1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Chú thích cho ảnh tư liệu: Phải thật cẩn trọng docx

4 356 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 98,75 KB

Nội dung

Chú thích cho ảnh liệu: Phải thật cẩn trọng Thời gian gần đây, báo chí nói nhiều về tình trạng chất lượng dạy môn lịch sử ở ta ngày càng giảm sút. Theo tổng kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong các kì thi Đại học mấy năm qua, lịch sử là môn có tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu thấp nhất trong các môn. Nhưng lịch sử là gì, nó được nhen nhóm từ đâu nếu không phải là qua các bài thầy giảng trên lớp, qua các cuốn sách, bài báo mà các em được tiếp cận, trong đó một phần không nhỏ là những bức ảnh liệu. Chính bởi vậy, nếu người làm sách, làm báo thiếu cẩn trọng, đặc biệt là trong khâu chú thích ảnh, thì ít nhiều họ cũng gián tiếp góp phần làm cho các em hiểu không đúng, không chính xác về lịch sử. Và cái hiện tượng “sai một ly, đi một dặm” là điều tất yếu sẽ xảy ra. Những ai làm công tác báo chí, xuất bản hẳn đều biết, việc lựa chọn những bức ảnh liệu để in kèm bài viết, minh họa cho bài viết là một thao tác không thể thiếu nếu muốn cho trang báo, cuốn sách thêm sinh động. Song có một thực tế là, do những nguyên nhân khách quan, nhiều bức ảnh ta tìm được có thể đẹp và hợp, song phần chú thích lại khá chung chung, bởi vậy khi dùng, lắm lúc ta phải “sáng tạo thêm” cho nó một cái tên, sao cho có thể phù hợp với chủ đề bài viết hoặc vấn đề mà ta cần bạn đọc lưu ý. Vấn đề là thao tác ấy không làm sai lạc nội dung cốt yếu của ảnh “gốc”và không gây phản cảm với người đọc. Quan sát các cách chú thích, đặt tên ảnh trên sách, báo, tôi nhận thấy các nhà biên soạn (hoặc biên tập viên) thường mắc mấy lỗi sau đây: 1. Chú thích theo một “mẫu” ảnh nào đó: Nghĩa là, giữa hai bức ảnh có cấu tứ tương tự, nhưng khác nhau về một số chi tiết cụ thể, họ thường qui tụ về một điểm chung. Trong cuốn “Tổng tập hồi ký” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do NXB Quân đội nhân dân ấn hành tháng 3-2006, bức ảnh ghi lại cảnh Bác Hồ cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt đang quây quần bên tấm bản đồ trải rộng trước một bàn gỗ đơn sơ, trong căn nhà cửa phên vách nứa đã được chú thích là “Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng nghiên cứu kế hoạch chiến dịch Biên giới, năm 1950”. Trên một số tài liệu phổ biến khác, bức ảnh cũng được chú thích tương tự. Riêng cuốn “Lê Văn Lương - trọn đời vì sự nghiệp của Đảng” do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2000, bức ảnh lại được chú thích là: “Bộ Chính trị họp bàn giải phóng Điện Biên - năm 1954”. Rõ ràng đây là một sự sai lệch lớn. Có lẽ các nhà làm sách đã nhầm bức ảnh này với bức ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị bàn chủ trương tác chiến Đông Xuân 1953 -1954 và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Bức ảnh này cũng có các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… nhưng không có hai đồng chí Lê Văn Lương và Hoàng Quốc Việt. Tiếc là sách được thực hiện khi đồng chí Lê Văn Lương đã mất, chứ sớm hơn thì chắc sẽ không có sự sai sót nói trên. Năm 1949, Đoàn đại biểu Nam bộ từ miền Nam ra thăm miền Bắc đã tới quây quần bên Hồ Chủ tịch Ảnh: TL Cũng vậy, hiện chúng ta đang sở hữu một số bức ảnh ghi lại bầu không khí cách mạng sục sôi của Hà Nội trong những ngày tháng 8 - 1945. Có một bức ảnh rất phổ biến thường được in lại trên sách báo mỗi khi ta nhắc tới sự kiện nói trên. Đó là bức ảnh ghi lại cảnh quân và dân ta tập trung trước khu vực quảng trường Nhà hát Lớn. Từ trên nóc Nhà hát Lớn, lá cờ đỏ sao vàng được thả xuống trước sự chứng kiến đầy tự hào, phấn khích của bao con người. Bức ảnh này thường được chú thích ngắn gọn là “Hà Nội ngày 19-8-1945”. Tuy nhiên, trong cuốn biên niên sử “Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945 - Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hoàng Diệu” (NXB Lao động, 1999), nội dung ảnh lại được chú thích là “Mít tinh trên Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 31-8-1945”. Dưới bức ảnh còn có dòng tên tác giả: Nguyễn Bá Khoản. Cách chú thích nội dung kỹ càng cùng sự ghi dấu tên tác giả ảnh khiến ta có thể xem đây là một cứ liệu đáng tin cậy. Vậy mà, trong cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam” (NXB Công an nhân dân, 2003), cũng vẫn bức ảnh này lại được chú thích ra thành “Chính quyền Cách mạng ra mắt nhân dân tại Thủ đô Hà Nội tháng 8-1945”. Dòng chú thích này có thể làm không ít người ngỡ ngàng vì ở Hà Nội bấy giờ, người ta chỉ biết đến sự kiện Uỷ ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Hà Nội ra mắt quần chúng trong cuộc mít tinh lớn trước Bắc Bộ phủ (chứ không phải trước Nhà hát Lớn) vào ngày 20-8-1945. Còn Chính phủ lâm thời thì như chúng ta đã biết, phải đến ngày 2-9-1945 mới làm lễ ra mắt quốc dân. . Chú thích cho ảnh tư liệu: Phải thật cẩn trọng Thời gian gần đây, báo chí nói nhiều về tình trạng chất lượng dạy. làm báo thiếu cẩn trọng, đặc biệt là trong khâu chú thích ảnh, thì ít nhiều họ cũng gián tiếp góp phần làm cho các em hiểu không đúng, không chính xác về lịch sử. Và cái hiện tư ng “sai một. khách quan, nhiều bức ảnh ta tìm được có thể đẹp và hợp, song phần chú thích lại khá chung chung, bởi vậy khi dùng, lắm lúc ta phải “sáng tạo thêm” cho nó một cái tên, sao cho có thể phù hợp

Ngày đăng: 28/06/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w