1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Tín ngưỡng các "Phi" của người Thái Quỳ châu - Nghệ an

187 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tín ngưỡng các “Phi” của người Thái Quỳ Châu - Nghệ An
Tác giả Đậu Tuấn Nam
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Sy Giáo
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Lịch sử
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 62,33 MB

Cấu trúc

  • 8. BO CỤC CUA LUẬN VĂN (11)
  • Chương 1: Đại cương về người Thái ở Quy Châu - Nghệ An (11)
  • ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI THAI Ở QUỲ CHAU - NGHỆ AN (12)
    • 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (12)
    • 1.2. NGƯỜI THÁI Ở QUỲ CHAU (15)
      • 1.2.1. Tên gọi và lịch sử cư trú (16)
    • Ngoài 2 nhóm Thái kể trên ở Nghệ An còn có nhóm Tày Mười. Đây là nhóm Thái có nguồn gốc từ Mường Muối (Thuận Châu, Sơn La) di cư (22)
      • 1.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG! (28)
  • QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ VÀ CÁC “PHI” CUA NGƯỜI THAI (30)
    • 2.1.3. Mướng Boọc đai (mường trong lòng đất) (37)
    • 2.2. QUAN NIỆM VỀ “ PHI” CUA NGƯỜI THÁI (41)
      • 2.2.1. Khái luận về “ phi ” (41)
      • 2.2.2. Ban chất của tín ngưỡng về “ phi ” trong đời sống tộc người Thai (44)
    • 2.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 (45)
  • HỆ THỐNG CÁC “PHI” CỦA NGƯỜI THÁI Ở QUỲ CHÂU (46)
    • 3.1. CÁC PHI THẦN THÁNH Ở MƯỜNG PHẠ (46)
    • gồm 5 cây nứa gép lại. Trên bè nứa đó người ta tạo ra 2 hình nhân mà (53)
      • 3.2. CÁC PHI VĂN (LINH HỒN CON NGƯỜI) (56)
      • 3.3. CÁC PHI TỔ TIÊN (LINH HỒN TỔ TIÊN) (62)
    • tháng 10 âm lịch. Khác với người Kinh, tết cơm mới được tổ chức vào một (66)
      • 3.4. CÁC PHI BẢN - MƯỜNG (67)
      • 3.5. CÁC PHI TỔ SƯ CỦA NGHỀ MO VÀ NGHỀ CHỮA BỆNH (73)
    • có 1 vò to cắm san 9 cần (gọi là dồn), những vò rượu này được coi là vật (78)
    • với 1 đĩa trầu đặt lên ban thờ phi rổ sư là được. Mỗi khi vào rừng lấy thuốc sơ hac may phải đến trước bàn thờ phi để cầu xin phi hdc may giúp đỡ và (81)
      • 3.7. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 (89)
  • TÍN NGUGNG CAC “ PHI ” TRONG ĐỜI SONG XÃ HỘI HIỆN NAY (90)
    • 4.1. NHUNG YẾU TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍN NGUONG CÁC “ PHI” CUA NGƯỜI THÁI (90)
    • 4.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TÍN NGƯỠNG CÁC “ PHI " CỦA NGƯỜI THÁI (93)
      • 4.2.1. Những biến thể về lòng tin vào “ phi” (93)
    • tuổi 50 trở lên và 16 người từ độ trở xuống (4 người không tin đều ở độ tuổi dưới 50); ngay ở thị trấn Quy Chau, có 8 người tin các “ phi ” có (95)
    • tuổi 50 trở lên (95)
      • 4.2.2. Những thay đổi trong các lễ nghỉ tín ngưỡng (95)
      • 4.3. MOT SO VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY (101)
      • 4.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 (103)
  • KET LUAN (104)
    • 1. Có thể khẳng định rằng, tín ngưỡng các “ phi ” của người Thái ở (104)
    • 2. Mặc dù, giữa các thế giới đó còn có sự chia cắt và khác biệt nhưng (104)
    • 3. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định thêm rằng, cho dù những (104)
  • TAI LIEU THAM KHAO (107)
    • 3. Vi Văn An (1995), “Vai nét về cơ cấu tổ chức xã hội và chế độ sở hữu đất đai (107)
    • 5. Vi Văn An (1998), “Về quá trình hình thành các tổ chức mường của (107)
    • 10. Ban hành chính Nghệ An (1968), Dự thảo đúc kết tình hình đặc điểm về (107)
    • X. A. Tocarev (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển (111)
    • R. Robert (1941), Nhận xét về người Tày Đèng ở Lang Chánh (Thanh Hóa - Trung Kỳ), Nhà in Viên Đông, Hà Nội (111)
  • DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CAP TU LIEU (112)
  • HO VA TEN [ TUỔI ĐỊA CHỈ GHI CHÚ (112)
    • wvăNkiểu 70 Lang Gây, xã Nghia Lac, huyén Nghia Dan Mo môn LANG VANO 86 | Ban Piéng Ke, xa Dong Minh, huyén Quy Chau (112)
  • PHAN PHU LUC (113)
    • 1. BAN ĐỒ (113)
  • PHÀNH KEO THANH HÓA (113)
    • 2. MÔ HÌNH VŨ TRỤ BA TANG VA HỆ THONG CÁC “ PHI” CUA NGƯỜI THÁI QUY CHAU (115)
    • Anh 3: Nhà nguyện của dao Công giáo ở mường Hin - Qué Phong (117)
    • Ảnh 5: Bàn thờ phi một (118)
    • Anh 6: Bàn thờ phi môn (118)
    • Ảnh 8: Mo môn bắt đâu đi cúng (119)
    • Ảnh 9: Các học trò cúng Pd Khu lúc chết (120)
    • Anh 11: Cúng mời tổ tiên uống rượu cần (121)
    • Ảnh 12: Lễ cỏng quái (lễ đánh dấu trâu) (121)
    • Anh 13: Mam g6 (pa chuông) dùng trong các lễ cúng (122)
    • Ảnh 14: Thay mo cúng báo cho thân bản, thân mường trước khi làm lễ xẳng khan (122)
      • 4. CAC BAI CUNG (125)
        • 4.1. Xac hua (125)
        • 4.2. Bắc cạc Náng (128)
        • 4.3. Hong van dong chau (139)
      • L. ống ế ai, ế nóng tốc sinh Hun Ví (Thắng)” (144)
    • Tỳ 16 xỏng ơi, ời xong nang (146)
    • Ty 16 tin xưa na lá lua cat o (150)
      • 4.4. Xé hình vẫn (cay) (175)

Nội dung

Có thể nói, khối cư dân Thái ở vùng Tay Bac đã được các nhà nghiên cứu tim hiểu khá kỹ, trong khi đó bộ phận người Thái sống ở vùng núi hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An thì sự hiểu biết của

BO CỤC CUA LUẬN VĂN

Ngoài phần dẫn luận, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 4 chương:

Đại cương về người Thái ở Quy Châu - Nghệ An

Chương 2: Quan niệm về vũ trụ và các “ phi ” của người Thái.

Chương 3: Hệ thống các “ phi ” của người Thái ở Quỳ Châu.

Chương 4: Tín ngưỡng về các “ phi ” trong đời sống xã hội hiện nay.

ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI THAI Ở QUỲ CHAU - NGHỆ AN

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Quy Châu (bao gồm ca Quế Phong va Quy Hợp ngày nay) vốn là một đơn vị hành chính được hình thành từ xa xưa trong lịch sử Năm 1415 (tức năm Vinh Lạc thứ 13) vùng đất này được gọi là Châu Quý Năm 1469

(dưới thời vua Lê Thánh Tông) được đổi thành phủ Quỳ Châu (bao gồm 2 huyện Trung Sơn và Thúy Vân) Năm 1837 dưới thời Nguyễn tổ chức hành chính phủ Quỳ Châu được sáp xếp lại thành 3 huyện là Quế Phong

(tức Trung Sơn cũ), Thúy Vân và Nghĩa Đàn Sang thời Pháp thuộc, phủ

Quỳ Châu lại có sự thay đổi lớn Ngày 22 tháng 10 năm 1907, Toàn quyền Đông Dương đã chia phủ Quỳ Châu thành 2 đơn vị hành chính, đó là phủ

Quỳ Châu và huyện Nghĩa Đàn Địa giới phủ Quỳ Châu lúc này bao gồm phần đất của hai huyện Quế Phong, Thúy Vân và hai tổng vùng thượng huyện Nghĩa Đàn.

Năm 1963, Quỳ Châu được chia làm 3 huyện là Quế Phong, Quỳ

Châu và Quỳ Hợp Huyện Quỳ Châu mới có tổng diện tích tự nhiên là 1198 km? (chiếm khoảng 10% diện tích của toàn tỉnh) Địa giới khu vực này tiếp giáp phía Bắc là huyện Quế Phong, phía Tây giáp huyện Tương Dương, phía Nam giáp huyện Quỳ Hợp và phía Đông giáp huyện Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.

Theo các nhà địa chất, vùng núi Quỳ Châu được kiến tạo từ đại Cổ sinh và đã trải qua thời kỳ bào mòn xâm thực rất lâu dài Đây là vùng thung lũng nằm trong thêm lục địa cô có núi lửa hoạt động nên địa hình rất phức tạp Vùng đất này tập trung chu yếu các day núi loại thấp chạy theo hướng

Tây Bac - Đông Nam Độ cao trung bình của toàn bộ hệ thống các dãy núi so với mặt nước biển là khoảng từ 800 m đến gan 1000 m Tuy nhiên, vùng núi Quy Chau cũng có những day núi khá cao như Pu Chó (cao 1.500 m),

Pu Quam (cao 1.500 m), Pú Huống (cao 1.600 m) Những day núi này thường có các sườn đốc rất lớn và bị nhiều dòng chảy chia cat Nhu vậy, về mặt địa hình vùng thung lũng núi Quỳ Châu là khu vực hết sức đa dạng và được phân ra thành nhiều vùng có những đặc điểm tự nhiên chứa đựng nhiều yếu tố riêng biệt Những vùng ở độ cao dưới 300 m thì kết cấu địa chất hầu hết là sa phiến, đá vôi, và phổ biến nhất vẫn là đất la tê rít màu vàng đỏ Những vùng có độ cao từ 400 m đến 800 m thì có nhiều đá phi rit và đất la tơ rít (hay còn gọi là hoàng nhượng) Còn những vùng có độ cao từ 900 m trở lên thì hầu hết là núi đá vôi Cho đến nay, những vùng này vẫn còn giữ được dấu tích nguyên thủy của nó Nhìn chung, vùng núi Quỳ

Châu có đặc điểm là các dãy núi cao thường có bề mặt tương đối bằng nhưng hai bên sườn núi lại dốc hoặc rất dốc Vùng còn lại là đồi núi thấp, đỉnh núi tương đối bằng phẳng và sườn núi thoải Với địa hình như vậy vùng núi Quỳ Châu đã hình thành nên những quần thể động - thực vật thích hợp với giới hạn vùng cư dân trong lịch sử Cụ thể là vùng “bồn địa” của những thung lũng ở Châu Tiến, Châu Binh, Châu Thuận hoàn toàn khác hẳn với những vùng núi tương đối cao ở Châu Phong, Châu Hoàn và

Khí hậu vùng núi Quỳ Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp của miền khí hậu sông Mê Công và được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

So với vùng lưu vực sông Lam thì các mùa ở đây thường đến sớm nhưng lại kết thúc muộn hơn từ 15 đến 20 ngày Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm Mùa này có gió từ phương Nam tới và thường gây nên mưa lớn Lượng mưa trung bình trong mùa đạt tới 1829,2 mm và thường tập trung vào tháng 9, với cường độ mưa lớn, có năm lên tới 720,5 mm.

Mùa khô bat đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau Day là thời gian có gió lạnh từ phương Bắc thổi mạnh, khí hậu khô hanh và rét đậm kéo dài Những nơi có độ cao trên 1500 m thường xuất hiện sương muối và bang giá Nhiệt độ có lúc xuống dưới 0°C Lượng mưa trung bình trong mùa rất ít chỉ khoảng 250 mm Do rét và hạn kéo dài đã làm cho sông suối ở Quy Châu vào mùa khô luôn cạn kiệt Với khí hau theo “nhip điệu mùa như vậy đã tác động rất lớn đến các hoạt động khác của tự nhiên Cụ thể là, mùa hạ lượng mưa lớn, nước sông thường dâng nhanh và gây nên lũ lụt rất nguy hiểm Nhưng mùa khô, lượng mưa ít không đủ nước để tưới tiêu cho trông trọt Ngoài ra, các lớp phủ thực vật và hoạt động cua động vật cũng bị chi phối bởi quy luật tự nhiên đó Ở những vùng núi cao, do ảnh hưởng của một số ngọn núi và các thung lũng giữa núi làm cho khí hậu Quỳ Châu thêm đa dạng và phức tạp hơn Đó là những tiểu vùng khí hậu mà nhiều nam nhiệt độ có những lúc xuống dưới 0°C và có sương muối xuất hiện nhiều lần trong năm.

Hệ thống sông ngòi, khe suối ở Quỳ Châu tương đối nhiều và phần lớn chảy trong địa hình phức tạp Do vậy, đã tham gia vào quá trình chia cát địa hình và bóc mòn bề mặt địa chất nói chung để tạo nên những “bồn địa” ở vùng thung lũng núi Day là nơi quần cư rất quan trọng của các cư dân trồng lúa nước Người ta ước tính ở vùng này có khoảng hơn 500 con sông, suối lớn nhỏ hợp thành mạng lưới hình xương cá hay hình cành cây và đều có hướng chảy phổ biến là hướng Tây Bắc - Đông Nam Trong hệ thống sông, suối ở Quỳ Châu có sông Hiếu là con sông lớn nhất chảy từ biên giới Việt - Lao, xuyên qua giữa huyện theo hướng Tay Bắc - Đông

Nam Năm phụ lưu của con sông Hiếu là Nam Hat, Nam Quang, NamCườm Nam Chang va Nam Tôn Day là nguồn nước tự nhiên rat tiện lợi cho việc tưới tiêu trên các cánh đồng lớn ở Châu Tiến, Châu Bính, ChâuThuan, Châu Hội, Châu Binh, là những vùng lúa chủ yếu của huyện.

11 Đồng thời, hệ thống sông ngòi ở Quy Chau còn chứa dung một tiềm năng về thủy điện rất lớn (như thác Đũa) Và đó đây đồng bào địa phương cũng đã khai thác để lấy điện phục vụ sản xuất và đời sống.

Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm, nên thảm thực vật ở Quỳ Châu phát triển rất mạnh và có đầy đủ những đặc điểm của cảnh quan rừng nhiệt đới Ngoài những kiểu rừng nhiệt đới điển hình với hệ sinh thái phổ tạp, vùng núi Quỳ Châu còn có thêm kiểu rừng nhiệt đới có rêu hay các trảng thứ sinh Rừng Quy Châu là nơi gap gỡ của nhiều đại diện thực vật từ

NGƯỜI THÁI Ở QUỲ CHAU

Quỳ châu là vùng đất có con người cư trú và làm ăn từ rất lâu đời.

Vào những năm đầu Thiên niên ky thứ nhất vùng đất này đã có một bộ phan cư dan sinh sống trong các nhà lều, làm ruộng, san ban và đánh cá [9, tr.9].

Qua một số di vật khảo cổ tìm được ở hang Tham Om (Ban Tham, Chau

Thuận) các nhà nghiên cứu cho rang, cách ngày nay khoảng 20 van nam, người nguyên thủy đã có mặt va sinh sống ở Quy Chau [8, tr.41] Hiện nay trên mảnh đất này có 6 tộc người cùng chung sống, đó là người Thái, Thổ,

Kinh, Hmông, Khơmú và Lào.

Theo số liệu tổng điều tra dan số ngày | tháng 4 năm 1999, Quy

Châu có 49.088 người (chưa tính công an, bộ đội, học sinh chuyên nghiệp).

Trong đó, người Thái chiếm đa số với khoảng 76% dân số toàn huyện, tiếp đó là người Kinh, khoảng 21%, còn lại là các dân tộc khác Nếu so với các cư dân khác sống trên địa bàn, thì người Thái ở Quỳ Châu cư trú khá tập trung và thống nhất thành một cộng đồng Do tiếp xúc với các cư dân sống kề cận và do điều kiện sống mà nhiều yếu tố văn hóa truyền thống ở vùng đất này vừa mang tính thống nhất của văn hóa Thái, vừa mang tính đặc thù của địa phương.

1.2.1 Tên gọi và lịch sử cư trú.

Tộc danh Thái là tên gọi chung cho các nhóm địa phương ở Nghệ

An Tên gọi này được khẳng định mang tính pháp lý từ khi có Bảng danh mục thành phân các dân tộc Việt Nam (năm 1979) Bản thân người Thái ở Quỳ Châu cũng rất hài lòng với tên gọi này Tuy nhiên, trong lịch sử, tên gọi của các nhóm Thái ở Quỳ Châu là một vấn đẻ hết sức phức tạp Khác với người Thái ở Tây Bác, người Thái ở Nghệ An nói chung và người Thái ở Quỳ Châu nói riêng không có sự phân định rõ ràng theo hai ngành Thái den (Tay đăm) và Thái trắng (Tay khao) Ở Quỳ Châu, người Thái chỉ được phàn biệt theo các nhóm địa phương (local groups) đúng như tên mà họ tự nhàn Một nhóm tự nhận là Tay Thanh mà chúng ta quen gọi là Man

Thanh, con nhóm kia tự nhận là Tay Muong (người Tay ở Mường), nhưng trong các trường hợp dé phân biệt với nhóm Tay Thanh họ lại tự nhận mình là Tay Do hay Tay Do Nhóm này còn có tên gọi khác là Tay Hang Tổng.

Tên gọi Hang Tong chỉ mới xuất hiện từ thời Nguyễn, khi Minh Mệnh doi các đơn vị hành chính của người Thái từ châu, mường thành phủ và dưới phủ là tổng (hay x6ng) Ở Mường Chiéng Vạn, Thường Xuân, Thanh Hóa cũng có một bộ phận tương đối đông nhóm Tay Do Qua tìm hiểu gia pha của họ, chúng tôi nhận thấy nhóm này có quan hệ họ hàng với nhóm Táy

Nhóm tự nhận là Tay Do hay Táy Do có số lượng lớn và chiếm phần đông dân số các huyện Quế Phong, Quỳ Châu và một phần huyện Quỳ

Hợp Có thể nói, đây là nhóm quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất đối với vùng Quỳ Châu và khu vực đường 48 nói chung Nếu so sánh với người

Thái ở Tây Bác, chúng ta dễ dàng nhận thấy về mặt ngôn ngữ và văn hóa, nhóm Táy Dọ ở Quỳ Châu (Nghệ An) và Thường Xuân (Thanh Hóa) gần giống với ngành Thái trdng ở Tây Bac Theo Lé Sy Giáo, nhóm Tay Do ở Thường Xuân (Thanh Hóa) cũng tự nhận mình là Thái trắng (Tày khao)[20, tr.16] Tuy nhiên, tên gọi “Táy Do” cho đến nay vẫn còn là một an số Bản thân người Thái ở Quy Châu cũng không giải thích được nguyên nghĩa của tt“ Do” Theo Vi Van An, “ Do ” trong tiếng Thái ở Tay Bac có nghĩa là “ tam ”, chẳng hạn như “đ do” là ở tạm Nên rất có thể tên gọi

Táy Do là chỉ sự chuyển cư của một bộ phận người Thái lúc đầu đến ở tạm, rồi sau đó mới định cư lâu dai[1, tr.52-56] Ý kiến khác lại cho rằng, rất có thể danh xưng Tdy Do là có nguồn gốc lịch sử từ người Thái ở Mường

Xo (Phong Thổ, Lai Châu) hay Mường Do (của Vân Nam, Trung

Quoc) 19, tr.37-43| Theo chúng tôi rất có the, trước đây trong ngôn ngữ của người Thái ở Quy Chau (Nghệ An) từ * Do ` còn có thêm một nghĩa

I4 khác nữa là có định Vì qua tìm hiểu những sinh hoạt văn hóa có liên quan đến các nhóm Thái ở đây, chúng tôi nhận thấy nhóm Tay Do luôn coi nhóm Táy Thanh là những người luôn dịch chuyển chỗ ở và tự nhận minh là những người ở cố định một chỗ Do vậy, nhóm 7Táy Do còn gọi nhóm Tay

Thanh là Tay Nhat (Nhai xam pi bọ nt phi chúc hướn, nghĩa là Tay Thanh 3 năm nếu không di chuyển chỗ ở thì ma nhà sẽ thúc vào lưng, vào mông).

Nhóm tu nhận là Tay Thanh tuy số lượng không nhiều như nhóm Tay Do, nhưng sự có mặt của họ ở vùng đất này đã góp phan làm phong phú them văn hóa Thái Quy Châu Về tên gọi Tay Thanh, theo cách giải thích của đồng bào thì “ Thanh ” là tên quê cũ của ho ở Mường Thanh (Điện

Biên Phủ - Lai Châu) và một bộ phận trong số họ thì nhận là ở Thanh Hóa sang Còn tiền tố Tdy trong tiếng Thái có nghĩa là người Trong ngữ cảnh này được hiểu là người Thanh, khi đến cu trú ở Nghệ An họ nhận tên tộc danh của mình theo tên của quê hương cũ Vấn đề ở đây là tại sao nhóm

Tay Thanh lại được gắn với tiên tố “ Man’? Trong cuốn “Lịch triều hiến chương loại chi’, phần ghi chép về Nghệ An, có đoạn viết “ lại còn khoảng đất gan liền với người Man, người Lào ”(12, tr.63] Phải chăng chữ “ Man ” này là ngầm chỉ các tộc người thiểu số cư trú ở vùng núi Nghệ

nhóm Thái kể trên ở Nghệ An còn có nhóm Tày Mười Đây là nhóm Thái có nguồn gốc từ Mường Muối (Thuận Châu, Sơn La) di cư

vào Nghệ An khoảng nửa dau thé kỷ XIV Tay Mười là tên gọi theo tên qué hương cũ của họ, nhưng khi vào Nghệ An bi đọc biến âm mà từ “ Muổi ” thành ra từ “ Mười ” Nhóm này cư trú xen kẽ với các nhóm khác và phải chịu thân phan “dn nương”, phải cày ruộng cho các chu đất Hiện nay, nhóm Tay Mười sống chủ yếu ở vùng đường 7 thuộc các huyện Con Cuông.

Tương Dương và Kỳ Sơn Ở Quỳ Châu nhóm Tày Mười gần như bị các nhóm khác đồng hóa về văn hóa, ngôn ngữ, thậm chí ca về mặt nhân chung Do vậy, tên gọi Tay Mười gần như mờ nhạt trong tâm thức của dong bào Thái Quy Châu.

Từ những phan tích trên đây cho thay, thời gian và sự có mat của từng nhóm Thái ở Nghệ An nói chung và Quỳ Châu nói riêng sớm muộn là có khác nhau và trải qua những diễn biến hết sức phức tạp có nhóm đến trước, có nhóm đến sau, chia làm nhiều đợt và nội bộ các nhóm cũng không thống nhất.

1.2.2 Sinh hoạt kinh tế và văn hóa vật chất.

Kinh tế truyền thống của đồng bào Thái Quỳ Châu nhìn chung không có gì khác biệt lám so với những người đồng tộc của họ ở Tây Bác và ở các khu vực khác vùng Đông Nam Á như Lào, Thái Lan Người Thái Quỳ Châu là cư dân nông nghiệp biết sử dụng sức kéo của trâu, bò để canh tác lúa nước Trình độ canh tác nông nghiệp của họ đã đạt tới mức độ cao trong một số khâu kỹ thuật Tuy nhiên, phương thức canh tác theo kiểu “hoa canh thủy nau” van còn tồn tại cho đến ngày nay Trước đây, người Thái Quỳ Châu chỉ tiến hành làm nông nghiệp mỗi năm một vụ lúa nước (còn một vụ người ta gieo lúa nương) Hiện nay, hầu hết đồng bao Thái đã chuyển sang tập quán canh tác lúa nước mỗi năm 2 vụ Bên cạnh tập quán canh tác cây lúa, người Thái còn tiến hành canh tác nhiều loại cây lương thực phụ như ngô, khoai, sắn và các loại cây hoa màu, rau đỗ khác Riêng nhóm Man Thanh, bộ phận cu trú ở vùng núi cao điện tích ruộng nước it, vì vay, một phần cuộc sống của họ van phải dựa vào nương ray Chăn nuôi của người Thái tuy chưa thực sự phát triển, nhưng đồng bào cũng đã nuôi được một số loại gia súc như lợn, gà và chủ yếu cũng là để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống và việc cúng tế, lễ lạt Trâu là con vật được người Thái rất quý trọng Ngoài việc sử dụng sức kéo cho nông nghiệp, trâu còn là vật dùng đẻ cúng tế trời dat, to tiên Chính vì the, trau là con vật được nuôi với số lượng nhiêu hơn Các hoạt động kinh tế như hái lượm, săn bat tuy không phát triển nhưng chiếm một vị trí đáng kể trong đời sống kinh tế của

20 đồng bào Bởi vùng núi Quỳ Châu là nơi mà sản vật tự nhiên phong phú và đa dạng rat thuận tiện cho các hoạt động san bat và hái lượm.

Nghề thủ công nghiệp truyền thống của người Thái tuy chưa thực sự trở thành nghề độc lập nhưng là nghề gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của họ suốt từ thế hệ này sang thế hệ khác Hầu hết các gia đình Thái đều có nghề trồng bông, dệt vải Nhiều sản phẩm dệt của họ đã đạt đến trình độ tinh xảo và thể hiện kỹ thuật cao Đó là những mặt hàng như gối, chăn, khăn, váy, hoa văn mặt phà Bên cạnh nghề dệt, nghề đan lát cũng là một trong những nghề được người Thái biết đến khá sớm Hầu hết đàn ông Thái đều biết đan lát các vật dụng dùng trong gia đình.

Văn hóa vật chất của người Thái Quỳ Châu rất phong phú và đa dạng Tuy nhiên, tiêu biểu nhất vẫn là nhà cửa và trang phục Nhà của người Thái vừa mang nét chung của nhà sàn Thái nói chung nhưng cũng có những nét riêng mang tính đặc thù của địa phương Ở Quỳ Châu, nhà của đồng bào Thái thường được làm rất to và trông chác chắn hơn nhiều so với các cư dân sống trong vùng Nhà của người Thái Quỳ Châu thường được làm từ 3 đến 5 gian (hóng) và 2 chái (ngụp) Nhưng nhà của nhóm Táy Thanh lại làm từ 2 đến 4 gian và 2 chái Người Thái Quỳ Châu không làm nhà có số gian từ 9 trở lên vì chỉ có đền thờ các phi ban, phi mường người ta mới làm 9 gian Hiện nay, xu hướng nhà sàn chuyển sang nhà đất là rất phổ biến, nhất là ở những nơi gần thị trấn và các trục lộ giao thông.

Trang phục của người Thái Quỳ Châu tuy không hoàn toàn khác biệt so với người Thái ở Tây Bac nhưng cũng mang một số nét đặc trưng Phụ nữ

Thái Quy Châu thường mặc 2 kiểu áo rất phổ biến, đó là kiểu áo chui đầu (xia rà lượr) và kiểu áo ngắn xẻ ngực có ống tay dai (xa cóm) và hai bên áo có đính hai hàng cúc bằng bạc hoặc bằng vải hình con bướm hay hình con nhện Váy (av) của người Thái Quy Châu cũng có những nét

21 khác so với người Thái ở Tay Bác Dac biệt là hoa van bao giờ cũng được đưa xuống trang trí ở phần chân váy Họa tiết hoa văn trên váy cũng rất đặc trưng cho vùng Thái Quỳ Châu Đó là các loại hoa văn hình quả trám, hình con rồng và hình mat trời, là những mô tip hoa van mà người Thái rất ưa thích Ngày nay, trang phục Thái cổ truyền chỉ còn thấy ở những phụ nữ cao tuổi Hầu hết đàn ông Thái và lớp trẻ đều theo lối ăn mặc của người

Kinh Những bộ trang phục truyền thống chỉ xuất hiện trong các dip tang ma, tế lê và hội hè.

Văn hóa ăn (bao gồm cả uống) của người Thái trước đây có khác so với ngày nay Họ vốn là cư dân trồng lúa nếp và sử dụng phổ biến các món ăn được chế biến từ gạo nếp Tuy nhiên, hiện nay đồng bào đã chuyển sang tập quán canh tác lúa tẻ và ăn cơm tẻ Người Thái rất thích uống rượu và có thói quen dùng rượu để tiếp khác Rượu của người Thái chủ yếu có 2 loại là rượu cất (/au siêu) và rượu cần (/au xá) Ngoài ruợu, người Thái còn rất thích ăn trầu Có thể nói, uống rượu và ăn trầu đã trở thành một thói quen của cả đàn ông và đàn bà Thái.

1.2.3 Quan hệ xã hội, hôn nhân và gia đình.

Cho đến nay, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về lịch sử hình thành các nhóm cư dân Thái ở miền núi Nghệ An, nhưng căn cứ vào những truyện kể dân gian, những ghi chép trong các thư tịch cổ, chứng tỏ đã từng tồn tại ở đây một tổ chức xã hội Thái truyền thống ổn định từ khoảng cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XX.

Mường là đơn vị hành chính cao nhất trong xã hội truyền thống của người Thái ở Quỳ Châu Đứng đầu mường là một chúa đất được gọi là

Chau mường Tại những khu vực cư dân đông đúc đều có mường và do mot chúa đất cai quan Trước đây, mường lớn nhất ở vùng Quy Chau (cũ) làMường Nooc thuộc Qué Phong ngày nay Day là mường trung tâm có sức t2 bo thu hút, tap trung các mường khác trong vùng Ho Sdm là dòng họ có thế lực nhất nhiều đời thay nhau làm chau mường Dưới mường lớn do chúa đất cai quản là các mường nhỏ do Quản mường (Chau mường nhỏ) cai trị Ở đây, thiết chế xã hội truyền thống của người Thái đã bị nhà nước phong kiến lồng ghép với hệ thống chức dịch để quản lý dưới hình thức là những đơn vi “ ki-# `.

Ban là đơn vị cơ sở của mường và là nơi cư trú của các gia đình phụ hệ Ban của người Thái xưa gần như là một công xã láng giéng bao gồm nhiều dong họ cư trú Chức dịch cao nhất trong bản là Tao ban hay còn gọi là trưởng ban Người này do dân bản bầu lên trong cuộc họp “ hua hươn ”

(nóc nhà) và sau đó thông qua chúa đất xét duyệt Môi khi dân bản thấy người này không còn xứng đáng toàn bản sẽ mở lại cuộc họp để bầu trưởng bản mới Trong các mường đều có đất “ chiéng ”, là vùng trung tâm và là nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng Bản trung tâm cũng gọi là ban chiéng. Ở những mường nhỏ don vị này được gọi là “ phống ” hay “ lộng ”.

Về chế độ sở hữu đất đai, trong xã hội Thái theo luật tục tất cả đất đai, rừng núi, sông ngòi, đều thuộc quyền sở hữu công cộng Nhưng trên thực tế, tất ca đều thuộc quyền sở hữu của chúa đất Do điều kiện lịch sử riêng của vùng đất này, nên từ lâu vùng Quỳ Châu đã không còn bóng dáng của ruộng đất công hoặc giả có thì số lượng cũng không đáng kể và gần như mờ nhạt Ruộng dân được chia gọi là “ruộng gánh vác” Tùy vào vi trí của từng người trong xã hội mà người đó được ưu tiên hay được chia đều như các thành viên khác Nếu có gì thay đổi thì các mường, bản tự điều chinh trong nội bộ Chính vì cơ chế tự cân đôi này mà chúa đất dan dan lũng đoạn biến ruộng công thành ruộng tư Ngoài loại ruộng trên, nhiều gia đình Thái còn được chia các loại ruộng khác như “rudng cơm gó`(na khau hd) hay “ruộng góp” (na nay) Ruộng chúa và ruộng chức dịch ngày càng lon vì chúa đất nam quyền phan phối, định mức các loại ruộng. t9 ws)

QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ VÀ CÁC “PHI” CUA NGƯỜI THAI

Mướng Boọc đai (mường trong lòng đất)

Cuối cùng, tang thấp nhất của vũ tru là mướng Boọc dai Đây là thế giới trong long đất của những người ty hon mà người Thái ở Quy Châu gọi họ là Táy Booc dai Trong ngôn ngữ của người Thái ở Tay Bac, tên gọi Tay

Boọc đai là không có nghĩa, hay nói chính xác hơn là trong tín ngưỡng dân gian của người Thái ở Tay Bac không có khái niệm Táy Boọc dai Tuy nhiên, trong tâm thức của họ cũng có một thế giới trong lòng đất ở đó cũng có những con người bé nhỏ đang sinh sống bình thường như chúng ta trên mat đất Khi nghiên cứu về “Vũ tru luận Mường” tác gia Từ Chi đã dan lời của Dang Nghiêm Van cho rằng, có một vũ trụ gồm ba thế giới

34 phan cao thấp trên mot trục dọc, ma tang thấp nhất, ở bên dưới, trong long dat là những người tý hon, chi an dat ma song và những người bé xíu dưới mat đất được người Thái xem là phi, nói cho day đủ là phi đông kín[38, tr.212].

Theo nhà nghiên cứu Thái học Cảm Trọng, thì những người tý hon này ngoài tên gọi là phi dong kin còn có một cái tên gọi khác là ma doc dách|45 tr.446-447| Nhu vậy, ca người Thái ở Quy Châu (Nghệ An) và người Thái ở Tây Bắc đều có chung một quan niệm cho rằng, dưới lòng đất, tầng thấp nhất của vũ trụ có một thế giới tự nhiên mà chủ nhân của thế giới này là những người lùn tý hon Tuy nhiên, giữa người Thái ở Tây Bác và người Thái ở Quy Chau (Nghệ An) lại chưa có được sự thống nhất trong cách gọi tên và giải thích về tên gọi đó. Để hiểu được bản chất của tên gọi này, người nghiên cứu thiết nghĩ phải lần tìm nguồn gốc ban đầu của nó Trong ngôn ngữ thường dùng của đồng bào Thái ở Quy Châu thì “cờ boọc” hay “cờ boọc đai” là danh từ dùng để chỉ một cái ống nhỏ quấn những sợi tơ được kéo ra từ kén tằm.

Tuy nhiên, tên gọi này hình như không làm mấy người liên tưởng đến ý nghĩa của khái niệm mà chúng ta đang nói ở trên Song, trong phương ngữ

Thái Quy Chau, “* Booc ` còn có nghĩa là * hoa’ Do vậy, cũng có thể hiểu nghĩa của từ Booc dai là hoa tơ với ý là nhỏ bé, tựa như kén tằm khi thả vào nước nóng thì nở ra một đầu nụ nhỏ giống như một nụ hoa tơ, mà tiếng

Thái gọi đó là Boọc đai Nếu theo tư duy logic thì có thể nói rằng, trong ngữ cảnh này, ngôn ngữ của người Thái ở Quỳ Châu muốn mượn hình tượng nu hoa tơ nhỏ bé để biểu đạt sự bé nhỏ của những con người tý hon sống trong lòng đất, cũng giống như tên gọi ming Boọc dai là để ngầm định sự nhỏ bé của một thế giới trong lòng đất Khi điền dã ở địa bàn này, chúng tôi nhận thấy người địa phương thường lấy cách giải thích này để khẳng định tính thuyết phục trong câu chuyện kể của mình.

Dù là theo cách giải thích nào thì từ tên gọi ấy cũng đã hướng người nghiên cứu đến ngay một nhận định, như vậy phải chăng trong tâm thức của người Thái Quỳ Châu, đây cũng là một thê giới tự nhiên không khác gì may so với the giới của những con người trên mat đất Bởi theo người Thái, những người sống trong lòng đất cũng biết lao động sản xuất để làm ra lúa gạo, biết sống tập trung thành những tổ chức bản, mường giống hệt như xã hội của chúng ta trên mặt đất vậy, và đến tuôi trưởng thành họ cũng lấy vợ, lay chong roi sinh con cái Đứng đầu và cai quan thế giới này là một vị thủ lĩnh mà tiếng Thái gọi là Pria Booc đai (vua người lùn) Ở đây, chúng tôi nghi ngờ danh vị của người đứng đầu này là sản phẩm của văn hóa ngoài

Thái (yếu tố mới du nhập vào) Bởi tư duy chính trị của người Thái không phát triển theo hướng lựa chọn người đứng đầu là một ông vua như người Kinh hay người Hmong sống ké cận Có thể nói, khác biệt lớn nhất giữa hai thế giới này là kích thước của mọi vật ở mướng Booc đai đều quá bé nhỏ so với thế giới trên mặt đất Theo các chuyện kể dân gian thì mọi vật ở mướng

Boọc đai chỉ bằng một phần nhỏ so với mọi vật trên thế giới mặt đất Con người ở thế giới này cũng chỉ bằng ống đồng của người Thái dùng làm cối giã trầu Thậm chí, có người còn quả quyết rằng, con người ở dưới lòng đất bé tý như ngón tay út, song cũng giống chúng ta như một bản sao Nhưng ở đây, điều làm ta ngạc nhiên hơn cả là thế giới trong lòng đất chỉ tồn tại trong tâm thức của người Thái như một bộ phận góp phần làm nên một vũ trụ hoàn chỉnh, chứ hoàn toàn không liên quan gì đến các nghi lễ tin ngưỡng hay những thực hành mang tính tôn giáo.

Nhu vay, lần theo trục dọc của vũ trụ luận Thái Quy Châu, chúng ta nhận thây, trong tâm thức của họ có một hệ thống thế giới bao gồm nhiều tang khác nhau Trên cùng là mướng Pha - thế giới của những thần linh va tê tiên loài người đã được linh thiêng hóa O giữa là muớng Làm - thế giới trần gian của con người đang sinh sống Cuối cùng là mướng Booc dai - một thế giới gan như là hình ảnh thu nhỏ cuộc sống của con người trên mặt đất. Đó là thế giới của những con người tý hon sống trong lòng đất Nếu xét về bản chất, thì ba thế giới này, rõ ràng là có sự phân định về sự khác biệt theo một trình độ cao thấp Ngược lên vũ trụ, chúng ta gặp trước sau ba loại “cu đán" mà ban chất cứ khác dan Dưới cùng là những con người tý hon, bé nhỏ, hầu như không có những ảnh hưởng đáng kể đối với thế giới trên mat đất Ở giữa (trên mat đất) là những con người bình thường, tuy không có sự khác biệt về hình dáng, nhưng thể trạng lại to lớn hơn gấp nhiều lần so với những người tý hon trong lòng đất Và, trên cùng là những vi thần ma mat của người thường chúng ta không nhìn thấy, song trong sự tưởng tượng của người Thái, do là những người có dáng vóc khổng lồ, có sức mạnh vô cùng lớn, thường xuyên chi phối đến đời sống của con người ở trần gian Các chi tiết trên đây, nhìn bề ngoài đôi khi là vô thưởng vô phạt, nhưng thực tế lại ngầm định một triết lý hết sức sâu sắc Đó là, càng lên cao thế giới càng phát triển và mang tính hoàn chỉnh hơn; càng lên cao thế giới dường như có sức mạnh hơn gấp bội và có những tác động, ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống tâm linh của con người. Đến đây, chúng ta có thể nói rằng, cho dù nét nổi bật nhất trong thế giới ba tang của người Thái Quy Châu là ở tang trên cùng - thế giới của thần linh và tổ tiên loài người đã được linh thiêng hóa, thì trung tâm của vũ trụ vân là thế giới của con người Chính từ thế giới này, người ta đã sáng tạo ra biết bao tín ngưỡng, thực hành nghi lễ liên quan đến đời sống tâm linh của mình De roi, từ đó, con người lại tiên hành các nghi lê, thực hành tín ngưỡng cầu cho mưa thuận, gió hòa, người yên, vật thịnh, cầu cho cuộc sống của bản, mường mãi mãi hạnh phúc, yên vui.

Can nói thêm là, một quan niệm về vũ trụ ba tang thế giới như trên không chi là của riêng người Thái ở Quy Chau Tran Tit, khi so sánh, phan tích “Vai tru luận Mường”, cũng đã dân ra một số mô hình vũ trụ của các tộc người khác cùng có mat trên lãnh thổ Việt Nam để khang dịnh, có rất nhiều tộc người cùng chia sẻ quan niệm về một vũ trụ nhiều tang [38, tr.330-332] Trong một nghiên cứu gan đây, Ta Đức (dan theo

Watesrson) cho chúng ta biết thêm, phần lớn hệ thống tín ngưỡng bản địa của các tộc người sống ở /ndonesia cũng chia sẻ quan niệm có một vũ trụ ba tầng, bao gồm tầng giữa nơi ở của con người nàm giữa hai thế giới cao hơn và thấp hơn [15, tr.45-46].

QUAN NIỆM VỀ “ PHI” CUA NGƯỜI THÁI

Trong đời sống tâm linh của hầu hết các dân tộc, con người bao giờ cũng hướng niềm tin của mình vào một thế giới huyền bí, linh thiêng Thế giới đó vừa xa lạ, mơ hồ song cũng lại rất cụ thể, gần gũi tạo cho con người một niềm tin tưởng là siêu hình nhưng cũng lại rất thiết thực trong cảm nghiệm Tìm đến niềm tin thiêng liêng để cầu mong sự an ủi và được phò trợ trong cuộc sống đó là nhu cầu chung của cả nhân loại, không riêng gì đối với một dân tộc nào Người ta có thể tìm đến với Trời, với Chúa (như ở phương Tay) hay với bất cứ một vị thánh, thần nào khác được cắt nghĩa theo một lý thuyết tôn giáo - dù đó là rôn giáo sơ khai hay tôn giáo hiện đại như ngày nay Cũng có thể người ta tìm đến với một hay nhiều vị thần nào đó trong tưởng tượng nhưng không nhất thiết phải được cắt nghĩa bằng một kiểu tư duy duy lý, để tùy theo khả năng tiếp nhận mà phát triển lòng tin đó ở những mức do khong giống nhau Người Thai ở Quy Chau cũng vay, từ lâu họ đã gửi gam niềm tin của mình vào những thé lực siêu nhiên vo hình mà ngôn ngữ tộc người gọi là * phí ` (theo cách phát âm của nhóm

Tay Do) hay “ phi ` (theo cách phát âm của nhóm Tay Thanh) Để có được những nhận thức đúng về tín ngưỡng các * phi ” trong đời sống tâm linh của tóc người Thái trước hết cần phải hiểu được nội hàm của thuật ngữ “ phi `.

Từ trước đến nay, không ít nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về vấn đề này thường cho rằng, nếu hiểu theo nghĩa so giản thì khái niệm “ phi ” của “ee người Thái có thể tương đương với từ * ma ” trong tiếng Việt Theo sự hiểu biết của chúng tôi, dùng thuật ngữ tương đương như thế là chưa diễn tả hết được nội hàm của khái niệm Bởi, những thế lực mà người Thái gọi là “ phi ” bao gồm tất cả những thần, thánh, những mãnh lực tự nhiên đã được con người thần thánh hóa, những linh hồn của người chết mà mỗi gia đình đều phải thờ cúng, là vong hồn của những nhân vật xa xưa có công khai lập ra bản, mường và được cả cộng đồng nhớ ơn, thờ cúng hàng năm, là những vong hồn mà do một hoàn cảnh khốn khó nào đó chết oan, sau khi thoát xác đã khiến họ trở nên độc dữ và trở thành những “ yêu ”, “ ma ”, và cuốiL 66

33% 66 cùng là cả những “ hồn ”, “ via” của con người đang sống cũng được gọi là

* phi” Như vậy, trong đời sống tâm linh của người Thái “ phi ” là một thuật ngữ bao gồm nhiều khái niệm, mà chúng ta có thể diễn giải ra bằng nhiều từ ngữ mang nhiều nghĩa rất khác nhau như linh hồn người sống (phi van), lĩnh hôn người chết (phi hướn), các thần linh trên trời (phi thẻn), các phi tổ su của nghề mo (phi môn, phi một), thần bản, than mường (phi bản, phi mướng) và các loại ma trong tự nhiên (như phi pti, phi hudi, phi pa ).

Từ những quan niệm trên đây cho thấy, rõ ràng trong tâm thức tôn giáo của đồng bao Thái, người ta không chỉ tin vào “bản chất than thánh” của những linh hồn người sống và người chết, mà còn tin vào tất cả mọi thần linh, ma quỷ Do vậy, để hiểu được bản chất của nội hàm khái niệm ` phi `,người nghiên cứu cho rang, cần phải phân biệt khái niệm * phi ` theo 2 nghĩa (có thể hiểu như 2 cấp độ) gần như đối lập nhau mà chúng tôi tạm

39 gỌI là “than” và "` mái ` Ở cấp do là ° than” thì ` phi” là một lực lượng siêu nhiên mang ban tính thiện, mà bon phận của các *` phi ” là cham lo, col sóc cho cuộc song và hạnh phúc của con người Song, đôi khi chúng cũng gây ra những tai họa để “rừng phat” con người mỗi khi con người làm chúng “phát ý" Ở cấp độ là * ma” thì * phi ” là một thế lực có hai, chuyên gây ra chuyện chăng lành làm tổn hại đến cuộc sống của con người Loại ” phi ” này thường được xem là nguyên nhân của mọi bệnh tật và những thiệt hại ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người, do vậy, khi mà người dân không đoán biết được nguyên nhân của những hậu quả xấu ảnh hưởng tới cuộc sống của họ thì họ cho rằng, “ phi ” chính là “thủ phạm” của những nguyên nhân không biết đó Tuy nhiên, sự phân biệt “ phi ” thành 2 cấp độ “ than” va “ ma ` như trên là mang tính tương đối Vì rằng, trong ngôn ngữ của người Thái không có 2 ttt“ than ” và “ ma” đối lập nhau, mà chi có sự phân biệt giữa phi lành (phi di) khi chúng phù hộ và dem lại những điều tốt lành cho con người va phi ác (phi hái) khi chúng mang lại những rủi ro cho cuộc sống của họ Do vậy, theo chúng tôi “ phi ” là một thuật ngữ mà ngôn ngữ tộc người Thái dùng để chỉ những thế lực vô hình, như /inh hồn hay là vía của một loại vật chất, đặc biệt là của loài người, nó có mối liên hệ với con người, nhưng con người lại không thể liên hệ trực tiếp được với nó, và trong nó có những sức mạnh huyền bí, siêu linh có khả nang chi phối đến đời sống tâm linh của mỗi cá nhân hay cả cộng đồng Nhu vậy, rõ rang cái gọi là “ phi ” của người Thái có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ vat lĩnh - một hình thức tôn giáo sơ khai, chưa có tính hoàn chỉnh như các tôn giáo lớn mang tính thế giới hay những tôn giáo mang tính khu vực Cũng phải nói thêm rằng, loại hình tôn giáo này rất phố biến ở các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tay - Thái và có thể còn pho biến ở tất cả những tộc người khác sống trong khu vực Đông Nam A.

2.2.2 Ban chất của tín ngưỡng về “ phi ” trong đời sống tộc người Thai.

Cũng giống như những người đồng tộc của mình ở Tây Bác, người

Thái Quy Chau quan niệm, “ phi ” là một lực lượng siêu linh, có sức mạnh vô hình và có những ảnh hưởng, tác động rất lớn đến đời sống của con người Cho nên, toàn bộ đời sống tâm linh của họ là dựa trên cơ sở niềm tin vào “ phi” Thần tượng của niềm tin này là những lực lượng siêu nhiên vô hình, nhưng lại tồn tại rất đa dạng và có mặt khắp nơi trong đời sống của con người Thậm chí, không có nơi nào trong cuộc sống của con người lại không có sự hiện diện của “ phi ” Trong quan niệm hữu thức của đồng bào, cuộc sống của con người và mọi vật ở trên thế gian này đều được quy định bởi thế giới của “ phi ” Và người ta cho rang, thế giới của “ phi ” là một cối hư vô Trong cõi hư vô đó, “ phi ” có một cuộc sống riêng đối lập hay ngược với cuộc sống của con người Có thể ví như đêm của người là ngày của “ phi ” và ngược lại Theo người Thái, thế giới của “ phi ” có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới thực tại của con người thông qua sự can thiệp cua “ phi ” Vì thế, trong tâm thức dân gian Thái, “ phi ” không chi là é những than linh phúc hậu có sức mạnh, quyền lực hơn con người, luôn phù hộ và đem đến cho con người những điều tốt lành trong cuộc sống, mà đôi khi “ phi ” cũng là những ác thần gây ra không biết bao điều bất hạnh cho con người, nếu như con người làm “ phi ” tức giận Do vậy, con người luôn phải tim cách để làm hài lòng “ phi ”, hoặc chí ít cũng không làm “ phi ” phật ý Cách làm “ phi ” hài lòng đơn giản nhất mà người ta vẫn thường tiến hành là cho “ phi ” ăn Bởi lẽ, theo họ con người được ăn sẽ nói tốt, còn “* phi ” được ăn sẽ phù hộ (cốn đây kin cao ly, phi đây kin cao cụm).

Nhung muốn biết “ phi” có đồng ý ăn hay không thì phải làm lễ để mời

* phi `, VỊ! phi ` chi ăn khi có lời thỉnh cầu của con người thông qua một nhân vật trung gian mà người địa phương gọi là thay mo (cũng có khi là một người nào đó có việc riêng trong gia đình can đến sự giúp đỡ của “ phi”).

Có lẽ xuất phát từ quan niệm này mà hàng năm người Thái ở đây tổ chức rất nhiều lễ cúng khác nhau, nhỏ thì các lễ cúng trong từng gia đình, lớn thì có những lẻ cúng ở bản, ở mường, thậm chí có cả lễ cúng liên mường ở đền Chín gian thuộc huyện Quế Phong ngày nay Và, thông qua các lễ cúng đó, người ta tin rằng, “ phi ” sẽ “ hiéu ” và “thóng cảm” ma phù hộ và ban cho những điều tốt lành, may mắn trong cuộc sống.

Như vay có thể nói, trong quan niệm của người Thái Quy Châu,

“ phi” không chi hàm chứa trong nó cái bản thể vô hình của những thế lực siêu nhiên huyền bí mà còn là hiện hữu của những sức mạnh phi vật chat có khả năng gây anh hưởng, tác động hay chi phối đến toàn bộ mọi hoạt động của đời sống xã hội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Tóm lại, trong quan niệm của người Thái Quỳ Châu, vũ trụ được chia làm ba tầng theo một trục dọc với nhiều mức độ cao thấp khác nhau Trong đó, mỗi tầng tương ứng với một thế giới và mỗi thế giới lại được chia ra thành nhiều vùng khác nhau, trên đó có các loại thực thể tự nhiên khác nhau sinh sống Dù cho, giữa các thế giới đó còn có sự chia cắt và khác biệt về không gian nhưng các thực thể tự nhiên trong từng thế giới ấy lại có những mối liên hệ, tác động qua lại và chi phối lẫn nhau.

Trong thế giới tự nhiên đó, con người là trung tâm của vũ trụ, nhưng vì không thể hiểu hết được sự sống và cái chết là một hiện tượng phát sinh, phát triển và tiêu diệt của một thể vật chất Do vậy, trong tư duy của họ đã nảy sinh một thứ tôn giáo, tín ngưỡng hết sức sơ khai, đó là tín ngưỡng về các “* phi’, một sản phẩm của vũ trụ luận Thái Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm là, cho dù những tư duy trên đây mới chi là những niềm tin (fo//) mang tính tôn giáo sơ khai, nhưng những nội dung trong đó lại bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội và đời sống tâm linh của con người.

HỆ THỐNG CÁC “PHI” CỦA NGƯỜI THÁI Ở QUỲ CHÂU

CÁC PHI THẦN THÁNH Ở MƯỜNG PHẠ

Trong đời sống tâm linh của đồng bào Thái ở Quỳ Châu người ta tin vào sự tồn tại một bầu trời có nhiều vị thần linh mà tiếng địa phương gọi là phi Then (tức các phi ở mường then) hay phi Pha (tức là các phi ở mường trời) Đứng đầu hệ thống thần linh này là một vị than tối linh có tên gọi là

Then Huong (tức là then lớn, then đứng đầu) hay Then Luông (theo cách gọi của nhóm Táy Thanh) Nhưng trong ngôn ngữ bình dân, người Thái ở

Quy Châu thường hay dùng tên gọi Po Then để chỉ vị thần tối cao nhất ở mường Then Song, điều đáng nói ở đây là vị thần tối cao này trên thực tế lại chỉ tồn tại trong tâm thức dân gian Thái mà không mấy ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, của muôn vật và cả muôn loài trong vũ trụ Bằng chứng là trong đời sống tâm linh của đồng bào Thái ở Quỳ Châu không có một lễ cúng nào dành riêng cho Then Hudng Do vậy, vị than tối cao này

43 hau như cũng chi được người ta nhớ và nhac đến trong các nghi lê dâng cung lề vật lên mường Then.

Dưới Po Then là cả một hệ thống những vị than giúp việc khác Ho được coi như những bậc viên chức rất cao cấp phụ trách từng công việc khác nhau ở trên mường Then Nhưng nổi bật hơn cả trong hệ thống thần điện của người Thai Quy Chau là các Then Na Trong tiếng Thái Then Na là tên gọi chung chỉ những vị thân trông coi linh hồn tổ tiên của các dòng họ Thái ở mường Then Nhưng mỗi một Then Ná của từng dòng họ khác nhau lại có một tên gọi khác nhau Chang hạn, Then Nd của dòng họ Lò có tên gọi là Then đo, nhưng Then Ná của của dòng họ Ha lại có tên gọi là Then Thuong Giữa các dòng ho cùng có chung tên họ cũng đã có các Then Ná khác nhau Như trường hợp dòng họ Quang ở mường Quang (thuộc xã

Quang Phong, huyện Quế Phong ngày nay) là một điển hình Ở đây, dòng họ Mitn Quang có Thển Na là Thén Thao ai (Thén Thao bậc anh), nhưng dòng họ Quan Quang lại có Thén Na là Thén Thao noong (Thẻn Thao bậc em) Tham chí, trong cùng một dòng họ nhưng giữa các nhánh họ cũng đã có các Then Nd khác nhau Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi trong một dòng họ có một nhánh họ muốn thay đổi Thển Ná của mình từ bậc thấp lên bậc cao hơn Cho nên, trong thực tế có khi cùng một dòng họ nhưng lại thuộc 2 Then Nd khác nhau và ngược lại, có khi 2 dòng họ khác nhau nhưng lại cùng chung một Then Nd Nhu vậy, giữa các Then Na đã co sự phân biệt thành các thứ bậc cao thấp hệt như sự phân chia dang cấp trong xã hội Thái trước đây Mà cụ thể, trong quan niệm của người Thái ở

Quy Châu các Then Na được phân ra làm hai bậc Bậc trên, gồm các then như Then Ao, Then Thao ai và Thển Thư ai Đây là những Then Ná cai quan, trông coi các dòng họ thuộc tầng lớp trên trong xã hội như họ LòCam, Hun Viva Mừn Quang Các vị than này được gọi là những Then Thau

Chau Bốn Nua (nghĩa là các ông lão làm chủ, đứng đầu ở bậc trên) Còn bạc thấp hon (theo họ là bac giữa) gồm các then như Then Thưởng, Then

Thao noong và Then Thư noong Day là những Then Nad cai quản, trông coi các dong họ thuộc tầng lớp dưới trong xã hội như họ Quan Quang, Quan Lu Các vị than này được gọi là những Then Thau Chau Cuống Cảng (nghĩa là các ông lão làm chủ, đứng đầu ở bậc giữa).

Từ thực tế trên cho thấy, trong quan niệm của người Thái ở Quỳ

Châu môi một Then Ná khác nhau lại phụ trách từng dòng họ khác nhau va có sự phân biệt rất rõ ràng giữa các Then Na thuộc bậc trên và bậc dưới.

Tuy nhiên, ranh giới phân biệt giữa các Then Na bậc trên va bậc dưới trong thực tế là vẫn có thể thay đổi được Bàng cách là cúng lên Then (trời) để xin thay đổi Then Ná của một nhánh họ Trường hợp này chỉ xảy ra khi có một nhánh họ do có điều kiện kinh tế hay vì địa vị xã hội thay đổi đã cúng lên mường Then xin thay đổi Then Nd của mình cho tương ứng với chức vu hay địa vị xã hội của nhánh họ ở cuộc sống dưới mường Lùm. Để làm lễ cúng lên Then xin thay đổi Then Nad, người ta phải chuẩn bị một phần lễ bao gồm | con trâu đực to khỏe, 7 con lợn và 15 con ga.

Ngoài ra, phần lễ vật đó còn phải có thêm gạo nếp dùng để đồ xôi phục vụ cho lễ cúng và một số vò rượu cần đủ uống Sau khi đã chuẩn bị xong các đồ lễ, người ta đến mời thầy bói (mé đượng) xem ngày tốt để tổ chức lễ cúng.

Thông thường lễ cúng lên mường Then để xin thay đổi Then Nd được tổ chức vào những “ngày trời” mà tiếng địa phương gọi là ngày khoa ngáng Khi chọn được ngày tốt, người ta cử một người trong họ mang một lễ nhỏ gồm có | chai rượu và ít trâu cau đến nhà ông mo Mor (ông mo này phải là người thường xuyên cúng cho dòng ho) để nhờ ông ta làm lẻ cúng lên mường Then.

Cỏc con vật dựng để hiến tế lờn Thểằ Nd đều được làm sạch lụng, để nguyên ca con và đều được mo bụng lấy hết lòng, tim, gan Phần thịt không

45 nấu chín mà chỉ hơ qua lửa một cách tượng trưng, đồng thời cũng là để thịt khỏi ôi thiu do lê cúng thường kéo dài nhiều ngày Riêng phần lòng, tim, gan thì được nấu chín và khi kết thúc từng tuần lễ của thay mo người ta có thể ăn uống luôn tai cho.

Lê cúng lên Then Na thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày Trong quá trình thực hành các nghi lễ tín ngưỡng, ông mo thay mặt dòng họ trình báo lên Then Na và tổ tiên về cuộc sống của dòng họ làm ăn phát triển, đời sống được nâng cao Trong đó có một nhánh họ địa vị xã hội được tôn vinh, uy tín nổi khắp vùng và được nhiều người kính nể Để cho tương xứng với uy danh đó, nhánh họ này làm lễ cúng dâng lên Thén Na và tổ tiên xin được thay đổi Thén Ná lên bậc cao hơn Sau khi lên trình báo với Thén Na quản lý dòng họ và tổ tiên trở về, ông mo còn phải đưa linh hồn của người chủ nhánh họ xin thay đổi Thén Ná lên nhận Thén Ná mới 6 mường Then Cuối cùng, ông mo tiến hành làm lễ cẩm via (buộc 2 sợi chỉ vào cổ tay) cho người vừa cùng ông xuyên mấy tầng trời trở về để linh hồn người đó được khỏe mạnh.

Trong quan niệm của người Thái, các Thển Ná không chỉ là những vị thần trông coi linh hồn tổ tiên các dòng họ ở mướng Phạ mà còn có khả nang chi phối đến đời sống của con người ở mướng Làm Do vậy, muốn có cuộc sống bình an, thịnh vượng thì mỗi một lớp người (thế hệ) trong dòng họ phải có chung | con trâu để cúng nộp cho Thén Ná quản lý dòng họ gọi là trâu thuế (quai xê) Nhưng trước khi làm lễ nộp trâu (hấp quái), theo phong tục phải làm lễ đánh dâu trâu gọi là “coởng quái” Thực chất của nghi lê này ông mo đưa linh hồn của những người cùng thế hệ trong dòng họ lên “* dang ký” với Thén Ná để chuẩn bị làm lễ nộp trâu và cũng là để

cây nứa gép lại Trên bè nứa đó người ta tạo ra 2 hình nhân mà

nguyên liệu chính là rơm Mọi việc chuẩn bị xong, thầy mo lấy 3 sợi dây

“vướng mac” được làm từ sợi tơ hoặc day với 3 màu sac khác nhau để ở 3 nơi trong nhà: sợi màu đỏ (hoặc vàng) treo vào gác bếp, sợi màu đen treo trước cửa buồng ngủ của chu nha, sợi màu trắng treo ở cửa chính ra vào Lễ giải hạn được mở đầu bằng các nghi thức cúng đưa lễ vật lên nộp cho Then Bác gọi là ke xé (nộp thuế) Sau lễ ke vé, thay mo lấy những soi dây “vudng mac” quàng vào cổ con ga trống đỏ và cho người đưa nó ra đầu ban để thả với hàm ý là con gà đó đã đưa hết những điều xấu ra ngoài Và ông ta cũng không quên cho người đưa cây bè nứa dang chở day những điều không may mắn ra sông hoặc suối gần đó để thả (gọi là /dy pé) Lễ giải hạn kết thúc bang việc chủ nhà ra bến tắm và gội đầu bằng nước vo gạo (nậm muộc).

Theo phong tục, trong 3 ngày sau khi làm lễ giải hạn chủ nhà phải kiêng

( căm ) như không được đem của trong nhà đi cho hoặc biếu xén, thậm chí khi thay mo chào ra về người trong nhà cũng không được chao lại.

Nói đến các “ phi ” ở mường Then, không thể không nhắc tới một số loại “ phi ” mà trong quan niệm của người Thái thi đây là những “ phi ” chuyên làm hại Theo người Thái Quỳ Châu thì hình như chúng sinh ra là để bắt phạt con người, mỗi khi con người làm những điều sai trái Tuy nhiên, loại “ phi ” này rất ít khi xuất hiện và chỉ xuống mường Lùm khi có việc mà các thần linh bậc trên sai khiến Người Thái ở đây hiện không còn nhớ được tên cụ thể của từng loại “ phi ” này Với những thầy mo cao tay thì cũng chỉ nhớ được tên một vài loại, như phi noọc pha cắm bảng là loại

“ phi ” ngoài trời đất ta ở, chúng tuy không phải lúc nào cũng xuống mường Lùm để làm hại con người, nhưng con người lại rất sợ loại “ phi ” này Do vậy, khi có việc cúng, xến thay mo cũng không quên mời các “ phi ” này về dự Ở mường Pha còn có phi Tổng có là loại “ phi” chuyên tổ chức các cuộc vui chơi để lôi cuốn linh hồn những người chết trẻ chưa có điều kiện vui chơi nhiều ở mường Lùm Linh hồn của người sống ở mường Lùm nếu chang may lạc vào đây cũng sẽ ốm dau dai dang và có thể nguy hiểm đến cả tính mạng Khi hồn vía bị phi Tổng có rủ lên mường Then thì theo phong tục người ta phải mời thầy mo đưa lễ vật lên mường Then để tổ chức những cuộc vui chơi cho chúng Mỗi lễ cúng lên phi Tong có ít nhất phải có từ | đến 2 con lợn, 5 đến 7 con gà và mất từ | đến 2 ngày mới đưa được linh hôn trở về mường Lim Thay mo thực hành nghi lễ tín ngưỡng này phải là người biết hát dân ca, lúc thực hành các nghi lễ phải có sáo đệm để phi Tổng có không nhận ra mà cứ tưởng thầy mo cũng là người ở trên mường Then đến Nhân cơ hội chúng dang mai mê chơi, thay mo mới “bí mat” đưa linh hồn trở về Ngoài ra, ở mướng pha còn có các phi sút đuôn là loại “ phi ” do hồn ma người chết trong các trường hợp khác thường, như chết vì tình, chết không có vợ có chồng, chết vì quá nghèo khổ, mà thành Người Thái ở Quy Châu rất sợ các loại “ phi ” này, vi họ cho rằng, phi sút đuôn ở rất sát mướng Lim nên chúng có thể xuống quấy phá cuộc sống của con người để đòi ăn lễ vật, nhất là những dịp con người tổ chức cúng tế Do vậy, ngày nay, người Thái ở đây vẫn còn thực hành những nghi thức tín ngưỡng liên quan đến phi sú đuôn, như khi đổ gạo nếp vào chõ đồ xôi, người nấu bếp phải đổ làm 3 lần; 2 lần đầu chỉ lấy tay nhón một ít và lần cuối cùng mới cho cả vào Làm như vậy, vì người ta tin rằng, 2 lần đầu đã bi phi sút đuôn lấy mất Trong dịp tết cơm mới, người Thái ở đây còn có nghi thức tín ngưỡng lấy rơm mới giã ra từ thóc bông, đem bỏ ở bờ ruộng của gia đình với hàm ý là cho phi sứ: đuôn để chúng khỏi phá mùa màng,

Như vậy, trong quan niệm hữu thức của người Thái ở Quỳ Châu, người ta phân biệt các “ phi ” ở mường Pha rất rõ theo hai nghĩa đối lập nhau Một nghĩa là phúc thần khi các Then phù hộ và mang lại những điều may mắn cho cuộc sống của con người Và một nghĩa khác, ngược lại là ác than khi các Then mang lại những điều bất hạnh cho họ ở dưới trần gian.

Mặc dù vậy, trong quan niệm của người Thái ở Quỳ Châu, mường Then vân là một xã hội có tổ chức “bó máy” mang dáng dấp như tổ chức xã hội của con người ở dưới trần gian Nếu nhìn ở góc độ “quyén lực hóa tôn giáo” để xem xét, thì có thể nói rang, mường Then của người Thái ở Quy

Châu là một hệ thống thần điện tương đối hoàn chỉnh Đứng đầu là một vị tối thượng thần và xung quanh còn có nhiều vị thần giúp việc khác Với một tổ chức bộ máy như vậy, xã hội mường Then có rất nhiều ảnh hưởng và tác động đến đời sống xã hội của con người.

3.2 CÁC PHI VĂN (LINH HỒN CON NGƯỜI).

Trong quan niệm của người Thái Quỳ Châu, con người sống được là nhờ có một lực lượng siêu linh ngụ trong thể xác của người đó mà ngôn ngữ bản tộc gọi là vấn (theo cách gọi của nhóm Táy Do) hay khoăn (theo cách gọi của nhóm Táy Thanh) Nội hàm của khái niệm này có nghĩa tương đương như từ “ hồn ” trong quan niệm của người Việt hay tir“ bia ” trong quan niệm của người Mường, mà người nghiên cứu tạm dịch là hồn hay linh hồn (vinyaan) Nhưng hồn theo người Thái thì có rất nhiều chứ không phải chỉ có một Tổng cộng có tất cả bao nhiêu hồn người ta không thể tính hết được Bởi vì, mới chỉ tính riêng trên đầu mỗi người cũng đã có đến hàng chục, hang trăm hồn vía ngụ ở đó (xđm xíp mình van chau, cau hỏi minh van hia - nghĩa là trên đầu có 30 hồn chủ và 900 hồn khác ngụ ở búi tóc) Chỉ biết các hồn đó được phân bố đều trên khắp cơ thể con người Có thể nói, từ các cơ quan nội tạng đến mọi bộ phận trên ngoại hình thân thể của con người chỗ nào cũng có hồn Cu thể như, trên đầu có vấn hua (hồn đầu), ở mắt có vấn ta (hồn mắt), ở tai có vẩn hu (hồn tai), trong gan có vẫn tap (hôn gan), trong phổi có vấn pot (hồn phổi), trong tim có vấn chở (hồn tim) Tuy nhiên, sự phân bố của các hồn vía lại không đều cho cả hai phía trước mặt và sau lưng Cụ thể là, ở phía trước cơ thể con người chỉ có 30 hồn trong khi đó ở phía sau lưng số hồn lại lên tới con số 50 (xam xíp van tang nd, ha xíp văn tang lắng) Nếu qua đúng là như vậy thì tại sao lại có sự phân bố không đều đó? người Thái ở Quỳ Châu không một ai trả lời được câu hỏi này Theo cách luận giải của 7 Chi trong công trình nghiên cứu có tên “Neiwtoi Mường ở Hòa Binh”, thì có sự phân bố đó là do phía trước cơ thể con người chỉ phải đối mặt với cuộc sống thực tại của trần gian Còn phía sau lưng, con người phải đương đầu với thế giới của các phi, nên số hồn cần phải có nhiều hơn mới có thể chống chọi lại được những điều ác và điều xấu [38, tr.231] Quan điểm này tuy chưa phải là đã hoàn toàn có sức thuyết phục (ngay cả đối với người Thái), nhưng không phải là không có lý.

Trong tổng số các hồn vía kể trên, có một hồn chủ được coi là hồn gốc (văn tổn) ngụ ở chỏm tóc trên đỉnh đầu Vì thế người Thái Quỳ Châu rất coi trọng chỏm xoáy tóc trên đỉnh đầu va coi đó là đỉnh hồn (chom van) tức nơi hồn chủ ngự Bởi vậy, phong tục của họ kiêng việc người lạ xoa đầu trẻ em hay đánh mạnh vào đầu Vì nếu làm như vậy, hồn chủ sẽ sợ mà lìa khỏi thân xác, dẫn đến ốm đau, bệnh tật, thậm chí có thể chết Điều này cho thấy, về mat ban chất thì chức năng của vấn cũng chi là để bảo vệ cho cái thân xác mà nó ngụ ở trong đó được bình an nhằm duy trì sự sống của con người.

Nhưng theo người Thái, không phải lúc nào hồn cũng ngụ ở trong thể xác để bảo vệ cho “thdn chử” của nó Đôi khi chúng tách khỏi thể xác để ra ngoài “di chơi”, tham chí có khi chúng còn lên tận cả mường trời Khi tách khỏi thể xác để ra ngoài thì hồn cũng được coi là một loại “ phi ”, do vậy nó còn có tên gọi là phi vdn Ở đây, để tránh sự hiểu nhầm giữa hai thuật ngữ “ vấn ” va“ phi van”, chúng tôi thấy cần phải khẳng định rằng, giữa van và phi van là hai từ cùng nghĩa và có mối liên hệ biện chứng không thé tách rời nhau Chúng tuy hai nhưng là một, chỉ khác khi được gọi là vấn thì chúng còn ở trong thể xác và khi được gọi là phi van thì có nghĩa chúng đã rời khỏi thân chủ của nó để ra ngoài Khi ở trong cơ thể con người, vấn làm chức năng duy trì sự sống, nâng đỡ và che chở cho thân chủ của nó Do vậy, khi chúng tách khỏi cơ thể hay rời bỏ một bộ phận nào đó của con

54 nguoi thi lap tức bộ phan đó sẽ bị dau ốm Và như vay, theo phong tục phải mời thầy mo dùng các thủ pháp nghề nghiệp để gọi những hồn lạc trở về nhập vào đúng vị trí của nó Nhưng vấn đề là con người thì có rất nhiều hồn vía mà chúng ta lại không thể biết được hồn vía nào đã ra khỏi cơ thể Do vậy, môi khi ốm đau, phải lấy áo của người ốm đến nhờ thay bói (Mé ditong) xem mới biết được hồn vía nào đã ra khỏi cơ thể Từ đó thay mo mới biết phải làm cách nào để cúng gọi hồn lạc trở về Qua quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy người Thái ở đây thường gọi hồn theo nhiều cách.

Cách thứ nhất, gọi là hong văn on (gọi hồn lạc) Day là cách gọi hồn đơn giản nhất, do con người khi đang làm một việc gì đó tự nhiên giật mình sợ hãi làm cho hồn vía rời khỏi cơ thể không biết đường trở về Để gọi hồn lạc, người ta lấy áo của người ốm cho vào trong một cái giỏ, bỏ thêm vào đó 1 gói com, | con gà luộc chín, hoặc | gói muối (nếu nhà nghèo) Sau đó thay mo hoặc một người nào đó biết gọi hồn cầm giỏ ra ngã ba đầu bản gọi hồn Thời điểm gọi hồn thích hợp nhất là lúc xế chiều, bởi người Thái cho rằng, hồn vía cũng như con người, ban ngày mải mê làm việc, tối đến mới về nhà Nhưng vì hồn bị lạc không biết đường về, nên người nhà phải ra đầu ban để đón Gọi hồn xong, người nhà phải làm thịt 1 con gà (có thể thay bằng cá nướng) để cúng cho hồn vía người ốm được khỏe mạnh Gà sau khi luộc chín được chia làm 3 phần, trong đó có 2 phần thịt và 1 phan gồm có đầu, chân, long, mề Trong mâm cúng còn phải có thêm | nắm xôi,

2 cái bát và 5 đôi đũa Mâm cúng được đặt ngay tại chân giường người ốm.

Lúc thay mo thực hành nghi lễ người ốm phải ngồi bên cạnh mâm cúng (nếu đi bệnh viện hay vì lý do nào đó mà vắng nhà thì phải lấy áo đặt cạnh mâm) Sau lề cúng hồn, người ốm ăn 3 miếng ở 3 phan thịt trong mam cúng (nếu vắng nhà người ta lấy 3 miếng bỏ vào túi áo) gọi là tom vấn.

Người ốm tom vấn xong, thầy mo lấy 2 sợi chi đen hoặc sợi gai buộc vào cổ tay người ốm (trường hợp người ốm vắng nhà thì buộc vào ống tay áo) để cầm vía, không cho chúng ra ngoài.

Cách thứ hai, gọi là xoc vấn (tìm hồn lạc) Day là cách gọi hồn được tiến hành trực tiếp ngay tại nhà người ốm Lễ vật chuẩn bị gồm có gà, xôi, ruợu (nếu có ca rượu cần thì càng tốt) Lễ cúng này phải do một người làm nghề môn hoặc nghề một đảm nhiệm Vì chỉ có những người làm mo mới biết sử dụng các bài cúng một cách bài ban và chỉ có thay mo mới biết sử dụng các pháp thuật để sai khiến quân lính nhà trời (gọi là xeng) tìm hồn lạc về Trong quá trình cúng (xé) tìm hồn via lạc, thầy mo còn mời cả dam na hong (linh hồn cha mẹ đã chết thờ ở hóng), va pu xa (than ban) di cùng để nhận vía của người ốm Khi kết thúc lễ tìm hồn lạc, người nhà cũng làm I con gà để cúng “làm vía” cho hồn của người ốm và sau đó làm lễ buộc vía để hồn vía người ốm được khỏe mạnh.

Cách gọi hồn thứ ba gọi là di vấn (dỗ hồn lac) Day là cách gọi hồn khi hồn vía người ốm bị lạc vào một nơi mà ở đó quá vui, ma quỷ nơi đó lại tiếp đón rất chu đáo, nên hồn người ốm không muốn về Để tổ chức lễ di van, thầy mo phải tim một địa điểm mà hàng ngày người ốm vẫn thường hay lui tới để dung | cái trạm gọi là “ hudng ” Tại cái trạm được gọi là hudng, thầy mo dựng lên nhiều cảnh vật núi, rừng, bản - mường, chợ búa với nhiều của ngon, vật lạ, tổ chức nhiều trò chơi dân gian thật đông vui để hồn vía lạc tìm đến chơi Từ đó, ông mo mới phát hiện ra hồn vía của người ốm mà du dỗ chúng về Sau lễ gọi hồn, người nhà cũng làm | con gà để cúng cho hồn vía người ốm được khỏe mạnh và sau đó làm lễ buộc via cho người ôm.

âm lịch Khác với người Kinh, tết cơm mới được tổ chức vào một

ngày nhất định (rằm tháng 10), tết khau mờ của người Thái không nhất thiết phải làm vào một ngày mà tùy thuộc vào công việc chuẩn bị của từng gia đình Theo tập quán, vào dip tết khau mờ tất cả các gia đình đều làm lễ cúng lên tổ tiên Có thể nói, đây là nghỉ lễ rất được người Thái coi trọng.

Bởi người Thái cho rang, con người quanh năm lao động vất va mới có được hạt lúa đem về, đó cũng là nhờ một phần công lao của ông bà tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng được bội thu Do vậy, khi thu hoạch con cháu chọn những bông lúa đẹp, hạt may để riêng làm lễ khau mờ; ngoài gạo nếp, lé cúng khau mờ còn có hò mọc (thức ăn được chế biến từ cá, bột nếp và nhiều thứ gia vị khác), cá nướng (pd pinh), trầu cau và rượu cần.

Ngoài lẻ cúng tổ tiên vào dịp tết khau mờ, người Thái Quỳ Châu còn tổ chức cúng tổ tiên vào ngày Tết Lễ cúng tổ tiên vào dịp Tết cũng được người Thái Quỳ Châu chuẩn bị rất chu đáo Theo tập quán, vào sáng ngày mùng | Tết (tính theo âm lịch), mỗi gia đình người Thái ở đây đều chuẩn bị ít nhất 3 mâm cô để cúng tổ tiên (1 mâm cúng phi hướn, | mâm cúng ling ta, còn 1 mâm nữa dành cho các phi té tiên khác) Tuy nhiên, cách bày biện trong mỗi mâm cúng cho từng loại phi rố tiên khác nhau lại không hoàn toàn giống nhau Cu thể, mâm cúng cho iúng td và các ông pa châu xua, nhà cháu xưa, phi nứa hua, phi chón dan, là tương đối giống nhau.

Trong mỗi mâm cúng này đều có 3 phan thịt lợn, 2 phần lòng, | phần xôi,

| gói hò mọc, | đĩa trdu cau, 5 đôi đũa, | chai rượu và 2 chén để không.

Riêng mâm cúng phi hướn phải có thêm 1 đầu lợn, 2 chân trước va | phần mông Theo người Thái, nếu mâm cỗ có đầu, chân và mông lợn mới được xem là một mâm cúng đây đủ Và điều này chứng tỏ gia chủ rất có ý thức chuẩn bị lễ vật dâng cúng cho tổ tiên Khi thực hành tín ngưỡng, tất cả các mâm cúng đều được đặt trước bàn thờ phi hướn Nếu tinh từ phải sang trái thì đầu tiên là mâm cúng dành cho phi hướn, tiếp đến là mâm cúng dành cho /ứng td và cuối cùng là mâm cúng dành cho các phi rổ tiên khác Cũng như những người đồng tộc của mình ở Tây Bắc, người Thái Quỳ Châu không có ngày giỗ cho người đã khuất, do vậy, đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, đồng thời cũng là để cầu xin tổ tiên phù hộ, giúp đỡ cho họ chuyển giữ thành lành trong cuộc sống còn đầy vất vả, khó khăn.

Từ quan niệm, mỗi một con người có rất nhiều linh hồn, trong đó có một linh hồn chủ, người Thái cho rằng, trong một nhà (gia đình) cũng có rất nhiều linh hồn và có một linh hồn chủ tập trung ở người tru cột cua gia đình là người cha Mở rộng ra, bản - mường là một thể thống nhất bao gồm tất cả các linh hồn của mọi thành viên trong một đơn vị cư trú bản hoặc

64 mường Trong đó, linh hồn của người đầu tiên có công “khai sơn, phá thạch" lập ra bản hoặc mường được coi là linh hồn chủ Cu thể, trong đời sống tín ngưỡng, linh hồn chủ của bản - mường là linh hôn của người được cộng đồng bản - mường chọn áo để cúng Nếu ở đơn vị bản người đó được gọi là pa chdu xửa (ông chủ áo) hay còn gọi là pa xua Nếu là đơn vị mường được gọi là tao chấu xia (tao chủ áo) Theo tập quán truyền thống, người đầu tiên giữ chức chdu xia ở bản phải là người trước đây có công khai lập ra bản đó và đồng thời cũng là người đứng đầu bản Có thể về sau con cháu của người có công khai lập ra bản đó không còn giữ chức đứng đầu bản, nhưng họ vẫn tiếp tục được thế tập làm cháu xa Và như vậy, nếu người đứng dau bản không thuộc dòng dõi của người đầu tiên có công khai lập ra ban thì không được giữ chức chẩu xửứa Trong thực tế, tuy hạn hữu song cũng đã từng xảy ra trường hợp một bản có 2 quan, một người làm quan ban (thủ lĩnh), một người làm chdu xia Nhưng ở đơn vị mường thi người giữ chức chdu xửa, trước hết phải là người đứng đầu thuộc dòng họ quý tộc thống trị, nghĩa là, họ phải thuộc con cháu của lớp tao đầu tiên có công dẫn dắt mọi người trong vùng lập ra mường - bản Chính vì vậy, người giữ chức chấẩu mường (chủ mường) cũng đồng thời kiêm luôn chức chẩu xưa Và để bảo dam sự thống nhất cho tập quán người chủ mường đồng thời cũng là người chu áo, theo tục lệ “cha truyền, con nối”, song cùng giữ cả 2 chức năng thần quyền và vương quyền Từ đó mà hình thành nên quan niệm “con tạo” là con của bản, của mường Như vậy, xét đến cùng thì tục lệ cúng bản, cúng mường của người ở Thái Quỳ Châu thực chất là lễ cúng cho dòng họ quý tộc thống trị Vì ở đây linh hồn chủ của mường, của bản cũng chính là linh hồn tổ tông của tầng lớp quý tộc thống trị sau khi chết đã được thần hóa và trở thành người che chở cho toàn thể bản - mường.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rang, trong quan niệm của ngườiThái, thành phan phi ban - muường không phải chỉ có lĩnh hồn của các thành

65 viên trong bản - mường, mà còn bao gồm cả nhiều thế lực siêu nhiên khác, đó là những phi chu đất (phi chau din), phi chủ nước (phi chau nam) va nhiều loại * phi ” khác cùng tồn tại trong phạm vi mường - ban Do vậy, nói đến phi ban, phi mường thực chất là nói đến linh hồn của toàn bản - mường.

Cho nên, cũng có thể hiểu phi bản - mường là những vị thần trông coi và bảo vệ cho cuộc sống của con người, đồng thời là những vị thần bảo vệ cho tất cả núi rừng và đồng ruộng trong vùng, cũng như các loại động thực vật sống ở trong đó.

Xuất phát từ những quan niệm trên, mỗi bản hay mường bao giờ cũng có một đền thờ phi Và theo tập quán, dén thờ phi bao giờ cũng được xây dựng ở cạnh một khu rừng ở ngay đầu bản hoặc mường Đền thờ phi được xây dựng chủ yếu là bằng gỗ và một số vật liệu khác (như tranh, tre, nứa, lá) do vậy, trông đền giống như một ngôi nhà nhỏ Tuy nhiên, quy mô của đền mường so với đền bản là lớn hơn gấp nhiều lần, thậm chí có đền mường còn lớn hon gấp hàng chục lần (như đền Chin gian thuộc huyện

Quế Phong ngày nay) Ngôi đền được coi là nơi cư ngụ của vị thân đứng đầu bản hoặc mường rất đáng được tôn kính Dân bản vào rừng hay có việc đi qua nơi này đều phải có những cử chỉ lễ phép, không được có những hành động thiếu tôn trọng hay phá phách rừng thiêng nơi “ phi ” ở Nếu ai có hành động coi thường hay xâm hại đến khu vực đó sẽ bị “ phi ” trừng phạt.

Trông coi đền thờ phi là một người do dân trong mường - bản tín nhiệm bau ra, nhưng phải được “ phi ” đồng ý, gọi là pu dam (ông dam).

Trong tiếng Thái, pa dam là thuật ngữ dùng để chỉ một con người cụ thể, nhưng lại giữ một trọng trách mang tính trách nhiệm cao Đó là người chuyên trách trong những công việc liên quan đến tế bản, cúng mường, cầu phúc cho muôn dan trong mường - ban Có thể nói, pa dam là một chức vi rất cao quý mà không phải ai cũng có thể dat được một cách dé dàng Bởi

66 người được chọn làm pu dam trước hết phải là người thuộc hậu dué của dòng họ được thé tập làm chdu xia; phải là người hội đủ được nhiều phẩm chất tốt như tính trung thực, nhân cách đạo đức trong sáng; đồng thời phải là người có những hiểu biết nhất định về văn hóa, phong tục, tập quán của tộc người; cuối cùng, phải là người có trách nhiệm, có tâm huyết, giàu lòng vị tha và được dân bản kính trọng Tóm lại, pà đăm là người có những phẩm chất hơn hẳn bất kỳ một người bình thường khác, đồng thời là người đảm đương một sứ mệnh đặc biệt trong các lễ cúng mường, cúng bản.

Có thể nói, việc thờ cúng các “ phi ” của người Thái thể hiện rõ nhất là trong thờ cúng các phi bản được tổ chức hàng năm và các phi mường được tổ chức theo định kỳ hai hoặc ba năm một lần Bởi đây là những thực hành nghi lễ mang tính tôn giáo diễn ra một cách thành kính, linh thiêng và được cả cộng đồng tham dự Nhưng cũng như các “ phi ” nói chung, phi bản - mường là những thực thể không nhận thức được bằng trực giác, vì chúng là những thế lực vô hình Nhưng chúng ta lại có thể nhận thức được chúng một cách gián tiếp thông qua các hoạt động có liên quan đến “ phi ” của dân bản Do vậy, hiện thân của phi bản - mường mà chúng ta có thé nhận thức được là tại những nơi thờ cúng, tức là nơi diễn ra các thực hành tín ngưỡng như đền ban (tén bản) hay dén mường (tén mướng) Trước đây, buổi /é thdn này (liêng phi, nghĩa là nuôi thần) là một nghi lễ bat buộc được tiến hành hàng năm Có thể nói, những nghi lễ này rất quan trọng đối với tất cả các thành viên trong bản - mường, bởi đây là dịp để con người bày tỏ trước vị thân của cộng đồng và cầu xin cho cuộc sống của con người, gia súc được khỏe mạnh, mùa màng được bội thu Nghi lễ này được tô chức lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào mức độ ở bản hay mường.

Lé cúng ở bản (vén ban) thường được tổ chức vào tháng 8 hàng năm. Để chuẩn bị cho lễ cúng này, mọi thành viên trong bản phải đóng góp một phan lễ vật gồm có hd mọc, gạo nếp, rượu cần, trầu cau và đôi khi có thêm

67 cả một ít tiền mặt Ong dam của bản đại diện cho tất cả các gia đình tới đền thờ phi cùng các lê vật đó Tại đền thờ phi (trước đó đã được dọn đẹp, lau chùi sạch sẽ) ông đăm biện các đồ lễ dâng cúng và mời tất cả những thế lực thần thánh siêu nhiên được dân bản tôn kính về dự Sau đó, ông đăm thay mat dân bản cảm ơn pit xư (vị thần than chủ trên mảnh đất của bản) trong suốt một năm qua đã chăm lo cho cuộc sống của dân bản, bảo vệ cho dân bản khỏi nhiều mối hiểm họa, bảo vệ cho mùa màng của dân bản được mùa, các con vật nuôi luôn khỏe mạnh; đồng thời cũng xin pu xư¿ thứ lỗi cho dân bản về những hành vi không đúng của họ Bước tiếp theo trong lề xén bản là ông dam cau xin về sự thịnh vượng cho cộng đồng, cầu mong cho cuộc sống hòa bình, cầu mong cho nghề nông luôn gặp mưa thuận, gió hòa để mùa màng được phong đăng Cuối cùng, lễ xén bẩn được kết thúc bằng một buổi tiệc nhỏ với các đồ cúng đã được dọn ra bên cạnh đền bản.

vò to cắm san 9 cần (gọi là dồn), những vò rượu này được coi là vật

thiêng chỉ dùng trong các lễ hội xăng khan không dùng vào việc khác.

Vào ngày cử hành lễ xăng khan, mo khu cùng các mo bạn mang theo đỏ nghề (kiếm, áo, khăn, quạt, ) và dân những người giúp việc (gọi là

75 ado cho, bào cho) đến nhà mo chủ Nghĩ thức mở đầu trong lễ xang khan là mo khu đọc bài Bác châu hình (nghĩa đen là mời mo chủ ở bàn thờ), tức là mời phi rổ sư xuống xem xét việc chuẩn bị va thông báo cho các thần linh xuống dự lễ Tiếp đó là nghi thức dựng cây xang táng và nghỉ lễ Bác tôn

„nh Day là nghi lễ cúng mời các “ phi ” ở mường môn và cũng là nghi thức chính trong lễ xang khan Nghi lễ này thường chiếm rất nhiều thời gian, vì có rất nhiều thần linh từ trên trời xuống dự lễ Mỗi một nhóm thần linh xuống (thông qua những trò diễn của các mo) được gọi là muột (có nơi gọi là vi xdi), thời gian mỗi muội dài hay ngắn là tùy thuộc vào trình độ pháp thuật của từng mo Xen kẽ giữa các muội là phần hội với nhiều trò dién dân gian, những điệu dân ca nhuôn, khắp tạo nên một không khí vui vẻ, thoải mái Đây cũng là thời gian để các mo tạm nghỉ sau những trò diễn vất vả và rất khó như ngậm kiếm vào cổ, ngồi lên kiểng sắt nung đỏ, đi qua bếp lửa, Kết thúc lễ hội, mo chủ đọc bài cúng xổng vấn hdu hướn (đưa vía vào nhà) và làm lễ hạ cây xẳng táng Lúc này mo khu đi mở các dây buộc trên cây xắng táng, cất kiếm, buộc 2 dây xái mướng vào thân cây xắng táng và mọi người cùng xúm lại hạ cây xẵng táng Khi cây vừa được hạ xuống, mọi người chen nhau lấy các con vật trên cây với niềm tin rằng lho sẽ nhận được những điều may mắn trong năm.

* Phi một - tổ sư nghề mot.

Trong đời sống tâm linh của người Thái ở Quy Châu, ngoài phi môn, trên mường pha còn có một lực lượng siêu nhiên khác gọi là phỉ một và đội quân của mwướng một Cũng giống như các phi môn, người Thái ở đây không biết nguồn gốc của loại phi này được sinh ra từ đâu Họ chỉ biết, người làm nghề một phải được phi một lựa chọn Nhưng người được phi mot chọn để truyền nghề phải là người có ông bà hoặc tổ tiên trước đây làm nghề mot Người được phi mot ứng vào có thể là còn rất trẻ, không kể là nam hay nữ Khi đã được phi mor nhập vào thì người đó phải theo thay dé

76 học làm nghề một Nếu không gia đình sẽ gặp phải những chuyện chẳng lành do phi một gây ra Khi được phi mot lựa chọn, người có phí một phải lap ban thờ để thờ vị tổ sư của mình gọi là hinh một Cũng giống như các loại ban thờ khác, bàn thờ phi mot được làm đơn giản bằng một tấm gỗ hay một tấm đan bang nứa hoặc tre, kích thước mỗi chiều khoảng 30 X 50 cm.

Ban thờ được chia làm hai phần, phía trong là nơi ngự của phi một, phía ngoài là nơi dat lễ vật khi có việc cần cầu xin phi một giúp đỡ Ngoài ra, trên ban thờ phi mot còn có một số vật dụng khác của thay mo như đôi sáo đệm và một cuộn sợi vải, cùng những vật thiêng khác Bàn thờ phỉ một được đặt ở gian trong nơi đầu giường ngủ của người làm nghề một, giống như bàn thờ tổ sư nghề môn.

Theo tín ngưỡng dân gian Thái, người làm nghề một, ngoài vi than hộ mệnh là phi một còn có rất nhiều quân lính (nhà trời) giúp sức, mỗi một ông mo có “30 ngàn người giỏi và 900 người anh hùng” (xam xip po lực châu, cau hoi po luc hin lực mướng) Cũng giống như những người làm nghề môn, để được phi một thường xuyên giúp đỡ, hang tháng người làm nghề một phải có một vò rượu nhỏ để cúng phi một và đội quân ở mường một gọi phái lau Hàng năm, vào khoảng tháng 2 âm lịch, người làm nghề một phải có một lễ vừa va một vò rượu to để khao thưởng quân gọi là /du boọc may Và cứ 3 năm một lần, người làm một phải tổ chức một lễ cúng lớn gọi là ky xa Cũng như lễ xăng khan, nội dung chính của lễ ký xa là để tạ ơn trời đất, các phi than linh, tổ tiên phi một và đội quân ở mường một đã giúp những người làm nghề mo chữa khỏi bệnh cho các con bệnh của mình; đồng thời đây cũng là dịp để các con bệnh bày tỏ lòng biết ơn đến người đã giúp cho gia đình tai qua nạn khỏi, không còn ốm đau; và cũng là dịp để cho những người làm nghề một quảng bá uy tín và nâng cao vị trí của mình trong xã hội Tuy nhiên, về hình thức thể hiện thì lễ ký xa không tổ chức ram rộ như lễ xăng khan, không dung cây hoa (vấng fáng) va trong

77 lẻ ký xa cũng không có các trò diễn phải sử dung đến pháp thuật như những người làm nghề môn Có thể nói, không gian của lễ ký xa gần như được thu hẹp trong những người làm nghề một, và do vậy, nó không trở thành một lễ hội của cả cộng đồng như lễ hội xắng khan.

* Phi hac may - tổ sư nghề thuốc nam.

Trong ngôn ngữ của người Thái, những loại cỏ cây có thể dùng làm thuốc chữa bệnh được đều có chung mot tên gọi là hdc may (cây thuốc).

Nhưng muốn lấy cây thuốc ở trong rừng về phải có phỉ hắc may “chỉ đường” cho Song không phải ai cũng được phi hắc may pho trợ Chỉ có một số ít người nhờ được phi hdc may “chỉ bảo” nên có khả nang sử dụng các loại cây cỏ để làm thuốc, họ được gọi là sơ hắc may Khi được phi hắc may pho trợ để làm nghề chữa bệnh bằng thuốc nam, các sơ hắc may thường làm một ban thờ nhỏ gọi là hinh hắc may dé thờ phi tổ sư của mình.

Nếu sơ hắc may là nam giới thì hinh hắc may được đặt ở gian ngoài (hóng mooc), còn sơ hắc may là nữ giới thì hinh hắc may được đặt ở gian trong, mơi đầu giường ngủ của bà sơ hắc may Cũng như các loại phi tổ sư khác, con người muốn nhận được sự giúp đỡ của chúng thì hàng năm phải có lễ cúng để tổ sư phù hộ cho Lễ cúng này thường được làm vào dip tết cùng mgày với lễ cúng tổ tiên, nhưng mâm cúng phi hắc may đơn giản hơn nhiều và phải được làm riêng Tuy đơn giản song lễ cúng vẫn phải có | con gà, | chai rượu và | đĩa trầu cau, nếu gia cảnh quá nghèo thi chỉ cần 1 chai rượu

đĩa trầu đặt lên ban thờ phi rổ sư là được Mỗi khi vào rừng lấy thuốc sơ hac may phải đến trước bàn thờ phi để cầu xin phi hdc may giúp đỡ và

3.6 CÁC PHI TRONG TỰ NHIÊN.

Trong quan niệm của người Thái, bất cứ chỗ nào trong tự nhiên cũng được coi là có * phi ” Song khác với các * phi `” ở mường Then, các * phi `

78 trong tự nhiên không có sự phân chia thành đẳng cấp Ở đây, các “ phi ” làm chủ theo từng địa vực mà chúng quản lý va cứ "` phi ” nào đến trước,

* phi ” đó sẽ là chủ và có quyền cai quản khu vực đó (phớ má còn pế chau, pho hau bó cai kè tang lai - nghĩa là, ai đến trước sẽ là chủ, ai vào đây chết nơi đây trước là có quyền cai quản) Do vậy, ở mỗi địa vực khác nhau lại có một “ phi” đứng đầu va cai quản từng khu vực khác nhau đó Nhu vậy, có thể nói, các * phi ” trong tự nhiên không phải là một hệ thống nhất chịu sự quan lý của * phi ” cao nhất đứng đầu như mô hình mà chúng ta đã từng gặp ở mường Then Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy, trong đời sống tín ngưỡng của người Thái có rất nhiều loại “ phi ” và mỗi một loại

* phi ” lại có những tac động, ảnh hưởng đến đời sống con người theo từng cách riêng của chúng Dưới đây là một số loại “ phi ” tương đối phổ biến va được nhiều người biết đến trong đời sống tộc người.

Phi châu din (ma chủ đất), là “ phi ” làm chủ va cai quan ở một khu đất nhất định Day tuy không phải là loại phi ác (phi hái) nhưng trước khi làm việc gì trên mảnh đất đó người ta đều phải làm một mâm cúng gồm có

1 con gà, | chai rượu và 5 miếng trầu cau để “hông báo” cho phi chủ đất biết và cầu xin chúng phù hộ cho mọi công việc được suôn sẻ.

Phi hay (ma ray), là loại “ phi” làm chủ và trông coi ở một khu rừng.

Do vậy, trước khi đốn cây để làm nương rãy, người ta phải làm một mâm cúng gồm có | con gà, | vò rượu (có thể thay bằng | chai rượu siêu) để xin phi hay cai quản khu vực đó cho phép được phát rừng làm nương ray, đồng thời cũng là nhờ phi hay trông coi nương ray không cho thú rừng vào phá phách hoa màu để mùa màng được bội thu.

Phi ná (ma ruộng), là “ phi ” cai quản trên các cánh đồng Cũng giông như các phi hay, khi bước vào dau vụ gieo cấy, người Thái ở đây thường tổ chức làm lễ cúng phi nd ngay trên ruộng lúa để cầu cho mưa

79 thuận gió hòa, lúa tốt không bị sâu bệnh, mùa màng được bội thu Tuy nhiên, so với lễ cúng ở nương ray thì nghi lễ tổ chức và lễ vật dâng cúng phi nd được người Thái chuẩn chu đáo hơn Trước đây, khi bước vào vu gieo trồng mỗi gia đình phải chuẩn bi | con lợn để làm lễ cúng, trong trường hợp gia đình quá khó khăn người ta mới thay lợn bằng gà (kho kém hay, tối cay thay mi, nghĩa là nghèo kém túng lấy ga thay lợn).

Phi đống (phi rừng ma), là linh hồn của con người sau khi chết, các hồn vía ở thân mình (vấn du phan) ra ở bãi tha ma được gọi là phi đống hèo

(ma rừng ma) Nhưng ở bãi tha ma thì có rất nhiều “ phi ”, nên còn được gọi là mường phi (mường ma) Đứng đầu va cai quản các “ phi ” này là một

“nhân vật” có tên là Náng chiếng tóng Đây là linh hồn của người phụ nữ đầu tiên được chôn vào nghĩa địa này và được coi là chủ của rừng ma Với quan niệm như vậy, trong tập quán của người Thái có rất nhiều nghi lễ liên quan đến Náng chiéng tong Chang hạn, nghi lễ đầu tiên khi con người vừa tắt thở là đập gà vào cầu thang để thông báo cho Náng chiếng tong biết nhà có người chết; khi tìm hồn vía của một người nào đó lạc vào đống hèo, người gọi vía phải làm một lễ nhỏ gồm có | con gà, | chai rượu và 5 miếng trầu cau đến xin Náng chiếng tóng mở cửa rừng ma để dẫn hồn lạc về.

Phỉ đón, là loại “ phi ” do Thển đón cho xuống từ mường Then, nên còn gọi là phi Thển đón Theo người Thái, loại phi này còn nguy hiểm hơn phi pop (một loại phi gây đau bụng) rất nhiều lần Nếu có ai chang may bi phi Thển đón làm hại thì chi trong một thời gian ngắn có thể bị chúng làm cho đau bụng mà chết Do đó, khi bị loại phi này làm hai, phải chuẩn bi | con lợn (nếu nặng phải dùng đến trâu) và mời một ông mo về để cúng khài.

Phi pai là lĩnh hồn của những người có mang chết trước khi sinh nở. Đây là loại * phi `” chuyên làm hại những người phụ nữ đang có mang Do vậy, khi có mang mà hay đau ốm, người Thái thường cho là do phi pai “di

80 theo” để làm hại thai nhí Cho nên, khi có mang nếu hay đau ốm thi phải làm một mâm cúng gồm có | con vịt, | chai rượu và 5 miếng trầu cau và mời thầy mo về để cúng khài, nếu không sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi và ca tính mang của người mẹ.

Phi lá nam, là linh hồn của những người chết trong thời kỳ sinh nở.

Day là loại “ phi ` chuyên làm hại những ba mẹ sap sinh Thông thường, những người chết trong các trường hợp này, người ta chôn vào một bãi tha ma riêng gọi là đống pai (rừng ma những người chết do sinh đẻ) Nếu có ai bị phi lá nam làm hai thì lập tức người đó phải chuẩn bi một lễ cúng gồm có

1 con vit, | chai rượu với 5 miếng trầu cau và mời thầy mo về cúng giải cho.

Phi pong là loại linh hồn của những người chết do bị bệnh lao sản, khi vào rừng ma sẽ trở thành phi póng hay còn gọi là phi cò đòi (tên gọi lúc mới chết) Day là loại “ phi ” chuyên ăn các chất tanh nên chúng thường xuất hiện ở ngoài đồng ruộng vào lúc tối trời để ăn ếch, nhái và rắn rết (mà mắt người thường chỉ nhìn thấy như những vệt sáng xanh lè) Con người ban đêm đi ra ngoài bất chợt gặp phải phi póng nếu dat mình sợ hãi, lúc trở về rất dé ốm đau Và như vậy, theo phong tục phải làm một con gà để gọi vía Loại “ phi ' này còn ăn ca những chat tanh hôi từ các sản phụ và người chết Cho nên, ở đâu có các bà đẻ hay có người chết là chúng có mặt ngay để tìm thức ăn Do vậy, khi có người chết, theo tín ngưỡng dân gian, người ta phải đặt một lưỡi “ hép ” ở trên quan tài và luôn có một người cắm kiếm túc trực bên cạnh, đồng thời phải có con cháu, dâu rễ đốt đuốc ở dưới gầm sàn để xua đuổi phử póng tìm đến ăn xác của người chết.

TÍN NGUGNG CAC “ PHI ” TRONG ĐỜI SONG XÃ HỘI HIỆN NAY

NHUNG YẾU TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍN NGUONG CÁC “ PHI” CUA NGƯỜI THÁI

Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược và cai trị, người Thái Quỳ Châu van là một cộng đồng tương đối ổn định và về co bản còn giữ được đầy đủ những tính chất, đặc điểm của một xã hội truyền thống Xã hội đó vận hành dựa trên cơ sở của bộ máy mường - bản cổ truyền, theo những nguyên tắc của luật tục và tập quán pháp quy định Tuy nhiên, sang thời thuộc Pháp, dưới ách thống trị của Chủ nghĩa thực dân, xã hội truyền thống của người

Thái Quỳ Châu đã chịu nhiều sự tác động từ bên ngoài Những tác động đó tuy chưa đủ sức làm phá vỡ nền tảng kinh tế và cơ cấu xã hội cổ truyền, nhưng đã làm biến dạng nhiều mặt trên tất ca các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó lĩnh vực đời sống văn hóa tinh than cũng có sự biến đổi đáng kể Đặc biệt là từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau hơn năm mươi năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội, ở vùng người Thái sinh sống đã xuất hiện nhiều nhân tố mới tác động đến đời sống xã hội làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có tín ngưỡng về các “ phi ”.

Tuy nhiên, khi dé cập đến phần biến đổi xã hội, người nghiên cứu không tập trung phân tích các nguyên nhân mà chỉ nêu những yếu tố tác động đã làm thay đối các sinh hoạt văn hóa truyền thong, trong đó có tín ngưỡng về các ” phi ” của người Thái.

Có thể nói, yếu tố quan trọng đầu tiên có tác động mạnh mẽ đến sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của người Thái là chế độ, thể chế chính trị xã hội.

Từ sau năm 1945, những cơ cấu xã hội truyền thống của người Thái ở Quỳ

Châu về cơ bản đã bị giải thể; thay vào đó là bộ máy chính quyền mới cùng

87 với tO chức cơ sở Dang và các đoàn thể xã hội được xác lập Dac biệt là với việc thực hiện chính sách dan tộc của Dang trong ca nước, người Thai ở

Quy Châu cũng như các dân tộc anh em khác đã trở thành những người làm chủ quê hương, Tổ quốc và là thành viên bình đẳng trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam Rõ ràng, sự thay đổi về chính trị là một trong những nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến chiều hướng phát triển của mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong sự vận động chung của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Ngoài sự tác động, ảnh hưởng của chế độ chính trị, yếu tố kinh tế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng và có sức mạnh đáng kể đối với sự biến đổi của các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo Trong những năm qua, dưới sự tác động của các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, cơ cấu kinh tế ở vùng đồng bào Thái nói chung đã bước đầu có sự chuyển biến Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, ở vùng núi Quỳ

Châu đã xuất hiện kinh tế vườn rừng, vườn cây dược liệu, vườn cây ăn quả, Đặc biệt là trong khoảng 15 năm trở lại đây, cùng với sự biến chuyển của nền kinh tế thị trường, chế độ quan liêu bao cấp và nền kinh tế kế hoạch hóa áp đặt từ trên xuống không còn nữa, nên các thành phần kinh tế có nhiều cơ hội để tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, phát triển kinh tế địa phương Do vậy, nhiều yếu tố kinh tế hàng hóa, sản xuất nhỏ đã len lỏi được đến tận các bản - mường nằm ở trung tâm thị trấn và dọc ven các trục đường quốc lộ Thực tế sinh động của việc phát triển kinh tế vườn rừng và sản xuất nhỏ ở vùng có người Thái sinh sống đã chỉ ra rằng, đó là những hình thức tổ chức sản xuất có khả năng đưa nhanh các dân tộc ở đây đi đến hạnh phúc, đồng thời đưa họ hội nhập vào quỹ đạo phát triển chung của đất nước Trong bối cảnh đó, đã dẫn đến kết quả là văn hóa nói chung và sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo nói riêng có sự dịch chuyển, đổi mới song hành với sự phát triển của kinh tế - xã hội Do vậy, có thể nói, kinh tế thị

88 trường đã va dang tác động toàn diện, mạnh mẽ tới tất ca các mat, các khía cạnh của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hóa, tư tưởng và các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng.

Môi trường giao tiếp văn hóa giữa các vùng ngày càng được mở rộng đã và đang là những nhân tố mới tác động đến các sinh hoạt văn hóa truyền thong, trong đó có tín ngưỡng về các “ phi ” của người Thái ở Quy Châu.

Cũng giống như các khu vực khác ở nước ta, vùng núi Quỳ Châu không có su phân vùng rõ ràng vé không gian cư trú cho mỗi dân tộc Ở đó có nhiều dân tộc cùng chung sống trong suốt trường kỳ lịch sử Trải qua quá trình cộng cư lâu dài, giữa các dân tộc đã có sự gắn bó, đan xen về văn hóa, trong đó văn hóa Thái luôn đóng vai trò nổi bật của văn hóa vùng Tuy nhiên, từ sau năm 1945, và nhất là sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc năm 1954, với chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới ở Phủ Quỳ, một bộ phận người Kinh đã có mặt ở vùng núi Quỳ Châu Bộ phận khá lớn cư dân

Kinh này là lực lượng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập mối quan hệ giữa họ với các dân tộc thiểu số khác trong vùng Có thể nói, các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa của bộ phận người Kinh ngày càng tác động mạnh mẽ vào sự đổi thay trong các hoạt động đời sống của các dân tộc khác, mà người Thái cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Các yéu tố thời đại, yếu tố quốc tế cũng là những yếu tố có tác động rất lớn đến sự chuyển đổi các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái, trong đó có tín ngưỡng về các “ phi ” Ngày nay, khi mà không gian văn hoa của các dan tộc ngày càng được mở rộng, thì sự giao lưu giữa các quốc gia, các đân tộc cũng không ngừng được mở rộng và tăng cường Các giá trị văn hóa của nhân loại được chuyển tải qua các phương tiện thông tin góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân.

Có thể nói, quá trình quốc tế hóa, xã hội hóa các hoạt động văn hóa trong s0 những năm vừa qua cũng đã góp phần đáng kể vào sự đổi thay của văn hóa Thái nói chung và sự biến đổi của cái nội sinh trong tín ngưỡng dân gian

NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TÍN NGƯỠNG CÁC “ PHI " CỦA NGƯỜI THÁI

Từ việc phân tích khái quát những yếu tố cơ bản có tác động đến những sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của người Thái ở Quỳ Châu, trong phân này, người nghiên cứu tuy không có tham vọng đi sâu phân tích tất cả mọi biến đổi trong tín ngưỡng các “ phi ”, nhưng cũng cố gắng nêu ra những biến đổi cơ bản trong tín ngưỡng đó của người Thái ở Quỳ Châu

4.2.1 Những biến thể về lòng tin vào “ phi”

Có thể nói, lòng tin vào các “ phi ” của người Thái là cái cối lối, hạt nhân trong việc thực hành lễ các nghi tín ngưỡng Lòng tin vào “ phi ” chính là phương tiện để con người qua đó mà (hông quan với các lực lượng siêu nhiên, để viện cầu những năng lực mà con người không thể có, nhằm thỏa mãn những nhu cầu, những mong ước của mình Như vậy, lòng tin vào các “ phi ” của người Thái ở dạng khởi nguyên vốn di là niềm tin chân thành trước những đối tượng được tin là các “* phi ” Do đó, không có gì lạ khi mọi người đều tham gia những thực hành tín ngưỡng một cách thành tâm kính tín, không nề hà tốn kém, không phàn nàn hay kêu ca bất cứ một điều gì Nhưng lòng tin của con người vốn không phải là cái nhất thành bất biến, mà luôn có sự chuyển biến theo không gian và thời gian Lòng tin trong tín ngưỡng các "` phi `” của người Thái ở Quy Châu cũng vay, tự chúng luôn phải tiếp biến cho phù hợp với không gian xã hội của tộc người đang ngày ngày có sự đổi thay, nhất là trong thời đại mà sự hiểu biết của con người, cũng như trình độ khoa học của họ đang ngày càng được nang cao Dieu này dan đến một thực tế là lòng tin vào các `` phi `

90 của người Thái ở Quỳ Châu không còn hoàn toàn giống như trước đây.

Hay nói cách khác là lòng tin vào các * phi ” cua người Thái ở Quy Châu đã có sự biến thể.

Tuy nhiên, sự biến thể về niềm tin vào các “ phi ` lại biểu hiện rất đa dạng trong thực tế cuộc sống Đặc biệt là ở những nơi mà điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội chưa phát triển thì lòng tin vào các “ phi” đã, dang và còn có vai trò không nhỏ trong việc duy trì tính chat thiêng trong việc thực hành các nghĩ lễ tín ngưỡng Ngược lại, ở những nơi điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển thì ở đó sự biến đổi về lòng tin vào “ phi ” lại diễn ra hết sức mạnh mẽ Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn mà người nghiên cứu đã tiến hành tại hai địa bàn thị trấn Quỳ Châu và bản Hạt, xã Châu

Bính (năm 1999), cho thấy, tỷ lệ số người tin vào “ phi ” có tác động, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người giữa hai vùng nói trên là có sự khác biệt rất lớn Khi trả lời câu hỏi ông (bà) có tin cuộc sống của ông (bà) và gia đình có sự chi phối và tác động của các “ phi ” không? Ở thị trấn Quỳ

Châu có 32/40 người trả lời không tin, ở bản Hạt có 36/40 người trả lời có.

Như vậy, rõ ràng là ở những nơi trung tâm, thị trấn, thị tứ và các tụ điểm buôn bán thi sự biến thể về lòng tin vào các "` phi ` lại diễn ra hết sức mạnh mẽ Ở đây, người ta thực hành các nghi lễ tín ngưỡng không phải chỉ để cầu xin sự phù hộ, chở che của “ phi ”, mà trước hết là để biểu lộ sự tôn trọng đối với truyền thống của cha ông họ đã tuân phục hàng ngàn đời nay.

Song ở những vùng sâu, vùng xa thì long tin vào các “ phi ” lại có sự biến đổi hầu như không đáng kể Người ta thực hành các nghi lễ tín ngưỡng thực sự là để cầu xin sự phù hộ, chở che của “ phi ”, cầu xin cho cuộc sống của con người được bình an, thịnh vượng va không gặp phải ốm dau, bệnh tật.

Sự biến thể vẻ lòng tin vào các `” phí ` còn biểu hiện rất rõ giữa các thế hệ khác nhau trong xã hội Nêu căn cứ vào những kết quá mà người

9] nghiên cứu thu thập được tại địa bàn điện da trong những nam gan day, có thể nhận thấy, phần lớn những người lớn tuổi đều tin vào sự tồn tại của các

* phi ”, còn với những người mà tuổi đời còn trẻ thì các * phi ” lại không có vị trí cao trong đời sống của họ Cụ thể, trong số 36/40 người ở bản Hạt trả lời tin vào * phi ” có tác động đến cuộc sống của họ thì có 20 người từ độ

trở lên và 16 người từ độ trở xuống (4 người không tin đều ở độ tuổi dưới 50); ngay ở thị trấn Quy Chau, có 8 người tin các “ phi ” có

ảnh hưởng và chi phối đến đời sống của họ, thì ca 8 người đều thuộc độ

trở lên

ảnh hưởng và chi phối đến đời sống của họ, thì ca 8 người đều thuộc độ tuổi 50 trở lên.

Một thực tế có tính nghịch lý cần phải được nghiên cứu, xem xét trong xã hội hiện nay là du lòng tin vào “ phi ” đã có sự biến thể, nhưng hầu hết mọi thành viên trong cộng đồng đều tham gia thực hành các nghi lễ thờ cúng mà cha ông họ đã tuân phục từ ngàn đời nay Do vậy, khi được hỏi hiện nay ông (bà) có còn tham gia các thực hành nghi lễ tín ngưỡng không? thì tất cả những người được hỏi đều trả lời có Điều này cho thấy, những biến đổi trong tín ngưỡng các “ phi ” đã và đang diễn ra mãnh mẽ, phức tạp trong đời sống của người Thái.

