"Hiệu ứng 23/63" khi tạo mẫu quảng cáo pptx

7 307 0
"Hiệu ứng 23/63" khi tạo mẫu quảng cáo pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

"Hiệu ứng 23/63" khi tạo mẫu quảng cáo Dường như có một thông điệp ngầm giữa các giám đốc mỹ thuật là phải tạo ra những mẫu quảng cáo không thể đọc nổi. Đầu tiên họ tìm kiếm chữ nào nhỏ nhất, khó đọc nhất, rồi sau đó chọn cỡ chữ nhỏ li ti. Nếu điều này vẫn chưa đủ để thử thách thị lực của độc giả, họ còn thêm vào các loại phông chữ đậm nhạt đủ kiểu. Và đây là vấn đề phổ biến trong các mẫu quảng cáo thiếu định hướng đến khách hàng và kém hiệu quả. Thiết kế ấn tượng sẽ càng khiến khách hàng phải chú ý. Bạn có thể liên tưởng việc giống như “hiệu ứng 23/63”, nghĩa là nhóm giám đốc mỹ thuật ở độ tuổi 23 tạo ra những mẫu quảng cáo mà quên rằng đối tượng độc giả của họ là ở tuổi 63. Thật ra, các giám đốc mỹ thuật không ác ý khi làm vậy, mà họ chỉ muốn làm sao để mọi người thấy được mẫu quảng cáo của mình. “Thấy” ở đây là từ có ý nghĩa nhất. Từ góc nhìn của một nhà thiết kế, họ luôn tập trung vào việc làm thế nào để mẫu quảng cáo thật bắt mắt. Họ không quan tâm đến việc mẫu quảng cáo đó đọc được hay không. Những giám đốc mỹ thuật liên tục làm tiêu tốn hàng tỷ đô la vào những mẫu quảng cáo kiểu “ kiểm tra thị lực” như trên mà không hề đem lại hiệu quả đáng kể nào. Đúng vậy, hàng tỷ đô la! Bạn thử giở bất kỳ tạp chí nào ra và đọc trang quảng cáo. Hầu như 80- 95% các mẫu quảng cáo được in bằng phông chữ “ sans serif” ( kiểu chữ không chân) và nhỏ đến nỗi mắt bạn không thể đọc được. Và dĩ nhiên, những người như bạn và tôi luôn cố gắng để đọc xem mẫu quảng cáo đó nói gì. Còn độc giả bình thường chắc hẳn không đủ kiên nhẫn để đọc. Sử dụng loại font chữ có chân trong quảng cáo là một khuyến cáo của các chuyên gia thiết kế giàu kinh nghiệm Khi một người nhận được một lá thư, hay một cuốn brochure có nội dung quảng cáo sản phẩm hoặc khi đọc lướt qua một quảng cáo trên báo chí, mắt họ sẽ di chuyển với tốc độ xấp xỉ 100 dặm trong 1 giờ. Yếu tố nào sẽ khiến họ dừng lại đột ngột? Chắc chắn phải là dòng tít ấn tượng và dễ nhìn, đủ để khiến họ đọc chậm lại, hoặc thậm chí dừng lại trong thoáng chốc. Chính trong thoáng chốc đó, họ sẽ nhìn toàn bộ phần còn lại của mẫu quảng cáo để cố gắng tập trung đọc tiếp. Nếu phần còn lại được in với chữ nhỏ li ti, khả năng người đó sẽ tiếp tục đọc lướt nhanh quá, hoặc sẽ quẳng sang một bên để lưu vào hồ sơ, nếu đó là thư quảng cáo. Công việc của bạn là phải tận dụng mọi cơ hội để mẫu quảng cáo của công ty bạn được mọi người đọc qua và phản hồi. Chính vì thế, bạn cần tuyệt đối tránh việc sử dụng những phông chữ nhỏ. Các phông chữ nhỏ không chân cũng cần tránh tối đa. Kiểu chữ in đậm nhạt cũng thế. Và bạn phải cương quyết yêu cầu giám đốc mỹ thuật tuân theo những yêu cầu này để tránh những lỗi trầm trọng nêu trên. Sử dụng phông chữ rõ ràng. Nếu những gì tôi trình bày ở trên vẫn chưa đủ thuyết phục, bạn hãy tham khảo các nghiên cứu được thực hiện về sự ảnh hưởng của các dạng phông chữ đến khả năng đọc nội dung. Tôi muốn trích dẫn một phần trong cuốn sách “ Phông chữ và cách trình bày: cách in ấn và thiết kế ảnh hưởng đến việc truyền tải thông điệp của bạn ra sao?” của tác giả Colin Wheildon ( do Strathmoor Press ấn hành vào năm 1995): “ Nếu muốn mẫu quảng cáo dễ đọc và dễ hiểu, người thiết kế phải sử dụng phông chữ có chân. Lượng độc giả nắm bắt nội dung của mẫu quảng cáo được in theo kiểu chữ có chân nhiều hơn gấp 5 lần so với lượng độc giả đọc chữ được in theo kiểu chữ không chân”. Bốn gợi ý giúp mẫu quảng cáo của bạn dễ đọc 1. Luôn sử dụng kiểu phông chữ có chân trong tất cả các mẫu quảng cáo. Hầu hết báo chí và sách đều sử dụng kiểu chữ này với mục đích giúp mắt người đọc dễ dàng kết nối với các con chữ trên trang giấy. Cuốn sách này cũng được in theo kiểu chữ có chân. Kiểu chữ có chân nghĩa là mỗi chữ cái đều có nét nhỏ ở đầu nét sổ, giúp đôi mắt nhanh chóng nhìn thấy các con chữ. 2. Nếu trong trường hợp buộc phải dùng kiểu chữ không chân, bạn chỉ nên dùng cho các tựa đề được tô đậm. 3. Luôn tránh kiểu chữ sáng trên nền đậm vì chẳng ai có thể đọc nổi kiểu chữ này. Cứ để cho đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng kiểu chữ này. Cứ để họ tiêu tốn tiền vào những mẫu quảng cáo mà không ai đọc được. 4. Luôn nghĩ rằng độc giả của bạn là những người từ 55 tuổi trở lên và chọn lựa kích cỡ phông chữ phù hợp với mắt của họ. . "Hiệu ứng 23/63" khi tạo mẫu quảng cáo Dường như có một thông điệp ngầm giữa các giám đốc mỹ thuật là phải tạo ra những mẫu quảng cáo không thể đọc nổi. Đầu tiên. 23 tạo ra những mẫu quảng cáo mà quên rằng đối tượng độc giả của họ là ở tuổi 63. Thật ra, các giám đốc mỹ thuật không ác ý khi làm vậy, mà họ chỉ muốn làm sao để mọi người thấy được mẫu quảng. quảng cáo của mình. “Thấy” ở đây là từ có ý nghĩa nhất. Từ góc nhìn của một nhà thiết kế, họ luôn tập trung vào việc làm thế nào để mẫu quảng cáo thật bắt mắt. Họ không quan tâm đến việc mẫu quảng

Ngày đăng: 28/06/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan