khoảng không gian phía trước và dưới chân người dùng

3 Khoảng không dưới chân người dùng

Làm mát chính tại khoảng không gian dưới chân người dùng

4 Khoảng không dưới chân người dùng

Chế độ sưởi ấm, làm ấm tại khoảng không gian chính là dưới chân người dùng cũng như

5 Kính lái trước Sấy kính lái trước tránh trường hợp bị đọng sương, hơi nước lên kính lái trước

6 Kính lái sau Sấy kính lái trước tránh trường hợp bị đọng sương, hơi nước lên kính lái sau

2.2.2.3 Điều khiển lấy gió, tốc độ quạt gió, lọc bụi bẩn Đối với việc lấy gió vào xe, thông thường sẽ dùng một motor quạt hút không khí bên ngoài đưa vào khoang xe thông qua của xả và cửa hút [3]

Hình 2.11: Điều khiển lấy gió Người sử dụng có thể điều khiển, chọn cách lấy gió trong xe hoặc ngoài xe thông qua hai nút bấm trên bảng điều khiển điều hòa

Hình 2.12: Nút lấy gió ngoài xe (trái) – Nút lấy gió trong xe (phải)

- Điều khiển từng tốc độ quạt gió

Tốc độ quạt trong hệ thống điều hòa hoạt động sự trên hoạt động của quạt lồng sóc được gắn trong hộp quạt đồng thời kết hợp với bộ transistor công suất để từ đó có thể thay đổi được tốc độ quạt một cách dễ dàng

Hệ thống điều hòa tự động

2.3.1 Các thành phần có trong một hệ thống điều hòa tự động

Cũng tương tự như hệ thống điều hòa cơ hay hệ thống điều hòa điều khiển bằng điện tử không có chế độ Auto, thì hệ thống điều hòa tự động cũng có các bộ phận chính như:

- Cụm dàn nóng ( gồm dàn nóng và quạt dàn nóng);

- Hộp quạt lồng lốc (gồm có motor trợ động lấy gió, Transistor công suất điều khiển tốc độ quạt, motor quạt lồng sốc);

- Hộp dàn lạnh (lõi dàn lạnh, van tiết lưu, motor trợ động hướng khí, motor trợ động trộn khí, cảm biến nhiệt độ dàn lạnh);

- Module điều khiển điều hòa;

Tuy nhiên khác với hệ thống điều hòa thường, hệ thống điều hòa tự động hoạt động dựa trên thu thập thông tin từ các cảm biến được bố trí cho hệ thống, từ đó module điều khiển dựa vào các tín hiệu nhận được để điều khiển đóng ngắt máy nén, cùng với điều khiển các các motor được thiết kế, bố trí Một số chi tiết, thiết bị được trang bị trên hệ thống điều khiển điều hòa mà trên hệ thống điều hòa thường không có:

- Cảm biến nhiệt độ trong xe;

- Cảm biến nhiệt độ ngoài xe;

- Cảm biến bức xạ mặt trời;

- Motor trợ động lấy gió (có thiết kế các chân trong bộ motor khác với motor trong hệ thống điều hòa thường) [5]

2.3.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa tự động

Hình 2.14: Sơ đồ khối hệ thống điều hòa tự động Như đã đề cập, hệ thống điều hòa tự động hoạt động dựa trên, hệ thống điều hòa tự động hoạt động dựa trên sự điều khiển của module điều khiển điều hòa tự động điều khiển cách lấy gió, hướng khí, điều khiển đóng mở máy nén cũng như điều khiển được giữ mức nhiệt độ ổn định khi người sử dụng đã thiết lập nhiệt độ Sự điều khiển này được cung cấp nhờ các tín hiệu từ các cảm biến được bố trí cần thiết trong hệ thống điều hòa tự động [3]

- Khi không chọn điều hòa tự động, các mức tốc độ quạt gió, hướng gió, cũng như cách lấy gió điều hòa toàn do người dùng chọn, không có sự can thiệp hay điều khiển từ module điều khiển điều hòa Khi người dùng chọn một nhiệt độ nào đó (giả sử chọn 25 độ C), lúc này cánh trộn khí được điều khiển bởi motor trộn khí sẽ giữ ở vị trí hòa trộn giữ khí đi qua dàn lạnh và khí đi qua bộ sưởi sao cho mức nhiệt độ mong muốn là 25 độ

18 được duy trì và nhiệt độ thực tế gần như đạt mong muốn nhất

- Khi người sử dụng chọn chế độ điều hòa tự động (Auto) và chọn nhiệt độ 25 độ

C, lúc này cảm biến nhiệt độ trong xe thu thập tín hiệu nhiệt độ trong xe truyền xe gửi đến module điều khiển điều hòa, sẽ tiến hành xử lý và đóng ngắt ly hợp từ trong máy nén khi nhiệt độ trong xe đạt được mức nhiệt độ mong muốn Cùng với quạt lồng sốc sẽ hoạt động hết công suất để đạt được mức nhiệt độ đã thiết lập Sau khi đạt được mức nhiệt độ mong muốn, quạt lồng sốc sẽ giảm tốc độ về mức êm ái nhất cho người dùng Đồng thời các cảm biến như cảm biến nhiệt độ ngoài xe, hay cảm biến mặt trời cũng cung cấp các tín hiệu để có thể điều khiển hướng khí cũng như cách lấy gió làm sao phù hợp nhiệt độ, cũng như tạo được sự thoải mái cho người ngồi trên xe [6]

2.3.3 Điều khiển nhiệt độ không khí cửa ra (TAO) Để nhanh chóng điều chỉnh nhiệt độ trong xe theo nhiệt độ đặt trước, ECU nhận các thông tin được gửi từ các cảm biến (Cảm biến nhiệt độ trong xe, cảm biến nhiệt độ nước ngoài trời, cảm biến bức xạ mặt trời) và tín hiệu cài đặt nhiệt độ ECU xử lý tín hiệu, tính toán và đưa ra giá trị nhiệt động không khí của ra (TAO) [7] Để đạt được giá trị TAO thì ECU sẽ gửi tín hiệu điều khiển để điều khiển chọn dẫn khí vào, điều khiển tốc độ quạt và điều khiển vị trí cánh trộn khí

Hình 2.15: Công thức điều khiển nhiệt độ không khí cửa ra (TAO)

Nhiệt độ không khí của ra (TAO) được hạ thấp trong những điều khiển sau: + Nhiệt độ trong xe cao hơn;

+ Nhiệt độ bên ngoài xe cao;

+ Nhiệt độ đặt trước thấp hơn;

+ Cường độ ánh sáng mặt trời lớn

2.3.3 Hoạt động của điều hòa tự động trên Xe Honda Civic 2008

Trên Honda Civic 2008 được trang bị hệ thống điều hòa tự động với khả năng điều khiển thông minh, có thể tự điều chỉnh tốc độ, hướng lấy gió, hướng khí trong xe sao cho phù hợp với từng điều kiện khí hậu cũng như mức nhiệt độ mà người sử dụng mong muốn khi chọn

Hệ thống điều hòa tự động hoạt động dựa trên tín hiệu từ PCM kết hợp cùng bộ điều khiển điều hòa khi thực hiện các thao tác để từ đó điều khiển được các motor cũng như chế độ quạt gió Các tín hiệu được PCM thu thập từ các cảm biến được trang bị cần thiết cho hệ thống điều hòa như: Cảm biến nhiệt độ trong xe, cảm biến nhiệt độ ngoài xe, cảm biến bức xạ mặt trời, cảm biến tan băng,… Từ các tín hiệu này PCM tính toán thừ đó có thể xuất ra tín hiệu cần thiết và đủ để có thể điều khiển các motor cần thiết cho hệ thống điều hòa

Hệ thống điều hòa tự động trên Honda Civic 2008 hoạt động với dải nhiệt độ từ 19℃ đến 30℃ cùng với chế độ Cool và Hot Quạt gió trên hệ thống điều hòa hoạt động với 7 cấp độ, và có 4 chế độ hướng khí gồm: trước mặt, chân, mặt và chân, sưởi cùng với kết hợp chế độ sấy kính lái trước và kính lái sau Hai chế độ lấy gió là lấy gió trong và lấy gió ngoài Và cuối cùng là là chế độ auto, tự động điều chỉnh nhiệt độ, hướng gió tùy theo điều kiện thời tiết mà các cảm biến thu thập được

Hình 2.16: Các nút bấm trên hệ thống điều hòa tự động Honda Civic 2008 Để có thể hiểu hơn về từng nút trên bảng điều khiển hệ thống điều hòa tự động Honda Civic 2008 [4], cùng tìm hiểu thông qua bảng sau:

20 Bảng 2.2: Chức năng các nút bấm trên bảng điều khiển hệ thống điều hòa tự động

Nút, Núm vặn Chức năng

1 Núm vặn điều chỉnh nhiệt độ

2 Nút bật chế độ auto

3 Màn hình hiển thị thông tin hệ thống điều hòa

4 Nút thay đổi hướng gió

5 Núm vặn điều chỉnh tốc độ quạt gió

6 Nút tắt hệ thống điều hòa

7 Nút sấy kính lái trước

8 Nút lấy gió trong xe

9 Nút lấy gió ngoài xe

10 Nút sấy kính lái sau

11 Nút A/C bật-tắt ly hợp từ để cho hệ thống lạnh

Cấu tạo tổng quát - nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa không khí

Hình 2.17: Sơ đồ tổng thể hệ thống điều hòa không khí Honda Civic 2008

21 Cũng như cấu tạo của hệ thống điều hòa không khí phổ biến hiện nay, thì hệ thống điều hòa không khí trên Honda Civic về tổng quan cũng có các thành phần như:

1 Expansion Valve (Van tiết lưu)’;

2 Blower Fan (Quạt lồng sốc);

3 Evaporator (Thiết bị bay hơi);

4 Evaporator temperature sensor (Cảm biến nhiệt độ bay hơi);

6 A/C Compressor (Máy nén điều hòa);

7 Receiver/Dryer Desiccant (Thiết bị hút ẩm/ thiết bị sấy);

8 A/C Condenser (Dàn nóng điều hòa);

9 A/C pressure sensor (Cảm biến áp suất kép)

2.4.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí ô tô

Môi chất làm lạnh bắt đầu từ giàn lạnh (tại đây môi chất sẽ có nhiệt độ thấp, áp suất thấp và tồn tại ở thể hơi), sau đó môi chất làm lạnh sẽ được máy nén (6) nén lại và đưa đến giàn nóng (8) (tại đây môi chất sẽ tồn tại ở thể hơi nhưng có nhiệt độ cao và áp suất cao) [8]

- Sau khi môi chất làm lạnh đến dàn nóng sẽ ngưng tụ từ thể hơi thành thể lỏng Tại giàn nóng còn được trang bị thêm quạt gió để giúp quá trình trao đổi nhiệt được hiệu quả hơn

- Sau khi qua dàn nóng, môi chất làm lạnh sẽ đi qua bình lọc tách ẩm (7), tại đây môi chất làm lạnh sẽ được lọc hết hơi ẩm có trong nó

- Sau đó môi chất làm lạnh sẽ đi qua van tiết lưu (1), van này sẽ điều tiết lưu lượng của môi chất làm lạnh nhiều hay ít Sau khi đi qua van tiết lưu môi chất sẽ được hạ thấp áp suất xuống và được chuyển từ thể lỏng sang thể hơi Trong quá trình bốc hơi, môi chất làm lạnh sẽ hấp thụ nhiệt trong khoang cabin xe làm cho nhiệt độ trong khoang cabin xe giảm xuống

- Cuối cùng môi chất làm lạnh sẽ tồn tại ở thể hơi, có nhiệt độ cao và áp suất thấp được đưa về máy nén và bắt đầu chu trình làm lạnh mới

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, chức năng của các bộ phận chỉnh trong hệ thống điều hòa không khí ô tô

hệ thống điều hòa không khí ô tô

Cấu tạo hệ thống điều hòa không khí trên Honda Civic 2008 cũng giống như hệ thống điều hòa không khí trên các dòng xe, các hãng xe khác, cũng có các bộ phận, thiết bị quan trọng như: Máy nén, ly hợp từ, dàn nóng, dàn lạnh, van tiết lưu, bình lọc tách ẩm, và các thiết bị khác như: các cảm biến, độ điều khiển điều hòa, … Nhưng không hẳn là giống nhau hoàn toàn từng hãng xe, hay từng dòng xe sẽ sử dụng cũng là thiết bị đó, bộ phận đó nhưng sẽ sử dụng khác hãng sản xuất với nhau, khác số hiệu, mẫu mã,… [4]

Riêng về Honda Civic nói chung hay về dòng xe Honda Civic nói riêng thì cũng có các bộ phận, thiết bị như của các hãng xe khác, nhưng có sự khác biệt về mẫu mã, kiểu dáng, tính chất sử dụng mà nhà sản xuất nhắm đến khi sử dụng từng bộ phận đó cho hệ thống điều hòa không khí Honda Civic 2008

Hình 2.18: Cụm dàn nóng Trong đó:

1 Dàn ngưng tụ 6 Môi chất ra

2 Cửa vào dàn nóng 7 Khí lạnh

3 Khí nóng 8 Quạt dàn nóng

4 Môi chất vào 9 Đường ống

5 Cửa ra 10 Cánh tản nhiệt

23 Giàn nóng A/C là bộ trao đổi nhiệt được thiết kế dạng lá tản nhiệt mỏng và ống bằng nhôm, được uốn dẻo thành dạng hình chữ U liên tiếp nhau xuyên qua các tấm tản nhiệt Thiết kế các lá đóng vai trò tản nhiệt cho hệ thống cũng như tăng diện tích tỏa nhiệt tối đa, đồng thời giảm diện tích chiếm chỗ của hệ thống Hiểu rõ hơn thì thiết kế trên giúp làm lạnh khí ga bằng cách cho khí đi qua các ống cùng với lá tản nhiệt để tách nhiệt ngưng tụ khí ga thành ga lỏng khí nó được làm mát bằng quạt tản nhiệt [3]

Hình 2.19 Dàn nóng trên Honda Civic 2008 Công dụng chính của quạt giàn nóng là thổi gió đi qua giàn nóng để tải nhiệt cho giàn nóng Quạt dàn nóng hoạt động khi hệ thống điều hòa hoạt động Nó phải hoạt động trong điều kiện có nhiệt độ cao, bụi bẩn nhiều nên yêu cầu phải có độ bền tốt chịu được môi trường khắc nghiệt

Hình 2.20: Quạt dàn nóng trên Honda Civic 2008

Làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao bị nén bởi Lốc điều hòa và chuyển nó thành môi chất dạng lỏng có lẫn một ít ở trạng thái khí ở trạng thái nhiệt

24 độ và áp suất cao

Trong quá trình hoạt động, máy nén sẽ nén môi chất thành thể khí ở nhiệt độ cao và áp suất cao và đưa vào dàn ngưng tụ [3]

Trong suốt quá trình này, nhiệt từ môi chất lạnh được truyền qua các cánh tản nhiệt và sẽ được giảm một phần nhờ có quạt giàn nóng và luồng khí lạnh đi vào Vì có sự giảm nhiệt độ này nên môi chất sẽ dần chuyển thành thể lỏng có nhiệt độ và áp suất thấp hơn Nhờ áp suất lớn của máy nén, môi chất làm lạnh ở thể lỏng có áp suất cao này chảy ra từ lỗ thoát ở phía dưới giàn ngưng tụ, đi qua ống dẫn đến bình lọc tách ẩm

Giàn lạnh hay rõ hơn là lõi giàn lạnh xe ô tô được cấu tạo là một dạng ống kim loại và lá tản nhiệt bằng nhôm được đặt ở trong vỏ điều hòa không khí Các lá mỏng hút nhiệt này được bám sát tiếp xúc trực tiếp quanh ống dẫn môi chất lạnh hay còn gọi là ga lạnh

Hình 2.21: Hoạt động của lõi giàn lạnh Cửa vào của gas lạnh được bố trí ngay bên dưới giàn lạnh và cửa ra được bố trí trên giàn lạnh nhằm gia tăng tối đa khả năng hấp thụ nhiệt, trong khi thể tích được thu gọn tối thiểu

Thông thường, giàn lạnh điều hòa sẽ được lắp đặt ngay dưới bảng đồng hồ Bên dưới giàn lạnh sẽ có một khay chứa hơi nước ngưng tụ rơi xuống từ các cánh kim loại tản nhiệt Hơi nước ngưng tụ này sau đó sẽ được đưa ra ngoài thông qua một đường ống dẫn Điều này giúp làm mất đi độ ẩm trong cabin xe và giúp không khí bên trong xe luôn khô thoáng [3]

Có 2 kiểu lõi dàn lạnh phổ biến:

Hình 2.22: Các loại kiểu lõi giàn lạnh

Hình 2.23: Lõi giàn lạnh sử dụng trên Honda Civic 2008

Dàn lạnh sẽ được lắp đặt ở vị trí phù hợp để có thể thổi khí lạnh vào trong xe Với tính chất của môi chất là khi ở thể khí, chúng sẽ hấp thụ nhiệt từ không khí xung quanh, làm giảm mạnh nhiệt độ vùng không khí xung quanh nó Sau đó nhờ các motor trợ động mà khí lạnh này sẽ được thổi vào cabin

Một hỗn hợp ga dạng lỏng và dầu đi vào lõi giàn lạnh thông qua ống đầu vào lõi giàn lạnh và tiếp tục đi ra khỏi lõi giản lạnh thông qua ống đầu ra lõi giàn lạnh dưới dạng hơi Trong quá trình vận hành của máy nén A/C, dòng không khí từ quạt gió được làm mát và sấy khô khi nó đi qua các lá tản nhiệt ở lõi giàn lạnh [3]

Két sưởi là một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí Két sưởi đóng vai trò là một thiết bị tạo ra hơi nóng, nhiệt độ cao để làm ấm không khí trong xe khi vào thời tiết lạnh, hay kết hợp với không khí lạnh từ lõi dàn lạnh để có thể cho ra được nhiệt độ không khí phù hợp với mong muốn của người sử dụng khi bật A/C [3]

Két sưởi được cấu tạo gồm các đường ống, cánh tản nhiệt và vỏ Việc chế tạo các đường ống dẹt, nhỏ, sẽ cải thiện được việc dẫn nhiệt và truyền nhiệt cho hệ thống

Két sưởi tạo ra không khí có nhiệt độ cao bằng cách lấy nước làm mát động cơ được hâm nóng bởi động cơ nên không khí đi qua két sưởi được nhận lượng nhiệt này Đồng thời được quạt lồng sốc thổi không khí nóng này vào khoang xe nên tạo ra được luồng không khí có nhiệt độ cao, ấm

Các bộ phận trong hộp dàn lạnh Honda Civic 2008:

1 Heater Unit (Bộ phận sưởi);

2 Evaporator Core (Lõi bay hơi);

3 Sunlight Sensor (cảm biến bức xạ mặt trời);

4 Blower Unit (Bộ phận thổi);

5 Recirculation control motor (Motor trợ động lấy gió trong);

6 Dust and pollen filter (Lọc điều hòa);

7 Mode control motor (Motor trợ động hướng gió);

8 Climate control unit (Bộ điều khiển điều hòa);

10 In-car temperature sensor (Cảm biến nhiệt độ trong xe)

11 Evaporator temperature sensor (Cảm biến nhiệt độ bay hơi)

12 Air mix control Motor (motor trợ động trộn khí);

Hình 2.25: Cấu tạo hộp dàn lạnh trên Honda Civic 2008

2.5.4.1 Bộ phận sưởi: Thực hiện chức năng đưa luồng khí sưởi đến kính lái hay sưởi cho không khí trong xe khi người dùng bật chức năng sưởi, hay sưởi kính [4]

Phân loại các kiểu hệ thống điều hòa ô tô

2.6.1 Trên các dòng xe ô tô

2.6.1.1 Theo vị trí lắp đặt

- Lắp đặt hệ thống điều hòa ở trước:

Hình 2.51: Hệ thống dàn lạnh trước Kiểu lắp đặt hệ thống điều hòa ở trước là kiểu phổ biến nhất ở hầu hết trên các dòng xe Cửa gió ra của hệ thống điều hòa được lắp đặt tại mặt taplo ở hàng ghế trước, hầu hết có vai trò làm mát cả không gian trong xe và ảnh hưởng nhiều nhất đối với hàng ghế trước [3]

Kiểu lắp đặt này có thể được phân làm hai loại là điều hòa một vùng và điều hòa hai vùng Thuật ngữ này có nghĩa là điều hòa một vùng được hiểu chỉ có thể điều chỉnh nhiệt độ, mức gió, của cả hệ thống điều hòa qua bộ điều khiển không phân biệt điều chỉnh cho bên trái hay bên phải Kiểu điều hòa này được bố trí hầu hết trên các dòng xe ô tô phân khúc hạng A, B và trên các dòng xe tải

47 Hình 2.52: Hệ thống dàn lạnh đa vùng

Còn điều hòa hai vùng độc lập có nghĩa là hai bên tại hàng ghế trước có thể được điều khiển hệ thống điều hòa độc lập với nhau Lúc này tài xế và hành khách ngồi ở hàng ghế trước sẽ có thể tự chủ động điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ gió sao cho phù hợp với mình mà không ảnh hưởng đến người ngồi bên cạnh Kiểu điều hòa này được bố trí trên các dòng xe ô tô phân khúc hạng C - D hay trên các dòng xe sang

- Lắp đặt hệ thống điều hòa kép (cả phía trước và sau)

Kiểu điều hòa kép được hiểu là sự kết hợp lắp đặt dàn lạnh cả trước và sau được đặt trong khoang hành lý trên xe Không khí từ kiểu điều hòa này được thổi từ cửa gió phía trước hay cả từ của gió phía sau Với loại điều hòa này sẽ cho hiệu suất làm lạnh cao hơn và làm lành nhanh hơn, nhiệt độ sẽ đều hơn tại mọi vị trí trong khoang xe , đồng thời không khí cũng được phân bổ điều khớp trên xe Thường loại này được bố trí trên các dòng xe 7 chỗ

Hình 2.53: Hệ thống dàn lạnh sau

- Lắp đặt hệ thống điều hòa kép treo trần

Kiểu hệ thống điều hòa kéo treo trần là sự kết hợp giữa dàn lạnh đặt ở trước với dàn lạnh đặt trên trần xe Việc bố trí, lắp đặt kiểu hệ thống điều hòa này góp phần làm tăng không gian trong xe mà vẫn đảm bảo được sự phân bố đều lượng không khí cũng như hiệu suất làm lạnh được tối ưu khi bật hệ thống điều hòa Kiểu bố trí hệ thống điều hòa dạng này trên các dòng xe khách từ 16 chỗ trở lên [3]

Hình 2.54: Hệ thống dàn lạnh trên trần xe

2.6.2 Trên các dòng xe Honda và trên Honda Civic 2008

Trên các dòng xe Honda hầu hết điều điều được bố trí hệ thống điều hòa đặt phía trước, điều này là phù hợp với đại đa số các dòng xe mà hãng này sản xuất Được phân bố, lắp đặt tập trung trên các dòng xe như: Honda City, Honda Civic, Honda Brio,… Hơn nữa hệ thống lắp đặt kiểu kép cũng được bố trí trên các dòng xe của hãng, tiêu biểu nhất là Honda Accord và trên các dòng xe SUV như: CR-V, HR-V, BR-V,…

Trên Honda Civic 2008 cũng được hãng bố trí kiểu điều hòa đặt phía trước, và điều khiển thông qua cụm điều khiển điều hòa được đặt ở bảng taplo hàng ghế trước để người lái hay người sử dụng ở ghế phụ dễ dàng điều chỉnh Với hệ thống điều hòa kiểu đặt phía trước trên Honda Civic 2008 được bố trí 4 cửa gió ra ở mặt trước taplo hàng ghế trước Bốn cửa gió này đóng vai trò đưa luồng không khí làm lạnh trong hệ thống đi vào khoang xe, giúp làm thay đổi nhiệt độ trong xe

49 Hình 2.55: Hệ thống dàn lạnh trước trên dòng xe Honda Civic 2008

Kiểu điều hòa này được bố trí trên dòng xe Honda Civic 2008 là hoàn toàn hợp lý vì so với giá bán thì công dụng và tính năng, hiệu suất làm mát mà loại điều hòa này mang lại là hoàn toàn phù hợp [4]

Phân loại theo cách điều khiển hệ thống điều hòa ô tô

2.7.1 Trên các dòng xe ô tô

2.7.1.1 Hệ thống điều hòa điều khiển bằng tay (điều hòa cơ)

Phương pháp điều khiển bằng tay được sử dụng phổ biến trên hầu hết các dòng xe trước đây, hay kể cả một vài dòng xe thuộc phân khúc hạng A vẫn còn sẽ dụng phương pháp điều khiển này

Phương pháp này hoạt động bằng thao tác tay của người sử dụng tác động lên các công tắc, cần gạt để điều chỉnh nhiệt độ, hướng gió, hay hướng lấy gió, tốc độ quạt

Từ các công tắc, cần gạt, núm xoay này, được nối đến các hộp quạt, hộp lành thông qua dây cáp, từ đó khi thay đổi, tác động vật lý lên các thiết bị này sẽ làm cho nhiệt độ, hướng lấy gió, tốc độ quạt cũng thay đổi thông qua cơ cấu dây cáp Đây là phương pháp cũ, hiện nay ít được sử dụng do một phần không làm đa dạng được hệ thống điều hòa cũng như không thể làm được trên hệ thống điều hòa tự động nên cũng đã được các hãng dẫn loại bỏ

50 Hình 2.56: Điều hòa điều khiển bằng cơ Để có thể hiểu hơn về phương pháp điều khiển điều hòa bằng tay (điều hòa cơ), cùng làm rõ phương pháp điều khiển này thông qua bảng sau từ hình 2.51

Bảng 2.3: Bảng chức năng các vị trí của hệ thống điều khiển cơ

Nút, Công Tắc, Núm Xoay Chức năng

1 Núm xoay thay đổi hướng khí trong xe

2 Nút A/C bật và tắt hệ thống điều hòa

3 Núm xoay thay đổi tốc độ quạt trong xe

4 Núm xoay thay đổi nhiệt độ trong xe

5 Cần gạt thay đổi cách lấy gió vào xe

2.7.1.2 Hệ thống điều hòa điều khiển tự động (AUTOMATIC)

Phương pháp điều khiển tự động (điều hòa tự động) hoạt động dựa vào tín hiệu từ hộp ECU từ các cảm biến kết hợp với tín hiệu điều khiển từ bộ điều khiển điều hòa để có thể điều khiển nhiệt độ, tốc độ quạt gió, hướng gió, hướng lấy khí bằng điện tử, có chế độ tự động điều chỉnh cho phù hợp với nhiệt độ, điều kiện môi trường

Lúc này hệ thống sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến cần thiết cho hệ thống điều hòa tự động được bố trí quanh xe như: Cảm biến bức xạ mặt trời, cảm biến nhiệt độ trong xe, cảm biến nhiệt độ ngoài xe, cảm biến tan băng Các tín hiệu từ các cảm biến này sẽ truyền ECU đồng thời với bộ điều khiển để điều chỉnh thông số, định mức đã được nhà sản xuất thiết lập sẵn Từ đó hệ thống có thể tự điều chỉnh theo đúng với điều kiện từ môi trường

Từ phương pháp điều khiển tự động này mà hệ thống điều hòa hai hay đã vùng độc lập ra đời Hệ thống điều hòa điều khiển tự động giúp cho hệ thống điều hòa trên xe trở nên đa dạng hơn, hiện đại hơn, đồng thời giúp năng suất làm lạnh cũng như mức độ thoải mái cho hành khách cũng trở nên cải thiện hơn

Hình 2.57: Hệ thống điều hòa điều khiển tự động Để hiểu hơn về phương pháp điều khiển điều hòa tự động (AUTOMATIC), cùng làm rõ phương pháp điều khiển này thông qua bảng 2.3 từ hình 2.55

Bảng 2.4: Bảng chức năng các vị trí của hệ thống điều khiển tự động

Nút, Núm vặn Chức năng

1 Núm vặn điều chỉnh nhiệt độ vùng bên trái

2 Nút làm mát không khí

3 Màn hình hiển thị thông tin hệ thống điều hòa

4 Nút thay đổi tốc độ quạt gió cho ca hai vùng điều hòa

5 Nút chọn thay đổi hướng khí

6 Núm vặn điều chỉnh nhiệt độ vùng bên phải

7 Nút bấm tắt hệ thống điều hòa

8 Nút bấm sấy kính sau

9 Nút bấm auto cho chế độ điều hòa tự động

10 Nút bấm sấy kính lái trước

11 Nút bấm chọn hướng gió lấy vào hệ thống

2.7.2 Trên các dòng xe Honda và trên Honda Civic 2008

Hiện nay trên các dòng xe của Honda cũng được trang bị hầu hết 2 loại là điều

52 hòa điều khiển bằng điện tử và điều hòa tự động Hầu như trên dừng dòng xe thì đều được Honda trang bị cả hai loại trên Loại điều hòa tự động sẽ có mức giá cao hơn do tính tiện lợi, tiện nghi mà hệ thống điều hòa này mang lại

Hình 2.58: Bảng điều khiển điều hòa không có chế độ Auto trên Honda Civic 2008 Riêng trên dòng xe Honda Civic 2008 cũng được trang bị hai phiên bản điều hòa Điều hòa điều khiển điện từ (không có chế độ tự động Auto) được trang bị trên dòng xe có dung tích xi lanh 1.8 và phiên bản còn lại là điều hòa tự động được trang bị trên dòng xe có dung tích xi lanh 2.0

Hình 2.59: Bảng điều khiển điều hòa không có chế độ Auto trên Honda Civic 2008

Các loại gas điều hòa ô tô

Gas lạnh điều hòa ô tô thông thường có đặc điểm, tính chất như: là chất không mùi, không ăn mòn, chất lượng ổn định, dễ bay hơi và dễ hóa lỏng Có hai loại gas được sử dụng cho đến ngày nay là R12 và R134a [9]

Là loại ga lạnh có công thức (CFC-12) được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điều

53 hòa ô tô vào những năm cuối thế kỉ XX Nhưng trong quá trình sử dụng, người ta đã phát hiện loại gas này chứa chất gây ung thư da, đồng thời khi vào không khí có khả năng hủy hoại tầng ozon Nên hiện nay hầu hết loại gas này đều không còn được sử dụng trên thị trường, thay vào đó là loại gas R134a được sử dụng rộng rãi, phổ biến Một vài loại máy nén trước đó sử dụng loại gas R12 cũng có thể sử dụng loại ga R134a thay thế [9]

Gas lạnh R134a (HFC–134a) Loại ga này có đặc tính dễ bay hơi hở nhiệt độ và áp suất thấp, đồng thời hóa lỏng và không bay hơi ở áp suất cao Nên khi làm môi chất cho điều hòa ô tô, loại gas này dễ dàng hóa lỏng hơn Ngoài ra loại gas R134a không gây nguy hại đến môi trường cũng như không có chất gây ung thu, nên được sử dụng rộng rãi ngày nay [9]

2.9 Các phần mềm hỗ trợ được sử dụng

SolidWorks là phần mềm thiết kế 3D được tích hợp các tính năng cần thiết, kể cả các tính năng phức tạp để có thể đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng Do tính năng đa dạng, kết hợp dễ dàng thao tác nên ngày nay hầu như được sử dụng rộng rãi trong các công ty, hay trên các dự án [10]

Hình 2.62: Logo phần mềm SolidWorks Một số ưu điểm nổi trội của SolidWorks so với các phần mềm thiết kế 3D khác:

- Thiết kế chi tiết mô hình 3D;

- Là công cụ mạnh mẽ, xử lý nhanh gọn các bản thiết kế;

- Thiết kế đồng thời lắp ghép các bộ phận, chi tiết trong một sản phẩm thành một sản phẩm hoàn chỉnh trên bản vẽ 3D;

- Là công cụ có thể tạo được kích thước tự động;

- Về giao diện trực quan, dễ dàng sử dụng, tiếp cận với đại đa số người dùng Nhờ các tính năng vượt trội, đa dạng nên phần mềm SolidWorks sử dụng rộng rãi trong việc mô phỏng, tạo ra các chi tiết 3D, dùng trong lắp ráp các thành phần, lập được các chi phí khi in 3D, sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Thiết kế ô tô, đường ống, xây dựng, kiến trúc,…

AutoCad là phần mềm thiết kế 2D và cả 3D, nhưng đa phần hiện nay nhắc đến AutoCad thì người dùng đều nghĩ đến đầu tiên là phần mềm hoàn hảo cho các bản vẽ 3D tùy vào mục đích sử dụng của người dùng

Một vài tính năng quan trọng trong AutoCad được tích hợp:

- Xác định được kích thước thực tế của mô hình từ đó có thể ứng dụng xây dựng, theo đúng kích thước trên bản vẽ, giúp vẽ các bản vẽ đúng tỉ lệ;

- Có các công cụ giúp điều chỉnh kích thước và căn chỉnh giúp tăng độ chính xác hơn cho các bản vẽ;

- Có thể tính toán được số lượng vật liệu, sản xuất các chi tiết phù hợp và đúng như thiết kế trên bản vẽ so với thực tế

Hình 2.63: Logo phần mềm AutoCad AutoCad ngày nay được sử dụng rộng rãi, nhờ các tính năng đa dạng, giao diện dễ dàng sử dụng hay cả các thao tác nhập lệnh cũng dễ dàng nên việc tiếp cận với đại đa số người dùng trong lĩnh vực cần thiết cũng ngày càng dễ dàng hơn Từ các dự án nhỏ nhỏ của các bạn sinh sinh, các project cuối kỳ hay cả trong công việc khi đi làm đều hoàn toàn có thể sử dụng được phần mềm AutoCad Một vài lĩnh vực mà AutoCad được sử dụng như: thiết kế ô tô, kỹ thuật, thiết kế chế tạo máy, kiến trúc, [11]

Hình 2.64: Logo phần mềm Arduino Arduino là một nền tảng mã mở nguồn, giúp xây dựng các ứng dụng các linh kiện điện tử có thể liên kết, giao tiếp, tương tác với nhau từ đó giúp hệ thống, bảng mạch được tạo ra có thể hoạt động ổn định, chính xác, gắn kết nhau

Arduino có các bảng mạch với các loại khác nhau được sử dụng trong từng trường hợp mà người dùng muốn sử dụng, Một vài loại bảng mạch được sử dụng rộng rãi như:

56 Arduino Uno R3, Arduino Mega, Arduino Nano,… Để có thể liên kết được bảng mạch chính Arduino với các linh kiện, các cảm biến hay điều khiển các cơ cấu chấp hành thì cần thao tác nạp Code từ phần mềm mang tên Arduino IDE hỗ trợ viết Code, từ đó có thể nạp vào Bảng mạch thông qua các cổng nạp code trên bảng mạch và cổng USB trên máy tính [12]

Code trên phần mềm Arduino chủ yếu sử dụng hầu hết là ngôn ngữ lập trình C, được hỗ trợ các thư viện về các cảm biến, cac cơ cấu chấp hành được điều khiển từ đó giúp dễ dàng viết code, xử lý, từ đó giúp hoàn chỉnh hoạt động của sản phẩm

Nhờ giao diện đơn giản, tích hợp đa dạng các thư viện từ cơ bản đến phức tạp cùng với ngôn ngữ lập trình C của Code nạp giúp dễ dàng tiếp cận được đại đa số người dùng từ các bạn học sinh nhỏ tuổi, tự tìm tòi, lập trình kết nối, đến các bạn sinh viên thực hiện các bài tập nhóm, dự án mô học, các sản phẩm cho Đồ án Tốt nghiệp

THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

Thực trạng trên mô hình cũ

Sau khi tiếp nhận mô hình cũ từ GVHD là Th.S Nguyễn Thành Tuyên, thì nhóm đã tiến hành đánh giá, kiểm tra, tháo dỡ để xem rõ hơn tình trạng của mô hình

Mô hình được bàn giao lại từ GVHD cho nhóm là mô hình điều hòa không khí của dòng xe Hyundai nên sẽ có các chi tiết có thể tận dụng lại được cho mô hình mới, đồi thời cũng sẽ có các chi tiết phải mua mới để thay thế cho phù hợp với yêu cầu của mô hình

Sau khi kiểm tra sẽ có các chi tiết vẫn còn hoạt động tốt có thể được tận dụng lại cho mô hình mới Được sử dụng lại cho mô hình mới là do các bộ phận là các bộ phận tổng quát, hầu như trên các dòng xe đề đảm nhận chức năng tương tự chứ không cần phải sử dụng sản phẩm cùng loại của một hãng

3.1.1 Các chi tiết được sử dụng lại

- Khung mô hình : đã không còn bảng đo kiểm các thông số cũ để bố trí đo kiểm các chân phục vụ cho công tác giảng dạy Ngoài ra khung có dầu hiện han gỉ tại một vài vị trí, màu sơn không đều tại một vài vị trí, đồng thời tại 4 bánh xe đều bị khô dầu tại các bạc đạn dẫn đến khó di chuyển mô hình

Hình 3.1: Mô hình cũ khi nhận

58 Tuy nhiên sau khi căn chỉnh, đo đạc lại kích thước khung mô hình thì có thể tận dụng được lại khung của mô hình cũ cho mô hình mới

Trên mô hình được bố trí một động cơ ba pha giúp giả lập tạo ra tốc độ của động cơ ứng với độ quay của Puly trục khủy để có thể dẫn động kéo máy nén bằng Puly máy nén thông qua dây curoa

Hình 3.2: Động cơ điện Sau khi tiến hành kiểm tra bằng cách cấp điện cho động cơ hoạt động thông qua chuôi cắm điện bằng nguồn điện AC 220V thì quan sát thấy được động cơ quay là hoạt động bình thường, không phát sinh ra tiếng kêu trong quá trình hoạt động Nên có thể được sử dụng lại cho mô hình mới

Mô hình điều hòa không khí cũ được trang bị máy nén của một thương hiệu Nhật Bản là SANDEN CORPORATION (kí hiệu: SD – 510) với loại khí gas nạp vào hệ thống là gas R12, hầu như không còn được sử dụng trong các máy nén ngày nay Nhưng sau khi trao đổi với GVHD thì máy nén này vẫn có thể sử dụng loại gas sử dụng phổ biến hiện nay là R134a

59 Hình 3.3: Máy nén Đồng thời kết hợp với việc kiểm tra máy nén bằng cách quay Puly máy nén thấy được trong quá trình quay không phát sinh tiếng kêu, và mặt hít không bị bó ứng chặt với puli, ngoài ra nhóm còn tiến hàng cấp điện DC 12V cho máy nén thì quan sát và nghe được tiếng đóng, ngắt của ly hợp từ

Sau khi kiểm tra thì có thể kết luận được máy nén vẫn còn hoạt động được và có thể sử dụng lại được cho mô hình

Tuy nhiên vì lâu ngày không sử dụng cùng với không được bảo dưỡng đúng kỳ hạn nên lượng dầu bôi trơn trong máy nén đã cạn sau khi kiểm tra Nên khi sử dụng lại cần được bổ sung dầu bôi trơn cho máy nén để có thể giúp tăng tuổi thọ máy nén, không làm hư hại đến máy nén và hiệu suất làm lạnh của hệ thống điều hòa

- Các đường ống dẫn gas :

Các đường ống dẫn gas được trang bị đúng với kích thước tại các vị trí của các bị đến mô hình cũ

60 Hình 3.4: Các đường ống dẫn gas

Quan sát thì kiểm tra không thấy tính trạng rạn nứt, gãy, gấp khúc dẫn đến các trường hợp xì gas nên nhóm đã tận dụng lại các đường ống này , nên có thể kết luận được máy nén vẫn còn hoạt động được và có thể sử dụng lại được cho mô hình

Sau khi lắp đặt lên mô hình mới, cần quan sát thêm nếu có tình trạng rò rỉ thì các thể khắc phục kịp thời

Hình 3.5: Bình lọc tách ẩm

61 Được trang bị trên mô hình cũ để có thể lọc tách ẩm trong đường ống để đưa khí gas đến dàn lạnh, từ đó làm lạnh cho hệ thống, tránh được tình trạng đóng tuyết trên dàn lạnh, làm gây hư hỏng dàn lạnh

Bình tách ẩm sử dụng trên mô hình là bình loại bình thông dụng sử dụng phổ biến trên thị trường, trên bình tách ẩm được bố trí cảm biến áp suất kép để có thể ngắt máy nén kịp thời khi áp suất trong đường áp cao cao hơn mức tiêu chuyển

- Cụm dàn nóng (giàn nóng và quạt giàn nóng)

Giàn nóng được bố trí trên mô hình cũ có chức năng biến đổi môi chất khí ở dạng dạng khí áp suất cao thành dạng lỏng áp suất suất bằng việc kết hợp với quạt giàn nóng

Hình 3.6: Cụm dàn nóng (gồm dàn nóng và quạt dàn nóng) Quan sát kiểm tra dàn nóng thấy được trên giàn nóng không có dấu hiệu của cấn móp, lủng hay han rỉ nên có thể sử dụng lại được cho mô hình mới Đồng thời kiểm tra quạt giàn nóng thì quan sát thấy cánh quạt không bị nứt, bể, cấp nguồn điện DC 12V vào hai chân của Motor quạt dàn nóng thì thấy quạt hoạt động tốt, không bị giảm công suất đồng thời không có tiếng kêu trong quá trình hoạt động nên có thể tận dụng lại được cho mô hình mới

3.1.2 Các chi tiết cần được mua mới

Các công việc tháo dỡ, chỉnh sửa, thi công và lắp đặt mô hình

- Vẽ khung mô hình trên phần mềm SolidWorks để có cái nhìn trực quan nhất về cấu trúc, kích thước của khung mô hình

Sau khi đo đạc, khung mô hình cũ, tiến hành vẽ đúng thông số để có thể thể hiện được các số liệu, kích thước của khung qua bản vẽ 2D và dựng hình 3D của khung Một vài chi tiết thừa của trên khung mô hình cũ được loại bỏ nên trên khung mô hình mới sẽ thoáng và bố trí phù hợp hơn đối với mô hình mới Kích thước của khung với số liệu kích thước là 80*80*120 (cm)

Hình 3.11: Khung mô hình được dựng 3D lại

- Sau khi đo đạc và vẽ được khung của mô hình, tiến hành xuất bản vẽ 3D qua 2D và ghi kích thước để có thể biểu hiện rõ về từng kích thước của khung mô hình

- Loại sơn được sử dụng để sơn lại mô hình là loại sơn NAM THỊNH 250ml sử dụng trên thị trường Loại sơn này thuộc loại sơn sắt thép, có độ bám cao, màu sơn là màu xanh dương đậm có thể sơn phủ lên màu sơn cũ và làm mới lại khung mô hình.

66 Hình 3.12: Loại sơn để sơn mô hình

- Sơn lại khung mô hình:

Do có dấu hiệu han rỉ tại các chi tiết, cùng với màu sơn cũ của khung bị nhạt nên nhóm đã tiến hành chà nhám các vị trí bị han gỉ, và sơn lại khung mô hình Việc sơn lại khung mô hình giúp cho mô hình được mới hơn, đồng thời tránh được tình trạng bị rỉ tại các mối hàn diễn ra tiếp tục, đảm bảo được tính thẩm mĩ cho mô hình

Hình 3.13: Sơn lại khung mô hình Bên cạnh đó, tại các bạc đạn bánh xe của khung mô hình, nhóm đã tiến hành tra dầu bôi trơn để các bánh xe hoạt động tốt hơn, giúp dễ dàng di chuyển mô hình

67 Hình 3.14: Màu sơn mô hình sau khi sơn lại

3.2.2 Thiết kế, bảng điều khiển Mica hiển thị của mô hình

Nhắm mục đích có thể hiểu, bao quát được toàn bộ mô hình, hay có thể xem giao diện cũng như điều khiển các chế độ theo mong muốn trên mô hình, cùng với đo đạc các đầu dây một cách dễ dàng, nên cần thiết kế bảng mica để có thể thể hiện tổng quát được các chi tiết như bộ điều khiển điều hòa, các bảng mạch được lập trình, các thiết bị bảo vệ của hệ thống, hay các giắc để đo kiểm từ bảng điều hòa Để tiết kiệm được thời gian, công cắt, khoét lỗ, đo đọc nếu thao tác trực tiếp trên tấm bảng mica mới, đồng thời hạn chế được tính thẩm mĩ cho mô hình, nên Bảng mica đã được nhóm thiết kế, đo đạc và vẽ 2D trên phần mềm AutoCad, từ đó có thể gửi đến tiệm để nhờ cắt, và in đúng như thiết kế trên bản vẽ 2D

Ngoài ra sử dụng phần mềm AutoCad thiết kế, vẽ bảng Mica cho mô hình cũng giúp bảo đảm được tính thẩm mĩ, vị trí các chi tiết cần bố trí và chính xác khi lắp đặt lên khung mô hình

Bảng Mica được thiết kế với chất liệu Mica, với kích thước 750*380*3(mm), có độ dẻo cũng như độ cong nhất định Bảng mica dễ dàng lắp lên mô hình và bắt dính vào khung bằng bắn vít vào khung

68 Hình 3.15: Bảng mica được thiết kế (trên) và sau khi lắp đặt (dưới)

3.2.3 Tiến hành lắp đặt các thiết bị lên khung

Sau khi đã mua đủ các thiết bị còn thiếu cho mô hình, tiến hành hệ sinh và ước lượng kích thước để lên phương án lắp đặt các thiết bị lên khung

Theo sơ đồ bố trí của hệ thống, đồng thời kết hợp với tính khả thi, dễ dàng quan sát, sử dụng thì nhóm đã quyết định lắp hộp quạt lồng sốc bên trái và phần hộp dàn lạnh bên phải theo hướng quan sát từ ngoài nhìn vào mô hình Để có thể giữ được các thiết bị trên khung mô hình, tiến hành lắp các vít và đai ốc tại các vị trí được bố trí của thiết bị hệ thống Đồng thời linh hoạt, bắt các PAD chữ

69 V(1) có thiết kế sẵn các lỗ tròn vào khung để có thể lắp nối được vít và xiết đai ốc giữ được thiết bị hệ thống với PAD trên khung mô hình

Hình 3.16: Gắn các pad cố định hộp dàn lạnh lên khung mô hình

Hơn nữa tại đáy của thiết bị, cũng như phần mặt trước trên của thiết bị bố trí các thanh sắt (2) để có thể giúp giữ cố định chặt và phân bố tải trọng của thiết bị chứ không để một hay nhiều điểm chịu toàn bộ khối lượng của mô hình

Hình 3.17: Thay dầu máy nén

70 Sau khi kiểm tra mức dầu trong máy nén cho kết luận là cần thay toàn bộ dầu bôi trơn của máy nén Tiến hành các thao tác cho công việc thay dầu máy nén

Loại dầu bôi trơn của máy nén được sử dụng là loại dầu SANDEN chuyên dụng cho máy nén của hệ thống điều hòa không khí

Nếu sử dụng đúng máy nén trên xe honda Civic 2008 thì loại dầu máy nén được khuyên sử dụng là: SANDEN SP-10

Một số lưu ý khi thay dầu máy nén:

+ Để tránh sự nhiễm bẩn, không đổ ngược dầu vào hộp đựng một khi đã trút ra và không bao giờ được trộn với những loại dầu lạnh khác;

+ Ngay lập tức sau khi sử dụng dầu, lắp lại nắp đậy hộp đựng và bịt kín để tránh hấp thụ hơi ẩm;

+ Không làm đổ dầu làm lạnh lên xe, dầu có thể làm hỏng sơn nếu chúng rơi lên sơn, nên hãy rửa sạch ngay tức thì

3.2.5 Vệ sinh – thay đổi vị trí bình lọc ẩm

Trên mô hình cũ bình tách ẩm có dấu hiệu bụi bám dơ, đồng thời vị trí cũng chưa đủ để gắn liên kết các ống gas nên cần thay đổi vị trí bình tách ẩm để phù hợp hơn với vị trí lắp đặt của ống gas vào van tiết lưu

3.2.6 Tiến hành đi dây điện từ bộ điều khiển điều hòa đến các cơ cấu chấp hành và chân đo kiểm trên bảng Mica

3.2.6.1 Bộ điều khiển điều hòa

Hình 3.18: Các chân trong module điều khiển điều hòa Honda Civic 2008

Trước tiên, cần xem và phân tích sơ đồ chân của bộ điều khiển điều hòa tại tài liệu hướng dẫn sửa chữa của Honda Civic 2008

71 Như đã phân tích, Bộ điều khiển điều hòa có số chân điều khiển trong giắc cắm là 32 chân, tuy nhiên cũng sẽ có một vài chân không có chức năng nhiệm vụ trong bộ điều khiển điều hòa, nên trên sơ đồ chân, hay trong sơ đồ mạch điện cũng sẽ không thể hiện tên của chân đó

3.2.6.2 Phân tích chân trong giắc bộ điều khiển điều hòa

Tên gọi các chân giắc cái của Module điều khiển điều hòa được làm rõ qua bảng 3.1 [4]:

Bảng 3.1: Tên chân - chức năng các chân trong module điều khiển điều hòa Honda

Kí hiệu trên sơ đồ Ý nghĩa của tên chân

2 Relay bộ làm tan sương cửa sổ sau

3 IG Chân nối từ chân IG từ công tắc máy

5 GND Chân nối đất của bộ điều khiển điều hòa về cực âm của Ắc-quy

7 S5V Điện thế chung motor điều khiển +5V

8 ETS Chân tín hiệu của cảm biến nhiệt độ dàn lạnh

9 M - Cool Chân điều khiển motor trợ động trộn khí (trộn khí mát)

10 M – Vent Chân điều khiển motor trợ động hướng khí (chế độ thông gió)

11 M - Hot Chân điều khiển motor trợ động trộn khí (trộn khí nóng)

12 M - DEF Chân điều khiển motor trợ động hướng khí (chế độ DEF)

13 BLW Chân tín hiệu điều khiển tốc độ quạt lồng sốc (bộ bán dẫn)

14 S-BLW Chân phản hồi tốc độ quạt gió

15 REC Chân điều khiển hướng Recirculate (trong xe)

16 FRS Chân điều khiển hướng Fresh (ngoài xe)

19 GND Chân mass của các cơ cấu chấp hành về bộ điều khiển điều hòa

20 Mode 4 Chế độ 4 trong motor trợ động hướng khí

21 Mode 3 Chế độ 3 trong motor trợ động hướng khí

22 Mode 2 Chế độ 2 trong motor trợ động hướng khí

23 Mode 1 Chế độ 1 trong motor trợ động hướng khí

24 SS Chân tín hiệu của cảm biến bức xạ mặt trời (Sunlight Sensor)

25 OATS Chân tín hiệu của cảm biến nhiệt độ ngoài xe

26 IATS Chân tín hiệu của cảm biến nhiệt độ trong xe

27 AMD – P Chân điện thế motor trợ động trộn khí

31 FRD – P Chân điện thế motor trợ động hướng khí

32 CAN Chân giao tiếp mạng CAN (B-CAN)

3.2.6.3 Phân tích sơ đồ mạch điện hệ thống ĐHKK Honda Civic 2008 2.0L

Trong sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa không khí xe Honda Civic 2008 gồm các thiết bị, bộ phận như [4]:

+ Relay (gồm loại 4 chân và 5 chân);

+ Hộp điều khiển điều hòa

+ Cảm biến nhiệt độ trong xe;

+ Cảm biến nhiệt độ ngoài xe;

+ Cảm biến ánh sáng mặt trời;

+ Cảm biến nhiệt độ bay hơi;

+ Motor trợ động lấy gió trong;

+ Motor trợ động hướng gió;

+ Motor trợ động trộn khí;

3.2.6.4 Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa Honda Civic 2008 2.0L

Hình 3.19: Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa Honda Civic 2008 2.0L (1)

74 Hình 3.20: Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa Honda Civic 2008 2.0L (2)

* Khi chưa bật công tắc máy :

Thiết kế, thi công bảng mạch giả lập tín hiệu của hộp PCM

Như đã phân tích ở trên, để hệ thống điều hòa không khí Honda Civic 2008 2.0L hoạt động cần phải trang bị thêm hộp PCM cũng như đồng hồ taplo để có thể hoạt động ổn định, phù hợp và đúng với yêu cầu khi được bố trí trên xe, đồng thời giúp dễ dàng đóng ngắt relay máy nén và relay quạt dàn nóng thông qua thao tác bấm nút A/C trên bộ điều khiển điều hòa Việc điều khiển được như vậy là nhờ có mạng giao tiếp CAN, giúp có thể giao tiếp giữa các hộp điều khiển với nhau, từ đó có thể truyền nhận tín hiệu để có thể xử lý là tiến hành các công việc đã được lập trình sẵn

Tuy nhiên, do kinh phi còn hạn chế, nên nhóm đã không thể trang bị thêm được hộp PCM cũng như đồng hồ Taplo để có thể làm một mô hình nguyên bản hoàn chỉnh

Từ khó khăn trên, cùng với sự trao đổi và được sự đồng ý của GVHD nên nhóm đã quyết định làm một bảng mạch giả lập tín hiệu PCM cho hệ thống điều hòa không khí Bảng mạch được tạo ra để có thể cung cấp tín hiệu điều khiển đóng ngắt ly hợp từ, bật tắt quạt dàn nóng thông qua tín hiệu cung cấp để điều khiển Module relay

85 Hình 3.35: Sơ đồ nối dây của Bảng mạch giả lập tín hiệu điều khiển PCM

3.3.1 Các linh kiện dùng cho bảng mạch giả lập tín hiệu điều khiển PCM

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu, thống nhất trong nhóm, các linh kiện được sử dụng để làm ra bảng mạch giả lập tín hiệu hộp PCM để điều khiển hệ thống điều hòa không khí gồm các linh kiện như:

Hình 3.36: Arduino Uno R3 sử dụng trong bảng mạch giả lập tín hiệu PCM Đóng vai trò quan trọng, là một thiết bị vi điều khiển để có thể lập trình, nạp

86 code điều khiển được các relay đóng ngắt, nút bấm, núm xoay, màn hình hiển thị LCD, và quan trọng nhất là tín hiệu để đóng ngắt ly hợp từ trong máy nén và đóng mở quạt dàn nóng Sử dụng Uno R3 đồng thời kết hợp với phần mềm IDE để có thể tạo nạp code vào bảng mạch [12]

3.3.1.2 Mạch cấp nguồn cho Arduino Uno hoạt động:

Trên mô hình này sử dụng module giảm áp LM2596 để giảm áp từ nguồn điện bình Ắc quy 12V xuống 5V cấp nguồn cho Arduino hoạt động ổn định

Hình 3.37: Module giảm áp LM2596 Thông số kỹ thuật Module giảm áp LM2596 như sau: [13]

+ Điện áp đầu ra: điều chỉnh từ 1.5V – 30V;

+ Dòng đáp ứng tối đa: 3A;

3.3.1.3 Biến trở điều chỉnh mức nhiệt độ: Điều hòa tự động có chức năng đóng ngắt máy nén khi nhiệt độ trong khoang xe bằng với mức nhiệt độ chọn khi sử dụng chức năng điều hòa tự động Từ đó có thể giảm đi công suất của động cơ khi không kéo thêm máy nén hoạt động Và khi nhiệt độ lệch đi cao hơn với nhiệt độ chọn khi bật điều hòa tự động thì tự động đóng ly hợp từ thông qua relay để tiến hành nén khí, tạo ra khí lạnh cho hệ thống điều hòa

- Biến trở sử dụng là loại biến trở 10k gồm có 3 chân: [14]

+ Chân Vcc: chân cấp điện 5V DC cho biến trở;

+ Chân GND: chân nối mass của biến trở;

+ Chân signal: Chân tín hiệu của biến trở;

87 Hình 3.38: Biến trở giả lập tín hiệu nhiệt độ

Biến trở giả lập lại tín hiệu nhiệt độ của bộ điều khiển điều hòa từ mức Cool đến mức HOT là hai giá trị nhiệt độ thấp nhất và cao nhất của nhiệt độ trong hệ thống điều hòa Và mức nhiệt độ hoạt động trong khoảng nóng nhất và lạnh nhất là từ 19℃ đến 31℃

Trên mô hình này màn hình LCD được sử dụng là loại màn hình LCD (16*2) có tích hợp module chuyển đổi I2C Màn hình này có nền màu vàng, chữ màu đen được thiết kế để thể hiện văn bản dạng chữ trên màn hình

Màn hình này được sử dụng vào mô hình với nhiệm vụ thể hiện được tình trạng của quạt dàn nóng, và ly hợp từ trong máy nén là có đang được bật hay không Ngoài ra còn thể hiện được mức nhiệt độ thay đổi của biến trở được sử dụng trên mô hình

Hình 3.39: Màn hình LCD tích hợp Module I2C

88 Thông số kỹ thuật của màn hình LCD1602 tích hợp I2C: [15]

+ Màu hiển thị LCD 1602: Màu vàng;

+ Bên trong tích hợp chíp HD44780 cho điều khiển LCD;

+ Dạng hiển thị: ký tự hiển thị: 2 dòng, 16 ký tự;

+ Điện áp hoạt động: 5V DC;

+ Kích thước màn hình LCD: 80mm*35mm*9mm;

+ Kích thước hiển thị: 64.5mm*16mm

Bảng 3.2: Bảng các chân trong màn hình LCD

GND Chân mass của module

VCC Chân cấp điện 5V cho Module

SDA Chân mang dữ liệu thực tế cần tuyền

SCL Chân đồng bộ hóa việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị

Module được sử dụng để điều khiển đóng ngắt các thiết bị thông qua các chân kích kết nối với vi điều khiển (trên mô hình này là Arduino Uno R3) để điều khiển đóng ngắt ở dạng tín hiệu 0 và 1 tại các chân kích trên Arduino đến các chân IN1, IN2 trên module relay [16]

Hình 3.40: Module relay 2 kênh 5V Thông số kỹ thuật của Module relay 5V 2 kênh như sau: [16]

+ Sử dụng điện áp nuôi: 5V DC;

+ Hai relay đóng ngắt ở điện thế kích bằng 0V nên có thể sử dụng cả tín hiệu

89 5V hay 3.3V, mỗi relay tiêu thụ dòng khoảng 80mA

+ Điện thế đóng ngắt tối đa: AC250V – 10A hoặc DC30V – 10A;

+ Có đèn báo đóng ngắt trên mỗi relay

Module relay 2 kênh 5V được sử dụng trên mô hình có tất cả 10 chân kết nối, nhưng trong đó chỉ sử dụng trên mô hình hệ thống điều hòa không khí Honda Civic 2008 2.0L là 8 chân (tùy vào nhu cầu sử dụng) Các chân được sử dụng (thể hiện qua hình 3.37) được thể hiện rõ chức năng từng chân qua bảng sau:

Bảng 3.3: Bảng các chân trong module relay 2 kênh 5V

1 Chân cấp điện áp 5V để module hoạt động

5 Chân cấp điện dương của quạt dàn nóng

6 Chân 12V lấy từ cầu chì quạt dàn nóng cấp cho quạt dàn nóng

7 Chân có tiếp điểm thường đóng relay 1 (không sử dụng)

8 Chân cấp điện dương cho ly hợp từ

9 Chân 12V lấy từ cầu chì ly hợp từ cấp cho ly hợp từ

10 Chân có tiếp điểm thường đóng relay 2 (không sử dụng)

3.3.1.6 Cảm biến nhiệt độ trong xe:

Cảm biến nhiệt độ trong xe trên dòng xe Honda Civic 2008 được cấu tạo là một nhiệt điện trở, giúp thu thập tín hiệu nhiệt độ trong xe khi vận hành, cung cấp dữ liệu cho hệ thống điều hòa tự động

Từ dữ liệu nhiệt độ trên xe, hệ thống so sánh được mức nhiệt độ hiện tại trong xe cùng với mức nhiệt độ mà người sử dụng mong muốn đạt được khi thực hiện chọn mức nhiệt độ trên module điều khiển điều hòa từ đó điều chỉnh mức quạt gió, vị trí hướng gió để đạt được mức nhiệt độ mong muốn, đồng thời khi nhận biết được đã đạt được mức nhiệt độ mong muốn thông qua cảm biến, PCM sẽ phát tín hiệu ngắt ly hợp từ, giúp giảm sức kéo máy nén từ động cơ, giúp tiết kiệm một phần nhiên liệu

90 Hình 3.41: Vị trí bố trí nhiệt điện trở giả lập tín hiệu cảm biến nhiệt độ trong xe

3.3.1.7 Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh

Cảm biến nhiệt độ dàn lạnh (hay cảm biến ngắt lạnh) là loại cảm biến dùng để ngắt ly hợp từ khi nhiệt độ của lõi dàn lạnh dưới 0℃ để đảm bảo cho lõi dàn lạnh không bị đóng băng tuyết, bảo vệ được máy nén, lõi dàn lạnh, cũng như toàn bộ các thiết bị của hệ thống điều hòa không khí.

