1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Tác giả Võ Nhân Phúc
Người hướng dẫn TS. La Thị Thái Hà
Trường học Đại học Quốc gia TP. HCM
Chuyên ngành Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 4,7 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Tổng quan (12)
    • 1.1 Sơ lược lịch sử phát triển [1] (12)
    • 1.2 PVC ở Việt Nam [1] (13)
    • 1.3 Tính chất và ứng dụng của PVC [2] (18)
      • 1.3.1 Tính chất của PVC (18)
      • 1.3.2 Các chất phụ gia trong gia công PVC (19)
    • 1.4 Lão hóa nhiệt [3-4] (27)
      • 1.4.1 Cơ chế lão hóa (27)
      • 1.4.2 Các loại ổn định nhiệt cho PVC (37)
    • 1.5 Hệ ổn định nhiệt Ca/Zn (45)
      • 1.5.1 Giới thiệu ổn định Ca/Zn [5] (45)
      • 1.5.2 Sáng kiến Vinyl 2010 và xu hướng sử dụng ổn định Ca/Zn [5] (48)
      • 1.5.3 Tình hình sử dụng ổn định Ca/Zn trên thế giới [6] (49)
  • Chương 2: Quy trình thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu (53)
    • 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước (53)
    • 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước (54)
    • 2.3 Mục tiêu (54)
    • 2.4 Nội dung thực hiện (56)
      • 2.4.1 Khảo sát ảnh hưởng của dầu đậu nành epoxy hóa (56)
      • 2.4.2 Khảo sát ảnh hưởng của beta diketone (56)
      • 2.4.3 Khảo sát ảnh hưởng của hydrotalcite (56)
    • 2.5 Nguyên liệu (57)
      • 2.5.1 Nhựa PVC (57)
      • 2.5.2 Chất ổn định (57)
      • 2.5.3 Chất bôi trơn (58)
      • 2.5.4 Chất độn (58)
      • 2.5.5 Màu xám (59)
      • 2.5.6 Dầu đậu nành epoxy hóa (60)
      • 2.5.7 Beta diketone (60)
      • 2.5.8 Hydrotalcite (61)
    • 2.6 Thiết bị thí nghiệm (62)
      • 2.6.1 Thiết bị phối trộn nguyên liệu (62)
      • 2.6.2 Thiết bị khảo sát lưu biến (62)
      • 2.6.3 Máy ép mẫu (64)
      • 2.6.4 Thiết bị so màu (65)
      • 2.6.5 Thiết bị đo độ bền kéo (66)
      • 2.6.6 Máy phân tích nhiệt TGA (67)
      • 2.6.7 Máy phân tích nhiệt DSC (67)
    • 2.7 Quy trình khảo sát (68)
  • Chương 3: Kết quả và bàn luận (72)
    • 3.1 Ký hiệu các loại mẫu (72)
    • 3.2 Khảo sát lưu biến (72)
    • 3.3 Đánh giá sơ bộ về màu sắc (79)
    • 3.4 Kết quả đo độ biến màu (82)
      • 3.4.1 Phân tích nhiệt khối lượng TGA (87)
    • 3.5 Kết quả đo cơ tính (91)
      • 3.5.1 Độ biến dạng (Strain at max load) (91)
      • 3.5.2 Độ bền kéo (91)
      • 3.5.3 Module kéo (92)
      • 3.5.4 Độ bền va đập (92)
    • 3.6 Lựa chọn chất trợ ổn định nhiệt phù hợp (93)
  • Chương 4: Kết luận (97)
  • Tài liệu tham khảo (99)
  • Phụ lục (99)
    • Hinh 36: Thiết bị ép tấm (0)

Nội dung

Khảo sát khả năng trợ ổn định nhiệt của dầu đậu nành epoxy hóa, hydrotalcite, beta diketone khi sử dụng kết hợp với hỗn hợp ổn định Ca/Zn để tăng cường độ bền nhiệt trong thời gian dài

Tổng quan

Sơ lược lịch sử phát triển [1]

