Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất của các doanh nghiệp thiết kế, từ đó hoàn thiện hơn bức tranh
TỔNG QUAN
LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Trong quyển sách Lợi thế cạnh tranh quốc gia (Competitive Advantage of Nations
1990), Porter đã viết: “Tiêu chuẩn sống của một đất nước phụ thuộc vào khả năng mà các công ty hoạt động trong đất nước đó đạt được năng suất cao và luôn luôn thực hiện cải tiến năng suất” Thêm vào đó, năng suất chính là chiếc chìa khóa để gia tăng khả năng cạnh tranh của một quốc gia (Shurchuluu 2002) Từ đó có thể thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của năng suất trong việc phát triển vị trí kinh tế của một đất nước trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay
Theo Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2005, năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam đạt 19,62 triệu đồng (1.237 USD) Trong khu vực ASEAN (gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam), Singapore dẫn đầu với 52.638 USD Việt Nam xếp cuối cùng với năng suất lao động chiếm 2,35% của Singapore, 10,95% của Malaysia, 28,7% của Thái Lan, 44,07% của Philippines và 63,37% của Indonesia.
Ngoài ra, khi xem xét tỷ trọng đóng góp của các yếu tố đối với sự tăng trưởng GDP của nước ta thời kỳ từ năm 2003 đến đầu năm 2010, tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá - dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý Nguồn: Trung tâm Năng suất Việt Nam 2010) vào tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tỷ trọng thấp với 28,2% trong khi đó mức đóng góp TFP của Thái Lan là 35%, Philippines là 41%, Indonesia là 43% (Nguồn: Việt Báo 2003)
Những con số trên cho thấy, so với các nước trong khu vực, năng suất lao động nói chung của Việt Nam còn đang ở mức thấp, quá chú trọng vào yếu tố vốn và lao động mà bỏ qua tầm ảnh hưởng của các yếu tố TFP đối với năng suất nói chung Đây chính là một yếu điểm mà các công ty Việt Nam cần sớm khắc phục để có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với xu hướng cạnh tranh toàn cầu ngày càng trở nên gay gắt
Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, phong trào năng suất và chất lượng ở các nước trong khu vực như Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ đã hình thành và phát triển từ hàng chục năm nay (Nhật Bản từ năm 1955, Singapore từ năm 1981), trong khi đó Việt Nam chỉ mới khởi xướng phong trào này từ năm 1996 với quy mô còn hạn hẹp, chưa gắn kết các biện pháp một các đồng bộ (Nguyễn Anh Tuấn 2010) Do đó cần phải có một cái nhìn chính xác và toàn diện về vấn đề năng suất doanh nghiệp đặc biệt là năng suất trong các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng nói riêng vì đây là một ngành ngày càng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu các ngành kinh tế Việt Nam (đến năm 2009, tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 44,3% trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế Việt Nam – Nguồn: HaiDuong Department of Industry and Trade 2010) với 2.394.000 lao động (Lê Hoài Long 2007) chiếm 5,5% tổng số lao động cả nước (tổng số dân trong độ tuổi lao động tính đến 1/4/2009 là 43,8 triệu – Nguồn: Báo mới 2010)
Nghiên cứu năng suất của ngành xây dựng sẽ được thực hiện thông qua việc nghiên cứu năng suất của các công trình xây dựng đã và đang được thực hiện Nhìn chung, một công trình xây dựng sẽ trải qua hai giai đoạn quan trọng về mặt kỹ thuật, gồm giai đoạn thiết kế và giai đoạn thi công Trong khi giai đoạn thi công – một giai đoạn chiếm từ 95% đến 98% tổng giá trị thực hiện công trình – luôn nhận được những sự quan tâm đáng kể về năng suất thông qua một số nghiên cứu của Kadir et al (2005), Enshassi et al (2007), Nguyễn Nam Cường (2007), Lê Ngọc Hiền (2009),… thì hiện nay có rất ít các nghiên cứu về năng suất của các doanh nghiệp làm việc trong giai đoạn thiết kế của dự án, cụ thể là các doanh nghiệp thiết kế tại Thành phố Hồ Chí Minh Do đó, để đảm bảo các yêu cầu đúng ngay từ đầu theo quan điểm quản lý hiện đại ngày nay, cũng như tạo ra một bức tranh toàn diện về năng suất cho một dự án xây dựng, cần phải có cái nhìn toàn diện về năng suất trong tất cả các giai đoạn của một công trình xây dựng chứ không chỉ riêng giai đoạn thi công công trình, để từ đó có thể giảm bớt sự lãng phí, đưa ra các kế hoạch triển khai thực hiện, giám sát, kiểm tra tốt dự án ngay từ những bước đầu Đó là lý do mà đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp thiết kế xây dựng” đã được hình thành trong nghiên cứu này.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm:
- Xác định thang đo năng suất của các doanh nghiệp thiết kế xây dựng;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp thiết kế xây dựng;
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến năng suất của các doanh nghiệp thiết kế xây dựng;
- Đề xuất các giải pháp để cải tiến năng suất của các doanh nghiệp thiết kế xây dựng.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi:
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực thiết kế xây dựng (bao gồm đơn vị thiết kế, tư vấn thiết kế, thẩm tra thiết kế) có văn phòng trụ sở hoặc tham gia các dự án đang triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Đối tượng được khảo sát là nhà quản lý cấp trung (trưởng, phó phòng phụ trách kỹ thuật) của các doanh nghiệp thiết kế xây dựng (bao gồm đơn vị thiết kế, tư vấn thiết kế, thẩm tra thiết kế)
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 06/12/2010 đến ngày 23/05/2011.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp thiết kế xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp tự đánh giá năng lực cạnh tranh của mình Từ đó, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh, cải tiến và nâng cao năng suất toàn diện Điều này góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thiết kế xây dựng trong thị trường xây dựng ngày càng phát triển.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn giúp cho Chủ đầu tư có cái nhìn thực tế, sâu sắc hơn về năng suất trong thiết kế góp phần vào năng suất chung của toàn bộ dự án, để từ đó có thể đưa ra các kế hoạch giám sát, kiểm tra tốt dự án ngay từ bước đầu thực hiện.
BỐ CỤC LUẬN VĂN
Kết cấu dự kiến của báo cáo nghiên cứu này bao gồm 5 chương Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về các khái niệm liên quan, xây dựng mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết được đề nghị
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết đã đưa ra Chương 4 trình bày kết quả của việc thực hiện các kiểm định và phân tích thông tin dữ liệu, từ đó rút ra kết luận cho những giả thuyết nghiên cứu đã đề nghị trong chương 2 Chương 5 sẽ tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn quản lý đồng thời cũng nêu những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Phần cơ sở lý thuyết sẽ giới thiệu những định nghĩa và khái niệm về năng suất, hành vi năng suất, vấn đề về năng suất trong các doanh nghiệp, mối liên hệ giữa năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đây sẽ là những cơ sở để đưa ra các giả thuyết nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu về sau
2.1.1 Định nghĩa về năng suất
Năng suất là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất mà con người sử dụng (Mangat 2010), trong đó khái niệm phổ biến nhất, cũng được xem là khái niệm theo quan điểm truyền thống của năng suất đó là mối quan hệ/tỷ số giữa các kết quả đầu ra với các kết quả đầu vào để hình thành ra đầu ra đó (Bernolak 1980; National Productivity Centre – NPC 1999) Tiếp cận năng suất dưới quan điểm này cho rằng, năng suất được đo lường bằng số lượng hay khối lượng sản phẩm do một lao động tạo ra trên một đơn vị thời gian hay còn được hiểu là năng suất lao động Năng suất theo quan điểm truyền thống nhấn mạnh các yếu tố đầu vào, nhất là các yếu tố về lao động và vốn mà bỏ qua sự ảnh hưởng của những yếu tố năng suất tổng hợp TFP – những yếu tố như hệ thống quản lý, phương pháp làm việc, công nghệ… (Trần Thị Kim Loan 2009)
Với mong muốn khắc phục hạn chế cơ bản của quan điểm truyền thống khi chưa quan tâm đến các yếu tố đầu ra (về chất lượng sản phẩm, phân phối sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng…), hệ thống những khái niệm tiếp cận năng suất theo hướng mới đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó tùy theo những giai đoạn khác nhau của nền kinh tế mà người ta lại tập trung vào những khía cạnh khác nhau của năng suất (Mangat 2010) Theo cách tiếp cận mới, bên cạnh việc sử dụng đầu vào một cách tối ưu, năng suất còn biểu hiện thông qua chất lượng và tính hữu ích của đầu ra (Trần Thị Kim Loan 2009) Sau đây là một vài định nghĩa năng suất tiếp cận theo quan điểm mới:
Năng suất là yếu tố thiết yếu trong mọi tổ chức, từ cấp lãnh đạo đến nhân viên cấp dưới Nó không phải là một thứ trừu tượng, mà được thể hiện cụ thể trong từng cá nhân và từng bộ phận trong công ty.
