Mục tiêu nghiên cứu là tìm kiếm các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định chọn trường và đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố, và từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần hỗ trợ côn
TỔNG QUAN
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ước mơ của đa số học sinh PTTH là được vào học tại một trường đại học, để khi tốt nghiệp có thể nhận được công việc có mức lương cao và vị trí xứng đáng trong xã hội Nhưng lựa chọn trường đại học nào để học luôn là vấn đề khiến bản thân học sinh lẫn phụ huynh và xã hội quan tâm, lo lắng trước mỗi mùa thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 9 năm 2011 cả nước có 396 trường ĐH và CĐ, trong đó có 154 trường ĐH và 242 trường CĐ Đến nay, 40/63 tỉnh, thành phố có trường ĐH và có 62/63 tỉnh, thành có ít nhất một trường CĐ hoặc ĐH chỉ trừ tỉnh Đăknông chưa có trường ĐH, CĐ nào Theo thống kê gần đây hàng năm có trên 1,2 triệu thí sinh tham gia dự thi vào các trường ĐH và Cao đẳng, trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh của cả Đại học và Cao đẳng là khoảng 500.000 thí sinh Tỷ lệ tiếp nhận của các trường đại học chỉ ở mức gần 30%, điều này dẫn đến áp lực hết sức nặng nề cho các thí sinh tham dự các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ
Theo số liệu thống kê mới nhất từ Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD - ĐT) tháng 5/2012, lượng hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng năm 2012 hơn 1,8 triệu bộ - giảm 7.4% so với năm 2011, tương đương giảm trên 15.000 hồ sơ đăng ký Điều này cho thấy đã có sự cân nhắc tương đối của thí sinh trong việc lựa chọn trường dự thi Lượng hồ sơ ảo dường như giảm xuống nhiều Tuy nhiên, theo 24h.net (20.2.2012), lượng hồ sơ dự thi vào các nhóm trường đại học rất khác nhau Bản thân các trường đại học hiện nay, lại đang rất cạnh tranh trong việc thu hút thí sinh dự tuyển Các trường được xếp vào “hàng đầu” như Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại thương… luôn vẫn thu hút được lượng hồ sơ dự thi rất cao, trong khi các trường đại học bán công, dân lập và các trường ở địa phương lại gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển sinh
Trước khi chọn trường, một số thí sinh chọn ngành học trước rồi sau đó so sánh chất lượng đào tạo ngành, điểm chuẩn đầu vào, tỷ lệ chọi… giữa các trường để chọn trường dự thi Một số thí sinh khác lại cân nhắc về vấn đề tài chính trước khi chọn trường, đặc biệt khi so sánh giữa trường đại học ở các thành phố lớn và các trường địa phương Thực trạng hiện nay cho thấy có rất nhiều trường đại học, cao đẳng có lĩnh vực đào tạo tương đối giống nhau nhưng chất lượng khác nhau do vị trí địa lý, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên … nên việc lựa chọn được một trường phù hợp không đơn giản Theo Ông Dương Đức Lân – Phó Tổng cục trưởng cục dạy nghề,
“Việc chọn trường, chọn nghề vẫn theo cảm tính” (Laodong.com.vn, 26.08.2009)
Xuất phát từ thái độ, suy nghĩ chưa chín chắn của các em học sinh PTTH về chọn trường đại học, cao đẳng phù hợp với bản thân, sự tư vấn từ gia đình, thầy cô ở trường phổ thông, bạn bè chưa hiệu quả nên vẫn còn nhiều học sinh chọn chưa đúng trường Một số sinh viên chọn sai trường và phải bỏ học giữa chừng, bên cạnh yếu tố chọn không đúng ngành học còn có những yếu tố khác tác động như năng lực bản thân, học phí, cơ sở vật chất trường, môi trường học tập… đó là sự lãng phí của gia đình sinh viên nói riêng và xã hội nói chung
Xuất phát từ thực trạng trên, nghiên cứu đã chọn mục tiêu là xác định và đánh giá tác động của các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh trung học phổ thông khối lớp 12
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay, có hai trường đại học là Đại học Đà Lạt và Đại học Yersin; năm trường cao đẳng là CĐ Sư phạm Đà Lạt, CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng, CĐ Nghề Đà Lạt, CĐ Y tế Lâm Đồng, CĐ Công nghệ & Kinh tế Bảo Lộc, với các ngành nghề đào tạo rất phù hợp với nhu cầu của địa phương, tuy nhiên số lượng sinh viên theo học tại các trường của tỉnh không nhiều Như thế, cần thiết phải có một nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện, góp phần hỗ trợ công tác đào tạo, tuyển sinh của các trường tại địa phương có giải pháp tốt hơn trong cạnh tranh thu hút học viên theo học, cũng như giúp gia đình và bản thân các em học sinh có biện pháp thiết thực chọn đúng trường theo học, đúng ngành theo làm, từ đó có thể đáp ứng mục tiêu đào tạo xã hội hiệu quả hơn
Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học như nghiên cứu của Chapman (1981), Hossler và Gallagher (1987), Cabera và La Nasa (2000) và Mario và Helena (2007), Trần
Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) … nhưng chưa có nghiên cứu nào tập trung riêng cho tỉnh Lâm Đồng Vì vậy, đề tài này nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh phổ thông trung học tỉnh Lâm Đồng”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này tập trung vào các mục tiêu chủ yếu là:
1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học, cao đẳng của các học sinh phổ thông tỉnh Lâm Đồng
2 Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố trên đến quyết định lựa chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh tỉnh Lâm Đồng
3 Xác định sự khác biệt của các đặc điểm nhân khẩu học trong ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với việc chọn trường
4 Kiến nghị những giải pháp giúp các tổ chức đào tạo, gia đình, bản thân học sinh nhằm nâng cao chất lượng trong việc ra quyết định lựa chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh khối lớp 12.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được hình thành với một số câu hỏi ban đầu xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố đến việc ra quyết định chọn trường của các học sinh phổ thông trung học như:
1 Phía gia đình, bạn bè và thầy cô giáo trường THPT có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh không?
2 Bản thân học sinh đó (khả năng, sở thích, tính cách…) có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh không?
3 Các yếu tố của trường đại học (danh tiếng, đặc điểm, khả năng kết nối với doanh nghiệp…) có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh không?
4 Trong cùng một ngành, kỳ vọng về công việc trong tương lai có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh không?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các học sinh lớp 12 tại các trường PTTH trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng, phân bố ở các huyện, thành phố của tỉnh
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 2/2012 đến tháng 7/2012 phù hợp với khoảng thời gian học sinh lớp 12 thực hiện đăng ký thi đại học, cao đẳng hằng năm.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định và đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường cao đẳng, đại học của học sinh PTTH Kết quả của nghiên cứu sẽ có ý nghĩa nhất định giúp cho các học sinh, gia đình học sinh, nhà trường và các tổ chức giáo dục hiểu thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh
Từ kết quả nghiên cứu, bản thân các học sinh và gia đình họ có cơ sở chắc chắn hơn trong quyết định chọn trường thông qua việc đánh giá các yếu tố như năng lực, sở thích, thu nhập gia đình, vị trí gần nhà … Kết quả nghiên cứu cũng góp phần giúp các trường cao đẳng, đại học tiến hành xây dựng, bổ sung, điều chỉnh các chính sách hoạt động, mục tiêu đào tạo, chương trình hướng nghiệp sao cho khoa học, hợp lý nhằm thu hút được nhiều học sinh, sinh viên nhất
Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Lâm Đồng, nơi cũng có nhiều các trường cao đẳng và đại học địa phương, nên kết quả nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa trong việc hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, nhận biết được các yếu tố tác động và đánh giá tầm quan trọng của mỗi yếu tố đến việc lựa chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh PTTH của tỉnh Từ đó, các trường sẽ xây dựng chiến lược đào tạo với các ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương, giúp gia đình và bản thân các em học sinh có biện pháp thiết thực chọn đúng trường theo học, đúng ngành theo làm, từ đó có thể đáp ứng các mục tiêu xã hội hiệu quả hơn.
KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Báo cáo nghiên cứu này được chia thành 5 chương Chương 1 giới thiệu tổng quan về bài nghiên cứu Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết của nghiên cứu và các mô hình nghiên cứu đã được thực hiện trước đây và từ đó xây dựng các lý thuyết cho nghiên cứu Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và xây dựng các thang đo dùng trong nghiên cứu Chương 4 trình bày các phân tích dữ liệu, kết quả phân tích của nghiên cứu và thảo luận về kết quả Và cuối cùng Chương 5 sẽ tóm tắt các kết quả nghiên cứu và những kiến nghị cho gia đình, nhà trường và các tổ chức đào tạo cũng như các hạn chế của đề tài và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
KHÁI NIỆM LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Theo nghiên cứu của Hossler, D., Braxton, J., & Coopersmith, G (1989), khái niệm lựa chọn trường đại học được đưa ra và hiểu như là một “quá trình phức tạp, đa giai đoạn, trong đó một cá nhân phát triển những nguyện vọng để được tiếp tục đào tạo sau trung học thông qua việc quyết định chọn theo học tại một trường đại học hay một tổ chức hướng nghiệp tiên tiến” Trong đó, thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng nguồn lực hợp lý trong điều kiện khan hiếm để đạt được mục tiêu Như thế, khi học sinh lựa chọn trường đại học để dự thi, nghĩa là người học sinh phải cân nhắc các yếu tố liên quan để thực hiện quyết định chọn
Các nghiên cứu trước ở nước ngoài như nghiên cứu của Chapman (1981), Hossler và Gallagher (1987), Cabera và La Nasa (2000) và Mario và Helena (2007) đưa ra các mô hình chọn lựa trường đại học để hỗ trợ và chứng minh khái niệm trên với các thành phần của mô hình là sự kết hợp giữa các yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến nguyện vọng học đại học của sinh viên Trong đó, các yếu tố xã hội tác động chủ yếu là các yếu tố ảnh hưởng thái độ, tình cảm của cá nhân lựa chọn như hoàn cảnh kinh tế gia đình, kỳ vọng của bố mẹ, thầy cô và thành tích học tập, năng lực học từ giai đoạn học PTTH Còn các yếu tố kinh tế đã được đề cập trong các mô hình đa số là phân tích và so sánh, cân nhắc giữa chi phí và quyết định chọn như học phí, chính sách hỗ trợ, miễn, giảm học phí… để có thể tối đa hóa lợi ích của quyết định chọn học đại học của sinh viên Các mô hình chọn trường kết hợp này có rất nhiều ưu điểm và như thế đã giúp các nhà quản lý giáo dục có nhiều giải pháp hữu ích để hiệu chỉnh cách thức quản lý.
