1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2023 HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế hoạch sử dụng đất năm 2023
Thể loại Báo cáo thuyết minh tổng hợp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Châu Thành
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,96 MB

Cấu trúc

  • 1. Sự cần thiết để lập kế hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành năm 2023 (7)
  • 2. Căn cứ pháp lý lập kế hoạch sử dụng đất (8)
  • I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI (10)
    • 1. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên (10)
      • 1.1. Vị trí địa lý (10)
      • 1.2. Địa hình, địa mạo (10)
      • 1.3. Khí hậu (11)
      • 1.4. Chế độ thủy văn (11)
      • 1.5. Phân tích đặc điểm các nguồn nguyên thiên nhiên (11)
      • 1.6. Thực trạng môi trường (12)
    • 2. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hôi (13)
      • 2.1. Lĩnh vực kinh tế (13)
      • 2.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội (15)
    • 3. Đánh giá chung (19)
      • 3.1. Những kết quả đạt được (19)
      • 3.2. Hạn chế và nguyên nhân (20)
        • 3.2.1. Hạn chế (20)
  • II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022 (21)
    • 2.1. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2022 (21)
      • 2.1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2022 (21)
      • 2.1.2. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022 (29)
      • 2.1.3. Kết quả thực hiện các công trình dự án trong kế hoạch (30)
    • 2.2. Những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2022 (43)
    • 2.3. Đánh giá nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm (43)
  • III. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2023 (44)
    • 3.1. Chỉ tiêu sử dụng đất (44)
    • 3.2. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực (44)
      • 3.2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất (44)
      • 3.2.2. Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (49)
    • 3.3. Tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất (50)
      • 3.3.1. Nhóm đất nông nghiệp (52)
      • 3.3.2. Nhóm đất phi nông nghiệp (54)
      • 3.3.3. Đất chưa sử dụng (69)
    • 3.4. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong năm kế hoạch (74)
    • 3.5. Diện tích các loại đất cần thu hồi trong năm kế hoạch (75)
    • 3.6. Diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng trong năm kế hoạch (76)
    • 3.7. Danh mục công trình dự án trong năm kế hoạch 2023 (76)
    • 3.8. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong năm kế hoạch (76)
      • 3.8.1. Cơ sở pháp lý (76)
      • 3.8.2. Phương pháp tính toán khoản thu, chi liên quan đến đất đai (78)
      • 3.8.3. Dự kiến thu, chi liên quan đến đất đai trong năm kế hoạch (78)
  • IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT (80)
    • 4.1. Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường (80)
    • 4.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư (81)
    • 4.3. Giải pháp về quản lý (81)
    • 4.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất (82)
    • 1. Kết luận (84)
    • 2. Kiến nghị (84)

Nội dung

Sự cần thiết để lập kế hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành năm 2023 Đất đai là tài sản hữu hạn, tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực nguồn vốn to lớn, là thành phần quan trọng hàng

Sự cần thiết để lập kế hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành năm 2023

2023 Đất đai là tài sản hữu hạn, tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực nguồn vốn to lớn, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng; có ý nghĩa kinh tế, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Bên cạnh đó, đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người Quá trình khai thác sử dụng đất đai luôn gắn liền với quá trình phát triển xã hội Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao, trong khi đó đất đai lại có hạn, chính vì vậy việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải hoạch định kỹ càng và khoa học

Hiện nay, để phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển, trong đó các chính sách liên quan đến đất đai có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, mà cụ thể là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Tại Điều 14, Luật Đất đai năm 2013 quy định “Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất” Theo khoản

1 Điều 6 của Luật số 35/2018/QH14 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch (Luật số 35/2018/QH) quy định về nguyên tắc lập; hệ thống, thời kỳ, thẩm định và thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 Quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Theo đó, thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm

Trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, nhu cầu về quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên luôn được xem là một trong những vần đề quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển Chính vì vậy để có giải pháp hợp lý và khoa học trong việc khai thác tiềm năng đất đai nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững và đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện thì cần phải lập kế hoạch sử dụng đất

Mặt khác, quá trình sử dụng đất đai trên địa bàn luôn biến động theo quá trình phát triển kinh tế - xã hội Do đó, để đảm bảo phân bổ quỹ đất kịp thời phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm 2023, đồng thời làm căn cứ để thực hiện việc thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2023 thì việc lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Châu Thành là cần thiết Đồng thời việc lập kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, ngăn chặn các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái.

Căn cứ pháp lý lập kế hoạch sử dụng đất

- Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

- Luật Đất đai số 45/2014/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017

- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

- Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của chính phủ quy định về khu giá đất

- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai của Chính phủ

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-

CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ

- Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai

- Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc thông qua Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;

- Quyết định số 2503/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh Hậu Giang về phê duyệt kết quả thực hiện nhiệm vụ: “Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”;

- Quyết định số 2017/QĐ-UBND ngày 26/10/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Châu Thành;

- Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Châu Thành

- Quyết định số 923/QĐ-UBND ngày 13/5/2022 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc cập nhật công trình, dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

- Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc cập nhật công trình, dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (lần 2)

- Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 02/8/2022 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc cập nhật công trình, dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (lần 3)

- Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 03/8/2022 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc điều chỉnh Quyết định số 580/QĐ-UBND ngày 24/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang

- Quyết định số 1829/QĐ-UBND ngày 03/11/2022 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc điều chỉnh bổ sung và hủy bỏ công trình, dự án trong Quy hoạch sử dụng đất cấp và cập nhật công trình, dự án vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

- Thống kê đất đai năm 2021 huyện Châu Thành

- Báo cáo số 141-BC/HU ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Huyện ủy huyện Châu Thành về Kết quả thực hiện nhiện vụ công tác 6 tháng đầu năm 2022

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên

Huyện Châu Thành nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hậu Giang, tiếp giáp và cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 10 km về phía Nam Vị trí địa lý có tọa độ từ 9 0 50’ đến 9 0 59’ vĩ độ Bắc và từ 105 0 45’ đến 105 0 54’ kinh độ Đông; tứ cận tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long

Phía Nam giáp thành phố Ngã Bảy

Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Vĩnh Long

Phía Tây giáp huyện Châu Thành A và huyện Phụng Hiệp

Nhìn chung tương đối bằng phẳng, bề mặt bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt Cao độ trung bình từ 0,3m – 1,2m; độ dốc nghiêng dần từ sông Hậu vào nội đồng theo hướng Bắc – Nam; Đông –Tây (từ phía bờ sông và phía Quốc lộ 1 vào trong đồng ruộng) Do đó, đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, cũng gây khó khăn cho việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cơ giới hoá nông nghiệp, phát triển giao thông đường bộ

Huyện Châu Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, với những đặc trưng chủ yếu sau:

+ Chế độ nhiệt: trung bình năm khá cao khoảng 27,6 o C Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 26 o C, tháng 5 có nhiệt độ cao nhất là 30 o C

+ Chế độ mưa: trong năm hình thành hai mùa mưa và khô Mùa mưa từ tháng 5-11 trùng với gió mùa Tây Nam Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc Lượng mưa cả năm khoảng 1.309,8 mm, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa tuy lớn nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong mùa nên gây tình trạng ngập úng trong mùa mưa

+ Chế độ ẩm: cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, trung bình cả năm 81,8%, thấp nhất là 74% vào tháng 3 và cao nhất là 86% vào tháng 10

+ Chế độ nắng: số giờ nắng trong năm khá cao khoảng 2.612,6 giờ/năm

Chế độ thuỷ văn trên địa bàn huyện chịu tác động của 03 yếu tố: dòng chảy chính sông Hậu, chế độ mưa nội tại và chế độ thuỷ triều biển Đông, hàng năm hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ trùng với mùa mưa và mùa kiệt trùng với mùa khô Do đó, đã tạo ra những khó khăn nhất định cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vào mùa lũ hàng năm đã cung cấp cho huyện lượng phù sa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và cung cấp nhiều nguồn lợi thủy sản

1.5 Phân tích đặc điểm các nguồn nguyên thiên nhiên

Trên địa bàn huyện gồm 03 nhóm chính là đất phù sa, đất phèn và đất líp Trong đó: đất phù sa có diện tích 4.579 ha, chiếm 32,50% diện tích tự nhiên (DTTN); đất phèn có diện tích 100 ha, chiếm 0,71% DTTN; đất líp có diện tích 8.395,01 ha, chiếm 58,87% DTTN, còn lại là diện tích sông, rạch 1.115,81 ha, chiếm 7,92% DTTN Nhìn chung, nguồn tài nguyên đất của huyện có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu về canh tác nông nghiệp - thủy sản và nhu cầu sử dụng cho các mục đích chuyên dùng khác Tuy nhiên vẫn có những hạn chế trong quá trình khai thác sử dụng đất, nhất là đối với nhóm đất phèn, vì gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp

- Nước mặt: huyện có nguồn nước mặt dồi dào do được cung cấp bởi hệ thống sông, kênh, rạch khá dày đặc trên địa bàn, đặc biệt là nguồn nước từ sông Hậu, sông Mái Dầm, sông Cái Côn

- Nước dưới đất: được phân bố khá rộng, nước ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleistoxen, Plioxen, Mioxen ở độ sâu 100 – 500m, một số nơi chưa đến 50m đã có nước dưới đất với chất lượng khá tốt và chủ yếu phục vụ cho mục đích công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân

Châu Thành có lịch sử phát triển lâu đời gắn liền với quá trình phòng ngừa thiên tai và đấu tranh chống giặc ngoại xâm Quá trình đó đã tạo nên những giá trị nhân văn qua nhiều thế hệ, hình thành những giá trị văn hoá truyền thống mang sắc thái riêng Đến nay, huyện tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và từng bước khai thác để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện ở hiện tại và tương lai

Kết quả quan trắc trên địa bàn huyện cho thấy các chỉ tiêu đều có giá trị trung bình nằm trong mức cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT) Tuy nhiên, các chỉ tiêu ô nhiễm có xu hướng tăng cao hơn năm trước Nguyên nhân chính là do các hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà cửa,…

- Nước mặt: nguồn nước mặt trên địa bàn đã xuất hiện ô nhiễm nhẹ, các nguồn gây ô nhiễm nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp; nước thải trong nuôi trồng thuỷ sản chưa được xử lý, lắng đọng trước khi thải ra kênh rạch; nước thải trong sinh hoạt của người dân, chế biến thuỷ hải sản;

- Nước dưới đất: nguồn gây ô nhiễm chính gồm nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo Trong đó: nguồn tự nhiên do nước bị nhiễm phèn làm giảm chất lượng nguồn nước; nguồn nhân tạo do việc khai thác sử dụng nước dưới đất không đúng kỹ thuật hoặc các lỗ khoan không sử dụng, hư hỏng không được trám lấp đã gây ô nhiễm nguồn nước, bởi đây sẽ là nơi các hoá chất, chất độc hại, chất thải, vi sinh vật gây bệnh từ mặt đất có thể bị rò rỉ, ngấm vào nguồn nước

Nhìn chung, nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất chủ yếu là do chất thải phát sinh từ các hoạt động của con người như nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, công nghiệp và sinh hoạt Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy mức tác hại lớn đối với đời sống của người dân trong vùng.

Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hôi

2.1.1 Về nông nghiệp, nông thôn

Xuống giống rau màu được 1.071,5 ha, đạt 76,54% kế hoạch, so cùng kỳ tăng 16,5 ha Diện tích thu hoạch 811 ha, năng suất trung bình 3 tấn/ha

Tổng đàn gia súc chăn nuôi là 11.498 con, đạt 52,26% kế hoạch, (trong đó: 10.422 con lợn; 26 con bò; 1.050 con dê), so với cùng kỳ tăng 4.937 con; đàn gia cầm chăn nuôi là 199.516 con, đạt 124,7% kế hoạch, so với cùng kỳ tăng 41.792 con Tiêm phòng vaccine trên gia cầm được 23.679 liều, trong đó có 13.996 con gà và 9.683 con vịt Tiêm phòng bệnh dại trên gia súc được 1.700 liều

Trong 9 tháng đầu năm xảy ra dịch cúm đàn gia cầm H5N1 tại hộ ông Dương Thành Nhỏ, ấp Đất Sét, xã Phú Thuận với đàn gà 1.600 con (gà 3,5 tháng tuổi và gà 25 ngày tuổi) Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản tiêu hủy số gà chết và phun xịt sát trùng theo quy định Xảy ra dịch tả lợn Châu Phi trên đàn heo tại hộ ông Trần Quang Tửng, ấp So Đủa, xã Việt Thắng có tổng đàn nuôi 04 con heo, số heo bị bệnh là 04 con (chết 03 con) và hộ ông Ngô Văn Minh, ấp Má Tám, xã Việt Thắng có tổng đàn nuôi 02 con heo, số heo bị bệnh chết là 02 con Phòng NN- PNT đã chỉ đạo cho Trạm chăn nuôi Thú Y kiểm tra tiến hành tiêu hủy theo đúng qui định và phun xịt sát trùng hàng ngày tại khu vực chăn nuôi heo tại xã Việt Thắng và các vùng lân cận

2.1.2 Xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị

Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, đánh giá, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí mới của UBND tỉnh ban hành tại 02 Quyết định số 864 và 865, ngày 05/5/2022: 04 xã đã đạt nông thôn mới trước đây (Đông Thạnh, Đông Phú, Đông Phước, Đông Phước A) chỉ đạt 14/19 tiêu chí; còn 05 tiêu chí chưa đạt là: quy hoạch, lao động, tố chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, Y tế, môi trường và an toàn thực phẩm Xã Phú Tân đạt 11/19 tiêu chí, còn 08 tiêu chí chưa đạt là: quy hoạch, giao thông, cơ sớ vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, Y tế, môi trường và an toàn thực phẩm Đặc biệt, tập trung xây dụng xã Phú Hữu đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới trong năm 2022 theo kế hoạch của UBND tỉnh và của huyện, kết quả đến nay đạt 12/19 tiêu chí Triển khai thực hiện Chiến dịch Giao thông nông thôn - Thủy lợi và Bảo vệ môi trường nông thôn năm 2022 đạt kết quả khá tốt Thành lập mới 01 họp tác xã, nâng tổng số toàn huyện có 24 hợp tác xã,

55 tổ họp tác, 14 câu lạc bộ khuyến nông và 01 Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp

2.1.3 Công nghiệp, Thương mại, giao thông, xây dựng và quy hoạch

Giá trị sản xuât một sô ngành chủ yêu lĩnh vực công nghiệp-xây dựng đạt 9.287/18.747 tỷ đồng (tăng 15,97% so cùng kỳ), đạt 49,54%; trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp đạt 8.795 tỷ đồng, tăng 16,51% so cùng kỳ

Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ốn định, hiệu quả; phối hợp thực hiện Quy hoạch vùng huyện Châu Thành đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và thủ tục thành lập cụm công nghiệp Phú Tân Đã thành lập Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện, giai đoạn 2022- 2025; Từ đó, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trên địa bàn huyện Đặc biệt, tập trung một số công trình trọng điểm, như: dự án đường cao tốc cần Thơ - Cà Mau, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2, đường nối thị trấn Ngã Sáu đến đường Nam Sông Hậu, khu tái định cư Ngã Sáu - giai đoạn 2 Triển khai, thi công và giải ngân các dự án, công trình theo kế hoạch vốn đâu tư công năm 2022; Kết quả đến nay (tính đến ngày 30/6/2022), giải ngân được 83,062/129,331 tỷ đồng, đạt 64,22% kế hoạch vốn (Trong đó: cân đối ngân sách 26,925/47,110 tỷ đồng, đạt 57,15%; nguồn vốn xổ số kiến thiết 23,725/27,471 tỷ đồng, đạt 86,36%; tiền sử dụng đất 3,420/3,420 tỷ đồng, đạt 100%; vốn ứng trước nhà đầu tư 27,816/49 tỷ đông, đạt 56,77%; vốn kéo dài 2021 sang năm 2022 là 1,175/2,330 tỷ đồng, đạt 50,43%)

Thương mại, dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ ước đạt 2.110 tỷ đồng, tăng 19,39% so cùng kỳ Giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu lĩnh vực thương mại, dịch vụ và vận tải ước đạt 654/1.125 tỷ đồng (tăng 14,59% so cùng kỳ), đạt 58,13%

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (tính thu ngân sách địa phương) 664,163/367 tỷ đồng, đạt 181,15 % (tăng 81,1% so cùng kỳ); trong đó, thu nội địa 40,615/61,1 tỷ đồng, đạt 66,47% (riêng thu do ngành thuế quản lý 36,115/56,5 tỷ đồng, đạt 63,92% chỉ tiêu tỉnh giao) Tổng chi ngân sách huyện 242,296/364 tỷ đồng, đạt 66,63% (tăng 22,74% so cùng kỳ); trong đó, chi đầu tư phát triển 81,116/78 tỷ đồng (bao gồm chi chuyển nguồn 15,053 tỷ đồng), đạt 103,49%

2.2 Lĩnh vực văn hóa - xã hội

2.2.1 Lao động – Thương binh và Xã hội

Tỷ lệ lao động qua đào tạo 54,17/57% trên tổng số lao động, đạt 95,03%; giải quyết việc làm 1.452/2.053 lao động, đạt 70,73% chỉ tiêu tỉnh giao (tăng 171 lao động so với cùng kỳ); đăng ký về Tỉnh 09 lớp đào tạo nghề lao động nông thôn năm 2022; tổ chức xét, chọn 16 lao động đủ điều kiện đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước Việt Nam- Hàn Quốc gửi về tỉnh Thực hiện kịp thời, đúng quy định việc chăm lo, giải quyết các chế độ, chính sách cho đối tượng và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 huyện đã tổng hợp, trình, đồng thời thực hiện chi hồ trợ theo quyết định phê duyệt của Tỉnh cho 3.979 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của 09 doanh nghiệp, với số tiền trên 14,5 tỷ đồng; 211 lao động ngừng việc của 05 doanh nghiệp, với số tiền 268 triệu đồng; đặc biệt, thực hiện tốt công tác chăm lo Tết cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội Triển khai thực hiện các giải pháp giảm nghèo, đảm bảo đến cuối năm 2022-tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1% trở lên (Hiện tại, theo bộ tiêu chí mới-chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025, toàn huyện có 853 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,61% tổng số hộ; 522 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,21%

Tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021- 2022 theo chương trình, kế hoạch năm học, đạt chất lượng, kết quả khá cao; hoàn thành tuyến sinh vào lóp 10 năm học 2022-2023 và kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm

2022 Tập trung xây dựng, củng cố, nâng chất trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đến nay, huyện đã trình Tỉnh kiểm tra đánh giá ngoài 05/10 trường, trong đó có 01/02 trường công nhận mới và 04/10 trường công nhận lại Hiện tại, toàn huyện có 29/34 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 85,3/88,23%, đạt 96,68%

Năm học 2021-2022 huy động ra lớp, tổ chức dạy và học tổng số 15.056 học sinh ở các cấp học Kết quả chất lượng giáo dục đạt được như sau: 100% trẻ được công nhận hoàn thành chưong trình giáo dục mầm non (1.124/1.124 trẻ); 99,25% học sinh được công nhận hoàn thành chương trinh tiếu học (1.322/1.332 học sinh); 100% học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sờ (842/842) Tố chức ôn thi, đăng ký 552 thí sinh dự thi tôt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 tại 02 điếm thi trung học phô thông Ngã Sáu và trung học phô thông Phú Hữu; công tác chuấn bị hiện nay đã được chuấn bị cơ bán tốt, chu đáo vê mọi mặt đám bảo cho kỳ thi diên ra an toàn, nghiêm túc đạt kết quá cao

Theo kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2022: Huyện xây dựng mới 02 trường (Tiêu học Ngô Hữu Hạnh 2 và Tiếu học Ngô Hữu Hạnh 4) và cúng cổ, nâng chất cơ sờ vật chất, đề nghị tỉnh công nhận lại 10 trường (Mầu giáo Phú Hũu A, Mầu giáo Phú Hữu, Mầu giáo Đông Phú, Mầm non Đông Thạnh, Tiêu học Đông Phú 3, Tiểu học Đông Thạnh 1, Tiểu học Ngô Hữu Hạnh 6, Trường THCS Nam Kỳ Khởi Nghĩa, THCS Phú Tân).

Thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân Đặc biệt, ngành y tế huyện và các cơ quan, đon vị, địa phương tiếp tục phối hợp thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tiếp tục triển khai tiêm vắc- xin phòng Covid-19 đạt kết quả khá tốt, đảm bảo kế hoạch Củng cố, duy trì 8/8 trạm y tế đạt chuân quốc gia về y tế xã và có bác sĩ, đạt 100%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưõng 11,4%, đạt (KH dưới 11,6%); số Bác sĩ trên vạn dân 8,9/8,6 bác sĩ, đạt 103,49%; số giường bệnh trên vạn dân 17,03/17 giường, đạt 100,17%

Khám chữa bệnh 84.782/175.000 lượt người bệnh, đạt 48,45% KH (giám 36.621 lượt so với cùng kỳ), trong đó, điều trị nội trú 2.741/9.125, đạt 30,04%; tiêm chủng mở rộng miễn dịch đầy đú 6.448 lượt người Ghi nhận 10 ca sốt xuất huyết (tăng 04 cas so cùng kỳ); 20 ca tay - chân - miệng (giảm 23 ca so cùng kỳ) Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phấm được tăng cường, đã tổ chức kiểm tra đối với 251 cơ sờ sán xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, qua đó phát hiện 06 cơ sở vi phạm đã tiến hành ra quyết định phạt tiền 04 cơ sở với số tiền 2.000.000 đồng và 02 cơ sở cho cam kết, nhắc nhở Đến nay đã tiêm mũi 2: 66.843/67.895 người, tý lệ 98,45%, tiêm mũi 3: 52.885/67.272 người, tỳ lệ 78,61%; tiêm mũi 4: 2.922/52.855 đạt 5.52% triển khai thực hiện tiêm cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi: tiêm mũi 1: 8.497/6.121 người, tỳ lệ 138.8%, tiêm mũi 2: 7.990/8.497 người, tỳ' lệ 94,03% Tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuồi: Tiêm mũi 1: 5.213/9.666 đạt 53.93 %

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểmy tế: đến nay (tính đến 30/6/2022), toàn huyện có 2.158/4.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đạt 53,95% (giảm 1.322 người so với thời điểm 31/12/2021); tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế 76,81/92,75%, đạt 82,81% (giảm 14,31%, tương đương 12.878 thẻ so với thời điểm 31/12/2021)

2.2.4 Văn hóa và thông tin

Đánh giá chung

3.1 Những kết quả đạt được

Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành các kết luận của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và của Tỉnh ủy

Công tác xây dựng Đảng tiếp tục được thực hiện tốt; kịp thời cụ thể hoá nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhất là việc ban hành, triển khai chương trình, kế hoạch thực hiện và sơ, tổng kết các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy kịp thời, đúng quy định, hướng dẫn Quyết định, kết luận phù hợp, kịp thời, đúng quy định nhiều vấn đề về công tác tổ chức, cán bộ Thực hiện Chương trình kiểm tra, giám sát năm 2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy đảm bảo đúng tiến độ kế hoạch Công tác dân vận của hệ thống chính trị và hoạt động của Mặt trận Tô quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục phát huy, tham gia đóng góp cụ thê, thiết thực vào các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ huyện

Kinh tế tiếp tục duy trì phát triển ổn định, giá trị sản xuất, tồng mức đầu tư toàn xã hội có sự tăng trưởng khá (Giả trị sản xuất tăng 15,35% so cùng kỳ; tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng 10,49%) thu ngân sách có tập trung, đảm bảo đạt tiến độ kế hoạch; bốn lĩnh vực trọng tâm của huyện (công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, du lịch) được tập trung chỉ đạo quyết liệt, trong đó nổi bật là chủ động thực hiện quy hoạch vùng huyện đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; sự chủ động gặp gỡ, đối thoại để tháo gỡ khó khăn giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đối với các doanh nghiệp; giải phóng mặt bằng dự án trọng diêm của tỉnh được tập trung chỉ đạo; công tác phòng, chống và ứng phó xâm nhập mặn được chủ động, thực hiện tốt; xây dựng nông thôn mới có tập trung, đảm bảo kế hoạch

Lĩnh vực văn hóa, xã hội được tập trung chỉ đạo thực hiện tốt, đặc biệt là các hoạt động lễ, tết được tổ chức thiết thực, ý nghĩa; công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả; các hoạt động tuyên truyền, văn hóa, thể thao được các cấp tập trung chỉ đạo, có sự tiến bộ; hoàn thành chương trình, nhiệm vụ năm học 2021-2022 với chất lượng khá tốt

Công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm chỉ đạo và duy trì thực hiện tốt; công tác tổ chức tiếp xúc cử tri, giám sát cùa Hội đông nhân dân các cấp tiêp tục được phát huy; việc tô chức họp Hội đồng nhân dân đúng theo Luật định

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiêp tục được giữ vũng, ổn định; công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được thực hiện chặt chẽ, an toàn và hoàn thành chỉ tiêu giao; tội phạm xâm phạm trật tự xã hội và tai nạn giao thông được kiềm chế, kéo giảm

3.2 Hạn chế và nguyên nhân

- Việc thực hiện quy hoạch cán bộ chậm so với thời gian quy định; một số nội dung kêt luận của Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện còn chậm; mô hình sản xuất của một số ngành, đoàn thể thì nhiều, tuy nhiên hiệu quả nhân rộng thì còn rất ít

- Mặc dù giá trị sản xuất, tổng mức đầu tư toàn xà hội có tăng trưởng so cùng kỳ, nhưng giá trị đạt được chưa đảm bảo tiến độ kế hoạch năm (chưa đạt trên 50%)

- Quản lý quy hoạch, trật tự xây dụng, sử dụng đất, nhất là tình trạng vi phạm sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng không phép, trái phép, xây dựng trong khu vực vị trí quy hoạch đế hưởng lợi diễn ra nhiều Tình trạng mua, bán lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường tại một số khu vực của địa bàn thị trấn Ngã Sáu, thị trấn Mái Dâm và xã Phú Hữu còn diễn ra thưòng xuyên, chưa được giải quyết, xử lý triệt đê Tiên độ giải phóng mặt bằng một số dự án chậm tiến độ kế hoạch

- Xây dựng nông thôn mới xã Phú Hữu một số tiêu chí triển khai chậm, khó thực hiện

- Vận động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế đạt thấp; bệnh sốt xuất huyết tăng so cùng kỳ Việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính vẫn còn nhiều hồ sơ trễ hẹn (237 hồ sơ)

Nguyên nhân khách quan: Việc triển khai văn bản quy định, hướng dẫn về thực hiện quy hoạch cán bộ của cấp trên cận (sát) với yêu cầu thời gian hoàn thành; thời điểm đầu năm nên các kế hoạch đầu tư mới đang triên khai thủ tục theo đúng quy định về đầu tư; giá cả một số mặt hàng phục vụ sản xuất kinh doanh tăng cao (xăng, dầu; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), giá nông sản thấp, không ổn định (mít, xoài); nguồn lực về tài chính của địa phương hạn chế; quy định mới về mức đóng bảo hiếm xã hội tự nguyện tăng

Nguyên nhân chủ quan: Có tình trạng thiếu sự chủ động, chưa quyết liệt trong công việc; năng lực làm việc của một số ít cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn hạn chế; năng lực một số nhà đầu tư hạn chế Công tác phối họp giữa một số ngành huyện với địa phương có lúc, có việc chưa tích cực, thiếu chặt chẽ, làm chưa hêt trách nhiệm Công tác tuyên truyền, vận động chưa đi vào chiều sâu, cùng với ý thức của một bộ phận người dân nên hiệu quả mang lại ở một số phần việc chưa cao; chi phí thực hiện một số dự án phát sinh ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng đối với một số dự án trên địa bàn.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2022

2.1.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2022

Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Châu Thành được Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phê duyệt tại Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 Đồng thời trong năm 2022 UBND tỉnh Hậu Giang cũng ban hành các Quyết định như: Quyết định số 932/QĐ-UBND ngày 13/5/2022; Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 22/6/2022; Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 02/8/2022; Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 03/8/2022; Quyết định số 1829/QĐ-UBND ngày 03/11/2022 Trên cơ sở các Quyết định được phê duyệt, UBND huyện Châu Thành đã tiến hành công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất và tiến hành triển khai thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất và các hạng mục công trình dự án được duyệt theo quy định Việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Châu Thành được dựa trên các chỉ tiêu được duyệt, số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2021; kết hợp với số liệu điều tra đến hết Quý III năm 2022 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch năm

2022 được trình bày trong bảng sau:

Bảng 01 Kết quả thực hiện Kế hoạch sử dụng đất năm 2022

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Diện tích kế hoạch được duyệt (ha)

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 28,74 28,75 0,01 100,03 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 10.454,37 11.089,05 634,68 106,07

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD

1.6 Đất rừng sản xuất RSX

Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 83,78 84,28 0,50 100,60

1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 2,00 -2,00

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.517,34 2.868,28 -649,06 81,55

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 410,79 244,79 -166,00 59,59

2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 181,44 196,34 14,90 108,21

2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 49,47 9,45 -40,02 19,10

2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 78,97 78,39 -0,58 99,27

2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS

2.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 0,62 0,62

2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 1.109,74 792,27 -317,47 71,39

- Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 6,96 3,65 -3,31 52,38

- Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 6,01 5,52 -0,49 91,77

- Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 22,87 21,02 -1,85 91,92

- Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 18,48 -18,48

- Đất công trình năng lượng DNL 254,91 137,44 -117,47 53,92

TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Diện tích kế hoạch được duyệt (ha)

- Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,22 0,23 0,01 103,59

- Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia DKG

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0,04 0,04 0,00 103,85

- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0,31 0,04 -0,27 11,47

- Đất cơ sở tôn giáo TON 3,58 3,58 100,00

- Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 8,60 8,13 -0,47 94,53

- Đất xây dựng cơ sở khoa học công nghệ DKH

- Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH

2.10 Đất danh lam thắng cảnh DDL

2.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 1,65 1,70 0,05 102,73

2.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 42,01 4,85 -37,16 11,55

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 327,31 279,45 -47,86 85,38

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 165,62 100,38 -65,24 60,61

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 10,79 10,79 0,00 100,01

2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,83 0,83 100,00

2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG

2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.131,91 1.143,98 12,07 101,07

2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC

2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chưa sử dụng CSD

Nguồn: Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Châu Thành

Kế hoạch sử dụng đất được duyệt năm 2022 là 10.568,89 ha, kết quả thực hiện là 11.217,95 ha, cao hơn 649,06 ha, vượt với tỷ lệ 106,14% so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân cao hơn 649,06 ha so với chỉ tiêu được duyệt là do còn nhiều công trình, dự án trong kế hoạch có sử dụng đất nông nghiệp để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp chưa thực hiện được Trong đó, chi tiết các loại đất như sau:

- Đất trồng lúa: chỉ tiêu được duyệt không còn đất trồng lúa Thực hiện là

15,86 ha, cao hơn 15,86 ha Nguyên nhân cao hơn do trong năm kế hoạch 2022 chưa thực hiện chuyển xong chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm

- Đất trồng cây hàng năm khác: Kế hoạch sử dụng đất được duyệt năm

2022 là 28,74 ha, kết quả thực hiện là 28,75 ha, cao hơn 0,01 ha, vượt với tỷ lệ 100,03% so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân cao hơn do chênh lệch số liệu thống kê đất đai năm 2021 (thống kê lại diện tích hiện trạng đất trồng cây hàng năm khác)

- Đất trồng cây lâu năm: Kế hoạch sử dụng đất được duyệt năm 2022 là

10.454,37 ha, kết quả thực hiện là 11.089,05 ha, cao hơn 634,68 ha, vượt với tỷ lệ 106,07% so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân cao hơn do trong năm kế hoạch 2021 còn nhiều công trình, dự án có sử dụng đất trồng cây năm nhưng chưa thực hiện như: Khu công nghiệp sông Hậu (giai đoạn 1) - Thu hồi đất phần còn lại;

Khu CN Đông Phú; Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2 (thuộc Trung tâm điện lực Sông Hậu); Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; Cụm CN

TT Phú Hữu A - giai đoạn 3; Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2 (thuộc Trung tâm điện lực Sông Hậu),

- Đất nuôi trồng thủy sản: Kế hoạch sử dụng đất được duyệt năm 2022 là 83,78 ha, kết quả thực hiện là 84,28 ha, cao hơn 0,50 ha, vượt với tỷ lệ 100,06

% so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân cao hơn do chênh lệch số liệu thống kê đất đai năm 2021 (thống kê lại diện tích hiện trạng đất nuôi trồng thủy sản)

- Đất nông nghiệp khác: Kế hoạch sử dụng đất được duyệt năm 2022 là

2,00 ha, kết quả chưa thực hiện được chưa đạt so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân do chưa thực hiện được chuyển đổi đất trồng lúa sang đất nông nghiệp khác

Kế hoạch sử dụng đất được duyệt năm 2022 là 3.517,34 ha, kết quả thực hiện là 2.868,28 ha, thấp hơn 649,06 ha, đạt 81,55% so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân thấp hơn 649,06 ha so với chỉ tiêu được duyệt là do trong năm kế hoạch 2022 chưa thực hiện chuyển đổi được từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để thực hiện các công trình, dự án (hay diện tích đất phi nông nghiệp tăng thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch được duyệt) Trong đó, chi tiết các loại đất như sau:

- Đất quốc phòng: Kế hoạch sử dụng đất được duyệt năm 2022 là 4,00 ha, kết quả thực hiện là 1,77 ha, thấp hơn 2,23 ha, đạt 44,34% so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân do trong năm kế hoạch 2022 chưa thực hiện được công trình

Ban CHQS huyện Châu Thành - giai đoạn 2 (2,23 ha)

- Đất an ninh: Kế hoạch sử dụng đất được duyệt năm 2022 là 2,35 ha, kết quả thực hiện là 2,20 ha, thấp hơn 0,15 ha, đạt 93,63% so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân do trong năm kế hoạch 2022 chưa thực hiện được công trình

Trạm cảnh sát đường thủy cái côn (0,15 ha)

- Đất khu công nghiệp: Kế hoạch sử dụng đất được duyệt năm 2022 là 410,79 ha, kết quả thực hiện 244,79 ha, thấp hơn 166,00 ha, đạt 59,59% so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân do công trình đã dự kiến trong kế hoạch 2022 là

Khu công nghiệp Sông Hậu (giai đoạn 1) - thu hồi phần còn lại (46,00 ha) và Khu công nghiệp Đông Phú (120,00 ha) nhưng chưa thực hiện được

- Đất cụm công nghiệp: Kế hoạch sử dụng đất được duyệt năm 2022 là

181,44 ha, kết quả thực hiện 196,34 ha, cao hơn 14,90 ha, vượt với tỷ lệ 180,21 ha so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân cao hơn do chênh lệch số liệu thống kê đất đai năm 2021 (thống kê lại diện tích hiện trạng đất cụm công nghiệp) Trong năm kế hoạch 2022 chưa thực hiện được các công trình: Cụm CNTT Đông Phú –

GĐ1 (120 ha) và Cụm CNTT Phú Hữu A – GĐ3 (51,22 ha)

- Đất thương mại, dịch vụ: Kế hoạch sử dụng đất được duyệt năm 2022 là

49,47 ha, kết quả thực hiện là 9,45 ha, thấp hơn 40,02 ha, đạt 19,10% so với kế hoạch được duyệt Nguyên nhân do trong năm kế hoạch 2022 chưa thực hiện được các công trình: Khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí Hậu Giang (43 ha); Trung tâm thương mại và khu dân cư thương mại thị trấn Mái Dầm (1,46 ha); Các cửa hàng xăng dầu;…

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Kế hoạch sử dụng đất được duyệt năm 2022 là 78,97 ha, kết quả thực hiện là 78,39 ha, thấp hơn 0,58 ha, đạt 99,27% so với kế hoạch được duyệt

Những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2022

Về cơ bản kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện Châu Thành trong năm 2022 đạt kết quả khả quan, nhiều chỉ tiêu sử dụng đất đạt 100% kế hoạch đã đề ra; tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau:

- Vẫn còn một số công trình, dự án chuyển sang kế hoạch năm 2023 do tiến độ thực hiện chậm hoặc chưa triển khai được vì chưa bố trí được nguồn vốn

- Bên cạnh đó một số công trình có nhu cầu bức xúc đã được đưa vào kế hoạch sử dụng đất, trong khi đang khảo sát vị trí thực hiện và lập các thủ tục đầu tư

- Kế hoạch khai thác quỹ đất công nhằm tăng thêm nguồn thu cho ngân sách còn chưa thực sự đạt kết quả cao

- Các hạng mục sử dụng nguồn vốn từ ngân sách của địa phương (Ngân sách cấp huyện) đa phần thuộc hệ thống quy hoạch phát triển nông thôn mới, do đó nguồn vốn để bố trí cho dự án còn hạn hẹp Bên cạnh đó một số công trình có nhu cầu bức xúc đã được đưa vào kế hoạch sử dụng đất, trong khi đang khảo sát vị trí thực hiện và lập các thủ tục đầu tư.

Đánh giá nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm

Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện các dự án đăng ký trong năm kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến dự án chậm triển khai thực hiện hoặc không triển khai được nên chỉ tiêu kế hoạch chưa đạt theo mục tiêu đề ra

Do các ngành, địa phương còn hạn chế trong việc dự báo, xác định nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn trong năm kế hoạch, nên khi không có nguồn vốn hoặc vốn bố trí chậm dẫn đến một số công trình, dự án không thực hiện được như đã đăng ký, nhất là các công trình cụm công nghiệp, năng lượng, văn hóa, dịch vụ

Ngoài ra, do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên các công trình thu hồi đất chỉ mới ban hành các văn bản, thông báo thu hồi đất của người dân, chưa triển khai thực địa để kiểm đếm thu hồi; đối với nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì do việc hạn chế đi lại không cần thiết để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh theo tinh thần chung của cả nước nên người dân chưa đến các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai để làm thủ tục chuyển đổi.

LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2023

Chỉ tiêu sử dụng đất

Theo quy định cấp tỉnh phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất từ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh Tuy nhiên, do tính đặc thù đến nay tỉnh chưa phân bổ chỉ tiêu cho huyện để cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất trên địa bàn Do đó, để làm cơ sở cho việc cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất trên địa bàn, huyện Châu Thành căn cứ theo chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện được phê duyệt tại QĐ số 2017/QĐ-UBND ngày 26/10/2021; Căn cứ theo hiện trạng sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất của các ngành Trung ương, Tỉnh, huyện và của tổ chức, cá nhân đã đăng ký hoặc dự kiến sử dụng đất trên địa bàn huyện, để tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất năm 2023 trên địa bàn huyện.

Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực

Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Châu Thành, được lập nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc xác định nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực Từ đó, làm căn cứ bố trí quỹ đất phù hợp trong năm 2023, cụ thể như sau:

3.2.1 Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất

Theo quy định tại khoản 2, Điều 46, Thông tư 01/2021/TT-BTNMT thì trong quá trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện cần xác định chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trước chưa thực hiện hết nhưng phải phù hợp với kinh tế xã hội trên địa bàn cấp huyện Theo đó, các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2022 của huyện Châu Thành đã được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt tại Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021chưa thực hiện hết nhưng còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian tới Cụ thể, còn 55 công trình, dự án (thu hồi đất 50 và chuyển mục đích sử dụng đất 05) đã được phê duyệt trong kế hoạch nhưng do đang triển khai hoặc chưa thực hiện được (nguyên nhân chính là do khó khăn về vốn đầu tư) Tuy nhiên, do năm 2023 vẫn được bố trí vốn hoặc có chủ trương tiếp tục đầu tư nên theo quy định sẽ tiếp tục thực hiện

Bảng 05 Danh mục công trình, dự án năm 2022 chuyển sang năm 2023

Tăng thêm Địa điểm (đến cấp xã)

Sử dụng vào loại đất (ha) Đất trồng lúa Đất khác

I CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN THU HỒI ĐẤT

Công trình đất quốc phòng huyện Châu

2 Trạm cảnh sát đường thủy Cái Côn 0,15 0,15 0,15 TT Mái Dầm

Hậu Giang (thu hồi đất phần còn lại)

Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2 (thuộc

Trung tâm điện lực Sông

Dự án thành phần đoạn

Cần Thơ - Hậu Giang thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-

Xã Đông Phú, xã Đông Thạnh, xã Đông Phước

7 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung Phú

Cải tạo, nâng cấp, kết nối hệ thống giao thông thủy bộ đường tỉnh 925B và kênh Nàng Mau, tỉnh

Xã Đông Phước, Đông Phước A, Đông Thạnh,

Tăng thêm Địa điểm (đến cấp xã)

Sử dụng vào loại đất (ha) Đất trồng lúa Đất khác

9 Đường nối thị trấn Ngã

Kè chống sạt lở sông

Mái Dầm (đoạn từ ngã ba trạm y tế đến UBND xã Đông Phước và đoạn từ Cầu BOT đến vàm kênh Cái Muồng Cụt, huyện Châu Thành)

2,12 2,12 2,12 xã Đông Phước, xã Phú Hữu

Kè chống sạt lở bờ sông

Kè chống sạt lỡ vị trí trụ

05 Đường dây 500 kV sông Hậu - Đức Hòa

Khu trung tâm thương mại thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành

Khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí Hậu

15 Khu tái định cư Mái

16 Khu tái định cư thị trấn

Ngã Sáu - giai đoạn 2 2,55 2,55 1,70 0,85 TT Ngã Sáu

Khu tái định cư thị trấn

Ngã Sáu phục vụ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc -

Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025

Khu đô thị mới đường

30/4, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành

Khu đô thị mới đường

3/2, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành

20 Khu đô thị mới Ngã Sáu 9,97 9,97 8,75 1,22 TT Ngã Sáu

Dự án Chỉnh trang đô thị khu chợ và phố chợ thị trấn Ngã Sáu

22 Nhà ở chuyên gia và công nhân thị trấn Mái 0,01 0,01 0,01 TT Mái Dầm

Tăng thêm Địa điểm (đến cấp xã)

Sử dụng vào loại đất (ha) Đất trồng lúa Đất khác

Dầm - phần lộ giao thông nông thôn

23 Khu đô thị mới Nam

Sông Hậu 10,65 10,65 1,38 9,27 TT Mái Dầm

24 Khu đô thị mới Mái Dầm 96,79 96,79 32,16 64,63 TT Mái Dầm

Khu đô thị mới 3, thị trấn

Khu đô thị mới Phú

Khu đô thị mới 2, thị trấn

Nhà ở xã hội tại thị trấn

Khu đô thị mới 4, thị trấn

Khu dân cư nông thôn xã Đông Thạnh, huyện

Khu dân cư nông thôn mới xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành

Khu tái định cư Đông

Phú phục vụ Khu công nghiệp Sông Hậu

Khu dân cư nông thôn mới ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú

Khu tái định cư - Nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn huyện Châu Thành

(Khu tái định cư phục vụ dự án Đầu tư, xây dựng, kinh doanh phát triển hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung Đông Phú)

Khu tái định cư - Nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp, Cụm công

Tăng thêm Địa điểm (đến cấp xã)

Sử dụng vào loại đất (ha) Đất trồng lúa Đất khác nghiệp tập trung trên địa bàn huyện Châu Thành

(Khu nhà ở xã hội xã Đông Phú, huyện Châu

36 Khu dân cư nông thôn mới, chợ xã Đông Phú 5,33 5,33 4,81 0,52 Xã Đông Phú

Khu tái định cư - Nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn huyện Châu Thành

(Khu tái định cư phục vụ dự án Đầu tư, xây dựng, kinh doanh phát triển hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung Đông Phú)

38 Khu dân cư nông thôn mới Phú Hữu 2,92 2,92 2,92 Xã Phú Hữu

Tân Phú Thạnh và đường dây đấu nối

40 Nhà văn hóa - Khu thể thao ấp Phú Trí 0,05 0,05 0,05 Xã Phú Tân

41 Nhà văn hóa - Khu thể thao ấp Phú Trí A 0,05 0,05 0,05 Xã Phú Tân

42 Nhà văn hóa - Khu thể thao ấp Phú Lễ 0,05 0,05 0,05 Xã Phú Tân

43 Nhà văn hóa - Khu thể thao ấp Phú Lễ A 0,05 0,05 0,05 Xã Phú Tân

44 Nhà văn hóa - Khu thể thao ấp Phú Lợi 0,05 0,05 0,05 Xã Phú Hữu

45 Xây mới nhà văn hóa ấp Đông Thuận 0,05 0,05 0,05 xã Đông

Trường TH Phú Hữu 4 0,07 0,07 0,07 Xã Phú Hữu

Tăng thêm Địa điểm (đến cấp xã)

Sử dụng vào loại đất (ha) Đất trồng lúa Đất khác

CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

2 Khu dân cư thương mại, dịch vụ Mái Dầm 31,35 28,87 2,48 1,48 1,00 TT Mái Dầm

3.2.2 Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

Trên cơ sở rà soát các văn bản đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn huyện UBND huyện Châu Thành đã tổng hợp được 11 hạng mục công trình, dự án đăng ký mới thực hiện trong năm

Bảng 06 Danh mục công trình đăng ký mới thực hiện trong năm 2023

Căn cứ pháp lý Diện tích

Sử dụng vào loại đất (ha) Đất trồng lúa Đất khác

I Danh mục thu hồi đất

Cơ sở làm việc công an thị trấn Ngã Sáu thuộc công an huyện

HC ngày 26/8/2022 của Công an tỉnh Hậu Giang

Cơ sở làm việc công an huyện Châu Thành thuộc công an huyện

HC ngày 26/8/2022 của Công an tỉnh Hậu Giang

3 Bến khách ngang sông 0,08 0,08 0,08 TT Mái

Cv số 1438- UBND-NCTH ngày 30/7/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang

Long Phú - Cần Thơ 0,06 0,06 0,06 Xã Đông

Châu Thành - Phụng hiệp 0,09 0,09 0,09 Đông

7 Nhà văn hóa ấp Phước

Cv số 108/QLDA ngày 25/8/2022 của Ban QLDA huyện Châu Thành

8 Nhà văn hóa ấp Đông

Cv số 108/QLDA ngày 25/8/2022 của Ban QLDA huyện Châu Thành

II Danh mục chuyển mục đích sử dụng đất

Chuyển mục đích đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm theo

03/8/2022 của UBND huyện Châu Thành

Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 03/8/2022 của UBND huyện Châu Thành

III Danh mục bán đấu giá

Khu dân cư vượt lũ thị trấn Ngã Sáu (19 nền)

Cv số 165/QLDA ngày 8/12/2022 của BQL dự án đầu tư xây dựng huyện Châu Thành

Khu dân cư vượt lũ thị trấn Ngã Sáu (08 nền) 0,09 0,09 TT Ngã

Cv số 101/QLDA ngày 15/8/2022 của BQL dự án đầu tư xây dựng huyện Châu Thành

Tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất

Trên cơ sở chỉ tiêu sử dụng đất năm 2022 chưa thực hiện hết và nhu cầu sử dụng đất năm 2023 của các ngành, lĩnh vực, tổ chức, cá nhân UBND huyện Châu Thành tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất như sau:

Bảng 07 Tổng hợp và cân đối chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch năm 2023 huyện Châu Thành

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Diện tích đầu kỳ năm 2022

Diện tích cuối kỳ năm 2023 TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Diện tích đầu kỳ năm 2022

Diện tích cuối kỳ năm 2023

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 15,86 -15,86

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 28,75 28,75

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 11.089,05 728,14 -712,28 10.376,77

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD

1.6 Đất rừng sản xuất RSX

Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 84,28 84,28

1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 10,00 10,00

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.868,28 718,14 3.586,42

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 244,79 166,00 410,79

2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 196,34 1,00 -1,00 195,34

2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 9,45 48,98 58,43

2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 78,39 78,39

2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS

2.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 0,62 0,62

2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 792,27 5,55 226,37 1.018,64

- Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 3,65 0,07 0,29 3,94

- Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 5,52 0,10 -0,10 5,42

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Diện tích đầu kỳ năm 2022

Diện tích cuối kỳ năm 2023

- Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 21,02 1,20 -0,24 20,78

- Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT

- Đất công trình năng lượng DNL 137,44 109,65 247,09

- Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 0,23 0,23

- Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia DKG

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0,04 0,04

- Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 0,04 0,04

- Đất cơ sở tôn giáo TON 3,58 3,58

- Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 8,13 8,13

- Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH

- Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH

2.10 Đất danh lam thắng cảnh DDL

2.11 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 1,70 1,70

2.12 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 4,85 4,85

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 279,45 20,05 93,47 372,92

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 100,38 8,21 181,71 282,09

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 10,79 0,57 -0,57 10,22

2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,83 0,83

2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG

2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.143,98 1.143,98

2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC

2.21 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chưa sử dụng CSD

3.3.1 Nhóm đất nông nghiệp Đến năm 2023, để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật - xã hội, phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ theo mục tiêu phát triển KT - XH đã đề ra Do đó, diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm đáng kể Cụ thể như sau:

Hiện trạng năm 2022, diện tích đất nông nghiệp là 11.217,95 ha Diện tích kế hoạch sử dụng đất năm 2023 là 10.499,81 ha, giảm 718,14 ha so với hiện trạng Nguyên nhân do chuyển sang đất phi nông nghiệp để thực hiện các công trình, dự án và các hạng mục chuyển mục đích sử dụng đất do nhu cầu thực tế của địa phương

Diện tích đất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính cấp xã như sau: thị trấn Ngã Sáu 1.068,00 ha; thị trấn Mái Dầm 663,35 ha; xã Đông Phú 686,41 ha; xã Đông Phước 2.022,22 ha; xã Đông Phước A 1.402,99 ha; xã Đông Thạnh 1.384,43 ha; xã Phú Hữu 1.673,47 ha; xã Phú Tân 1.598,95 ha

Chi tiết các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp như sau:

- Đất trồng lúa: Hiện trạng năm 2022 là 15,86 ha Kế hoạch năm 2023 là

0,00 ha, giảm 15,86 ha do chuyển sang đất trồng cây lâu năm

- Đất trồng cây hàng năm khác: Hiện trạng năm 2022 là 28,75 ha Kế hoạch năm 2023 là 28,75 ha không thay đổi so với hiện trạng

Diện tích đất cây hàng năm khác phân theo đơn vị hành chính cấp xã như sau: thị trấn Ngã Sáu 11,47 ha; xã Đông Phước 5,54 ha; xã Đông Thạnh 10,34 ha; xã Phú Hữu 0,85 ha; xã Phú Tân 0,54 ha

- Đất trồng cây lâu năm: Hiện trạng năm 2022 là 11.089,05 ha Kế hoạch năm 2023 diện tích là 10.376,77 ha, giảm 712,28 ha so với hiện trạng

Chu chuyển giảm 728,14 ha là do chuyển sang các loại đất sau: đất nông nghiệp khác 10,00 ha; đất quốc phòng 2,23 ha; đất an ninh 0,83 ha; đất khu công nghiệp 146,00 ha; đất thương mại dịch vụ 48,98 ha; đất giao thông 144,64 ha; đất thủy lợi 2,67 ha; đất xây dựng cơ sở văn hóa 0,36 ha; đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo 0,96 ha; đất công trình năng lượng 100,26 ha; đất ở tại nông thôn 112,08 ha, đất ở tại đô thị 189,13 ha Chu chuyển tăng 15,86 ha do nhận từ đất trồng lúa

Do đó diện tích thực giảm là 727, ha

Diện tích đất trồng cây lâu năm phân theo đơn vị hành chính cấp xã như sau: thị trấn Ngã Sáu 1.047,37 ha; thị trấn Mái Dầm 653,93 ha; xã Đông Phú 685,41 ha; xã Đông Phước 1.982,88 ha; xã Đông Phước A 1.383,37 ha; xã Đông Thạnh 1.359,27 ha; xã Phú Hữu 1.667,17 ha; xã Phú Tân 1.597,37 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản: Hiện trạng năm 2022 là 84,28 ha Kế hoạch năm

2023, diện tích là 84,28 ha, không thay đổi so với hiện trạng

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản phân theo đơn vị hành chính cấp xã như sau: thị trấn Ngã Sáu 8,16 ha; thị trấn Mái Dầm 8,41 ha; xã Đông Phước 31,80 ha; xã Đông Phước A 18,12 ha; xã Đông Thạnh 13,32 ha; xã Phú Hữu 4,45 ha; xã Phú Tân 0,03 ha

- Đất nông nghiệp khác: Hiện trạng năm 2022 là 0,00 ha Kế hoạch năm 2023 là 10,00 ha, tăng 10,00 ha so với hiện trạng do nhận từ đất trồng cây lâu năm

Diện tích đất nông nghiệp khác phân theo đơn vị hành chính cấp xã như sau: thị trấn Ngã Sáu 1,00 ha; thị trấn Mái Dầm 1,00 ha; xã Đông Phú 1,00 ha; xã Đông Phước 2,00 ha; xã Đông Phước A 1,50 ha; xã Đông Thạnh 1,50 ha; xã Phú Hữu 1,00 ha; xã Phú Tân 1,00 ha

3.3.2 Nhóm đất phi nông nghiệp Đến năm 2023, nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp để thực hiện các hạng mục công trình dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Cụ thể như sau:

Hiện trạng năm 2022, diện tích đất phi nông nghiệp là 2.868,28 ha Diện tích kế hoạch sử dụng đất năm 2023 là 3.586,42 ha, tăng 718,14 ha so với hiện trạng do nhận từ đất nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính cấp xã như sau: thị trấn Ngã Sáu 275,41 ha; thị trấn Mái Dầm 1.065,40 ha; xã Đông Phú 1.012,66 ha; xã Đông Phước 254,78 ha; xã Đông Phước A 195,92 ha; xã Đông Thạnh 276,60 ha; xã Phú Hữu 256,73 ha; xã Phú Tân 248,91 ha Chi tiết các chỉ tiêu đất như sau: a Đất quốc phòng

Hiện trang năm 2022, diện tích đất quốc phòng là 1,77 ha Kế hoạch năm

2023, diện tích là 4,00 ha, tăng 2,23 ha so với hiện trạng do nhận từ đất trồng cây lâu năm

Diện tích đất quốc phòng phân theo đơn vị hành chính cấp xã như sau: thị trấn Ngã Sáu 4,00 ha

Bảng 08 Danh mục đất quốc phòng thực hiện trong năm 2023

Tăng thêm Địa điểm (đến cấp xã)

Sử dụng vào loại đất (ha) Đất trồng lúa Đất khác

1 Công trình đất quốc phòng huyện Châu Thành 4,00 1,77 2,23 2,23 TT Ngã

Hiện trạng năm 2022, diện tích đất an ninh là 2,20 ha Kế hoạch năm 2023, diện tích là 3,15 ha, tăng 0,95 ha so với hiện trạng Nguyên nhân do nhận từ đất trồng cây lâu năm 0,83 ha, đất ở tại đô thị 0,12 ha

Diện tích đất an ninh phân theo đơn vị hành chính cấp xã như sau: thị trấn Ngã Sáu 2,80 ha; thị trấn Mái Dầm 0,15 ha; xã Đông Phú 0,20 ha

Bảng 09 Danh mục đất an ninh thực hiện trong năm 2023

Tăng thêm Địa điểm (đến cấp Diện tích xã)

Sử dụng vào loại đất (ha) Đất trồng lúa Đất khác

1 Trạm cảnh sát đường thủy Cái Côn 0,15 0,15 0,15 TT Mái

2 Cơ sở làm việc công an thị trấn Ngã Sáu 0,20 0,20 0,20 TT Ngã

Cơ sở làm việc công an huyện Châu Thành

(thu hồi phần còn lại)

Sáu c Đất khu công nghiệp

Hiện trạng năm 2022, diện tích đất khu công nghiệp là 244,79 ha Kế hoạch năm 2023, diện tích là 410,79 ha, tăng 166,00 ha so với hiện trạng Nguyên nhân do nhận từ đất trồng cây lâu năm 146,00 ha; đất ở tại nông thôn 20,00 ha

Diện tích đất khu công nghiệp chủ yếu tập trung tại xã Đông Phú

Bảng 10 Danh mục đất khu công nghiệp thực hiện trong năm 2023

Tăng thêm Địa điểm (đến cấp Diện tích xã)

Sử dụng vào loại đất (ha) Đất trồng lúa Đất khác

Hậu Giang (thu hồi đất phần còn lại)

Phú d Đất cụm công nghiệp

Hiện trạng năm 2022, diện tích đất cụm công nghiệp là 196,34 ha Kế hoạch năm 2023, diện tích là 195,34 ha, tăng 1,00 ha so với hiện trạng do chuyển sang đất công trình năng lượng

Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong năm kế hoạch

Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng từ nhóm đất nông nghiệp sang nhóm đất phi nông nghiệp trong năm 2023 là 718,14 ha Trong đó: chuyển từ đất trồng cây lâu năm 718,14 ha

Chuyền đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 15,86 ha Trong đó: Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng câ lâu năm 15,86 ha Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 2,23 ha

Bảng 24 Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong kế hoạch sử dụng đất năm 2023 Đơn vị tính: ha

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích

Diện tích phân theo đơn vị hành chính

1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp NNP/PNN 718,14 62,20 259,64 276,48 21,68 37,96 52,59 5,89 1,70

- Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 718,14 62,20 259,64 276,48 21,68 37,96 52,59 5,89 1,70

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 15,86 15,86

- Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm LUA/CLN 15,86 15,86

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích

Diện tích phân theo đơn vị hành chính

3 Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở

Diện tích các loại đất cần thu hồi trong năm kế hoạch

Nhằm phục vụ xây dựng các công trình dự án, diện tích đất cần thu hồi trong kế hoạch năm 2023 là 729,43 ha Trong đó, đất nông nghiệp là 701,17 ha, đất phi nông nghiệp là 28,26 ha

Bảng 23 Diện tích các loại đất cần thu hồi trong kế hoạch sử dụng đất năm 2023 Đơn vị tính: ha

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Tổng diện tích

Diện tích phân theo đơn vị hành chính

- Đất trồng cây lâu năm CLN 701,17 58,44 255,41 274,98 20,62 36,46 51,09 3,97 0,20

2 Đất phi nông nghiệp PNN 28,26 0,21 8,00 20,05

- Đất ở tại nông thôn ONT 20,05 20,05

- Đất ở tại đô thị ODT 8,21 0,21 8,00

Diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng trong năm kế hoạch

Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Châu Thành không có chỉ tiêu đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.

Danh mục công trình dự án trong năm kế hoạch 2023

(Danh mục công trình, án dự kiến thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất năm

2023 huyện Châu Thành chi tiết tại Biểu 10/CH)

Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong năm kế hoạch

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/09/2016 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/07/2019 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

- Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

- Thông tư số 332/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

- Thông tư số 333/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Thông tư 48/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ Tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản;

- Thông tư số 10/2018/TT-BTC ngày 30/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

- Thông tư số 11/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày

16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc ban hành Quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;

- Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 29/7/2016 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc sửa đổi, bổ sung mức thu lệ phí hộ tịch và quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;

- Quyết định số 27/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc ban hành quy định bảng giá đất định kỳ 05 năm (2020 – 2024) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;

- Quyết định số 01/2020/QĐ-UBND ngày 12/02/2020 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc sữa đổi, bổ sung một số điều của quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

- Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 11/9/2020 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc ban hành quy định bảng giá đất định kỳ 05 năm (2020 – 2024) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;

- Quyết định số 41/2020/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2021 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;

3.8.2 Phương pháp tính toán khoản thu, chi liên quan đến đất đai

Tính các khoản thu: bao gồm thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lệ phí cấp giấy…

Tính các khoản chi: bao gồm chi cho việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng các dự án, công trình…

3.8.3 Dự kiến thu, chi liên quan đến đất đai trong năm kế hoạch

Bảng 24 Dự kiến thu, chi trong năm kế hoạch Đơn vị: Đồng

Diện tích (ha) Đơn giá (đồng/m2)

I Giao đất có thu tiền sử dụng đất 6.930.000.000

1 Đất ở tại nông thôn 0,73 350.000 2.555.000.000 Dự kiến giao đất, đấu giá khoảng 50% kế hoạch

1 Đất khu, cụm công nghiệp 217,32 137.141.500.000

1.1 Khu vực tại nông thôn (tại các xã) 166,10 262.500 87.202.000.000 Dự kiến hoàn thành thủ tục,

Diện tích (ha) Đơn giá (đồng/m2)

1.2 Khu vực tại đô thị (tại các thị trấn) 51,22 487.500 49.939.500.000 pháp lý công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và cho thuê khoảng 20%

2 Đất thương mại, dịch vụ 13,64 19.460.000.000

2.1 Khu vực tại nông thôn (tại các xã) 8,40 245.000 10.290.000.000 Đơn giá trung bình sau khi đã trừ giá đất nông nghiệp (dự kiến chuyển khoảng 50%)

2.2 Khu vực tại đô thị (tại các thị trấn) 5,24 350.000 9.170.000.000

3 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 0,24 588.000.000

3.1 Khu vực tại nông thôn (tại các xã) 0,24 245.000 588.000.000 Đơn giá trung bình sau khi đã trừ giá đất nông nghiệp (dự kiến chuyển khoảng 50%)

III Chuyển mục đích sử dụng đất 349.307.686.250

1 Từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn 96,82 91.438.200.000

Dự kiến nộp tiền sử dụng đất các khu dân cư khoảng 30%

- Dự kiến chuyển khoảng 50% theo kế hoạch

- Đơn giá trung bình sau khi đã trừ giá đất nông nghiệp

2 Từ đất nông nghiệp sang đất ở đô thị 187,14 247.262.700.000

Dự kiến nộp tiền sử dụng đất các khu dân cư khoảng 30%

- Dự kiến chuyển khoảng 50% theo kế hoạch

- Đơn giá trung bình sau khi đã trừ giá đất nông nghiệp

IV Thu từ thuế chuyển quyền

I Bồi thường thiệt hại về đất 185.974.050.000

Diện tích (ha) Đơn giá (đồng/m2)

1 Bồi thường đất nông nghiệp 709,09 148.822.050.000

1.1 Đất trồng cây lâu năm 701.17 65.000 148.822.050.000 Đơn giá được tính trung bình cho các vị trí trên địa bàn huyện (dự kiến thu hồi khoảng 30% cho các công trình, dự án thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất trồng lúa)

2 Bồi thường đất phi nông nghiệp 28,26 37.152.000.000

2.1 Đất ở tại nông thôn 20,05 350.000 21.052.500.000 Đơn giá được tính trung bình cho các vị trí trên địa bàn huyện (dự kiến thu hồi khoảng 30% cho các công trình, dự án thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất)

II Hỗ trợ bồi thường đất nông nghiệp 318.830.925.500

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng khu vực trên địa bàn huyện nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất, tránh làm thoái hóa đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo phát triển bền vững

Phát triển nông nghiệp phải gắn với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên cơ sở cân nhắc sự phù hợp với điều kiện tự nhiên đảm bảo tính bền vững, lâu dài Khuyến cáo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất trong sản xuất nông nghiệp

- thủy sản trên địa bàn do sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhằm tích cực làm giàu đất và bảo vệ môi trường Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức quản lý đất đai gắn với nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện Đối với các dự án đầu tư trên địa bàn, trước khi trình phê duyệt cần chú ý đến việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khi tổ chức thực hiện các dự án, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường Đề xuất cấp có thẩm quyền cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các dự án ứng dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường trong hoạt động sản xuất

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về đất đai và bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư

Tiếp tục thực hiện việc công khai minh bạch về cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng nhằm kêu gọi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án, đặc biệt đối với những dự án ít gây ô nhiễm môi trường, có sử dụng nhiều lao động

Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách của trung ương, tỉnh và các nguồn vốn dự kiến trong năm kế hoạch để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc thúc đẩy đầu tư và phát triển trên địa bàn trong những năm tới

Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách trong việc bồi thường thiệt hại, tái định cư của cấp trên đã ban hành áp dụng trên địa bàn nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án để sớm triển khai xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất góp nâng cao hiệu quả của dự án, cũng như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn cho những năm tiếp theo.

Giải pháp về quản lý

Cụ thể hóa đồng bộ các chính sách về đất đai hiện hành vào điều kiện cụ thể của huyện Đặc biệt, thực hiện tốt các chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như: đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đối với những người bị thiếu đất hoặc không còn đất sản xuất khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, chính sách pháp luật về đất đai cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ có liên quan nhằm sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả

Tổ chức công bố các dự án đầu tư trên địa bàn sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đúng thời gian quy định để nhân dân biết kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm soát tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất khác với hồ sơ địa chính hoặc không theo quy hoạch, kế hoạch nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi quy phạm pháp luật về đất đai

Kiến nghị cấp có thẩm quyền có cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi như: cho thuê đất, giao đất thông thoáng, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho đầu tư… để thu hút và tập hợp các nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án trong năm kế hoạch

Không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp không đăng ký trong năm kế hoạch (ngoại trừ các công trình mang tính cấp bách vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng) Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, hiệu quả trong các thủ tục giao cấp đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất

Giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất

Sau khi kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Châu Thành được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm công bố công khai tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân huyện và công bố công khai nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến cấp xã tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã

Chủ động phối hợp với các sở ngành có liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhất là các nhà đầu tư thực hiện nhanh chóng thủ tục liên quan đến đất đai, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ cho các đối tượng sử dụng đất

Phát huy hơn nữa hiệu quả công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai Duy trì thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, xử lý các quy phạm pháp luật, đảm bảo cho việc sử dụng đất đúng kế hoạch được phê duyệt Kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất các trường hợp không có trong kế hoạch sử dụng đất

Việc giao đất, cho thuê đất hoặc đề xuất cấp thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cần phải xem xét đến năng lực thực hiện dự án của nhà đầu tư, nhằm đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ và khả thi

Thường xuyên phối hợp rà soát việc quản lý, sử dụng đất của tất cả các cơ quan, đơn vị, đất của các dự án được nhà nước giao hoặc cho thuê nhằm kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý đối với những dự án được giao, cho thuê đất nhưng không triển khai thực hiện, sử dụng đất không hiệu quả, trái mục đích sử dụng được giao, gây lãng phí đất, tránh tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng đất trái phép

Chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về đất đai để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, để sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Châu Thành được xây dựng trên cơ sở tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các ngành, địa phương và căn cứ vào điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước Vì vậy, có thể đáp ứng đúng, đủ nhu cầu sử dụng đất của các cấp, các ngành và phù hợp với mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đặc biệt là tài nguyên đất đai

Các thông tin về nhu cầu sử dụng đất được điều tra, khảo sát đến từng công trình Vì vậy, đảm bảo các nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa

Kết quả của phương án đã xác định được ranh giới sử dụng đất của các hạng mục, công trình, dự án dự kiến thực hiện trong năm kế hoạch theo quy định

Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Châu Thành là căn cứ để phân bổ, khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất đai, nguồn lực lao động nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn.

Ngày đăng: 20/09/2024, 02:33