Diễn biến tâm lý của người phạm tội trước khi thực hiện hành viphạm tội Trong giai đoạn trước khi thực hiện hành vi phạm tội, do có quátrình đấu tranh động cơ để lựa chọn mục đích phạm t
Trang 1CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM LÝ CỦA ĐỐITƯỢNG THỌ “SỨT” KHI THỰC HIỆN HÀNH VI TRỐN
TRẠI GIAM T16I Lý thuyết
1 Diễn biến tâm lý của người phạm tội trước khi thực hiện hành viphạm tội
Trong giai đoạn trước khi thực hiện hành vi phạm tội, do có quátrình đấu tranh động cơ để lựa chọn mục đích phạm tội, tính toán các khảnăng thực hiện và che giấu, trốn tránh pháp luật, tính toán hậu quả củahành vi phạm tội nên ở người phạm tội thường có sự thay đổi đáng kểcác trạng thái tâm lý Sự lo lắng, căng thẳng trong tâm lý của người phạmtội là biểu hiện, phổ biến, nổi bật
Sự lo lắng, căng thẳng trong tâm lý của người phạm tội nhiều hay ítphụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mục đích của hành vi phạm tội có đặc biệt nghiêm trọng haykhông
- Trạng thái căng thẳng, lo lắng cũng tùy thuộc người phạm tội làchuyên nghiệp, có bản lĩnh hay đó là người phạm tội lần đầu
- Phụ thuộc vào vị trí, vai trò của người phạm tội trong quá trìnhthực hiện hành vi phạm tội Người phạm tội có vai trò cầm đầu, chỉ huytrong nhóm tội phạm hay chỉ là a dua, bị dụ dỗ, lừa phỉnh
- Người phạm tội thực hiện hành động phạm tội một mình hay cùngvới nhiều người
Sau khi chính thức lựa chọn quyết định hành động phạm tội, cảmgiác sợ hãi, trạng thái lo lắng ở người phạm tội giảm dần Người phạm tộidần dần có niềm tin vào khả năng thực tế của hành động phạm tội sắp tới,nhất là khi có các điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện hành độngphạm tội hoặc sẽ hành động cùng với người khác trong nhóm tội phạm
Trang 22 Diễn biến tâm lý của người phạm tội trong quá trình thực hiệnhành vi phạm tội
Thực hiện hành vi phạm tội
- Thực hiện hành vi phạm tội là quá trình tiến hành các thao tác vậtchất tác động vào đối tượng để đạt được mục đích phạm tội Thực tế chothấy, quá trình thực hiện hành vi phạm tội luôn phụ thuộc vào các yếu tốkhách quan và chủ quan dưới đây:
+ Yếu tố chủ quan: Sự phù hợp giữa mục đích phạm tội và năng lựccủa người phạm tội; Tính cấp thiết của động cơ, mục đích thực hiện hànhvi phạm tội: Sự thôi thúc của động cơ phạm tội, sự không thể trì hoãn củaviệc đạt đến mục đích phạm tội; Các phẩm chất tâm lý cá nhân, sự nỗ lựcý chí, quyết tâm của người phạm tội; tính quyết đoán, tính mục đích; vốntri thức, kỹ năng, kỹ xảo; các trạng thái tâm lý
+ Yếu tố khách quan: Cơ hội, tình huống phạm tội thuận lợi haykhó khăn; Sự chống trả của người bị hại, sự truy đuổi của lực lượng côngan, của quần chúng nhân dân ; Tính khả thi, sự phù hợp của kế hoạch,biện pháp, phương tiện hành động phạm tội
Diễn biến tâm lý của đối tượng phạm tội
Trong giai đoạn thực hiện hành vi phạm tội có những biến đổi tâmly nhất định ở người phạm tội Đặc điểm nổi bật ở người phạm tội là:
Vừa thực hiện hành vi phạm tội vừa phải chú ý quan sát, che giấu,trốn tránh; vừa căng thẳng cao độ do sợ bị phát hiện, vừa kiềm chế cảmxúc để thực hiện tội phạm
Phân tích tâm lý hành vi phạm tội còn cho thấy do phải thực hiệnhành vi phạm tội trong điều kiện không thuận lợi, nên người phạm tộiluôn mong muốn nhanh chóng kết thúc quá trình thực hiện hành vi phạmtội
Trang 3Trong nhiều trường hợp, trước sự chống trả quyết liệt của nạn nhân,lo sợ bị phát hiện hay trong tình huống cấp bách bị truy đuổi, bắt giữ đãkích thích sự liều lĩnh, tính tàn bạo ở người phạm tội, thậm chí có thể thúcđẩy họ hành động gây ra hậu quả không như mong muốn.
