Hàn Quốc – xứ sở của công nghệ mới pot

3 109 0
Hàn Quốc – xứ sở của công nghệ mới pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hàn Quốc xứ sở của công nghệ mới Mặc dù một cuộc xâm nhập ồ ạt vào xã hội chưa thực sự bắt đầu, nhưng có vẻ mô hình “cái tôi ảo” (cyber- I) đang chiếm ưu thế, giống như ta có thể thoát ra từ chiếc hộp chắn hình của cuộc sống thường ngày. Tuy vậy liệu những gì đang diễn ra tại Hàn Quốc có phải là sự thật? Và mạng ảo đóng vai trò gì ở đây? Biên giới nào cần được đặt ra vì hầu như không tại đâu trên thế giới mà Internet lại xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày mạnh mẽ như ở quốc gia Châu Á này. Và hiếm có một quốc gia công nghiệp nào gắn nền kinh tế tương lai của mình chặt chẽ với công nghệ thông tin (IT) như Hàn Quốc. Internet trên băng thông rộng? Video trên những chiếc điện thoại di động? Chip RFID nhỏ xíu để kiểm soát hàng hoá trên khắp địa cầu? Bất kỳ thứ gì mới trên thế giới sẽ nhanh chóng trở nên quen thuộc tại Hàn Quốc. ¼ dân số của đất nước 48 triệu dân này làm việc tại nhà qua đường truyền băng thông rộng nhanh và rẻ, làm cho Hàn Quốc trở thành một trong những nước dẫn đầu về sử dụng IT hiện nay. Gần như tất cả dân Hàn Quốc đều có một chiếc điện thoại di động ở tuổi 12 - và thường xuyên sử dụng điện thoại loại tối tân nhất thuộc thế hệ thứ 3. Quốc gia Hi-tech này đã “mạng hoá” nhanh đến nỗi nền công nghiệp của nó, mà những đại diện tiêu biểu là các hãng điện tử có mặt khắp toàn cầu như Samsung hay LG, giờ đây cũng được coi là những nhà tiên phong trong thời đại công nghệ thông tin: những chiếc máy tính và điện thoại đời mới khó bán hơn ở trên thị trường Hàn Quốc vốn gần như bão hoà. Việc tiêu thụ trên toàn thế giới những con chip có tên là Dram-speicher- chip, bộ não điện tử của hầu hết các đồ gia dụng mà Hàn Quốc là nhà phân phối chính, cũng thuờng xuyên biến động. Ngay lập tức, Con hổ Châu Á này muốn và bắt buộc phải tự giải phóng mình, nhằm giữ được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực IT. Chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, đất nước Hàn Quốc vốn nghèo tài nguyên phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu IT. Cũng cần nói thêm rằng công nghệ thông tin đóng góp tới 14% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Tại Suwon, cách thủ đô Seoul nửa tiếng đi xe về phía Nam, các kỹ sư Hàn Quốc luôn làm việc với áp lực lớn trên những đường truyền Internet tốc độ cao. Đó là trung tâm nghiên cứu và phát triển của Samsung. Từ tháng 6 vừa qua, Samsung muốn mang về thị trường quê hương những sản phẩm mới nhất. Theo sau nó là Wibro - một hệ thống truyền dữ liệu băng thông rộng không dây - sẽ bắt đầu được áp dụng. Tại Seoul, các dịch vụ đã được kiểm tra để cuối năm nay thủ đô Hàn Quốc sẽ được trang bị nền tảng toàn bộ bằng kỹ thuật này. Tại World Cup diễn ra tại Đức vừa rồi, công nghệ này của Hàn Quốc cũng được đưa vào thử nghiệm tại Đức. Liệu với Wibro (công nghệ Internet trên điện thoại di động) hay DMB (phương tiện đầu xem truyền hình kỹ thuật số trên di động), tại Hàn Quốc giờ đây sẽ xuất hiện nhan nhản ký hiệu viết tắt kỹ thuật mà chỉ có các chuyên gia mới hiểu được? Tuy nhiên, nhiều người tin rằng thế giới đang đứng trước một cuộc cách mạng Internet thứ 2 và mạng không dây tiện lợi sẽ hiện diện khắp nơi trong cuộc sống thường nhật. Người đàn ông đã đưa dân tộc mình tiến đến kỷ nguyên mới tên là Chin Dae Je, nguyên Bộ trưởng Bộ viễn thông. Chin thích nhất việc chỉ dẫn một cách tỷ mỷ trên bản đồ thế giới xem Hàn Quốc sẽ tiến tới đâu với các công nghệ mới như Wibro. Trước khi trở thành bộ trưởng, Chin làm việc tại tập đoàn Samsung, sau đó ông trở thành người lãnh đạo cao nhất của hãng này. Ông là người có thể hài hước “ngay cả với những câu chuyện ít nội dung”. Chin cũng thích gây ấn tượng với người mới gặp bằng những hiểu biết mới nhất về công nghệ. Ông thường đặt một chiếc máy màu sáng bạc trên bàn, nó trông giống như một máy quay phim kỹ thuật số, tuy nhiên sau khi Chin xoay nó lại thì trong nháy mắt, nó lại biến thành chiếc điện thoại di động. Ông nói rằng những cái này giờ đây chỉ có ở Hàn Quốc. Các quốc gia khác trên thế giới sẽ nhanh chóng chúc mừng đất nước ông vì những sản phẩm như vậy. Thực tế, những gì lập nên các chiến lược công nghệ cao của Hàn Quốc là một hành động nhằm bảo đảm công ăn việc làm đã có và tạo ra những việc làm mới từ ngành công nghiệp điện tử tới ngành công nghiệp sản xuất phim, hay phần mềm phát triển nội dung tiện lợi cho Internet kết nối mạng điện thoại mới. Trong văn phòng làm việc của Bộ viễn thông luôn có một cuộc triển lãm về cuộc sống của người Hàn trong 5 năm gần nhất. Những người tổ chức cuộc triển lãm này tin rằng, họ có thể mở đóng được cả tủ lạnh và tủ quần áo bằng giọng nói. Những đứa trẻ sẽ mang các bức thư của thày cô vốn là những microchip về nhà để bố mẹ chúng có thể đọc trên một thiết bị đặc biệt. Và giáo viên cũng có thể truyền tải được cả chữ viết và hình ảnh “giấc mơ ở khắp mọi nơi” (ubiquitous dream) - từ tiếng Anh của Chin này được mọi trẻ con ở Hàn Quốc học thuộc lòng. Nó có nghĩa là giấc mơ xuất hiện khắp nơi tại quốc gia điện tử này. Những người làm nhiệm vụ như Chin, và cả quốc gia ông, vừa đồng thời là người đi săn, vừa là kẻ bị săn đuổi. Hàn Quốc, trong những năm 60 của thế kỷ trước chỉ có 36 điện thoại/10 ngàn dân, giờ vẫn chưa thể hài lòng với những gì mình đang có. Mặc dù với hãng Samsung, đất nước này đang có một người khổng lồ trong ngành điện tử, thì nó vẫn bị cạnh tranh gay gắt bởi hãng Sony của Nhật Bản. Bên cạnh đó còn có những hãng điện tử của Trung Quốc với chính sách giá rẻ. Ngày nay, các công ty lớn của Hàn Quốc vẫn tiếp tục phải tìm ra các công nghệ mới, kể cả Pantech, một trong 3 nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu của Hàn Quốc. Tại phòng thí nghiệm ở Seoul, tất cả những mẫu mới nhất đều được thử đi thử lại: Nó phải được kiểm tra trên máy với áp lực lớn gấp khoảng 150 ngàn lần trước khi được kỹ sư trưởng cho phép đưa vào sản xuất. Pantech là người đi đầu ngay cả trong lĩnh vực Internet dành cho điện thoại di động. Công ty tự hào về một loạt sản phẩm “mới nhất thế giới” ra đời từ phòng thí nghiệm của mình như máy điện thoại nghe nhạc với bộ nhớ lớn nhất hiện nay, hoặc máy điện thoại nghe nhạc đa phương tiện mới nhất với màn hình tinh thể lỏng. Đối với một doanh nghiệp tới tận năm 1998 mới chỉ là nhà phân phối nhỏ cho hãng Motorola danh tiếng của Mỹ, thì những gì Pantech làm chứng tỏ sự tự tin cao độ. Công ty cũng đã thay đổi nhiều: Những linh kiện trong điện thoại của người khổng lồ Mỹ giờ chỉ chiếm khoảng 4% trong chiếc điện thoại di động, thay vì trên 50% như trước kia. Họ tin rằng người Hàn Quốc giờ không còn sợ hãi trước những đòi hỏi từ bên ngoài nữa. Các nhà quản lý của Pantech cười rằng, cho người Hàn Quốc không sản xuất ra những sản phẩm rồi tự hào rằng nó có hàng trăm năm tuổi. Một thế hệ mới những nhà quản lý với tấm bằng của các trường đại học danh tiếng thế giới giờ đây đã có tiếng nói quan trọng trong các chính sách công nghiệp. Họ đã mở cửa cho Hàn Quốc bước vào cuộc cạnh tranh mới. Trong lĩnh vực công nghệ này, nhà nước đóng vai trò chỉ huy, nhưng chỉ đưa ra các chính sách vĩ mô chứ không can thiệp trực tiếp, và để mô hình Etri đóng vai trò trung tâm. Đây là mô hình một phần nhà nước, một phần viện điện tử và viễn thông được tư nhân đầu tư tài chính có trụ sở tại Daejeon, cách Seoul 70km về phía . Các cơ sở của nó với sự đóng góp công sức của 2000 kỹ sư Hàn Quốc, đang tiến tới các cuộc cách mạng trong công nghệ đa phương tiện: Năm 1996, Etri tiếp tục phát triển công nghệ CDMA trong máy di động dành cho các nhu cầu thương mại. Viện này cũng đang cổ vũ cho một kỹ thuật độc đáo cho chương trình TV kỹ thuật số trên điện thoại di động. Sự liên kết chặt chẽ giữa chính sách, nghiên cứu và công nghiệp đã khiến cho Hàn Quốc “trở thành nước có vai trò hàng đầu trên thế giới”, kỹ sư trưởng của Etri, Hwang Seung Ku, nói. Liệu Hàn Quốc có trở thành quốc gia hiện đại nhất trong lĩnh vực công nghệ cao với sự trợ giúp của những dự án như vậy hay không? Câu trả lời sẽ tìm thấy trong một tương lai gần. Tuy nhiên, chắc chắn thế giới sẽ phải ngạc nhiên về niềm đam mê mà với nó, người Hàn Quốc đang xây dựng các viễn cảnh tươi đẹp của mình. . nên các chiến lược công nghệ cao của Hàn Quốc là một hành động nhằm bảo đảm công ăn việc làm đã có và tạo ra những việc làm mới – từ ngành công nghiệp điện tử tới ngành công nghiệp sản xuất. hãng Sony của Nhật Bản. Bên cạnh đó còn có những hãng điện tử của Trung Quốc với chính sách giá rẻ. Ngày nay, các công ty lớn của Hàn Quốc vẫn tiếp tục phải tìm ra các công nghệ mới, kể cả. sách, nghiên cứu và công nghiệp đã khiến cho Hàn Quốc “trở thành nước có vai trò hàng đầu trên thế giới”, kỹ sư trưởng của Etri, Hwang Seung Ku, nói. Liệu Hàn Quốc có trở thành quốc gia hiện đại

Ngày đăng: 28/06/2014, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan