1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập trắc địa

35 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập trắc địa
Tác giả Phan Trung Thành, Đàm Tâm Đắc
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Chí Trung
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Trắc địa
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 7,04 MB

Cấu trúc

  • I. MÁY THỦY BÌNH (4)
    • 1. Cấu tạo máy thuỷ bình (4)
    • 2. Phân loại máy thuỷ bình (5)
    • 3. Công dụng của máy thuỷ bình (7)
    • 4. Mia (7)
    • 5. Cách bảo quản mia (8)
    • 6. Cách bảo quản chân máy (9)
  • II. MÁY KINH VĨ (9)
    • 1. Cấu tạo máy kinh vĩ điện tử (9)
    • 2. Một số bộ phận chính của máy kinh vĩ (10)
    • 3. Phân loại máy kinh vĩ điện tử (11)
    • 4. Công dụng của máy kinh vĩ (12)
    • 5. Cách bảo quản chân máy (12)
  • III. CÁCH TIẾN HÀNH CÁC BƯỚC THIẾT LẬP TRẠM ĐO 10 1. Máy thủy bình (12)
    • 2. Máy kinh vĩ điện tử (13)
  • IV. PHƯƠNG PHÁP ĐO MÁY THUỶ BÌNH (14)
    • 1. Khái niệm chung (14)
    • 2. Phương pháp đo cao hình học (15)
  • V. PHƯƠNG PHÁP ĐO MÁY KINH VĨ (17)
    • 1. Phương pháp đo (17)
    • 1. Bình sai đường chuyền cao độ kỹ thuật (23)
    • 2. Bình sai đường chuyền kinh vĩ (24)

Nội dung

Thực hiện kế hoạch của bộ môn Thực tập Trắc địa, nhóm 2 đã tiến hành đi thựctập trên khuôn viên cơ sở 1 Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM Quận BìnhThạnh với nội dung thực tập: - C

MÁY THỦY BÌNH

Cấu tạo máy thuỷ bình

Máy thủy bình có nhiều loại khác nhau, do vậy về cấu tạo chúng có khác nhau Nhưng nhìn chung chúng đều có các bộ phận cơ bản sau:

- Bộ phận ngắm: ống kính, thị kính, vật kính và ốc điều quang.

- Bộ phận cân bằng máy: ba ốc cân bằng, ống thăng bằng tròn, ống thăng bằng dài (có thể có vít nghiêng; hoặc không có ống thăng bằng dài mà thay vào đó là bộ phận tự chỉnh tiêu ngắm nằm ngang, có thể là gương treo, lăng kính treo và thấu kính treo)

Để cân bằng máy thuỷ bình hiệu quả, người ta sử dụng hệ thống quang học giúp nhìn được ảnh của hai đầu bọt nước Khi ảnh hai đầu bọt nước chập nhau thành hình parabol, tức là bọt thuỷ đã nằm giữa Để tiết kiệm thời gian cân máy, các máy thuỷ bình tự động được chế tạo với bộ phận tự cân bằng đường ngắm Bộ phận này tự hiệu chỉnh để tạo ra đường ngắm nằm ngang, trong giới hạn góc nghiêng nhất định của trục hình học ống kính Ống thăng bằng tròn chỉ đóng vai trò giúp đặt máy gần trạng thái cân bằng, còn độ chính xác của máy phụ thuộc vào độ chính xác của bộ phận tự cân bằng.

Phân loại máy thuỷ bình

- Phân loại theo nguyên lý hoạt động:

+ Máy thuỷ bình tự động:

Máy thủy bình Topcon Máy thủy bình Nikon Máy thủy bình Leica

+ Máy thuỷ bình điện tử:

- Phân loại theo độ chính xác:

+ Máy thủy bình độ chính xác thấp: Sai số đo khép: 2.0 mm/km – 2.5 mm/km

Sokkia B40 (±2.0 mm) Topcon AT-B4 B40 (±2.0 mm)

+ Máy thuỷ bình độ chính xác trung bình: sai số khép 1.0 mm/km – 2.0 mm/km

Nikon AE-C7 ±1.0 mm)( Leica NA730 (±1.2mm) + Máy thuỷ bình độ chính xác cao: Sai số khép dưới 1mm/km

Nikon AS-2C ±0.7 mm)( Topcon AT-B2 ±0.7 mm)(

Công dụng của máy thuỷ bình

- Máy thủy bình dùng để đo độ chênh và cao giữa các điểm trên mặt đất theo phương pháp đo cao hình học.

- Sử dụng để đo đạc trong thi công đường sá, nhà xưởng, san lấp mặt bằng và kiểm tra cao độ của sàn đồng thời dẫn cao độ phục vụ cho quá trình đo vẽ thành lập bản đồ.

- Máy thủy bình còn dùng trong công tác thiết lập lưới cao độ khống chế cho công trình, dẫn truyền cao độ phục vụ thi công xây dựng…

- Máy thủy bình giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến cao độ trong thi công xây dựng một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian thi công Chính vì vậy mà máy thủy bình là thiết bị không thể thiếu trong mọi công trình.

Mia

 Các bước thực hiện đo đạc bằng mia Để tiến hành đo đạc phải thực hiện lần lượt, đầy đủ 4 bước sau:

- Bước 1: Đặt máy tại vị trí bất kỳ nhưng máy không nên thấp hơn mốc và phải đặt ở nơi bằng phẳng, không được để máy chênh chân.

Bước 2: Cân máy bằng chân máy sơ bộ, sau đó đặt giọt nước vào và vặn chặt để chỉnh 3 ốc trên máy Khi chỉnh, hãy vặn 2 ốc cùng ra hoặc vào, sau đó vặn ốc còn lại.

- Bước 3 : Ngắm vào Mia đọc số trên Mia.

- Bước 4 : Tính cao độ cho máy thủy bình theo công thức được hướng dẫn trên máy hoặc theo kinh nghiệm của mình.

 Cách đọc mia trên máy thủy bình Đọc mia trên máy thủy bình.

 Trước khi đọc bạn cần phải thực hiện thao tác vận chỉnh tiêu cự và kính ngắm cho rõ nhất có thể để đọc số được dễ dàng hơn.

Khi đọc mia, các con số trên đường thẳng E thể hiện giá trị nghìn và trăm của mia (thường đọc theo đơn vị mm, sau đó quy ra m) Mỗi khấc nhỏ đen, trắng hoặc đỏ trắng tương ứng với 10mm Chia tiếp khấc nhỏ thành 10 để xác định hàng đơn vị Đọc theo thứ tự từ chữ E qua các hàng nghìn đến đơn vị như thông thường.

Cách bảo quản mia

- Mia thủy bình 5m được cấu thành bằng hợp kim nhôm nên rất dễ bị móp hay hư hỏng, cần tránh va chạm, đổ ngã trong quá trình sử dụng

- Khi không sử dụng, nên đặt mia nằm ngang trên mặt đất và đặt gọn vào một góc tránh bị dẫm phải

- Khi sử dụng mia, không nên kéo mia quá dài Cầmchắc mia khi đođạc tránh bị đổ ngã

- Khi kéo mia, nên kéo nhẹ nhàng tránh làm hỏng chốt mia

- Không cọ xát mia vì các vạch trên mia được sơn nên rất dễ bị bong.

Cách bảo quản chân máy

- Khi mở chốt chân máy, nên mở hết cả ba chốt để khi kéo dài không bị rơi làm hư hỏng

- Sau khi kéo dài chân máy nên khóa cả ba chốt

- Khi không sử dụng, nên đặt chân máy nằmngang trên mặt đất, tránh trường hợp ngã, va vào người khác hoặc làm hư chân máy.

MÁY KINH VĨ

Cấu tạo máy kinh vĩ điện tử

Máy kinh vĩ gồm 3 phần chính: a Giá máy: bằng kim loại, tạo thành bởi ba chân Các chân có thể thay đổi độ dài. b Đế máy: là bàn đế có 3 ốc, chúng cân bằng máy khi đo c Thân máy:

 Bộ phận định tâm (cân bằng máy):

- Bộ phận định tâm: gồm dây dọi, dọi tâm quang học, dọi tâm laser Mục đích là đưa trục chính của máy qua tâm mốc 5

- Bộ phận cân bằng: gồm thủy bình dài và ống thủy tròn (dùng để cân bằng chính xác)

- Ống kính: gồm một hệ 3 thấu kính: vật kính, thị kính, kính điều quang.

+ Trục ngắm: đường nối quang tâm kính vật và giao điểmdây chữthập

+ Trục quang học: đường nối tâm kính vật và quang tâmkính mắt

+ Trục hình học: trục đối xứng của ống kính

Cấu tạo máy kinh vĩ điện tử

Một số bộ phận chính của máy kinh vĩ

- Ống kính: Các bộ phận chính của ống kính gồm: kính vật, kính mắt, lưới chữ thập Đường thẳng nối quang tâm kính vật với quang tâm kính mắt và đi qua tâm của màng dây chữ thập là trục ngắm của ống kính. Độ phóng đại của ống kính Vx= fv/fm.

- Bàn độ: có hình tròn, trên đó khắc vạch chia độ (hoặc grad) Có hai loại bàn độ, bàn độ ngang và bàn độ đứng.

- Ống thuỷ: là ống thuỷ tinh bên trong có chứa chất lỏng và bọt khí Ống thuỷ dùng để cân bằng máy Có hai loại ống thuỷ:

Ống thủy dài là thiết bị dùng để cân bằng chính xác máy móc Mặt trên của ống có các vạch chia khoảng cách 2mm, tương ứng với độ nhạy của ống thủy Trục của ống thủy dài là một đường tiếp tuyến với mặt cong phía trong của ống, đi qua điểm giữa (hay còn gọi là "điểm không").

 Ống thuỷ tròn: Dùng để cân bằng sơ bộ máy Mặt trên của ống thuỷ có khắc các vòng tròn đồng tâm cách nhau 2mm Mặt trong của ống thuỷ tròn có dạng chỏm cầu, đỉnh chỏm cầu là “điểm không”.

Phân loại máy kinh vĩ điện tử

 Theo độ chính xác máy kinh vĩ được chia thành 3 loại :

- Máy kinh vĩ độ chính xác cao: mβ = ± 0”5 → ±2”

- Máy kinh vĩ độ chính xác: mβ = ± 5” → ±10”

- Máy kinh vĩ kỹ thuật: mβ = ± 15” → ±30”

 Theo cấu tạo bàn độ, máy kinh vĩ được chia làm 3 loại:

- Máy kinh vĩ kim loại: bàn độ làm bằng kim loại và đọc số bằng kính lúp.

- Máy kinh vĩ quang học: bàn độ làm bằng thuỷ tinh, đọc số bằng kính hiển vi.

- Máy kinh vĩ điện tử: bàn độ bằng đĩa từ, đọc số nhờ màn hình hiển thị.

Máy kinh vĩ điện tử

Công dụng của máy kinh vĩ

- Dùng để đo góc và đo khoảng cách, độ cao, ở các công trình xâydựng, khảo sát thực địa, hệ thống mạng lưới tọa độ

- Dùng trong công tác trắc địa công trình, đo đạc các dạng địa hìnhđểxác định đảm bảo về kích thước, hình dạng và độ thẳng đứng của côngtrìnhcũng như từ đó xác định vị trí của tim trục công trình đó.

Cách bảo quản chân máy

- Khi mở chốt chân máy, nên mở hết cả ba chốt để khi kéo dài khôngbị rơi làm hư hỏng

- Sau khi kéo dài chân máy nên khóa cả ba chốt

- Khi không sử dụng, nên đặt chân máy nằmngang trên mặt đất, tránh trường hợp ngã, va vào người khác hoặc làm hư chân máy.

CÁCH TIẾN HÀNH CÁC BƯỚC THIẾT LẬP TRẠM ĐO 10 1 Máy thủy bình

Máy kinh vĩ điện tử

Thiết lập trạm đo bằng máy kinh vĩ điện tử:

 Bước 1 : Chọn nền đất vững chắc để thiết lập trạm đo.

 Bước 2 : Mở chốt ba chân máy, kéo dài ba chân máy thủy bình bằng nhau và kéo tới độ cao thích hợp để ngắm.

 Bước 3 : Mở rộng ba chân, khoảng cách của chúng phải tương đối bằng nhau.

 Bước 4 : Điều chỉnh sơ bộ bằng ba chân ở giá đỡ sao cho mặt chân đế máy tương đối cân bằng

- Nếu nền đất không được bằng phẳng cần phải gia cố vững vàng vị trí đặt trạm máy bằng cách giậm mạnh vào từng chân máy xuống nền đất.

 Bước 5 : Đặt máy thủy bình lên mặt chân đế và đóng chốt.

+ Sau khi đã khóa ốc nối giữa máy và chân máy, định tâm sơ bộ để đưa tâm của máy vào vị trí gần nhất so với tâm mốc Ngắm vào kính dọi tâm quang học để điều chỉnh tâm máy một cách gần đúng.

+ Điều chỉnh các ốc cân máy để đưa tâm máy về vị trí chính xác so với tâm mốc.

Sau khi xác định tâm máy trùng với tâm mốc, bước tiếp theo là tiến hành cân bằng máy Thao tác này được thực hiện bằng cách điều chỉnh độ cao của các chân máy sao cho bọt thủy tròn trên máy nằm ở vị trí gần đúng nhất, càng chính xác thì kết quả thu được càng đáng tin cậy.

< Lưu ý : quá trình này tuyệt đối không được tác động tới 3 ốc cân máy – mà chỉ thay đổi độ cao của chân máy bằng 3 ốc hãm>

+ Cân bằng sơ bộ ống thủy tròn xong, ta quay máy sao cho trục ống thủy dài song song với 2 ốc cân máy, ở bước này, người ta tác động cùng chiều – hoặc ngược chiều đồng thời 2 ốc cân để đưa vị trí bọt thủy về giữa.

+ Xoay máy đi 1 góc 90° – sử dụng ốc cân thứ 3 để đưa bọt thủy về vị trí còn chính giữa trên hướng này.

 Tới đây, ta phải kiểm tra lại xem tâm máy còn trùng khớp chính xác với tâm mốc hay không? Vì sự thay đổi – tác động của người dùng tới 3 ốc cân máy sẽ làm dịch chuyển tâm máy Sẽ xảy ra 2 trường hợp:

- Nếu quá trình cân bằng sơ bộ của mình chính xác cao, sau khi thực hiện qua hết các bước trên mà máy chỉ có độ dịch chuyển nhỏ không đáng kể

Ngày đăng: 17/09/2024, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w