Bản lĩnh và kinh nghiệm hành động đã giúp người phạm tội lấy lạisự bình tĩnh trong khi thực hiện hành vi phạm tội Chúng tỏ ra nhanh nhẹntrong xử lý các tình huống phức tạp xảy ra, biết cách đối phó với sự chốngtrả của nạn nhân; quan sát hoàn cảnh để có phương án hành động phùhợp
Do phải thực hiện hành vi phạm tội trong điều kiện không thuậnlợi, người phạm tội luôn mong muốn nhanh chóng kết thúc hành vi củamình Trong nhiều trường hợp, trước sự chống trả quyết liệt của nạn nhân,lo sợ bị phát hiện hay trong tình huống cấp bách bị truy đuổi, bắt giữ đãkích thích sự liều lĩnh, tính côn đồ, tàn bạo ở người phạm tội, thậm chí cóthể thúc đẩy họ hành động gây ra hậu quả không như mong muốn
II Phân tích diễn biến tâm lý của đối tượng Thọ “sứt” khi thực hiện hànhvi trốn trại giam T16.
1 Lý lịch của đối tượng Thọ “sứt”
Họ và tên : Lê Văn Thọ Biệt danh : Thọ “sứt”Năm sinh: 1980Nơi cư trú: Hộ khẩu thường trú tại thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyệnThanh Hà, tỉnh Hải Dương
Hồ sơ của đối tượng Lê Văn Thọ ở Thanh Hà:+ Là đối tượng không chịu làm ăn, lao động, thường xuyên bỏ nhà đi+ Đã có 3 tiền án đều là tội trộm cắp tài sản (2001, 2004, 2009)+ Sau khi ra tù tiếp tục phạm tội
Ngày 3/3/2012: Thọ cùng 4 đàn em mang theo vũ khí lắp sẵn đạn lên MộcChâu, Sơn La đòi nợ nhưng không thành, nên các đối tượng đã bắt cóc 1 cháu bé6 tuổi làm con tin để cưỡng đoạt 500 triệu đồng tiền chuộc và 5 bánh Heroin
Trong ba ngày đêm, cục Cảnh sát hình sự đã phối hợp công an tỉnh SơnLa, Hòa Bình, Hà Nội và nhiều đơn vị nghiệp vụ có liên quan khác giải cứu
Trang 4thành công cháu bé và thu giữ một lượng lớn vũ khí quân dụng Hành vi của đốitượng khiến họ đối diện với bản án 25 năm tù vì tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tàisản, giết người, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng và đưa hối lộ.
Sau đó Lê Văn Thọ được đưa về trại giam Nam Hà để chấp hànhán
Với bản chất lưu manh và không từ bất cứ thủ đoạn nào để gây án,nên ngay cả khi chấp hành án phạt tù trong trại giam , thì Thọ vẫn nungnấu ý định phạm tội Cụ thể :Trong quá trình bắt đối tượng Thọ “sứt”,Lực lượng Cục cảnh sát hình sự còn phát hiện một nguồn tin đặc biệtquan trọng: Thọ "sứt" đang lên kế hoạch, chỉ đạo các đối tượng ngoài xãhội đặt mìn nhằm giết hại, trả thù đối với 2 cán bộ tư pháp tỉnh Sơn Lalà những người đã trực tiếp tham gia điều tra, đưa Thọ “sứt” cùng đồngbọn ra xét xử năm 2013
Ngày 29/6/2015, Cục Cảnh sát hình sự đồng loạt phá án, bắt giữThọ "sứt" và 8 đối tượng trong băng nhóm về các hành vi Mua bán, tàngtrữ trái phép chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ; đấu tranh làmrõ hành vi Giết người do Thọ "sứt" chỉ đạo; thu giữ nhiều ma túy và vậtliệu nổ
Ngày 17-18/5/2017: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã xét xử sơ thẩm vàtuyên phạt Lê Văn Thọ tử hình về các tội : Giết người, lừa đảo chiếm đoạt tàisản, Mua bán trái phép chất ma túy
Do Thọ có đơn “ Kháng cáo” trong thời gian xét xử phúc thẩm, ngày1/7/2017 Thọ được chuyển vào giam chung tại buồng giam số 3 với NguyễnVăn Tình – là đối tượng bị TAND Hà Nội tuyên án tử hình về tội buôn bán tráiphép chất ma túy cũng có đơn kháng cáo
2 Phân tích tâm lý2.1 Diễn biến tâm lý trước khi thực hiện hành vi phạm tội
Nhu cầu, động lực:+ Ngay tại phiên tòa, Thọ "sứt" tiếp tục sử dụng chiêu bài kêu oan vàtuyên bố sẽ trả thù hội đồng thẩm phán và các điều tra viên Từ đó nung nấutrong hắn ý định vượt ngục
+ Khao khát được sống tiếp : Thọ ‘sứt” trả lời trươc phiên tòa xét xử :“Nếu bị cáo không bị tử hình, sẽ không bao giờ trốn trại Bị cáo không phụcbản án nên có ý định trốn”
Mục đích : Muốn được tự do, thoát khỏi trại T16.Công cụ phương tiện: Tua vít, đinh sắt, bàn chải đánh răng, giấy vệ sinh
Trang 5Hành vi: + Cùng bạn tù là Nguyễn Văn Tình lên kế hoạch để thực hiện hành viphạm tội (Trốn trại).
+ Trộm tua vít buộc vào bàn chải đánh răng chế thành dụng cụ khoéttường; Tháo đinh sắt nhà vệ sinh
Thọ đã lên một kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết đợi thời cơ thích hợp để thực hiệnhành vi phạm tội của mình
Diễn biến tâm lý trong khi thực hiện hành vi phạm tội
Quá trình thực hiện hành vi trốn trại T16: Phụ thuộc vào hai yếu tốchính, đó là:
Yếu tố chủ quan: Thọ là một đối tượng có tâm lý vô cùng cứng
rắn, lì lợm, giàu kinh nghiệm và đặc biệt nguy hiểm:
+ Thọ là đối tượng vào tù ra tội nhiều lần, có nhiều tiền án tiền sựnên có nhiều kinh nghiệm và tự tin vào khả năng của bản thân
+ Là đối tượng cầm đầu 1 băng nhóm tội phạm nguy hiểm.+ Là đối tượng rất liều lĩnh, man rợ, bất chấp mọi thủ đoạn để đạtđược mục đích
+ Là đối tượng đã bị TAND tỉnh Hà Nam kết án tử hình về các tội:“Giết người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Mua bán trái phép chất ma túy “nên càng thể hiện sự quyết tâm để thực hiện mục đích trốn trại của mình
Yếu tố khách quan: Điều kiện thuận lợi để thúc đẩy Thọ thực hiện
hành vi phạm tội:+ Cơ sở vật chất buồng giam đã cũ, yếu kém, cùm chân có thểtháo ra, tường có thể đục khoét
+ Thời điểm phù hợp: Mưa lớn do ảnh hưởng của bão+ Sự lơ là, mất cảnh giác của cán bộ làm công tác quản lý trại giamQua đó, tạo điều kiện thuận lợi để Thọ và Tình thực hiện được hànhvi pham tội
Đặc điểm tâm lý nổi bật của đối tượng: Thọ là một đối tượng tội phạm
cốt cáng, giàu kinh nghiệm, vô cùng ranh ma, quyết đoán và vô cùng lì lợm Sựliều lĩnh, bất chấp mọi tình huống có thể xảy, thể hiện :
Trang 6Hắn luôn chú ý quan sát, che giấu hành vi phạm tội, trốn tránh, không đểbị phát hiện, thể hiện qua các hành vi:
+ Dùng hỗn hợp cơm và kem đánh răng chít lại giả làm vữa xi măng.+ Che giấu lỗ khoét tường bằng kem đánh răng và giấy vệ sinh
+ Khi có thời cơ thích hợp, Thọ sử dụng các phương tiện như quần đùi vàvỏ hộp bánh kẹo để che giấu và tránh sự quan sát của camera
Đối tượng thực hiện hành vi trong môi trường không thuận lợi nên đã cóhành động dứt khoát, muốn nhanh chóng kết thúc quá trình thực hiện hành viphạm tội của mình :
+ Thọ lắc mạnh cùm gỗ, xoay chốt sắt, rút chân khỏi cùm rồi lấy mảnhnhựa mở khóa, tháo chân cho Tình
+ Thọ xé chăn, bện thành dây đu qua tường trại giam sau khi hành vikhoét tường thành công bằng tua vít và chiếc đinh đã hoàn tất trước đó
Bản lĩnh và kinh nghiệm hành động giúp đối tượng lấy lại sự tự tin đểthực hiện hoạt động phạm tội của mình, khéo léo xử lý tình huống, quan sáthoàn cảnh với những điều kiện phù hợp để thực hiện hoạt động phạm tội
+ Thời điểm chín nguồi: Lợi dụng trời mưa, đêm tối loa phát nghe khôngrõ
+ Lợi dụng sự lơ là của các cán bộ quản lý trại giamQuyết tâm phạm tội đến cùng:
+ Thuyết phục được bạn tù tức là Nguyễn Văn Tình thực hiện hành vitrốn trại, sau khi đối tượng này có ý định từ bỏ việc thực hiện hành vi trốn trại
2.2 Diễn biến tâm lý sau khi thực hiện hành vi phạm tội
DIỄN BIẾN TÂM LÝ CỦA ĐỐI TƯỢNG “THỌ SỨT” SAU KHITHỰC HIỆN HÀNH VI TRỐN TRẠI GIAM T16
1 Thái độ và cảm xúc ngay sau khi thực hiện trót lọt hành vi trốn trạigiam T16:
- Hả hê, hài lòng, vui sướng- Có thể xuất hiện tâm trạng căng thẳng, lo lắng, nhưng vẫn giữ được sựbình tĩnh và kiểm soát
- Nhận thức về rủi ro khi di chuyển và thậm chí chấp nhận sự cảnh báo từmôi trường xã hội (người dân, camera)
2 Hành vi sau khi phạm tội:- Sau khi thoát khỏi trại tạm giam, Thọ “sứt” và Tình mò về nhà người bàcon của Tình ở xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội mượn chiếc xe máylàm phương tiện bỏ trốn Trước sự truy nã gắt gao của lực lượng công an, lại bị
Trang 7người dân phát hiện ở Quảng Ninh, chúng bắt buộc phải tách khỏi nhau để dễ bềxoay xở Thọ “sứt” chọn đường quay về Hải Dương để lẩn trốn và đi tìm bạn gáicũ.
=> Thọ Sứt thể hiện sự điều khiển được tình hình sau khi trốn trại, linhhoạt trong việc thay đổi vị trí và sử dụng các phương tiện giao thông khác nhau(taxi, xe máy) để che đậy dấu vết
=> Liên lạc với bạn gái cũ (Nguyễn Thị Phương Lan) để hẹn gặp và tìmsự hỗ trợ giúp đỡ để ẩn náu, trốn tránh truy nã
=> Thọ Sứt thực hiện sự thay đổi địa điểm ẩn náu, từ Hải Dương chuyểnvề Hòa Bình, thể hiện sự sáng tạo và linh hoạt trong quá trình trốn tránh
3 Phản ứng khi bị bắt giữ:- Hành Vi Trốn Tránh: Sau khi trốn khỏi trại, "Thọ Sứt" thực hiện nhiềuhành vi để trốn tránh sự truy nã, bao gồm thay đổi địa điểm, tìm kiếm xe máy đểbỏ trốn
- Khi bị bắt giữ, có sự mặc cảm, không có biểu hiện chống cự nào, có thểdo sự bất ngờ và cảm giác bị bắt giữ nhanh chóng, có thể có cảm giác hối hận,thất vọng
- Có thể xuất hiện khát khao tự do và mong muốn tránh khỏi sự kiểm soátcủa cơ quan chức năng
4 Phản ứng khi xét xử"Đến nay, bị cáo nhận thức được việc làm của mình là sai trái, ảnh hưởngđến nhiều cán bộ quản giáo và người thân Bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho tấtcả các bị cáo khác có liên quan, trong đó có Nguyễn Thị Phương Lan Họ lànhững người lương thiện, phạm tội trong trường hợp khách quan đưa đến, khôngthể chối từ Đối với bị cáo Tình, tử tù này cũng thừa nhận toàn bộ hành vi vànhận thức được hành động của mình làm ảnh hưởng đến rất nhiều người nênmong Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo khác”
- Khi xét xử lời xin lỗi của Lê Văn Thọ gửi tới những người có liên quanvà xin được giảm án cho bạn gái thể hiện sự nhận thức và chấp nhận tráchnhiệm về hành vi của mình và ảnh hưởng đến người khác
Trang 8Tử tù Thọ "sứt" nói trong quá trình tiếp xúc, Lan đã khuyên bị cáo này rađầu thú Được nói lời sau cùng tại tòa, bị cáo Thọ nói có ý định trốn trại do phảilĩnh án tử hình, đối diện với cái chết.