Đánh giá mô hình sau khi hoàn thiện

Sau khi thực hiện tất các công việc khôi phục, thiết kế vị trí, lắp đặt mô hình lên khung, đi nối dây điện từ bộ điều khiển đến các cơ cấu chấp hành và cũng như đi dây điện đến các giắc để dễ dàng đo kiểm tra điện áp khi hoạt động Bên cạnh đó, sơn lại khung mô hình, tra dầu bôi trơn cho bạc đạn bánh xe của mô hình để dễ dàng di chuyển Đó là các công việc đã hoàn thành về phần khung mô hình cũng như lắp đặt các thiết bị lên khung

Giả lập được tín hiệu của cảm biến nhiệt độ trong xe bằng phương pháp sử dụng nhiệt điện trở NTC, đồng thời đọc được chính xác giá trị của nhiệt điện trở, cung cấp dữ liệu, thông tin nhiệt độ cho bảng mạch giả lập tín hiệu điều khiển PCM Bên cạnh đó cũng đọc được chính xác giá trị của cảm biến nhiệt độ dàn lạnh để có thể đảm bảo an toàn cho hệ thống trong quá trình vận hành

Bảng mạch giả lập tín hiệu điều khiển đóng ngắt ly hợp từ và quạt dàn nóng thì mô hình đã hoàn thiện về mặt hình thức, tiến hành cấp nguồn điện thì kiểm tra hết các

98 chức năng nút bấm của bảng điều khiển điều hòa thì các chức năng điều hoạt động bình thường, kiểm tra bảng giả lập tín hiệu PCM thì khi bấm nút A/C, mọi chức năng đã lập trình sẵn điều hoạt động ổn định Đồng thời điều khiển đóng ngắt ly hợp từ và quạt dàn nóng đúng với mức nhiệt độ yêu cầu khi chọn Ngoài ra, bảng mạch còn có thể ngắt ly hợp từ và quạt dàn nóng khi cảm biến nhiệt độ dàn lạnh báo tín hiệu nhiệt độ dưới ngưỡng cho phép

Về vận hành hệ thống, khi cập điện cho động cơ điện hoạt động, bật A/C, hệ thống điều hòa hoạt động tạo được luồng không khí mát ra từ các hộc gió, chứng tỏ rằng hệ thống làm lạnh hoạt động ổn định, nhiệt độ không khí lạnh cho ra trong dàn lạnh giao động từ 8℃ - 10℃, đúng với yêu cầu của hệ thống khi lắp đặt trên xe

Hình 3.48: Mô hình sau khi hoàn hiện và vận hành Mặt trước mô hình (trái) – Mặt sau mô hình (phải)

CÁC NỘI DUNG THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH

Nạp gas hệ thống

4.1.1 Các dụng cụ cần thiết cho quá trình nạp gas

+ Đồng hồ đo áp suất gas;

+ Các đường ống nạp gas;

+ Chai nước để xả khí gas cũ ra;

+ Ổ cắm điện để hoạt động máy hút chân không

Hình 4.1: Các dụng cụ cần thiết cho quá trình nạp ga hệ thống

4.1.2 Quy trình nạp lại gas thực tế vào hệ thống điều hòa trên mô hình

Vì hệ thống điều hòa trên mô hình đã không được sử dụng từ lâu nên tiến hành quy trình nạp gas toàn bộ lại cho hệ thống Nạp lại gas cho hệ thống phải thực hiện theo đúng quy trình, an toàn và chính xác [8]

Bước 1: Thiết lập, gắn các đường ống cần thiết cho nạp gas vào hệ thống:

Việc thiết lập các đường ống giúp có thể nạp gas hay hút gas cũ trong hệ thống điều hòa trong lúc thực hiện quá trình nạp gas cho hệ thống Đường ống màu xanh được

100 lắp đặt bên phía các van áp suất và đồng hồ áp thấp, đường ống màu đỏ được lắp đặt bên phía van cao áp và đồng hồ cao áp, đường ống màu vào được lắp vào máy hút chân không trong trường hợp hệ thống cần hút chân không và được gắn vào đầu bình gas để cung cấp gas cho quá trình nạp gas [20]

Hình 4.2: Kết nối các đường ống ga với đồng hồ áp suất (trái) và nút nạp ga (phải)

Bước 2: Tiến hành xả gas cũ còn lại trong hệ thống điều hòa:

Hình 4.3: Tiến hành xả gas cũ còn trong hệ thống Thao tác xả hết gas cũ trong hệ thống giúp làm cho hệ thống không còn gas cũ trước đó, từ đó có thể nạp gas mới hoàn toàn, lượng gas mới được nào vào là nhiều nhất

101 và giúp làm cho hiệu suất của hệ thống điều hòa sẽ được cải thiện hơn [20]

Bước 3: Hút chân không trong hệ thống điều hòa :

Hình 4.4: Hút chân không trong hệ thống Đồng hồ áp suất (trái) – Máy hút chân không (phải)

Hút chân không đóng một phần vai trò quan trọng trong quá trình nạp ga cho hệ thống điều hòa, nếu bỏ qua bước hút chân không thì khi nạp gas mới sẽ làm cho gas mới và gas cũ bị hòa trộn với nhau, làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình vận hành hệ thống [20]

Hình 4.5: Tiếp tục hút chân không Tiến hành hút chân không trong hệ thống điều hòa trong vòng 5 phút sau đó khóa van trên đường cao áp và thấp áp Sau đó quan sát đồng hồ áp suất có hiện tượng giảm áp không:

+ Nếu có hiện tượng giảm áp thì chứng tỏ có rò rỉ gas trong toàn hệ thống nên

102 cần kiểm tra và khắc phục vị trí bị rò rỉ

+ Nếu không có hiện tượng giảm áp thì hệ thống kín, không bị rò rỉ và tiếp tục hút chân không thêm 10 phút nữa

Bước 4: Tiến hành nạp gas từ bình vào hệ thống:

Sau khi hút chân không trong toàn bộ hệ thống trong đường ống, thì ghim ống nạp vào bình gas Tiến hành nạp gas vào hệ thống

Hình 4.6: Nạp ga hệ thống (Bình gas – Trái; Van gas – phải) Lắp van nạp gas thứ 3 (ống vàng) vào bình gas, sau đó khóa cả hai van áp cao và áp thấp sau khi đã lắp van vào bình gas, mở từ từ vòi của bình gas và xả khí trong ống nạp (vàng) ra để đảm bảo rằng không còn không khí trong đường ống Thao tác này cần thực hiện chậm rãi, khi có tiếng xì của gas cần khóa van lại ngay, bên cạnh đó khi thao tác cần đeo găng tay bảo hộ để tránh bị phỏng gas lạnh [20]

+ Nạp gas áp cao: lúc này động cơ không hoạt động, van áp thấp đóng và van áp cao mở hoàn toàn hết cỡ, cần nạp một lượng gas vừa đủ và sau đó đóng van áp cao lại Lưu ý cần lựa chọn bình gas, loại gas phù hợp với dung tích của từng hệ thống

+ Nạp gas áp thấp: Lúc này van cao áp đóng hoàn toàn, van thấp áp mở đồng thời đề máy động cơ, bật công tắc A/C, mức gió ở mức cao nhất, công suất máy lạnh ở mức MAX COOL Luôn theo dõi đồng hồ trong toàn bộ quá trình nạp Khi đồng hồ ở van thấp áp ở mức 1.5 - 2.5kgf/cm2 và van cao áp ở mức 14 - 16kgf/cm2 là vừa đủ Nếu bên phía đồng hồ áp thấp quá 4kgf/cm2 thì làm quá tải, hư hại đếm máy nén Toàn bộ quá trình nạp gas này cần thao tác nhanh, gọn và chính xác Cuối cùng đóng van thấp

103 áp Kết thúc quá trình nạp gas

Hình 4.7: Vặn các van áp thấp (trái) - van áp cao (phải) theo trình tự và lưu lượng Lưu ý rằng trong toàn bộ quá trình nạp gas, để đảm bảo an toàn, bình gas nên được đặt thẳng đứng, để hơi khí gas dễ dàng vào hệ thống, tránh được tình trạng gas lỏng đi vào trong Bên cạnh đó không nên nạp gas với lượng quá nhiều, vượt mức cho phép, vì dễ làm áp suất trong hệ thống cao hơn mức cho phép khi hoạt động, gây làm hỏng máy nén, các đường ống dẫn ga bị hư do áp suất cao, hay nguy cơ làm đóng băng dàn lạnh Vì vậy trong suốt quá trình nạp gas, cần luôn theo dõi, quan quát đồng hồ áp suất để biết được lượng gas mình nạp vào hệ thống đã đủ chưa [20]

Bước 5: Tháo các đường ống ra khỏi hệ thống, kiểm tra ly hợp từ, máy nén và nhiệt độ của hệ thống điều hòa sau khi nạp lại toàn bộ gas Hoàn tất quá trình nạp gas cho hệ thống

Bước 6: Kiểm tra lại hệ thống điều hòa, bật A/C để kiểm tra khả năng làm lạnh của hệ thống Nếu cảm giác lạnh không sâu, có thể là do nạp thiếu gas nên cần nạp bổ sung thêm Nếu hệ thống hoạt động bình thường, làm lạnh nhanh, lạnh sâu, thì quá trình nạp gas cho hệ thống được thực hiện tốt.

Đo kiểm tra điện áp của các bộ phận trong hệ thống

Để có thể kiểm tra điện áp toàn bộ hệ thống hay điện áp từng bộ phận, chi tiết có trong mô hình cần chuẩn bị các dụng cụ như sau:

- Nguồn điện 12V (Bình Ắc quy);

- Đồng hồ đa năng VOM;

- Các dụng cụ cần thiết liên quan đến từng hệ thống khi thực hiện đo kiểm;

4.2.1 Kiểm tra điện áp toàn bộ hệ thống

Thực hiện kiểm tra điện áp hệ thống để kiểm tra xem hệ thống điều hòa đã có nguồn điện cấp vào để hoạt động chưa, thao tác này như là yếu tố quyết định để xem tình trạng tốt hay không tốt cần khắc phục của điện áp trong hệ thống điều hòa [4]

* Các thao tác thực hiện:

- Cấp điện dương – âm vào hệ thống từ bình Ắc quy;

- Sử dụng đồng hồ VOM đo kiểm tra chân IG (3) và chân GND (5) xem có điện áp đúng với từ bình ắc-quy không

+ Trường hợp 1: Có điện áp 12V trong hệ thống khi đo điện áp từ hai chân IG – GND => Hệ thống điều hòa có đủ điện áp hoạt động

+ Trường hợp 2: Không có điện áp 12V trong hệ thống khí đo điện áp hai chân

IG – GND => Hệ thống điều hòa không có điện áp hoạt động Tiến hành kiểm tra các hạng mục như: kiểm tra giắc nối có bị lỏng không, kiểm tra dây điện có bị đứt không, kiểm tra cầu chì IG có bị hỏng không,…

4.2.2 Kiểm tra điện áp các motor trợ động

4.2.2.1 Motor trợ động lấy gió

Hình 4.8: Các chân của motor trợ động lấy khí

* Mục đích: Kiểm tra để xem tình trạng hoạt động của motor trợ động lấy gió trong ngoài có đang hoạt động ổn định, bình thường không, từ đó xác định được nguyên nhân như hỏng là từ cấu trúc cơ khí hay từ tín hiệu điện áp, để có thể dễ dàng lên phương án khắc phục kịp thời

105 Bảng 4.1: Tên các chân trong motor trợ động lấy khí

* Các thao tác thực hiện:

Tiến hành đo giá trị điện áp lần lượt ở các chân trong motor trợ động lấy gió trong ngoài, thu thập được giá trị điện áp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2: Đo kiểm chân trong motor trợ lấy lấy khí

Các cặp chân đo Chế độ hoạt động Giá trị điện áp

S5V (7) – S-com(GND:19) Khi bật công tắc IG 4.96V

FRD-P – S-COM Lấy gió trong xe

FRD-P – S-COM Lấy gió ngoài xe

* Các thao tác kiểm tra motor trợ động lấy gió:

+ Ngắt giắc cắm 7P ra khỏi motor trợ động hướng khí;

+ Đấu nguồn điện dương vào chân 1 và nguồn điện âm vào chân 2 của motor trợ động hướng khí

- Quan sát nếu motor chạy êm và dừng ở chế độ Recirculate và trường hợp đảo chiều kết nối quan sát thấy motor chạy êm và dừng ở chế độ Fresh thì kết luận được motor hoạt động tốt Sau khi quan sát thấy motor dừng hoạt động, tiến hành ngắt nguồn điện ngay tức thì [4]

- Trường hợp motor không hoạt động, tiến hành tháo rã, kiểm tra bộ liên kết và của điều khiển lấy gió

+ Tiến hành đo điện trở giữa chân số 5 và chân số 7 bằng đồ hồ đo đa năng Giá

106 trị điện trở yêu cầu nằm trong khoảng 4.2 kΩ đến 7.8 kΩ;

+ Nối lại giắc cắm 7P của motor trợ động lấy gió, bật công tắc máy, đo điện áp giữa chân số 3 và chân số 7:

- Điện áp ở chế độ Recirculate: khoảng 4.0V;

- Điện áp ở chế độ Fresh: khoảng 1.0V;

4.2.2.2 Motor trợ động lấy trộn khí

* Mục đích: Kiểm tra để xem tình trạng hoạt động của motor trợ động trộn khí có đang hoạt động ổn định, bình thường không, từ đó xác định được nguyên nhân như hỏng là từ cấu trúc cơ khí hay từ tín hiệu điện áp, để có thể dễ dàng lên phương án khắc phục kịp thời

Hình 4.9: Các chân trong motor trợ động trộn khí

Bảng 4.3: Tên các chân trong motor trợ động trộn khí

* Thực hiện: Tiến hành đo giá trị điện áp lần lượt ở các chân trong motor trợ động trộn khí, thu thập được giá trị điện áp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.4 Đo kiểm điện áp trong motor trợ động trộn khí

Các cặp chân đo Chế độ hoạt động Giá trị điện áp

S5V (7) – S-com(GND:19) Khi bật công tắc IG 4.96V

AMD-P – S-COM Vị trí mát tối đa

AMD-P – S-COM Vị trí nóng tối đa

* Các thao tác kiểm tra motor trợ động trộn khí:

