1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng

201 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình ảnh cộng đồng LGBT trên talk show truyền hình “Come Out - Bước ra Ánh Sáng”
Tác giả Huỳnh Thị Hoàng Lan
Người hướng dẫn TS. Đỗ Anh Đức
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 4,13 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu (11)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (13)
  • 3. Đối tượng, phạm vi, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (20)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (21)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (21)
  • 6. Kết cấu của luận văn (22)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH CỘNG ĐỒNG LGBT TRÊN TRUYỀN HÌNH (23)
    • 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài (23)
      • 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu về giới (23)
      • 1.1.2 Một số khái niệm về cộng đồng LGBT (26)
      • 1.1.3 Khái niệm công khai bản dạng giới/xu hướng tính dục (28)
      • 1.1.4 Các khái niệm hình ảnh nhân vật và định khung nhân vật trên truyền hình (30)
      • 1.1.5 Khái niệm talk show truyền hình (32)
    • 1.2 Cơ sở lý thuyết (33)
      • 1.2.1 Lý thuyết đóng khung (Framing theory) (33)
      • 1.2.2 Lý thuyết lệch pha (Queer theory) (37)
      • 1.2.3 Các lý thuyết về tự trình hiện (Self-representation theories) (39)
    • 1.3 Cơ sở thực tiễn (40)
      • 1.3.1 Cơ sở pháp lý về cộng đồng LGBT tại Việt Nam (40)
      • 1.3.2 Một số vấn đề về cộng đồng LGBT trong xã hội và truyền thông tại Việt Nam hiện nay (42)
    • 2.1 Thiết kế nghiên cứu (46)
      • 2.1.1 Tổng quan về talk show “Come Out - Bước ra ánh sáng” (46)
      • 2.1.2 Mẫu nghiên cứu (47)
      • 2.1.3 Quy trình nghiên cứu (50)
    • 2.2 Kết quả nghiên cứu về khung hình ảnh nhân vật LGBT trong talk show “Come Out - Bước ra ánh sáng” giai đoạn 2018 -2022 (52)
      • 2.2.1 Khung nhân khẩu học của các nhân vật LGBT (52)
      • 2.2.2 Khung quá trình công khai bản dạng giới/xu hướng tính dục của nhân vật LGBT (56)
      • 2.2.3 Khung tự trình hiện của nhân vật LGBT (63)
      • 2.2.4 Cách thức nhà sản xuất tạo điểm nhấn cho chương trình và tương tác giữa người dẫn chương trình với nhân vật LGBT (74)
    • 2.3 Thảo luận về cách định khung hình ảnh nhân vật LGBT (83)
  • CHƯƠNG 3: Ý KIẾN CỦA KHÁN GIẢ THUỘC CỘNG ĐỒNG (92)
    • 3.1 Thiết kế nghiên cứu (92)
    • 3.2 Kết quả nghiên cứu ý kiến của khán giả về hình ảnh nhân vật (0)
      • 3.2.1 Ý kiến của khán giả về tổng thể chương trình và cách thức nhà sản xuất thu hút sự chú ý của người xem (95)
      • 3.2.2 Ý kiến của khán giả về hình ảnh nhân vật LGBT (102)
      • 3.2.3 Mong muốn của khán giả về các chương trình truyền hình dành (106)
    • 3.3 Thảo luận về ý kiến của khán giả LGBT (110)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (22)
  • PHỤ LỤC (22)

Nội dung

Điều đó cho thấy hình ảnh của nhân vật LGBT trong chương trình và cảm nhận của khán giả bắt đầu có một độ chênh nhất định, cần được nghiên cứu, so sánh để khắc phục những điểm chưa đạt,

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về hình ảnh cộng đồng LGBT trên truyền thông khắp thế giới, đặc biệt là truyền hình, với nhiều cách tiếp cận và cơ sở lý luận khác nhau Trong đề tài nghiên cứu “Người LGBT trong mắt công chúng”, nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) năm 2018 đã nhận định về 2 hướng nghiên cứu chính về cộng đồng LGBT trên truyền thông thế giới như sau: hướng thứ nhất chiếm đa số là các công trình phân tích nội dung, phân tích cách thức truyền thông miêu tả hình ảnh người LGBT; hướng thứ hai là một số ít các nghiên cứu nhấn mạnh vào tác động của các sản phẩm truyền thông về LGBT tới khán giả Ở các nước Âu - Mỹ - Mỹ Latin, một số công trình tương tự có thể kể như: Crawley & Broad (2004) đã tiến hành nghiên cứu điền dã để tìm hiểu về cách người đồng tính nữ kể câu chuyện cuộc đời của họ trong các hội thảo, diễn đàn về LGBT như một phương tiện của hoạt động phong trào xã hội tại Mỹ Kết quả cho thấy có một số công thức chung khi diễn giả nói về bản dạng giới của mình: nhấn mạnh câu chuyện của mình là cá biệt và không thuộc một khuôn mẫu nào, không nói nhiều về chuyện tình dục và cố gắng tạo một hình tượng tình dục lành mạnh, chuyển câu chuyện của một cá nhân không điển hình thành tiếng nói đại diện cho cộng đồng LGBT, sử dụng nước mắt hoặc câu chuyện hài hước, kể câu chuyện của một người quen, coi mình là nạn nhân bị áp bức/ kỳ thị

Raley & Lucas (2006) đã phân tích chân dung các nhân vật đồng tính nam, đồng tính nữ và song tính trong 9 series chương trình phát sóng giờ vàng trên truyền hình Mỹ mùa thu năm 2001 Dựa trên thang đo hình ảnh nhân vật thuộc nhóm thiểu số trên truyền thông gồm 4 bậc của C Clark (1969) và thang đo 3 bậc của G L Berry (1980), nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch các cấp độ đại diện của đồng tính nam, đồng tính nữ và song tính Bên cạnh đó, hình ảnh của một nhóm nhân vật không bắt buộc phải diễn biến tuần tự theo các bậc, mà có thể quay lại ở giai đoạn trước đó

Cabosky (2014) đã kết hợp các lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting), Đóng khung (Framing) và phân tích phê phán về quyền lực (Critical analysis of power) nghiên cứu định tính về cách mà GLAAD (Liên minh Đồng tính nam và Đồng tính nữ chống lại sự phỉ báng) - một tổ chức trong phong trào bảo vệ cộng đồng LGBT tại Mỹ định khung cho các thông cáo báo chí của mình gửi đến những cơ quan công quyền Với mục đích cuối cùng là “xây dựng sự chấp nhận và nâng cao sự bình đẳng”, tổ chức GLAAD đã định khung những bức chân dung “công bằng, chính xác và hòa nhập” về các cá nhân LGBT Song song đó là định khung

“bạo lực gia đình, đối với thanh thiếu niên và đảm bảo an toàn cho người LGBT”, áp dụng cho những thông cáo báo chí mang tính cảnh báo về kỳ thị, phân biệt đối xử với người LGBT trong các cộng đồng nhỏ và xã hội

Corey (2017) vận dụng lý thuyết gieo trồng (Cultivation theory) và lý thuyết Bản sắc xã hội (Social identity theory) phân tích hình ảnh của phụ nữ song tính trên

3 series truyền hình Mỹ Kết quả cho thấy có một khoảng trống trong cả lý thuyết lẫn thực tế về hình ảnh nữ song tính trên truyền hình, dẫn đến những nhìn nhận tiêu cực của công chúng về đối tượng này

Jacobs & Meeusenb (2020) đã phân tích nội dung về người LGBT trên các bản tin truyền hình tại Flanders (Bỉ) từ năm 1986 đến năm 2017 đồng thời đánh giá về các khung LGBT trên truyền hình Nghiên cứu cho thấy sau 11 năm, số lượng thông tin thời sự về người LGBT có tăng, hình ảnh LGBT đã trở nên tích cực hơn, tuy nhiên vẫn tồn tại sự chênh lệch về hình ảnh tốt đẹp của người đồng tính nam đối với người đồng tính nữ và người chuyển giới Các mô hình trong khung đã thay đổi: khung lệch lạc và bất thường đã giảm xuống có lợi cho sự gia tăng quyền bình đẳng và khung nạn nhân

Colvin & Moton (2021) vận dụng lý thuyết gieo trồng (Cultivation theory) để phân tích về hình ảnh 17 nữ cảnh sát đồng tính trên truyền hình Mỹ từ năm 1986 đến nay Nghiên cứu cho thấy sau 30 năm, hình ảnh nữ cảnh sát đồng tính ngày càng tích cực hơn, phát huy được ưu điểm của nghề nghiệp (sự cứng rắn, quyết đoán) và giới tính (linh hoạt trong giải quyết vấn đề)

Morrison và cộng sự (2021) vận dụng lý thuyết đóng khung (Framing theory) để khảo sát cách thức báo chí Canada đưa tin về người LGBTQ bị bạo hành tình dục Kết quả cho thấy các phương tiện truyền thông tin tức của Canada định khung trải nghiệm bạo lực tình dục của LGBTQ theo cách kỳ thị và duy trì sự phân biệt đối xử về mặt thể chế đối với họ

Annati & Ramsay (2022) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để khảo sát cảm nhận của người đồng tính nữ đối với chân dung của họ trên truyền thông Những phát hiện định tính cho thấy những người đồng tính nữ nhận thấy những miêu tả trên phương tiện truyền thông chủ yếu là tiêu cực và khuôn mẫu, ở chỗ họ bị cường điệu hóa và đối với cái nhìn của nam giới Tiếp xúc với chân dung đồng tính nữ bị phân biệt giới tính làm giảm họ sự tự tin về một vài yếu tố trên cơ thể nhưng không ảnh hưởng đến lòng tự trọng và đánh giá tổng thể về ngoại hình Hầu hết các ý kiến không thay đổi theo chủng tộc, nhưng đã phát hiện ra các khuôn mẫu phân biệt chủng tộc Ramírez (2023) đã tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc với 25 người đồng tính tại Chile, ghi nhận ý kiến của họ về hình ảnh người đồng tính trên truyền hình quốc gia Kết quả cho thấy họ rất phê phán cách thể hiện hình ảnh này, cho rằng hình ảnh người đồng tính trên truyền hình Chile bị thể hiện một cách đơn giản hóa và theo một số khuôn mẫu cố định, có sự gán ghép giữa đồng tính và giai cấp lao động một cách không cần thiết, đồng thời có xu hướng thể hiện nhóm đồng tính nam và đồng tính nữ thành 2 nhóm cực đoan đối lập

Tại các trường đại học phương Tây, vấn đề này cũng được các học viên, nghiên cứu viên quan tâm, có thể kể đến Luận án tiến sĩ “Từ đèn đỏ đến cờ đỏ: Lịch sử giới ở Việt Nam thời thuộc địa và đương đại” (Tran, Quang-Anh Richard – Đại học California (Mỹ) - 2011); Luận văn thạc sĩ “Phong trào LGBT Việt Nam và Truyền thông: Định khung và định khung lại vấn đề đồng tính luyến ái trong các diễn ngôn của công chúng và truyền thông Việt Nam” (Faludi - Đại học Hamburg (Đức) - 2016); Luận văn thạc sĩ “Phân tích nội dung về hình ảnh của nhóm thiểu số trên truyền hình truyền thống và truyền hình trực tuyến năm 2019 - 2020” (Webb - Đại học Auburn (Mỹ) - 2021); Luận văn thạc sĩ “Phân tích định tính chân dung người đồng tính nữ trên truyền hình từ 2010 – 2019 với các chương trình dành cho thanh thiếu niên” (Johnson - Đại học Johns Hopkins (Mỹ) - 2022); … Đặc biệt, tại Mỹ, tổ chức GLAAD (Liên minh Đồng tính nam và Đồng tính nữ chống lại sự phỉ báng) thường xuyên xuất bản ấn phẩm hướng dẫn truyền thông về cộng đồng LGBT như: GLAAD’s Media Reference Guide (đến nay đã có phiên bản thứ 11), Where We Are On TV (báo cáo hàng năm, từ 2007 đến nay)… Ở các nước châu Á, những năm gần đây việc nghiên cứu về hình ảnh cộng đồng LGBT cũng bắt đầu được quan tâm, đặc biệt là tại các nước có nền văn hóa truyền thống vốn xem hiện tượng LGBT là một sự lệch chuẩn Các nghiên cứu về chân dung cộng đồng LGBT được thực hiện đa dạng ở thể loại tin tức, giải trí (phim ảnh, series phim truyền hình, truyền hình thực tế)

Tại Trung Quốc, công trình của Zhang & Min (2013) đã khảo sát về ảnh hưởng của việc định khung trong các chương trình giải trí đối với việc ủng hộ quyền đồng tính nam, khám phá các cơ chế cơ bản của việc định khung quy kết và định khung giá trị Kết quả cho thấy việc tiếp xúc với các khung quy kết có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức của những người tham gia về khả năng kiểm soát của đồng tính luyến ái và phản ứng cảm xúc của họ Trong khi đó, các giá trị cốt lõi được phản ánh trong một chương trình có chủ đề đồng tính đã ảnh hưởng đến ý kiến của người tham gia bằng cách thay đổi nhận thức của họ về tầm quan trọng của niềm tin liên quan đến giá trị

Cũng tại Trung Quốc, Chang & Ren (2017) đã phân tích diễn ngôn trên các bản tin liên quan đến đồng tính nam trên 5 tờ báo chính thống của Bắc Kinh từ năm

2010 đến 2015, chỉ ra 4 loại hình ảnh chủ đạo về người đồng tính trên phương tiện truyền thông: (1) là nạn nhân của tội phạm vì sự yếu đuối cố hữu của họ; (2) là những chủ thể bạo lực; (3) là kẻ thù của các giá trị truyền thống, (4) là nguồn gốc của sự bất ổn xã hội Bên cạnh đó, bất chấp sự công nhận hợp pháp và chính thức về đồng tính luyến ái ở Trung Quốc, các bản tin Trung Quốc gần như hoàn toàn im lặng về những người đồng tính Họ hiếm khi được phỏng vấn, nếu có thì đa phần biểu hiện xấu hổ hoặc hối tiếc

Thi Huyen Linh Nguyen (2019) – nghiên cứu sinh Việt Nam tại Australia đã phân tích diễn ngôn của các nhân vật đồng tính nam và bình luận của khán giả trong series phim sitcom “Bộ ba đĩ thõa” phát trên Youtube tại Việt Nam Kết quả cho thấy các nhân vật đồng tính trong series phim này thể hiện sự tự hào bản sắc rõ rệt, trẻ trung yêu đời và mang phong cách hài hước, ẻo lả để gây cười Tác giả nhận định đây là một sự chuyển biến rõ rệt, khác xa hình ảnh của những nhân vật đồng tính luôn dằn vặt, che giấu xu hướng tính dục của mình hoặc có liên quan tới tệ nạn xã hội như trong hàng loạt các bộ phim trước đó Các bình luận của khán giả bên dưới từng tập phim cũng thể hiện sự cởi mở hơn, các ý kiến phản đối chủ yếu là lo lắng về tương lai của những mối tình đồng tính, đặt trong quan niệm về sự hiếu thảo, thể chế hôn nhân nam – nữ và nghĩa vụ nối dõi tông đường

Tại Malaysia, năm 2019, Kok và cộng sự (Đại học Putra Malaysia) đã công bố công trình về định khung cộng đồng LGBT trên cổng thông tin tại Malaysia, trong bối cảnh Thủ tướng Malaysia tuyên bố cấm hành vi LGBT kể từ ngày 21/8/2018 Mục đích của công trình nhằm xác định mối quan tâm của các nhà báo trong quá trình giải thích tin tức về LGBT bằng cách sử dụng các phương tiện thông tin trên cổng thông tin ở Malaysia như Malaysiakini và The Star Đồng thời, nghiên cứu này cũng nhằm xác định quá trình các nhà báo định khung tin tức về LGBT bằng cách sử dụng quá trình xây dựng khung bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài như thế nào

Đối tượng, phạm vi, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Hình ảnh cộng đồng LGBT trên talk show truyền hình “Come Out - Bước ra ánh sáng”

- Series talk show truyền hình “Come Out – Bước ra ánh sáng”

- Thời gian phát sóng: 24/9/2018 – 12/9/2022 (4 mùa – 208 tập)

- Phân tích khung nhân vật LGBT do nhà sản xuất xây dựng trong talk show truyền hình “Come Out - Bước ra ánh sáng”

- Tìm hiểu ý kiến của khán giả trong cộng đồng LGBT đối với cách mà hình ảnh người LGBT được định khung trong talk show đó

- Từ kết quả của 2 bước nghiên cứu trên, tiến hành thảo luận đánh giá và rút ra một số khuyến nghị trong việc định khung hình ảnh người LGBT trong các chương trình truyền hình

Vì chưa có tiền lệ về khung hình ảnh người LGBT trong một talk show truyền hình chuyên biệt, trong đó nhân vật toàn bộ đều là LGBT, nên tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể thay vì kiểm tra một giả thuyết nghiên cứu

Luận văn nhằm mục đích trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu sau:

- Câu hỏi 1: Các nhân vật LGBT trong series “Come out – Bước ra ánh sáng”

(2018 – 2022) đã được định khung hình ảnh như thế nào?

- Câu hỏi 2: Ý kiến của khán giả trong cộng đồng LGBT với cách định khung nhân vật LGBT của chương trình như thế nào?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích nội dung: xây dựng bộ mã hóa (codebook) nhằm phân tích hình ảnh nhân vật trong 208 số phát sóng của chương trình Từ đó xác định cách thức nhà sản xuất định khung nhân vật LGBT Trong quá trình mã hóa, có ghi chú lại những chủ đề diễn ngôn xuất hiện thường xuyên, liên quan tới các thuộc tính định khung nhân vật

Phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung: phỏng vấn nhóm khán giả thuộc cộng đồng LGBT (không phải là nhân vật trong chương trình, không có liên quan tới nhà sản xuất) để thu thập ý kiến của họ về hình ảnh nhân vật LGBT trong chương trình

Phương pháp thống kê – tổng hợp: từ các số liệu mã hóa nội dung, tiến hành thống kê tần suất, tỉ lệ phân bố các thuộc tính để phục vụ cho việc phân tích kết quả nghiên cứu

Phương pháp so sánh: đối chiếu kết quả hình ảnh nhân vật LGBT do nhà sản xuất định khung với ý kiến khán giả cũng thuộc cộng đồng LGBT Từ đó liên hệ, đối chiếu với các kết quả nghiên cứu của các công trình tương tự, vận dụng các lý thuyết để giải thích và đưa ra các khuyến nghị.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về lý thuyết nghiên cứu, luận văn đóng góp một phần vào việc vận dụng lý thuyết đóng khung (Framing theory), lý thuyết lệch pha (Queer theory) và lý thuyết tự trình hiện (Self-representation) trong lĩnh vực truyền hình dành cho các nhân vật thuộc nhóm thiểu số/ đặc thù, ở thể loại giải trí (cụ thể là talk show truyền hình) vốn chưa có nhiều công trình nghiên cứu tại Việt Nam Từ các kết quả nghiên cứu, luận văn cung cấp một góc nhìn về việc vận dụng các lý thuyết này trong bối cảnh văn hóa – xã hội – truyền thông Việt Nam đương đại, nêu lên sự khác biệt so với việc vận dụng các lý thuyết này trong bối cảnh nước ngoài

Về phương pháp nghiên cứu, luận văn góp phần vào việc xây dựng hệ thống mã hóa ngôn ngữ truyền hình thành các tiêu chí đánh giá để xây dựng khung hình ảnh nhân vật, sử dụng trong phân tích nội dung

Luận văn giúp những nhà sản xuất nội dung truyền hình nhìn lại quá trình định khung hình ảnh nhân vật LGBT, chỉ ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý, đối chiếu với cảm nhận của khán giả để rút kinh nghiệm khi sản xuất những chương trình có nội dung tương tự trong tương lai.

Kết cấu của luận văn

Phần mở đầu: lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng - phạm vi – mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình ảnh cộng đồng LGBT trên truyền hình

- Chương 2: Khung hình ảnh nhân vật LGBT trong series “Come out - Bước ra ánh sáng” từ 2018 - 2022

- Chương 3: Ý kiến của khán giả thuộc cộng đồng LGBT về hình ảnh nhân vật trong series “Come out - Bước ra ánh sáng” từ 2018 - 2022

Kết luận và khuyến nghị

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH CỘNG ĐỒNG LGBT TRÊN TRUYỀN HÌNH

Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu về giới

Các nghiên cứu y học và sinh học về giới tính đã có mặt từ rất lâu trong lịch sử, tuy nhiên nghiên cứu khoa học xã hội về giới chỉ phát triển mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XX Trải qua gần 70 năm, nghiên cứu giới đã trở thành một lĩnh vực đa ngành, hình thành nên một hệ thống lý thuyết rộng rãi Các học giả tiên phong như Money (1955), Stoller (1968), Oakley (1972), Beauvoir (1973), Irigaray (1977), Wittig (1981), Butler (1990) quan niệm rằng có sự khác biệt giữa giới tính sinh học (do tự nhiên quy định) và giới (do xã hội quy định) Qua thời gian, các khái niệm về tính dục, giới tính và giới tiếp tục được phát triển và bổ sung, đồng thời sự nhìn nhận về giới dần thoát khỏi các khái niệm nhị nguyên (nam - nữ hoặc dị tính - đồng tính) để hướng tới sự đa nguyên

Trong luận văn này, tác giả áp dụng một số khái niệm cơ bản như sau:

Giới tính (Sex) hoặc Giới tính sinh học (Biological sex): là đặc điểm cơ thể do tự nhiên quy định, bao gồm nhiễm sắc thể (XX đối với nữ, XY đối với nam), hormon (estrogen ở nữ, testosterone ở nam) và cấu tạo cơ quan sinh dục (buồng trứng, tử cung và âm đạo ở nữ; tinh hoàn và dương vật ở nam) Đôi khi, do sự phát triển không điển hình của nhiễm sắc thể hoặc cấu tạo cơ thể, một người có thể mang cả đặc điểm sinh học của nữ và nam Trường hợp này được gọi là Liên giới tính (Intersex) (iSEE - 2018)

Giới (Gender): là một khái niệm đa diện và phức tạp, thay đổi qua các thời kỳ lịch sử và các nền văn hóa Khái niệm “Giới” bao gồm 4 khái niệm chính:

- Chỉ định giới (Gender assignment): Chỉ định ban đầu của một người, thường do các chuyên gia y tế thực hiện khi người đó vừa được sinh ra

- Bản dạng giới hoặc Nhận dạng giới (Gender identity): Ý thức bên trong của một người về bản thân, nhằm trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”

- Vai trò giới (Gender role) hoặc Thể hiện giới (Gender expression): Sự thể hiện về mặt xã hội của bản thân đó, thông qua bao gồm quần áo, kiểu tóc, các đặc điểm về thái độ và hành vi

- Quy kết giới (Gender attribution): Quá trình tất cả chúng ta đều tham gia, thường là một cách vô thức khi liếc nhìn ai đó, tương tác với ai đó và đưa ra quyết định trong tích tắc về giới tính nhằm trả lời cho câu hỏi “Người đó là ai?”

Tính dục (Sexuality): Tính dục của con người bao gồm kiến thức, niềm tin, thái độ, giá trị và hành vi tình dục của các cá nhân Các khía cạnh khác nhau của nó liên quan đến giải phẫu, sinh lý học và hóa sinh của hệ thống phản ứng tình dục; bản sắc, định hướng, vai trò và tính cách; và suy nghĩ, cảm xúc và các mối quan hệ Tính dục bị ảnh hưởng bởi các mối quan tâm về đạo lý, tinh thần, văn hóa và đạo đức (Hội đồng Giáo dục và Thông tin Tính dục Hoa Kỳ (SIECUS), trích dẫn bởi Plante, 2015, tr xvii)

Xu hướng/ Thiên hướng/ Khuynh hướng tính dục (Sexual orientation):

Một yếu tố trong tính dục, thể hiện ở sự hấp dẫn có tính bền vững về cảm xúc, tình dục hoặc tình cảm hướng tới người cùng giới, khác giới hay cả hai (iSSE, 2014)

Xu hướng tính dục là một khái niệm phức tạp, chồng lấn và còn được thảo luận Các học giả sử dụng định nghĩa nêu trên thường phân chia xu hướng tình dục của con người theo các hướng: đồng tính (Homosexual), dị tính (Heterosexual), song tính (Bisexual) Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy xu hướng tính dục không đơn giản ở 2 hay 3 hạng mục mà vô cùng đa dạng, không dừng lại ở giới tính của người họ thích mà còn thể hiện ở nhiều phạm trù khác như đồ vật, địa điểm, tần suất, mong muốn, hành vi… Mặt khác, xu hướng tính dục của một người có thể không cố định, mà thay đổi theo thời gian hoặc chịu tác động của nhiều yếu tố Từ đó, các nhà tình dục học và nghiên cứu giới đề xuất một thang đo 7 mức độ của xu hướng tính dục (Kinsey, 1948; Kinsey, 1953) hoặc những hệ thống tiếp cận mới dưới góc độ xã hội để nghiên cứu khái niệm này (Stein, 1999)

Sự đa dạng tính dục của con người được minh họa bằng mô hình “The Genderbread Person” ở Hình 1.1

Hình 1.1: Mô hình “The GenderBread Person” minh họa sự đa dạng tính dục

(Nguồn: Sam Killermann, https://www.itspronouncedmetrosexual.com/genderbread-person/

Chuyển ngữ tiếng Việt: Trung tâm ICS)

Từ những khái niệm trên, có thể suy ra rằng:

- Bản dạng giới (Gender identity), thể hiện giới (Gender expression) và giới tính (Sex) không nhất thiết phải trùng nhau

- Bản dạng giới (Gender identity: liên quan tới việc một người nghĩ mình thuộc giới tính nào) độc lập với xu hướng tính dục (Sexual orientation: họ cảm thấy ai hấp dẫn) Các thuật ngữ về bản dạng giới và xu hướng tính dục cần được sử dụng chính xác khi làm truyền thông về cộng đồng LGBT để nâng cao hiểu biết của mọi người về cộng đồng này Đây chính là những khái niệm cơ bản, đặt nền tảng cho các nghiên cứu về giới và cộng đồng LGBT

1.1.2 Một số khái niệm về cộng đồng LGBT

Cộng đồng LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới) là khái niệm đề cập đến một nhóm cá nhân đa dạng có chung trải nghiệm về bản dạng giới/xu hướng tính dục không dị tính Đó là một thuật ngữ rộng và bao quát, bao gồm nhiều xu hướng tính dục, bản dạng giới và thể hiện giới Trong một số ngữ cảnh, khái niệm LGBT được mở rộng thành LGBTQ, LGBTQ+ hoặc thậm chí là LGBTQIA+, trong đó mỗi chữ viết tắt của thuật ngữ thể hiện một bản dạng giới/xu hướng tính dục khác nhau Theo định nghĩa hiện hành của GLAAD (Liên minh Đồng tính nam và Đồng tính nữ chống lại sự phỉ báng - Hoa Kỳ) và PFLAG (tổ chức đa quốc gia Phụ huynh, Gia đình và Bạn bè của người đồng tính nữ và đồng tính nam):

L (Lesbian - Đồng tính nữ): Người phụ nữ có sức hấp dẫn lâu dài về thể chất, sự lãng mạn và/hoặc tình cảm đối với những người phụ nữ khác

G (Gay - Đồng tính): Người có sức hấp dẫn lâu dài về thể chất, lãng mạn và/hoặc tình cảm đối với những người cùng giới tính Thuật ngữ “Gay” thường được dùng chỉ người đồng tính nam, tuy nhiên một số người đồng tính nữ cũng tự nhận là

“Gay” Trước đây, người ta thường dùng khái niệm Homosexual (Đồng tính) hàm chỉ người đồng tính Tuy nhiên, hiện nay “Homosexual” thường mang ý miệt thị nên các tổ chức nhân quyền cho người LGBT và giới học giả hầu như không còn sử dụng nó nữa

B (Bisexual - Song tính): Người có khả năng bị thu hút về thể chất, lãng mạn và/hoặc tình cảm đối với những người thuộc nhiều giới tính, không nhất thiết phải đồng thời, theo cùng một cách hoặc ở cùng mức độ “Bi” trong “Bisexual” dùng để chỉ giới tính giống và khác với giới tính của chính mình, không đơn thuần theo nghĩa

“bị thu hút bởi cả nam và nữ” Đôi khi, khái niệm này được mở rộng hơn thành P

(Pansexual - Toàn tính) - dùng để mô tả người có khả năng hình thành sự hấp dẫn lâu dài về thể chất, lãng mạn và/hoặc cảm xúc đối với bất kỳ người nào, bất kể bản dạng giới/xu hướng tính dục

Cơ sở lý thuyết

1.2.1 Lý thuyết đóng khung (Framing theory)

Lý thuyết đóng khung do nhà nghiên cứu xã hội học người Mỹ Erving Goffman đưa ra vào năm 1974 Trong cuốn sách “Frame analysis: An essay on the organization of experience”, Goffman định nghĩa: Khung là những giản đồ diễn giải cho phép con người “xác định, tiếp nhận, định dạng và dán nhãn cho vô số những việc diễn ra trong cuộc sống của họ” (tr.21) Tiếp tục phát triển khái niệm này,

Tankard et al (1991) cho rằng “Khung là một ý tưởng tổ chức trung tâm cho nội dung tin tức cung cấp bối cảnh và gợi ý vấn đề là gì thông qua việc sử dụng lựa chọn, nhấn mạnh, loại trừ và xây dựng” (tr 11) Tương tự, Entman (1993) diễn giải rõ hơn:

“Đóng khung là lựa chọn một số khía cạnh của một thực tế được nhận thức và làm cho chúng nổi bật hơn trong một văn bản giao tiếp, theo cách nhằm thúc đẩy một định nghĩa vấn đề cụ thể, diễn giải nguyên nhân, đánh giá đạo đức và/hoặc khuyến nghị giải pháp” (tr 52)

Cơ sở của lý thuyết đóng khung là: các phương tiện truyền thông tập trung sự chú ý vào các sự kiện nhất định, sau đó sắp xếp, trình bày chúng bằng những cách thức nhất định, nhằm định hướng sự diễn giải của công chúng theo chủ ý của phương tiện truyền thông Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy có một sự hội tụ giữa thiết lập chương trình nghị sự và đóng khung, đồng thời xem lý thuyết đóng khung là “lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự cấp độ 2” (McCombs & Ghanem, 2001)

Quy trình xây dựng khung dựa trên sự phát triển chương trình nghị sự được minh họa ở Hình 1.2 Đồng thời McCombs & Ghanem (2001) cũng lưu ý rằng: các thuộc tính mô tả một đối tượng có thể rất đơn giản và rời rạc (chẳng hạn như độ tuổi hoặc tình trạng hôn nhân) đến rất phức tạp (ví dụ như kẻ bảo thủ hoặc anh hùng dân tộc) Khuôn mẫu (stereotype) là một ví dụ về thuộc tính vĩ mô kết hợp một số thuộc tính vi mô lại với nhau Từ quan điểm này, không phải tất cả các thuộc tính đều là khung, nhưng tất cả các khung đều là thuộc tính Tất cả các khung là thuộc tính vì chúng mô tả một đối tượng Một thuộc tính là một khung chỉ khi nó là một thuộc tính vĩ mô bao gồm các thuộc tính vi mô

Hình 1.2 Sơ đồ định nghĩa khung và quy trình xây dựng khung

(Nguồn: McCombs, M., & Ghanem, S (2001) The convergence of agenda setting and framing In S Reese, O Gandy & A Grant (Eds.), Framing public life (tr.71)

Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates)

Về phía truyền thông, việc định khung được tổ chức theo một số cách, nhưng thường được quy về 2 cách: mặt nhận thức (cognitively) và mặt văn hóa (culturally) Các khung nhận thức khuyến khích chúng ta suy nghĩ về các hiện tượng xã hội theo một cách nhất định, thường dựa trên các thành kiến tâm lý cơ bản Trong khi đó, các khung mang tính văn hóa không chỉ dừng lại ở việc tổ chức một câu chuyện mà còn giúp các nhà truyền thông sắp xếp sự hiểu biết về văn hóa, bên cạnh việc đưa thông tin tức thời Các khung này thường bền bỉ theo thời gian, mang tính biểu tượng và tạo ra các khuôn mẫu và được chia sẻ rộng rãi trong xã hội (Reese, 2001)

Về phía công chúng, họ cũng có những “khung” trong cách giải mã thông điệp từ các phương tiện truyền thông, thông qua lăng kính chủ quan của mình Theo Goffman (1974), có 2 loại khuôn khổ (framework) tham gia vào quá trình cá nhân giải mã thông điệp: khuôn khổ tự nhiên và khuôn khổ xã hội Các khuôn khổ tự nhiên giúp xác định các sự kiện vật lý xảy ra theo nghĩa đen và không quy kết bất kỳ lực lượng xã hội nào vào nguyên nhân của chúng Các khuôn khổ xã hội xem các sự kiện xảy ra là do xã hội định hướng, do ý thích bất chợt, mục tiêu và sự thao túng từ những người khác Các khuôn khổ xã hội được xây dựng trên các khuôn khổ tự nhiên Các khuôn khổ này ảnh hưởng rất nhiều đến cách dữ liệu được diễn giải, xử lý và truyền đạt Giả định cơ bản của Goffman là các cá nhân có khả năng sử dụng các khuôn khổ này hàng ngày, cho dù họ có nhận thức được chúng hay không

Từ nền tảng của Goffman, lý thuyết đóng khung tiếp tục được nhiều học giả phát triển và ứng dụng trong nhiều khía cạnh đời sống như tâm lý học, giao tiếp, quảng cáo, marketing, quan hệ công chúng, báo chí – truyền thông…

Khi nghiên cứu về khung truyền thông và sự hình thành của dư luận, Gamson (1992) đã thấy có mối liên hệ giữa các phong trào xã hội, cách đưa tin của các phương tiện truyền thông và dư luận của công chúng Gamson kết luận rằng khung truyền thông sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến công chúng khi họ không có đủ kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến các vấn đề được đưa ra trên các phương tiện truyền thông Ngược lại, khung truyền thông sẽ không phát huy ý nghĩa khi khán giả có đủ kiến thức và kinh nghiệm về một vấn đề và mâu thuẫn với nội dung của phương tiện truyền thông; trong trường hợp này khán giả sẽ tin tưởng các vấn đề đang được công chúng thảo luận hơn so với khung truyền thông

Khi nghiên cứu về cách tạo khung trên truyền thông, một câu hỏi đặt ra là: cái gì/những thành phần nào trong câu chuyện giúp cấu thành khung?

Entman (1993) cho rằng các khung trong tin tức có thể được kiểm tra và xác định bằng “sự hiện diện hay vắng mặt của một số từ khóa, cụm từ có sẵn, hình ảnh rập khuôn, nguồn thông tin và câu cung cấp các cụm sự kiện hoặc nhận định củng cố chủ đề” (tr.52)

Fairhurst & Sarr (1996) đã nêu ra các kỹ thuật đóng khung thường được sử dụng trong đời sống, đặc biệt là trong diễn ngôn của các nhà lãnh đạo:

- Ẩn dụ (Metaphor): Để đóng khung một ý tưởng/khái niệm thông qua việc so sánh với một thứ khác

- Truyện (Story): Định khung chủ đề thông qua cách kể chuyện một cách sinh động và dễ nhớ

- Truyền thống (Tradition): Những nét văn hóa mang ý nghĩa đời thường, gắn bó với đối tượng

- Khẩu hiệu, biệt ngữ, khẩu hiệu (Slogan, jargon, catchphrase): Để đóng khung một đối tượng bằng một cụm từ hấp dẫn để làm cho nó dễ nhớ và dễ liên tưởng hơn

- Tạo tác (Artifact): Vật thể có giá trị biểu tượng nội tại - một hiện tượng văn hóa / hình ảnh mang nhiều ý nghĩa hơn vật thể mà nó tự có

- Tương phản (Contrast): Để mô tả một đối tượng theo nghĩa không phải là nó

- Xoay chuyển (Spin): để trình bày một khái niệm theo những cách để truyền đạt một đánh giá giá trị (tích cực hoặc tiêu cực) có thể không rõ ràng ngay lập tức; để tạo ra sự thiên vị vốn có theo định nghĩa

Tankard (2001) đã đề xuất danh sách 11 cơ chế đóng khung hoặc tiêu điểm để xác định và đo lường khung tin tức trên báo in gồm:

4 Chú thích ảnh (photo captions)

6 Lựa chọn nguồn (source selection)

7 Lựa chọn trích dẫn (quotes selection)

8 Trích dẫn được đóng khung tạo điểm nhấn (pull quotes)

10 Thống kê và biểu đồ (statistics and charts)

11 Câu kết luận và đoạn văn (concluding statements and paragraphs)

Tiếp cận lý thuyết đóng khung dưới góc độ là một quy trình, de Vreese (2005) phác thảo một mô hình quy trình tích hợp của việc đóng khung bao gồm các quan điểm về sản xuất, nội dung và sử dụng phương tiện truyền thông (Hình 1.3):

Hình 1.3 Mô hình tích hợp của quy trình tạo khung

(Nguồn: de Vreese, C (2005) News Framing: Theory and Typology Information

Trong ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình, việc đóng khung nhân vật thường dựa vào các yếu tố về hình ảnh/ chân dung nhân vật (đã trình bày ở mục 1.1.4) và thay đổi theo từng trường hợp nghiên cứu cụ thể (khung chủ đề, khung tình tiết, khung chân dung…) chứ chưa có một công thức chung như các nghiên cứu về quy trình đóng khung trên báo in và diễn ngôn của chính khách

1.2.2 Lý thuyết lệch pha (Queer theory)

Lý thuyết lệch pha là một lĩnh vực của khoa học xã hội và nhân văn phát triển từ giữa thập niên 1980 như một cách tiếp cận liên ngành để hiểu và thách thức các giả định chuẩn mực về giới tính, tình dục và bản sắc Lý thuyết này nhằm thách thức các khái niệm nhị nguyên về giới tính và tình dục, cũng như các hệ thống xã hội, văn hóa và chính trị thực thi và duy trì chúng

Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Cơ sở pháp lý về cộng đồng LGBT tại Việt Nam Địa vị pháp lý của cộng đồng LGBT tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn chuyển tiếp giữa “không cấm” và “được công nhận”, thể hiện ở một số văn bản pháp luật như sau:

Bộ Luật Dân sự 2015 đã công nhận Quyền xác định lại giới tính (Điều 36) và Quyền chuyển đổi giới tính (Điều 37) Các quy định về Quyền xác định lại giới tính hiện chỉ áp dụng cho các trường hợp “giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính” chứ chưa áp dụng cho việc xác định lại giới tính theo nguyện vọng cá nhân

Năm 2022, Quốc hội đã dự thảo Luật chuyển đổi giới tính, và đến nay (2023) vẫn còn trong lộ trình lấy ý kiến để hoàn thiện, chưa ban hành chính thức

Về hôn nhân đồng giới, đã có sự thay đổi từ “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” (Điều 10 - Luật Hôn nhân và Gia đình 2000) sang việc “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (Điều 8 - Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) Hành vi kết hôn đồng giới cũng không còn quy định xử phạt như trước đây (khi Nghị định 87/2001/NĐ-CP hết hiệu lực) Tuy nhiên, vì hôn nhân đồng giới vẫn chưa được thừa nhận, nên những quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các cặp đôi kết hôn đồng giới như thừa kế, ly hôn, tài sản, xin con nuôi… cũng không được bảo hộ bởi Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Luật nuôi con nuôi 2010

Hiến pháp và các Bộ luật, Luật về giáo dục, lao động, y tế… đều có các quy định về cấm phân biệt đối xử về tuổi tác, dân tộc, tôn giáo, nam/nữ… Riêng ngành y tế đã có các văn bản hướng dẫn khá cụ thể liên quan tới việc ứng xử, khám chữa bệnh cho người LGBT như: Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong ngành y tế giai đoạn 2021 – 2030 (ban hành 11/12/2021); Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục (ban hành 17/7/2020); Công văn số 4132/BYT-PC (3/8/2022) của Bộ Y tế gửi đến các cơ sở y tế về việc chấn chỉnh công tác khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới… Trong khi đó, ở các lĩnh vực khác, các quy định về việc chống phân biệt đối xử liên quan tới xu hướng tính dục, bản dạng giới, thể hiện giới, và các đặc điểm giới tính khác (SOGIESC) hầu hết ở dạng định hướng, chủ trương chứ chưa có quy định chi tiết, cụ thể Từ đó dẫn đến một số bất lợi cho người LGBT trong sinh hoạt đời thường như hôn nhân gia đình, con nuôi, xin việc… Thậm chí khi họ vi phạm pháp luật, bị giam giữ thì việc bị giam chung với đồng phạm nam/nữ cũng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như bị kỳ thị, bị xâm hại tình dục…

Có thể thấy rằng các quy định pháp luật về cộng đồng LGBT tại Việt Nam đã có sự cởi mở hơn Tuy nhiên hầu hết các quy định vẫn còn chung chung về mặt chủ trương, chưa có những quy định cụ thể

1.3.2 Một số vấn đề về cộng đồng LGBT trong xã hội và truyền thông tại Việt Nam hiện nay

Như hầu hết các nước châu Á, tại Việt Nam hôn nhân được coi là một phần thiết yếu của quan hệ xã hội, để sinh con đẻ cái nhằm duy trì dòng tộc Nam tính được xác nhận bởi hôn nhân và vai trò làm cha mẹ, chứ không phải thông qua hành vi tình dục khác giới Do đó, tình cảm giữa nam giới, tiếp xúc thân thể và thậm chí ngủ chung giường đều được xã hội chấp nhận và thường không được bao hàm trong tình dục (Laurent, 2005)

Theo Huỳnh Văn Chẩn và cộng sự (2021), văn hóa Việt Nam trước đây không có khái niệm xu hướng tính dục và bản dạng giới như trong văn hóa phương Tây và xem đó là điều quan trọng Trước thế kỷ XX đã tồn tại những người nam mặc trang phục phụ nữ, được gọi là “đồng cô” (miền Bắc) hoặc “bóng cái” (miền Nam) thực hiện những nghi lễ tôn giáo Tuy nhiên, tục lệ này không liên quan đến tính dục và bản dạng giới của những người đó Từ đầu thế kỷ XX đến trước 1975, quá trình đô thị hóa tạo điều kiện cho cộng đồng LGBT tụ họp Tuy vẫn không được pháp luật công nhận, tại miền Nam Việt Nam vẫn có một vài nhà hàng, quán bar dành cho cộng đồng này Từ 1975, hành vi tình dục đồng giới, chuyển giới được xem là tệ nạn xã hội, thuộc nhóm nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS Từ đó dẫn tới sự kỳ thị của pháp luật và xã hội dành cho cộng đồng LGBT

Từ 2014 đến nay, xã hội đã có cái nhìn bớt khắt khe hơn với cộng đồng LGBT (do những thay đổi của pháp luật), nhưng sự kỳ thị vẫn còn ngấm ngầm, tồn tại ở tầng sâu nhận thức Báo cáo nghiên cứu về phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam (iSEE, 2015) cho thấy: hơn 13% người LGBT từng bị bạo lực gia đình, 53% từng bị bạn bè trong trường kỳ thị, gần 30% từng bị từ chối tuyển dụng, từ 11% tới hơn 33% bị từ chối khi đi thuê trọ, khoảng 20 – 25% bị kỳ thị khi sử dụng các tiện ích công cộng (nhà vệ sinh, phòng thay đồ, nơi mua sắm, quán café…), hơn 9% bị làm khó khi thực hiện các thủ tục giấy tờ… Con số này cao hơn ở nhóm chuyển giới so với nhóm đồng tính và song tính Đặc biệt, người LGBT tại Việt Nam thường bị tấn công bằng bạo lực từ chính người quen trong gia đình, trường học, nơi làm việc chứ không phải từ người lạ như ở các nước khác

Ngay trong bản thân cộng đồng LGBT cũng có sự mâu thuẫn, phân biệt giữa các nhóm cộng đồng Đôi khi từ mâu thuẫn giữa lãnh đạo các nhóm dẫn đến ảnh hưởng hoạt động của các thành viên và hoạt động chung Các nhóm cộng đồng LGBT cũng chưa có kỹ năng thu thập thông tin để vận động chính sách Mô hình tổ chức của các cộng đồng cũng chưa đủ đa dạng để tạo thành mô hình mẫu để tham khảo (COC Hà Lan, 2021)

Trên truyền thông, hình ảnh người LGBT tại Việt Nam cũng chưa được phản ánh toàn diện và vẫn còn mang nhiều màu sắc định kiến Một nghiên cứu của iSEE và Học viện Báo chí & Tuyên truyền (2011) cho thấy hình ảnh người LGBT trên báo in và báo mạng giai đoạn 2004 – 2008 được thể hiện với những đặc điểm: bản năng tình dục khác thường, đời sống tình dục nhiều hiểm họa và tình yêu không bền vững, nhân cách và đạo đức phần nhiều không tốt Chân dung người đồng tính cũng được thể hiện phiến diện (ở thành thị nhiều hơn nông thôn, người trẻ tuổi và hoạt động nghệ thuật chiếm đại đa số) Bên cạnh đó, các nhu cầu của họ cũng được đề cập một cách thiếu khách quan, các quyền của họ không được nhắc tới, các mối quan hệ gia đình và xã hội ít được quan tâm

Một nghiên cứu của Tran Quang Anh Richard (2011) với 305 mẫu sách báo từ 1986 – 2005 xuất bản tại Việt Nam cũng cho kết quả tương tự Tác giả nhận định rằng, trong văn hóa Việt Nam đương đại, các bài báo mô tả về người đồng tính “không phải là những bản tin khách quan mà hoạt động như những câu chuyện truyền tải thông điệp của ý thức hệ” (tr.95) và trong bối cảnh đó, bóng dáng những người đồng tính “không gì khác hơn là một sự ghê tởm thiếu văn minh, một hiện thân của những hiểm họa đạo đức đối với gia đình hạt nhân trong thời đại mới của nền kinh tế thị trường” (tr.97)

Từ 2010 đến nay, trong các sản phẩm văn hóa đại chúng bắt đầu xuất hiện nhiều hình ảnh của nhân vật LGBT Có thể kể đến những bộ phim điện ảnh như Hot boy nổi loạn (2011), Song Lang (2018), Thưa mẹ con đi (2019)…; sitcom truyền hình như Bộ ba đĩ thõa (2012); các MV đạt top trending trên mạng xã hội như Màu nước mắt (2018), Tự tâm (2019), Có người (2019), Sáng mắt chưa (2020), Một ngàn nỗi đau (2022)…; các chương trình game show/ talk show/ truyền hình thực tế có các nhân vật LGBT như Người ấy là ai, Tiffany’s Vietnam… Đại diện cho trào lưu này là các nghệ sĩ theo phong cách unisex (phi giới tính) hoặc đảo trang như Vũ Cát Tường, Sơn Tùng MTP, Adam Lâm, BB Trần, Hải Triều, Đào Bá Lộc… Tuy nhiên, có một điều dễ dàng nhận thấy là: trong khi hình ảnh người LGBT trong các sản phẩm nghe nhìn mang tính giải trí ngày càng nhiều và được khán giả đón nhận khá thoải mái thì trên các bản tin thời sự và các chương trình truyền hình mang tính chính luận, họ hầu như vắng bóng hoặc xuất hiện mờ nhạt

Chính tình trạng “nước đôi” này khiến cho hình ảnh cộng đồng LGBT trên truyền thông trở nên phiến diện, khi thì bị kỳ thị như “người xấu”, lúc lại hào nhoáng đại diện cho một thế hệ “dám sống, dám thể hiện, dám tiêu dùng” và mang đậm màu sắc giải trí Điều này không có lợi cho cả công chúng lẫn bản thân cộng đồng LGBT, thứ nhất bởi vì sự hiện diện của một nhóm thiểu số trên truyền thông “được coi là một hình thức quan trọng của sự công nhận về mặt xã hội và chính trị” và thứ hai,

“đối với những người LGBT, sự trình hiện trên truyền thông thường là một nguồn quan trọng để tự công nhận và hình thành bản sắc” (Battles & Hilton-Morrow, 2015, tr.77) Đối với những người dị tính, nếu không có hoặc ít có cơ hội tiếp xúc với người LGBT, họ thường sẽ dựa vào truyền thông để tìm hiểu (Schiappa, Gregg, & Hewes, 2005; 2006, dẫn theo Battles & Hilton-Morrow, 2015) Nếu hình ảnh người LGBT vắng bóng trên truyền thông, người dị tính sẽ nghĩ là LGBT không tồn tại, hoặc nếu có thì sẽ mang hình ảnh y như những khuôn mẫu họ thấy trên truyền thông Còn đối với bản thân người LGBT (nhất là người trẻ), do sống trong môi trường xung quanh có nhiều người dị tính, họ cũng ít có cơ hội tìm hiểu về những người “giống mình”, nên cũng dựa vào truyền thông để hình thành bản sắc (Calzo & Ward, 2009; Gomillion & Guilano, 2011, dẫn theo Battles & Hilton-Morrow, 2015) Và khi hình ảnh người LGBT trên truyền thông không được phản ánh đúng bản chất, tất nhiên những nhìn nhận sai lầm về họ sẽ nảy sinh

Tiểu kết chương 1 Ở Chương 1, tác giả đã nêu rõ một số khái niệm thường sử dụng trong nghiên cứu giới, bản dạng giới, cộng đồng LGBT, quá trình công khai bản dạng giới và xu hướng tính dục; các khái niệm về chân dung nhân vật, đặc biệt là chân dung nhân vật trên truyền hình và trong thể loại talk show

Thiết kế nghiên cứu

2.1.1 Tổng quan về talk show “Come Out - Bước ra ánh sáng”

“Come Out” là một talk show thực tế dành riêng cho cộng đồng LGBT do

MCV Corporation sản xuất và phát hành hàng tuần từ ngày 24/09/2018 Trải qua hơn

5 năm phát sóng, “Come Out” đã phát triển thành nhiều phiên bản khác nhau:

- Come Out - Bước ra ánh sáng (từ 24/09/2018 đến nay): phiên bản dành cho cộng đồng LGBT do Lâm Khánh Chi và Minh Tuân dẫn chương trình, phát sóng 8 giờ Thứ hai hàng tuần trên kênh Youtube MCV Media và phát lại trên một số kênh truyền hình như: MyTV, FPT Play, HTVC Thuần Việt… thời lượng 30 phút Từ cuối năm 2022 có sự thay đổi về người dẫn chương trình: Lâm Khánh Chi ngưng tham gia vì lý do cá nhân, Minh Tuân tiếp tục dẫn chính, người dẫn chương trình nữ về sau được thay thế bằng ca sĩ Tú Tri (vợ của đạo diễn chuyển giới Yunbin), sau đó là người mẫu Bolo Nguyễn (người chuyển giới nữ)

- Come Out - Step into the light (từ 17/8/2019, 16 tập): phiên bản dành cho cộng đồng LGBT là người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, trải nghiệm tại Việt Nam, do Minh Tuân và Alushka dẫn chương trình, phát sóng 9h Thứ Bảy hàng tuần trên kênh Youtube MCVMedia và phát lại trên một số kênh truyền hình như: MyTV, FPT Play, HTVC Thuần Việt…, thời lượng 30 phút

- Come Out - Sống thật (Real life) (từ 14/8/2019, 123 tập): phiên bản truyền hình thực tế, tìm hiểu về cuộc sống đời thường của các nhân vật trong cộng đồng LGBT Người dẫn chương trình Minh Tuân và Lâm Khánh Chi sẽ gặp gỡ, theo chân họ một ngày để tìm hiểu mọi thứ về họ, công việc, mối quan hệ gia đình, bạn bè xã hội… Chương trình phát sóng 8 giờ Thứ tư hàng tuần trên kênh Youtube MCV Media và phát lại trên một số kênh truyền hình như: MyTV, FPT Play, HTVC Thuần Việt…, thời lượng 30 phút

Khi phát hành trên nền tảng Youtube, tất cả các phiên bản của “Come Out” đều có phụ đề tiếng Anh, do nhà sản xuất đưa trực tiếp trong file phát sóng (chứ không phải do tính năng dịch tự động của nền tảng mạng xã hội)

Theo thông tin từ nhà sản xuất MCV Group, các nhân vật trong chương trình được tuyển chọn bằng 3 phương pháp: quả cầu tuyết; do đội ngũ biên tập chủ động tìm trong các diễn đàn trên mạng của cộng đồng LGBT; do nhân vật tự tìm đến nhà sản xuất để đăng ký tham gia Vì chương trình thuộc dạng talk show thực tế nên hoàn toàn không có kịch bản chuẩn bị trước mà chỉ gồm bộ khung câu hỏi chung về hoàn cảnh sống, quá trình come out, đời sống tình cảm, gia đình, quan hệ xã hội…

Các chương trình sau khi phát sóng trên Youtube thì sẽ được lưu trữ dưới dạng

“file sạch” (không quảng cáo) để bán bản quyền phát sóng cho các kênh truyền hình và có thể biên tập lại theo tiêu chí phát sóng của các kênh truyền hình Ngoài phiên bản đầy đủ dài 20 – 30 phút, những đoạn hấp dẫn, những câu nói đặc sắc nhất trong chương trình được cắt dựng thành các video clip ngắn, đăng tải thường xuyên trên fanpage của chương trình, gợi tò mò, thu hút khán giả xem các đoạn trích và tìm đến xem chương trình gốc

Tác giả chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 208 tập phát sóng đầu tiên, tương đương 4 mùa phát sóng của series “Come Out – Bước ra ánh sáng” – là series đầu tiên và tồn tại lâu nhất của các phiên bản chương trình “Come Out” Mỗi tập là 1 đơn vị phân tích, có độ dài từ 20 – 30 phút

Sau khi sàng lọc các tập có nội dung trùng lặp hoặc không hợp lệ, tác giả tiến hành phân tích nội dung của 203 tập phát sóng Các tập bị loại gồm: Tập 6 (hai chị em tí hon Thanh Hằng – Thanh Hà không thuộc cộng đồng LGBT), Tập 71 (tóm tắt lại các câu chuyện xúc động trong năm 2019), Tập 77 (phỏng vấn lại nhân vật Minh Khang của tập 1 về quá trình mang thai và chuẩn bị sinh con), Tập 95 (nghệ sĩ Quyền Linh và tiến sĩ Lê Thẩm Dương trò chuyện với MC Minh Tuân trong chương trình

“Giải mã kỳ tài”), Tập 120 (video clip giao lưu với các nhân vật đã xuất hiện trong Come Out nhân dịp kỷ niệm thành lập MCV Group)

Trong 208 tập, chương trình có một số thay đổi đáng chú ý về nội dung và hình thức thể hiện sau đây:

- 59 tập đầu tiên do nhà sản xuất MCV Group tự đầu tư Từ tập 60 trở đi bắt đầu có sự đóng góp của các nhà tài trợ thuộc các nhãn hàng mỹ phẩm, thực phẩm, ứng dụng hẹn hò dành cho cộng đồng LGBT

- Từ tập 175 có sự thay đổi thiết kế trường quay Từ trường quay gồm bộ ghế salon để các nhân vật cùng ngồi trò chuyện chuyển sang trường quay chia thành 2 khu vực: khu vực chính và khu vực phỏng vấn riêng tư Màu sắc chủ đạo của trường quay từ đen – trắng chuyển sang nhiều màu sắc hơn Nội dung chương trình cũng có cải tiến: nếu chương trình có 2 khách mời, sẽ có lúc 1 khách mời cùng Minh Tuân tách riêng, sang ngồi ở khu vực phỏng vấn riêng Tuy nhiên, cả 2 khu vực đều có thể nghe thấy nhau trong lúc trò chuyện Ngoài các câu hỏi thông thường, thỉnh thoảng trong

1 số tập có phần mini game thử thách mức độ hiểu nhau của 2 khách mời Cũng từ tập 175, khách mời thường là các cặp đôi đang yêu, và câu hỏi

“Hãy kể về tật xấu của nhau” trở thành câu hỏi bắt buộc trước khi kết thúc chương trình

- Từ tập 198 đến tập 208: Lâm Khánh Chi ngưng dẫn chương trình Minh Tuân trở thành người dẫn chương trình duy nhất Bối cảnh trường quay tập trung vào khu vực sân khấu chính Khu vực phỏng vấn riêng tư không còn được sử dụng

Hình 2.1 Bối cảnh trường quay “Come Out – Bước ra ánh sáng” từ tập 1 đến 174 (Nguồn: ảnh trích từ chương trình)

Hình 2.2 Bối cảnh trường quay “Come Out – Bước ra ánh sáng” từ tập 175 đến 178 (Nguồn: ảnh trích từ chương trình)

Hình 2.3: Bối cảnh trường quay “Come Out – Bước ra ánh sáng” từ tập 179 đến 208 (Nguồn: ảnh trích từ chương trình)

Bộ mã hóa (codebook) được xây dựng để mã hóa các nhân vật LGBT trong từng tập phát sóng Nếu trong một tập có nhiều nhân vật thì mã hóa theo từng nhân vật Chỉ mã hóa các nhân vật khách mời thuộc cộng đồng LGBT, 2 người dẫn chương trình là Minh Tuân và Khánh Chi không thuộc diện mã hóa

Sau khi phân tích nội dung của 203 mẫu hợp lệ, tác giả và cộng sự đã mã hóa các thuộc tính của 264 nhân vật LGBT

Nghiên cứu ở Chương 2 nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu số 1 (Các nhân vật LGBT trong series “Come out – Bước ra ánh sáng” (2018 – 2022) đã được định khung hình ảnh như thế nào?)

Tankard (2001) đề xuất một quy trình phân tích khung dành cho các nhà nghiên cứu khi tiếp cận dưới góc độ thực nghiệm, nhằm làm rõ các quy tắc xác định khung và loại bỏ tính chủ quan khi nhận dạng các khung:

- Bước 1: Làm rõ phạm vi các khung có thể có

- Bước 2: Đặt các khung khác nhau có thể có trong danh sách rõ ràng

- Bước 3: Phát triển từ khóa (keywords), khẩu hiệu (catchphrases) và ký hiệu (symbols) để giúp phát hiện từng khung

- Bước 4: Sử dụng các khung trong danh sách làm danh mục trong phân tích nội dung

Kết quả nghiên cứu về khung hình ảnh nhân vật LGBT trong talk show “Come Out - Bước ra ánh sáng” giai đoạn 2018 -2022

“Comt Out - Bước ra ánh sáng” giai đoạn 2018 -2022

2.2.1 Khung nhân khẩu học của các nhân vật LGBT

Về độ tuổi, gần 93% nhân vật LGBT dưới 35 tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 25 đến dưới 35 chiếm hơn 50% Chỉ có 19/264 nhân vật trên 35 tuổi (Xem Hình 2.4)

Hình 2.4 Cơ cấu độ tuổi của các nhân vật LGBT

Về bản dạng giới/xu hướng tính dục, nhóm đồng tính nam chiếm tỉ lệ đông nhất (53%), tiếp theo là nhóm chuyển giới (28,4%) Nhóm đồng tính nữ chỉ chiếm 13,3%, song tính chiếm 4,5% Chỉ có 2/264 nhân vật là người toàn tính Nhóm đang xác định, liên giới tính và vô tính hoàn toàn không có mặt trong chương trình (Xem Hình 2.5)

Hình 2.5 Cơ cấu bản dạng giới/xu hướng tính dục của các nhân vật LGBT

Khi được hỏi “Bạn đến từ địa phương nào?”, 88% nhân vật cho biết họ đến từ các tỉnh phía Nam Nhân vật đến từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên

Cơ cấu độ tuổi nhân vật LGBT (%)

Cơ cấu bản dạng giới/ xu hướng tính dục của nhân vật LGBT (%)

Toàn tính Song tính Đồng tính nữ Chuyển giới Đồng tính nam chiếm tỉ lệ bằng nhau là 5,6% (15 người) Có 2 người sống ở nước ngoài (Xem Bảng 2.2)

Nơi cư trú Số lượng Tỉ lệ

Miền Bắc (từ Hà Giang đến Thanh Hóa) 15 88%

Miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) và Tây Nguyên 15 5,6%

Miền Nam (từ Bình Phước đến Cà Mau) 232 5,6%

Bảng 2.2 Phân bố nơi cư trú của các nhân vật LGBT

Về cơ cấu dân tộc, 260 nhân vật là người Kinh (chiếm 98,4%) Chỉ có 2 nhân vật là người dân tộc thiểu số (Thái, Khmer – chiếm 0,8%) Có 1 nhân vật là người

Mỹ và 1 người là con lai Mỹ - Cameroon – Việt – Hoa

Về cơ cấu nghề nghiệp, tỉ lệ nhân vật làm trong các ngành dịch vụ (đầu bếp, phục vụ quán, làm bánh, giao hàng, bán hoa, nhân viên spa, lái xe…) chiếm 28% Tiếp theo là giới nghệ sĩ (chiếm 16,3%), trong đó các nghệ sĩ lô tô chiếm 6,8% Đứng thứ ba là nhóm ngành nghề làm đẹp (thợ trang điểm, làm tóc, làm móng, xăm, huấn luyện viên thể hình…) với tỉ lệ 12,1% Thứ tư là các nhân vật nổi bật trên mạng xã hội như hot boy/hot girl, hoa hậu, Tiktoker/Vlogger, thánh chửi… (chiếm 11,7%) Các nhân vật là người có ảnh hưởng trong cộng đồng LGBT, nhân viên y tế, những người hành nghề tâm linh (hầu đồng, bói toán) chiếm tỉ lệ bằng nhau và ít nhất (2 người) Hoàn toàn không có ai thuộc lực lượng vũ trang (Xem Hình 2.6)

Hình 2.6 Cơ cấu nghề nghiệp của các nhân vật LGBT

Về hoàn cảnh gia đình và mối quan hệ với cha mẹ, 163 nhân vật có cha mẹ đang chung sống với nhau (chiếm 61,7%) 37 nhân vật chỉ sống với mẹ hoặc cha (do cha mẹ ly hôn hoặc cha/mẹ đơn thân – chiếm 14%) Nhóm nhân vật có cha mẹ chung sống nhưng không hạnh phúc (hay cãi vã, có liên quan tới cờ bạc, rượu chè, ngoại tình, nợ nần, bạo hành…) chỉ chiếm 3,4% Trong những lý do nhân vật nêu ra về việc cha mẹ không hạnh phúc, không có lý do nào liên quan tới việc nhân vật là người LGBT

Hình 2.7 Hoàn cảnh gia đình và mối quan hệ với cha mẹ của các nhân vật LGBT

Về anh chị em trong gia đình, 47% nhân vật có anh chị em là người dị tính, 54 nhân vật là con một hoặc cháu đích tôn của dòng họ (chiếm 20,4%) 9 nhân vật có anh chị em cũng thuộc cộng đồng LGBT (chiếm 3,4%), cá biệt có 1 nhân vật trong gia đình có đến 5 anh chị em đều là người LGBT

2.2.2 Khung quá trình công khai bản dạng giới/xu hướng tính dục của nhân vật LGBT

Về quá trình phát hiện, chấp nhận và công khai bản dạng giới/xu hướng tính dục, 214 nhân vật (81,1%) phát hiện mình không phải là người dị tính trước 18 tuổi (trong đó 122 nhân vật – chiếm 46,3% phát hiện ngay từ khi còn nhỏ) Tuy nhiên, số người come out trước 18 tuổi chỉ chiếm 33,4% Trong khi đó, có đến 157 nhân vật (59,5%) come out từ 18 tuổi trở lên (xem Bảng 2.3 và Bảng 2.4) Lý giải điều này, các nhân vật thường nêu lý do: do khi còn nhỏ phụ thuộc kinh tế vào gia đình, vì chưa gặp môi trường sống thích hợp (hồi nhỏ sống ở quê, chưa lên thành phố) hoặc chịu áp lực dư luận

Thời điểm phát hiện Số lượng Tỉ lệ

Từ tuổi dậy thì đến trước 18 tuổi 92 34,8%

Bảng 2.3 Thời điểm nhân vật phát hiện mình thuộc cộng đồng LGBT

Thời điểm công khai Số lượng Tỉ lệ

Từ 18 tuổi và trước khi đến với chương trình 145 54,9%

Khi đến với chương trình 12 4,5%

Bảng 2.4 Thời điểm nhân vật quyết định công khai bản dạng giới

Trong quá trình phát hiện, thích nghi và công khai bản dạng giới/xu hướng tính dục, 57 nhân vật (21,6%) cho biết không gặp khó khăn gì hoặc khó khăn không đáng kể 77 nhân vật (29,2%) gặp khó khăn nhưng ở mức độ tiềm ẩn, không ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và thể chất (gia đình biết từ lâu nhưng tránh đề cập đến, hàng xóm, người quen chỉ nói sau lưng chứ chưa trêu chọc, kỳ thị…) Quá trình come out của 98 nhân vật (37,2%) diễn ra rất khó khăn (bị gia đình la mắng, bạo hành, bị tẩy chay trong học đường, bị cộng đồng kỳ thị nặng nề…) Có 24 nhân vật (9%) được gia đình thông cảm nhưng người ngoài kỳ thị rõ rệt

Trong cuộc sống hàng ngày, các nhân vật LGBT gặp phải một số khó khăn liên quan tới việc thể hiện bản dạng giới/xu hướng tính dục (Xem Bảng 2.5)

Tổng số đáp án được lựa chọn

Tỉ lệ % số lựa chọn 1 đáp án so với cỡ mẫu (264 nhân vật)

Số đáp án được lựa chọn

Tỉ lệ % số lựa chọn 1 đáp án trong tổng số

Bị gia đình, người thân gây áp lực tâm lý

Bị họ hàng, người quen kỳ thị 133 22,5% 50,4%

Bị lừa gạt về tình cảm hoặc tình dục 81 13,7% 30,7%

Bị kỳ thị trong học đường 77 13% 29,2%

Bị gia đình, người thân bạo hành thể chất

Bị thiệt thòi về kinh tế, việc làm 44 7,4% 16,7%

Có vấn đề về sức khỏe 21 3,6% 8%

Bị quấy rối/bạo hành tình dục 8 1,4% 3%

Bảng 2.5 Những trở ngại nhân vật gặp phải trong cuộc sống liên quan đến bản dạng giới/xu hướng tính dục

Qua các câu chuyện của nhân vật LGBT, vấn đề kỳ thị trong gia đình, học đường và quan hệ xã hội được làm nổi bật Phần lớn nhân vật bị kỳ thị ngay khi có những biểu hiện của người không dị tính, thậm chí từ độ tuổi rất nhỏ (tiểu học, trung học)

Nhân vật Hoàng Anh Tuấn (đồng tính nam – Tập 158) kể về quá trình bị bạo hành tinh thần đến mức phải nghỉ học: “Em quê Thanh Hóa Từ hồi lớp 1 em đã thích giả gái, thích làm công chúa, chơi banh đũa, thích chơi với bạn nữ chứ không thích bạn nam Mẹ em cũng thấy em làm gì cũng giống con gái, từ tốn, nhẹ nhàng, dịu dàng, nên mọi người cứ hỏi là “Ủa mày có bị bê đê không?”… Hết cấp 1, em vào Nam định cư và học tập Lúc đó các bạn kỳ thị em Hầu như các bạn không niềm nở với em và hay nói “Sao giống bê đê quá, sao giống con gái quá?” Khi em nhờ chỉ bài thì các bạn bảo “Không chỉ cho bê đê đâu!” Em hỏi cô giáo: “Cô ơi cô, bê đê là gì mà các bạn cứ chửi con là bê đê hoài vậy?” Cô bảo: “Bê đê là đồ bệnh hoạn”… Hết lớp 6 em trở về quê tiếp tục đi học, các bạn vẫn rất kỳ thị em: “Nếu mà chơi với nó sẽ bị lây bê đê” hoặc “Bê đê biết cái gì mà nói!” Hầu như thời đi học em bị trầm cảm, không có bạn bè luôn, không tiếp xúc và nói chuyện với ai cả, vì các bạn đều xa lánh em… Sang đầu năm lớp 9 thì em nghỉ học vì bị kỳ thị nhiều quá”

Nhân vật Ngọc Hải (đồng tính nam – Tập 180) kể lại câu chuyện bị kỳ thị trong trường học và bị hạ nhục giữa đám đông: “Hễ em đến cổng trường thì sẽ bị gọi

"Ê, thằng bê đê!", rồi người ta sờ soạng khắp người em luôn, hoặc em sẽ bị đánh Có lần em đang lau bàn trong lớp, thì có đứa không thích em, nó tuột quần em giữa lớp luôn Lúc đó em xấu hổ lắm, nhưng không biết làm sao ”

Nhân vật Đồng Văn Thành (đồng tính nam – Tập 181) kể về việc mình bị biến thành một “vật lạ” để mọi người gièm pha tại vùng quê Trà Vinh: “Năm lớp 6 em ra chợ huyện học, sóng gió bắt đầu từ đó Em đi qua một con đường có người dân tộc Khmer sống rất nhiều Khoảng thời gian lớp 6 đến lớp 12 là khoảng thời gian ám ảnh Em đi học vừa bị trêu chọc, vừa bị chặn đường đánh Ngày nào đi học, từ lúc đi tới lúc về em luôn trong tâm trạng bồn chồn và lo lắng vì không biết hôm nay mình sẽ bị đối xử, ngược đãi như thế nào Lúc đó em không thể chia sẻ với ai Lúc nhỏ em là đứa rất nhút nhát và yếu đuối Chính vì vậy mà em cam chịu từ lớp 6 đến lớp 12 Thời điểm đó khu vực em ở không có ai như em Em là "đặc sản" của khu đó”

Minh Anh (chuyển giới nữ - Tập 167) được mẹ thông cảm nhưng những người khác kỳ thị bằng lời nói gây tổn thương Sau khi cô chuyển giới hoàn toàn thành nữ vẫn bị gièm pha: “Sau khi em chuyển giới về, hàng xóm cứ nói: "Con bà chuyển giới xong, lên Sài Gòn ai biết nó làm cái gì, có đàng hoàng tử tế không?" "Làm con trai không thích mà cứ đua đòi"… Họ nghĩ em lên trên đấy (TP.HCM) gặp bạn xấu, xong em bắt chước đua đòi làm theo Họ không biết là mười mấy năm em sống không đúng, hình hài không đúng với giới tính thật của em khiến em rất khó chịu… Khi em còn là con trai mà có xu hướng nữ tính, họ bảo: "Sao không làm con gái luôn đi?" Đến lúc em làm con gái rồi, họ lại bảo: "Sao không làm con trai? Làm con trai đẹp mà! Tiếc quá" Họ hàng em cũng như thế” MC Minh Tuân bày tỏ sự thông cảm: “Anh nghĩ không ai tốn tiền, chịu đau đớn, đánh đổi rất nhiều thứ chỉ để đua đòi theo người khác Làm gì có phong trào mà đánh đổi nhiều thứ như thế!” Ở mức độ trầm trọng hơn, một số nhân vật bị bạo hành tinh thần và thể chất từ chính những người thân trong gia đình

Nhân vật Trần Đại Nghĩa (đồng tính nam – Tập 54) là cháu đích tôn của gia đình Anh từng bị cha ruột “đánh bằng dây nịt, giam giữ trong nhà, cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài (điện thoại, internet…) Khi học đại học thì chỉ được học tại Buôn

Thảo luận về cách định khung hình ảnh nhân vật LGBT

Talk show truyền hình “Come Out – Bước ra ánh sáng” là một trong những chương trình tiên phong tại Việt Nam về cộng đồng LGBT Theo thông tin chính thức trên website của MCV Group, nhà sản xuất mong muốn tạo ra một nơi để “cộng đồng

LGBT có thể tâm sự những nỗi niềm của bản thân, chia sẻ câu chuyện của chính mình về quá trình trải qua những nỗi đau và đấu tranh nội tâm để nhận được sự cảm thông từ gia đình và được xã hội công nhận và sống thực với chính mình.” Tuân thủ tôn chỉ đó, các câu hỏi dành cho nhân vật trong chương trình xoay quanh các vấn đề: quá trình tự phát hiện và công khai xu hướng tính dục/ bản dạng giới của mình, ý kiến của gia đình và những người xung quanh (bạn bè, thầy cô, hàng xóm, họ hàng, đồng nghiệp…), những khó khăn phải vượt qua để được xã hội công nhận, chuyện tình yêu/tình dục, công việc hiện tại, mong ước trong tương lai hoặc thông điệp muốn nhắn gửi đến cộng đồng LGBT, đến người thân hoặc xã hội

Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam (iSEE và Học viện Báo chí & Tuyên truyền - 2011, Tran Quang Anh Richard – 2011, Ngô Thùy An - 2017) về hình ảnh và khung nội dung về cộng đồng LGBT trên sách, báo in và báo điện tử cho thấy người LGBT thường được phản ánh một cách đơn điệu, rập khuôn và mang định kiến kỳ thị với góc nhìn áp đặt từ phía cộng đồng dị tính Trong series “Come Out – Bước ra ánh sáng”, các khung hình ảnh của người LGBT khác các khung hình ảnh trong những nghiên cứu trên về bản chất và mục đích: thứ nhất, khung hình ảnh được hình thành từ nhà sản xuất và chính những nhân vật LGBT trong chương trình, không chịu tác động của “cái tôi trần thuật” của nhà báo; thứ hai, đây là series do người LGBT tự nói về mình, dành cho cộng đồng LGBT là chính, nên các khung hình ảnh người LGBT trong chương trình có thể không giống, thậm chí khác hẳn các khung hình ảnh từng được nghiên cứu Tuy nhiên, trong quá trình phân tích nội dung các tập phát sóng, tác giả phát hiện một số thuộc tính trong khung hình ảnh của các nhân vật LGBT có sự tương đồng với các thuộc tính đã được công bố trước đây:

- Về các thuộc tính nhân khẩu học: Nhóm trẻ tuổi (dưới 35), người miền Nam, dân tộc Kinh chiếm đại đa số Người LGBT hoạt động nghệ thuật và các ngành nghề dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu nghề nghiệp

- Về các thuộc tính công khai bản dạng giới/xu hướng tính dục: Khoảng 3/4 nhân vật gặp khó khăn liên quan tới SOGIESC và không có chỗ dựa tinh thần trong quá trình phát hiện, chấp nhận và công khai bản sắc

- Về các thuộc tính tự trình hiện: hơn phân nửa nhân vật không đề cập đến nhu cầu kết hôn và hơn 80% không nhắc đến nhu cầu có con Trong câu chuyện giữa MC và nhân vật, 2 nhu cầu này rất ít khi được nhắc đến Điều này cũng phù hợp với bối cảnh phát luật Việt Nam chưa công nhận hôn nhân đồng giới và còn nhiều vướng mắc về thủ tục hộ tịch, xin con nuôi đối với các cặp vợ chồng LGBT

- Về các thuộc tính giúp nhà sản xuất thu hút người xem: tuy chương trình không thể hiện nhân vật LGBT “có đời sống tình dục bất thường, lệch lạc” như trong các công trình nghiên cứu trước đây, nhưng cách khai thác nhân vật lại đi sâu vào khía cạnh tính dục, những chuyện độc lạ trong đời sống tình dục của người LGBT, thậm chí có nhiều chi tiết phản cảm do nhân vật tự nói ra khiến người xem có suy nghĩ không tốt về nhân vật (sẽ được nêu cụ thể trong nội dung thảo luận nhóm tập trung – mục 3.2 Chương 3) Bên cạnh đó, quá trình xác định khung nhân vật trong series “Come Out – Bước ra ánh sáng” cũng phát hiện ra một số điểm khác biệt, chủ yếu liên quan tới nội dung mà các MC khai thác từ nhân vật (đã được trình bày chi tiết ở mục 2.2 - Chương 2) Kết quả nghiên cứu về khung hình ảnh nhân vật LGBT trong chương trình cho thấy dù ít hay nhiều, họ cũng được phản ánh theo một số khuôn mẫu nhất định, dưới tác động của nhà sản xuất, các MC và bản thân nhân vật

Về phía nhà sản xuất, kinh phí sản xuất là yếu tố đầu tiên tác động đến việc định khung hình ảnh nhân vật Series “Come Out – Bước ra ánh sáng” được sản xuất tại TP.HCM, vì vậy khâu tuyển chọn nhân vật, đi lại, ăn ở, tổ chức ghi hình luôn phải tính toán sao cho thuận tiện và tối ưu hóa chi phí Vì vậy, nhà sản xuất tập trung tuyển chọn những nhân vật trẻ tuổi, sống ở miền Nam (trong đó phần lớn sống tại TP.HCM), dân tộc Kinh, có sử dụng mạng xã hội (để tiện cho việc tuyển chọn online) Một minh chứng rõ nhất cho yếu tố này là 13 tập ghi hình online trong đợt giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19, nhân vật có thể ghi hình ở nhà, không cần đến phim trường tại TP.HCM thì có tới 6/13 nhân vật đến từ các tỉnh thành miền Bắc và nước ngoài, đa dạng hơn hẳn so với các chương trình ghi hình trước và sau khi giãn cách xã hội

Yếu tố thứ hai tác động tới nhà sản xuất trong việc định khung nhân vật LGBT chính là lợi nhuận Theo thông tin từ ekip sản xuất chương trình, các nhãn hàng tài trợ không can thiệp trực tiếp vào khâu tuyển chọn nhân vật và nội dung chương trình

Vì vậy, áp lực lợi nhuận thể hiện qua việc thu hút lượt xem chương trình trên mạng xã hội Nhằm thu hút khán giả, nhà sản xuất ưu tiên mời những nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội, giới nghệ sĩ, người mẫu, hoa hậu hoặc các nhân vật LGBT có câu chuyện thú vị đã được đề cập trên báo chí hoặc trang mạng Tiếp theo đó là các thủ pháp trong xây dựng nội dung, phỏng vấn nhân vật để khai thác được những câu chuyện hấp dẫn theo nhiều hướng (như lấy nước mắt, tạo tiếng cười, gợi sự tò mò hoặc truyền cảm hứng…) cùng với cách đặt tiêu đề xoáy vào những chi tiết độc lạ (đã được trình bày chi tiết ở mục 2.3.4 - Chương 2)

Yếu tố thứ ba ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình định khung nhân vật chính là hạ tầng phát sóng Talk show “Come Out – Bước ra ánh sáng” là một thể loại truyền hình, nhưng được phát sóng chủ yếu trên mạng xã hội và có nhiều phiên bản: bản đầy đủ dài 20 - 30 phút phát trên kênh Youtube, các đoạn ngắn thời lượng 5 – 10 phút trích lại các cao trào của câu chuyện đăng tải trên các fanpage, phiên bản phát sóng trên các kênh truyền hình dài 20 – 30 phút đã được biên tập theo tiêu chí của các đài Trong mỗi phiên bản, quá trình định khung nhân vật diễn ra không giống nhau Ở các phiên bản phát sóng trên mạng xã hội, nhà sản xuất được tùy ý chọn ra các thuộc tính của nhân vật mà mình muốn nhấn mạnh, khai thác đặc trưng của mạng xã hội là cho phép tạo các tiêu đề, nội dung giới thiệu đi kèm để thu hút khán giả Ở phiên bản truyền hình, các tiêu đề hoàn toàn bị loại bỏ, chỉ còn tên “Come Out – Bước ra ánh sáng” và thứ tự tập phát sóng Quá trình kiểm duyệt nội dung ở các đài cũng nghiêm ngặt hơn, nên các chi tiết bị xem là gây cười quá lố hoặc đề cập chuyện tính dục phản cảm đều bị giảm bớt hoặc loại bỏ

Các yếu tố trên tác động đến cách thức tuyển chọn nhân vật và khai thác nội dung, trong đó nhà sản xuất vô tình nhấn mạnh vào các thuộc tính thuận tiện cho khâu tổ chức sản xuất, làm nổi bật các yếu tố đặc biệt của nhân vật LGBT nhằm thu hút khán giả, đồng thời tận dụng đặc trưng của từng hạ tầng phát sóng chương trình để định khung nhân vật

Về phía các nhân vật khách mời, theo quan điểm tự trình hiện mang bản chất sân khấu của Goffman (1959), họ ý thức rất rõ việc thể hiện hình ảnh của mình trước máy quay chính là bộc lộ khía cạnh “sân khấu” trong quan hệ xã hội Vì vậy, mỗi nhân vật đều xuất hiện chỉn chu từ ngoại hình, ngôn ngữ cho đến nội dung câu chuyện Những câu chuyện dù là đau buồn, truyền cảm hứng hay gợi tò mò, thậm chí phản cảm đều do nhân vật chủ động nói ra, từ những gợi mở của 2 người dẫn chương trình

Tỉ lệ nhân vật LGBT hoạt động trong các ngành nghề dịch vụ và giới giải trí cao hoàn toàn không có gì bất ngờ, bởi họ rất mạnh dạn thể hiện “cái tôi” của mình trước công chúng Một yếu tố khác góp phần thúc đẩy sự tự tin thể hiện là nhân vật đang ở giai đoạn tự hào bản dạng giới trong quá trình come out Trong rất nhiều số phát sóng, nhân vật thể hiện ước muốn khẳng định bản dạng giới/xu hướng tính dục của mình rất mạnh mẽ, cho thấy họ đang ở cấp độ 5 (tự hào bản dạng giới) trong 6 cấp độ come out (Cass, 1979) Dựa vào điều này cũng có thể suy đoán được vì sao các nhân vật thành công vượt bậc, thuộc giới trí thức, doanh nhân, bác sĩ, nhà khoa học… rất ít xuất hiện trong chương trình Rất có thể họ đã đạt đến giai đoạn hòa nhập bản dạng giới (cấp độ 6 – cao nhất trong quá trình come out), việc come out hay không không còn quan trọng nữa, và họ không có nhu cầu lên truyền thông để thổ lộ câu chuyện về bản dạng giới/xu hướng tính dục của mình

Khi trò chuyện về sự công nhận của xã hội dành cho người LGBT, các nhân vật thể hiện “cái tôi xã hội” một cách rõ rệt, qua việc trực tiếp hoặc gián tiếp công nhận rằng người LGBT đang có địa vị thấp hơn người dị tính và mong muốn có sự cảm thông của gia đình và xã hội – một biểu hiện rất rõ của việc chấp nhận quan điểm của người khác để hình thành quan niệm về bản thân (Mead, 1934) Và để phấn đấu vượt qua định kiến xã hội, đạt tới “cái tôi có thể” theo quan điểm của Markus & Nurius (1986), Markus & Ruvolo (1989), Markus & Kitayama (1991), các nhân vật tự đặt cho mình nhiệm vụ phải thành công bằng mọi giá, phải chứng tỏ được tài năng và độc lập về kinh tế Điều này mang lại động lực và mục tiêu phấn đấu rõ ràng cho nhân vật, nhưng vô hình trung cũng tạo ra áp lực không nhỏ cho nhân vật LGBT nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung

Ý KIẾN CỦA KHÁN GIẢ THUỘC CỘNG ĐỒNG

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu ở Chương 3 nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu số 2 (Ý kiến của khán giả trong cộng đồng LGBT với cách định khung nhân vật LGBT của chương trình như thế nào?)

Trong nghiên cứu định tính, phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung thường được sử dụng khi nhà nghiên cứu muốn khai thác nhiều góc nhìn khác nhau của các đáp viên về vấn đề nghiên cứu Wilkerson et al (2014) nhận thấy phỏng vấn nhóm online (qua mạng internet) là một phương pháp hiệu quả để thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu định tính, đặc biệt là các đối tượng khó tiếp cận (ví dụ như người đồng tính, người chuyển giới, gia đình có cha hoặc mẹ ngoại tình) Ở một hướng nghiên cứu khác, Woodyatt et al (2016) cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa thảo luận nhóm trực tiếp và thảo luận nhóm online khi đề cập đến những vấn đề nhạy cảm (ví dụ: bị bạn tình đồng giới bạo hành): những người tham gia thảo luận nhóm trực tiếp có xu hướng ít chia sẻ những câu chuyện chuyên sâu, nhưng lại thẳng thắn thảo luận về các chủ đề nhạy cảm hơn khi thực hiện online

Kế thừa những kinh nghiệm trên, tác giả chọn phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung online để thu thập ý kiến của các khán giả thuộc cộng đồng LGBT có xem series “Come Out – Bước ra ánh sáng” Đối tượng được mời phỏng vấn là những người thuộc cộng đồng LGBT, đã từng xem ít nhất 3 chương trình “Come Out – Bước ra ánh sáng”, không phải là nhân vật từng xuất hiện trong chương trình và không có liên quan tới nhà sản xuất

Việc tuyển chọn đáp viên được thực hiện theo 2 cách:

- Đăng bài mời tham gia phỏng vấn trên các nhóm Facebook của cộng đồng LGBT (nhóm Facebook Cộng đồng LGBTQ+, Cộng đồng LGBT Việt Nam…) và fanpage chính thức của các đơn vị nghiên cứu/phổ biến kiến thức về cộng đồng LGBT (Trung tâm ICS, trang LGBT’s World)

- Thông qua các mối quan hệ của tác giả, người quen, bạn bè giới thiệu Cách thức thực hiện phỏng vấn nhóm:

- Trước cuộc phỏng vấn, các thành viên đồng ý tham gia sẽ điền vào 1 biểu mẫu đăng ký trên Google Form, cung cấp các thông tin cơ bản (họ tên, bản dạng giới/xu hướng tính dục, tuổi tác, nghề nghiệp, tần suất xem chương trình, khung giờ có thể tham gia phỏng vấn, số điện thoại liên lạc)

- Các cuộc phỏng vấn nhóm được thực hiện online qua hạ tầng Google Meet Thời lượng mỗi cuộc phỏng vấn: 90 phút với 8 câu hỏi thảo luận (Nội dung câu hỏi xem ở Phụ lục 4 và 5)

- Có 2 nhóm phỏng vấn, mỗi nhóm gồm 6 người, được phỏng vấn ở 2 ngày khác nhau

- Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, mọi thành viên đều được thông báo rõ ràng về: mục đích phỏng vấn; các nguyên tắc bảo mật thông tin cá nhân của đáp viên (toàn bộ thông tin cá nhân sẽ được mã hóa khi trình bày kết quả nghiên cứu, chỉ có tác giả biết chính xác thông tin cá nhân của họ và cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự rò rỉ thông tin không có lợi cho đáp viên); toàn bộ nội dung phỏng vấn chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu; mục đích của thảo luận nhóm là thu thập ý kiến của khán giả về chương trình – vì vậy không có tiêu chí nào về đúng/sai và mọi ý kiến trái chiều đều được ghi nhận và khuyến khích; trong quá trình phỏng vấn online, đáp viên có thể tắt hoặc mở camera, có thể sử dụng tên thật hoặc bí danh để tham gia cuộc trò chuyện; cuộc phỏng vấn sẽ được ghi hình lại trên hệ thống Google Meet và chỉ được thực hiện khi toàn bộ thành viên đồng ý

- Quyền lợi của đáp viên (được thông báo rộng rãi ngay từ khi đăng thông tin mời tham gia): Mỗi đáp viên sẽ được nhận quà tặng là một mã số thẻ cào điện thoại trị giá 200.000 đồng, được gửi đến cho họ ngay sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc

Cơ cấu mẫu phỏng vấn nhóm được thể hiện ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2

Bản dạng giới/ xu hướng tính dục

Tuổi Nghề nghiệp Nơi ở Tần suất xem chương trình

1 G1.1 Nam Đồng tính nam 23 Sinh viên TP.HCM

Thỉnh thoảng xem, rải đều trong các năm

2 G1.2 Nam Đồng tính nam 28 Biên tập viên TP.HCM

Thỉnh thoảng xem, rải đều trong các năm

3 G1.3 Nam Đồng tính nam 32 Diễn viên TP.HCM

Thỉnh thoảng xem, rải đều trong các năm

Xem nhiều ở giai đoạn đầu, gần đây ít xem

5 G1.5 Nam Đồng tính nam 28 Content writer TP.HCM

Thỉnh thoảng xem, rải đều trong các năm

6 T1.1 Nam Chuyển giới nữ 25 Kỹ sư Lâm Đồng

Xem hầu hết các tập từ 2018 đến nay

Bảng 3.1 Thông tin thành viên phỏng vấn nhóm 1

Bản dạng giới/ xu hướng tính dục

Tuổi Nghề nghiệp Nơi ở Tần suất xem chương trình

1 G2.1 Nam Đồng tính nam 29 Giảng viên TP.HCM

Xem nhiều ở giai đoạn đầu, gần đây ít xem

2 G2.2 Nam Đồng tính nam 35 Biên tập viên Đồng Nai

Những năm đầu chưa xem, 2-3 năm gần đây xem nhiều

Kết quả nghiên cứu ý kiến của khán giả về hình ảnh nhân vật

Thỉnh thoảng xem, rải đều trong các năm

4 P2.1 Nữ Toàn tính 24 Kỹ sư TP.HCM Mới xem các tập gần đây

5 G2.3 Nam Đồng tính nam 21 Sinh viên TP.HCM

Thỉnh thoảng xem, rải đều trong các năm

6 T2.1 Nam Chuyển giới nữ 24 Tự do Bình

Xem hầu hết các tập từ 2018 đến nay

Bảng 3.2 Thông tin thành viên phỏng vấn nhóm 2

3.2 Kết quả nghiên cứu cảm nhận của khán giả về hình ảnh nhân vật trong series

“Come Out – Bước ra ánh sáng” giai đoạn 2018 – 2022

3.2.1 Ý kiến của khán giả về tổng thể chương trình và cách thức nhà sản xuất thu hút sự chú ý của người xem

Khi được hỏi về những ưu điểm nổi bật nhất của chương trình khiến khán giả yêu thích, toàn bộ đáp viên đều thống nhất ở một số ý chính, được thể hiện bằng đám mây từ khóa (word cloud) ở Hình 3.1

Một là, Come Out – Bước ra ánh sáng là một trong những chương trình truyền hình tiên phong về cộng đồng LGBT, giúp họ có cơ hội hiện diện trên truyền thông, nói lên tiếng nói của chính mình với những câu chuyện, những mảnh đời rất đa dạng và chân thật Các nhân vật trong chương trình thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội chứ không chỉ tập trung vào giới nghệ sĩ hoặc người nổi tiếng, khiến người xem cảm thấy gần gũi Ai cũng có thể tìm thấy điểm tương đồng của nhân vật với chính mình hoặc những người LGBT mà mình quen biết

Hai là, thông qua câu chuyện của các nhân vật, khán giả LGBT có thể hiểu rõ hơn về chính mình và cộng đồng mình, học hỏi được nhiều kinh nghiệm về cách ứng xử, cách thuyết phục gia đình, thời điểm nào nên come out… Một số nhân vật trong chương trình là những người có nghị lực vươn lên, thành đạt trong cuộc sống là những hình mẫu truyền cảm hứng cho người xem Theo đáp viên G1.5, chương trình “có ích cho các bạn LGBT đang ở tuổi dậy thì hoặc chưa come out Khi xem chương trình, các bạn sẽ có động lực để sống thật khi thấy nhiều người giống mình, cộng đồng LGBT được nhắc đến và đó không phải là điều đáng xấu hổ cần che giấu”

Trong khi đó, đáp viên T2.1 tìm thấy ở chương trình “các kiến thức cho người chuyển giới như tôi (như mua hormone ở đâu, diễn biến tiêm/ chuyển giới thế nào, phải chuẩn bị gì…)”, vì vậy cô thường “ưu tiên xem những tập nào có người chuyển giới giống mình, xem họ vượt qua khó khăn thế nào, thái độ gia đình họ ra sao, xem cách họ sinh hoạt và nêu lên quan điểm sống…”

Ba là, nhờ chương trình, cộng đồng xã hội - đặc biệt là thế hệ ông bà, cha mẹ dần quen với hình ảnh của người LGBT, có cái nhìn bớt khắt khe hơn, hiểu và cảm thông hơn với họ Người LGBT dần dần được nhìn nhận bình đẳng với mọi người Đáp viên G2.3 cho biết: “Các bạn trẻ LGBT nói vui là “nếu muốn come out với ba mẹ thì hãy cho ba mẹ xem chương trình này, từ từ mưa dầm thấm lâu ba mẹ sẽ hiểu mình” Một người bạn của tôi đã áp dụng như vậy và thành công” Đáp viên G1.5 nhận xét: “Không chắc Come Out – Bước ra ánh sáng là chương trình đầu tiên về

LGBT, nhưng chắc chắn nó là chương trình được đón nhận bởi khán giả cả trong và ngoài cộng đồng LGBT, và tạo động lực cho các chương trình tiếp theo như Người ấy là ai, Miss Queen… Từ các chương trình này, người LGBT dần xuất hiện nhiều hơn trên các báo đài chính thống như HTV, VTV với vai trò là 1 lực lượng lao động của xã hội Trước đây tôi luôn cảm thấy người LGBT bị xem là một tầng lớp xã hội có địa vị thấp, nhưng qua các chương trình như thế này, người LGBT được xuất hiện nhiều hơn, thể hiện qua công việc, nghề nghiệp của mình, để được công nhận bình đẳng như mọi người”

Bốn là, với bề dày hơn 5 năm phát sóng, chương trình đã có độ phủ sóng và lan tỏa nhất định, được đông đảo khán giả trong và ngoài cộng đồng LGBT biết đến và chọn xem, giữa quá nhiều chương trình trên truyền hình và mạng xã hội như hiện nay Theo đáp viên G1.2, một ưu điểm rất lớn của chương trình là “có độ tương tác khá cao trên mạng xã hội, giúp cộng đồng LGBT có tiếng nói chung, tăng độ nhận diện Ngoài ra, mỗi chương trình đều có phụ đề tiếng Anh giúp lan tỏa hình ảnh người

LGBT Việt Nam ra thế giới”

Hình 3.1 Đám mây từ khóa thể hiện những ưu điểm chính của chương trình

Về hình thức thể hiện, một số ưu điểm được các đáp viên đề cập là: tiết tấu chương trình tạm ổn, có sự đan xen nhiều cung bậc cảm xúc; 2 người dẫn chương trình thuộc cộng đồng LGBT nên có độ tin cậy và phối hợp ăn ý, giúp thu hút người xem vào câu chuyện Tuy nhiên, khi thảo luận sâu hơn về chủ đề này, các đáp viên đã nêu ra một số vấn đề khiến họ không thoải mái khi xem chương trình

Về kết cấu talk show, hiện nay mỗi chương trình dài từ 20 – 30 phút, chủ yếu là khung cảnh 2 MC ngồi trò chuyện cùng 1 – 2 khách mời, không có nhiều đổi mới về format chương trình Đáp viên G1.2 cho rằng chương trình chưa hấp dẫn vì “Sau vài năm thì vẫn là set quay đó, vẫn là MC và nhân vật ngồi trò chuyện trong một không gian kín, thiếu hoạt động tương tác thú vị (đố vui, biểu diễn…), thiếu tính giải trí, nên dù có thông điệp nhưng không hấp dẫn Một vấn đề nữa là thời lượng quá dài, trong khi trên podcast hay các chương trình khác, chỉ cần 5 phút đã làm được 1 talk show Nên cải tiến, bổ sung thêm các mini game, bốc thăm chủ đề và trả lời, bàn luận sẽ thú vị hơn” Tương tự như vậy, đáp viên G1.1 cảm thấy “Chương trình tên là “Bước ra ánh sáng” nhưng giống như là bước vô phòng, mấy người nói chuyện với nhau không có ai xem Nếu có khán giả xem tại chỗ sẽ mang lại cảm xúc tốt hơn…” Tuy nhiên, đáp viên G1.5 lại nêu lên một góc nhìn khác khi cho rằng “Đó có thể do phân khúc khán giả mà chương trình hướng tới Những khán giả thuộc tầng lớp lao động có vẻ thích chương trình này, họ vừa làm việc vừa mở chương trình để nghe như nghe đài Vì vậy, tôi không phán xét là chương trình dở hay không dở, đơn giản là nó không phù hợp với mình thôi”

Bối cảnh trường quay cũng được các đáp viên nhận xét là chưa hấp dẫn Khán giả G1.3 cảm thấy “không gian chương trình bị rối rắm, không sang, trông giống như một quán café cũ kỹ, có cảnh thiên nhiên chen vào nhưng không liên quan, cảnh trí giống như có gì xài nấy”, hoặc như cảm nhận của đáp viên G2.2: “Chương trình chưa được đầu tư về mặt trường quay và góc máy… Mấy chục tập không có gì thay đổi ngoài việc thay đổi logo nhãn hàng tài trợ… ”

Cách dẫn chuyện của 2 MC cũng là yếu tố được các đáp viên quan tâm Nếu như Minh Tuân được đa số đáp viên đánh giá cao vì thái độ trầm tĩnh, ổn định thì Khánh Chi bị nhận xét là “đôi khi chưa kiềm chế tốt cảm xúc nên hơi bị làm lố” Trong một số chương trình, quan điểm của MC có phần lấn át quan điểm của khách mời, khiến có lúc “nhân vật đưa ra 1 quan điểm, nhưng MC lại lấy quan điểm của mình ra để áp đặt lại, câu chuyện không còn là tranh luận mà trở thành tranh cãi”

(Đáp viên T2.1) Dù vậy, hầu hết đáp viên đều đồng ý rằng chính sự đa dạng, tương phản trong cách dẫn chuyện của 2 MC mà chương trình có sức hấp dẫn riêng

Nội dung câu chuyện giữa 2 MC và nhân vật khách mời mới là vấn đề khiến đa số đáp viên không đồng tình Họ đều biết kịch bản trò chuyện giữa MC và khách mời chịu tác động của cả ekip biên tập và sản xuất, quá trình hậu kỳ hoàn toàn có thể khắc phục được những “hạt sạn” trong chương trình Tuy nhiên các nội dung chưa phù hợp vẫn được lên sóng, chứng tỏ đây là chủ ý của nhà sản xuất

Nội dung đầu tiên khiến các đáp viên chưa hài lòng là chương trình chưa làm tốt vai trò truyền đạt các kiến thức về cộng đồng LGBT Hai MC là người thuộc cộng đồng LGBT nhưng thường sử dụng các thuật ngữ chưa chuẩn chỉnh Điều này có thể phù hợp khi trò chuyện trong phạm vi nhỏ, nhưng khi đưa lên sóng truyền hình thì cần độ chính xác cao hơn Theo đáp viên G1.5: “Các nhân vật chưa đủ kiến thức về giới để tự dán nhãn mình (trai thẳng, song tính…) nhưng MC lại không đào sâu để khai thác nên câu chuyện không có giá trị… Cách lý giải của MC về bản dạng giới của nhân vật có thể dành cho những người chưa hiểu, hoặc những người ngoài cộng đồng dễ hiểu, chứ thật ra nó không đúng về mặt chuyên môn và cái cần có của một chương trình truyền thông về giới” Đáp viên G1.2 chỉ ra một lỗ hổng về kiến thức pháp luật trong chương trình: “Trong một chương trình, nhân vật kể về việc hồi nhỏ bị một ông chú bán tạp hóa dụ quan hệ tình dục rồi cho tiền, 2 MC vẫn cười cợt mà không hề đề cập đến vấn đề phạm pháp do quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên”

Vấn đề thứ hai là cách khai thác câu chuyện chưa sâu, cái quan trọng (theo quan điểm của các đáp viên) thì không được nhấn mạnh, trong khi những chi tiết phụ lại được khai thác kỹ và sâu Theo đáp viên G1.5: “Khi xem chương trình, tôi bị tò mò thu hút bởi tiêu đề Ví dụ: tình yêu giữa trai thẳng và người chuyển giới… nhưng chương trình và MC không khai thác được câu chuyện tới nơi tới chốn như tiêu đề, mà chỉ dùng tiêu đề để thu hút chú ý…” Đáp viên G2.1 cho rằng “Nhiều lúc MC khơi gợi quá mức, nhân vật cũng quá nhiệt tình chia sẻ, thành ra họ kể những câu chuyện rất sâu về đời sống riêng tư”, chứng tỏ “MC chưa chuyên nghiệp trong cách đặt câu hỏi và khai thác câu chuyện một cách văn minh” (Đáp viên G1.5), khiến cho khán giả có lúc cảm thấy phản cảm: “Một số chương trình hỏi về đời tư nhiều quá, thậm chí đi sâu vào chuyện người lớn khiến khi xem tôi phải tua qua đoạn khác…” (Đáp viên T2.1)

Ngày đăng: 13/09/2024, 09:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Annati, A., & Ramsey, L. (2022). Lesbian perceptions of stereotypical and sexualized media portrayals. Sexuality & Culture, 26, 1-27.https://doi.org/10.1007/s12119-021-09892-z Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sexuality & Culture, 26
Tác giả: Annati, A., & Ramsey, L
Năm: 2022
4. Battles, K., & Hilton-Morrow, W. (2015). Sexual Identities and the Media: An Introduction. Routledge Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sexual Identities and the Media: "An Introduction
Tác giả: Battles, K., & Hilton-Morrow, W
Năm: 2015
8. Cass, V. C. (1979). Homosexual identity formation: A theoretical model. Journal of Homosexuality, 4(3), 219-235 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Homosexuality, 4
Tác giả: Cass, V. C
Năm: 1979
9. Chang, J., & Ren, H. (2017). Keep Silent, Keep Sinful: Mainstream Newspapers’ Representation of Gay Men and Lesbians in Contemporary China. Indian Journal of Gender Studies, 24(3), 317-340.https://doi.org/10.1177/0971521517716765 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indian Journal of Gender Studies, 24
Tác giả: Chang, J., & Ren, H
Năm: 2017
10. Colvin, R., & Moton, L. (2021). Lesbian Police Officers: A Review of Television Portrayals and Their Lived Experiences. Public Integrity, 23(3), 253-268. https://doi.org/10.1080/10999922.2020.1794267 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Public Integrity, 23
Tác giả: Colvin, R., & Moton, L
Năm: 2021
11. Corey, S. (2017). All Bi Myself: Analyzing Television's Presentation of Female Bisexuality. Journal of Bisexuality, 17(2), 190-205.https://doi.org/10.1080/15299716.2017.1305940 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Bisexuality, 17
Tác giả: Corey, S
Năm: 2017
12. Crawley, S. L. & Broad, K. L. (2004). “Be your (real lesbian) seft” - Mobilizing sexual formula stories through personal (and political) storytelling. Journal of Contemporary Ethnography, 33(1), 39-71.https://doi.org/10.1177/0891241603259810 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Be your (real lesbian) seft” - Mobilizing sexual formula stories through personal (and political) storytelling. "Journal of Contemporary Ethnography, 33
Tác giả: Crawley, S. L. & Broad, K. L
Năm: 2004
13. de Vreese, C. (2005). News Framing: Theory and Typology. Information Design Journal, 13, 51-62. https://doi.org/10.1075/idjdd.13.1.06vre14.Downe‐Wamboldt, B. (1992). Content analysis: Method, applications, andissues. Health Care for Women International, 13(3), 313-321.https://doi.org/10.1080/07399339209516006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Information Design Journal, 13", 51-62. https://doi.org/10.1075/idjdd.13.1.06vre 14. Downe‐Wamboldt, B. (1992). Content analysis: Method, applications, and issues. "Health Care for Women International, 13
Tác giả: de Vreese, C. (2005). News Framing: Theory and Typology. Information Design Journal, 13, 51-62. https://doi.org/10.1075/idjdd.13.1.06vre14.Downe‐Wamboldt, B
Năm: 1992
15. Eliason, M. J. (1996). Identity Formation for Lesbian, Bisexual, and Gay Persons: Beyond a ‘‘Minoritizing’’ View. Journal of Homosexuality, 30(3), 31-58. https://doi.org/10.1300/J082v30n03_03 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Homosexuality, 30
Tác giả: Eliason, M. J
Năm: 1996
16. Entman, R. M. (1993). Framing: Toward clarification of a fractured paradigm. Journal of Communication, 43, 51-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Communication, 43
Tác giả: Entman, R. M
Năm: 1993
18. Faludi, L. (2016). The Vietnamese LGBT Movement and the Media: Framing and Re-framing Homosexuality in Vietnamese Public and Media Discours.Universitọt Hamburg Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Vietnamese LGBT Movement and the Media: Framing and Re-framing Homosexuality in Vietnamese Public and Media Discours
Tác giả: Faludi, L
Năm: 2016
19. Foucault (1981) The History of Sexuality, vol. 1, An Introduction [1978], trans. Robert Hurley, Harmondsworth: Penguin [Fr 1976] Sách, tạp chí
Tiêu đề: The History of Sexuality, vol. 1, An Introduction
20. Gamson, W. A. (1992). Talking Politics. Cambridge England: Cambridge University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Talking Politics
Tác giả: Gamson, W. A
Năm: 1992
21. Goffman, E. (1959). The presentation of self in everyday life. Bantam Doubleday Dell Publishing Group Sách, tạp chí
Tiêu đề: The presentation of self in everyday life
Tác giả: Goffman, E
Năm: 1959
22. Goffman, E. (1974). Frame analysis: An essay on the organization of experience. Harvard University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Frame analysis: An essay on the organization of experience
Tác giả: Goffman, E
Năm: 1974
23. Hofstede, G., Hofstede, G. J., & Minkov, M. (2010). Cultures and organizations: Software of the mind (3rd ed.). McGraw-Hill Professional Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cultures and "organizations: Software of the mind (3rd ed.)
Tác giả: Hofstede, G., Hofstede, G. J., & Minkov, M
Năm: 2010
24. Horton, P. & Rydstrom, H (2019). Reshaping boundaries: Family politics and GLBTQ resistance in urban Vietnam, Journal of GLBT Family Studies, 15:3, 290-305, https://doi.org/10.1080/1550428X.2018.1518739 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of GLBT Family Studies
Tác giả: Horton, P. & Rydstrom, H
Năm: 2019
25. Jackson, P. A. (2000). An explosion of Thai identities: Global queering and re-imagining queer theory. Culture, Health & Sexuality, 2(4), 405-424.https://doi.org/10.1080/13691050050174422 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Culture, Health & Sexuality, 2
Tác giả: Jackson, P. A
Năm: 2000
26. Jacobs, L., & Meeusen, C. (2021). Coming Out of the Closet, Also on the News? A Longitudinal Content Analysis of Patterns in Visibility, Tone and Framing of LGBTs on Television News (1986-2017). Journal ofHomosexuality, 68(13), 2144-2168.https://doi.org/10.1080/00918369.2020.1733352 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of "Homosexuality, 68
Tác giả: Jacobs, L., & Meeusen, C
Năm: 2021
27. Jagose, A. (1996). Queer theory: an introduction. New York University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Queer theory: an introduction
Tác giả: Jagose, A
Năm: 1996

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH ẢNH CỘNG ĐỒNG LGBT TRÊN TALK SHOW  TRUYỀN HÌNH “COME OUT - BƯỚC RA ÁNH SÁNG” - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
HÌNH ẢNH CỘNG ĐỒNG LGBT TRÊN TALK SHOW TRUYỀN HÌNH “COME OUT - BƯỚC RA ÁNH SÁNG” (Trang 1)
Hình 1.1: Mô hình “The GenderBread Person” minh họa sự đa dạng tính dục - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 1.1 Mô hình “The GenderBread Person” minh họa sự đa dạng tính dục (Trang 25)
Hình 1.2 Sơ đồ định nghĩa khung và quy trình xây dựng khung - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 1.2 Sơ đồ định nghĩa khung và quy trình xây dựng khung (Trang 34)
Hình 1.3 Mô hình tích hợp của quy trình tạo khung - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 1.3 Mô hình tích hợp của quy trình tạo khung (Trang 37)
Hình 2.1 Bối cảnh trường quay “Come Out – Bước ra ánh sáng” - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 2.1 Bối cảnh trường quay “Come Out – Bước ra ánh sáng” (Trang 49)
Hình 2.2 Bối cảnh trường quay “Come Out – Bước ra ánh sáng” - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 2.2 Bối cảnh trường quay “Come Out – Bước ra ánh sáng” (Trang 49)
Hình 2.3: Bối cảnh trường quay “Come Out – Bước ra ánh sáng” - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 2.3 Bối cảnh trường quay “Come Out – Bước ra ánh sáng” (Trang 50)
Bảng 2.1 Danh sách các khung và thuộc tính dùng để mã hóa - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Bảng 2.1 Danh sách các khung và thuộc tính dùng để mã hóa (Trang 52)
Hình 2.5 Cơ cấu bản dạng giới/xu hướng tính dục của các nhân vật LGBT - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 2.5 Cơ cấu bản dạng giới/xu hướng tính dục của các nhân vật LGBT (Trang 53)
Hình 2.4 Cơ cấu độ tuổi của các nhân vật LGBT - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 2.4 Cơ cấu độ tuổi của các nhân vật LGBT (Trang 53)
Bảng 2.2 Phân bố nơi cư trú của các nhân vật LGBT - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Bảng 2.2 Phân bố nơi cư trú của các nhân vật LGBT (Trang 54)
Hình 2.6 Cơ cấu nghề nghiệp của các nhân vật LGBT - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 2.6 Cơ cấu nghề nghiệp của các nhân vật LGBT (Trang 55)
Hình 2.7 Hoàn cảnh gia đình và mối quan hệ với cha mẹ - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 2.7 Hoàn cảnh gia đình và mối quan hệ với cha mẹ (Trang 55)
Bảng 2.4 Thời điểm nhân vật quyết định công khai bản dạng giới - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Bảng 2.4 Thời điểm nhân vật quyết định công khai bản dạng giới (Trang 56)
Bảng 2.3 Thời điểm nhân vật phát hiện mình thuộc cộng đồng LGBT - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Bảng 2.3 Thời điểm nhân vật phát hiện mình thuộc cộng đồng LGBT (Trang 56)
Bảng 2.5 Những trở ngại nhân vật gặp phải trong cuộc sống liên quan đến bản - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Bảng 2.5 Những trở ngại nhân vật gặp phải trong cuộc sống liên quan đến bản (Trang 57)
Hình 2.8 Những người là chỗ dựa tinh thần cho nhân vật LGBT trong quá  trình phát hiện, chấp nhận và công khai bản dạng giới/xu hướng tính dục - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 2.8 Những người là chỗ dựa tinh thần cho nhân vật LGBT trong quá trình phát hiện, chấp nhận và công khai bản dạng giới/xu hướng tính dục (Trang 62)
Hình 2.9 Cảm xúc chủ đạo của nhân vật LGBT trong quá trình công khai bản - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 2.9 Cảm xúc chủ đạo của nhân vật LGBT trong quá trình công khai bản (Trang 63)
Bảng 2.6 Nhu cầu hôn nhân của nhân vật LGBT - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Bảng 2.6 Nhu cầu hôn nhân của nhân vật LGBT (Trang 65)
Hình 2.11 Cảm xúc chủ đạo trong chương trình - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 2.11 Cảm xúc chủ đạo trong chương trình (Trang 76)
Bảng 2.8 Những nội dung người dẫn chương trình tương tác với nhân vật - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Bảng 2.8 Những nội dung người dẫn chương trình tương tác với nhân vật (Trang 78)
Bảng 3.1 Thông tin thành viên phỏng vấn nhóm 1 - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Bảng 3.1 Thông tin thành viên phỏng vấn nhóm 1 (Trang 94)
Bảng 3.2 Thông tin thành viên phỏng vấn nhóm 2 - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Bảng 3.2 Thông tin thành viên phỏng vấn nhóm 2 (Trang 95)
Hình 3.1 Đám mây từ khóa thể hiện những ưu điểm chính của chương trình - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
Hình 3.1 Đám mây từ khóa thể hiện những ưu điểm chính của chương trình (Trang 97)
PHỤ LỤC 3: BẢNG SỐ LIỆU MÃ HÓA NHÂN VẬT LGBT - hình ảnh cộng đồng lgbt trên talk show truyền hình come out bước ra ánh sáng
3 BẢNG SỐ LIỆU MÃ HÓA NHÂN VẬT LGBT (Trang 146)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w