3 Kết luận
Thọ “sứt” là một đối tượng cầm đầu của một nhóm tội phạm điển hình cósử dụng vũ khí nóng, manh động và vô cùng nguy hiểm cho xã hội Ngoài ra,đối tượng là một kẻ vào tội ra tù nhiều lần; Là một kẻ máu lạnh, với bản chất lưumanh không từ bất cứ thủ đoạn để đạt được mục đích phạm tội của mình
Do vậy, khi phân tích diễn biến tâm lý phạm tội của Thọ “sứt” thực hiệnhành vi trốn trại T16, không khó để có thể bắt gặp tâm lý của đối tượng nàynhư : Vô cùng bình tĩnh, tự tin vào bản thân trong xử lý và giải quyết tìnhhuống; Giàu kinh nghiệm trong việc đối phó với lực lượng Công an; Ranh ma,liều lĩnh và vô cùng lì lợm bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích phạmtội Từ đó, đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với lực lượng Công an trongquá trình điều tra, truy bắt, xử lý đối tượng
4 Bài học kinh nghiệm trong công tác lực lượng công an
Cần làm tốt công tác điều tra cơ bản: Nắm được tâm lý, đặc điểm của đốitượng như thế nào (Lý lịch, đặc điểm, tính cách, …) từ đó có biện pháp điều tra,truy vết và tác động tâm lý hợp lý
Thực hiện hỏi cung đúng lúc, tức là sau khi bắt bị can, bị cáo hoặc nhữngđối tượng có liên quan đến vụ án, cần phải thực hiện việc thẩm tra ngay, vì lúcnày, các đối tượng chưa có sự chuẩn bị, kế hoạch ứng phó trước sự tra hỏi củađiều tra viên Đây là lúc mà các đối tượng thường trả lời thật nhất, và ta có thể
thu được nhiều thông tin có lợi trong quá trình điều tra, phá án Lưu ý, trước khi
hỏi cung cần phải tạo tâm lý thoải mái cho đối tượng, điều này giúp đối tượngcó thể chia sẻ thông tin một cách tự nhiên mà không bị ép buộc Điều này có thểdẫn đến việc phát hiện thông tin quan trọng mà trước đây chưa được biết đến.
Các đối tượng phạm tội thường có hành vi, che giấu, phủ nhận hành viphạm tội của mình, do vậy ta cần có cách tác động vào tâm lý của các đối tượngmột cách linh hoạt, hợp lý Từ đó mới có thể khai thác được thông tin Bởi vì
Trang 9nhiều đối tượng phạm tội có thâm niên lâu năm, vào tù ra tội nhiều lần lại còn làđối tượng cầm đầu một băng nhóm tội phạm điển hình, cực kì nguy hiểm nhưThọ “sứt” th thì việc dùng các biện pháp linh hoạt là rất cần thiết.
Nghiên cứu, đúc rút bài học kinh nghiệm từ những vụ án trước, phân tíchchỉ ra những hạn chế, thiếu sót từ đó đưa ra kế hoạch phương án để áp dụng vàoviệc đấu tranh, xử lý những vụ án tương tự một cách khoa học, linh hoạt tùythuộc vào từng đối tượng, từng vụ án cụ thể