Một yêu cầu quan trọng là làm thế nào để mọi người phải làm việc cùng với nhau để đạt được một mục tiêu chung của tổ chức đi kèm với sự giàu sang, sung túc cho tất cả mọi thành viên trong tổ chức đó (Shurchuluu 2002)
Để đánh giá năng suất chính xác, Srinivasan (2002) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tính đến các giá trị vô hình trong sản phẩm của doanh nghiệp Các giá trị vô hình này không được phản ánh trong tỷ số đầu ra/đầu vào đơn thuần Do đó, hiệu suất và hiệu quả là những thước đo phù hợp để làm sáng tỏ khái niệm về năng suất, giúp đánh giá toàn diện hơn về kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Theo tổ chức hiệu suất và đổi mới (Performance and Innovation Unit – PIU) (2001), năng suất là hiệu suất và hiệu quả sử dụng nguồn lực của tổ chức
Tăng năng suất là chìa khóa cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế quốc gia Nó cũng là con đường dẫn đến phúc lợi và thịnh vượng cho đất nước.
- Năng suất bao hàm ý nghĩa với nguồn lực đã được sử dụng chúng ta đã tạo ra bao nhiêu với chất lượng như thế nào Nguồn lực bao gồm cả nguồn lực về con người lẫn vật chất (như đất, nhà xưởng, tài sản/thiết cố định và lưu động, nguyên vật liệu…) (Bernolak 1997)
- Năng suất là việc sử dụng tối ưu các nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cổ đông, tức là tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua việc thỏa mãn ở mức cao nhất sự hài lòng của khách hàng với giá thành thấp nhất có thể có được (Phan Quốc Nghĩa 2004)
Năng suất đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với thành viên và mục tiêu của tổ chức mà còn ảnh hưởng đến sự thịnh vượng quốc gia Tăng năng suất không chỉ mang lại lợi ích cho các cá nhân và tổ chức mà còn phản ánh cách thức làm việc hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống con người Do đó, năng suất cần được các doanh nghiệp và người lao động quan tâm đúng mức.
Hành vi năng suất được định nghĩa như là hành vi tích cực của người lao động góp phần vào hoàn thành mục tiêu và sứ mạng của toàn tổ chức (Nguồn:http://en.wikipedia.org/wiki/Industrial_and_organizational_psychology#Pro ductive_behavior) Điều này có nghĩa là khi một người lao động bắt đầu một công việc mới, họ chưa thể nào có những đóng góp tích cực cho công ty, họ cần có một thời gian huấn luyện để hòa nhập được với tổ chức mới Trong lãnh vực tài chính, hành vi năng suất được thể hiện vào thời điểm mà tổ chức bắt đầu nhận được những kết quả hữu ích từ nhân viên mới vào
Theo Shurchuluu (2002) để đạt được năng suất như mong muốn thì tất cả mọi cá nhân trong tổ chức, từ những người lao động bình thường cho đến các vị lãnh đạo cấp cao đều phải thể hiện chung một hành vi năng suất Hành vi năng suất được minh họa bằng ba yếu tố sau đây:
- Tất cả các cá nhân trong tổ chức phải cam kết luôn luôn giao sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng tốt cho khách hàng đúng lúc;
- Tất cả các cá nhân trong tổ chức phải cam kết loại trừ lãng phí về nguồn lực như thời gian, không gian, vật liệu cho toàn bộ công ty chứ không phải chỉ tập trung loại trừ lãng phí ở bộ phận của mình;
- Tất cả các cá nhân trong tổ chức phải cư xử theo cùng một cách để tạo ra niềm tin cho tất cả các cá nhân trong công ty không kể cấp bậc của người đó
2.1.3 Lý do cần phải nghiên cứu về năng suất trong doanh nghiệp