+ Ngắt giắc cắm 7P ra khỏi motor trợ động hướng khí;

+ Đấu nguồn điện dương vào chân 1 và nguồn điện âm vào chân 2 của motor trợ động hướng khí

- Quan sát hoạt động của motor trợ động trộn khí, nếu motor chạy êm và dừng lại ở mức nóng tối đa và ngược lại khi đổi chiều kết nối, thấy motor chạy và dừng ở mức lạnh tối đa thì có thể kết luận motor haotj động tốt Khi quan sát thấy motor dừng lại cần ngắt nguồn điện ngay [4]

- Trường hợp motor không hoạt động, cần tháo rã, kiểm tra các bộ liên kết cả cửa điều khiển trộn khí xem có chuyển động ổn định và êm không

+ Đo điện trở giữa chân số 5 và chân số 7 Mức điện trở yêu cầu nắm trong khoảng từ 4.2 kΩ đến 7.8kΩ

+ Nối lại giắc cắm 7P của motor trợ động trộn khí, bật khóa điện Sử dụng đồng hồ đa năng đo điện áp giữ chân số 3 và 7

- Điện áp ở mức mát tối đa: khoảng 0.5V;

- Điện áp ở mức nóng tối đa: khoảng 4.5V

+ Nếu các giá trị đo điện trở cũng như điện áp không như yêu cầu quy định, tiến hành thay thế motor trợ động trộn khí mới

4.2.2.3 Motor trợ động hướng khí

* Mục đích: Kiểm tra để xem tình trạng hoạt động của motor trợ động hướng khí có đang hoạt động ổn định, bình thường không, từ đó xác định được nguyên nhân

108 như hỏng là từ cấu trúc cơ khí hay từ tín hiệu điện áp, để có thể dễ dàng lên phương án khắc phục kịp thời

Hình 4.10: Các chân trong motor trợ động hướng khí

Bảng 4.5: Bảng các chân trong motor trợ động hướng khí

* Thực hiện: Tiến hành đo giá trị điện áp lần lượt ở các chân trong motor trợ động hướng khí, thu thập được giá trị điện áp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.6: Đo kiểm điện áp các chân trong motor trợ động hướng khí

Các cặp chân đo Chế độ hoạt động Giá trị điện áp

S5V (7) – S-com(GND:19) Khi bật công tắc IG 4.96V

* Các bước kiểm tra hoạt động của Motor trợ động hướng khí

+ Ngắt giắc cắm 7P ra khỏi motor trợ động hướng khí;

+ Đấu nguồn điện dương vào chân 1 và nguồn điện âm vào chân 2 của motor trợ động hướng khí

- Quan sát nếu motor chạy êm và dường ở chế độ thống khí thì kết luận được Motor trợ động hướng khí hoạt động tốt Tương tự tiếp tục đảo kết nối và quan sát motor trợ động hướng khí chạy êm và dừng ở chế độ giải đông Khi thấy motor không còn chạy thì ngắt nguồn điện ngay tức thì [4]

- Nếu motor trợ động hướng khí không hoạt động khi thử ở bước trên, cần tháo rã, kiểm tra bộ liên kết và các cửa điều khiển xem có chuyển động êm không

+ Sử dụng đồng hồ đo đa năng, kiểm tra sự thông mạch của các chân 3, 4, 5, 6 với chân số 7 từng cặp một Trường hợp hoạt động ổn định bình thường thì có sự thông mạch trong tức thì ở từng chế độ mỗi khi motor chuyển động qua mỗi chế độ

+ Nếu không có sự thông mạch nào với phương pháp kiểm tra trên thì tiến hành thay thế motor trợ động hướng khí

4.2.2.4 Điện áp tại các mức của quạt lồng sốc

Các bài thực hành theo dõi quá trình vận hành của hệ thống khi bật công tắc tạo

- Giúp cho sinh viên có thể thực hành được trên mô hình quan sát được các lỗi thường gặp trên xe thực tế khi bật công tắc PAN;

- Luyện tập được khả năng nhận biết, suy luận để từ đó tìm ra được nguyên nhân hư hỏng, đồng thời đưa ra được hướng giải quyết thích hợp

4.3.2 Những lưu ý trong quá trình thực hành

- Kiểm tra lượng điện áp của ắc quy sao cho đảm bảo đủ điều kiện vận hành;

- Kết nối các cực dương – cực âm của mô hình đúng với các cực của bình ắc quy;

- Chỉnh các thang đo của đồng hồ VOM sao cho phù hợp với từng bài thực hành; 4.3.3 Các thao tác thực hành

- Kết nối nguồn điện bình ắc quy với mô hình hệ thống;

- Bật công tắc đánh PAN mong muốn;

- Quan sát hiện tượng xảy ra trên mô hình;

- Đo kiểm bằng đồng hồ VOM tại vị trí gặp lỗi trên hệ thống;

- Ghi chú các hiện tượng hư hỏng gặp phải, các số liệu đo được và phương án giải quyết vào phiếu thực hành

Hình 4.16: Công tắc tạo Pan (trái) – Vị trí công tắc tạo PAN (phải)

Bảng 4.9: Các PAN được tạo trên mô hình

PAN Điều kiện vận hành Hiện tượng – điện áp ghi nhận Nhận xét – kết luận

(Module điều khiển điều hòa không hoạt động)

- PAN OFF: Module điều khiển điều hòa hoạt động bình thường, màn hình hiển thị thông tin điều hòa sáng

- PAN ON: Module điều khiển điều hòa không hoạt động, màn hình hiển thị thông tin điều hòa không sáng

- NX: Không hiển thị được thông tin hệ thống điều hòa, không sử dụng được module điều khiển

- KL: Chân cấp nguồn cho Module điều khiển bị hỏng, đứt dây chân IG

(Quạt lồng sốc không hoạt động)

- PAN OFF: quạt lồng sốc hoạt động bình thường, thay đổi được tốc độ

- PAN ON: quạt lồng sốc không hoạt động

- NX: không thấy tín hiệu hoạt động từ quạt lồng sốc

- KL: không có nguồn điện đến quạt, đứt dây nguồn đến relay quạt lồng sốc

(Ly hợp từ, quạt dàn nóng không hoạt động)

- PAN OFF: bật nút A/C, ly hợp từ và quạt dàn nóng hoạt động bình thường

- NX: không tạo ra được không khí lạnh vì ly hợp từ và quạt dàn nóng không hoạt động

117 A/C, ly hợp từ và quạt dàn nóng không hoạt động

A/C(6) bị hỏng , dây tín hiệu A/C bị đứt

(Mất tín hiệu cảm biến nhiệt độ giàn lạnh)

- PAN OFF: có điện áp từ cảm biến

- PAN ON: không có điện áp từ cảm biến

- NX: Không có tín hiệu cảm biến nhiệt độ dàn lạnh, máy nén – quạt dàn nóng không hoạt động

- KL: Chân ETS hoặc GND của cảm biến bị hỏng hoặc đứt dây

Phiếu thực hành được sử dụng để cho sinh viên ghi chép lại toàn bộ quá trình thực hành trên mô hình Các bài thực hành gồm: Bài thực hành kiểm tra áp suất gas và nạp gas hệ thống, Bài thực hành quan sát hoạt động của mô hình – Đánh PAN hệ thống

HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA HONDA CIVIC 2008

Ngày TH: … / … /……… Thời gian TH:…… phút Bài thực hành số:…….… ĐIỂM Nhận xét của giảng viên

- Giúp cho sinh viên có thể thực hành được trên mô hình quan sát được các lỗi thường gặp trên xe thực tế khi bật công tắc PAN;

- Luyện tập được khả năng nhận biết, suy luận để từ đó tìm ra được nguyên nhân hư hỏng, đồng thời đưa ra được hướng giải quyết thích hợp

- Luyện tập được các thao tác của quá trình nạp gas điều hòa ô tô, các bước nạp gas bổ sung cũng như nạp lại gas cho hệ thống

2a Chuẩn bị dụng cụ (Bài thực hành nạp gas điều hòa):

+ Đồng hồ đo áp suất gas;

+ Các đường ống nạp gas;

+ Chai nước để xả khí gas cũ ra;

+ Ổ cắm điện để hoạt động máy hút chân không;

+ Găng tay bảo hộ, mang giày, mặc áo xưởng

2b Chuẩn bị dụng cụ (Quan sát hoạt động mô hình - Đánh PAN hệ thống):

+ Sơ đồ mạch điện hệ thống;

+ Mang giày, mặc áo xưởng

3 Nguyên tắc an toàn khi thực hành

- Tinh thần làm việc nghiêm túc;

- Cần kết nối đúng cực âm dương của mô hình với ắc quy;

- Sử dụng các đồ bảo hộ (găng tay, giày, mặc áo xưởng);

- Cẩn thận khi sử dụng nguồn điện AC – 220V

- Lắp đúng các đường ống áp suất gas, mở van bình gas chậm khi nạp

4 Bài thực hành kiểm tra áp suất gas và nạp gas cho hệ thống

(Lưu ý: Sinh viên trình bày rõ các bước thực hiện, các thông số ghi nhận được)

119 Kiểm tra áp suất gas cũ Đường ống áp cao:……… Đường ống áp thấp:………

Kết luận về các thông số áp suất đo được

Nạp Gas cho hệ thống

(Mô tả chi tiết công việc)

Ghi chú (Các thông số )

5 Bài thực hành quan sát hoạt động của mô hình – Đánh PAN hệ thống

5a Hoạt động của các thiết bị trên mô hình hệ thống (Lưu ý sinh viên ghi rõ các chi tiết, thiết bị, giá trị điện áp, điện trở ghi nhận được) Thiết bị - bộ phận Mô tả hoạt động Cặp chân đo Giá trị

PAN Hiện tượng Đo các thông số Hướng khắc phục

- Kiểm tra lại các thiết bị, chức năng của hệ thống

- Đưa ra kết luận, nhận xét (nếu có):

- Hoàn thành các bài thực hành và nộp lại phiếu thực hành cho giảng viên.

Các tình trạng lỗi và hư hỏng thường gặp trên hệ thống điều hòa ô tô

* Xuất hiện mùi khó chịu trong khoang xe trong quá trình sử dụng

Trong quá trình sử dụng xe, thông thường vấn đề làm sạch lọc gió điều hòa ít được các chủ xe quan tâm đến, nên thông thường sau những kỳ bảo dưỡng tại các đại lý, yêu cầu được đưa ra là thay lọc gió điều hòa Việc không thường xuyên vệ sinh một phần gây ra bụi bẩn bám trên lọc gió A/C, hay việc các công trùng, chuột cũng chui vào thông qua cửa hút gió để lại các chất dơ trên lọc gió, hay trên đường hút gió cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mùi khó chịu trên xe [21]

Việc tốt nhất là thường xuyên vệ sinh lọc gió sau khi vận hành xe, hay trong vòng

1 - 2 tuần nếu sử dụng xe ít để có thể làm sạch, cũng như phát hiện được các rủi ro sớm nhất có thể

Nếu đã có mùi khó chịu xuất hiện thì biện pháp tốt nhất hiện hữu là vệ sinh lọc gió, thay lọc gió, vệ sinh khoang xe để xóa bỏ đi mùi hôi khó chịu

* Hệ thống điều hòa hoạt động không đủ mát

Nguyên nhân xảy ra vấn đề này được hiểu thành 2 nguyên nhân chính:

- Lưu lượng gió thổi qua dàn lạnh không đủ: gây ra thiếu hụt hơi lạnh đi vào khoang xe, làm cho người dùng cảm nhận được nhiệt độ dường như không mát Biện pháp có thể khắc phục là kiểm tra lọc gió điều hòa vì có nhiều khả năng lọc gió bị tắc bởi các có vật lạ lọt vào trong ống lấy gió

- Nhiệt độ trong khoang xe không đạt đủ yêu cầu khi vận hành: phần lớn việc diễn ra nguyên nhân này là thiếu hụt lượng gas trong hệ thống, dàn lạnh bị đóng tuyết (dư ga lạnh), phin lọc ga lạnh bị tắc nghẽn, hỏng các cảm biến… gây làm lạnh không đủ mát Biện pháp khắc phục là nên đưa xe đến các đại lý ô tô hãng, hay các garage để được đúng nguyên nhân để xử lý đúng và kịp thời [22]

* Lúc mát, lúc không mát

Hiện tượng này xuất hiện trên các dòng xe được sử dụng lâu dài, một số nguyên nhân chủ yếu là:

- Nạp dư ga lạnh gây đóng tuyết trên đường ống Kiểm tra hiện trường này bằng cách tắt điều hòa, bật quạt gió khoảng 3 – 5 phút lúc này đã tan hết đá thì sẽ có hơi lạnh trở lại [21]

- Quạt dàn nóng gặp trục trặc Cần kiểm tra quạt dàn nóng hoạt động như thế nào, đồng thời vệ sinh, làm sạch bằng dụng cụ chuyên dụng Lưu ý rằng không phun nước quá mạnh có thể làm gãy cánh quạt hay các lá tản nhiệt có cấu trúc mềm, mỏng

* Điều hòa đóng ngắt liên lục

Việc đóng ngắt liên tục của lốc lạnh được điều khiển bởi hợp PCM qua các tín hiệu nhận được từ các cảm biến nhiệt độ, công tắc áp suất kép Khi nhận biết áp suất trong hệ thống quá lớn, cảm biến áp suất kép sẽ nhận biết được và đồng thời ngắt lốc lạnh để bảo vệ các bộ phận bên trong Biện pháp khắc phục cần mang xe đến các đại lý ô tô hãng, garage để được chẩn đoán và khắc phục kịp thời [22]

Bảo dưỡng - Sử dụng hiệu quả và tối ưu hệ thống điều hòa không khí

- Kiểm tra và bảo dưỡng lọc gió điều hòa:

Nên kiểm tra và vệ sinh thường xuyên lọc gió điều hòa do đây là bộ phận dễ tháo rời và dễ vệ sinh trên xe Cần nên vệ sinh lọc gió điều hòa sau mỗi 5000 – 10000 km vận hành Thay thế lọc gió sau mỗi 20000 – 30000 km vận hành [23]

- Kiểm tra và bảo dưỡng quạt dàn lạnh:

Sau một thời gian vận hành, sử dụng, quạt gió dàn lạnh dễ bị bẩn, đóng bụi hoặc rác, làm cho không khí trong xe trở nên không trong lành, khó chịu Nên kiểm tra và bảo dưỡng quạt gió dàn lạnh sau mỗi 20000 km vận hành [23]

- Kiểm tra và bảo dưỡng dàn lạnh:

Nên kiểm trạm bảo dưỡng và vệ sinh dàn lạnh sau mỗi 20000 km Ngày nay việc kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng dàn lạnh không nhất thiết phải tháo mở phức tạp như trước mà có thể sử dụng phương pháp nội soi dàn lạnh rất tiện lợi, thuận tiện [23]

- Kiểm tra dầu máy nén:

Dầu nên được kiểm tra sau mỗi 40000 – 50000 km vận hành, thay thế sau 100000km vận hành [23]

- Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống đường ống:

Hệ thống đường ống dẫn nên được kiểm tra và bảo dưỡng sau 30000 – 40000 km vận hành [23]

- Kiểm tra và bảo dưỡng dàn nóng:

Nên thường xuyên vệ sinh tại mỗi cột mốc bảo dưỡng để hệ thống điều hòa có thể hoạt động với hiệu suất tốt nhất Dàn nóng nên được kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh sau mỗi 20000km vận hành [23]

Gas lạnh điều hoà nên được kiểm tra sau mỗi 30000 – 40000 km vận hành và nên thay thế sau 100000 km vận hành Khi có cảm giác lạnh không sâu hay hệ thống điều hòa không mát thì việc thiếu gas cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên [23]

- Kiểm tra và bảo dưỡng lốc điều hòa

Lốc điều hòa (máy nén) nên được kiểm tra, bảo dưỡng sau 20000 km vận hành

- Kiểm tra và bảo dưỡng relay nhiệt:

Relay nhiệt nên được kiểm tra và bảo dưỡng sau mỗi 20000km vận hành [23]

- Kiểm tra và bảo dưỡng dây curoa:

Dây curoa nên được kiểm tra và bảo dưỡng sau mỗi 20000km vận hành và thay thế sau mỗi 50000km [23]

4.5.2 Sử dụng hiệu quả, tối ưu hệ thống điều hòa không khí

Một vài điểm lưu ý để việc sử dụng hệ thống điều hòa không khí ô tô được hiệu hơn: [24]

- Nên bật điều hòa sau khi nổ máy xe;

- Nên tắt điều hòa trước khi tắt máy xe;

- Chỉnh nhiệt độ và chế độ quạt gió phù hợp;

- Điều chỉnh các chế độ lấy gió sao cho phù hợp;

- Không nên tắt điều hòa và mở cửa sổ xe khi lưu thông trên đường cao tốc;

- Nên tắt điều hòa khi di chuyển qua vùng bị nước ngập;

Ngày đăng: 26/09/2024, 09:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] L. Anh, "Năm 2023 có hơn 400 nghìn ô tô đăng ký mới," 11 1 2024. [Online]. Available: https://xe.baogiaothong.vn/nam-2023-co-hon-400-nghin-o-to-dang-ky-moi-192240111125621522.htm. [Accessed 2 5 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm 2023 có hơn 400 nghìn ô tô đăng ký mới
[2] Honda, "Honda Việt Nam giới thiệu Honda Civic thế hệ thứ 11 hoàn toàn mới - Kiến tạo chuẩn mực hoàn hảo," 2024. [Online]. Available:https://www.honda.com.vn/tin-tuc/o-to/honda-viet-nam-gioi-thieu-honda-civic-the-he-thu-11-hoan-toan-moi-kien-tao-chuan-muc-hoan-hao. [Accessed 2 5 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Honda Việt Nam giới thiệu Honda Civic thế hệ thứ 11 hoàn toàn mới - Kiến tạo chuẩn mực hoàn hảo
[5] Hondaotomydinh, "Hệ thống điều hòa tự động ô tô: Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động & Cách sử dụng đúng," 11 3 2024. [Online]. Available:https://hondaotomydinh.vn/tin-xe/thuat-ngu/he-thong-dieu-hoa-tu-dong-o-to/.[Accessed 2024 5 5] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống điều hòa tự động ô tô: Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động & Cách sử dụng đúng
[6] L. V. Tạch, "Cấu tạo và nguyên lý hoạt động điều hòa tự động ô tô," 26 10 2023. [Online]. Available: https://tailieuoto.vn/cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-dieu-hoa-tu-dong-o-to/. [Accessed 2024 5 5] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động điều hòa tự động ô tô
[9] madinchem, "Gas điều hòa có mấy loại," [Online]. Available: https://madinchem.com/en_US/blog/tin-tuc-2/post/gas-lanh-ieu-hoa-o-to-co-may-loai-256. [Accessed 10 5 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gas điều hòa có mấy loại
[10] D. DAI, "Tổng quan phần mềm SOLIDWORKS – SOLIDWORKS là gì," [Online]. Available: https://vihoth.com/tin-tuc/tong-quan-phan-mem-solidworks-solidworks-la-gi. [Accessed 11 5 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan phần mềm SOLIDWORKS – SOLIDWORKS là gì
[12] ksp, "Arduino UNO R3 là gì?," [Online]. Available: http://arduino.vn/bai- viet/42-arduino-uno-r3-la-gi. [Accessed 17 5 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arduino UNO R3 là gì
[13] nshopvn, "Mạch Giảm Áp DC LM2596 3A," [Online]. Available: https://nshopvn.com/product/mach-giam-ap-dc-lm2596-3a/. [Accessed 5 15 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạch Giảm Áp DC LM2596 3A
[14] dientutuyetnga, "Biến Trở Volume 10K," [Online]. Available: https://dientutuyetnga.com/products/wh148-bien-tro-volume-10k. [Accessed 15 5 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến Trở Volume 10K
[15] dientutuyetnga, "LCD 1602 Xanh Lá," [Online]. Available: https://dientutuyetnga.com/products/lcd-1602-xanh-la. [Accessed 15 5 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: LCD 1602 Xanh Lá
[16] nshopvn, "Module 2 Relay Với Opto Cách Ly Kích H/L (12VDC)," [Online]. Available: https://nshopvn.com/product/module-2-relay-voi-opto-cach-ly-kich-h-l-12vdc/. [Accessed 15 5 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Module 2 Relay Với Opto Cách Ly Kích H/L (12VDC)
[17] ametherm, "NTC Thermistors Steinhart and Hart Equation," [Online]. Available: https://www.ametherm.com/thermistor/ntc-thermistors-steinhart-and-hart-equation. [Accessed 25 5 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: NTC Thermistors Steinhart and Hart Equation
[18] hiurobot, "Arduino đọc cảm biến nhiệt độ NTC," [Online]. Available: https://hiurobot.wordpress.com/2019/11/06/arduino-doc-cam-bien-nhiet-do-ntc/.[Accessed 7 6 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arduino đọc cảm biến nhiệt độ NTC
[19] thegioiic, "MF52-103 Điện Trở Nhiệt NTC 10 KOhm," [Online]. Available: https://www.thegioiic.com/mf52-103-dien-tro-nhiet-ntc-10-kohm. [Accessed 4 6 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: MF52-103 Điện Trở Nhiệt NTC 10 KOhm
[20] danchoioto, "Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô," [Online]. Available: https://danchoioto.vn/cach-kiem-tra-ga-dieu-hoa-o-to/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách kiểm tra ga và quy trình nạp gas điều hoà ô tô
[22] danhgiaxe, "Những hư hỏng thường gặp trên hệ thống điều hòa ô tô," [Online]. Available: https://www.danhgiaxe.com/nhung-hu-hong-thuong-gap-tren-he-thong-dieu-hoa-o-to-29369. [Accessed 24 5 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những hư hỏng thường gặp trên hệ thống điều hòa ô tô
[23] H. Minh, "Điều hoà ô tô: Kinh nghiệm sử dụng, bảo dưỡng, vệ sinh, sửa chữa," [Online]. Available: https://danchoioto.vn/dieu-hoa-o-to/. [Accessed 29 5 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều hoà ô tô: Kinh nghiệm sử dụng, bảo dưỡng, vệ sinh, sửa chữa
[24] vietmap, "Cách bật điều hòa trên ô tô mát và tiết kiệm nhiên liệu," [Online]. Available: https://vietmap.vn/cach-bat-dieu-hoa-tren-o-to-de-tiet-kiem-nhien-lieu. [Accessed 1 6 2024] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách bật điều hòa trên ô tô mát và tiết kiệm nhiên liệu
[3] N. N. Huy and T. N. M. Thông, Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu, cải tiến mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Camry 2004, 2023 Khác
[8] T. L. T. Phúc, Giáo trình thực tập điện ô tô 2, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Các mô hình hệ thống điều hòa không khí - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Hình 1.1 Các mô hình hệ thống điều hòa không khí (Trang 28)
Hình 2.2: Công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Hình 2.2 Công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam (Trang 31)
Hình 2.5: Hệ thống điều hoà không khí trên ô tô (trong khoang xe) - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Hình 2.5 Hệ thống điều hoà không khí trên ô tô (trong khoang xe) (Trang 33)
Hình 2.9: Điều khiển hút ẩm không khí - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Hình 2.9 Điều khiển hút ẩm không khí (Trang 36)
Hình 2.23: Lõi giàn lạnh sử dụng trên Honda Civic 2008 - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Hình 2.23 Lõi giàn lạnh sử dụng trên Honda Civic 2008 (Trang 49)
Hình 2.25: Cấu tạo hộp dàn lạnh trên Honda Civic 2008 - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Hình 2.25 Cấu tạo hộp dàn lạnh trên Honda Civic 2008 (Trang 51)
Hình 2.30: Module điều khiển điều hòa Honda Civic 2008 - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Hình 2.30 Module điều khiển điều hòa Honda Civic 2008 (Trang 54)
Hình 2.34: Cấu tạo máy nén kiểu xoắn ốc - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Hình 2.34 Cấu tạo máy nén kiểu xoắn ốc (Trang 58)
Hình 2.36: Cấu tạo máy nén kiểu cánh gạt (nhiều cánh) - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Hình 2.36 Cấu tạo máy nén kiểu cánh gạt (nhiều cánh) (Trang 59)
Hình 2.53: Hệ thống dàn lạnh sau - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Hình 2.53 Hệ thống dàn lạnh sau (Trang 71)
Bảng 2.3: Bảng chức năng các vị trí của hệ thống điều khiển cơ - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Bảng 2.3 Bảng chức năng các vị trí của hệ thống điều khiển cơ (Trang 74)
Hình 2.57: Hệ thống điều hòa điều khiển tự động - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Hình 2.57 Hệ thống điều hòa điều khiển tự động (Trang 75)
Hình 2.59: Bảng điều khiển điều hòa không có chế độ Auto trên Honda Civic 2008 - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Hình 2.59 Bảng điều khiển điều hòa không có chế độ Auto trên Honda Civic 2008 (Trang 76)
Hình 3.1: Mô hình cũ khi nhận - nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình hệ thống điều hòa không khí trên xe honda civic 2008
Hình 3.1 Mô hình cũ khi nhận (Trang 81)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w