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Các nghiên cứu trước được tham khảo là mô hình của Chapman (1981), Hossler và Gallagher (1987), Cabera và La Nasa (2000) và Mario và Helena (2007), Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009)
2.2.1 Mô hình lựa chọn trường đại học, cao đẳng của Chapman, D.W (1981)
Chapman, D W (1981) đã nghiên cứu sự lựa chọn trường đại học của các học sinh dựa trên một mô hình bao gồm 2 nhóm ảnh hưởng cơ bản là ảnh hưởng của nhóm các yếu tố đặc thù của cá nhân và nhóm các yếu tố bên ngoài
2.2.1.1 Nhóm các yếu tố cá nhân
Nhóm yếu tố cá nhân bao gồm tình trạng kinh tế xã hội, năng lực, mức độ giáo dục mong đợi, kết quả học tập ở PTTH
- Tình trạng kinh tế xã hội Tầm quan trọng của tình trạng kinh tế xã hội được biểu hiện theo những cách khá phức tạp Tình trạng kinh tế xã hội của mỗi gia đình khác nhau không những ảnh hưởng đến bậc đào tạo của mỗi cá nhân học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng đến tỉ lệ phân bổ vào các trường đại học, cao đẳng khác nhau Những học sinh, sinh viên có tình trạng kinh tế xã hội tốt hơn thì có khả năng học cao hơn và có khả năng chọn các trường đại học, cao đẳng tốt hơn so với các học sinh, sinh viên có tình trạng kinh tế xã hội trung bình hoặc thấp hơn
Thu nhập gia đình, một khía cạnh rất quan trọng của tình trạng kinh tế xã hội, cũng có tác động trực tiếp đến sự giới hạn việc lựa chọn trường đại học, cao đẳng thực tế của học sinh, sinh viên khi so sánh với các chi phí của tổ chức giáo dục và sự hỗ trợ tài chính Những học sinh, sinh viên có thu nhập cao hơn có khuynh hướng chọn trường đại học tư, sinh viên có thu nhập trung bình thích chọn trường đại học công, còn những sinh viên có thu nhập thấp hơn thường chọn các trường cao đẳng cộng đồng tư hoặc công
- Năng lực Năng lực học tập của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến kết quả học của những năm phổ thông và thể hiện qua điểm số của các bài kiểm tra, cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tham gia tuyển sinh đại học Thành tích học tập ở phổ thông cũng là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng sàng lọc và lựa chọn các ứng viên đầu vào Đó cũng là cơ sở để học sinh lựa chọn trường phù hợp với năng lực của mình Một số trường đại học, cao đẳng xét thành tích học tập phổ thông của học sinh để tuyển chọn học viên cho trường của mình, và loại bỏ những học sinh có thành tích kém hơn
Ngoài ra, học sinh thường có xu hướng lựa chọn những trường đại học, cao đẳng có các sinh viên đang học đã từng có thành tích tương tự như họ, họ không muốn học với những người có năng lực quá khác biệt với họ
- Mức độ giáo dục mong đợi/ kỳ vọng giáo dục Mức độ giáo dục mong đợi và kỳ vọng giáo dục đều ảnh hưởng đến những kế hoạch học đại học của học sinh, sinh viên Kỳ vọng là nói về việc một người nhận thức bản thân sẽ làm hoặc sẽ hoàn thành được điều gì vào một ngày nào đó trong tương lai Mức độ giáo dục mong đợi là những ao ước hoặc những ước muốn bày tỏ hi vọng của một cá nhân về tương lai
- Kết quả học tập ở PTTH Kết quả học tập ở PTTH là một trong những cơ sở để trường đại học, cao đẳng ra quyết định tiếp nhận hoặc từ chối sinh viên Kết quả này là sản phẩm của quá trình học tập tại phổ thông nên nó sẽ hỗ trợ bản thân học sinh trong việc lựa chọn trường phù hợp với năng lực Đối với những học sinh có thành tích học tập tốt, họ sẽ nhận được nhiều sự khuyến khích từ phía gia đình và thầy cô giáo trong việc lựa chọn trường tốt và phù hợp, đồng thời các học sinh này sẽ có như cầu tìm kiếm học bổng và cơ hội học tập cao hơn
2.2.1.2 Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài gồm Cá nhân có ảnh hưởng quan trọng, đặc điểm cố định của trường đại học, cao đẳng và nỗ lực giao tiếp của trường đại học, cao đẳng với học sinh
- Cá nhân có ảnh hưởng quan trọng Các học sinh khi lựa chọn trường đại học, cao đẳng thường sẽ tham khảo ý kiến từ nhiều người và bị thuyết phục mạnh mẽ bởi những lời nhận xét, lời khuyên của gia đình và bạn bè của họ Sự ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện ở ba mặt là (1) những nhận xét làm hình thành kỳ vọng của học sinh về trường đại học; (2) họ có thể đưa ra lời khuyên trực tiếp về việc học sinh nên chọn trường nào, ở đâu; và (3) đối với bạn bè thân thiết, ngôi trường mà họ đang học sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người học sinh
- Đặc điểm cố định của trường đại học, cao đẳng Vị trí địa lý của trường, chi phí học tập, khuôn viên trường, và các chương trình đào tạo sẵn có là các đặc điểm cơ bản cố định trong mô hình này Những đặc điểm này chỉ có khuynh hướng ảnh hưởng cố định trong ngắn hạn, khi có sự thay đổi, ví dụ như thêm vào chương trình đào tạo mới, thì phải mất một khoảng thời gian tương đối dài để hình ảnh và danh tiếng của ngôi trường thay đổi phù hợp với kỳ vọng của bố mẹ, người tư vấn và bản thân sinh viên
+ Chi phí Chi phí là nhân tố ảnh hưởng nhiều hơn các nhân tố khác đối với học sinh khi lựa chọn việc đi học hoặc không đi học so với việc chọn học ở trường nào Thu nhập gia đình học sinh có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn, từ đó chi phí của trường đại học cần phải phù hợp với nhân tố này Tại những trường đại học tư nhân, đa số sinh viên thường nhận dạng chi phí là nhân tố quan trọng trong quyết định của họ
+ Hỗ trợ tài chính Sự ảnh hưởng của hỗ trợ tài chính là một trong những vấn đề được nghiên cứu rộng rãi trong việc lựa chọn trường đại học, cao đẳng, cơ bản là vì nó có ý nghĩa trực tiếp đến chủ trương chính sách của trường đại học Giả định nếu chi phí tạo ra rào cản cho việc học đại học thì hỗ trợ tài chính là nhân tố thu hút các quyết định chọn lựa trường
+ Địa điểm Những sinh viên sống ở khu vực có nhiều trường đại học, cao đẳng thì ít có khuynh hướng đi học xa, trong khi đó các sinh viên xuất thân từ vùng nông thôn, nơi có ít trường đại học thì đương nhiên phải đi học xa nhà Những sinh viên học tốt và không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tài chính thì có khả năng chọn lựa nhiều trường với phạm vi địa lý rộng hơn
+ Các chương trình đào tạo sẵn có Sinh viên có xu hướng chọn những trường đại học, cao đẳng mà họ kỳ vọng rằng chương trình đào tạo sẵn có của trường là tốt để học, có thể có được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp hoặc cơ hội học tập cao hơn Thực vậy, những khóa học với chương trình định sẵn và lợi ích mà họ sẽ nhận được là đặc điểm quan trọng hơn cả khi sinh viên tìm kiếm và lựa chọn trường
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, kết hợp với các yếu tố đặc trưng của học sinh tại Lâm Đồng, nghiên cứu đề xuất các nhóm yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh bao gồm yếu tố Các cá nhân có ảnh hưởng, yếu tố Đặc điểm của trường đại học cao đẳng, yếu tố Bản thân học sinh, yếu tố Công việc trong tương lai và yếu tố Nỗ lực của các trường đại học để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp
2.3.1 Yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh
Quyết định chọn lựa trường đại học, cao đẳng là của bản thân học sinh nhưng sự ảnh hưởng đến quyết định này có phần không nhỏ của các cá nhân là người thân của học sinh như cha mẹ, thầy cô và bạn bè Theo Chapman, D.W (1981), sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến các học sinh có thể được thực hiện theo 3 cách là (1) những nhận xét làm hình thành kỳ vọng của học sinh về trường đại học; (2) họ có thể đưa ra lời khuyên trực tiếp về việc học sinh nên chọn trường nào, ở đâu;
Yếu tố về các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh Yếu tố về thông tin sẵn có của trường đại học
Yếu tố về bản thân cá nhân học sinh Yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai
Yếu tố về đặc điểm cố định của trường đại học
Quyết định chọn trường đại học và (3) đối với bạn bè thân thiết, ngôi trường mà họ đang học sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người học sinh
Theo Hossler và Stage (1987) (trích bởi Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009) một lần nữa khẳng định ngoài bố mẹ thì sự ảnh hưởng của bạn bè cũng là một trong những ảnh hưởng mạnh đến quyết định chọn trường của học sinh và còn cho rằng ngoài bố mẹ, anh chị và bạn bè thì các cá nhân tại trường học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chọn trường của học sinh, cụ thể là giáo viên và cố vấn học tập
2.3.2 Yếu tố đặc điểm của trường đại học, cao đẳng
Chapman, D.W (1981) và Burns, M.J và các cộng sự (2006) (trích bởi Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009) cho rằng các yếu tố cố định của trường như học phí, vị trí địa lý, chính sách hỗ trợ về chi phí hay môi trường ký túc xá sẽ có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh Cụ thể hơn, yếu tố về học bổng, sự an toàn trong điều kiện ký túc xá, chất lượng của sinh viên tại trường, tỷ lệ chọi đầu vào, điểm chuẩn của trường và mức độ hấp dẫn của ngành học sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh
Ngoài ra, Chapman, D.W (1981) và Mario và Helena (2007) còn cho rằng, học sinh sẽ có xu hướng lựa chọn học tại những trường có danh tiếng và uy tín tốt
Theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009), các đặc điểm của trường sẽ tác động đến quyết định chọn trường của học sinh gồm có danh tiếng của trường, chính sách học phí, học bổng, hỗ trợ học phí, điều kiện ký túc xá và điểm chuẩn thi đầu vào và tỉ lệ chọi của trường
2.3.3 Yếu tố bản thân học sinh
Chapman, D.W (1981) cho rằng, các yếu tố của bản thân cá nhân học sinh là một trong những nhóm yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của bản thân họ Trong những yếu tố đó, yếu tố về năng lực của bản thân học sinh và thu nhập gia đình là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học rõ nhất Học sinh có thu nhập gia đình tốt sẽ có xu hướng chọn học tại trường bán công, dân lập Ngược lại, nếu thu nhập trung bình thì sẽ chọn trường công lập, hoặc thấp hơn nữa thì sẽ chọn học tại trường cao đẳng cộng đồng hay cao đẳng công
Mario và Helena (2007) cũng cho rằng yếu tố cá nhân (cụ thể hơn là yếu tố khả năng thi đầu vào) là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định chọn trường của học sinh THPT
Ngoài ra, Mario và Helena (2007) còn cho rằng học sinh sẽ chọn học tại trường ở gần nhà hay có bạn bè và người thân đang theo học tại trường
Chapman, D.W.(1981) và Cabera và La Nasa (2000) (trích bởi Nguyễn Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009) đều đã khảo sát sự ảnh hưởng của sự mong đợi về học tập trong tương lai đến quyết định chọn trường của học sinh
Theo Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009), năng lực và sở thích của học sinh là hai yếu tố quan trọng của bản thân sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
2.3.4 Yếu tố công việc trong tương lai
Theo Cabera và La Nasa (2000) (trích bởi Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009), ngoài mong đợi về học tập trong tương lai thì mong đợi về công việc trong tương lai cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh
Washburn và các cộng sự (2000) còn cho rằng sự sẵn sàng của bản thân cho công việc và cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh
Tại Việt Nam, yếu tố này được thể hiện thông qua hy vọng khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm và có thể có thu nhập cao hoặc vị trí tuyển dụng tốt
2.3.5 Yếu tố nỗ lực của các trường đại học để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp
Chapman, D.W (1981) sau nghiên cứu của mình cũng đặc biệt nhấn mạnh sự ảnh hưởng của nỗ lực giao tiếp của các trường với học sinh đến quyết định chọn trường của các học sinh Trong những nỗ lực ấy, sự cải thiện hình ảnh của trường thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh đến các học sinh; phát triển các chiến lược thu hút học sinh như giới thiệu học bổng, học bổng du học hay đăng quảng cáo, lên tạp chí, TV hoặc thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao để lôi kéo sự quan tâm của các học sinh và gia đình của họ
Hossler và Stage (1987) (trích bởi Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009) còn cho rằng việc tham quan trực tiếp trường học hay các buổi giới thiệu về trường cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh
Chapman, D.W (1981) còn cho rằng, các tài liệu có sẵn cũng tác động đến quá trình chọn trường của học sinh Chất lượng thông tin và sự sẵn sàng của thông tin trong tài liệu có sẵn như Website hay các tài liệu in khác sẽ là một hỗ trợ không nhỏ trong quyết định chọn trường của học sinh
THANG ĐO SƠ BỘ TỔNG HỢP
Dựa vào các nghiên cứu trước, các thang đo ban đầu của nghiên cứu được xây dựng và trình bày trong Bảng 2.3
Bảng 2.3 Thang đo sơ bộ tổng hợp
Yếu tố Diễn giải thang đo Tác giả
Các cá nhân có ảnh hưởng
1 Bố mẹ học sinh Chapman, D.W (1981)
Hossler và Stage (1987) (trích Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009) 2 Anh/chị/em trong gia đình, họ hàng
Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009)
3 Thầy cô, cố vấn học tập phổ thông Chapman, D.W.(1981)
Hossler và Stage (1987) 4 Bạn thân của học sinh Chapman, D.W.(1981)
Mario và Helena (2007) Đặc điểm của trường đại học, cao đẳng
5 Danh tiếng của trường ĐH, CĐ Chapman, D.W (1981)
Mario và Helena (2007) Burns, M.J và các cộng sự (2006)
6 Cơ sở vật chất và trang thiết bị Mario và Helena (2007)
7 Giảng viên Mario và Helena (2007)
8 Ngành đào tạo đang có sức thu Chapman, D.W (1981) hút cao (ngành học hấp dẫn) Burns, M.J và các cộng sự (2006) Mario và Helena (2007) 9 Chi phí phù hợp với gia đình học sinh
Chapman, D.W.(1981) Trần Văn Quí (2009) 10 Chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí, chi phí cho sinh viên theo học tại trường Chapman, D.W.(1981)
Trần Văn Quí (2009) 11 Tỷ lệ “chọi”
12 Điểm chuẩn đầu vào 13 Trường có ký túc xá 14 Chất lượng chương trình đào tạo Mario và Helena (2007)
15 Năng lực của học sinh Chapman, D.W.(1981)
Mario và Helena (2007) 16 Sở thích, năng khiếu Trần Văn Quí và Cao
Hào Thi (2009) 17 Thu nhập của gia đình học sinh Chapman, D.W.(1981) 18 Trường gần nhà học sinh Mario và Helena (2007) 19 Bạn bè hoặc họ hàng đang theo học tại trường này
20 Mong muốn du học nước ngoài Trần Văn Quí và Cao Hào
Thi (2009) 21 Mong muốn được tiếp tục học tập/nghiên cứu cao hơn tại trường sau khi tốt nghiệp
Chapman, D.W.(1981) Cabera và La Nasa (2000)
Nỗ lực giao tiếp của trường
22 Website của trường Trần Văn Quí và Cao Hào
Thi (2009) 23 Tài liệu hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng 2012
24 Tổ chức buổi giới thiệu về trường tại trường cấp 3 của học sinh
Hossler và Stage (1987) (trích bởi Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009) 25 Quảng cáo trên báo, tạp chí hay
26 Tổ chức các sự kiện thể thao, ca nhạc, hoạt động xã hội của trường
Công việc trong tương lai
27 Nhiều cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp
Washburn và các cộng sự (2000)
28 Mong muốn có thu nhập cao khi ra trường
29 Công việc trong tương lai sẽ có vị trí cao trong xã hội
Tóm lại, trên cơ sở lý thuyết nền là các mô hình của các nghiên cứu trước ở nước ngoài và trong nước, kết hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng, Chương 2 đã tổng hợp các nhóm yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh PTTH, gồm (1) yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng, (2) yếu tố đặc điểm trường đại học, (3) yếu tố bản thân học sinh, (4) yếu tố công việc trong tương lai, (5) yếu tố về nỗ lực của trường đại học, cao đẳng đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được chia thành hai giai đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức
(1) Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính (2) Giai đoạn nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng
Nghiên cứu này được sử dụng trong giai đoạn khám phá, dữ liệu thu thập được nhằm xác định, hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo của các nghiên cứu trước để phù hợp với đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này
Thực hiện kỹ thuật thảo luận tay đôi với 05 học sinh lớp 12 trường phổ thông trung học Lê Lợi, TP Bảo Lộc được chọn ngẫu nhiên với dàn bài thảo luận đã được chuẩn bị sẵn được thiết kế dựa vào mục tiêu nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Phỏng vấn các đối tượng này nhằm tìm hiểu việc nhận định ý nghĩa của các biến quan sát trong mỗi thang đo nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát hiểu đúng câu hỏi, đồng thời có thể khám phá thêm các yếu tố mới Kết quả thảo luận từ các học sinh đã giúp điều chỉnh lại một số từ ngữ trong thang đo soạn sẵn trở nên dễ hiểu hơn, đảm bảo được tính chất đơn nghĩa, rõ ràng và chính xác hơn, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
Từ kết quả đó, bảng câu hỏi được điều chỉnh bổ sung và được tham khảo thêm ý kiến của một số chuyên gia nhằm đánh giá, hiệu chỉnh phù hợp hơn để tiến hành nghiên cứu định lượng
Cuối cùng, bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẵn sàng cho giai đoạn nghiên cứu chính thức
3.1.2 Nghiên cứu chính thức Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng Nghiên cứu này cho phép lượng hóa và đo lường thông tin thu nhập bằng con số cụ thể
Giai đoạn này tiến hành thực hiện thông qua phỏng vấn đối tượng bằng bảng câu hỏi chi tiết
Theo Hair J.F và các cộng sự (1998) thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá là gấp 5 lần số biến quan sát và số lượng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến cũng là gấp 5 lần số biến quan sát Mô hình nghiên cứu này ước lượng có 30 biến quan sát như vậy kích thước mẫu ước lượng tối thiểu sẽ là 150
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được áp dụng để thu thập số liệu trong nghiên cứu này, người nghiên cứu được chọn những đối tượng có thể tiếp cận được để thu thập dữ liệu
Các trường PTTH được khảo sát:
- Trường THPT Trần Phú, Thành Phố Đà Lạt - Trường THPT Bảo Lộc, Thành Phố Bảo Lộc - Trường THPT Đức Trọng, huyện Đức Trọng - Trường THPT Di Linh, huyện Di Linh - Trường THPT Bảo Lâm, huyện Bảo Lâm - Trường THPT Đạ Huoai, huyện Đạ Huoai Dữ liệu thu thập sẽ được tiến hành xử lý, mã hóa Các bước phân tích được tiến hành theo trình tự như sau:
- Thống kê mô tả dữ liệu - Đánh giá độ tin cậy của thang đo - Phân tích nhân tố khám phá EFA - Kiểm định Paired – Samples T – test - Phân tích ANOVA
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo Hình 3.1
Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu
Phân tích kết quả Kiểm định Paired Samples T – test
Phân tích ANOVA Cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu liên quan
Thang đo 1 Thảo luận tay đôi Phỏng vấn thử
Bảng câu hỏi Đánh giá thang đo: Độ tin cậy Độ giá trị Hiệu chỉnh mô hình
Kiểm tra hệ số Cronbach’s alpha Loại bỏ biến có tương quan biến – tổng nhỏ
Phân tích nhân tố khám phá Bước 2
Bước 1: Hình thành thang đo
Việc xây dựng thang đo 1 dựa trên mục tiêu và cơ sở lý thuyết đã đề cập ở Chương 2, tiến hành xây dựng các thang đo dựa trên các thang đo có sẵn của các nghiên cứu trước
Dùng kỹ thuật thảo luận tay đôi nhằm hiệu chỉnh, bổ sung thang đo và thực hiện phỏng vấn thử
Kết quả cuối cùng là thang đo 2 được hình thành từ hiệu chỉnh thang đo 1 Thang đo này được đưa vào bảng phỏng vấn dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức
Bước 2: Đánh giá thang đo
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm mã hóa và làm sạch bằng phần mềm SPSS và tiến hành đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ được sử dụng để xác định các nhân tố và biến quan sát giải thích cho nhân tố, biến quan sát được chọn là biến có hệ số tải nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0.45, kiểm định KMO với 0.5 ≤ KMO ≤ 1 Chỉ số KMO được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố với các dữ liệu
Trị số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%
Sau khi phân tích nhân tố, các thang đo được đánh giá độ tin cậy dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chấp nhận nếu hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6
Bước 3: Phân tích kết quả
Kiểm định Paired Sample T – test được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh
Cuối cùng sử dụng phân tích ANOVA để phân tích sự khác biệt của các thuộc tính học sinh trong ảnh hưởng của các yếu tố trên đến quyết định chọn trường của học sinh.
XÂY DỰNG THANG ĐO
Dựa theo những nghiên cứu trước, nghiên cứu này cũng sử dụng thang đo Likert 5 điểm, là loại thang đo trong đo một chuỗi các thái độ liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các câu trả lời đó, cụ thể như sau:
- Điểm 1 - Rất không đồng ý - Điểm 2 - Không đồng ý - Điểm 3 - Trung lập / phân vân - Điểm 4 - Đồng ý
3.3.1 Thang đo các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh
Các biến quan sát đo lường cho thang đo yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường và ý nghĩa của từng biến được trình bày trong Bảng 3.1
Bảng 3.1: Các biến quan sát cho yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng
Ký hiệu biến Nội dung biến
CNAH1 Bạn chọn trường này bởi đó là mong muốn của bố mẹ bạn
CNAH2 Bạn chọn dự thi trường đại học này bởi lời khuyên của anh/chị/em trong gia đình, họ hàng
CNAH3 Bạn chọn dự thi trường đại học này bởi thầy cô phổ thông khuyên bạn nên thi vào trường này
CNAH4 Bạn chọn dự thi trường đại học này bởi bạn thân cùng thi vào trường này
3.3.2 Thang đo đặc điểm của trường đại học, cao đẳng
Thang đo đặc điểm trường đại học, cao đẳng được đo lường qua 9 biến quan sát
Tên và ý nghĩa các biến được trình bày trong Bảng 3.2
Bảng 3.2 Các biến quan sát cho yếu tố đặc điểm trường đại học, cao đẳng
Ký hiệu biến Nội dung biến
DDT1 Bạn chọn trường này bởi đây là trường danh tiếng
DDT2 Bạn chọn trường này bởi trường có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại DDT3 Bạn chọn trường này bởi trường có đội ngũ giảng viên danh tiếng
DDT4 Bạn chọn trường này bởi trường có ngành đào tạo đang có sức thu hút cao (ngành học hấp dẫn) DDT5 Bạn chọn trường này bởi trường có chi phí học tập và sinh hoạt phù hợp với gia đình bạn DDT6 Bạn chọn trường này bởi trường có chính sách hỗ trợ , miễn giảm học phí, chi phí cho sinh viên theo học tại trường DDT7 Bạn chọn trường này bởi trường có tỷ lệ “chọi” phù hợp
DDT8 Bạn chọn trường này bởi trường có điểm chuẩn đầu vào phù hợp với năng lực của bạn DDT9 Bạn chọn trường này bởi trường có ký túc xá
DDT10 Bạn chọn trường này bởi trường có chương trình đào tạo chất lượng
3.3.3 Thang đo yếu tố bản thân cá nhân học sinh
Các biến quan sát đo lường cho thang đo yếu tố bản thân học sinh ảnh hưởng đến quyết định chọn trường và ý nghĩa của từng biến được trình bày trong Bảng 3.3
Bảng 3.3: Các biến quan sát cho thang đo bản thân học sinh
Ký hiệu biến Nội dung biến
DDCN1 Bạn chọn trường này vì bạn cho rằng trường này phù hợp với năng lực của bạn
DDCN2 Bạn chọn trường này vì bạn cho rằng trường phù hợp với sở thích, năng khiếu của bản thân
DDCN3 Bạn chọn trường này vì thu nhập của gia đình bạn phù hợp với chi phí học tập của trường DDCN4 Bạn chọn trường này vì trường gần nhà của bạn
DDCN5 Bạn chọn trường này vì bạn có bạn bè hoặc họ hàng đang theo học tại trường này DDCN6 Bạn chọn trường này vì bạn mong muốn được tiếp tục học tập/nghiên cứu cao hơn tại trường sau khi tốt nghiệp
3.3.4 Thang đo công việc trong tương lai
Thang đo công việc trong tương lai được đo lường qua 3 biến quan sát Tên và ý nghĩa các biến được trình bày trong Bảng 3.4
Bảng 3.4 Các biến quan sát cho thang đo công việc trong tương lai
Ký hiệu biến Nội dung biến
CVTL1 Bạn chọn trường này vì mong muốn có nhiều cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp
CVTL2 Bạn chọn trường này vì mong muốn có thu nhập cao khi ra trường
CVTL3 Bạn chọn trường này vì công việc trong tương lai sẽ có vị trí cao trong xã hội
3.3.5 Thang đo nỗ lực đưa thông tin đến học sinh của các trường đại học, cao đẳng Các biến quan sát đo lường cho thang đo nỗ lực đưa thông tin đến học sinh của các trường đại học, cao đẳng và ý nghĩa của từng biến được trình bày trong Bảng 3.5
Bảng 3.5: Các biến quan sát cho thang đo nỗ lực đưa thông tin đến học sinh
Ký hiệu biến Nội dung biến
NLNT1 Tham quan trường NLNT2 Website của trường NLNT3 Tài liệu hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng 2012
NLNT4 Tham dự các buổi giới thiệu của trường này tại trường cấp 3 của bạn
NLNT5 Quảng cáo trên báo, tạp chi hay TV, brochure
NLNT6 Tham dự các sự kiện thể thao, ca nhạc, hoạt động xã hội của trường
Tóm lại, Chương 3 đã trình bày chi tiết về phương pháp và quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính được thực hiện qua thông qua thảo luận tay đôi với một số học sinh lớp 12 và phát thử bảng câu hỏi nhằm điều chỉnh từ ngữ, đảm bảo đối tượng khảo sát hiểu đúng câu hỏi khảo sát Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát các đối tượng bằng bảng câu hỏi, lượng hóa và và đo lường thông tin thu thập bằng các con số cụ thể
Nội dung chương 3 cũng trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu, cách hình thành thang đo và đánh giá thang đo
Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu gổm mô tả mẫu, đánh giá thang đo, kiểm định T – test và phân tích Anova.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả thống kê mô tả
Kết quả khảo sát được trả về với 206 bảng câu trả lời khảo sát có giá trị được phân bố trong 6 trường là các trường ở Hình 4.1
- Trường THPT Trần Phú, TP Đà Lạt (13,6%) - Trường THPT Bảo Lộc, TP Bảo Lộc (21,8%) - Trường THPT Đức Trọng, huyện Đức Trọng (15,5%) - Trường THPT Di Linh, huyện Di Linh (18,0%) - Trường THPT Bảo Lâm, huyện Bảo Lâm (14,6%) - Trường THPT Đạ Huoai, huyện Đạ Huoai (16,5%)
Hình 4.1 Tỷ lệ học sinh các trường được khảo sát
Với dữ liệu thu thập được từ các bảng khảo sát, kết quả thống kê mô tả định tính liên quan đến bản thân học sinh và gia đình học sinh được mô tả như sau:
- Giới tính Theo kết quả khảo sát Bảng 4.1 cho thấy, học sinh nam trả lời bảng khảo sát chiếm 42,2% (87 học sinh), còn học sinh nữ chiếm 57,8% (119 học sinh) Điều này cho thấy, học sinh nữ chiếm tỷ lệ cao hơn học sinh nam, tuy nhiên, hai tỉ lệ này chênh lệch không nhiều
- Kết quả học tập Kết quả học tập trên mẫu khảo sát 206 học sinh thu thập được cho thấy có 7 học sinh giỏi chiểm tỉ lệ 3.4%, 70 học sinh khá chiếm 34%, 128 học sinh đạt loại trung bình chiếm 62.6% và không có học sinh yếu, kém Mẫu khảo sát phát ra đều ở 6 Trường đại diện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, không tính các trường chuyên, trường chọn; như thế, kết quả học tập của các học sinh trên là cơ sở phù hợp cho khả năng nghĩ và chọn thi vào các trường đại học và cao đẳng
- Khu vực sinh sống Bảng câu hỏi khảo sát được phát ra ở 6 huyện thị thành của Tỉnh Lâm Đồng đều nhau, nhưng kết quả thu được chia theo khu vực sinh sống của cá nhân học sinh trả lời có sự khác biệt, học sinh đang sinh sống ở thành phố có 73 học sinh chiếm 35,4%, khu vực sinh sống ở huyện có 69 học sinh chiếm 33,5 %, khu vực nông thôn có 64 học sinh chiếm 31,1%
- Về trình độ học vấn của bố Kết quả khảo sát cho thấy trình độ học vấn của Bố là phổ thông trung học chiếm tỉ lệ cao nhất với 92 học sinh trả lời chiếm tỉ lệ 44.7% Trình độ của Bố là Cao đẳng, đại học được 52 học sinh thừa nhận chiếm tỉ lệ 25.2%, còn lại là Trung học cơ sở và thấp hơn với 62 ý kiến chiếm tỉ lệ 30,1%
- Về trình độ học vấn của mẹ Khác biệt tương đối lớn với kết quả khảo sát trình độ học vấn của Bố, trình độ học vấn của Mẹ chiếm tỉ lệ cao nhất với 99 học sinh trả lời chiếm tỉ lệ 48.4% lại là Trung học cơ sở, tiếp theo đó là phổ thông trung học và thấp hơn với 67 ý kiến chiếm tỉ lệ 32.5%
Trình độ của Mẹ là Cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ không cao, chỉ được 40 học sinh thừa nhận chiếm tỉ lệ 19.4% Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy trình độ học vấn của Mẹ tính bình quân thấp hơn trình độ học vấn của Bố
- Về thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của mỗi gia đình Kết quả trả lời bảng khảo sát cũng phù hợp với sự kết hợp tương đối trình độ học vấn của Bố, Mẹ và khu vực sinh sống Cụ thể, số hộ giá đình của các em có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 500.000 đồng chiếm 6.8% với 14 phiếu trả lời , mức thu nhập từ 500.000 – 2.000.000đ chiếm 45.6% với 94 phiếu trả lời, thu nhập từ 2.000.000 – 5.000.000đ chiếm 39.3% với 81 phiếu trả lời, còn lại là 8.3% của mức thu nhập trên 5.000.000đ/tháng Vì kết quả khảo sát tập trung ở các huyện, thị, thành của Tỉnh nên mức thu nhập bình quân của các gia đình chưa cao, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại học của các em thông qua biến chi phí học tập và sinh hoạt của Nhà trường
Các số liệu trên được tập hợp trong Bảng 4.1
Bảng 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu Các thành phần mô tả Tiêu chí Mẫu Tần số
Trình độ học vấn của Bố
Trung học cơ sở và thấp hơn 206 92 44.7
Trình độ học vấn của Mẹ
Trung học cơ sở và thấp hơn 206 99 48.1
Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng
Đánh giá thang đo
là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), phân tích nhân tố được sử dụng để tóm tắt và thu gọn các dữ liệu Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản
Phân tích nhân tố được thực hiện theo phương pháp rút trích các thành phần chính Principal Components với phép xoay nguyên góc Varimax
4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo được trình bày chi tiết như sau:
Thang đo Các cá nhân ảnh hưởng
Kết quả phân tích thu được hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,6550 và các biến có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 (xem Phụ lục 2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo) Như vậy, thang đo Các cá nhân ảnh hưởng đạt được độ tin cậy theo yêu cầu Kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 4.2
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Cá nhân ảnh hưởng
Biến quan sát của Cá nhân ảnh hưởng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
CNAH1 Bạn chọn trường này bởi đó là mong muốn của bố mẹ bạn
Bạn chọn dự thi trường này bởi lời khuyên của anh/chị/em trong gia đình, họ hàng
Bạn chọn dự thi trường này bởi thầy cô phổ thông khuyên bạn nên thi vào trường này
Bạn chọn dự thi trường này bởi bạn thân cùng thi vào trường này
- Thang đo Đặc điểm trường đại học, cao đẳng Thang đo này gồm có 10 biến được đưa vào phân tích Kết quả phân tích lần 1 thu được hệ số Apha bằng 0,6866 và các biến có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 ngoại trừ biến “Bạn chọn trường này bởi đây là trường danh tiếng” ( DDT1) và biến “Bạn chọn trường này bởi trường có ký túc xá” (DDT9) có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0,2962 và 0,2107
Trong quá trình thu thập số liệu, tác giả nhận thấy đa số học sinh không quan tâm đến đặc điểm trường có ký túc xá hay không trong quá trình chọn trường Do đó, biến này sẽ bị loại và thực hiện lại phân tích Cronbach’s Alpha lần 2
Kết quả phân tích lần 2 thu được hệ số Alpha bằng 0,6895 (lớn hơn lần 1 bằng 0,6866) và các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn mức chấp nhận 0,3 (xem Phụ lục 2 Kết quả đánh giá độ cậy của thang đo) Kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 4.3
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Đặc điểm trường Đại học, cao đẳng
Biến quan sát của Đặc điểm trường đại học, cao đẳng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
DDT1 Bạn chọn trường này bởi đây là trường danh tiếng
Bạn chọn trường này bởi trường có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại
Bạn chọn trường này bởi trường có đội ngũ giảng viên danh tiếng
Bạn chọn trường này bởi trường có ngành đào tạo đang có sức thu hút cao (ngành học hấp dẫn)
Bạn chọn trường này bởi trường có chi phí học tập và sinh hoạt phù hợp với gia đình bạn
Bạn chọn trường này bởi trường có chính sách hỗ trợ , miễn giảm học phí, chi phí cho sinh viên theo học tại trường
DDT7 Bạn chọn trường này bởi trường có tỷ lệ “chọi” phù hợp ,3815 ,6597 DDT8
Bạn chọn trường này bởi trường có điểm chuẩn đầu vào phù hợp với năng lực của bạn
Bạn chọn trường này bởi trường có chương trình đào tạo chất lượng
- Thang đo Bản thân học sinh Thang đo này có 6 biến được đưa vào phân tích Kết quả phân tích lần thứ nhất thu được hệ số Alpha bằng 0,3512; có 3 biến có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và 3 biến còn lại nhỏ hơn 0,3 Các biến “Bạn chọn trường này vì trường gần nhà của bạn” (DDCN4), “Bạn chọn trường này vì bạn có bạn bè hoặc họ hàng đang theo học tại trường này” (DDCN5) và “Bạn chọn trường này vì bạn mong muốn được tiếp tục học tập/nghiên cứu cao hơn tại trường sau khi tốt nghiệp” (DDCN6) có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0,0285; 0,0459 và 0,1488 Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ sẽ lần lượt bị loại bỏ trong lần phân tích tiếp theo (xem Phụ lục 2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo)
Kết quả phân tích lần cuối cùng cho hệ số Alpha bằng 0,6863 và các biến còn lại đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn mức yêu cầu là 0,3 Kết quả phân tích được trình bày ở Bảng 4.4
Bảng 4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Bản thân cá nhân học sinh
Biến quan sát của Bản thân cá nhân
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Bạn chọn trường này vì bạn cho rằng trường này phù hợp với năng lực của bạn
Bạn chọn trường này vì bạn cho rằng trường phù hợp với sở thích, năng khiếu của bản thân
Bạn chọn trường này vì thu nhập của gia đình bạn phù hợp với chi phí học tập của trường
- Thang đo Công việc trong tương lai Gồm có 3 biến “Bạn chọn trường này vì mong muốn có nhiều cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp”, “Bạn chọn trường này vì mong muốn có thu nhập cao khi ra trường” và “Bạn chọn trường này vì công việc trong tương lai sẽ có vị trí cao trong xã hội” được đưa vào phân tích Kết quả có hệ số Alpha bằng 0,6 và các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn mức yêu cầu là 0,3 Do đó toàn bộ 3 biến đều được giữ lại cho phần phân tích tiếp theo (xem Phụ lục 2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo) Kết quả phâ tích được trình bày như Bảng 4.5
Bảng 4.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Công việc trong tương lai
Biến quan sát của Công việc tương lai
Cronbach’ s Alpha nếu loại biến
Bạn chọn trường này vì mong muốn có nhiều cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp
Bạn chọn trường này vì mong muốn có thu nhập cao khi ra trường
Bạn chọn trường này vì công việc trong tương lai sẽ có vị trí cao trong xã hội
- Thang đo nỗ lực đưa thông tin đến học sinh của các trường đại học, cao đẳng Thang đo gồm 6 biến quan sát được đưa vào phân tích độ tin cậy Kết quả phân tích lần 1 thu được hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,6070 và các biến có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 trừ biến “Bạn chọn trường này sau khi tham quan trường” và biến “Bạn chọn trường này sau khi tham dự các buổi giới thiệu của trường này tại trường cấp 3 của bạn” Hệ số tương quan biến tổng của 2 biến này là 0,1799 và 0,2883 Do đó, 2 biến này sẽ lần lượt bị loại trong các lần phân tích tiếp theo Điều này có lẽ do đa số học sinh ít có hoặc không có cơ hội tham quan các trường mà mình dự thi cũng như tham dự các buổi tư vấn tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng
Thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha lần thứ 3 thu được hệ số Alpha bằng 0,6284 và các biến có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn giá trị yêu cầu là 0,3 (xem Phụ lục 2 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo) Kết quả được trình bày như Bảng 4.6
Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo Nỗ lực đưa thông tin đến học sinh của các trường đại học, cao đẳng
Biến quan sát của Nỗ lực nhà trường
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
NLNT2 Bạn chọn trường này sau khi vào Website của trường
Bạn chọn trường này sau khi tham khảo Tài liệu hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng
Bạn chọn trường này sau khi xem Quảng cáo trên báo, tạp chí hay TV, brochure về trường
Bạn chọn trường này sau khi xem các sự kiện thể thao, văn hóa, hoạt động xã hội của trường
4.2.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
Nghiên cứu ban đầu được thực hiện với 5 nhóm yếu tố gồm 29 biến đo lường sự ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh PTTH Sau khi thực hiện phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, một số biến không đủ độ tin cậy đã bị loại bỏ, các biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA
Việc phân tích nhân tố EFA trong nghiên cứu này sẽ xác định được những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh
Phương pháp nhân tố được thực hiện theo phương pháp rút trích các thành phần chính – Principal Component với phép quay Varimax Sau mỗi lần phân tích nhân tố, ta phải tiến hành kiểm tra hệ số Kaiser – Meyer – Olkin (KMO), kiểm định Bartlett và hệ số tải nhân tố Theo quy định, KMO phải có giá trị là 0,5 ≤ KMO ≤ 1 và hệ số tải nhân tố có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0,45 nhằm đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một nhân tố Các biến có hệ số chuyển tải (Factor loading) nhỏ hơn 0,45 sẽ tiếp tục bị loại và dừng phân tích khi trích các yếu tố có Eigenvalue là 1
Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (xem Phụ lục 3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá)
Kết quả phân tích nhân tố lần thứ nhất như sau:
- Hệ số KMO = 0,708 (thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1) và kiểm định Bartlett có Sig = 0,000 < 0,05 Điều này cho thấy, các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh
- Kết quả phân tích tạo thành 7 nhân tố với hệ số tổng phương sai trích bằng 61,6%, giải thích được 61,6% biến thiên của dữ liệu
- 2 biến CNAH3 (Bạn chọn dự thi trường này bởi thầy cô phổ thông khuyên bạn nên thi vào trường này) và DDCN2 (Bạn chọn trường này vì bạn cho rằng trường phù hợp với sở thích, năng khiếu của bản thân) có hệ số tải đồng thời lên cả 2 nhân tố khá gần nhau ( 0,05 chứng tỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của trị trung bình của các nhóm yếu tố
Thực hiện kiểm định trị trung bình cho cặp yếu tố Đặc điểm cá nhân - Sở thích & công việc tương lai, kết quả thu được trình bày như Bảng 4.9
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định trị trung bình cặp yếu tố Đặc điểm cá nhân - Sở thích
Cặp yếu tố so sánh
Chênh lệch giá trị theo cặp
Cặp 1 Đặc điểm cá nhân – Sở thích
Kết quả từ Bảng 4.9 cho Sig < 0,05 Như vậy, có thể kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể giữa 2 yếu tố Đặc điểm cá nhân - Sở thích & công việc tương lai tác động đến quyết định chọn trường của học sinh
Hai yếu tố Sở thích & công việc tương lai và Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính được đưa vào thực hiện kiểm định trị trung bình, kết quả thu được trình bày ở Bảng 4.10
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định trị trung bình cặp yếu tố Sở thích & công việc tương lai - Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính
Cặp yếu tố so sánh
Chênh lệch giá trị theo cặp
Cặp 2 Sở thích & công việc tương lai - Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính
Kết quả từ Bảng 4.10 cho thấy có Sig > 0,05 Do đó giữa 2 yếu tố Sở thích & công việc tương lai - Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tác động đến quyết định chọn trường của học sinh
Thực hiện kiểm định trị trung bình cho 2 yếu tố Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính - Đặc điểm trường, kết quả thu được trình bày như Bảng 4.11
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định trị trung bình cặp yếu tố Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính - Đặc điểm trường
Cặp yếu tố so sánh
Chênh lệch giá trị theo cặp
Cặp 3 Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính - Đặc điểm trường
Bảng 4.11 cho kết quả phân tích có Sig < 0,05 Ta có thể đưa ra kết luận là có sự khác biệt đáng kể có ý nghĩa thống kê giữa 2 yếu tố Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính - Đặc điểm trường tác động đến quyết định chọn trường của học sinh
Tiến hành kiểm định trị trung bình cho 2 yếu tố Đặc điểm trường - Nỗ lực nhà trường, kết quả phân tích được trình bày như Bảng 4.12
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định trị trung bình cặp yếu tố Đặc điểm trường - Nỗ lực nhà trường
Cặp yếu tố so sánh
Chênh lệch giá trị theo cặp
Cặp 4 Đặc điểm trường - Nỗ lực nhà trường ,0983 1,07106 ,07462 ,189
Kết quả ở Bảng 4.12 cho thấy có Sig > 0,05 Như vậy là không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 yếu tố Đặc điểm trường - Nỗ lực nhà trường ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh
Cặp yếu tố cuối cùng được đưa vào thực hiện liểm định trị trung bình là Nỗ lực nhà trường và Cá nhân ảnh hưởng Kết quả kiểm định được trình bày như Bảng 4.13
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định trị trung bình cặp yếu tố Nỗ lực nhà trường - Cá nhân ảnh hưởng
Cặp yếu tố so sánh
Chênh lệch giá trị theo cặp
Cặp 5 Nỗ lực nhà trường - Cá nhân ảnh hưởng -,2787 1,25467 ,08742 ,002
Kết quả thực hiện kiểm định cho thấy Sig < 0,05 Vì vậy ta kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể giữa 2 yếu tố Nỗ lực nhà trường - Cá nhân ảnh hưởng tác động đến quyết định chọn trường của học sinh
Từ các kết quả kiểm định trị trung bình trên cho thấy có 2 yếu tố tác động lên quyết định chọn trường của học sinh có độ quan trọng khác biệt là Đặc điểm cá nhân và Cá nhân ảnh hưởng Còn lại 4 yếu tố tạo thành 2 nhóm có độ quan trọng tương đương nhau là nhóm yếu tố Sở thích & công việc tương lai, Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính và nhóm yếu tố Đặc điểm trường, Nỗ lực nhà trường
Như vậy, có 6 yếu tố tạo thành 4 nhóm ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh PTTH với độ quan trọng được sắp xếp giảm dần gồm nhóm thứ 1 là Đặc điểm cá nhân; nhóm yếu tố thứ 2 là Sở thích & công việc tương lai và Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính; nhóm thứ 3 là Đặc điểm trường, Nỗ lực nhà trường và nhóm yếu tố thứ 4 có mức độ ảnh hưởng thấp nhất là Cá nhân ảnh hưởng.
