1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tính toán và dự báo sự phát thải khí nhà kính từ bãi chôn lấp chất thải rắn khánh sơn thành phố đà nẵng

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Chương 1 Hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng (18)
    • 1.1 Sự phát sinh chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2019 (18)
    • 1.2 Thành phần và tính chất của rác thải rắn đô thị tại thành phố Đà Nẵng (18)
      • 1.2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (18)
      • 1.2.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt (19)
      • 1.2.3 Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt (19)
        • 1.2.3.1 Tính chất vật lý của chất thải rắn sinh hoạt (19)
        • 1.2.3.2 Tính chất hóa học của chất thải rắn sinh hoạt (20)
        • 1.2.3.3 Tính chất sinh học của chất thải rắn sinh hoạt (20)
    • 1.3 Hoạt động thu gom chất thải rắn đô thị tại thành phố Đà Nẵng (20)
      • 1.3.1 Các phương thức thu gom đối với khu vực nội thành (20)
      • 1.3.2 Các phương thức thu gom đối với khu vực ngoại thành (23)
      • 1.3.3 Phương tiện thu gom, vận chuyển (23)
      • 1.3.4 Các trạm trung chuyển chất thải rắn (24)
    • 1.4 Hoạt động xử lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Đà Nẵng (24)
      • 1.4.1 Hoạt động thu hồi và tái chế (24)
      • 1.4.2 Công nghệ xử lý chất thải rắn (25)
    • 1.5 Công nghệ chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (26)
      • 1.5.1 Công nghệ chôn lấp chất thải là gì (26)
      • 1.5.2 Ưu và nhược điểm của phương pháp chôn lấp chất thải (26)
    • 1.6 Vận hành bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh (27)
      • 1.6.1 Phương pháp chôn lấp trải trên bề mặt (27)
      • 1.6.2 Phương pháp đào rãnh (28)
      • 1.6.3 Đóng bãi chôn lấp (29)
    • 1.7 Giám sát đánh giá bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh (29)
    • 1.8 Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh Khánh Sơn, thành phố Đà Nẵng (31)
      • 1.8.1 Sơ lược về bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn (31)
      • 1.8.2 Sơ đồ quy trình tiếp nhận và chôn lấp rác của bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn (31)
      • 1.8.3 Công tác tiếp nhận rác thải (32)
      • 1.8.4 Hoạt động xử lý rác của bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn (33)
        • 1.8.4.1 Quy trình đổ rác (33)
        • 1.8.4.2 Quy trình san ủi đầm nén rác (33)
        • 1.8.4.3 Xử lý mùi hôi bằng chế phẩm (34)
        • 1.8.4.4 Quy trình đóng tạm thời vùng đổ (34)
        • 1.8.4.5 Quy trình tạo hố chứa bùn (34)
        • 1.8.4.6 Quy trình làm đường nội bộ (34)
        • 1.8.4.7 Quy trình đóng bãi – phủ HDPE (35)
        • 1.8.4.8 Quy trình vận hành trạm bơm nước rỉ rác (35)
        • 1.8.4.9 Quy trình đảm bảo vệ sinh tại bãi chôn lấp (35)
        • 1.8.4.10 Các công tác khác (35)
      • 1.8.5. Tình hình hiện nay của bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn (36)
  • Chương 2 Sự phát thải khí nhà kính từ phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và và giới thiệu về công cụ tính toán IPCC (37)
    • 2.1 Sự phát thải khí nhà kính từ quá trình chôn lấp (37)
    • 2.2 Thu hồi khí phát sinh và giám sát rò rỉ (37)
    • 2.3 Tính toán sự phát thải khí nhà kính bằng công cụ IPCC (38)
      • 2.3.1 Các công thức IPCC được sử dụng (38)
        • 2.3.1.1 CH 4 phát sinh từ bãi chôn lấp chất thải rắn (39)
        • 2.3.1.2 Cacbon hữu cơ có thể phân huỷ từ dữ liệu xử lý chất thải (0)
        • 2.3.1.3 Ước tính DOC sử dụng giá trị mặc định của hàm lượng cacbon (39)
        • 2.3.1.4 Chuyển đổi từ DDOCm sang L0 (39)
        • 2.3.1.5 Phân rã bậc một cơ bản (40)
        • 2.3.1.6 CH 4 được tạo ra từ DDOCm có thể phân hủy (41)
      • 2.3.2 Tính toán khí nhà kính phát sinh (41)
  • Chương 3 Kết quả và biện luận (0)
    • 3.1 Kết quả ước tính lượng chất thải rắn đô thị của thành phố Đà Nẵng (42)
      • 3.1.1 Các số liệu đã biết và tính toán một số thông số cơ bản còn thiếu (42)
      • 3.1.2 Tính toán khối lượng rác chuyển đến bãi đổ của từng loại rác tại bãi xử lý chôn lấp (42)
    • 3.2 Kết quả ước tính lượng khí nhà kính phát thải trong năm 2023 (42)
      • 3.2.1 Tính toán CH 4 phát thải của từng loại rác (42)
        • 3.2.1.1 Đồ ăn thừa (42)
        • 3.2.1.2 Vườn (43)
        • 3.2.1.3 Giấy (44)
        • 3.2.1.4 Gỗ (45)
        • 3.2.1.5 Dệt may (46)
        • 3.2.1.6 Rác đốt (46)
        • 3.2.1.7 Tính toán tổng lượng khí nhà kính phát sinh (47)
    • 3.3 Kết quả ước tính lượng khí nhà kính phát thải trong 100 năm tới (48)
  • KẾT LUẬN (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (56)
  • PHỤ LỤC (57)

Nội dung

Mục tiêu của đồ án này là nắm rõ được các vấn đề và khái niệm liên quan tới công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, hiểu và sử dụng được công thức tính toán khí thải của IPCC để có thể tiến hành

Hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng

Sự phát sinh chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2019

Trong những năm trở lại đây, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của thành phố Đà Nẵng đã gia tăng nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế Tính đến năm 2019, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trên toàn thành phố rơi vào khoảng 1100 tấn/ngày, sau khi thu gom sẽ được vận chuyển đến bãi xử lý chất thải rắn Khánh Sơn để chôn lấp [2]

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom tại khu vực nội thành và ngoại thành tăng lên trong giai đoạn 2011-2014, tuy nhiên tỷ lệ thu gom còn thấp so với lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh Trong năm 2014, lượng CTRSH được thu gom đạt khoảng 260,923 tấn (93%) Trong đó tại khu vực nội thành, tỷ lệ thu gom đạt trên 96% và ngoại thành (huyện Hòa Vang) chỉ đạt khoảng 65% Về phần khu vực ngoại thành, một phần CTRSH sẽ được người dân tự xử lý như chôn lấp hoặc đốt [1]

Về mặt quản lý, từ đầu năm 2018, Ủy ban Nhân dân thành phố đã triển khai phân cấp công tác quản lý dịch vụ vệ sinh môi trường đến các quận, huyện Tuy nhiên, nhân lực hiện có ở cấp quận, huyện cũng rất mỏng, khó khăn trong việc đảm trách giám sát dịch vụ vệ sinh môi trường Về xử lý CTRSH của thành phố, khu xử lý chất thải Khánh Sơn bắt đầu hoạt động từ ngày 01/01/2007, đến nay đã chôn lấp hơn 3,2 triệu tấn rác thải Cuối năm 2018, thành phố đã đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác 700 m 3 /ngày, xử lý lượng nước rỉ rác đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường [2] Tuy nhiên, trong suốt thời gian hoạt động, một số vấn đề vẫn còn tồn tại tại Bãi rác Khánh Sơn như:

- Lượng rác thải phát sinh của thành phố hiện nay có xu hướng tăng cao, các hộc rác chôn lấp ngày càng cao nên dễ phát sinh, phát tán mùi hôi ra khu vực xung quanh, chưa thực hiện thu hồi khí ga tại các hộc chôn lấp rác đô thị

- Ngân sách thành phố chi trả cho công tác xử lý CTRSH tại Bãi rác Khánh Sơn ở mức thấp, không đủ để thực hiện theo quy trình chôn lấp (trước năm 2018 trung bình khoảng 28000 đồng/tấn và từ năm 2018 là 42000 đồng/tấn)

- Khoảng cách từ tường rào Khu xử lý Khánh Sơn đến khu vực dân cư xung quanh (khoảng 200 m) không đảm bảo theo quy chuẩn QCVN 07:2010/BXD (≥1.000 m); chưa có vùng đệm cây xanh cách ly giữa bãi xử lý chất thải rắn Khánh Sơn và khu dân cư nên chịu áp lực của người dân phản ánh về mùi hôi, ô nhiễm [3]

Thành phần và tính chất của rác thải rắn đô thị tại thành phố Đà Nẵng

1.2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị

Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm [1]:

- Các khu vực dân cư

- Các trung tâm thương mại, dịch vụ

- Các cơ quan, công sở, trường học

1.2.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng bao gồm một số thành phần chính sau [1]:

- Giấy: Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy Ví dụ: Túi giấy, giấy ăn, trang giấy vở…

- Dệt may: Các sản phẩm có nguồn gốc từ các sợi may, dệt Ví dụ: Áo, quần, rèm…

- Thực phẩm (đồ ăn thừa): Các chất thải từ đồ ăn, thực phẩm Ví dụ: Rau củ, vỏ trái cây…

- Gỗ, rơm rạ: Các sản phẩm chế tạo từ gỗ, tre, rơm… Ví dụ: Bàn ghế gỗ, tủ gỗ, chổi rơm…

- Da và cao su: Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ cao su và da Ví dụ: Ví, giày, thắt lưng, lốp xe…

- Kim loại: Các vật liệu hoặc sản phẩm chế tạo từ kim loại Ví dụ: Lõi dây điện, vỏ hộp, hàng rào…

- Thủy tinh: Các vật liệu và sản phẩm bằng thủy tinh Ví dụ: Chai lọ, bóng đèn, kính…

- Đá và sành sứ: Các loại vật liệu xây dựng hay thủ công không cháy Ví dụ: Gạch, mảnh bình sứ, đá…

- Rác thải nhựa: Bao gồm những loại đồ dùng, vật dụng được làm từ nhựa Ví dụ:

Vỏ chai, túi hay bao bì nilon, ống hút nhựa…

1.2.3 Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt

1.2.3.1 Tính chất vật lý của chất thải rắn sinh hoạt

Tính chất vật lý của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm [10]:

- Khối lượng riêng: Là khối lượng vật chất trên một đơn vị thể tích Khối lượng riêng của chất thải rắn sinh hoạt sẽ khác nhau tùy theo vị trí địa lý, mùa của năm, thời gian lưu trữ…

- Độ ẩm: Độ ẩm của rác thường được tính theo một trong 2 cách là thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô Theo khảo sát thì CTRSH tại thành phố Đà Nẵng có độ ẩm khá cao, dao động từ 39% cho tới 50%

- Kích thước và sự phân bố kích thước: Kích thước và sự phân bố kích thước của các thành phần ở trong chất thải rắn có vai trò quan trọng trong quá trình thu hồi vật liệu, đặc biệt là đối với khi sử dụng phương pháp cơ học như sàng quay và các thiết bị tách loại dùng từ tính

- Khả năng tích ẩm: Là tổng lượng ẩm mà chất thải có thể tích trữ được Đây là thông số quan trọng trong việc xác định lượng nước rò rỉ sinh ra từ bãi chôn lấp Lượng nước dư vượt quá giới hạn tích trữ của chất thải rắn sinh hoạt sẽ thoát ra ngoài thành nước rò rỉ Khả năng tích ẩm sẽ thay đổi theo điều kiện nén ép rác và tình trạng phân hủy của CTRSH

- Độ thẩm thấu của rác nén: Là thông số quan trọng khống chế sự vận chuyển của chất lỏng và khí trong bãi chôn lấp Độ thẩm thấu phụ thuộc vào tính chất của CTRSH, kể cả kích thước độ rỗng, bề mặt và độ xốp

1.2.3.2 Tính chất hóa học của chất thải rắn sinh hoạt

Tính chất hóa học của CTRSH đóng vai trò quan trọng trong việc chọn lựa phương pháp xử lý và thu hồi nguyên liệu Tính chất hóa học của CTRSH bao gồm [10]:

- Những tính chất cơ bản: o Độ ẩm (phần ẩm mất đi sau khi sấy) o Thành phần các chất cháy bay hơi (khối lượng mất đi khi nung trong tủ nung kín) o Thành phần carbon cố định (thành phần có thể cháy được còn lại sau khi thải các chất có thể bay hơi) o Tro (khối lượng còn lại sau khi đốt trong lò hở)

- Điểm nóng chảy của tro: Là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành từ quá trình đốt cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn hay gọi là xi

- Các nguyên tố cơ bản cần xác định và phân tích trong CTRSH bao gồm Carbon (C), Hydro (H), Oxy (O), Ni tơ (N), lưu huỳnh (S) và tro Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong CTRSH cũng như xác định tỷ lệ C/N hợp lý cho quá trình làm phân compost

1.2.3.3 Tính chất sinh học của chất thải rắn sinh hoạt

Tính chất sinh học của CTRSH bao gồm [10]:

- Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ: Là khả năng phân hủy của các thành phần chất hữu cơ dựa trên hoạt động phân hủy sinh học như tác động của vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn…

- Sự hình thành mùi: Mùi được sinh ra khi lưu trữ CTR trong thời gian giữa các giai đoạn thu gom, trung chuyển và được thải ra bãi đổ Tùy theo điều kiện nhiệt độ và khí hậu mà quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra mùi có thể nhanh hay chậm.

Hoạt động thu gom chất thải rắn đô thị tại thành phố Đà Nẵng

1.3.1 Các phương thức thu gom đối với khu vực nội thành

Hoạt động thu gom chất thải rắn đô thị (CTRĐT) khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng chủ yếu sử dụng những phương thức sau [1]:

- Thu gom bằng thùng rác đặt cố định trên đường phố: Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng bố trí thùng rác tiêu chuẩn đặt cố định trên các tuyến đường phố chính, rác thải sinh hoạt từ các hộ dân gần các đường phố chính được cho vào các thùng rác cố định trên đường phố Sau đó Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (TNHH MTV) Môi trường Đô thị sử dụng xe ép rác để nâng các thùng rác cố định trên đường phố và các thùng rác trong cơ quan, doanh nghiệp, chợ… vận chuyển lên bãi chôn lấp Khánh Sơn để xử lý

- Thu gom bằng thùng rác đặt theo giờ: Phương thức thu gom rác thải theo giờ được triển khai từ năm 2012 Đến nay, trên toàn thành phố đã thực hiện được 41 tuyến đường và 01 khu dân cư (khu dân cư số 3 thuộc phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) Sau đó, khi đến thời gian quy định thì Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng sử dụng xe tải nhỏ (2-3 tấn) chở thùng rác (240/280 lít) đến đặt tại các vị trí trên đường phố Sau đó, xe thu gom sẽ đến nâng gắp rác và vận chuyển lên bãi chôn lấp Khánh Sơn Vì thế, người dân, cơ quan, doanh nghiệp chỉ được bỏ rác thải vào thùng rác trong khoảng thời gian đã định sẵn Thùng sau khi nâng gắp rác được xe tải nhỏ (2-

3 tấn) đưa về điểm tập kết để chùi rửa, vệ sinh sạch sẽ chuẩn bị cho một chu kỳ tiếp theo

- Thu gom bằng xe ba gác: Với phương thức thu gom này, đối với rác thải từ các hộ dân sống trong kiệt, hẻm và các khu dân cư, rác thải của cơ quan, doanh nghiệp, chợ sẽ được công nhân của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng kéo (đạp) xe bagac mang thùng rác đến thu gom, sau đó vận chuyển về trạm trung chuyển để xe Hooklift ép rác đưa lên bãi rác hoặc đưa về điểm tập kết thùng trên đường phố để thu gom cùng phương thức đặt thùng cố định, sau đó vận chuyển đến bãi rác Khánh Sơn để xử lý

- Thu gom trực tiếp bằng xe cuốn ép: Phương thức này sử dụng ở các vùng ven, khu vực xa trung tâm, khu dân cư có đường nhỏ xe lớn không vào được Hiện nay sử dụng xe cuốn ép nhỏ có tải trọng dưới 5 tấn chạy dọc kiệt, hẻm vùng ven dùng còi báo hiệu cho người dân đưa rác đổ trực tiếp vào xe hoặc công nhân sẽ lấy những bao rác mà người dân đã để sẵn ở trên đường bỏ vào xe cuốn ép và vận chuyển về bãi chôn lấp Khánh Sơn

Hình 1.1 Sơ đồ một số tuyến đường và hình ảnh thu gom từ thùng rác cố định [1]

Hình 1.2 Thu gom rác bằng xe bagac (Báo Dân Trí)

Hình 1.3 Thu gom rác bằng xe cuốn ép (dhpiza.danang.gov.vn)

Ngoài ra Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng còn chịu trách nhiệm duy trì vệ sinh, quét dọn đường phố cả ngày và đêm Tại một số đường phố chính trong nội thành thì rác được thu gom bằng xe quét hút với tần suất hằng ngày Các đường được thì thu gom theo phương thức thủ công, công nhân dùng chổi quét rồi xúc lên các xe đẩy rồi đưa vào các thùng rác thể tích 240 lít hoặc 280 lít đặt dọc theo đường phố [1]

Hình 1.4 Công nhân Môi trường đô thị Đà Nẵng quét dọn rác

1.3.2 Các phương thức thu gom đối với khu vực ngoại thành

Hoạt động thu gom CTRĐT khu vực ngoại thành (huyện Hòa Vang) thành phố Đà Nẵng chủ yếu sử dụng những phương thức sau [1]:

- CTRSH từ các hộ dân, các hoạt động thương mại,… được bỏ trực tiếp vào các thùng rác 240 lít hoặc 280 lít được đặt cố định dọc theo các tuyến đường chính và một số tuyến giao thông trong khu vực dân cư Xe thu gom của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng sẽ thu gom rác từ các thùng rồi đưa về bãi chôn lấp Khánh Sơn để xử lý

- Tại một số thôn của các xã Hòa Tiến, Hòa Nhơn, Hòa Phước, Hòa Phong, Hòa Châu, Hòa Khương có xây dựng các nhà chứa rác để người dân mang CTRSH đến tập kết ở đây trước khi được giao cho Xí nghiệp Môi trường Hòa Vang để thực hiện thu gom, sau đó đưa về bãi chôn lấp Khánh Sơn xử lý

- Ở một số khu dân cư có mật độ dân số cao của Hòa Vang, Xí nghiệp Môi trường Hòa Vang sẽ bố trí công nhân sử dụng xe bagac và thùng rác 660 lít đến thu gom trực tiếp tại từng hộ dân Ngoài ra, phương thức này cũng được sử dụng để thu gom rác thải phát sinh ở một số nơi như: nhà hàng, khách sạn, công sở, cơ sở kinh doanh dịch vụ, công nghiệp

- Phương thức này cũng tương tự như phương thức trên nhưng thay vì công nhân môi trường của Xí nghiệp Môi trường Hòa Vang trực tiếp đến thu gom thì người thu gom lại chính là cá nhân được Ủy ban Nhân dân xã hoặc chính quyền thôn giao nhiệm vụ thu gom rác thải ở thôn mình

- Xe cuốn ép được sử dụng để thu gom CTRSH dọc theo tuyến đường lớn của huyện Hòa Vang như Quốc lộ 1A đoạn đi qua thôn Giáng Nam, Miếu Bông (thuộc xã Hòa Phước), đường Phạm Hùng, đường ĐT605 đoạn đi qua chợ Lệ Trạch

1.3.3 Phương tiện thu gom, vận chuyển

Nội thành thành phố Đà Nẵng sử dụng nhiều loại phương tiện thu gom hay vận chuyển khác nhau, bao gồm [1]:

- Trang thiết bị phục vụ thu gom và xử lý CTRSH: o Thùng rác 140 lít o Thùng rác 240 lít o Thùng rác 280 lít o Thùng rác 660 lít o Xe cuốn ép o Xe bagac đạp và kéo o Xe bagac điện o Xe tua đường o Xe thu gom rác đẩy tay o Xe hút bùn o Xe phun rửa đường o Xe quét đường o Xe xuồng o Xe ủi o Xe xúc lật o Trạm trung chuyển

- Trang thiết bị phục vụ trên sông, biển: o Ghe vớt rác sông biển o Tàu vớt rác sông biển o Máy sàn cát biển

Hạ tầng để phục vụ việc thu gom ở khu vực huyện Hòa Vang bao gồm: Các nhà chứa rác, các điểm tập kết rác, điểm đặt thùng để các hộ dân, cơ quan doanh nghiệp có thể sử dụng để đổ rác thải phát sinh hằng ngày [1]

1.3.4 Các trạm trung chuyển chất thải rắn

Tại các trạm trung chuyển, CTRSH được thu gom và vận chuyển đến bằng phương tiện thủ công (xe bagac kéo và đạp) vận chuyển thùng 660 lít đi vào từng kiệt, hẻm, khu dân cư gõ kẻng báo hiệu để người dân bỏ rác vào thùng Tiếp đó thì công nhân vận chuyển thùng về trạm trung chuyển để ép rác vào container (khoảng 8 tấn) rồi vận chuyển đến bãi chôn lấp Khánh Sơn xử lý Thời gian lưu trữ tại trạm trung chuyển thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày, trong quá trình lưu trữ và ép rác sẽ sinh ra nước rác, lượng nước này được thu gom bằng hệ thống cống thoát nước ngầm và thải ra hệ thống thoát nước của thành phố Nước rác có mùi hôi thối, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh, ở hầu hết các trạm đều có trang bị hệ thống khử mùi và hệ thống phun sương để giảm mùi hôi, tuy nhiên ảnh hưởng do mùi hôi từ các trạm trung chuyển rác vẫn còn Thông thường các trạm trung chuyển thường đặt tại các vị trí là nơi phát sinh một lượng lớn rác thải hoặc là nơi khá xa so với khu xử lý [1]

Khoảng cách an toàn môi trường nhỏ nhất giữa hàng rào của trạm trung chuyển cố định đến chân công trình khác theo như quy định phải lớn hơn hoặc bằng 20 m Các trạm trung chuyển trên thực tế thì đa phần xen lẫn trong khu dân cư nên khả năng gây ra ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng là đáng kể Vì vậy, để đảm bảo hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, cần có sự quy hoạch, bố trí và đầu tư phù hợp tại các trạm trung chuyển rác thải cho thành phố Đà Nẵng trong tương lai [1]

Hoạt động xử lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Đà Nẵng

1.4.1 Hoạt động thu hồi và tái chế

Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải những thành phần vẫn còn khả năng sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới có thể sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất [1]

Hoạt động tái chế và thu hồi chất thải được thực hiện thông qua hệ thống thu gom chất thải rắn theo mạng lưới 3 cấp gồm: Người thu gom, đồng nát và buôn bán phế liệu Hoạt động thu hồi có 3 cấp được chia thành 6 nhóm nghề [1]:

- Cấp thứ nhất (bao gồm người nhặt đồng nát và người nhặt rác): Hai nhóm người này có cùng chức năng trong hệ thống thu gom, nhưng khác nhau về địa điểm hoạt động, công cụ làm việc và nhu cầu vốn lưu động

- Cấp thứ hai (bao gồm những người thu mua đồng nát và người thu mua phế liệu từ người thu nhặt tại bãi đổ rác, người nhặt rác và người nhặt đồng nát trên vỉa hè trong toàn thành phố): Những người thu mua phế liệu này cũng tiến hành theo cách tương tự tại những nơi cố định

- Cấp thứ ba: Gồm những người buôn bán hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn ở nhiều địa điểm cố định và các đại lý thu mua thường là điểm nút đặc biệt trong buôn bán như các bên trung gian giữa các ngành công nghiệp và người bán lại

Hoạt động thu hồi tái chế CTRSH tại thành phố Đà Nẵng vẫn được thực hiện tại các hộ gia đình, cơ sở dịch vụ cũng như trên hệ thống thu gom CTR tái chế, tái sử dụng thường được phân loại chính thức hoặc không phân loại tại các nguồn phát sinh: các hộ gia đình, công trình công cộng - dịch vụ - thương mại, các công sở, trường học, bến xe, công trình công cộng… Với nhiều nguồn gốc phát sinh khác nhau nhưng thành phần chủ yếu của chất thải rắn tái chế, tái sử dụng hiện nay thường tập trung vào: giấy vụn, giấy carton, chai nhựa, kim loại, nilon, xốp được người thu mua phế liệu thu mua trực tiếp tại hộ gia đình, một số công trình công cộng dịch vụ hoặc được thu hồi trực tiếp bởi một số công nhân làm việc trên mạng lưới thu gom và vận chuyển CTR tại thành phố Đà Nẵng [1] Đối với CTR tái chế từ CTRSH: CTR sau tái chế được thu hồi thông qua 2 hình thức cơ bản: một là, các hộ gia đình phân loại và bán (hoặc cho) những người thu mua phế liệu; hai là, CTR tái chế trong sinh hoạt không được phân loại tại các hộ gia đình và cơ sở dịch vụ, loại này sẽ được thu hồi thông qua những người thu mua hay nhặt đồng nát hoặc công nhân làm việc trên hệ thống thu gom CTR của thành phố Đà Nẵng [1]

Hình 1.5 Một số thành phần được dùng tái chế từ CTRSH thành phố Đà Nẵng

1.4.2 Công nghệ xử lý chất thải rắn

Tại thành phố Đà Nẵng, công nghệ xử lý CTRSH đang được áp dụng làcông nghệ chôn lấp hợp vệ sinh Bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn là địa điểm chôn lấp và xử lý rác chính bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh của thành phố Đà Nẵng [1].

Toàn bộ lượng chất thải sinh hoạt, chất thải y tế không nguy hại và chất thải công nghiệp không nguy hại được vận chuyển về và đổ thải tại 5 hộc rác H1, H2, H3, H4 vàH5 05 hộc chứa rác được thiết kế liền kề trong một khu, mỗi hộc rác được ngăn cách vớinhau bởi một bờ đá [1]

Mỗi hộc rác có đường ống thu gom nước rỉ rác riêng biệt và chảy đếntrạm bơm nước rỉ rác [1]

Hình 1.6 Cấu tạo các ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt [1]

Công nghệ chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh

1.5.1 Công nghệ chôn lấp chất thải là gì

Phương pháp xử lý rác bằng biện pháp chôn lấp có thể hiểu là phương pháp kiểm soát quá trình phân hủy của chất thải rắn sau khi chúng được chôn lấp, nén và phủ kín bề mặt Chất thải rắn ở trong bãi chôn lấp sẽ phân hủy, phân rã, tạo ra các chất như axit hữu cơ, các hợp chất amon và các loại khí như NO2, CO2 hay CH4… [11]

Trên thị trường hiện tại đang có nhiều công nghệ chôn lấp chất thải rắn khác nhau từ sự hiện đại, độ vệ sinh, mức an toàn và chi phí xây dựng, vận hành, v.v…

Phương pháp xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp hoạt động như sau [11]:

- Các hố chôn lấp rác sẽ được xây dựng dựa trên kích thước có sẵn từ thiết kế, sau đó dùng bạt lót (thường là các loại bạt HDPE) để hoàn toàn bề mặt đáy với mục đích ngăn nước rỉ rác thoát ra làm ô nhiễm nguồn nước ngầm

- Trong quá trình chôn thì rác thải sẽ được chuyển từ các sàn trung chuyển vào ô chôn lấp, thông qua các lớp rồi được san ủi và nén chặt theo đúng quy trình kỹ thuật Sau đó rác sẽ được phủ lên một lớp trung gian để giảm mùi hôi và tránh phát sinh các loại côn trùng có hại

- Nước do rác thải tiết ra sẽ được thu gom thông qua hệ thống ống thu được lắp đặt sẵn tại đáy rồi bơm về nhà máy xử lý nước thải rác chuyên nghiệp

Các khí thu được trong quá trình chôn lấp có thể dùng để sản xuất gas hoặc điện

1.5.2 Ưu và nhược điểm của phương pháp chôn lấp chất thải

Phương pháp chôn lấp thường được lựa chọn vì những ưu điểm sau [11]:

- Công nghệ xử lý rác đơn giản, dễ thi công, không quá phức tạp

- Chi phí đầu tư tương đối thấp khi so với những phương pháp hiện đại và công nghệ cao

- Chi phí vận hành tương đối thấp

- Hiệu quả xử lý chất thải khá tốt Đi cùng với những ưu điểm thì xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp vẫn còn một số nhược điểm sau:

- Cần một diện tích đất lớn để xây dựng chôn lấp

- Quá trình phân hủy kéo dài trong thời gian dài, có nguy cơ không đáp ứng được việc xử lý nếu tải trọng rác được thải ra gia tăng dần theo thời gian

- Quá trình hoạt động lâu dài có thể nguy cơ dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước và đất do rò rỉ nước rỉ rác vào mạch nước ngầm ở xung quanh khu vực chôn lấp nếu các lớp vật liệu xuống cấp và hư hỏng

- Các nguy cơ bệnh truyền nhiễm do ruồi muỗi sinh ra từ khu vực chôn lấp.

Vận hành bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh

Đối với việc vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, chúng ta có ba quy trình vận hành cơ bản, mỗi quy trình có thể thay đổi phụ thuộc vào hai phương pháp chôn lấp cơ bản (phương pháp đào rãnh và phương pháp trải trên bề mặt), bao gồm: quy trình thứ nhất là chuẩn bị nơi chôn lấp, quy trình thứ hai là xe vận chuyển rác đến và đổ rác xuống, quy trình thứ ba là che phủ chất thải và đầm nén

Về phần trình tự và phương pháp vận hành một bãi chôn lấp hợp vệ sinh thì sẽ bị chi phối bởi một số nhân tố cụ thể ở mỗi bãi chôn lấp Một số nhân tố quan trọng nhất gồm đặc điểm tự nhiên của vị trí bãi chôn lấp, loại chất thải được chôn lấp và tốc độ tiếp nhận rác

Giữa hai phương pháp chôn lấp này có sự khác nhau cơ bản là: Phương pháp đào rãnh yêu cầu phải chuẩn bị một hố đào và như vậy diện tích chôn lấp bị giới hạn giữa hai thành bên Ngược lại, phương pháp trải trên bề mặt không phải chuẩn bị mặt bằng trên quy mô lớn Theo lý thuyết, chiều rộng diện tích làm việc trong phương pháp chôn lấp trải trên bề mặt là không có giới hạn Có nhiều lúc, một số bãi chôn lấp dùng cả hai phương pháp, phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể

1.6.1 Phương pháp chôn lấp trải trên bề mặt [4]

Phương pháp chôn lấp trải trên bề mặt thường được áp dụng cho những nơi có vùng trũng tự nhiên, trên những mặt bằng đã được chuẩn bị sẵn Mặt bằng nằm phía dưới làm đáy có thể là đất tự nhiên, hoặc là một mặt bằng đất đã được chuẩn bị các lớp lót đáy hoặc là đất đã đầm nén kỹ hoặc những lớp đất bổ sung thêm Việc sử dụng loại lót đáy nào phụ thuộc vào các quy định của địa phương và những yêu cầu thiết kế Độ hiệu quả của phương pháp chôn lấp trải trên bề mặt thường cao hơn phương pháp đào rãnh Ngược lại, các bãi chôn lấp sử dụng phương pháp trải trên bề mặt cần bổ sung thêm đất để làm các lớp lót và che phủ

Phương pháp sử dụng đất và lưu trữ để che phủ phải được thực hiện sao cho lớp che phủ không bị hư hỏng Các mục tiêu đó có thể đạt được bằng cách lưu trữ vật liệu che phủ ở trên mặt trên của ô chôn lấp hay bên cạnh mặt làm việc Lúc thực hiện che phủ, máy trải vật liệu chỉ nên di chuyển phía trên lớp che phủ Thiết bị đó không nên di chuyển xuyên qua rác thải rồi mới đi lên lớp che phủ mới vì nó có xu hướng mang rác lên trên lớp che phủ Các loại bánh xe nên được làm sạch rác trước khi được sử dụng hay trước khi đầm nén chất thải

Máy xúc và máy cào là những thiết bị được sử dụng nhiều nhất cho việc thực hiện che phủ Máy cào được sử dụng để giảm một bước trong quy trình che phủ, không phải tiến hành hai bước Máy xúc cũng có thể được sử dụng thường xuyên để che phủ chất thải Tuy nhiên, sử dụng máy xúc đòi hỏi phải thêm san bằng và đầm nén đất Cho nên dù là phương pháp chôn lấp nào thì lớp che phủ cũng nên được đầm nén và làm bằng phẳng Thông thường chỉ cần một loại máy thích hợp đầm nén hai lần là lớp đất che phủ hàng ngày đạt đủ độ nén

Mục đích chính sử dụng lớp che phủ hàng ngày là kiểm soát các tác nhân gây bệnh, mùi hôi, ngăn không cho thấm nước và ngoài ra ở một mức độ nào đó còn phòng tránh hỏa hoạn CTR nên được đầm nén trước che phủ hàng ngày Việc đầm nén rác sẽ làm bằng phẳng diện tích chôn rác và tạo điều kiện thuận lợi cho việc che phủ và việc vận hành cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ có bề mặt bằng phẳng Nếu sử dụng đất làm vật liệu che phủ thì bề dày đất đầm nén tối thiểu là 15 cm Chiều dày này có thể vượt quá 15 cm nếu độ sâu của lớp che phủ sâu hơn để có thể che phủ toàn bộ khối rác Lớp che phủ phải được tiến hành ở mặt trên và ở cạnh bên ô chôn lấp rác như một bước tiếp theo quá trình tạo thành ô chôn lấp Quá trình che phủ này giúp kiểm soát rác không bị thổi, xới tung lên hay cuốn đi bởi gió

Lớp đất che phủ trung gian có chức năng tương tự như lớp che phủ hàng ngày Tuy nhiên, lớp che phủ trung gian phải tiếp xúc với thời tiết (mưa gió) trong thời gian dài hơn lớp che phủ hàng ngày Lớp che phủ trung gian có thể là mặt bằng tạm thời cho phương tiện lưu thông Trên thực tế, người ta đề nghị phương tiện lưu thông trên bề mặt lớp phủ trung gian để tiếp tục quá trình đầm nén Độ sâu lớp phủ trung gian đã đầm nén tối thiểu là 30 cm Lớp che phủ này cần đặt trên bề mặt của tầng rác càng sớm càng tốt Đối với những diện tích chôn lấp đã hoàn thành thì nên được che phủ với lớp đất cuối cùng càng sớm càng tốt Bề dày lớp che phủ cuối cùng được đề nghị tối thiểu là

60 cm Độ sâu và loại đất sử dụng và yêu cầu tỉ lệ đầm nén tùy thuộc vào thiết kế và vận hành bãi chôn lấp Lớp che phủ cuối cùng nên được đầm nén để giữ cho đất càng ít thấm càng tốt Nên phủ thêm một lớp đất mặt lên lớp che phủ cuối cùng Sau đó nên trồng cây, phủ rơm, bón phân và điều chỉnh pH ngay sau khi che phủ cuối cùng Đất dùng làm lớp che phủ cuối cùng thì không nên được sử dụng khi chúng quá ướt Một lượng đất nhất định nên được dự trữ sau khi hoàn thành ô chôn lấp để có thể san phẳng mặt bằng khi cần thiết để duy trì một mặt phẳng Trong giai đoạn hoàn thành, nên chấm dứt sự lưu thông của xe cộ lên điểm chôn lấp đã hoàn thành ngay sau khi lớp che phủ cuối cùng được xây dựng xong

Phương pháp đào rãnh (hay phương pháp mương rãnh) thích hợp cho khu vực có bề mặt hơi nhấp nhô hoặc khá bằng phẳng với mực nước ngầm thấp Độ sâu và độ rộng của hố đào có thể khác nhau giữa các địa điểm Vận hành theo phương pháp mương rãnh thường tạo ra một lượng đất rất lớn và tạo ra một giới hạn bên tại bề mặt làm việc Muốn đạt được hiệu quả cao, vận hành theo phương pháp đào rãnh này có thể yêu cầu nhiều đất và trang thiết bị hơn là phương pháp bề mặt Thêm nữa, vận hành theo phương pháp đào rãnh có thể cần lưu trữ và sử dụng số lượng lớn đất

Sau khi một bãi chôn lấp vệ sinh đã hoàn thành là cơ hội để thu lại nguồn tài nguyên hoặc để xây dựng những công trình Việc xây dựng khu thương mại hay nhà ở trên bãi chôn lấp chỉ nên giới hạn ở những bãi chôn lấp ổn định hoàn toàn nếu những phương pháp đặc biệt không được thực hiện và các biện pháp phòng ngừa không được áp dụng

Vì thường xảy ra nhiều trở ngại và hạn chế lớn liên quan tới việc xây dựng và sử dụng những công trình được xây dựng trên bãi chôn lấp, việc sử dụng bãi chôn lấp sau đóng bãi làm nơi xây dựng và đặc biệt để phát triển đô thị thường không được khuyến khích ở những nước công nghiệp Tuy nhiên, ở một vài nơi thiếu đất vẫn có thể xem xét tiềm năng sử dụng lại những nơi đó Ở trường hợp các nước đang phát triển lại khác, đặc biệt ở những nước có sự di cư dân số từ vùng nông thôn đến trung tâm thành phố đáng kể Do sự di dân, tất cả đất không có người ở đều trở nên được chú ý Trong trường hợp đó, phương pháp duy nhất là áp dụng tới mức độ tối đa có thể, những biện pháp phòng ngừa đã được thiết kế để làm giảm các mối nguy hiểm liên quan

Vấn đề địa kĩ thuật: Sự sụt lún, đây là vấn đề gây ra bởi khả năng chịu tải trọng tương đối thấp của bãi chôn lấp đã đầy Các loại đất đều có sự khác nhau trong tính chất của rác bãi chôn lấp và trong mức độ sụt lún

Nếu công trình được xây dựng trên bãi chôn lấp đã đóng bãi, thì việc đổ móng xi măng chống sunfat để đỡ sàn nhà là giải pháp tốt nhất Nếu nền móng được làm từ những vật liệu khác ngoài bê tông thì nên được bảo vệ chống sự ăn mòn do những chất có khả năng phân huỷ dẫn đến ăn mòn trong bãi chôn lấp gây ra Lúc làm nền nhà nên củng cố, lấp những chỗ đứt gãy tạo thành do sự sụt lún không đều Bãi đỗ xe, đường sá và đường dành cho người đi bộ nên được xây dựng bởi vật liệu có độ linh hoạt cao và dễ sửa chữa

Metan trở thành một mối nguy hiểm gây cháy nổ chỉ khi khí bị tích luỹ trong một khoảng không bị hạn chế bên trong bãi chôn lấp hoặc bên trong một cấu trúc cũng được xây dựng trên bãi chôn lấp hay ở gần bãi chôn lấp Trong một vài trường hợp, áp lực tác dụng do sự tích lũy khí ở bãi chôn lấp đủ cao để đẩy khí thấm qua được địa tầng ở sát bên bãi chôn lấp không có lớp lót Mặc dù không nhất thiết gây nguy hiểm, sự gây mùi khó chịu của các khí bãi chôn lấp có thể gây ra các vấn đề khó chịu Ví dụ: những chất gây mùi hôi là những hợp chất este và những chất có nguồn gốc sunfua.

Giám sát đánh giá bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh

Việc giám sát để đánh giá tình trạng của bãi chôn lấp hợp vệ sinh bao gồm các hoạt động sau [6]:

- Giám sát nước ngầm: Việc giám sát nước ngầm tại bãi chôn lấp nhằm phát hiện ô nhiễm nước ngầm do hoạt động chôn lấp gây ra Vị trí và số lượng giếng quan sát cần thiết để mô tả đầy đủ các điều kiện địa chất thủy văn sẽ phụ thuộc vào chế độ địa chất, đất và nước ngầm của từng địa điểm cụ thể Mạng lưới giếng quan sát thường được phát triển theo từng giai đoạn, với dữ liệu được xem xét vào cuối mỗi giai đoạn để xác định xem hệ thống thủy lực của địa điểm có được xác định đầy đủ hay không Mạng lưới giếng giám sát nước ngầm phải bao gồm đủ số lượng giếng, được lắp đặt ở các vị trí và độ sâu thích hợp, để thu được các mẫu đại diện cho chất lượng của cả nước ngầm xung quanh và nước rỉ rác đi qua khu vực xử lý của bãi chôn lấp Các chương trình giám sát nước ngầm nên được thiết kế và thực hiện bởi nhân viên có trình độ để đảm bảo lấy mẫu đại diện nhất quán Tất cả các thiết bị giám sát và lấy mẫu phải được vận hành và bảo trì để thực hiện đúng với các thông số kỹ thuật thiết kế trong suốt thời gian của chương trình giám sát Vì chương trình giám sát dự kiến sẽ hoạt động trong toàn bộ thời gian sau khi đóng bãi (thời gian tối thiểu là 25 năm) cũng như thời gian hoạt động của bãi chôn lấp, nên vị trí và việc lắp đặt các giếng giám sát phải giải quyết cả sự phát triển của địa điểm hiện tại và dự kiến, bao gồm bất kỳ thay đổi dự đoán trong dòng chảy nước ngầm Rất ít giếng giám sát sẽ còn tồn tại trong toàn bộ thời gian sau khi đóng cửa bãi chôn lấp và do đó cần phải có các phương tiện để thay thế hoặc làm sạch giếng

- Giám sát nước mặt: Là một phần thường xuyên của chương trình giám sát bãi chôn lấp, trong đó nước rỉ rác và các nguy cơ của nước ngầm đã biết được có khả năng tác động đến nước bề mặt ở khu vực gần đó Giám sát nước bề mặt tại các bãi chôn lấp nhằm mục đích phát hiện ô nhiễm nước bề mặt vượt mức cho phép

- Giám sát nước rỉ rác: Chất lượng nước rỉ rác của bãi chôn lấp đã được chứng minh là rất khác nhau liên quan đến vị trí trong bãi chôn lấp và tuổi đời của cơ sở chôn lấp Vì vậy, phải thận trọng việc phân loại nước rỉ rác theo loại rác và thời gian chôn lấp Ngoài ra, các đặc tính hóa học của bất kỳ mẫu nước rỉ rác nào, bất kể nguồn gốc của nó, không nên được coi là đại diện cho tổng khối lượng nước rỉ rác

- Giám sát khí bãi rác nhằm mục đích phát hiện khí thải vượt mức cho phép do hoạt động bãi của bãi chôn lấp Tất cả các địa điểm xử lý chất thải phải được giám sát về sự phát sinh của khí thải nhằm xác định xem khí có tồn tại ở nồng độ gây rủi ro vượt mức an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường hay không Khu vực giữa các bãi xử lý chất thải và các khu dân cư lân cận cần được giám sát để xác định xem khí thải bãi rác có di chuyển theo hướng đó hay không Giám sát khí bãi rác nên được thực hiện gần như hàng tháng để xác định một cách hiệu quả và kịp thời, bất kỳ vấn đề hoặc vấn đề tiềm ẩn nào trước khi chúng xảy ra, từ đó tạo điều kiện khắc phục thông qua cảnh báo sớm Tần suất giám sát thực tế phải đủ để phát hiện sự dịch chuyển khí thải của bãi chôn lấp Các thông số sau đây cũng có thể cung cấp thông tin hữu ích cho việc đánh giá giám sát: áp suất đầu dò khí; nhiệt độ xung quanh; áp suất khí quyển; và sự xuất hiện của kết tủa trong quá trình lấy mẫu

- Giám sát đất và thực vật: Các khu vực có độc tính sẽ gây ra các vấn về thực vật như đổi màu, chết khô, còi cọc hoặc sinh trưởng bất thường có thể cho thấy nước rò rỉ hoặc khí thải của bãi rác đã di chuyển đến khu vực này Khí thải từ bãi rác có thể làm hỏng thảm thực vật do loại bỏ oxy từ vùng rễ của thực vật hoặc do sự hiện diện của một số chất gây ô nhiễm Phân tích đất có thể được sử dụng để truy tìm các thành phần nước rỉ rác Các chương trình lấy mẫu đất liên quan đến việc xem xét không chỉ cách thức lấy mẫu mà cả vị trí lấy mẫu và số lượng mẫu cần lấy Vì các bãi chôn lấp CTRĐT là một trong những nguồn gây ô nhiễm phức tạp nhất, điều bắt buộc là các chương trình lấy mẫu đất phải được thiết kế và thực hiện bởi nhân viên có trình độ

Nên tham khảo ý kiến của nhà nông học hoặc nhà sinh học thực vật để xác định tác động và, nếu cần, khắc phục phát sinh khí thải và nước rò rỉ trên đất và thảm thực vật

- Quản lý chương trình giám sát: Mỗi chương trình giám sát cần được xem xét hàng năm để xác định xem các mục tiêu giám sát có đạt được hay không Có thể cần phải sửa đổi chương trình hiện tại để phân tích các chất gây ô nhiễm bổ sung trong các giếng hiện có, để thiết lập thêm các giếng giám sát bổ sung, để giảm các chất gây ô nhiễm dựa trên kết quả hiện có Mục tiêu cuối cùng của đánh giá hàng năm là giữ cho chương trình giám sát có hiệu quả về chi phí và nhất quán với việc bảo vệ môi trường Quá trình xem xét và sửa đổi này nên được coi là một phần quan trọng của mọi chương trình giám sát.

Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh Khánh Sơn, thành phố Đà Nẵng

1.8.1 Sơ lược về bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn [5]

Bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn nằm ở vị trí cách 1 km về phía nam của bãi rác cũ và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 15 km Được đầu tư từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới từ Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường, do công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng làm chủ đầu tư và cũng là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, vận hành hợp pháp theo các quy định hiện hành Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2007 trên địa bàn phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Có tổng diện tích hơn 32 ha Đây là địa điểm chịu trách nhiệm thu gom và xử lý rác chính trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn được vận hành dựa trên 5 hạng mục sau:

- 5 hộc chứa rác đô thị với tổng diện tích khoảng 15 ha

- Hệ thống điện chiếu sáng, nhà làm việc và các công trình phụ trợ khác

- Hệ thống đường nội bộ, cây xanh

1.8.2 Sơ đồ quy trình tiếp nhận và chôn lấp rác của bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn

Sơ đồ tối giản về sự vận hành của bãi chôn lấp Khánh Sơn:

1.8.3 Công tác tiếp nhận rác thải

- Bãi chôn lấp chất thải rắn (BCLCTR) hoạt động 24/24 giờ

- Trước khi vào cổng bãi rác, lái xe điều khiển xe vận chuyển rác phải giảm tốc độ xuống 10 km/h

- Tất cả xe vận chuyển rác thải ra vào bãi rác phải qua cầu cân điện tử để xác định khối lượng rác thải đưa vào xử lý Công nhân vận hành cầu cân có trách nhiệm hướng dẫn cho lái xe dừng đỗ đúng vị trí để thuận tiện cho quá trình cân, đồng thời cấp chế phẩm xử lý mùi hôi trên xe vận chuyển cho các lái xe

- Khi xe vào đến ô chôn lấp: o Công nhân điều hành bãi hướng dẫn cho lái xe đổ rác đúng vị trí để thuận tiện cho công tác san ủi rác Nhắc nhở lái xe không được dịch chuyển xe khi xe đang nâng ben đổ rác o Cào rác từ trên xe xuống, đảm bảo khi xe ra khỏi khu vực đổ không còn rác trên xe Hạ ben, đóng cửa chiếu hậu và rửa xe trước khi ra khỏi bãi rác

- Một số lưu ý trong công tác tiếp nhận rác thải: o Vị trí đứng của công nhân điều hành xe ra vào bãi đổ rác: cách vị trí tiến hành đổ rác 50 m o Trong trường hợp phát hiện xe đổ rác bị trơn trượt (hoặc được lái xe báo) xe không thể tiến sâu vào được nữa công nhân điều hành bãi phải hướng dẫn cho các xe vào vị trí đổ rác khác đảm bảo an toàn o Trong trường hợp mất điện khi hoạt động vào ban đêm, công nhân điều hành bãi phối hợp với bảo vệ xí nghiệp, phụ xe hướng dẫn xe vào đổ rác an toàn

Xe vận chuyển chất thải Cầu cân

Hộc rác đô thị Khu xử lý nước rỉ rác

Nước rỉ rác Chất thải không nguy hại

Cầu cân o Nếu xe vào đổ rác trong giờ có người nhặt rác, công nhân điều hành bãi hướng dẫn xe vào đổ rác an toàn và nhắc nhở người nhặt rác không được bu bám vào xe và cách xa xe 3 m o Trong quá trình hướng dẫn xe vào đổ rác, phải quan sát để hướng dẫn người lái máy ủi san gạt tạo mặt bằng đổ rác cho các xe sau o Trong trường hợp có xe bị lầy và có yêu cầu cần phải kéo thì phải điều phương tiện ra kéo xe tránh tình trạng ùn tắc bãi, không để xe chờ quá 15 phút o Trong trường hợp thời tiết xấu (mưa, gió,v.v…), công tác đổ rác gặp nhiều khó khăn, lượng xe chờ vào đổ rác lớn, xí nghiệp Quản lý bãi và

Xử lý chất thải bố trí các điểm đỗ trong bãi nhằm tránh ách tắc tại đường vào bãi o Trong trường hợp các xe vận chuyển rác có sự cố trên bãi thì Xí nghiệp phải cử thêm người và bố trí thêm phương tiện thiết bị ra ứng phó trong thời gian nhanh nhất

1.8.4 Hoạt động xử lý rác của bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn [5]

- Đổ lớp rác ban đầu từ 4 m để bảo vệ hệ thống thu gom nước rỉ rác, xử lý chế phẩm khử mùi cho xe ủi, nén làm mặt rác trước khi phủ lớp đất dày 0,2 m

- Các lớp rác tiếp theo được đổ tuần tự 1 lớp rác 2 m thì phủ một lớp đất 0,2 m cho đến khi đạt cốt chuẩn ở cốt rác 36 m đối với hộc số 1 và 2; cốt 44 m đối với hộc số 3; cốt 52 m đối với hộc số 4 và 5 Ghi chú: tại vị trí taluy, các lớp rác tiếp theo phải được đổ cách taluy lớp rác trước ít nhất 0,5 – 1 m vào bên trong để thuận lợi cho việc tạo bờ dốc tạm thời và bờ dốc cuối cùng của hộc rác

- Tạo các bờ dốc tạm thời của hộc rác đang vận hành tại vị trí tiếp giáp với hộc rác tiếp theo ở mức 2:1, tạo các bờ dốc cuối cùng của các taluy bên ngoài các hộc rác ở mức 3:1

- Tùy theo tình hình thực tế của công tác sản xuất, việc chọn lựa vùng đổ và cách thức đổ tại các ô chôn lấp từng thời điểm khác nhau, có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu của công tác sản xuất đề ra nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật

1.8.4.2 Quy trình san ủi đầm nén rác

- San ủi rác từ các đống thành bãi phẳng và đầm nén để xe có thể liên tiếp vào đổ rác San gạt đầm nén ổn định mặt rác ngay trong ngày tạo thành các lớp rác chặt (đạt dung trọng 750 – 800 kg/m 3 ) có độ dày mỗi lớp từ 0,8 tới 1 m

- San ủi tạo các bờ dốc tạm thời của hộc rác đang vận hành tại vị trí tiếp giáp với hộc rác tiếp theo ở mức 2:1, tạo các bờ dốc cuối cùng của các taluy bên ngoài các hộc rác ở mức 3:1

- Sử dụng máy ủi san gạt, sửa sang bề mặt bãi, đảm bảo xe chở rác có thể đi lại dễ dàng trên bề mặt

1.8.4.3 Xử lý mùi hôi bằng chế phẩm

Rác thải sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về bãi rác Khánh Sơn để chôn lấp Toàn bộ lượng rác này sẽ được phun chế phẩm sinh học lên để xử lý mùi hôi Tuy nhiên, do rác thải phát sinh từ nhiều nguồn và có thành phần khác nhau nên phát sinh nhiều vấn đề rủi ro ô nhiễm môi trường khó kiểm soát được Vì vậy bãi xử lý cần dùng kết hợp nhiều chủng loại chế phẩm để xử lý tùy theo từng khu vực và từng thời điểm để nâng cao hiệu quả về công tác kiểm soát ô nhiễm mùi hôi

Tùy theo điều kiện thời tiết tại bãi chôn lấp Khánh Sơn mà công ty sẽ điều tiết và thay thế các loại chế phẩm sinh học sao cho phù hợp và đạt hiệu quả xử lý cao nhất Mỗi ngày sử dụng 2 loại chế phẩm để xử lý mùi hôi tại bãi rác, đối với trường hợp sử dụng 1 loại chế phẩm thì lượng dùng sẽ gấp đôi so với định mức đã được ban hành Tần suất xử lý mùi hôi được thực hiện 4 lần/ngày

Thời gian xử lý như sau: Lần 1 lúc 4h00; lần 2 lúc 16h30; lần 3 lúc 19h30; lần 4 lúc 23h00

Thời gian xử lý có thể được điều chỉnh để tăng cường tùy vào tình hình thời tiết

1.8.4.4 Quy trình đóng tạm thời vùng đổ

Các hộc chôn lấp chất thải được vận hành theo từng giai đoạn Do đó, sau mỗi giai đoạn đổ rác, phải đóng tạm thời hộc chôn lấp và chuyển sang đổ hộc khác Việc đóng hộc chôn lấp tạm thời theo quy trình sau:

- Xác định hướng thoát nước bề mặt theo hiện trạng

- San gạt tạo độ phẳng và độ dốc thoát nước trên toàn bộ bề mặt bãi

- Phun chế phẩm khử mùi trên diện tích bề mặt rác

- San gạt, đầm nén bằng xe ủi đạt độ chặt và chiều dày quy định

- Tiến hành phủ đất mặt rác và mái taluy sao cho đạt độ dày lớp đất phủ là 0,2 m

1.8.4.5 Quy trình tạo hố chứa bùn Đối với khu vực đã đổ rác:

- Sử dụng máy ủi hoặc máy đào đào xuống độ sau 2 m và tạo thành hố để chứa bùn Đối với khu vực chưa đổ rác:

- Phải tạo 1 lớp rác dưới đáy hộc chôn lấp để hạn chế bùn gây tắc nghẽn hệ thống thu gom nước rỉ

- Sử dụng máy ủi hoặc máy đào đắp rác lên để tạo bờ xung quanh lên 2 m và tạo thành hố để chứa bùn

Sự phát thải khí nhà kính từ phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và và giới thiệu về công cụ tính toán IPCC

Sự phát thải khí nhà kính từ quá trình chôn lấp

Khí thải từ bãi chôn lấp được tạo ra trong quá trình phân hủy tự nhiên của vi khuẩn đối với vật liệu hữu cơ có trong bãi chôn lấp chất thải rắn Một số yếu tố ảnh hưởng đến lượng khí mà bãi chôn lấp CTR tạo ra và các thành phần của khí đó Những yếu tố này bao gồm, nhưng không giới hạn, loại và thời gian của chất thải được chôn trong bãi chôn lấp, số lượng và loại hợp chất hữu cơ trong chất thải, độ ẩm và nhiệt độ của chất thải Nhiệt độ và độ ẩm bị ảnh hưởng bởi khí hậu xung quanh [8]

Theo thể tích, khí thải từ bãi chôn lấp bao gồm khoảng 50 phần trăm khí metan và 50 phần trăm carbon dioxide và hơi nước Khí metan là một loại khí nhà kính mạnh, hiệu quả hơn ít nhất 28 lần so với CO2 trong việc giữ nhiệt trong khí quyển trong khoảng thời gian 100 năm [7]

Nó cũng chứa một lượng nhỏ nitơ, oxy và hydro, ít hơn 1 phần trăm các hợp chất hữu cơ không chứa metan và một lượng nhỏ các hợp chất vô cơ Một số hợp chất này có mùi mạnh, hăng (ví dụ, hydro sunfua) Hợp chất hữu cơ không chứa metan bao gồm một số chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, có thể phản ứng với ánh sáng mặt trời để tạo thành ôzôn trên mặt đất (sương mù) nếu không được kiểm soát Gần 30 chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm hữu cơ đã được xác định trong khí thải từ bãi chôn lấp không được kiểm soát, bao gồm benzen, toluen, etyl benzen và vinyl clorua Tiếp xúc với các chất ô nhiễm này có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Các bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị là nguồn phát thải khí metan lớn thứ ba liên quan đến con người ở Hoa Kỳ, chiếm khoảng 14,3% lượng khí thải này vào năm

2021 Lượng khí thải metan từ các bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị vào năm 2021 xấp xỉ tương đương với khí nhà kính từ gần 23,1 triệu phương tiện chở khách chạy bằng xăng trong một năm hoặc lượng khí thải CO2 từ việc sử dụng năng lượng của gần 13,1 triệu hộ gia đình trong một năm Đồng thời, khí thải metan từ các bãi chôn lấp chất thải rắn có tiềm năng để nắm bắt và sử dụng một nguồn năng lượng quan trọng [7]

Thu hồi khí phát sinh và giám sát rò rỉ

Thay vì để thất thoát, khí nhà kính từ bãi chôn lấp có thể được thu giữ, chuyển đổi và sử dụng như một nguồn năng lượng tái tạo Sử dụng khí nhà kính từ bãi chôn lấp giúp giảm mùi hôi và các mối nguy hiểm khác liên quan đến khí thải từ bãi chôn lấp, đồng thời ngăn khí metan bay vào khí quyển và góp phần gây ra khói bụi cục bộ và biến đổi khí hậu toàn cầu Ngoài ra, các dự án năng lượng sử dụng khí nhà kính từ bãi chôn lấp tạo ra doanh thu và tạo việc làm trong cộng đồng và hơn thế nữa

Hình 3.1 Biểu đồ về sự phát sính của các loại khí nhà kính khác nhau từ BCLCTR [7]

Khí nhà kính phát sinh từ BCLCTR có thể được nâng cấp thành khí tự nhiên tái tạo, khí ga dùng trong nấu nướng, thông qua các quy trình xử lý bằng cách tăng hàm lượng khí metan và ngược lại, giảm hàm lượng CO2, nitơ và oxy Khí tự nhiên tái tạo có thể được sử dụng thay cho khí tự nhiên hóa thạch, khí tự nhiên nén hoặc khí tự nhiên hóa lỏng Khoảng 16 phần trăm các dự án năng lượng khí nhà kính phát sinh từ BCLCTR hiện đang hoạt động đã tạo ra được khí tự nhiên tái tạo

Các tùy chọn sử dụng khí tự nhiên tái tạo bao gồm các ứng dụng nhiệt, để tạo ra điện hoặc làm nhiên liệu cho xe cộ Khí tự nhiên tái tạo có thể được sử dụng cục bộ tại địa điểm sản xuất khí hoặc có thể được bơm vào các đường ống truyền tải hoặc phân phối khí tự nhiên để phân phối đến một địa điểm khác.

Tính toán sự phát thải khí nhà kính bằng công cụ IPCC

The Intergovernmental Panel on Climate Change hay Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu là một cơ quan khoa học chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro về biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra Ủy ban này được thành lập năm 1988 bởi tổ chứ khí tượng Thế giới và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

Các công thức, mô hình tính toán của IPCC được nghiên cứu và kiểm tra thực nghiệm nhờ nguồn nhân lực, nguồn vốn và sự hợp tác từ các nhà khoa học đến các tổ chức hàng đầu từ nhiều quốc gia trên thế giới nên độ tin cậy của những công thức hay mô hình tính toán này đã được đảm bảo

Mô hình tính toán IPCC là công cụ được tổ chức IPCC nghiên cứu và phát triển, chuyên dùng để tính toán sự phát thải của các hoạt động quản lý, xử lý chất thải khác nhau

Như ở phần 2.1 của báo cáo này ta đã biết được thành phần phần trăm của CO2 và CH4 là khá gần nhau, tuy vậy dựa trên việc khả năng giữ nhiệt của khí metan gấp

28 lần khí CO2 [7]nên dựa vào điều đó thì bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào tính toán khí metan vì đó sẽ là mối lo ngại lớn hơn rất đáng kể đối với sự nóng lên toàn cầu

2.3.1 Các công thức IPCC được sử dụng [9]

2.3.1.1 CH 4 phát sinh từ bãi chôn lấp chất thải rắn

Theo công thức 3.1, phần 3.2.1.1 trang 3.8, chương 3 tập 5 của Hướng dẫn của IPCC về tính toán khí nhà kính quốc gia

- CH4 Emissions = CH4 phát thải trong năm T, Gg (gigagram)

- x = phân loại chất thải hoặc loại/vật liệu

- RT = CH4 thu hồi trong năm T, Gg

- OXT = hệ số oxi hoá trong năm T, (hệ số)

Lượng CH4 thu hồi phải được trừ vào lượng CH4 tạo ra Chỉ một phần CH4 không được thu hồi sẽ bị oxy hóa trong lớp phủ bãi chôn lấp chất thải rắn

2.3.1.2 Cacbon hữu cơ có thể phân hủy từ dữ liệu xử lý chất thải

Theo công thức 3.2, phần 3.2.1.1 trang 3.9, chương 3 tập 5 của Hướng dẫn của IPCC về tính toán khí nhà kính quốc gia

- DDOCm = khối lượng DOC có thể phân hủy được chuyển đến bãi đổ (DDOCm tương đương với DDOCmdT), Gg

- W = khối lượng rác thải được chuyển đến bãi đổ, Gg

- DOC = Cacbon hữu cơ có thể phân huỷ trong 1 năm tích lũy ở bãi đổ, hệ số, Gg C/Gg rác thải

- DOCf = hệ số hiệu chỉnh CH4 cho phân huỷ hiếu khí trong 1 năm tích tụ (hệ số; bảng 3,1 trang 3.18)

2.3.1.3 Ước tính DOC sử dụng giá trị mặc định của hàm lượng cacbon

Theo công thức 3.7, phần 3.2.1.1 trang 3.13, chương 3 tập 5 của Hướng dẫn của IPCC về tính toán khí nhà kính quốc gia

- DOC = hệ số của cacbon hữu cơ phân huỷ được có trong tải trọng rác thải, Gg C/Gg rác thải

- DOCi = hệ số của cacbon hữu cơ phân huỷ được có trong rác thải loại i, ví dụ: giá trị mặc định của giấy là 0,4 (cơ sở trọng lượng ướt)

- Wi = hệ số của loại rác i theo loại rác thải, ví dụ: giá trị mặc định của giấy trong MSW tại Đông Năm Á là 0,188 (cơ sở trọng lượng ướt)

2.3.1.4 Chuyển đổi từ DDOCm sang L0

Theo công thức 3.3, phần 3.2.1.1 trang 3.9, chương 3 tập 5 của Hướng dẫn của IPCC về tính toán khí nhà kính quốc gia

- L0 = tiềm năng sinh ra CH4, Gg CH4

- DDOCm = khối lượng của DOC có thể phân huỷ, Gg

- F = hệ số CH4 phát sinh từ bãi chôn lấp (hệ số khối lượng)

- 16/12 = tỷ lệ trọng lượng phân tử CH4/C (tỉ lệ)

Sử dụng DDOCma (DDOCm được tích lũy trong bãi chôn lấp chất thải rắn) từ bảng tính, phương trình trên có thể được sử dụng để tính toán tổng tiềm năng tạo ra

CH4 của chất thải còn lại trong BCLCTR

2.3.1.5 Phân rã bậc một cơ bản

Với phản ứng bậc một, lượng sản phẩm luôn tỉ lệ thuận với lượng chất tham gia phản ứng Điều này có nghĩa là năm mà chất thải được chuyển đến BCLCTR không liên quan đến lượng CH4 tạo ra mỗi năm Chỉ có tổng khối lượng vật chất đang phân hủy hiện có ở địa điểm mới là quan trọng Điều này cũng có nghĩa là khi chúng ta biết lượng vật liệu phân hủy trong BCLCTR vào đầu năm, mỗi năm có thể được coi là năm thứ nhất trong phương pháp ước tính và các phép tính cơ bản đầu tiên có thể được thực hiện bằng hai phương trình đơn giản này, với phản ứng phân rã bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm sau khi rác được chuyển đến BCLCTR

Sử dụng công thức 3.4, 3.5 phần 3.2.1.1 trang 3.9, chương 3 tập 5 của Hướng dẫn của IPCC về tính toán khí nhà kính quốc gia

DDOCm tích luỹ trong bãi chôn lấp chất thải rắn ở cuối năm T:

DDOCm phân huỷ trong BCLCTR ở cuối năm T:

- DDOCmaT = DDOCm tích luỹ trong bãi chôn lấp chất thải rắn ở cuối năm T Gg

- DDOCmaT-1 = DDOCm tích luỹ trong BCLCTR ở cuối năm (T-1), Gg

- DDOCmdT = DDOCm chuyển đến BXLCTR trong năm T (tương đương với DDOCm), Gg

- DDOCmdecompT = DDOCm phân huỷ trong BCLCTR trong năm T Gg

- k = hằng số phản ứng, k = ln (2)/t1/2 (y -1 )

2.3.1.6 CH 4 được tạo ra từ DDOCm có thể phân hủy

Lượng CH4 hình thành từ vật liệu có thể phân hủy được tính bằng cách nhân phần

CH4 được tạo trong lượng khí phát sinh từ bãi rác và tỷ lệ khối lượng phân tử CH4 /C

Sử dụng công thức 3.6 phần 3.2.1.1 trang 3.10, chương 3 tập 5 của Hướng dẫn của IPCC về tính toán khí nhà kính quốc gia

Lượng CH4 hình thành từ vật liệu có thể phân hủy được tìm thấy bằng cách nhân phần CH4 được tạo ra khí bãi rác và tỷ lệ khối lượng phân tử CH4/C

- CH4 generatedT = lượng CH4 được tạo ra từ vật liệu có thể phân hủy

- DDOCm decompT = DDOCm bị phân hủy vào năm T, Gg

- F = tỷ lệ CH4, theo thể tích, trong khí bãi rác được tạo ra (hệ số) được lấy theo giá trị mặc định của IPCC là 0,5

- 16/12 = tỷ lệ khối lượng phân tử CH4/C

2.3.2 Tính toán khí nhà kính phát sinh [9]

Cộng metan phát sinh của từng loại rác đã tính toán ở trên ta được tổng metan phát sinh

Chỉ số metan thu hồi theo IPCC mặc định là bằng 0

Theo bảng 3.2 Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính quốc gia của IPCC 2006 – tập

5 chương 3, ta biết được bãi chôn lấp Khánh Sơn thuộc loại 2, là có quản lý và có che phủ lớp đất (cát) trên bề mặt, vì vậy chọn hệ số oxi hóa (OX) bằng 0,1

Sử dụng công thức (3.1), thay các thông số đã tính và có sẵn vào công thức ta có:

- CH4 Phát thảiT = (Tổng metan phát sinh – 0) * (1 – 0,1)

Kết quả và biện luận

Kết quả ước tính lượng chất thải rắn đô thị của thành phố Đà Nẵng

3.1.1 Các số liệu đã biết và tính toán một số thông số cơ bản còn thiếu

Lượng rác: 442,745 Gigagram / năm, năm 2022

- Rác nhựa và các loại chất thải trơ khác: 30,5%

*Các số liệu trên được giảng viên hướng dẫn Phạm Phú Song Toàn trích từ nghiên cứu cá nhân và cung cấp

Theo bảng 3.1 Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính quốc gia của IPCC 2006 – tập

5 chương 3, ta biết được bãi chôn lấp Khánh Sơn thuộc loại 1, là có quản lý – kỵ khí, vì vậy chọn hệ số MCF = 1

Theo bảng 3.2 Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính quốc gia của IPCC 2006 – tập 5 chương 3, ta biết được bãi chôn lấp Khánh Sơn thuộc loại 2, là có quản lý và có che phủ lớp đất (cát) trên bề mặt, vì vậy chọn hệ số oxi hóa (OX) bằng 0,1

Ngoài ra vì năm bắt đầu thống kê là 2022, nên những số liệu của năm trước năm thống kê mặc định bằng 0

3.1.2 Tính toán khối lượng rác chuyển đến bãi đổ của từng loại rác tại bãi xử lý chôn lấp

Từ tổng lượng rác và phần trăm thành phần các loại rác có sẵn; lấy % thành phần từng loại rác nhân với tổng lượng rác của từng năm là sẽ được khối lượng chuyển đến bãi đổ của từng loại rác theo từng năm (bảng phụ lục 1)

Kết quả ước tính lượng khí nhà kính phát thải trong năm 2023

3.2.1 Tính toán CH 4 phát thải của từng loại rác

3.2.1.1 Đồ ăn thừa Đã có sẵn một vài số liệu và thông số mặc định IPCC sau:

- Khối lượng rác: bảng phụ lục 1 (kí hiệu: W)

- DOC mặc định theo IPCC: DOC = 0,15

- DOCf mặc định theo IPCC: DOCf = 0,5

- Hằng số tốc độ phát sinh metan theo mặc định theo IPCC: k = 0,185

- Thời gian bán rã (t1/2, năm): = ln(2)/k = ln(2)/0,185 = 3,7

- Quá trình bắt đầu trong năm chất thải được chuyển đến bãi đổ, M = 13

- Hệ số chuyển sang CH4: F = 0,5

- Khối lượng tích lũy ở bãi đổ của DOC có thể phân huỷ (Gg) bằng công thức 2.2 đã nêu ở chương 2 trong đồ án này Thay các thông số đã biết vào công thức ta có: o DDOCm = W * 0,15 * 0,5 * 1 = 188,609 * 0,15 * 0,5 * 1 = 14,145 (Gg)

- DDOCm phát sinh ở bãi chôn lấp chất thải rắn ở cuối năm T bằng công thức 2.4 đã nêu ở chương 2 của đồ án này Thay các thông số đã biết vào công thức ta có: o DDOCmaT2022 = DDOCmdT2022 + (DDOCmaT2022-1 * 0,831) = 14,145 + (0 * 0,831) = 14,145 (Gg)

- DDOCm phân huỷ ở cuối năm T bằng công thức 2.5 đã nêu ở chương 2 của đồ án này Thay các thông số đã biết vào công thức ta có: o DDOCmdecompT2022 = DDOCmaT2022-1 * (1 – 0,831) = 0 * (1 - 0,831) = 0 (Gg) o DDOCmdecompT2023 = DDOCmaT2023-1 * (1 – 0,831) = 14,145 * (1 - 0,831)

Lượng CH4 sinh ra từ phân hủy DDOCm được tính theo công thức 2.6 đã trình bày ở chương 2 của đồ án Thay các thông số đã biết vào công thức, ta có:- Lượng CH4 sinh ra năm 2022: CH4 generatedT2022 = DDOCmdecompT2022 * 0,5 * 16/12 = 0 * 0,5 * 16/12 = 0 (Gg)- Lượng CH4 sinh ra năm 2023: CH4 generatedT2023 = DDOCmdecompT2023 * 0,5 * 16/12 = 2,39 * 0,5 * 16/12 = 1,59 (Gg)

Ta có sẵn một vài số liệu và thông số mặc định IPCC sau:

- Khối lượng rác: bảng phụ lục 1 (kí hiệu: W)

- DOC mặc định theo IPCC: DOC = 0,2

- DOCf mặc định theo IPCC: DOCf = 0,5

- Hằng số tốc độ phát sinh metan theo mặc định theo IPCC: k = 0,1

- Thời gian bán rã (t1/2, năm): = ln(2)/k = ln(2)/0,1 = 6,9

- Quá trình bắt đầu trong năm chất thải được chuyển đến bãi đổ, M = 13

- Hệ số chuyển sang CH4: F = 0,5

- Khối lượng tích lũy ở bãi đổ của DOC có thể phân huỷ (Gg) bằng công thức 2.2 đã nêu ở chương 2 của đò án này Thay các thông số đã biết vào công thức ta có: o DDOCm = W * 0,2 * 0,5 * 1 = 26,57 * 0,2 * 0,5 * 1 = 2,657 (Gg)

- DDOCm phát sinh ở bãi chôn lấp chất thải rắn ở cuối năm T bằng công thức 2.4 ở chương 2 trong đồ án này Thay các thông số đã biết vào công thức ta có: o DDOCmaT2022 = DDOCmdT2022 + (DDOCmaT2022-1 * 0,9) = 2,657 + (0 * 0,9)

- DDOCm phân huỷ ở cuối năm T bằng công thức 2.5 tại chương 2 của đồ án này Thay các thông số đã biết vào công thức ta có: o DDOCmdecompT2022 = DDOCmaT2022-1 *(1 - 0,9) = 0 * ( 1- 0,9) = 0 (Gg) o DDOCmdecompT2022 = DDOCmaT2023-1 *(1 - 0,9) = 2,657 * ( 1- 0,9) = 0,265 (Gg)

Ch4 phát sinh từ DDOCm phân hủy được tính toán theo công thức 2.6 đã nêu ở chương 2 Thay các tham số vào công thức ta được:- CH4 generatedT2022 = DDOCmdecompT2022 * 0,5 * 16/12 = 0 * 0,5 * 16/12 = 0 (Gg)- CH4 generatedT2023 = DDOCmdecompT2023 * 0,5 * 16/12 = 0,265 * 0,5 * 16/12 = 0,22 (Gg)

Ta có sẵn một vài số liệu và thông số mặc định IPCC sau:

- Khối lượng rác: bảng phụ lục 1 (kí hiệu: W)

- DOC mặc định theo IPCC: DOC = 0,4

- DOCf mặc định theo IPCC: DOCf = 0,5

- Hằng số tốc độ phát sinh metan theo mặc định theo IPCC: k = 0,060

- Thời gian bán rã (t1/2, năm): = ln(2)/k = ln(2)/0,060 = 11,6

- Quá trình bắt đầu trong năm năm chất thải được chuyển đến bãi đổ, M = 13

- Hệ số chuyển sang CH4: F = 0,5

- Khối lượng tích lũy tại bãi đổ của DOC có thể phân huỷ (Gg) bằng công thức 2.2 đã nêu ở chương 2 trong đồ án này Thay các thông số đã biết vào công thức ta có: o DDOCm = W * 0,4 * 0,5 * 1 = 53,129 * 0,4 * 0,5 * 1 = 10,625 (Gg)

- DDOCm phát sinh ở bãi chôn lấp chất thải rắn ở cuối năm T bằng công thức 2.4 ở chương 2 của bản đồ án này Thay các thông số đã biết vào công thức ta có: o DDOCmaT = DDOCmdT + (DDOCmaT-1*0,94) = 10,625 + (0 * 0,94) 10,625 (Gg)

- DDOCm phân huỷ ở cuối năm T bằng công thức 2.5 đã liệt kê ở chương 2 trong bản đồ án này Thay các thông số đã biết vào công thức ta có: o DDOCmdecompT2022 = DDOCmaT2022-1 *(1 - 0,94) = 0 * (1 – 0,94) = 0 (Gg) o DDOCmdecompT2023 = DDOCmaT2023-1 *(1 - 0,94) = 10,625 * (1 – 0,94) 0,637 (Gg)

- CH4 phát sinh từ DDOCm phân huỷ được bằng công thức 2.6 tại chương 2 của đồ án này Thay các thông số đã biết vào công thức ta có: o CH4 generatedT2022 = DDOCmdecompT2022 * 0,5 *16/12 = 0 * 0,5 *16/12 0 (Gg) o CH4 generatedT2023 = DDOCmdecompT2023 * 0,5 *16/12 = 0,637 * 0,5

Ta có sẵn một vài số liệu và thông số mặc định IPCC sau:

- Khối lượng rác: bảng phụ lục 1 (kí hiệu: W)

- DOC mặc định theo IPCC: DOC = 0,43

- DOCf mặc định theo IPCC: DOCf = 0,5

- Hằng số tốc độ phát sinh metan theo mặc định theo IPCC: k = 0,030

- Thời gian bán rã (t1/2, năm): = ln(2)/k = ln(2)/0,030 = 23,1

- Quá trình bắt đầu trong năm năm chất thải được chuyển đến bãi đổ, M = 13

- Hệ số chuyển sang CH4: F = 0,5

- Khối lượng tích lũy tại bãi đổ của DOC có thể phân huỷ (Gg) bằng công thức 2.2 được liệt kê ở chương 2 của đồ án này Thay các thông số đã biết vào công thức ta có: o DDOCm = W * 0,43 * 0,5 * 1 = 8,412 * 0,43 * 0,5 * 1 = 1,808 (Gg)

- DDOCm phát sinh ở bãi chôn lấp chất thải rắn ở cuối năm T bằng công thức 2.4 ở chương 2 trong đồ án này Thay các thông số đã biết vào công thức ta có: o DDOCmaT2022 = DDOCmdT2022 + (DDOCmaT2022-1*0,97) = 1,808 + (0 * 0,97) = 1,808 (Gg)

- DDOCm phân huỷ ở cuối năm T bằng công thức 2.5 trong chương 2 của đồ án này Thay các thông số đã biết vào công thức ta có: o DDOCmdecompT2022 = DDOCmaT2022-1 *(1 – 0,97) = 0 * ( 1 – 0,97) = 0 (Gg) o DDOCmdecompT2023 = DDOCmaT2023-1 *(1 – 0,97) = 1,808 * ( 1 – 0,97) 0,054 (Gg)

Kết quả ước tính lượng khí nhà kính phát thải trong 100 năm tới

Một số giả định về xử lý chất thải rắn đô thị thành phố Đà Nẵng tại bãi rác Khánh Sơn:

- Lượng chất thải rắn đô thị sẽ tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng dân số và phát triển đô thị Dưa theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng thì dự báo thành phố Đà Nẵng sẽ phát sinh lượng chất thải rắn theo từng giai đoạn là [1]: o Từ 2020 – 2025: phát sinh hơn 1800 tấn rác/ngày o Từ 2025 – 2030: phát sinh hơn 2400 tấn rác/ngày o Từ 2030 – 2040: phát sinh hơn 3000 tấn rác/ngày

- Từ những số liệu trên, ta có thể dự đoán thêm cho các giai đoạn 20 năm trong 100 năm tính từ 2022 là [1]: o Từ 2022 - 2042: phát sinh hơn 3600 tấn rác/ngày 1095 Gg/năm o Từ 2042 - 2062: phát sinh hơn 3600 tấn rác/ngày 1314 Gg/năm o Từ 2062 - 2082: phát sinh hơn 4200 tấn rác/ngày 1535 Gg/năm o Từ 2082 - 2101: phát sinh hơn 4800 tấn rác/ngày 1752 Gg/năm o Từ 2101 - 2122: phát sinh hơn 5400 tấn rác/ngày 1971 Gg/năm

- Căn cứ vào sự thay đổi thành phần CTR đô thị ở các quốc gia và ở Việt Nam trong gần 20 năm qua, thì thành phần CTR sinh hoạt có thể dự báo sẽ thay đổi trong 100 năm tới như sau:

+ Thành phần CTR hữu cơ giảm 3% của tỷ lệ CTR hữu cơ trong năm trước đó

+ Thành phần CTR tái chế tăng khoảng 5% trong mỗi 20 năm

+ Thành phần CTR đốt được tăng khoảng 5% trong mỗi 20 năm

+ Các thành phần khác như giấy, rác vườn, gỗ, dệt may được dự báo sẽ không có sự thay đổi tỷ lệ đáng kể

Bảng 3.2 Phần trăm thành phần của các loại rác trong 100 năm tới

Thức ăn thừa Vườn Giấy Gỗ Dệt may Rác đốt Rác tái chế, không đốt được

Kết quả dự báo được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp tính toán của IPCC đã nêu trước đó kết hợp với sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp xấp xỉ và sai số để để giả định các số liệu chưa có, từ đó tính toán và dự báo dữ liệu cho 100 năm

Bảng 3.3 Dự báo lượng khí metan phát sinh trong 100 năm tới

Metan phát sinh của từng thành phần

CTRĐT thành phố Đà Nẵng

Giấy (Gg) Gỗ Dệt may (Gg)

Tổng Metan phát sinh (Gg)

Hình 3.1 Biểu đồ biểu thị Tổng metan phát sính phát sinh / Khối lượng CTR phát sính trong 100 năm

Tổng Metan phát sinh / Khối lượng CTR phát sinh trong 100 năm (Gg)

Tổng Metan phát sinh (Gg)

Từ các số liệu ở bảng tính toán và biểu đồ trên ta có thể thấy:

- Thức ăn thừa vẫn là nguồn phát sinh khí metan lớn nhất trong các thành phần của CTR được thu gom do chúng chiếm khối lượng lớn nhất

- Thành phần rác trơ (như: vỏ lon, chai nhựa…) được xử lý bằng tái chế gia tăng nên cũng ảnh hưởng đến phần trăm thành phần và khối lượng của tổng CTR phát sinh, cũng ảnh ảnh hưởng đến sự phát sinh của khí metan do thành phần lượng rác bị chuyển dịch và thay đổi

- Lượng chất thải rắn vẫn tăng dần đều theo các năm với tốc độ tương đối nhanh

- Lượng metan phát sinh chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với lượng CTR phát sinh

- Lượng metan phát sinh theo năm tuy vẫn tăng dần đều nhưng tương đối chậm

- Khối lượng của các loại rác khác nhau có sự thay đổi lượng phảt sinh đáng kể; nguyên nhân là do sự thay đổi thành phần phần trăm CTR được phát sinh do các yếu tố chuyển dịch về ngành về kinh tế, du lịch và đời sống thay đổi nên các loại rác phát sinh cũng thay đổi theo Vì thế nên sự phát sinh metan của các năm cũng có sự chênh lệch nhất định.

Ngày đăng: 19/09/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w