1. Khái niệm và vai trò của xuất nhập khẩu. a. Khái niệm Hoạt động xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới. b. Vai trò * Đối với hoạt động xuất khẩu - Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. - Hoạt động xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. -Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và năng lực sản xuất trong nước. -Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. * Đối với hoạt động nhập khẩu - Nhập khẩu cho phép bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối và ổn định. - Thông qua nhập khẩu các thiết bị máy móc được trang bị hiện đại, bổ sung nguyên vật liệu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, từ đó tạo việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. - Thông qua nhập khẩu các thiết bị máy móc được trang bị hiện đại, bổ sung nguyên vật liệu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, từ đó tạo việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. 2. đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu của việt nam. Tính đến hết tháng 7/2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt 127,01 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: xuất khẩu đạt 63,55 tỷ USD, tăng 20,2% và nhập khẩu là 63,46 tỷ USD, tăng 8,1%. Kết quả này đã đưa cán cân thương mại của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2012 chuyển sang trạng thái thặng dư 88 triệu USD. Ghi chú: Tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu là tốc độ tăng tại thời điểm đó so với cùng kỳ của năm 2011. Tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 7 tháng qua là 67,8 tỷ USD, chiếm 53,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu là 34,64 tỷ USD, tăng 42,5% và nhập khẩu là 33,16 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước. • 1 số mặt hang xuất nhập khẩu chính của việt nam. a.xuất khẩu Hàng dệt may: Xuất khẩu trong tháng đạt 1,44 tỷ USD, tăng 5,8% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2012 lên 8,27 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011. Gạo: Tháng 7/2012, cả nước xuất khẩu 911 nghìn tấn, tăng 3,9%, trị giá đạt 395 triệu USD, tăng 3,1% so với tháng trước. Tính đến hết 7 tháng/2012, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là hơn 4,73 triệu tấn, tăng 0,3% và trị giá đạt 2,15 tỷ USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Cà phê: Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 7/2012 là 114 nghìn tấn, trị giá đạt 252 triệu USD, giảm 18,8% về lượng và giảm 17,1% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 7 tháng/2012, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,16 triệu tấn, trị giá đạt 2,45 tỷ USD, tăng 25,3% về lượng và tăng 19,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011. Cao su: Trong tháng 7/2012, lượng cao su xuất khẩu đạt 96 nghìn tấn, trị giá đạt 272 triệu USD, tăng 58,8% về lượng và tăng 59,8% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2012, tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 498 nghìn tấn, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm trước. Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng đạt gần 531 triệu USD, tăng 1,3% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng lên 3,39 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2011 b.Nhập khẩu Nguyên vật liệu cho ngành dệt may da giày:Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,04 tỷ USD, tăng 0,6% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2012, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 7,04 tỷ USD, giảm 3,7% so với cùng kỳ 2011 Biểu đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng là nguyên liệu, vật liệu cho ngành dệt may, da giày từ tháng 1/2010 đến tháng 7/2012 Ô tô nguyên chiếc: lượng nhập khẩu ô tô trong tháng 7/2012 là hơn 2 nghìn chiếc, tăng nhẹ 2,1% so với tháng trước với trị giá nhập khẩu là 52,5 triệu USD, tăng 7,8%. Tính đến hết tháng 7/2012, tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập về là hơn 16 nghìn chiếc, giảm 57,7% với trị giá là 339,5 triệu USD, giảm 51,5% so với cùng kỳ năm 2011. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện:Kim ngạch nhập khẩu trong tháng là 1,15 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2012 lên 6,82 tỷ USD, tăng 95,2% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 6,03 tỷ USD, tăng 115% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là hơn 795 triệu USD, tăng 6,1%. 3.định hướng về xuất nhập khẩu của việt nam trong các năm tới. a.giải pháp 1. Chính sách tỷ giá 2. Chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu: Nguồn kinh phí của gói kích cầu 1 tỷ USD cần được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 3. Chính sách hỗ trợ chi phí xuất khẩu: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu để giảm các loại chi phí liên quan tới xuất khẩu như chi phí tại cảng biển, sân bay và chi phí vận tải; giảm tối đa thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp xuất- nhập khẩu 4. Đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng xuất- nhập khẩu. 5. Cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất- nhập khẩu 6. Khai thác thị trường trong nước 7. Chính sách thưởng xuất khẩu và giảm thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu: b.phương hướng thay đổi mô hình tăng trưởng Phát triển xuất khẩu là con đường để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và trong những năm tới, xuất khẩu vẫn được coi là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Vì vậy, cần phải kiên trì định hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu.Đây là chủ trương cần được quán triệt trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong giai đoạn tới, chất lượng phát triển phải là mục tiêu hàng đầu. Cần khắc phục tư tưởng coi trọng số lượng, chạy theo thành tích cục bộ và ngắn hạn. Nhiều chỉ tiêu xuất khẩu trong giai đoạn vừa qua chỉ phản ánh về mặt số lượng mà chưa phán ánh được hiệu quả đầu tư, các tác động về mặt xã hội, môi trường. KẾT LUẬN Năm 2011 đã trôi qua với rất nhiều biến động tới nền kinh tế trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi lớn do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Mặc dù, xuất khẩu của nước ta năm 2011 giảm nhiều và tỷ lệ nhập siêu tăng cao, tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều đóng góp cho nền kinh tế nước ta, nó góp phần làm tăng GDP cho nước ta. Trước tình hình trong nước và trên thế giới như vậy, chính phủ ta đã đề ra rất nhiều các biện pháp khác nhau nhằm thúc đẩy tăng tỷ lệ xuất khẩu và giảm tỷ lệ nhập khẩu. Để kinh tế năm 2012 và những năm tiếp tới có một bước phát triển mới thì các công ty, các doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc các chính sách mà chính phủ đã đề ra để từ đó có thể đưa kinh tế của đất nước đi lên thoát khỏi khủng hoảng, tăng cường nhập siêu và giảm tối đa tỷ lệ nhập siêu.