Kết quả kiểm định ANOVA
Theo nghiên cứu của Chapman (1981), Hossler và Gallagher (1987) thì quyết định lựa chọn trường ĐH, CĐ của học sinh bị ảnh hưởng bởi yếu tố tình trạng kinh tế xã hội và nhân khẩu học, trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là thu nhập gia đình
Ngoài ra, năng lực bản thân cũng là yếu tố quan trọng để xem xét
Còn theo nghiên cứu của Hossler và Gallagher (1987), quyết định lựa chọn trường ĐH, CĐ này cũng bị tác động bởi sự ảnh hưởng của bố mẹ đến con cái và trình độ học vấn của Bố và Mẹ thông qua lời khuyên răn của họ
Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích ANOVA một yếu tố (One – Way Anova) được sử dụng để phân tích sự ảnh hưởng của 4 thuộc tính là kết quả học tập, thu nhập bình quân gia đình, bậc học của Bố, bậc học của Mẹ lên 6 yếu tố Đặc điểm cá nhân, Sở thích & công việc tương lai, Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính, Đặc điểm trường, Nỗ lực nhà trường, Cá nhân ảnh hưởng có sự khác biệt hay không
Các thuộc tính Kết quả học tập, Thu nhập bình quân của gia đình, Bậc học của Bố, Bậc học của Mẹ có từ 3 nhóm trở lên nên sẽ dùng phân tích Anova trong trường hợp tổng quát là phân tích Anova với phương sai có sự khác biệt Trong trường hợp này, ta có thể sử dụng thống kê Tamhane's T2 trong kiểm định Post Hoc để đưa ra kết luận trong kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình Ngoài ra, phép phân tích này còn cho ta biết chi tiết giữa những cặp nào có sự khác biệt về giá trị trung bình
4.4.1 Sự khác biệt của nhóm Kết quả học tập đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh
Phân tích Anova cho nhóm Kết quả học tập với giả thiết H0: không có sự khác biệt giữa các nhóm Kết quả học tập đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Kết quả phân tích được trình bày như Bảng 4.14
Từ kết quả phân tích ở Bảng 4.14, có thể đưa ra kết luận là có sự khác biệt giữa các nhóm của thuộc tính Kết quả học tập đối với các yếu tố Cá nhân ảnh hưởng.Cụ thể là học sinh có kết quả học tập loại khá thì bị ảnh hưởng bởi yếu tố Cá nhân ảnh hưởng nhiều hơn so với học sinh trung bình Còn riêng đối với các học sinh giỏi thì yếu tố này không ảnh hưởng nhiều, lý do là các em học sinh giỏi có nhận thức tốt hơn về bản thân nên thường hay tự quyết định và như thế các cá nhân khác ít ảnh hưởng tới các em Ngoài yếu tố các nhân ảnh hưởng thì các yếu tố còn lại không có sự khác biệt giữa các nhóm thuộc tính
Bảng 4.14 Kết quả phân tích Anova theo Kết quả học tập
Yếu tố KQHT Trung bình (I)
KQHT Sig Kết luận Đặc điểm cá nhân
Không có sự khác biệt giữa các nhóm theo thuộc tính Thu nhập bình quân gia đình đối với các yếu tố Đặc điểm cá nhân, Sở thích & công việc tương lai, Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính, Đặc điểm trường và Nỗ lực nhà trường
Khá ,141 Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính
Có sự khác biệt giữa nhóm HS khá và nhóm HS trung bình
4.4.2 Sự khác biệt của nhóm Thu nhập bình quân đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh
Thực hiện phân tích ANOVA đối với nhóm Thu nhập bình quân gia đình với giả thiết H0: Không có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh PTTH giữa các nhóm Thu nhập bình quân của gia đình học sinh Kết quả phân tích được trình bày như Bảng 4.15, 4.16, 4.17, 4.18, 4.19
Bảng 4.15 Kết quả phân tích Anova theo Thu nhập bình quân gia đình của yếu tố
Sở thích & công việc tương lai
Bảng 4.16 Kết quả phân tích Anova theo Thu nhập bình quân gia đình của yếu tố Đặc điểm cá nhân Yếu tố Thu nhập Trung bình (I) Thu nhập (J) Thu nhập Sig Kết luận
Sở thích & công việc tương lai
Không có sự khác biệt về yếu tố Sở thích & công việc tương lai giữa các nhóm theo thuộc tính Thu nhập bình quân gia đình
(J) Thu nhập Sig Kết luận Đặc điểm cá nhân
Không có sự khác biệt về yếu tố Đặc điểm cá nhân giữa các nhóm theo thuộc tính Thu nhập bình quân gia đình
Bảng 4.17 Kết quả phân tích Anova theo Thu nhập bình quân gia đình của yếu tố
Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính
Bảng 4.18 Kết quả phân tích Anova theo Thu nhập bình quân gia đình của yếu tố Đặc điểm trường Yếu tố Thu nhập
Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính
Không có sự khác biệt về yếu tố Khả năng thi đậu
& được hỗ trợ tài chính giữa các nhóm theo thuộc tính Thu nhập bình quân gia đình
Kết luận Đặc điểm trường
Không có sự khác biệt về yếu tố Đặc điểm trường giữa các nhóm theo thuộc tính Thu nhập bình quân gia đình
Bảng 4.19 Kết quả phân tích Anova theo Thu nhập bình quân gia đình của yếu tố
Kết quả phân tích Anova ở Bảng 4.19 cho thấy, nhóm học sinh có Thu nhập bình quân của gia đình thấp hơn 500.000 thì quan tâm nhiều đến yếu tố Nỗ lực nhà trường khi quyết định chọn trường hơn là nhóm có thu nhập trên 5.000.000 Các yếu tố khác thì không có sự khác biệt giữa các nhóm của thuộc tính Thu nhập bình quân gia đình Điều này cho thấy Nhà trường nên tập trung nỗ lực của nhà trường vào nhóm học sinh có thu nhập bình quân gia đình thấp nhiều hơn, lý do là các học sinh có thu nhập bình quân gia đình thấp thì khó tự tìm kiếm thông tin hơn các học sinh thuộc gia đình có thu nhập khá
Có sự khác biệt về yếu tố Nỗ lực nhà trường giữa nhóm có thu nhập ít hơn 500.000 và nhóm thu nhập trên 5 triệu Nhóm có thu nhập dưới 500 ngàn có độ quan tâm đến yếu tố Nỗ lực nhà trường cao hơn nhóm có thu nhập trên 5 triệu
4.4.3 Sự khác biệt của nhóm Bậc học của Bố đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh Đối với nhóm Bậc học của Bố cũng dùng phân tích Anova với giả thiết H0: Không có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh PTTH giữa các nhóm Bậc học của Bố (xem chi tiết tại Phụ lục 5 Kết quả phân tích ANOVA) Kết quả phân tích được trình bày như Bảng 4.20
Kết quả phân tích ở Bảng 4.20 cho thấy với mức ý nghĩa 5% thì có thể chấp nhận giả thiết H 0 là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm theo thuộc tính Bậc học của Bố với ảnh hưởng của 6 yếu tố trên
4.4.4 Sự khác biệt của nhóm Bậc học của Mẹ đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh Tương tự như Bậc học của Bố, nhóm yếu tố Bậc học của Mẹ cũng dùng phân tích ANOVA (xem Phụ lục 5 Kết quả phân tích ANOVA) với giả thiết H0: Không có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh PTTH giữa các nhóm Bậc học của Mẹ Kết quả phân tích được trình bày như Bảng 4.21
Kết quả phân tích ở Bảng 4.21 cho thấy với mức ý nghĩa 5% thì tất cả các yếu tố có Sig > 0,05 Như vậy có thể chấp nhận giả thiết H0 là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm theo thuộc tính Bậc học của Mẹ với ảnh hưởng của 6 yếu tố trên
Bảng 4.20 Kết quả phân tích Anova theo Bậc học của Bố
Yếu tố Bậc học Trung bình (I) Bậc học (J) Bậc học Sig Kết luận Đặc điểm cá nhân
Không có sự khác biệt giữa các nhóm theo thuộc tính Bậc học của Bố ĐH, CĐ ,988 THPT 3,6374 THPT THCS 1,000 ĐH, CĐ ,979 ĐH, CĐ 3,5833 ĐH, CĐ THCS ,988
THCS 3,4048 THCS THPT 1,000 ĐH, CĐ 1,000 THPT 3,4038 THPT THCS 1,000 ĐH, CĐ 1,000 ĐH, CĐ 3,4135 DH, CD THCS 1,000
Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính
THCS 3,3122 THCS THPT ,872 ĐH, CĐ ,777
THPT 3,4103 THPT THCS ,872 ĐH, CĐ ,994 ĐH, CĐ 3,4423 ĐH, CĐ THCS ,777
THCS 2,9365 THCS THPT ,945 ĐH, CĐ ,682
THPT 2,8645 THPT THCS ,945 ĐH, CĐ ,361 ĐH, CĐ 3,1026 ĐH, CĐ THCS ,682
THCS 2,8690 THCS THPT ,998 ĐH, CĐ ,980
THPT 2,8489 THPT THCS ,998 ĐH, CĐ ,996 ĐH, CĐ 2,8221 ĐH, CĐ THCS ,980
THCS 2,5185 THCS THPT ,976 ĐH, CĐ ,910
THPT 2,5714 THPT THCS ,976 ĐH, CĐ ,983 ĐH, CĐ 2,6282 ĐH, CĐ THCS ,910
Bảng 4.21 Kết quả phân tích Anova theo Bậc học của Mẹ
Yếu tố Bậc học Trung bình (I) Bậc học (J) Bậc học Sig Kết luận Đặc điểm cá nhân
Không có sự khác biệt giữa các nhóm theo thuộc tính Bậc học của Mẹ. ĐH, CĐ ,814 THPT 3,7562 THPT THCS ,544 ĐH, CĐ ,244 ĐH, CĐ 3,4668 ĐH, CĐ THCS ,814
THCS 3,3737 THCS THPT ,993 ĐH, CĐ ,636 THPT 3,4030 THPT THCS ,993 ĐH, CĐ ,875 ĐH, CĐ 3,4938 ĐH, CĐ THCS ,636
Khả năng thi đậu & được hỗ trợ tài chính
THCS 3,2795 THCS THPT ,674 ĐH, CĐ ,097 THPT 3,4229 THPT THCS ,674 ĐH, CĐ ,650 ĐH, CĐ 3,6000 ĐH, CĐ THCS ,097
THCS 2,9293 THCS THPT ,998 ĐH, CĐ ,796 THPT 2,9055 THPT THCS ,998 ĐH, CĐ ,750 ĐH, CĐ 3,0583 ĐH, CĐ THCS ,796