PVC có lịch sử phát triển hơn 150 năm Năm 1835 lần đầu tiên nhà hóa học Henri Regnault đã tổng hợp được vinylclorua Vào năm 1872 Baumann lần đầu tiên tổng hợp ra PVC Đến năm 1933, nhiều dạng PVC đã được tổng hợp ở Mỹ và Đức Tuy nhiên, đến năm 1937 PVC mới được sản xuất trên quy mô công nghiệp hoàn chỉnh tại Đức Việc tiến sĩ hóa học người Đức Waldo Simon vô tình phát hiện ra những đặc tính quý báu của PVC có thể thay thế cao su trong hàng loạt ứng dụng và nhất là nhu cầu to lớn về nguyên vật liệu phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai cũng như sau đó là phục vụ cho việc khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển đất nước đã thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất PVC phát triển nhanh chóng ở nhiều nước như Mỹ, Đức, Anh và Nhật Bản

Có thể lấy nước Anh để minh họa cho nhận xét trên Nếu như năm 1947 lượng PVC tiêu thụ ở Anh là khoảng 6600 tấn, thì 10 năm sau đã là 66.000 tấn, tức là cứ sau mỗi 3 năm lượng tiêu thụ PVC gần như tăng gấp đôi Năm 1979 Anh tiêu thụ hơn 440.000 tấn PVC, còn năm 1990 là 615.000 tấn Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế là yếu tố quyết định đến nhu cầu tiêu thụ PVC

Trong thế kỷ 21, nhu cầu về PVC tăng mạnh vượt dự báo do điều kiện kinh tế toàn cầu cải thiện Năm 2006, sản lượng PVC toàn cầu đạt 32 triệu tấn, với mức tăng trưởng hơn 5% trong giai đoạn 2001-2006 Châu Á dẫn đầu về tăng trưởng nhu cầu, dự kiến đạt 7% mỗi năm cho đến năm 2010 Đến năm 2012, châu Á sẽ chiếm 50% công suất sản xuất PVC thế giới, trong đó Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam và tiểu lục địa Ấn Độ đóng góp chủ yếu.

Bảng 1 là sản lượng PVC của thế giới trong các năm1991, 2001, 2006 và dự báo cho 2011 Bảng 2 là công suất PVC của Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2000-2007, trong đó Trung Quốc với sự nhảy vọt đột biến đã vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới

Bảng 1: Sản lượng PVC trên thế giới

Bảng 2: Công suất nhựa PVC của Châu Á – Thái Bình Dương 2000 – 2007

PVC ở Việt Nam [1]

Ở Việt Nam, cho đến những năm sáu mươi của thế kỷ trước PVC cũng như các chất dẻo khác vẫn còn xa lạ với hầu hết mọi người Trong những năm 1959 – 1962, tại

Trang 3 nhà máy hóa chất Việt Trì, Trung Quốc đã giúp ta xây dựng một dây chuyền sản xuất PVC bằng công nghệ đi từ các bua canxi (đất đèn - CaC2) qua axetylen (CH≡CH) với công suất thiết kế ban đầu là 350 tấn/năm, sau đó đến năm 1975 nâng lên 500 tấn/năm Sau 9 năm vận hành do công suất quá nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng suất thiết bị thấp (trung bình khoảng trên 30%), sản phẩm có chất lượng không ổn định và nhất là giá thành quá cao (hơn nhập khẩu nhiều lần) người ta đành phải dẹp bỏ

Ngành công nghiệp nhựa ở Việt Nam lúc ấy được hiểu là công nghiệp gia công chế biến nhựa Tất cả các loại nhựa (trong đó có PVC) đều phải nhập khẩu Những sản phẩm nhựa thời kỳ này vừa đơn điệu về mẫu mã lại thiếu chủng loại và số lượng

Chính vì vậy, trong những năm đầu của thập kỷ 80, hàng nhựa của nước ngoài tràn ngập thị trường Việt Nam Chỉ bắt đầu từ những năm 1990, tức là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, ngành công nghiệp này mới thực sự có sự bứt phá và hơn mười năm trở lại đây đã dành lại được thị trường trong nước Không những thế hàng nhựa Việt Nam đang từng bước vươn ra thị trường quốc tế và khu vực Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa đã vượt 500 triệu USD và dự kiến sẽ đạt ngưỡng 1 tỉ USD vào năm 2010.Tuy nhiên với việc hầu như tất cả nguyên liệu đầu vào đều phải nhập thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhựa Việt Nam là rất yếu, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay

Năm 1981 là năm mở đầu cho sự phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam với việc khai thác mỏ khí ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình và sự ra đời của Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt Xô Theo số liệu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, đến hết tháng 12 năm 2006, trên 235 triệu tấn dầu quy đổi đã được khai thác trong đó dầu thô đạt trên 205 triệu tấn và cung cấp 30 tỉ m 3 khí cho sản xuất điện và các nhu cầu dân sinh khác Hiện nay, tổng lượng dầu khí khai thác hằng năm đạt trung bình khoảng 20 triệu tấn quy đổi Dầu khí đã có nhưng việc sử dụng tài nguyên quý báu này như hiện nay (bán 100% dầu thô và làm nhiên liệu 100% lượng khí) thì chưa thực sự hiệu quả Chính vì vậy, ngành Dầu khí và Hóa chất đã lập các chiến lược phát triển lâu dài cho bước chế biến và đã được Thủ tướng Chính

Trang 4 phủ phê duyệt tại các Quyết định 343/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 và 386/2006/QĐ-TTg ngày 09/3/2006 Các quyết định trên là việc cụ thể hóa đường lối phát triển ngành hóa dầu Việt Nam Ở Việt Nam, cũng như tất cả các nước Đông Nam Á khác (kể cả Đài Loan), công ngiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa đều khởi đầu từ PVC Sơ đồ sau cho ta khái quát các bước phát triển của quá trình sản xuất PVC từ dầu mỏ và sự phát triển của ngành hóa dầu Việt Nam:

Hình 1: Sơ đồ phát triển ngành hóa dầu ở Việt Nam

Ngành sản xuất nhựa PVC ở Việt Nam bắt đầu vào năm 1998 với sự hiện diện của liên doanh TPC Vina (tiền thân là Mitsui Vina) Đây là liên doanh giữa Công ty Cổ phần Nhựa và Hóa chất Thái Lan (TPC), Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem) và Công ty Nhựa Việt Nam (Vinaplast) Nhờ liên doanh này lượng PVC nhập khẩu giảm từ 74.000 tấn năm 1997 xuống còn 61.000 tấn vào năm 1999 và chỉ còn trên dưới 50.000 tấn vào những năm sau này.Công suất của TPC Vina là 100.000 tấn/năm Cuối năm 2002, nhà máy sản xuất PVC thứ hai (Liên doanh giữa Petronas Malaysia với Bà Rịa – Vũng Tàu) có công suất 100.000 tấn/năm cũng bắt

Trang 5 đầu tham gia vào thị trường Bảng 3 là lượng tiêu thụ nhựa nói chung và PVC nói riêng ở Việt Nam trong những năm qua và dự đoán đến năm 2011 (tính cả sản lượng của dây chuyền sản xuất PVC thứ hai của Công ty TPC Vina với công suất là 90.000 tấn/năm dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào giữa quý 4 năm 2008) Bảng 4 cho ta mức tiêu thụ nhựa PVC tính trên đầu người của một số nước và khu vực

Bảng 3: Lượng tiêu thụ các loại nhựa và PVC ở Việt Nam

Bảng 4: Tiêu thụ nhựa PVC trên đầu người ở một số nước và khu vực kg/người

Khả năng cung - cầu nhựa PVC ở Việt Nam được thể hiện trong biểu đồ sau:

Hình 2: Khả năng cung cầu PVC của Việt Nam

Như vậy, cho đến năm 2010 - 2011 và cả các năm sau đó, Việt Nam vẫn còn phải nhập khẩu PVC

Tính chất và ứng dụng của PVC [2]

1.3.1 Tính chất của PVC Đây là loại nhựa có khả năng thay đổi kỹ thuật tổng hợp để tạo ra hàng loạt loại nhựa PVC có các tính chất khác nhau Cho đến nay, người ta đã thống kê được hơn 400 loại nhựa PVC lưu thông trên thị trường

Những tính chất và đặc điểm cơ bản của PVC bao gồm:

• Khối lượng phân tử trung bình và sự phân bố của khối lượng phân tử

• Kích cỡ và dạng hạt polyme

Tất cả những tính chất trên phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật của quá trình tổng hợp

Một trong số những tính chất quan trọng liên quan đến quá trình gia công cũng như sử dụng sau này là tính bền nhiệt của PVC Bột nhựa thu được từ quá trình trùng hợp được gọi là PVC nguyên thủy Quá trình phân hủy nhiệt diễn ra với sự tách axít clohydric (HCl) từ nhựa dẫn đến sự chuyển màu (từ trắng qua vàng nhạt cho đến màu đen) và sự thay đổi các tính chất hóa, lý và điện Cuối cùng PVC sẽ bị biến chất, ta gọi nhựa bị lão hóa Không chỉ bị lão hóa do nhiệt mà PVC còn bị lão hóa dưới tác dụng của ánh sáng (tia tử ngọai của ánh sáng mặt trời)

Chính vì vậy, trong thực tế PVC không bao giờ được sử dụng một mình mà phải được phối hợp với các phụ gia khác nhau để cho sản phẩm cuối Qua quá trình đó có thể thay đổi có chọn lọc các đặc tính hóa lý của PVC nguyên thủy, tạo ra những

Trang 8 sản phẩm phù hợp yêu cầu sử dụng Các phụ gia đó bao gồm: chất ổn định nhiệt, chất hóa dẻo, chất chống lão hóa, chất ổn định ánh sáng, chất độn, chất màu, chất bôi trơn

Các hỗn hợp (bao gồm PVC và các phụ gia) được gia công, bằng các phương pháp: đúc áp lực (ép phun, ép đùn, thổi), cán tráng, dát, tách lớp, định hình chân không

Bảng 5 là những đặc tính kỹ thuật chính của một vài loại PVC phổ biến được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam

Bảng 5: Một số đặc tính kỹ thuật của PVC

1.3.2 Các chất phụ gia trong gia công PVC

PVC nguyên thủy hầu như không có ứng dụng thực tế Để có thể gia công thành những sản phẩm tiêu dùng phải dùng một số hóa chất bổ sung để duy trì, cải thiện hoặc tạo ra những tính năng mới cho nhựa Ta gọi chung những hóa chất này là các phụ gia Phụ gia có thể là một hóa chất riêng biệt hay kết hợp 2, 3 hóa chất để có được hiệu ứng cao hơn (synergic) hay mang tính chọn lọc hơn Khi ấy ta sẽ có một hệ chất phụ gia.Việc lựa chọn phụ gia cần phải chú ý đến một số yếu tố sau:

• Phụ gia hoặc hệ phụ gia phải có khả năng giảm đến mức tối đa sự phân hủy của nhựa trong quá trình gia công;

• Lĩnh vực ứng dụng sản phẩm;

• Môi trường sử dụng sản phẩm;

• Điều kiện gia công sản phẩm

Dưới đây giới thiệu các chất phụ gia cho sản phẩm sản xuất từ PVC

Chất ổn định giúp các sản phẩm từ PVC chống lại các tác động bên ngoài như: nhiệt độ, ánh sáng, sự ôxy hóa Chúng có thể được phân loại như sau:

• Ổn định chì: là loại được sử dụng rộng rãi vì là chất ổn định PVC hiệu quả nhất, là chất ổn định duy nhất có tính cách điện phổ biến sử dụng cho dây, cáp PVC mềm

Các chất ổn định chủ yếu dẫn xuất của chì oxit (PbO)

Chì III sulfate 3PbO.PbSO 4 H 2 O: không có tính bôi trơn, sử dụng cho PVC cứng và mềm, dùng làm dây trong PVC dẻo

Chì II phthalate 2PbO.Pb(OOC) 2 C 6 H 4 1/2H 2 O khả năng ổn định nhiệt ở thời gian dài vượt trội Chì II phthalate thiếu khả năng ổn định quang và kháng thời tiết

Chì II phosphite 2PbO.PbHPO 3 1/2H 2 O màu trắng, không tạo khí, hiệu quả ổn định nhiệt cao, có khả năng kháng thời tiết Đây là loại ổn định duy nhất có tính chất điện và kháng thời tiết mà không cần carbon black

Chì II stearate 2PbO.Pb(C 17 H 35 COO) 2 và Pb(C 17 H 35 COO) 2 Muối chì II chảy ở nhiệt độ cao hơn (250 0 C), kém bôi trơn, ổn định tốt hơn muối đơn Nó cũng có khả năng ổn định quang tốt và thường kết hợp với chì II phosphite sẽ cho khả năng chịu thời tiết và gia công

• Muối kim loại của axít béo: stearat, laurat, naphthenat, ricinoleat

• Phức kim loại: Các phenat của Ba/Cd và Ba/Cd/Zn;

• Hợp chất cơ thiếc: Thiếc dibutyl-dilaurat (DBTL), thiếc dibutyl maleat (DBTM);

• Hợp chất có chứa nhóm epoxi như:

- Glicidyl ether của resorcinol, di-iso-butylphenol;

- Ester epoxi hóa của axít: oleic, lauric

- Dầu thực vật epoxi hóa: dầu đậu nành, dầu thầu dầu

Các loại khác: các chelat, các chất chống oxi hóa, mercaptit

Việc lựa chọn chất ổn định phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó mục đích sử dụng sản phẩm giữ vai trò quan trọng hàng đầu Điều kiện môi trường và đặc điểm kỹ thuật cũng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định này Ngoài ra, yếu tố kinh tế và kinh nghiệm của nhà sản xuất cũng có tác động không nhỏ, góp phần định hình lựa chọn cuối cùng.

Ví dụ: đối với sản phẩm có yêu cầu cao về tính không độc bắt buộc ta phải chọn hệ chất ổn định là hỗn hợp của dầu đậu nành epoxi hóa (3-5 phr) và phức Ca/Mg/Zn (1,5-3 phr) Đối với PVC để sản xuất ống dẫn nước sinh hoạt và phụ kiện ta dùng sulphat chì trung tính (3PbO.PbSO 4 H 2 O) với tỉ lệ không quá 2 phần khối lượng

Chất hóa dẻo giúp cho việc gia công dễ dàng hơn và tạo ra những sản phẩm có độ linh hoạt, mềm dẻo Cũng như các chất ổn định, số lượng chất hóa dẻo cho nhựa PVC rất phong phú và đa dạng Có thể phân loại các chất hóa dẻo như sau:

Các ester của axit thơm, trong đó ester của axit phtalic – các phtalate - chiếm đến hơn 70% tổng lượng các chất hóa dẻo trên thị trường Bảng 6 là một số phtalate thông dụng dùng cho các sản phẩm PVC

Bảng 6: Tính chất của một số chất hóa dẻo phtalat

• Ester của axit aliphatic: Các adipat, sebacat, azelat… phù hợp cho sản xuất các sản phẩm sử dụng ở nhiệt độ thấp Còn acetyl-tributyl citrate và một số dẫn xuất tương tự được sử dụng cho các sản phẩm không độc hại

Lão hóa nhiệt [3-4]

Khi PVC được gia công ở nhiệt độ cao thì bị giảm cấp bởi quá trình khử HCl, cắt mạch và liên kết ngang của các đại phân tử HCl tự do được hình thành và quá trình biến màu của nhựa xuất hiện làm thay đổi tính chất vật lý và hóa học Sự tạo ra HCl thực hiện từ mạch polymer, kết quả của quá trình biến màu do hình thành các nối đôi liên hợp liên tiếp của 5-30 nối đôi (phản ứng chính)

Những phản ứng tiếp theo của các nối đôi polyence hoạt hóa làm khâu mạng hay cắt mạch polyme, và hình thành vòng benzen hay kết tụ hoặc alkylated benzen và lượng tạo thành phụ thuộc vào nhiệt độ và oxy tự do (phản ứng phụ)

1.4.1.1 Khử HCl của PVC trong môi trường không có không khí (giảm cấp chính)

Bất kì cơ chế giảm cấp nào cũng được giải thích bởi một loạt số liệu thực nghiệm

Sự bất thường của cấu trúc (như là nguyên tử Cl ở vị trí tertiary hay allylic) làm tăng vận tốc giảm cấp đo bằng sự khử HCl nhanh, vào lúc bắt đầu của quá trình giảm cấp (hình 3) Tốc độ giảm cấp là tương ứng với phần trăm của những bất thường này Tuy nhiên PVC giảm cấp ngay cả khi những bất thường cấu trúc được loại bỏ bởi điều kiện và xử lý đặc biệt quá trình trùng hợp, bởi vì quá trình khử HCl của một monomer bình thường (Xem hình dưới)

Mặc dù cấu trúc Cis-ketoallylic hoạt động mạnh trong quá trình khử HCl, nhưng cấu trúc này lại không tồn tại trong PVC thương mại Tuy nhiên, cấu trúc này có thể hình thành do quá trình oxy hóa nhiệt Khi loại bỏ các bất thường về cấu trúc, quá trình suy thoái tiếp tục do bắt đầu thoát HCl từ các monome thông thường Điều này cho thấy quá trình suy thoái nhiệt của PVC là đặc tính riêng của polyme này và các thay đổi về điều kiện tổng hợp hoặc xử lý đặc biệt loại trừ các cấu trúc bất thường có thể làm tăng độ bền của PVC nhưng không loại trừ hoàn toàn sự suy thoái của chúng Do đó, cần sử dụng chất ổn định.

Trang 17 Sự khử HCl của cấu trúc bất bình thường

Sự khử HCl của mạch PVC bình thường

Hình 3: Sự khử HCl của mạch PVC

Không phải tất cả nhóm allylic chloride đều có sẵn và được tạo thành trong quá trình khử đều làm tăng quá trình khử Liên kết đôi đơn có thể xác định trong quá trình khử PVC bằng phổ NMR Các liên kết đôi liên hợp được hình thành không tăng theo quá trình khử Có các allylic chloride tạo thành liên kết đôi anken bền trong điều kiện khử.

Những nối đôi liên hợp được hình thành song song với quá trình giảm cấp đầu tiên

Nồng độ của chúng tăng tuyến tính với thời gian

Trong giảm cấp nhiệt của PVC rắn, khi quan sát giai đoạn đầu, và ở những giai đoạn thay đổi nhiều hơn, tốc độ giảm cấp tăng theo thời gian, cho thấy có quá trình

Trang 18 tự xúc tác HCl hình thành trong quá trình giảm cấp làm tăng cả về tốc độ giảm cấp và số lượng trung bình của liên kết đôi trong mạch, kết quả là có khả năng đóng vai trò xúc tác trong giảm cấp HCl

Một vài dạng cấu tạo của mạch PVC, như là cấu tạo GTTG (G for Gauche, T for Trans) ở một chuỗi isotactic, dễ gây nên giảm cấp Những cấu tạo này cho độ linh động cục bộ cao so với cấu trúc còn lại và có các nguyên tử Clo có độ tự do cao

Do PVC xuống cấp, quá trình khử HCl dự kiến sẽ xảy ra chủ yếu ở bề mặt của hạt chính Các phân tử trên bề mặt hạt chính dọc theo mạch PVC có cấu tạo linh động hơn so với các phân tử bên trong Do đó, quá trình khử HCl chỉ có thể xảy ra tại các cấu trúc cục bộ đặc trưng, phản ánh tính chất không đồng nhất của vật liệu.

Chúng ta biết rằng quá trình khử HCl của PVC sẽ diễn ra mạnh khi có sự hiện diện của acid Lewis như FeCl 3 , ZnCl 2 , AlCl 3 , SiCl 4 , GeCl 4 , SnCl 4 , BCl 3 và GaCl 3 Quá trình này chịu trách nhiệm cho sự biến màu nhanh của PVC khi có sự hiện diện của Zn hay Sn carboxylates như là những chất ổn định cho đến khi halogen hình thành và sự khử HCl xảy ra nhanh

Cơ chế của giảm cấp PVC có thể giải thích dựa trên những quan sát cơ bản và sự đồng ý với các quán sát này liên quan đến ổn định PVC được nêu bên dưới

Quá trình khử HCl của PVC là một quá trình rất đặc trưng vì sự tồn tại của chuỗi dài những thay đổi nhóm CHCl và CH 2 trong mạch polyme làm cho trên mạch có sự khử liên tiếp Tuy nhiên, quá trình hình thành các nối đôi song song từ 1 đến 30 nối đôi không thể giải thích bởi sự khử liên tục này Mô hình phản ứng của mạch như hình 4 có thể giải thích mâu thuẫn này

Hình 4: Mô hình khử tạo thành các nối đôi liên tiếp

Sự khử đầu tiên là từ mắc xích (-CH2-CHCl-) hay từ các cấu trúc bất thường như là tertiary chlorine (-CH2-CClC=CH-CH 2 -CCl

Ngày đăng: 24/09/2024, 07:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] R. Bacalogulu, M. H. Fisch, J. Kaufhold, H. J. Sander. “PVC Stabilizers” in Plastics Additives Handbook, 5 th ed. Hans Zweife, Ed. Munich: Hanser, 2000, pp. 427-481 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PVC Stabilizers
[2] Stuart Patrick. PVC compounds and processing. Smither Rapra Technology, 2004, pp. 4-10 Khác
[4] O. M. Folarin and E. R. Sadiku. Thermal stabilizers for poly(vinyl chloride): A review Khác
[5] Don Rosato. Progress in PVC Heat Stabilizer System Solutions. SpecialChem - Feb 8, 2010 Khác
[6] Udo Anders. Global PVC Stabiliser Trends for Pipes. Plastic Pipes XVI, Barcelona 24-26 September 2012 Khác
[7] Abbas KB, Sorvik E. Heat stabilizers for poly(vinyl chloride). I. Synergistic systems based on calcium/zinc stearates. J VinylAdditive Technol1980;2:87–94 Khác
[8] Wang M, Xu J, Wu H, Guo SY. Effect of pentaerythritol and organic tin with calcium/zinc stearates on the stabilization of poly(vinyl chloride). Polym Degrad Stab 2006;91:2101–9 Khác
[9] Benaniba MT, Belhaneche-Bensemra N, Gelbard G. Stabilization of PVC by epoxidized sunflower oil in the presence of zinc and calcium stearates.Polym Degrad Stab 2002;82:245–9 Khác
[10] Xue YS, Guo HJ. Application of b-diketone in Ca/Zn complex heat stabilizer. Plastics Aids 2006;59:16–9 Khác
[11] Johan Steenwijk, Rik Langerock, Daan S. van Es, Jacco van Haveren, John W. Geus, Leonardus W. Jenneskens. Long-term heat stabilisation by (natural) polyols in heavy metal- and zinc-free poly(vinyl chloride) Khác
[12] Miyata S, Nosu T. Stabilized polyvinyl chloride resin composition. Eur Patent Appl 0256872; 1998 Khác
[13] Seridiye A, Devrim B, Semra U. Synergistic effect of metal soaps and natural zeolite on poly(vinyl chloride) thermal stability. J Vinyl Additive Technol 2005;11(2):47–56 Khác
[14] Razvan C, Beck R, Kurzinger A, Purzer AW, Rosenthal M. Basic calcium- hydroxy phosphites; process for their manufacture and use. German Patent Spec. DE 3941902 Cl; 1991 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ phát triển ngành hóa dầu ở Việt Nam - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 1 Sơ đồ phát triển ngành hóa dầu ở Việt Nam (Trang 15)
Hình 2: Khả năng cung cầu PVC của Việt Nam - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 2 Khả năng cung cầu PVC của Việt Nam (Trang 17)
Hình 4: Mô hình khử tạo thành các nối đôi liên tiếp - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 4 Mô hình khử tạo thành các nối đôi liên tiếp (Trang 30)
Hình 5: Giả thuyết tâm hoạt động là gốc tự do Allylic - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 5 Giả thuyết tâm hoạt động là gốc tự do Allylic (Trang 31)
Hình 6: Cơ chế cặp Ion - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 6 Cơ chế cặp Ion (Trang 32)
Hình 15: Cơ chế ổn định nhiệt thứ cấp của hỗn hợp Thiếc - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 15 Cơ chế ổn định nhiệt thứ cấp của hỗn hợp Thiếc (Trang 39)
Hình 23 : Ứng dụng của hỗn hợp PVC - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 23 Ứng dụng của hỗn hợp PVC (Trang 46)
Hình 26: Sản lượng tiêu thụ của ngành ống PVC toàn cầu - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 26 Sản lượng tiêu thụ của ngành ống PVC toàn cầu (Trang 50)
Hình 27: Xu hướng về hệ ổn định cho ngành ống PVC. - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 27 Xu hướng về hệ ổn định cho ngành ống PVC (Trang 51)
Bảng 10: Các nhà cung ứng ổn định nhiệt - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Bảng 10 Các nhà cung ứng ổn định nhiệt (Trang 52)
Hình 32: Độ phân bố kích thước hạt CaCO3 - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 32 Độ phân bố kích thước hạt CaCO3 (Trang 59)
Hình 33: Máy trộn cao tốc Avalong - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 33 Máy trộn cao tốc Avalong (Trang 62)
Hình 35: Đường khảo sát lưu biến của mẫu PVC chuẩn - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 35 Đường khảo sát lưu biến của mẫu PVC chuẩn (Trang 63)
Hình 37: Thiết bị so màu - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 37 Thiết bị so màu (Trang 65)
Hình 40: Đường khảo sát lưu biến của A1, A2, A3, A5 so với đường chuẩn - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 40 Đường khảo sát lưu biến của A1, A2, A3, A5 so với đường chuẩn (Trang 73)
Hình 41: Điểm V, F của mẫu chuẩn, mẫu A5 - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 41 Điểm V, F của mẫu chuẩn, mẫu A5 (Trang 74)
Hình 42: Đường khảo sát lưu biến của B3, B4, B5 so với đường chuẩn - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 42 Đường khảo sát lưu biến của B3, B4, B5 so với đường chuẩn (Trang 75)
Hình 43: Đường khảo sát lưu biến của C1, C2, C3 so với đường chuẩn - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 43 Đường khảo sát lưu biến của C1, C2, C3 so với đường chuẩn (Trang 76)
Hình 44: Điểm V, F của mẫu chuẩn, mẫu C3 - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 44 Điểm V, F của mẫu chuẩn, mẫu C3 (Trang 77)
Bảng 19: Tổng hợp mẫu màu sử dụng dầu đậu nành epoxy hóa - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Bảng 19 Tổng hợp mẫu màu sử dụng dầu đậu nành epoxy hóa (Trang 79)
Bảng 20: Tổng hợp mẫu màu sử dụng hydrotalcite - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Bảng 20 Tổng hợp mẫu màu sử dụng hydrotalcite (Trang 80)
Bảng 21: Tổng hợp mẫu màu sử dụng beta diketon - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Bảng 21 Tổng hợp mẫu màu sử dụng beta diketon (Trang 81)
Hình  45: Kết quả đo chỉ số vàng sau 5 phút - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
nh 45: Kết quả đo chỉ số vàng sau 5 phút (Trang 82)
Hình 46: Kết quả đo chỉ số vàng sau 15 phút - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 46 Kết quả đo chỉ số vàng sau 15 phút (Trang 83)
Hình 47: Kết quả so màu sau 15 phút - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 47 Kết quả so màu sau 15 phút (Trang 84)
Hình 48: Kết quả phân tích nhiệt khối lượng của mẫu TN-15 - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 48 Kết quả phân tích nhiệt khối lượng của mẫu TN-15 (Trang 87)
Hình 50: Kết quả phân tích nhiệt khối lượng của mẫu A3-15 - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 50 Kết quả phân tích nhiệt khối lượng của mẫu A3-15 (Trang 88)
Hình 51: Độ biến dạng của mẫu - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 51 Độ biến dạng của mẫu (Trang 91)
Hình 52: Độ bền kéo của mẫu - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 52 Độ bền kéo của mẫu (Trang 91)
Hình 53: Module kéo của các mẫu - Luận văn thạc sĩ Công nghệ vật liệu: Khảo sát hệ ổn định Ca/Zn cho nhựa PVC để gia công sản phẩm kích thước lớn
Hình 53 Module kéo của các mẫu (Trang 92)
w