Năng suất là vấn đề cấp bách đối với Việt Nam hiện nay, như đã phân tích trong phần lý do hình thành đề tài Điều này được thể hiện qua thực trạng năng suất lao động quốc gia còn thấp, chưa đạt được kỳ vọng Ngành dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp đều đang phải đối mặt với những thách thức về năng suất, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế toàn diện của đất nước.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa trên việc kết hợp các mô hình của các nghiên cứu đi trước có liên quan, đi kèm với điều kiện thực tiễn của đề tài nghiên cứu, từ đó đưa ra các giả thuyết phù hợp nhằm xây dựng nên mô hình nghiên cứu của đề tài
2.2.1 Các nghiên cứu đi trước có liên quan
Năng suất là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của không chỉ các nhà nghiên cứu khoa học mà còn là sự quan tâm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhằm cải thiện năng suất, gia tăng lợi thế cạnh tranh Đi kèm với sự quan tâm đó là rất nhiều các nghiên cứu về năng suất nói chung và năng suất trong các ngành cụ thể nói riêng Sau đây là một số nghiên cứu điển hình về năng suất doanh nghiệp a Những yếu tố quản lý ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp – Trần Thị Kim Loan (2009)
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết nghiên cứu những yếu tố quản lý ảnh hưởng đến năng suất trong ngành sản xuất công nghiệp Nguồn: Trần Thị Kim Loan (2009)
Cam kết của quản lý cấp cao
Năng lực của nguồn nhân lực
Truyền thông trong doanh nghiệp
Mô hình của nghiên cứu này có năm nhóm yếu tố quản lý ảnh hưởng đến năng suất
Năm nhóm yếu tố đó là: tổ chức sản suất; cam kết của quản lý cấp cao; năng lực của nguồn nhân lực; hướng đến khách hàng; truyền thông trong doanh nghiệp (xem Hình 2.1) Ngoài ra mô hình còn xem xét sự ảnh hưởng của ba biến kiểm soát đến năng suất của doanh nghiệp Ba biến kiểm soát đó gồm: mức độ thâm dụng lao động; quy mô doanh nghiệp và hình thức sở hữu doanh nghiệp
Thang đo năng suất trong nghiên cứu này được thể hiện thông qua mức độ doanh nghiệp đáp ứng khách hàng về chất lượng sản phẩm, về giá sản phẩm, về thời gian giao hàng và kết quả tài chính doanh nghiệp
Nghiên cứu cho thấy các yếu tố quản lý như Cam kết quản lý cấp cao, Năng lực nguồn nhân lực và Tổ chức sản xuất có ảnh hưởng tích cực đến năng suất doanh nghiệp (giải thích 55% biến thiên năng suất) Trong các yếu tố này, Cam kết quản lý cấp cao đóng vai trò chủ chốt, tác động đáng kể nhất đến năng suất Thêm nữa, nghiên cứu xác định các yếu tố phản ánh nhu cầu khách hàng (chất lượng sản phẩm, giá cả) có mối liên hệ chặt chẽ nhất với năng suất, tiếp theo là thời gian giao hàng và kết quả tài chính.
Nghiên cứu của tác giả Bernolak (1997) đề cập đến việc đánh giá năng suất trên tất cả các khía cạnh thông qua việc phân tích các tỷ số về năng suất và tỷ số về lợi nhuận như tỷ số tài chính (ROA, tỷ số biên lợi nhuận…), tỷ số chi phí sản xuất, chi phí hoạt động, tỷ số vốn đầu tư,… Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng suất như: các biện pháp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực; sắp xếp tổ chức với những mục tiêu, kế hoạch cụ thể; loại trừ lãng phí; loại trừ các rào cản năng suất như tâm lý e ngại sự thay đổi, tâm lý không muốn học hỏi cái mới; xây dựng thước đo cho mỗi công việc được thực hiện; nâng cao nhận thức của các thành viên trong công ty về năng suất…
Nghiên cứu này dựa trên đánh giá các tỷ lệ năng suất và lợi nhuận, giúp xác định mối liên hệ giữa hoạt động quản trị và năng suất doanh nghiệp Nhờ đó, những quyết định quản trị phù hợp với mục tiêu nâng cao năng suất có thể được đưa ra Phương pháp này hỗ trợ doanh nghiệp tự đánh giá năng suất của mình thông qua các thông tin nội bộ như tài chính, sản xuất và lao động.
Mục đích của nghiên cứu này là sắp xếp thứ tự các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xây dựng tại công trường đối với các dự án dân cư tại Malaysia dựa trên mức độ tầm quan trọng, tính thường xuyên và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó
Tuy nhiên, nghiên cứu này lại bỏ qua mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố này, do đó không phản ánh chính xác được thực tế tác động của các yếu tố đến năng suất lao động tại công trường
Hơn 50 yếu tố thuộc các nhóm yếu tố về tư vấn, về khách hàng, về loại hợp đồng, về nhà thầu và các yếu tố bên ngoài khác được đưa vào xem xét trong nghiên cứu
Kết quả cuối cùng cho thấy, có năm yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất lao động của các công trường xây dựng Năm yếu tố đó là: dự trữ vật liệu tại công trường; chậm trả tiền cho nhà cung cấp vì lý do nhà cung cấp ngưng cung cấp vật liệu đến công trình; thay đổi các yêu cầu của đơn vị tư vấn; đơn vị tư vấn thiết kế chậm trễ ban hành các bản vẽ phục vụ mục đích thi công; khả năng quản lý các hoạt động tại công trường của nhà thầu Ngoài ta kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra năm yếu tố thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến năng suất lao động xây dựng đối với các dự án dân cư tại Malaysia Năm yếu tố này gồm: dự trữ vật liệu tại công trường; chậm trả tiền cho nhà cung cấp vì lý do nhà cung cấp ngưng cung cấp vật liệu đến công trình; chậm ban hành quy trình thanh toán của chủ đầu tư cho đơn vị thi công chính; thiếu nguồn lao động nước ngoài và địa phương; các vấn đề trong việc hợp tác liên lạc giữa nhà thầu chính và các nhà thầu phụ
2.2.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài
Dựa trên ba mô hình nghiên cứu đi trước đã nêu trên, kết hợp với thực trạng riêng của ngành xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các công ty hoạt động trong lãnh vực thiết kế nói riêng, mô hình của nghiên cứu này tập trung vào sáu nhóm yếu tố được lập thành Bảng 2.1
Bảng 2.1: Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp
Năng lực của nguồn nhân lực x x x
Cam kết, hỗ trợ từ cấp trên x
Mức độ truyền thông trong doanh nghiệp x x Đáp ứng yêu cầu của khách hàng x
Nhận thức về năng suất x a Năng lực của nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được coi là nguồn lực quan trọng nhất trong mọi doanh nghiệp, là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp và là cơ sở để tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các tổ chức (Trần Thị Kim Loan 2009) Tuy có sự hỗ trợ rất lớn từ các máy móc, thiết bị trong quá trình thiết kế, nhưng yếu tố con người mới là yếu tố then chốt, quyết định chất lượng kết quả công việc Do đó, nhân lực vẫn là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất trong giai đoạn thiết kế Để ngày càng nâng cao và hoàn thiện đội ngũ nhân lực, công ty cần phải có những biện pháp lựa chọn những con người có trình độ phù hợp với yêu cầu cơ bản của công việc, đào tào và giúp nhân viên phát huy được thế mạnh của mình trong công việc Công ty cần phải có kế hoạch đào tạo, tái đào tạo cụ thể và phù hợp cho từng nhóm đối tượng nhân viên và phải xem những công việc này chính là một sự đầu tư nguồn lực cho công ty trong tương lai (Bùi Thị Thanh 2010) Do đó, năng lực của nguồn nhân lực có mối quan hệ mật thiết với năng suất của công ty
Từ đó giả thuyết H1 được phát biểu như sau:
Gi ả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa Năng lực nguồn nhân lực với Năng suất của doanh nghiệp b Tổ chức công việc
Để đảm bảo tiến trình thiết kế xây dựng trôi chảy, việc lập kế hoạch công việc cụ thể là vô cùng cần thiết Kế hoạch này sẽ giúp tránh trùng lắp giữa các giai đoạn, giảm thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, đồng thời đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các đội ngũ dưới sự giám sát của cấp trên Ngoài ra, các công việc được giao cần có yêu cầu và mục tiêu rõ ràng để tránh hiểu lầm, sai sót, từ đó ảnh hưởng đến kết quả chung của dự án.
Chính vì thế, có một mối quan hệ giữa việc sắp xếp tổ chức các công việc với năng suất của doanh nghiệp (Trần Thị Kim Loan 2009, Sauian 2002)
Từ đó giả thuyết H2 được phát biểu như sau:
Gi ả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa Tổ chức công việc với Năng suất của doanh nghiệp c Cam kết, hỗ trợ từ cấp trên
Vai trò lãnh đạo thể hiện ở sự cam kết thực hiện mục tiêu đã được thiết lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất với năng suất cao, là cầu nối giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, là tác nhân tạo ra sự khuyến khích động viên đối với nhân viên (Trần Thị Kim Loan 2009, Hoffman & Mehra 1999) Do đó không thể không nhắc đến vai trò nhà lãnh đạo trong việc gia tăng năng suất của doanh nghiệp Việc nhà lãnh đạo thực hiện tốt vai trò của mình sẽ góp phần tạo nên môi trường làm việc sáng tạo với năng suất cao
Từ đó giả thuyết H3 được phát biểu như sau:
Gi ả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa Cam kết, hỗ trợ từ cấp trên với Năng suất của doanh nghiệp d Mức độ truyền thông trong doanh nghiệp
TÓM TẮT
Chương 2 giới thiệu một số khái niệm cơ sở về năng suất, hành vi năng suất, vấn đề năng suất trong doanh nghiệp nói chung, mối quan hệ giữa năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời đưa ra một số mô hình nghiên cứu đi trước để từ đó đi đến sáu yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của một doanh nghiệp thiết kế Sáu yếu tố đó gồm: Năng lực của nguồn nhân lực; Tổ chức công
H6 + Năng lực của nguồn nhân lực
Tổ chức công việc Cam kết, hỗ trợ từ cấp trên
Mức độ truyền thông trong doanh nghiệp Đáp ứng yêu cầu khách hàng Nhận thức về năng suất
Năng suất doanh nghiệp việc; Sự cam kết, hỗ trợ từ phía cấp trên; Mức độ truyền thông trong doanh nghiệp; Đáp ứng yêu cầu của khách hàng và Nhận thức về năng suất
Chương tiếp theo – Chương 3 – sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu Đối với mỗi nghiên cứu khoa học, cần phải có một phương pháp nghiên cứu nhằm xây dựng, đánh giá các thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đề nghị
Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức tương ứng với hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu sơ bộ: xây dựng thang đo sơ bộ dựa trên 3 nghiên cứu đi trước, trong đó có một nghiên cứu về năng suất của tất cả các doanh nghiệp nói chung – nghiên cứu của tác giả Bernolak (1997), một nghiên cứu về năng suất của các doanh nghiệp trong ngành sản suất công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Trần Thị Kim Loan (2009) và một nghiên cứu về năng suất lao động của các dự án xây dựng tại Malaysia – nghiên cứu của Kadir et al (2005) Thang đo này sẽ được hiệu chỉnh sau khi xin ý kiến đóng góp của một vài nhà quản lý của các công ty thiết kế nhằm xem xét mức độ phù hợp của thang đo với điều kiện thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, sự rõ ràng về mặt ngữ nghĩa của ngôn từ trong thang đo thể hiện qua bảng câu hỏi…
- Nghiên cứu chính thức: tiến hành phân tích độ tin cậy và phân tích nhân tố dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 11.5, các biến quan sát không phù hợp sẽ được loại bỏ dần dần để hình thành một thang đo cuối cùng phù hợp nhất với nghiên cứu, hiệu chỉnh mô hình và kiểm định lại giả thuyết nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được chia làm 3 bước cụ thể như Hình 3.1:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Hình thành thang đo
Việc hình thành thang đo được bắt đầu từ cơ sở lý thuyết Thang đo sơ bộ được hình thành dựa trên các thang đo của các nghiên cứu đi trước Thang đo sơ bộ này
Cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu có liên quan Thang đo sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ - Hiệu chỉnh thang đo
Thang đo chính thức Nghiên cứu chính thức:
- Bảng câu hỏi - Cỡ mẫu Đánh giá thang đo:
- Độ tin cậy - Độ giá trị Hiệu chỉnh mô hình
Kiểm định mô hình lý thuyết Kết luận và kiến nghị
Kiểm tra hệ số Cronbach’s alpha (>0.6) Loại biến có tương quan biến – tổng