THCS 2,8409 THCS THPT 1,000 ĐH, CĐ ,992 THPT 2,8433 THPT THCS 1,000 ĐH, CĐ ,995 ĐH, CĐ 2,8750 ĐH, CĐ THCS ,992
THCS 2,4310 THCS THPT ,401 ĐH, CĐ ,100 THPT 2,6418 THPT THCS ,401 ĐH, CĐ ,811 ĐH, CĐ 2,7917 ĐH, CĐ THCS ,100
Thảo luận về kết quả
Kết quả thu được trong quá trình phân tích dữ liệu của nghiên cứu cho thấy sự đánh giá ban đầu về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chọn trường là tương đối chính xác và cũng phù hợp với các nghiên cứu trước Tuy nhiên, so với thang đo ban đầu, thang đo cuối đã có một số biến đã bị loại khi đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả phân tích cuối cùng đã trả về 21 biến quan sát, loại đi 8 biến, số biến hợp lệ chiếm tỉ lệ 72.42% và chia làm 6 nhóm với giá trị Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.6, đủ độ tin cậy
Các dữ liệu trong nghiên cứu có độ tương thích hợp lý với giá trị trung bình cao, điều này khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của các học sinh Nghiên cứu đã xác định 6 nhóm yếu tố cơ bản tác động đến quyết định chọn trường của các học sinh phổ thông trung học Cụ thể sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần thông qua kiểm định Paired – Sample – T – Test là Đặc điểm cá nhân; thứ 2 là nhóm yếu tố Sở thích & công việc tương lai, Khả năng thi đậu và được hỗ trợ tài chính; tiếp theo là nhóm yếu tố Đặc điểm trường, Nỗ lực nhà trường và yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp nhất là yếu tố Cá nhân ảnh hưởng ít nhất là Cá nhân ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa 6 yếu tố này với quyết định lựa chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh Cụ thể như sau:
- Nhóm yếu tố Đặc điểm cá nhân là nhóm yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh Nhóm này bao gồm các biến quan sát như năng lực của học sinh, thu nhập của gia đình, chi phí học tập Tầm quan trọng của yếu tố này có thể giải thích được bởi mẫu khảo sát là học sinh ở tỉnh, điều kiện kinh tế gia đình không được như ở thành phố lớn nên việc học sinh đắn đo suy nghĩ về việc lựa chọn một trường có chi phí học tập phù hợp với gia đình là điều hợp lý
Bên cạnh đó, năng lực bản thân là điều khiến học sinh phải cân nhắc bởi nếu chọn một trường vượt quá khả năng thi đậu đầu vào hoặc quá khả năng theo học là điều không ai muốn
- Ở mức quan trọng thứ hai là 2 yếu tố có độ quan trọng tương đương là Khả năng thi đậu và được hỗ trợ tài chính cùng với Sở thích & công việc tương lai Điều này là phù hợp khi người học sinh cho rằng cơ hội có việc làm trong tương lai tốt thì sẽ mang tính tích cực cao ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của người học sinh ngay từ ban đầu Với tỉ lệ chọi và điểm chuẩn phù hợp, người học sinh sẽ chọn được trường mình dự định thi và học để có thể thi đậu ngay khi vừa mới tốt nghiệp phổ thông trung học
- Ở mức quan trọng thứ ba cũng là 2 yếu tố có độ quan trọng tương đương nhau là Đặc điểm trường và Nỗ lực của nhà trường Điều này có ý nghĩa quan trọng là khi đặc điểm của trường đại học càng tốt như sự nổi tiếng, cơ sở vật chất, giảng viên tốt… thì sẽ thu hút nhiều thí sinh chọn thi hơn Bên cạnh đó, nỗ lực của nhà trường để mang thông tin đến các học sinh sắp tốt nghiệp về nhu cầu tuyển sinh của mình là rất quan trọng Điều này tác động đáng kể đến việc cung cấp thông tin thỏa mãn nhu cầu của học sinh và người thân của họ.Việc có được thông tin thích hợp sẽ là cơ sở ra quyết định chọn trường tốt hơn, đặc biệt là trong tình trạng thông tin nhiều nhưng chung chung, không rõ nét như hiện nay
- Cuối cùng là yếu tố các cá nhân ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn trường
Sự quan tâm của gia đình và các cá nhân có ảnh hưởng sẽ động viên, khuyến khích và cho lời khuyên thích hợp cho cá nhân người dự thi Đặc biệt hợp lý khi mẫu khảo sát ở Tỉnh Lâm Đồng như trong nghiên cứu vì sự cọ xát của các em học sinh với Trường đại học là chưa nhiều, thậm chí chưa có thì quyết định theo kinh nghiệm của người đi trước là điều cần cân nhắc
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, với thuộc tính kết quả học tập của học sinh cho thấy không có sự đánh giá khác biệt về tầm quan trọng của từng yếu tố, ngoại trừ yếu tố Cá nhân ảnh hưởng thì HS khá thì bị ảnh hưởng nhiều hơn so với HS trung bình Còn xét về Thu nhập bình quân gia đình cho thấy nhóm học sinh có thu nhập gia đình thấp thì quan tâm đến yếu tố Nỗ lực nhà trường nhiều hơn so với học sinh có thu nhập bình quân gia đình cao Bậc học của Bố và Bậc học của Mẹ cho thấy không có sự khác biệt về trình độ học vấn của Bố hay Mẹ ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh
So sánh với các kết quả trước, cụ thể:
- Chapman, D W (1981) đã cho rằng sự lựa chọn trường ĐH, CĐ của các học sinh bị ảnh hưởng bởi 2 nhóm ảnh hưởng cơ bản là ảnh hưởng của nhóm các yếu tố đặc thù của cá nhân và nhóm các yếu tố bên ngoài Nhóm các yếu tố đặc thù của cá nhân bao gồm các yếu tố: tình trạng kinh tế xã hội, năng lực, mức độ giáo dục mong đợi, kết quả học tập ở PTTH Nhóm các yếu tố bên ngoài được nhóm thành các yếu tố: các cá nhân có ảnh hưởng quan trọng, đặc điểm cố định của trường đại học, cao đẳng và nỗ lực giao tiếp của trường đại học, cao đẳng với học sinh
- Trong mô hình nghiên cứu lựa chọn 3 giai đoạn của Hossler và Gallagher (1987); Cabera và La Nasa (2000) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng trong từng giai đoạn của quá trình ra quyết định lựa chọn trường ĐH, CĐ Với giai đoạn định hướng, yếu tố tác động là tình trạng kinh tế xã hội; khả năng và thành tích của học sinh; thái độ của bố mẹ đến việc học đại học, cao đẳng; và những gợi ý, đề nghị của bạn bè, người thân Trong giai đoạn tìm kiếm thông tin, các yếu tố sau lại được cho là có sự ảnh hưởng mạnh nhất là mức thu nhập của gia đình, mức độ giáo dục của bố mẹ và lời khuyên của các cố vấn trong trường trung học; thông tin về sự hỗ trợ tài chính và chi phí của các trường đại học Trong giai đoạn lựa chọn, các yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn này là yếu tố về những ưu tiên trong tương lai của học sinh; đặc điểm trường đại học và các hoạt động tìm hiểu về trường đại học, cao đẳng
- Nghiên cứu của Mario và Helena (2007) cho thấy yếu tố cá nhân là các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chọn trường của học sinh Bên cạnh đó, yếu tố sự có sẵn của các khóa học; danh tiếng của trường ĐH,CĐ; ảnh hưởng của các cá nhân khác và sự hiểu biết về trường ĐH,CĐ cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa trường ĐH, CĐ của học sinh
- Nghiên cứu Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) đã xây dựng và kiểm chứng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh với 5 nhân tố đại diện theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu là yếu tố về cơ hội việc làm trong tương lai; nhân tố về thông tin có sẵn về trường đại học; nhân tố về bản thân cá nhân học sinh; nhân tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh và nhân tố về đặc điểm cố định của trường đại học
Với kết quả nghiên cứu này, một lần nữa khẳng định kết quả nghiên cứu của Chapman (1981), Hossler và Gallagher (1987), Cabera và La Nasa (2000), Halena và Mario (2007) và của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) Cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường ĐH, CĐ của học sinh THPT tỉnh Lâm Đồng trong nghiên cứu này được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là Đặc điểm cá nhân; nhóm yếu tố Sở thích & công việc tương lai, Khả năng thi đậu và được hỗ trợ tài chính; nhóm yếu tố Đặc điểm trường, Nỗ lực nhà trường và yếu tố có mức độ ảnh hưởng thấp nhất là yếu tố Cá nhân ảnh hưởng
Tóm lại, chương 4 đã phân tích các thông tin có được từ kết quả 206 bảng khảo sát thu thập được thông qua sử dụng phần mềm SPSS 11.5 với các bước phân tích Cronbach Alpha, nhân tố EFA, kiểm định giá trị trung bình, phân tích Anova Từ kết quả phân tích này, một số kết luận có ý nghĩa được hình thành Chương 5 tiếp theo sẽ tóm tắt lại toàn bộ công trình nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị phù hợp dựa trên kết quả được phân tích và trình bày những đóng góp cũng như hạn chế của đề tài và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo.