Luận án này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng MMT đến cường độ chịu nén của mẫu đất xi măng bằng thí nghiệm nén một trục nở hông kết hợp với phương pháp phân tích bằng tia X..
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS TS Lê Văn Nam 2 PGS TS Nguyễn Minh Tâm
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực và không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định
Tác giả luận án
Nguyễn Ngọc Thắng
Trang 4ii
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là đồng bằng lớn nhất Việt Nam được phủ bởi trầm tích Holocence do sự lắng đọng trầm tích của hệ thống sông Mekong Đất sét trong vùng này thông thường gồm có các thành phần khoáng vật là Montmorillonite (MMT), Illite, Chlorite, Kaolinite Khoáng vật MMT trong đất sét ảnh hưởng đáng kể đến tính trương nở và co ngót của đất Áp lực trương nở hoặc tính co ngót phát triển có thể phá hoại sự làm việc ổn định của các công trình có tải trọng nhẹ và kết cấu mặt đường
Luận án này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng MMT đến cường độ chịu nén của mẫu đất xi măng bằng thí nghiệm nén một trục nở hông kết hợp với phương pháp phân tích bằng tia X Tất cả mẫu được bảo dưỡng trong môi trường nước ngọt với thời gian bảo dưỡng là 7, 14 và 28 ngày Đầu tiên, thí nghiệm được thực hiện trên mẫu đất xi măng được chế tạo bằng sét Kaolinite với hàm lượng xi măng 20%, độ ẩm khi trộn là 80% và hàm lượng MMT thay đổi từ 0%, 3,3%, 6,5% đến 9,8% Kết quả thí nghiệm cho thấy cường độ chịu nén và giá trị CT-value của mẫu đất xi măng giảm khi tăng hàm lượng MMT Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong mẫu đất xi măng sử dụng đất sét ở ĐBSCL Kết quả nghiên cứu này cũng giúp tìm ra hàm lượng xi măng thích hợp cho đất sét ở ĐBSCL có hàm lượng MMT khác nhau
Ngoài ra, mô hình nghiên cứu 1-g trong phòng thí nghiệm cũng được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng MMT trong đất sét đến khả năng chịu tải nén của nền đất yếu gia cố trụ đất xi măng Kết quả nghiên cứu trên mô hình thu nhỏ phòng thí nghiệm cũng cho thấy với cùng một hàm lượng xi măng, khi tăng hàm lượng MMT, cường độ chịu nén của nền đất gia cố trụ đất xi măng giảm
Trang 5iii
ABSTRACT
Mekong Delta, the largest delta in Vietnam, covered by Holocence sediment due to sedimentation of Mekong River system The soft clay in this area usually contains minerals, including Montmorillonite (MMT), Illite, Chlorite, and Kaolinite The presence of MMT in clay has been reported to significantly affect to the swelling properties of the soil The development of swelling pressure or shrinkage of swelled soil could reduce the stability of light building constructs and macroscopic structures of road surface
This research study focused on the influence of MMT content onto the unconfined compressive strength of Cement Deep Mixing (CDM) by using the unconfined compression test, X-ray CT method and laboratory scale model All samples were stabilized in fresh water for 7, 14 and 28 days before performing the test The effect of MMT content on the unconfined compression property of CDM specimens has been performed using the standard samples (the diameter of 50 mm and the height of 100 mm), which were made of Kaolinite clay, cement (20%) and different MMT content (0%, 3,3%, 6,5% and 9,8%) with 80% water content From the experimental results, we found that the unconfined compressive strength of CDM specimens and the CT-value of soil cement specimens decreased with increasing the MMT content The similar behavior was also observed in the CDM specimens made of Mekong delta clay with different MMT contents This study also provide a good reference chart to optimize the cement and MMT contents for improving the unconfined compressive strength of the CDM specimens made of clays, which contain different amount of MMT, including clay from Mekong River delta
In addition, the 1-g laboratory model has been used to evaluate the influence of MMT content in the clays on the compressive strength of soft ground supported CDM columns The results proved that the compressive strength of soft ground improved by CDM columns when the MMT content increased
Trang 6iv
LỜI CÁM ƠN
Luận án được sự hướng dẫn tận tâm của PGS TS Lê Văn Nam, PGS TS Nguyễn Minh Tâm Luận án cũng được sự chỉ bảo và giúp đỡ của GS TSKH Nguyễn Văn Thơ, PGS TS Võ Phán, PGS TS Châu Ngọc Ẩn, PGS TS Võ Ngọc Hà, PGS TS Lê Bá Vinh, PGS TS Bùi Trường Sơn, TS Lê Trọng Nghĩa, TS Đỗ Thanh Hải, TS Trương Quang Hùng Luận án được sự giúp đỡ của Dự án SUPREM – JICA, Bộ môn Địa cơ – Nền Móng, Trường Đại học Bách khoa Tp HCM, Trường Đại học Kumamoto và GS TS Jun Otani, Trường Đại học Tiền Giang, Sở Khoa học Công nghệ Tiền Giang Xin chân thành cảm ơn do đã tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này
Nghiên cứu sinh xin chân thành ghi nhớ những công ơn này và sẽ cố gắng hơn nữa để nâng cao năng lực và trình độ để phục vụ tốt cho công việc
Trang 7v
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU xi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Cấu trúc của luận án 3
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG TRỤ ĐẤT XI MĂNG, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH 5
Một số tính chất đặc trưng của đất yếu ở ĐBSCL 5
Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng 6
Ảnh hưởng của khoáng vật MMT đến cường độ chịu nén của đất xi măng 12Phương pháp phân tích địa kỹ thuật bằng tia X 15
Các nghiên cứu xác định cường độ chịu nén của nền đất yếu gia cố trụ đất xi măng bằng mô hình trong phòng thí nghiệm 19
Nhận xét 27
CHƯƠNG 2CƠ SỞ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA KHOÁNG VẬT MONTMORILLONITE ĐẾN CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA ĐẤT XI MĂNG 28Khoáng vật Montmorillonite 28
2.1.1 Thành phần hóa học của Montmorillonite 28
2.1.2 Cấu trúc của Montmorillonite 29
Ảnh hưởng của khoáng vật Montmorillonite đến tính trương nở của đất 30
Ảnh hưởng của khoáng vật Montmorillonite đến cường độ chịu nén của đất xi măng 33
Lý thuyết phân tích mẫu đất xi măng bằng phương pháp chụp tia X 35
Cơ sở xây dựng mô hình thu nhỏ trong phòng thí nghiệm 39
Nhận xét 40
Trang 8vi
ĐẾN CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA MẪU ĐẤT XI MĂNG 41
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của Montmorillonite 41
3.1.1 Chế tạo và bảo dưỡng mẫu đất xi măng 41
3.1.2 Thí nghiệm nén và chụp tia X mẫu đất xi măng 45
Kết quả thí nghiệm 47
3.2.1 Sự thay đổi tính chất của hỗn hợp Kaolinite và Bentonite 47
3.2.2 Sự thay đổi tính chất của đất xi măng 48
3.2.3 Sự thay đổi cường độ chịu nén của đất xi măng 57
3.2.4 Nhận xét kết quả thí nghiệm nén và chụp tia X mẫu đất xi măng 73
Thí nghiệm xác định hàm lượng xi măng thích hợp cho đất ĐBSCL có hàm lượng MMT khác nhau 73
Kết luận chương 81
CHƯƠNG 4THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHOÁNG VẬT MONTMORILLONITE ĐẾN CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA NỀN ĐẤT YẾU GIA CỐ TRỤ ĐẤT XI MĂNG 82
Nội dung thí nghiệm 82
Xây dựng mô hình thí nghiệm trong phòng 82
Quy trình thao tác trên mô hình thí nghiệm 85
Kết quả thí nghiệm 90
Kết luận chương 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 92
1 Kết luận 92
2 Kiến nghị nghiên cứu tiếp theo 93
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 9Hình 1.7 Phân tích thành phần hạt của đất (Lenoir, N., 2002) 15
Hình 1.8 Sự thấm của vật liệu Super Geo (Otani J và các đồng nghiệp, 2002a) 16
Hình 1.9 Phân bố ứng suất dưới mũi cọc (Toshifumi Mukunoki, 2010) 16
Hình 1.10 Máy TOSCANER 20000 min (Toshifumi Mukunoki, 2010) 17
Hình 1.11 Cấu tạo bên trong của máy chụp tia X (Toshifumi Mukunoki, 2010) 18
Hình 1.12 Xây dựng ảnh 3D từ ảnh tia X (Otani J và các đồng nghiệp, 2000) 18
Hình 1.13 Mô hình thí nghiệm ly tâm gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng (Kitazume, M và các đồng nghiệp, 1999) 20
Hình 1.14 Mô hình thí nghiệm trụ đất xi măng chịu tải ngang (Larsson, S., 1999) 22
Hình 1.15 Mô hình thí nghiệm khảo sát ứng xử của đất tại vùng tiếp giáp (Kosche, M., 2004) 23
Hình 1.16 Mô hình thí nghiệm trụ đất xi măng chịu tải đứng (Sengor, M.Y., 2011) 24
Hình 1.17 Mô hình thí nghiệm trụ đất xi măng khi chịu tải đứng dưới tấm cứng (Ailin Nur J.O và các đồng nghiệp, 2011) 25
Hình 1.18 Mô hình thí nghiệm nền đất yếu gia cố trụ đất xi măng chịu tải đứng và ngang (K Omine và đồng nghiệp, 1999) 26
Hình 2.1 Đơn vị cơ bản của tinh thể MMT (Grim, R.E., 1959) 29
Hình 2.2 Sơ đồ rút gọn về cấu tạo MMT (Lambe, T.W., 1953) 30
Hình 2.3 Thành phần khoáng vật trong đất sét ở ĐBSCL (Nozu và các đồng nghiệp, 2010) 30
Trang 10viii
Hình 2.4 Kích thước một số khoáng vật sét (Yong và Warkentin, 1975) 31
Hình 2.5 Quá trình hình thành cường độ đất xi măng 34
Hình 2.6 Nguyên lý về phép chiếu tia X qua mẫu 36
Hình 2.7 Kỹ thuật chụp tia X 37
Hình 2.8 Một lát cắt được tạo thành từ n voxels x n voxels 37
Hình 2.9 Mối quan hệ giữa hạt đất và voxel 38
Hình 3.1 Quá trình tạo và bảo dưỡng mẫu đất xi măng 44
Hình 3.2 Sơ đồ thí nghiệm chụp tia X ngang mẫu đất xi măng 46
Hình 3.3 Vị trí chụp tia X ngang qua mẫu đất xi măng 46
Hình 3.4 Sự thay đổi giới hạn chảy, giới hạn dẻo và chỉ số dẻo khi đất có hàm lượng MMT khác nhau 48
Hình 3.5 Quan hệ giữa khối lượng thể tích và hàm lượng MMT của mẫu đất xi măng ứng với thời gian bảo dưỡng 7 ngày 49
Hình 3.6 Quan hệ giữa khối lượng thể tích và hàm lượng MMT của mẫu đất xi măng ứng với thời gian bảo dưỡng 14 ngày 49
Hình 3.7 Quan hệ giữa khối lượng thể tích và hàm lượng MMT của mẫu đất xi măng ứng với thời gian bảo dưỡng 28 ngày 50
Trang 11ix Hình 3.17 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và thời gian bảo dưỡng khi mẫu có hàm lượng MMT aMMT= 0% 57Hình 3.18 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và thời gian bảo dưỡng khi mẫu có hàm lượng MMT aMMT= 3,3% 58Hình 3.19 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và thời gian bảo dưỡng khi mẫu có hàm lượng MMT aMMT= 6,5% 58Hình 3.20 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và thời gian bảo dưỡng khi mẫu có hàm lượng MMT aMMT= 9,8% 59Hình 3.21 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và hàm lượng MMT của mẫu đất xi măng ứng với thời gian bảo dưỡng 7 ngày 60Hình 3.22 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và hàm lượng MMT của mẫu đất xi măng ứng với thời gian bảo dưỡng 14 ngày 60Hình 3.23 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và hàm lượng MMT của mẫu đất xi măng ứng với thời gian bảo dưỡng 28 ngày 61Hình 3.24 Ảnh tia X và sự phân bố giá trị CT-value ngang các mẫu đất xi măng có hàm lượng MMT aMMT= 0% khi tỉ số tổng lượng nước và xi măng wT/c=3 62Hình 3.25 Ảnh tia X và sự phân bố giá trị CT-value ngang các mẫu đất xi măng có hàm lượng MMT aMMT= 3,3% khi tỉ số tổng lượng nước và xi măng wT/c=3 63Hình 3.26 Ảnh tia X và sự phân bố giá trị CT-value ngang các mẫu đất xi măng có hàm lượng MMT aMMT= 6,5% khi tỉ số tổng lượng nước và xi măng wT/c=3 64Hình 3.27 Ảnh tia X và sự phân bố giá trị CT-value ngang các mẫu đất xi măng có hàm lượng MMT aMMT= 9,8% khi tỉ số tổng lượng nước và xi măng wT/c=3 65Hình 3.28 Quan hệ giữa giá trị CT-value và hàm lượng MMT của mẫu đất xi măng trước và khi bị nén 66Hình 3.29 Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng dọc trục của mẫu đất xi măng 67Hình 3.30 Mẫu đất trộn xi măng sau khi thí nghiệm nén, có aw=20%, wT/c=5 68Hình 3.31 Ảnh chụp tia X ngang vết nứt bên trong của mẫu đất trộn xi măng trường hợp 3 (aMMT=0%, aw=20%, wT/c=5) 69Hình 3.32 Ảnh chụp tia X ngang vết nứt bên trong của mẫu đất trộn xi măng trường hợp 6 (aMMT=3,3%, aw=20%, wT/c=5) 70Hình 3.33 Ảnh chụp tia X ngang vết nứt bên trong của mẫu đất trộn xi măng trường hợp 9 (aMMT=6,5%, aw=20%, wT/c=5) 71Hình 3.34 Ảnh chụp tia X ngang vết nứt bên trong của mẫu đất trộn xi măng trường hợp 12 (aMMT=9,8%, aw=20%, wT/c=5) 72
Trang 12x Hình 3.35 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và hàm lượng xi măng ứng với thời gian
bảo dưỡng 7 ngày 76
Hình 3.36 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và hàm lượng MMT ứng với thời gian bảo dưỡng 7 ngày 77
Hình 3.37 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và hàm lượng xi măng ứng với thời gian bảo dưỡng 14 ngày 78
Hình 3.38 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và hàm lượng MMT ứng với thời gian bảo dưỡng 14 ngày 78
Hình 3.39 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và hàm lượng xi măng ứng với thời gian bảo dưỡng 28 ngày 79
Hình 3.40 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và hàm lượng MMT ứng với thời gian bảo dưỡng 28 ngày 80
Hình 4.1 Mặt cắt ngang nền đất yếu được gia cố bằng trụ đất xi măng 82
Hình 4.2 Kích thước mô hình thí nghiệm 83
Hình 4.3 Hộp mô hình thí nghiệm 84
Hình 4.4 Khung tạo áp lực nén lên nền đất trong hộp mô hình 85
Hình 4.5 Quá trình tạo lớp đất yếu 86
Hình 4.6 Quá trình khoan tạo lỗ 87
Hình 4.7 Dụng cụ bơm hỗn hợp đất xi măng 88
Hình 4.8 Trụ đất xi măng trong lớp đất sét 88
Hình 4.9 Bảo dưỡng lớp đất được gia cố bằng trụ đất xi măng 88
Hình 4.10 Thí nghiệm nén lớp đất gia cố trụ đất xi măng 89
Hình 4.11 Quan hệ giữa cường độ chịu nén của lớp đất sét gia cố trụ đất xi măng và hàm lượng MMT 90
Hình 4.12 So sánh cường độ chịu nén của mẫu đất xi măng và lớp đất gia cố trụ đất xi măng khi hàm lượng MMT thay đổi 91
Trang 13xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Cường độ chịu nén trong các dự án DMM tại U.S (Bruce, D.A., 2000) 7
Bảng 1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến cường độ đất xi măng (Terashi, M., 1997) 12
Bảng 1.3 Đặc điểm của các máy chụp tia X (Toshifumi Mukunoki, 2010) 17
Bảng 2.1 Hàm lượng các thành phần hóa học của MMT (Grim, R.E, 1959) 29
Bảng 2.2 Phân loại đất trương nở (Nguyễn Văn Thơ và Trần Thị Thanh, 2001) 33
Bảng 3.1 Các trường hợp tạo mẫu đất xi măng với Kaolinite 42
Bảng 3.2 Tính chất cơ bản của Kaolinite và Bentonite 42
Bảng 3.3 Tính chất của xi măng 43
Bảng 3.4 Khối lượng vật liệu cho mỗi lần trộn 43
Bảng 3.5 Các trường hợp chụp tia X 47
Bảng 3.6 Tính chất của Kaolinite khi thêm Bentonite 47
Bảng 3.7 Kết phân tích giá trị CT-value trung bình tại mặt cắt A-A 51
Bảng 3.8 Các tính chất của đất dùng thí nghiệm 74
Bảng 3.9 Độ trương nở của đất tự nhiên và đất trộn xi măng 75
Bảng 3.10 Các trường hợp thí nghiệm xác định hàm lượng xi măng hợp thích hợp 75
Bảng 3.11 Cường độ chịu nén của các mẫu đất xi măng ứng với 7 ngày bảo dưỡng 76
Bảng 3.12 Cường độ chịu nén của các mẫu đất xi măng ứng với 14 ngày bảo dưỡng 77Bảng 3.13 Cường độ chịu nén của các mẫu đất xi măng ứng với 28 ngày bảo dưỡng 79Bảng 4.1 Cường độ chịu nén của lớp đất gia cố xi măng 90
Trang 14h1 (m) Độ lún của nền đất dược xử lý h2 (m) Độ lún của nền đất bên dưới trụ đất xi măng L (m) Biến dạng chiều dài
U, a Hằng số tỉ lệ của tốc độ, gia tốc ult (kPa) Khả năng mang tải giới hạn của trụ đất xi măng đơn v (kPa) Áp lực đất
A (m2) Diện tích tiết diện ngang của mẫu đất xi măng ab (%) Hàm lượng Bentonite
Acol (m2) Diện tích mặt cắt ngang trụ đất xi măng aMMT (%) Hàm lượng Montmorillonite
An (m2) Diện tích chịu nén của lớp đất gia cố as (%) Hệ số diện tích xử lý
aw (%) Hàm lượng xi măng c (kPa) Lực dính đơn vị cucol (kPa) Sức kháng cắt không thoát nước của trụ đất xi măng
d (m) Đường kính trụ đất xi măng D (m) Đường kính trụ đất xi măng E (kPa) Module đàn hồi
Ecol (kPa) Mô đun đàn hồi của trụ đất xi măng Eeq (kPa) Mô đun đàn hồi tương đương của đất và trụ đất xi măng Esoil (kPa) Mô đun đàn hồi của lớp đất yếu
f Biểu thị lực FS Hệ số an toàn Gs Tỷ trọng hạt IP (%) Chỉ số dẻo L0 (m) Chiều dài ban đầu của mẫu đất xi măng Lc (m) Chiều dài trụ đất xi măng
Trang 15xiii lM1, lM2,…, lMn Độ dài tuyến tính của mô hình lN1, lN2,…, lNn Độ dài tuyến tính của nguyên hình N Trị số xuyên tiêu chuẩn SPT
Pmax (kN) Lực nén dọc trục q (kPa) Tải trên đường Qcol (kN) Tải tác dụng lên đầu trụ đất xi măng qn (kPa) Cường độ chịu nén của lớp đất gia cố trụ đất xi măng qu (kPa) Cường độ chịu nén của mẫu đất xi măng
W (%) Độ ẩm w/c Tỉ lệ nước và xi măng tạo vữa Wb (g) Khối lượng Bentonite
Wc (g) Khối lượng xi măng Wk (g) Khối lượng Kaolinite WL (%) Giới hạn chảy
WP (%) Giới hạn dẻo WT (g) Tổng khối lượng lượng nước wT/c Tỷ lệ tổng lượng nước và xi măng
Trang 161
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, tại TPHCM và ĐBSCL ngày càng có nhiều công trình sử dụng trụ đất xi măng để gia cố nền đất yếu và đã được đánh giá khả năng ứng dụng vào thiết kế móng của các công trình [1] Giải pháp này cũng được áp dụng cho các dự án đường sân bay, đường cao tốc để tăng sức chịu tải của nền đất yếu [2], [3], [4], [5] Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ trụ đất xi măng đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn đặc tính kỹ thuật cũng như giá trị kinh tế của công trình Trong các công trình gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng, việc xác định tính chất cơ học và vật lý của trụ đất xi măng cần phải được thực hiện Tính chất cơ học của trụ đất xi măng thường căn cứ kết quả thí nghiệm nén mẫu hỗn hợp đất, xi măng và nước Điều này giúp cho người kỹ sư thiết kế biết rõ các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ của trụ đất xi măng và đề xuất hàm lượng xi măng sử dụng cho gia cố trụ đất xi măng hợp lý [6]
ĐBSCL là đồng bằng lớn nhất Việt Nam, được phủ bởi trầm tích Holocence do sự lắng đọng trầm tích của hệ thống sông Mekong Thành phần khoáng vật trong đất sét thông thường gồm có các thành phần khoáng vật như: MMT, Illite, Chlorite và Kaolinite Thành phần khoáng vật MMT trong đất sét ảnh hưởng lớn đến tính trương nở và co ngót của đất Theo nghiên cứu của J David Rogers và các đồng nghiệp (2005), áp lực trương nở hoặc co ngót trong nền đất có thể gây mất ổn định các công trình có tải trọng nhẹ và kết cấu mặt đường [7]
Theo nghiên cứu của Phan Thị San Hà và các đồng nghiệp (2007), trong phân loại khoáng vật sét theo thí nghiệm Methylene Blue hấp thụ kết hợp so sánh với phương pháp nhiễu xạ tia X - XRD cho 42 mẫu đất lấy từ 5 hố khoan ở các độ sâu 5 m, 10 m, 15 m, 20 m, 25 m và 30 m tại Bình Chánh – TPHCM, hàm lượng khoáng vật MMT trong đất có giá trị từ 11,3% đến 13,3% [8], theo nghiên cứu của James L Post và Richard L Sloane (1971), hàm lượng MMT ở An Giang ở độ sâu 0,6 m đến 1,0 m có giá trị từ 5% đến 10% [9] và theo Nguyen Huu Chiem (1993) với 38 hố khoan địa chất phân bố khắp ĐBSCL, hàm lượng MMT từ 0% đến 8% [10] Theo Luận án tiến sĩ địa
Trang 172 chất của Nguyễn Thị Nụ (2014) thì hàm lượng MMT trong đất bùn sét ở vùng này trong khoảng từ 3% đến 8% và trong đất bùn sét pha từ 1% đến 6% [11]
Thành phần khoáng vật MMT có trong đất ảnh hưởng đến tính trương nở và co ngót của đất nền, khi nền đất được gia cố bằng trụ đất xi măng hàm lượng MMT sẽ ảnh hưởng đến quá trình đóng rắn và làm thay đổi cường độ chịu nén của trụ đất xi măng Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng khoáng vật MMT đến cường độ chịu nén của mẫu đất xi măng và nền đất yếu gia cố trụ đất xi măng Kết quả nghiên cứu cung cấp cho người làm công tác xây dựng có những đánh giá sát hơn về hiệu quả khi chọn lựa áp dụng giải pháp này đối với các trường hợp cụ thể
2 Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Các nghiên cứu về trụ đất xi măng ở ĐBSCL trước đây chưa phân tích nguyên nhân cường độ mẫu đất xi măng thay đổi khi thay đổi loại đất và không phân tích cụ thể ảnh hưởng của hàm lượng khoáng vật MMT đến cường độ chịu nén của mẫu đất xi măng Khi thực hiện giải pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần và hàm lượng khoáng vật MMT có trong đất đến cường độ chịu nén của đất xi măng Do đó, nghiên cứu được tiến hành với các mục đích:
i) Phân tích mối tương quan giữa hàm lượng MMT và cường độ chịu nén của mẫu đất
xi măng đối với đất có các độ ẩm và thời gian bảo dưỡng khác nhau
ii) Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng chịu nén của nền đất yếu gia cố trụ
đất xi măng để nâng cao hiệu quả gia cố nền đất yếu bằng bằng trụ đất xi măng phù hợp với các điều kiện cụ thể Từ đó đề xuất hàm lượng xi măng thích hợp cho các vùng đất có hàm lượng thành phần khoáng vật MMT khác nhau
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đã được dùng trong luận án là thực hiện tạo và thí nghiệm nén mẫu trong phòng thí nghiệm kết hợp với phương pháp chụp tia X Mô hình thu nhỏ trong phòng cũng được nghiên cứu sử dụng để mô phỏng ứng xử của công trình thực tế với tỉ lệ 1/50
Trang 183
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu khả năng chịu nén của mẫu đất xi măng khi thay đổi hàm lượng MMT dưới các điều kiện khác nhau về lượng nước khi trộn, hàm lượng xi măng và thời gian bảo dưỡng mẫu Kết quả thí nghiệm được phân tích bằng thí nghiệm nén một trục nở hông, chụp tia X để xem xét các tính chất vật lý và cơ học của mẫu đất xi măng Đồng thời, mô hình nền đất yếu gia cố trụ đất xi măng trong phòng thí nghiệm cũng được thực hiện để xem xét ảnh hưởng của khoáng vật MMT có trong đất đến khả năng chịu nén của nền đất yếu gia cố trụ đất xi măng
5 Cấu trúc của luận án
Luận án gồm có các phần: Mở đầu, 4 chương, kết luận và kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo và phần phụ lục Tổng cộng luận án có 103 trang, trong đó có 79 hình, 19 bảng biểu và các công thức tính toán, phương trình phản ứng hóa học Phần phụ lục có 54 trang Nội dung chính của luận án được thể hiện qua các chương:
Chương 1: Phân tích tổng quan về tình hình nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố
ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của mẫu đất xi măng trong đó nhấn mạnh ảnh hưởng của khoáng vật MMT Phương pháp phân tích địa kỹ thuật bằng tia X và các nghiên cứu xác định cường độ chịu nén của nền đất yếu gia cố trụ đất xi măng bằng mô hình trong phòng thí nghiệm cũng được trình bày trong chương này
Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết để phân tích ảnh hưởng của khoáng vật MMT
đến tính chất của đất và đất xi măng từ các tính chất cơ bản của MMT, cơ chế hình thành cường độ đất xi măng khi có sự tham gia của MMT Cơ sở lý thuyết của phương pháp chụp tia X và cơ sở xây dựng mô hình thí nghiệm cũng được mô tả
Chương 3: Thực hiện tạo mẫu và nén một trục mẫu đất xi măng với các điều kiện trộn
và bảo dưỡng khác nhau để xem xét sự ảnh hưởng của MMT đến khối lượng thể tích và cường độ chịu nén của mẫu đất xi măng Từ kết quả thí nghiệm, hàm lượng xi măng hợp lý được đề xuất cho đất có hàm lượng MMT khác nhau Trong chương này, thí nghiệm chụp tia X ngang qua các mẫu đất xi măng cũng được thực hiện trước, trong và sau khi nén mẫu Với thí nghiệm này, khối lượng thể tích của mẫu trước và trong qua trình nén cũng được phân tích và so sánh với nhau Hình dạng phá hoại của
Trang 194 mẫu được quan sát qua các ảnh tia X 2D và được xây dựng thành ảnh 3D bằng phần mềm ImageJ
Chương 4: Khả năng chịu nén của nền đất yếu được gia cố trụ đất xi măng được phân
tích mô phỏng bằng mô hình thí nghiệm trong phòng, còn gọi là mô hình 1-g, để xem xét ảnh hưởng của hàm lượng khoáng vật MMT đến khả năng chịu nén của nền gia cố
Kết luận và kiến nghị của nghiên cứu: Cường độ chịu nén của mẫu đất xi măng và
lớp đất yếu gia cố trụ đất xi măng bị ảnh hưởng bởi hàm lượng MMT Khi hàm lượng MMT trong đất cao thì cường độ chịu nén đồng thời giá trị CT-value của mẫu đất xi măng cũng giảm Kiến nghị trong thi công trụ đất xi măng ngoài hiện trường cần chú ý hàm lượng MMT, cao độ mực nước ngầm và độ ẩm của nền đất yếu để điều chỉnh hàm lượng xi măng, lượng nước trộn cho thích hợp để cường độ chịu nén của đất xi măng thích hợp nhất
Trang 205
CỐ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG TRỤ ĐẤT XI MĂNG, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THÍ NGHIỆM MÔ HÌNH
Một số tính chất đặc trưng của đất yếu ở ĐBSCL
Đất yếu có thể được định nghĩa là những loại đất không có khả năng tiếp nhận tải trọng công trình nếu không có các biện pháp gia cố hoặc xử lý thích hợp ĐBSCL được hình thành và phát triển trên nền đất yếu với những điều kiện hết sức phức tạp của đất nền dọc theo các dòng sông và bờ biển Do đó, địa chất dưới nền móng của các công trình nhà ở, nhà xưởng, đường xá, đê điều, đập chắn nước và một số công trình khác ở đây thường đặt ra hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết như sức chịu tải của nền thấp, độ lún lớn
Các loại đất yếu thường gặp ở ĐBSCL [12] như là đất sét mềm gồm các loại đất sét hoặc á sét tương đối chặt, ở trạng thái bão hòa nước, có cường độ thấp; bùn là các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực; than bùn là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do kết quả phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy
Theo 22TCN 262: 2000 [13] và TCXD 245: 2000 [14], đất yếu là đất ở trạng thái tự nhiên, độ ẩm của chúng gần bằng hoặc cao hơn giới hạn chảy, hệ số rỗng lớn, lực dính (c) theo kết quả cắt nhanh không thoát nước từ 15 kPa trở xuống, góc ma sát trong () từ 0o đến 10o, lực dính từ kết quả cắt cánh hiện trường ≤ 35 kPa, sức chống mũi xuyên tĩnh < 100 kPa, chỉ số xuyên tiêu chuẩn SPT < 5 Nói chung, đất sét yếu là loại đất có sức chịu tải thấp và tính nén lún cao Phần lớn các nước trên thế giới thống nhất về định nghĩa nền đất yếu theo sức kháng cắt không thoát nước (Su) và trị số xuyên tiêu chuẩn (N) như sau: đất rất yếu có Su ≤ 12,5 kPa hoặc N ≤ 2; đất yếu có Su ≤ 25 kPa hoặc N ≤ 4
Lê Bá Lương và các đồng nghiệp (2005) kết luận trong nghiên cứu về đất yếu ở ĐBSCL là phần lớn đất thuộc dạng đất yếu và có chiều dày từ 10 m đến 40 m [15] Sự phân bố đất yếu ở ĐBSCL theo Nguyễn Văn Thơ và Trần Thị Thanh (2002) như bản đồ Hình 1.1 [16]
Trang 216
Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng
Có nhiều phương pháp xử lý và ổn định nền đất yếu, Han-Georg Kempfert (2006) đã phân loại phương pháp xử lý và ổn định nền đất yếu theo ba nhóm chính là cố kết, thay thế đất và các phần tử dạng trụ [17] Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng là một trong những phương pháp phần tử dạng trụ trong cách phân loại này
Hình 1.1 Bản đồ phân vùng đất yếu khu vực ĐBSCL (Nguyễn Văn Thơ và Trần Thị
Thanh, 2002) [16]
Đất sét màu xám nâu, xám vàng Đất bùn sét, bùn á sét, bùn á cát xen kẹp
với các lớp á cát (IIa, IIb, IIc, IId) Cát hạt mịn, á cát xen kẹp ít bùn á cát
(IIIa, IIIb, IIIc) Đất than bùn xen kẹp bùn sét, bùn á sét,
cát bụi, á cát (IVa, IVb) Bùn á sét và bùn á cát ngậm nước Cà Mau
Cao Lãnh
Long Xuyên
Cần Thơ Châu Đốc
Hà Tiên
IIb
IIa VIa
V
GHI CHÚ:
Trang 227 Phương pháp cơ học để thi công trụ đất gia cố bằng thiết bị trộn được gọi là phương pháp trộn sâu (DMM – Deep Mixing Method) DMM trở thành một thuật ngữ chung để mô tả kỹ thuật cải tạo đất yếu Bruce, D A (2000) đã đề nghị các kỹ thuật DMM được phân loại dựa trên các đặc điểm như phương pháp đưa chất kết dính vào đất, phương pháp trộn và vị trí của các lưỡi trộn [18]
Một số cụm từ khác đôi khi cũng được dùng như “mixed – in – place piles”, “in situ soil mixing” và “soil cement columns” [19], [20], [21] Trong nghiên cứu này, sẽ sử dụng thuật ngữ trộn sâu (DMM) và sản phẩm của quá trình thi công trộn sâu là trụ đất xi măng (CDM column – Cement Deep Mixing column)
Mặc dù có nhiều kỹ thuật trộn sâu khác nhau, nhưng kết quả chung nhất là tạo ra các cột gia cố bằng thiết bị khoan với một hoặc nhiều cần trộn để đưa chất kết dính vào đất tự nhiên nơi gia cố Chất kết dính thường được sử dụng là hỗn hợp xi măng hoặc xi măng/vôi và nước Kết quả của sự trộn chất kết dính và đất tạo ra một vật liệu có cường độ và độ cứng lớn hơn đất tự nhiên (Bảng 1.1)
Chức năng chính của trụ đất xi măng dùng trong gia cố nền đất yếu chịu tải trọng đứng là truyền tải trọng phía trên xuống nền đất bên dưới đồng thời giảm độ lún của nền đất Các quan điểm tính toán trụ đất xi măng hiện nay: Quan điểm 1 là trụ đất xi măng làm việc như cọc đơn chịu lực Tính toán thiết kế như móng cọc Quan điểm 2 là trụ đất xi Bảng 1.1 Cường độ chịu nén trong các dự án DMM tại U.S (Bruce, D.A., 2000) [18]
Dự ánLoại đất/ Hàm lượng chất kết dínhCường độ nén, qu
I-95 Route 1, Alexandria, VA
Phương pháp trộn ướt Đất hữu cơ
Hàm lượng xi măng: 300 kg/m3, w/c=1
Trung bình qu ≥ 1,100 kPa khoảng 1,517 kPa
Nhỏ nhất qu ≥ 690 kPa Central Artery
Project, Boston, MA
Phương pháp trộn ướt Đất san lấp, đất hữu cơ và đất sét Boston Blue
Hàm lượng xi măng: 20 - 300 kg/m3, w/c = 0,9
Nhỏ nhất qu ≥ 2,100 kPa Lớn nhất qu ≥ 6,900 kPa
Oakland Airport Roadway, California
Phương pháp trộn ướt Đất cát san lấp và đất sét yếu Hàm lượng xi măng: 60 - 240 kg/m3
Trung bình qu ≥ 1,035 kPa Nhỏ nhất qu ≥ 690 kPa
Trang 238 măng và nền đất tự nhiên làm việc đồng thời như một nền tương đương Tính toán thiết kế như nền thông thường với chiều dày bằng chiều dài trụ đất xi măng Quan điểm 3 là kết hợp hai quan điểm trên, sức chịu tải tính toán như móng cọc, trong khi biến dạng tính theo nền tương đương
Trong thực tế, trụ đất xi măng thường được thi công xuyên qua toàn bộ lớp đất yếu nằm trên địa tầng rắn chắc lúc này trụ làm việc gần giống với cọc chống Đôi khi các trụ này chỉ nằm trong phạm vi lớp đất yếu còn gọi là trụ treo Khi trụ đất xi măng đơn chịu tải trọng đứng có thể xảy ra 1 trong 3 dạng phá hoại là phá hoại do phình nén, phá hoại do cắt và phá hoại do xuyên thủng (Hình 1.2)
Phá hoại do phình nén (Hình 1.2a) do trụ đất xi măng có đường kính bé trong khi chiều dài lớn và mũi trụ tựa vào tầng cứng còn gọi là trụ mềm Phá hoại do phình nén thường xảy ra tại đầu trụ dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng
Ngược lại, phá hoại do cắt (Hình 1.2b) ngay tại vùng được gia cố, trụ đất xi măng có đường kính lớn nhưng chiều dài bé và mũi trụ tựa vào tầng đất cứng Khả năng mang tải của từng đoạn trụ bị chi phối bởi sức kháng cắt của đất được xử lý cũng như cường độ cắt của đất không được xử lý xung quanh trụ Mặt trượt phá hoại cắt ngang trụ và đất
Phá hoại xuyên do mũi trụ (Hình 1.2c) nằm trong tầng đất yếu, sức chịu tải của trụ chủ yếu do thành phần ma sát xung quanh trụ Lực đứng lớn hơn khả năng chịu tải do a) Phá hoại phình nén b) Phá hoại cắt c) Phá hoại xuyên
Hình 1.2 Dạng phá hoại của trụ đất xi măng
Trang 249 thành phần ma sát Dạng phá hoại này thì trụ di chuyển theo một khối trong lớp đất yếu khi mất ổn định
Khi nền đất được gia cố để mang tải trọng thẳng đứng của công trình bên trên thì trụ đất xi măng đơn tối ưu cho việc xử lý nền đất yếu Trong xử lý nền đất yếu bên dưới nền đất đắp, trụ đất xi măng đơn nên được sử dụng tại vùng chủ động bên dưới tại tâm khối đất đắp vì tải trọng tác dụng thẳng đứng dọc theo trục của trụ đất xi măng và chuyển vị của trụ nhỏ Trong khi tại vùng bị động và vùng cắt chuyển vị của trụ đất xi măng rất lớn Bengt B Homs (1999) khuyên rằng trụ đất xi măng đơn không nên sử dụng để gia cố nền đất yếu tại hai vùng này [21]
Trường hợp nền đất được gia cố bằng trụ đất xi măng, các trụ đất xi măng được bố trí theo dạng ô vuông như Hình 1.3 Khả năng chịu tải của trụ đất xi măng được tính toán theo các công thức từ 1.1 đến 1.12
maxcolult,
maxsoilult,
colcol
Hình 1.3 Bố trí trụ đất xi măng
Trang 2510
coleq
Eq
s soil
scol
2s
sd4π
2c
soil
FS1
FS.qA
ultsmax
1, 0,95a σ
hu,col
soilu,v
Hình 1.4 Lún của nhóm trụ đất xi măng
Trang 26Ea1E
a
qLΔh
vzuvz10c0
qσlogCe1
h
Ứng dụng của đất trộn xi măng để cải tạo đất được trình bày trong một số công bố của Bengt B Homs (1999), D.A Bruce (2000)… Các nghiên cứu ứng dụng khác nhau của kỹ thuật trộn sâu được thực hiện như nền móng của nhà, đường vào cầu, móng bồn dầu, đường đắp cao, ổn định mái dốc… Các dạng bố trí cột đất trộn xi măng để xử lý đất cho các dự án ở biển và đất liền (Hình 1.5) [22]
Dạng tường Dạng lưới Dạng khối Dạng diện
Dạng khối Dạng tường Dạng lưới Dạng cột
Dạng cột tiếp xúc Dạng tường tiếp xúc Dạng lưới tiếp xúc Dạng khối tiếp xúc
Hình 1.5 Các dạng bố trí trụ đất xi măng (Yang, D.S, 1997) [22]
Trang 2712
Ảnh hưởng của khoáng vật MMT đến cường độ chịu nén của đất xi măng
Terashi, M (1997) đã thống kê tất các các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của mẫu đất xi măng như đặc điểm của tác nhân gia cố, đặc điểm và điều kiện của đất, điều kiện trộn và điều kiện bảo dưỡng (Bảng 1.2) [23] Trong các yếu tố này, yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng lớn đến cường độ chịu nén của đất xi măng là đặc điểm và điều kiện của môi trường nền đất cần gia cố
Thiam-Soon Tan và các đồng nghiệp (2002) đã làm thí nghiệm xác định cường độ chịu nén của mẫu đất xi măng trên 3 loại đất sét ở ba vùng biển khác nhau: đất sét vùng biển Eunos, City Hall và SAC với hàm lượng xi măng 20% và độ ẩm 90% [24] Sau thời gian bảo dưỡng 7 ngày, cường độ chịu nén của các mẫu đất xi măng khác nhau rất lớn (Hình 1.6) Như vậy mỗi loại đất sét có thành phần khoáng khác nhau ảnh hưởng lên mức độ cải tạo cường độ của mẫu đất xi măng
Bảng 1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến cường độ đất xi măng (Terashi, M., 1997) [23] I Đặc điểm của tác nhân gia cố I.1 Loại tác nhân gia cố
I.2 Chất lượng I.3 Nước trộn và các chất thêm vào II Đặc điểm và các điều kiện của đất
(Đặc biệt quan trọng cho các loại đất sét)
II.1 Tính chất vật lý, hóa học và khoáng vật học của đất
II.2 Hàm lượng hữu cơ II.3 pH của nước lỗ rỗng II.4 Độ ẩm
III Điều kiện trộn III.1 Nhiệt độ trộn
III.2 Thời gian trộn III.3 Hàm lượng của tác nhân gia cố IV Điều kiện bảo dưỡng IV.1 Nhiệt độ
IV.2 Thời gian bảo dưỡng IV.3 Độ ẩm
IV.4 Thời tiết (Ướt và khô /đóng băng và tan băng)
Trang 2813 Nozu, M và Nakai, N (2010) thực hiện thí nghiệm mẫu đất xi măng với ba loại đất có khoáng vật sét khác nhau giữa đất sét miền Nam Việt Nam, đất sét Mỹ và đất sét Nhật Bản [25] Mẫu đất xi măng được tạo bằng đất sét Việt Nam và Mỹ rất khó thực hiện do đất có tính hút nước của khoáng vật MMT có trong đất Đồng thời, kết quả thí nghiệm nén một trục thì đất sét Việt Nam và Mỹ đều có cường độ thấp (Hình 1.7) Từ kết quả thí nghiệm này, phạm vi và phương pháp thi công trụ đất xi măng tại Việt Nam trong gia cố tường vây để tránh áp lực ngang do đất trương nở gây ra cũng được đề xuất
Hình 1.6 Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng của mẫu đất xi măng với các loại đất
khác nhau (Thiam-Soon Tan và các đồng nghiệp, 2002) [24] 0 1 2 3 4 5
Biến dạng dọc trục (%) Độ ẩm=90%
Hàm lượng XM=20% Thời gian bảo dưỡng=7 ngày
Đất sét Eunos Đất sét City Hall Đất sét SAC
Trang 2914 Tiêu chuẩn TCVN 9403:2012 đặt ra yêu cầu xác định đặc trưng vật lý và thành phần khoáng của đất trong khâu khảo sát địa kỹ thuật trước khi thiết kế gia cố nền đất yếu bằng công nghệ trụ đất xi măng [26] Tuy nhiên, các phụ lục D và E của tiêu chuẩn này chỉ nêu lên các phương pháp để xác định sức kháng nén trong phòng của mẫu đất xi măng mà không đề cặp ảnh hưởng của khoáng vật có trong đất đến cường độ chịu nén của đất xi măng
Tính chất cơ học của đất được gia cố xi măng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như lượng nước, hàm lượng sét, hàm lượng chất hữu cơ trong đất; loại và tỉ lệ chất kết dính và phụ gia [6] Viện Phát Triển công nghệ ven biển – Nhật Bản (CDIT, 2002) nhận định rằng tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng đến cường độ của đất được gia cố bằng trụ đất xi măng, ngay cả sự khác nhau tương đối nhỏ trong đất dùng để trộn nhưng kết quả lại khác nhau rất lớn trong tính chất cơ học của đất xi măng [27]
Hình 1.7 Quan hệ giữa cường độ chịu nén và hàm lượng xi măng của mẫu đất xi măng
với các loại đất khác nhau (Nozu, M và Nakai, N., 2010) [25]
Trang 3015
Phương pháp phân tích địa kỹ thuật bằng tia XPhương pháp phân tích bài toán địa kỹ thuật bằng tia X (X-ray CT: X-ray Computed Tomograph) được sử dụng nhiều trong nghiên cứu Phương pháp này cho phép nhận
biết sự thay đổi ứng suất, biến dạng bên trong vật liệu mà không gây bất kỳ sự phá hủy nào (còn gọi là thí nghiệm không phá hủy) [28], [29], [30] Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng tia X như đặc tính của đất, sự phá huỷ của đất nén cố kết, sự phá hủy của đất trộn với bùn, xi măng, xỉ xốp, nghiên cứu sự tương tác thành phần và cấu trúc của đất (Hình 1.8); nghiên cứu đặc tính thấm và thoát nước phục vụ công tác cải tạo nền đất yếu (Hình 1.9); phát triển thiết bị nén ba trục; khả năng chịu tải của nền đất dưới tải trọng của cọc (Hình 1.10); sử dụng số liệu thu được để giải các bài toán của phương pháp số [31], [32], [33], [34]
Hình 1.8 Phân tích thành phần hạt của đất (Lenoir, N., 2002) [30]
Trang 3116 Máy chụp tia X được phát minh bởi Hounsfield vào đầu thập niên 70 trong kỹ thuật chụp ảnh cắt lớp vùng đầu con người và giành được giải Nobel năm 1979 cùng với Cormack Tia X là một dạng của sóng điện từ, có bước sóng trong khoảng từ 0,01 nm đến 10nm tương ứng với dãy tần số từ 30 PHz đến 30 EHz và năng lượng từ 120 eV đến 120 keV Bước sóng tia X ngắn hơn tia tử ngoại nhưng dài hơn tia Gamma [28]
Hình 1.9 Sự thấm của vật liệu Super Geo (Otani J và các đồng nghiệp, 2002a) [31]
a)
b) Hình 1.10 Phân bố ứng suất dưới mũi cọc (Toshifumi Mukunoki, 2010) [28]
Trang 3217 Ngày nay, máy chụp tia X đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong y khoa, công nghiệp và trong máy gia tốc hạt Sự khác nhau chính của ba máy chụp tia X sử dụng trong y khoa, công nghiệp và trong máy gia tốc hạt là nguồn phát, hình dạng tia X, độ phân giải, kích thước mẫu và thời gian chụp ảnh (Bảng 1.3)
Trong nghiên cứu này, thí nghiệm chụp tia X được thực hiện bằng máy X-ray CT công nghiệp TOSCANER-20000min (Hình 1.11) tại Trường Đại học Kumamoto (Nhật Bản)
Bảng 1.3 Đặc điểm của các máy chụp tia X (Toshifumi Mukunoki, 2010) [28]
Các loại máy Y khoa Công nghiệp Máy gia tốc hạt
Nguồn phát Ống tia X Ống tia X Sự tăng tốc các hạt
giờ Vài giây đến một phút
Hình 1.11 Máy TOSCANER 20000 min (Toshifumi Mukunoki, 2010) [28]
Trang 3318 Máy TOSCANER-20000min có thể chụp với tia X có độ dày 0,3 mm, 0,5 mm, 1 mm, 2 mm, 3 mm và 4 mm Cấu tạo của máy chụp tia X gồm 3 phần chính như nguồn phát tia X, bộ phận giữ mẫu và bộ phận cảm biến (Hình 1.12) [28]
Sau khi tia X được chụp, phần mềm ImageJ [30] được sử dụng để phân tích các ảnh tia X và từ các ảnh tia X dạng 2D xây dựng hình thành ảnh 3D như (Hình 1.13) [33]
Hình 1.12 Cấu tạo bên trong của máy chụp tia X (Toshifumi Mukunoki, 2010) [28]
Hình 1.13 Xây dựng ảnh 3D từ ảnh tia X (Otani J và các đồng nghiệp, 2000) [33]
Bàn giữ mẫu
Xoay tròn
Di chuyển dọc D400 mm
600 mm
Trang 34Mô hình thí nghiệm của Kitazume, M và các đồng nghiệp (1999) [35]
Mô hình xem xét cường độ chịu nén và hình dạng phá hoại của trụ đất xi măng bên dưới nền đường đắp cao (Hình 1.14) Mô hình có kích thước 700 mm x 200 mm, cao 600 mm, đất trong mô hình gồm 02 lớp: lớp cát phía dưới và bên trên là lớp đất sét Kaolinite, trụ đất xi măng có đường kính 20 mm, dài 200 mm, hệ số diện tích gia cố lần lượt là as= 6%, 14% và 28% Lớp đất sét Kaolinite trộn với nước tạo độ ẩm 120% được cố kết dưới áp lực 10 kN/m2 trong máy ly tâm với gia tốc 50g Trụ đất xi măng được tạo thành bằng cách cho hỗn hợp đất xi măng vào trong ống trụ tròn, sau 7 ngày được lấy ra và bảo dưỡng trong điều kiện ẩm, có nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng trong 8 ngày, sau cho các trụ đất xi măng này vào các lỗ đã được tạo sẵn trong lớp đất yếu Sau đó mô hình tiếp tục được đưa vào máy ly tâm quay, khi máy quay đạt gia tốc 50g, hệ thống gia tải sẽ được kích hoạt để tác dụng tải thẳng đứng lên mặt trên của mặt đường Các thiết bị đo áp lực, áp lực nước, thiết bị đo chuyển vị cũng được gắn để đo biến dạng của nền và trụ đất xi măng Mô hình được gọi là mô hình 50-g, do mô hình được đưa vào máy quay ly tâm quay với gia tốc 50g Nghĩa là các trụ đất xi măng có đường kính như trên gia cố cho lớp đất yếu dày 200 mm Khi đưa vào buồng quay ở gia tốc 50g, mô hình sẽ tương đương với 10 m đất sét gia cố bằng trụ đất xi măng có đường kính 1 m dài 10 m
Trang 3520 Hình 1.14 Mô hình thí nghiệm ly tâm gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng
(Kitazume, M và các đồng nghiệp, 1999) [35]
Thiết bị đo chuyển vị
Thiết bị đo chuyển vị
Cảm biến Thiết bị
tạo lực nén
Thiết bị đo áp lực nước
Trụ đất xi măng d=20mm
Sét Kaolinite
Lớp cát
Trụ đất xi măng d=20mm
Trang 3621
Mô hình thí nghiệm của Larsson, S (1999) [36]
Mô hình thí nghiệm là một hộp cắt trụ tròn có đường kính 500 mm, cao 900 mm gồm hai phần: phần dưới cố định và phần di động trượt phía trên (Hình 1.15) Trong quá trình cố kết lớp đất yếu, mô hình còn được gắn thêm phần phía trên cùng để tạo quá trình cố kết, khí nén được sử dụng để tạo áp lực nén cố kết
Mô hình gồm 12 trụ đất vôi/xi măng dài 500 mm, đường kính 50 mm chống lên lớp cát dày 50 mm Mô hình dùng để xem xét cường độ chịu cắt của trụ đất vôi/xi măng trong nền đất yếu Đất được sử dụng để mô phỏng trong mô hình là Kaolinite trộn với nước tạo độ ẩm từ 90% đến 95% Trụ đất vôi/xi măng được tạo thành bằng cách bơm chất kết dính (vôi/xi măng) khô với hàm lượng 150 kg/m3 vào lớp đất yếu, sau đó được trộn với đất yếu để hình thành các trụ đất vôi/xi măng Kết quả nghiên cứu cho thấy sức kháng cắt của lớp đất chưa được gia cố chỉ 4,4 kPa với chuyển vị ngang 8 mm, nhưng khi đất được gia cố bằng trụ vôi/xi măng thì sức kháng cắt tăng lên 6,0 kPa và chuyển vị ngang 18 mm
500 Khí nén
Phần tạo áp lực cố
kết
Phần bên trên
Phần bên dưới thoát nước Lớp cát
Dung dịch Kaolinite
Tấm nhựa Tấm thép
Thiết bị kéo Motor
Ống định hướng
Ống dẫn
Trụ đất xi măng Lưỡi trộn
Trang 3722
Mô hình thí nghiệm của Kosche, M (2004) [37]
Mô hình có kích thước như mô hình thí nghiệm của Larson, S (1999) nhưng hai phần của mô hình được liên kết thành một phần, mô hình dùng khảo sát ứng xử của đất tại vùng chuyển tiếp giữa trụ đất xi măng và đất xung quanh (Hình 1.16)
Hình 1.15 Mô hình thí nghiệm trụ đất xi măng chịu tải ngang (Larsson, S., 1999) [36]
a)
b) Áp lực nén
Phần di động
Phần cố định
Tấm cứng Trụ đất vôi/xi măng Sét Kaolinite
Lực kéo
Vòng lực
Khung thép
500 Khí nén
Phần tạo áp lực cố
kết
Phần bên trên
Phần bên dưới thoát nước Lớp cát
Dung dịch Kaolinite
Tấm nhựa Tấm thép
Trang 3823 Đất dùng trong mô hình là đất sét Kaolinite, mô hình chỉ gồm có 7 trụ đất xi măng Các thí nghiệm về mặt cơ lý và hóa học của đất tại vùng tiếp giáp đều được thực hiện ở tuổi 7, 14 ,30 và 90 ngày
Mô hình thí nghiệm của Sengor, M.Y (2011) [38]
Mô hình xem xét cường độ chịu nén của trụ đất xi măng khi tác dụng tải thẳng đứng (Hình 1.17) Đất sử dụng trong mô hình là Kaolinite được tạo độ ẩm 40% giữ trong 2 đến 3 ngày sau đó cho vào hộp mô hình trụ tròn có đường kính 410 mm x cao 390 mm, hệ thống khí nén được sử dụng để tạo áp lực cố kết 50 kPa cho lớp đất yếu
Trụ đất xi măng trong mô hình được tạo thành bằng cách khoan các lỗ trong lớp đất Kaolinite, sau đó vữa đất xi măng được bơm vào các lỗ đã tạo sẵn này, mô hình nghiên cứu với 4 trường hợp: 19, 38, 55 và 85 trụ Hệ thống thủy lực được sử dụng để tạo áp lực thẳng đứng Đồng thời hệ thống đồng hồ đo cũng được sử dụng để đo chuyển vị của trụ đất xi măng
c)
d)
Hình 1.16 Mô hình thí nghiệm khảo sát ứng xử của đất tại vùng tiếp giáp (Kosche, M.,
2004) [37] Lớp biên
Trụ đất Xi măng chuyển tiếp Vùng
Đất yếu chưa được gia cố Đường biên
ngoài của trụ đất xi măng
A A
MẶT CẮT A-A
Trang 3924
Mô hình thí nghiệm của Ailin Nur J.O và các đồng nghiệp (2011) [39]
Mô hình nghiên cứu cường độ chịu nén của trụ đất xi măng dưới tấm cứng (Hình 1.18) Mô hình gồm có 04 trụ đất xi măng đường kính 25 mm, dài 200 mm, hàm lượng xi măng 15% và 20% Các trụ đất xi măng này được bố trí trong nền đất yếu đã được cố kết Mô hình có kích thước 1000 mm x 600 mm, cao700 mm Đất sét trong mô hình được cho lượng nước rất lớn vào trộn để tạo độ ẩm trong khoảng 90% đến 98%
a) Mô hình 85 trụ đất xi măng
b) Thiết bị tạo lực nén Hình 1.17 Mô hình thí nghiệm trụ đất xi măng chịu tải đứng (Sengor, M.Y., 2011)
[38]
400
Trang 4025
Mô hình thí nghiệm của K Omine và các đồng nghiệp (1999) [40]
Mô hình dùng phân tích cường độ chịu nén của nền gia cố trụ đất xi măng dưới tấm cứng khi chịu tải đứng và tải ngang đồng thời (Hình 1.19) Mô hình có kích thước 970 mm x 170 mm, cao 200 mm, trụ đất xi măng có đường kính 30 mm, chiều dài 200 mm, hàm lượng xi măng được sử dụng lần lượt được sử dụng 90 và 250 kg/cm3, hệ số gia cố 22% và 42%, tương ứng số trụ đất xi măng trong mô hình lần lượt là 8 và 15 Hình 1.18 Mô hình thí nghiệm trụ đất xi măng khi chịu tải đứng dưới tấm cứng (Ailin
Nur J.O và các đồng nghiệp, 2011) [39]
Đất yếu đã cố kết
200