4.2.2 Những thay đổi trong các lễ nghỉ tín ngưỡng.

Trước hết, cần phải khăng định rằng, sự thay đổi trong các nghi lễ tín ngưỡng của người Thái 6 Quy Chau bat đầu diễn ra từ sau cách mạng tháng

Tám năm 1945 và nhất là sau hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, khi mà thiết chế bản - mường truyền thống của người Thái đã biến đổi về cơ bản, đồng bào đã cùng nhân dân cả nước bước vào xây dựng một chế độ xã hội mới - xã hội dân chủ và tự do Trong quá trình phát triển đi lên ấy, những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng mang tính cộng đồng như lẻ cúng mường, cúng ban đã mất đi cơ sở xã hội để tồn tại Vì vậy, trên thực tế lê xên mường, xên bản của người Thái không còn nữa, kể cả phần hội với

92 nhiêu sinh hoạt văn hóa dân gian rất đáng được trân trọng và cần được giữ gìn Cùng với việc xóa bỏ các nghi lễ cúng tế trời đất, bản - mường, trong mấy chục năm xây dựng nên văn hóa mới, người Thái ở Nghệ An nói chung và người Thái ở Quỳ Châu nói riêng cũng đã xóa bỏ, loại trừ khá nhiều tập quán, thói quen, sinh hoạt tín ngưỡng không còn phù hợp với đời sống xã hội mới như các nghi lễ cúng hồn, gọi hồn, chữa bệnh bằng pháp thuật, bùa chú, phù phép.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã ngày càng thu được nhiều thành tựu to lớn, đời sống mọi mặt của nhân dân đang ngày một được nâng cao, vì thế nhiều sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, lễ hội và đặc biệt là những sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số cũng có điều kiện để phát triển trở lại.

Phải thừa nhận là sự phát triển trở lại của các sinh hoạt văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng trong những năm gần đây đã và đang đáp ứng được một phần nhu cầu về sinh hoạt văn hóa và đời sống tâm linh của đồng bào Trong bối cảnh đó, các sinh hoạt lễ hội dân gian, tôn giáo tín ngưỡng của người Thái ở Quy Châu cũng dang dần dân được khôi phục dưới nhiều hình thức và theo nhiều chiều hướng rất đáng được quan tâm.

Có thể nói, ngày nay tất cả các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng gắn liền với những nghi lễ đời người gần như đều được phục hồi va phát triển trở lại Từ khi đứa trẻ ra đời người ta đã làm lễ cúng lên Then để đứa trẻ nhận Me Cuồng; đến tuổi trưởng thành (tính từ khi có gia đình) thì hàng năm tổ chức lễ cúng xảy hạn hướn; lúc bước vào tuổi 60 thì tổ chức lễ cúng tum bẩu và xựp khô; và đến tuổi “xưa nay hiếm” thì làm lễ vấn huổng Như vậy, tuy mức độ tín ngưỡng về “ phi ” đã có phần “' nhạt ” đi so với trước day, song các nghi lê tín ngưỡng này van còn có "sức hút” rất lớn đối với đồng bào Thái ở nơi đây Dĩ nhiên là trong không gian của xã hội mới thì

93 những nghỉ lẻ trên phần lớn đã phát triển theo hướng biến đổi cả về hình thức lần nội dung Tham chí có những nghỉ lễ như vấn huống chỉ còn là hình thức, nội dung bên trong đã hoàn toàn thay doi Thực chất của lễ vấn huống ngày nay là một nghỉ lễ mừng tho cho những người đến tuổi “xua nay hiếm” giống như người Việt vân thường tổ chức lễ mừng thượng tho cho ông bà Do vậy, có thể nói rằng, ngày nay các thực hành tín ngưỡng trong nghỉ lễ đời người của người Thái đã thay đối theo hướng đơn giản hóa nghi lê, giảm nhẹ phan le vật và tránh lang phí vẻ thời gian.

Cùng với sự trở lại của các nghi lễ đời người thì ngày nay các nghi thức chữa bệnh bằng cách cúng hồn, gọi hồn cũng só sự phục hồi Có thể nói, ngày nay mặc dù việc chữa bệnh bằng tây dược và y dược đã phát triển rộng rãi trong nhân dân, nhưng việc chữa trị bệnh tật, ốm đau bằng thuốc kết hợp với phương pháp ma thuật chữa bệnh là rất phổ biến Thậm chí, người dân thường rất ngại đến bệnh viện vì chi phí quá tốn kém Do vậy, phần lớn những người bệnh đều tìm đến thây mo, hoặc họ chỉ đến bệnh viện sau khi đã khài cúng lâu ngày không khỏi Có thể khẳng định rằng, việc chữa bệnh bằng cách cúng khài, sử dụng các pháp thuật, bùa chú để xua đuổi thân trùng của những ông mo, bà một hiện đang phát triển theo một chiều hướng ngày càng tăng Có những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng vốn được coi là lạc hậu không phù hợp với đời sống mới, gây cản trở cho sự phát triển và tiến bộ xã hội nhưng lại được rất nhiều người tham dự dưới hình thức sinh hoạt mang tính cộng đồng Năm 1994, chúng tôi đã có dịp nghiên cứu thực nghiệm tai một lễ cứng giải thân tràng tại dén ban cua làng Mon thuộc xã Nghĩa Lac, huyện Nghia Đàn Đa số người dân cư trú 6 day là nhóm Tay Thanh có nguôn gốc từ tinh Thanh Hóa sang Lễ cúng này mới được khôi phục lại từ năm 1993, do trước đó trong làng thường hay có dịch sốt rét làm nhiều người ốm đau và bị chết, vì thế dân làng đã tổ chức lẻ cúng gian hạn Dieu đáng nói ở đây là, trong các bước thực hành tín

94 ngưỡng của lẻ cúng giải hạn nay có rất nhiều nghĩ lề mac dù không còn phù hợp với đời sống mới, nhưng vân được khôi phục lại một cách nguyên vẹn Cụ thể là, để làm lẻ cúng giải hạn này dân làng đã phải đóng góp một khoản lê vật rất tốn kém như gà, lợn, gạo nếp, rượu, và một số bạc nén Sau khi đã gom đủ những lẻ cúng do dan bản đem tới, người trông coi đền (do dan ban cử ra) đại diện cho tất ca các gia đình trong làng tới đền thờ phi cùng các lễ vat đó Tại đền thờ phi người trong coi đến thay mặt cho dan làng biện dang các đồ lễ cúng để cầu nguyện với phi bản và tất cả những thế lực thần linh khác mà dân làng tôn kính về dự lễ Tuy nhiên, trong buổi cúng giải hạn này các ông mo, bà một là người chủ trì các nghi thức và hành lê Bước tiếp theo trong lễ cúng này là nghi lễ cầu xin sự bình an cho cả cộng đồng làng và cầu mong cho cuộc sống trong làng luôn được thịnh vượng và cầu cho mưa thuận gió hòa để công việc làm ăn được thuận lợi.

Cuối cùng, lễ cúng được kết thúc bằng một buổi tiệc nhỏ với những đồ cúng do dân làng đóng góp Từ đó đến nay, lễ cúng này vân được tổ chức mỗi khi trong làng có nhiều người đau ốm hay có nhiều người chết trong một thời gian ngắn.

Một trong những xu hướng phát triển của các nghi lễ tín ngưỡng được nhiều người quan tâm hiện nay là sự phát triển trở lại của các nghi lẻ tín ngưỡng gắn liên với những sinh hoạt lễ hội truyền thống Trong những năm gần đây, với nhận thức đúng về vai trò của lễ hội đối với đời sống tỉnh thần của nhân dân của các cấp chính quyền và ngành văn hóa thông tin tỉnh

Nghệ An, nên các sinh hoạt lẽ hội truyền thống của người Thái ở Quy Chau có xu hướng được khôi phục và phát triển trở lại nhằm góp phần nâng cao đời sống tinh thân cho một bộ phận cư dân song ở vùng núi, vùng cao.

Song, cùng với sự phục hồi và phát triển của lễ hội, các sinh hoạt tín ngưỡng cô truyền của người Thái cũng được khỏi phục, và biến doi trong điều kiên của xã hội mới Nam 1996, lễ hội hang Bua được tổ chức mang

95 tính chất thể nghiệm dưới sự chỉ đạo của ngành van hóa thông tin Có thé nói, lễ hội hang Bua đã nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu về sinh hoạt văn hóa tinh than, cũng như những nhu cau trong đời sống tâm linh của nhân dân Do có hướng đi đúng nên lẽ hội hang Bua đã thu hút được rất đông dao các tầng lớp nhân dân tham gia Và trên thực tế, lễ hội hang Bua đã và đang trở thành những nhân tố tích cực lan tỏa tới các vùng sâu, vùng xa làm thay đổi bộ mặt đời sống tỉnh thần của nông thôn miền núi.

KET LUAN

Có thể khẳng định rằng, tín ngưỡng các “ phi ” của người Thái ở

Quỳ Châu là một hình thức sinh hoạt mang tính tôn giáo sơ khai Cho dù, tín ngưỡng về các “ phi ” của người Thái ở Quy Châu chưa phát triển tới mức hình thành một hệ thống tin lý với những quy định chặt chế như các tôn giáo Đông - Tây, nhưng trong nó đã hình thành đây đủ những ý niệm, những quan điểm và cách nhìn nhận về một thế giới hoàn chỉnh bao gồm cả

“cối thực” và “cối hư”, trong đó, thế giới hiện hữu cụ thể luôn bị thế giới vô hình tác động và chỉ phối.

Mặc dù, giữa các thế giới đó còn có sự chia cắt và khác biệt nhưng

các thực thể tự nhiên trong vũ trụ lại có những mối liên hệ, tác động qua lại và chi phối lẫn nhau Trong thế giới tự nhiên đó, con người là trung tâm, nhưng vì không thể hiểu hết được sự sống và cái chết là một hiện tượng phát sinh, phát triển và tiêu diệt của một thể vật chất, do vậy, trong tư duy của họ đã nảy sinh một thứ tôn giáo, tín ngưỡng hết sức sơ khai Đó là tín ngưỡng về các “ phi ”, một sản phẩm của vụ trụ luận Thái.

Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định thêm rằng, cho dù những

quan niệm trên đây mới chi là những niêm tin mang tính tôn giáo sơ khai, nhưng những nội dung trong nó đã phản ánh các đặc điểm phát triển của tư duy, tiến trình nhận thức cua con người, cua cong dong trước một thé giới tự nhiên và xã hội đây bí ấn.

4 Toàn bộ hệ thống tín ngưỡng về các * phi ` của người Thái ở Quy

Châu chính là sự phản ánh những mong ước của con người, của cộng đồng về những điều tốt lành trong cuộc sống Tuy có tin tưởng vào những thần tượng xa xôi để cầu mong sự phù hộ, chở che, nhưng nhìn chung những quan niệm đó phần nào đã thể hiện rõ nét tính truyền thống trong sinh hoạt văn hóa, đạo đức và tâm linh Do vậy, cũng có thể nói, những quan điểm trong tín ngưỡng các “ phi ” của người Thái ở Quy Chau đã phan ánh được những nguyện vọng “chính dang” mà cha ông ho đã sự lựa chon theo phong tục và đã tuân thủ hàng nghìn đời nay để làm nên một giá trị trường tồn cho vùng văn hóa Quỳ Châu.

5 Trong xã hội “tién công nghiệp” tín ngưỡng các “ phi ” của người

Thái ở Quy Châu là chỗ dựa tinh thần góp phan bù đáp và làm can bang về nhận thức, tâm lý, tình cảm cho con người Chính vì vậy, nó luôn được người Thái ghi nhận ở mức độ riêng, rất thành kính và thiêng liêng, nhưng cũng lại rất thiết thực trong cảm nghiệm Có lẽ vì thế mà, trước đây, Thực dân Pháp mặc dù đã bỏ rất nhiều công sức như xây dựng nhà thờ, lập xứ đạo ở Châu Tiến (Quỳ Châu), Phú Phương (mường Hin - Quế Phong), nhưng đạo Công giáo vân không thâm nhập được vào tâm thức dân gian Thái.

6 Là lĩnh vực chịu nhiều sự tác động của quá trình tiếp biến văn hóa, của sự đổi thay ngày càng nhanh chóng về cả lối sống, về niềm tin trong xã hội hiện nay, tín ngưỡng các “ phi ” của người Thái Quy Châu cũng luôn phải có sự đổi thay cho phù hợp với không gian của xã hội mới Và trên thực tế, tín ngưỡng các `` phi ` cua người Thái Quy Chau đã có sự bien the về niềm tin và các thực hành tín ngưỡng cũng có sự thay đổi theo nhiều chiều kích khác nhau Theo chúng tôi, sự thay đôi đó đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra một cách liên tục, mạnh mẻ Tuy nhiên đích cuối cùng mà các

102 sinh hoạt văn hóa nói chung va tín ngưỡng về các * phi ” nói riêng hướng tới là phát triển theo đúng quỹ đạo của đường lối đối mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

7 Vì vậy, sẽ là một “tai san” vô giá, nếu chúng ta biết đánh giá đúng mức và khai thác hợp lý những giá trị tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của tôn giáo tín ngưỡng truyền thống Thái Đây chính là mục tiêu và cũng chính là động lực để phát huy nội lực văn hóa Thái vào việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

TAI LIEU THAM KHAO

Vi Văn An (1995), “Vai nét về cơ cấu tổ chức xã hội và chế độ sở hữu đất đai

của người Thái vùng đường 7 tỉnh Nghệ An”, Dan toc học, (2), tr 17-25.

4 Vi Văn An (1996), “Hôn nhân và tục lệ cưới xin của người Thái ở miền núi Nghệ An”, Văn hóa dan gian, (2), tr 61-68.

Vi Văn An (1998), “Về quá trình hình thành các tổ chức mường của

người Thái ở miền Tây Nghệ An”, Nghiên cứu lịch sử, (2), tr 50-55.

6 Vi Văn An (1999), Thiết chế ban mường của người Thái ở Miền Tây

Nghệ An, Luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, Viện Dân tộc học, Hà Nội.

7 Artha Nantachukra (1998), Các giá trị văn hóa vật chất của người Thái ở miền núi Nghệ An, Luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, Trường Đại học

Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

8 Ban nghiên cứu lịch sử và địa lý Nghệ Tĩnh (1984), Lịch sứ Nghệ Tĩnh tập 1, Nxb Nghệ Tinh, Vinh.

9 Ban chấp hành Dang bộ huyện Quy Châu (1996), Lich sứ Dang bộ huyện

Quy Chau, sơ thao tap 1, Nxb Nghệ An, Vinh.

Ban hành chính Nghệ An (1968), Dự thảo đúc kết tình hình đặc điểm về

dan tộc Thái ở miền núi Nghệ An từ năm 1960 đến năm 1968, Nghệ Tinh.

11 Hoang Cam (2000) Mo dam ma cua người Thái ở Mường Tác (Huyện

Phù Yén-Son La), Luận văn Thạc si khoa học lịch sử, Trường Dai họcKhoa học xa hội và Nhân văn, Hà Noi.

Phan Huy Chú (1960), Lich triéu hién chương loại chí, Nxb Sử học, Hà Nội.

Chương Trình Thái học (1998), Văn hod và lịch sứ của người Thái Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

Bế Viết Dang (1987), “T6 chức bản mường cổ truyền của người Thái ở mường Thanh - Điện Biên Phu”, Nghiên cứu lịch sứ, (1&2), tr 43-53.

Tạ Đức (1999), Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn, Hội dân tộc học Việt Nam, Hà Nội.

George Condominas (1997), Không gian xã hội vàng Đông Nam A, Nxb

Ninh Viết Giao, Thái Kim Đỉnh, Trân Hữu Thung (1994), Kho ràng truyện kể dân gian xứ Nghệ - tập 4, Nxb Nghệ An, Vinh.

Lê Sỹ Giáo (1988), “Về bản chất và ý nghĩa của tên gọi Thái Đen, Thái Trang ở Việt Nam”, Dân tóc hoc, (3), tr 77-80.

Lê Sỹ Giáo (1991), “Đặc điểm phân bố các tộc người ở miền núi Thanh

Hóa”, Dân tộc học, (2), tr 37-43.

Lê Sỹ Giáo “Lần tìm cội nguồn lịch sử của người Thái Thanh hóa”, Dán tộc học, (2), tr 13-16.

Lê Sỹ Giáo (2000), “Sự phân loại các nhóm Thái ở các tính Thanh hóa và Nghệ An”, Dan tộc học, (1), tr 22-25.

Quốc sử quán triều Nguyễn (1990), Đại Nam nhất thống chí - tập 2,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Diệp Dinh Hoa (1975), Báo cáo khai quát khảo cổ học vùng đường 7 miền núi Tay Nghệ Tĩnh, Hà Nội.

Vũ Thị Hoa (1997), Lẻ hội câu mùa của người Thái Tây Bắc Việt nam,

Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

Nguyên Doãn Hương, La Quán Mién (1997), Hang Bua - Danh thắng và lẻ hoi, Nxb Nghệ An, Vinh.

Jean Cuisinier (1995), Người Mường - địa lý nhân văn và vad hột học, Nxb Lao động, Hà Nội.

Dinh Gia Khánh (1993), Văn hod dan gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá đóng Nam A, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Louppe Albert (1934), Người Mường ở cửa Rao, Nhà in Viễn Đông, Hà Nội.

Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược giới thiệu các dân tộc nhóm Tay Nung Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Nguyễn Dinh Lộc (1993), Các dan tộc thiểu số ở Nghệ An, Nxb Nghệ

Bùi Dương Lich (1993), Nghệ An ký (quyển 1&2), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Hoàng Lương (1997), “Một số suy nghĩ về quá trình tộc người của các nhóm Thái Việt Nam”, Dân tộc học, (3), tr 49-53.

Hoàng Lương (2000), “Bàn về một số khái niệm mang tính tôn giáo của người Thái Mường Tấc (Phù Yên-Sơn La)”, Nghiên cứu tôn giáo, (2), tr 61-67.

Trinh Đình Niên, Vi An (1994), “Góp phần tìm hiểu về tín ngưỡng và lễ tục dan gian của đồng bào Thái ở miền núi Nghệ An”, Văn hóa dân gian, (2), tr 27-31.

Nguyên Mạnh (1980), “Viéc thờ cúng tổ tiên, thờ cúng chúa đất của người Thái Quy Chau Nghệ Tĩnh xưa", Thong báo Dan tóc học, Hà Nội.

La Quán Mién (1997), Phong tuc tập quán các dan tộc thiếu số ở Nghệ

An, Nxb Nghe An, Vinh.

Phya Anumam Rajadhon (1998), Văn hóa dan gian Thai Lan, Nxb Van hóa, Ha Nội.

Tran Từ (1996), Newoi Mường ở Hoà Bình, Hội khoa học lịch sử Việt

Phan Chí Thành (1979), “Một hình thức tông tộc của người Thái ở Quỳ Chau Nghệ Tĩnh”, Dan toc học, (4), tr 46-52.

Lê Ngọc Thang, Lam Bá Nam (1990), Ban sắc văn hoá các dan toc Viet

Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

Cầm Trọng (1977), “Quan hệ dòng họ trong các bản ở vùng Tây Bác”,

Cam Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bac Việt nam, Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội.

Câm Trọng (1987), Mấy vấn đề cơ bản về lịch sứ kinh tế - xã hội cổ đại người Thái Tây Bắc Việt Nam Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

Cầm Trọng (1994), “Dân tộc học về người Thái làm được gì và cần tiếp tục như thế nào”, Dán tộc học, (1), tr 39-43.

Cam Trọng, Phan Hữu Dat (1995), Văn hóa Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Ha Nội.

Cam Trọng (1998), “Văn hóa Thái - các đặc trưng chủ yếu và vấn đề bao vệ và phát huy ở thời đại ngày nay”, Văn hóa và lịch sử người Thái ở

Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, tr 385-392. Đặng Nghiêm Vạn (1974), “Bước đầu tìm hiểu lịch sử phân bố dân cư ở miền núi Nghệ An”, Dán toc học, ( 2), tr 20-32. Đặng Nghiêm Van, Cam Trọng, Kha Văn Tiến, Tong kim An (1977), Tư liệu về lịch sứ và xã hội dân tộc Thai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Dang Nghiêm Van (1981), "Chiếc cột mường báu vật quyền uy của chúa dat Thai”, Khao có học (3), tr 71-77.

50, Dang Nghiêm Van (1983), “Xung quanh Van dé nghiên cứu các dan tộc

60. ở miên núi Việt Nam”, Dan tộc hoc, (1), tr.17-22. Đặng Nghiêm Vạn, Hà Trọng Sinh, Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Hữu

Thức, Ha Sum, Dang Văn Tu, Nguyên Dan, Kha Tiến, Lò Cao Nhum

(1988), Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của người Thái Mai Châu, Sở văn hóa thông tin Hà Sơn Bình.

Viện khoa hoc xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sứ ký toàn thư - tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Viện Dân tộc học (1978), Các dan tộc it người ở Việt Nam (các tinh phía Bac), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Viện Dân tộc học (1975), Về vấn đề xác định thành phân các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Mai Thanh Sơn (1992), “Tap quán chăn nuôi va sử dụng trâu của người

Thái ở Miền Tây Nghệ An”, Dân tộc học, (1), tr 57-62.

Thanh Sơn (1995), “Lễ hội đền chín gian của người Thái ở miền Tây

Nghệ An”, Văn hóa dân gian, (4), tr 65-68.

A Tocarev (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển

của chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Lô Khánh Xuyên, Sầm Nga Di (1993), Tuc ngữ - ca dao - dân ca dân tộc Thái nghệ An, Nxb Nghệ An, Vinh.

Robert (1941), Nhận xét về người Tày Đèng ở Lang Chánh (Thanh Hóa - Trung Kỳ), Nhà in Viên Đông, Hà Nội

Thaiwat Nilkhet (1998), The values of the belief in phù poota for theIsarn catholics, Assumption University of Thailand. sm

| holo YN DW Bw bp Se m= — Ww NY = ©

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CAP TU LIEU

HO VA TEN [ TUỔI ĐỊA CHỈ GHI CHÚ

Lang Gây, xã Nghia Lac, huyén Nghia Dan Mo môn LANG VANO 86 | Ban Piéng Ke, xa Dong Minh, huyén Quy Chau

TRAN VAN TUAN 49 | Thi trấn Quy Châu, huyện Quy Chau Cán bộ

_ LANG VĂN TUẤN 83 | Ban Ang, xã Thong Thu, huyén Qué Phong "

| WONG VANTUYEN ' 72 Bản Ti, xã Đồng Minh huyện Quy Chau | Mo mot

LUONG GIA TON 67 | Na Ca, xã Đồng Minh, huyện Quy Châu

LỮ VĂN TIẾN 83 | Bản Dom, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu Mo môn

| MAC VĂN THẦU 77 | Ban Co Noong, xã Mường Noọc, huyện Qué Phong |

| LÔ KHANH XUYÊN 74 | Ban Dốn thi tran Qué Phong huyện Qué Phong

LÔ VĂN SÌNH | 70 | Lang Mon xa a Nghĩa Lac, c, huyện Nghĩa Đàn | Mo mon |

PHAN PHU LUC

BAN ĐỒ

BẢN ĐỒ HANH CHÍNH HUYỆN QUY CHAU CŨ

PHÀNH KEO THANH HÓA

MÔ HÌNH VŨ TRỤ BA TANG VA HỆ THONG CÁC “ PHI” CUA NGƯỜI THÁI QUY CHAU

A: Mướng Pha B Mirong Liim ce: Mướng Boọc dai

Bàn thờ phi một

Bàn thờ phi môn

Mo môn bắt đâu đi cúng

Các học trò cúng Pd Khu lúc chết

Lễ cỏng quái (lễ đánh dấu trâu)

Thay mo cúng báo cho thân bản, thân mường trước khi làm lễ xẳng khan

Mi pha phai mi phon Mi cổn phai mí việc

Thẻn pục mây lống mướng la mướng lùm tò nịu mè tỉn

Thẻn pổng hin pổng xái lống mướng din mí hin câu con

Con pach con nam ho cỏ pach cỏ xôm poi Long má choi ke dé choi thống:

- Tơ lang chon chược quái cú ke cú xac

- Pai chán chon chược chang cú ke cú xac

- Quà ban nang hua đẩy cú ke cú xac

- Luc pay nang hua long cú ke cú xạc

- Téo xoc huồm táng phi cú ke cú xac - Vi hua kém phi héo cú ke cú xạc

- Chăm chèo váy hém cứn cú ke cú xac - Ký khâu ngườn lửa cú ke cú xạc

- Ký pa ngườn nac cú ke cú xac

- Tơ lang chón phai dam lắm phai đòn cú ke cú xạc

- Chón tơ làng mẹ Mán cú ke cú xạc - Chón tơ chán mẹ mai cú ke cú xạc - Vai háng mủ cú ke cú xạc

- Vai nhú quạt cú ke cú xạc

Xac xờ nắm phóng nhờ ho lay

Xạc xờ nặm lấy heo hơ làng

Nam cong canh that hà mứa hong

Xac xờ nặm nóng huổng căm cam vắng noc pha Khú huéng boc ho cú lầu

Khú thâu bọc ho cú thống xì thống

Om! nam muộc khâu cò hay hung na

Nam muộc khâu cò ná huống conXOm poi noi xôm poi nam chứa

Chứa mứng tốc xờ hin xủm xâu

Cu ngân đây cau nhọt má hom

Thom thom tay mướng piếng mà xạc hua kẻm câu

Tốc tỉn mứa tà tơ tà xảo cảng Tà nửa ta xảo la

Cu chap con hin pen pườn man xac hua Cú hun hua hứa pườn mặn xac câu

Xam dot nam khâu muộc cú má xuồi ta

Xam dot nam ngá cắm cú má xuồi na

Xuôi xó na hơ hảo

Pao xó kính x6 dang ho kiêng

Nhang nhằng lua mắn pét xảo lay

Nhang nhang lua man cay xao ta

Bun cú hun nhống nhống nha lống cho dat Hưn nừng bưởn xíp ha tóng chộc

Hưn nừng bưởn xíp hốc tóng làng

Khang khàng bủn cú quẻn

Tơ phứn phá pườn và cú hởn Pườn vay cú nừng cốp

Phủ cú nừng phủ pò châu

Phâu cú nừng phâu phốm Ôm xôm tít! Ôm tít tẳng!

Om cú sấn, cú vang, ôm khớt!

Gội đầu rửa xui Có trời phải có mưa

Có người phải có việc

Trời ban cây cỏ xuống mường Lim bang ngón chân

Then ban đá cát xuống mường Piếng có chín hon

Hòn giống cây gai cong Cây giống cây bồ kết

Xuống để mở nới ra tống xui Dưới gầm sàn chui phai chạc trâu ta rửa ta tống Trên nhà chui phai chạc voi ta rửa ta tống

Vào tròng làng ngồi đầu cầu thang ta rửa ta tống Đi chơi ngồi luống (cối) ta rửa ta tống Đi đường trùng phải đường ma ta rửa ta tống Chải đầu trong đám tang ta rửa ta tống

An chéo" thưa để thâu đêm ta rửa ta tống

An phải cơm thừa ta rửa ta tống Ăn cá phải con rau lá để thừa ta rửa ta tống

Chui dưới sào phơi sợi đen trắng ta rửa ta tống

Chui dưới gầm sàn nhà đàn bà chửa ta rửa ta tống Chui dưới sạp nhà bà góa chồng ta rửa ta tống

Bước qua máng lợn ta rửa ta tống

Bước qua chổi quét ta rửa ta tống

Ta tống xuống nước phóng to cho chảy

Ta rửa vào giữa dòng nước xanh để xúi trôi Nước dồn xuôi đến chân trời góc biển

Thầy lớn dạy ta đọc Thây Da truyền ta tống ta cứ tống

A này! nước ngâm gạo bông đẹp ở ray Nước ngâm gạo ở ruộng hạt nặng to

Bo kết này gai nhọn chi chit Cây mi mọc từ đá lèn

Tao túm lấy chín đọt về xông

Tấp nập người mường Bằng đến gội đầu

Bến dưới bến các cô hai

* 2 s xe + ` h ae PY soon PT xã

Mot loại thức an chế biến từ bột gạo nếp rất được người Thái ưa thích.

Bên trên bên các út

Ta đạp lên tang đá to bang rửa tóc Ta bước lên mũi thuyền ta gội đầu

Ba giọt nước ngâm gạo tao rửa cái mắt

Ta lấy ba giọt nước ngà ta rửa mặt

Rửa mặt ta cho trắng

Bào con người cho trơn

Trơn như tra mở vịt Tron tựa như lau mo ga

Uy ta lên vin vụt

Lên như trăng ngày rằm

Rực rỡ như trăng mười sáu chiếu vào sân

Mệnh ta vươn trội han

Dưới gầm trời ta hơn người Họ vay ta tựa con ếch

Họ quy nộp ta tựa con nhái

Họ bò trước mặt ta tựa con rắn

Họ diu ta tựa như diu ông chủ

Họ ngồi gác ta như gác tiên (phốm xạt) Ôm ta gắn Ôm ta dính như nhựa Ôm ta, ta nắm, ta túm!

(Bài cúng này phần tiếng Thái do bà mo một Vi Thị Nhương ở ban Piéng Chào, Châu Kim, Qué Phong cung cấp Phan tiếng Việt do ông Lô Khánh Xuyên ở bản Dốn, mường Noọc, Quế Phong lược dịch).

Bắc mứa cạc náng cắm tàn nặng hỏ hinh Linh mẹ châu pén mế tàn nặng cán cắm Phổm dam xu nửa hua cắm man

Cac mè châu pén mế chang dan cam búa

Tôn phác cat hao sở

Náng chớ mẹ hỏ tôn

Mẹ cào hộn cốn mừn lống mết

Chet mẹ bổn long cú hua na

Cau họ phá lống đù hủa cốn

Tôn pó cạt hảo xở

Náng nhớ mẹ hỏ hiên Mẹ tàn đây nằng kiệu pó còn pá quái

Pac tăng day noc séo hang én

Oi hèn he tốc ta chớ lánh

Nang xén vén du đền pha tăng

Tam huc pay than man chó pan chong choi mói mai

On dù ban tốc tà nỏng bua

Náng chủa ngấn chủa cắm tốc ta nỏng ương

Mẹ tàn sang phượng phạ pế òn náng nuốn

Bac mứa tôn phắc cat hảo sở

Nang nhớ ning xtra xet

Tàn day ning xửa pet chan mi pet cuống lá Ta mắn nừng tả ôn Ói tôn ô ngám pốn pó còn tấng lải

Bắc mứa tôn pó cạt hảo sở

Náng nhớ nùng đai lẹp

Me ep đây tè nói mí pet pan phủa

Là nghén đây xén phủa nón sang

Nun cò tang pó hói bò đủ cốn quám

Bác mứa náng đi nùngxửa đón Òn la lực pò Thẻn Bắc

Nang ắc tang nang En lực xảo Thẻn Com

Oi nhì nhộm luc po Thẻn Din

Nang In cắm lực xảo Thẻn Thâu Òn chàng câu lực pò Thẻn Khúm

Cun to on nang lắm Cun cảng òn Cam Kinh

Me tan day ning xin lin xoi tứ coi bọc bẻ Nang Then Thẻ na huồng

On chau pac chuống cắm

On cau pan cho lạc cắm lưởng

Nang pướng ngấn pướng cam luc xảo po pha Lực la tan sai cắm

Nang am tang nang ay Ning xin vay pan xam Nộc noi nộc xin dang Tang noi tang dat cắm Nang phổn dam lực xảo phía ho

Mẹ tàn đây nùng xin kính cọ lực pò phía láo

Bắc mứa òn câu kiêng pắc kình bở mén

Nang xén quám dù hướn chong kè

Mẹ bè ba tà phạ nhắng lảy

Mẹ lảy la tà thẻn nhắng ọc

Mẹ thọc ho cắm hải nhắng khòi mếnh kính

Bắc mứa pá cắm tăng tếnh hủa chà lược

Xa pược châu pén mế mèm òn nang chiéng

Pá châu pén mé mèn òn náng doi

Xa thì cu bọc líu

Tỉu cắm lực khưởi phạ

Chọm hiềng ma pế lực khưởi đỏi

Lực khưởi doi mẹ mung yếu lam

Pit pam hau xốn kiêu nắm mè nái kính

Tôn pó cat dang đi

Phác chi lá bọc lẻm kém ban

Con câu pan náng nọi mía tàn sải cắmTành lắm pó dạm lúng dảm tả đẻo tò cắm may

Xón lay him dam anh tang mế đẻo tò cắn mỏng

Xỏng òn lục tay din cuống dang Xỏng nang lục dang phí cuống cong

Dong khường hun hướn pha tay din lốn táng

Bác cốn đây con lạn nừm pó pén

Nang kẻn đây xén cốn pó chợ

Pò xờ hơ tò ní lống lùm tứ ngái

Mita ha phá cắm tăng ténh hua cho lồng

Thén chong bương mướng pha tan nang pha huổng

Pha buong phu sa pa Nha châu ơi nha nang

Khay thăm ho luống má

Khảy phả hơ luống cắm tương ọc

Thọc xó con nọc phá luống lặng lống piếng

Luống ký khâu á khâu má liến

Luống ký pién 4 pién má òi

Cửa luống cửa tỳ tin pha

Cửa lá cửa tỳ tỉn thăm Cửa cò căm kắm cọng luống nón Mò pắt cắm sảo thẻn má hoi

Mo pat cắm xảo nòm má vẻn Mo pat chum chang hat có luống Chưởng cắm má hat có xa pa

Xa pa ơi luống cắm Nha vin xủng chó cắm mo lam

Nha vin xủng chó cắm mỏ lẻo

Vin pap péo piéng câu Vin piéng hua nang mướng dù thâu Vin piéng câu pi chau nang tao dụ tiếng ngám long

Nhà chau ơi nhà nang

Dú hướn nhà dú lạ Du ban nhá du dai

Pac phot ho luống nón

Xỏn phot ho luống cắm tương xày

Vay vang hơ xa pà hướng nón

Thốc thới ho cai mướng hấu da Bắc mứa xạ thì xu hỏn chở

Cho din hao quan chang

Cho quang hao quam pai

Bac ho hau mứa cắng ha chang

Chang ki kho hau pau cho nay

Chang ki cay pau cói xiéng cong

Day pau cong mua tot tin pha

Chang kí nha cắng cá lay oc

Pít pái má khụp tỉn á châu

Chạng tương hâu khụp hầu á quản

Nai quán hum lang pat phầu Nai chang hum lắng chang pau mún

Mun mó tốc xong phac Nhưa mạc tốc xỏng pai

Hỏ sắp hơ pái hản má ban

Hỏ han hơ chạng thớc nhờ má hống Má cang tủ cằng con sắc xai

Má cằng hơ tăng tai hảng én lắm liến Khay huồng huồng 4 chang

Quạt huồng quang lướng quèn péng pai Xao hám quạt huồng huổng á chang

Bào thào pọc oi lắm nói lồng làng cửa pái Pít pái má nhằm hống kí nha

Chàng tương hâu nhằm hống kí nha Chàng tương hâu nhằm pen kí nhọt kiếng cắm Chon cắm pac xờ hua kém câu

Chau lướng ai po tạo má luge pai cam

Chon chang 4 tò tố pược

Lược chang 4 tò tổ nghámTổ bò đi hấu xà ngám ban

Tổ lo xâu kém hai hấu xà ngám mướng

Cháng ngá hí tánh pày nhá á Cháng ngá bày tánh quản nhá á

A tò cháng ngá tục ngá tuốn uốn sọc

A tò chạng nga keo bọc máy châu nhì uốn táng

Luc châu đây chang bò nhang pay mí hả

Mita hả thăm pha luổng nửa tà

Mứa hả thăm pa nhà nửa nửa mướng

Phả luồng mí sửa khú nặng phâu

Sửa dụ phau cảng kem man nop pá ngái

Khay thăm ho ha má

Hà cắm tên lống pú xà xà

Má tương mí xì kịp lái lưởng

Sửa téo mướng xửa lái Chăm lọt

Môn pú má sà sà

Môn pù má nhì nhống

Hua hả phổng pet nha

Bọc ho nọng an la hướn noc má pit

Pườr man xan xong má xờ xốp xtra Lục má tỷ ngạt lếch ngạ tóng sờ kem

Xa lèm hơ tương châu bả tạo tứ chỏn

Tỷ téng soi si nhắc kẻm cành

Soi rhong nhành kém tin

Nhá hơ x6 nhằm din nhắm xái bò nga

Nhá hơ nhăm nha piếng pet bò hống Tố lơ di hấu sò kênh soi

Tố lơ hao, 16 noi hấu xờ kénh cắm

Téo áng sơ mấy xăng cạt mạt

Pha tiêu ta pho cho lo văn Sản! phí pac xờ hua htm hướng lãi han Má hun cop tạo châu

Hau ban cop cải mướng.

Hịch (gọi) các Nang có uy binh Hich tới các nàng ngồi giữa bàn thờ mo

Lính mẹ chủ đức mẹ ngồi cáng vàng Tóc đen chứa trên đầu phép thiêng

Các chủ đức mẹ hay thả bùa

Cây cải mọc cuống trắng

Nàng (Nhơ) mẹ tướng cội

Mẹ nói ra hàng chục nghìn người xuống hết

Bay bà mường Bốn xuống đủ mặt

Chín họ trời xuống đủ từng người Cây cải mọc cuống tráng

Nàng (Nho) me bàn thờ treo Bà thường lên ngồi kiệu theo mâm lễ trâu Đánh nhựa được con chim chèo bẻo đuôi én Nàng Hèn He (dang hồ) đi bến giữa đêm khuya Nàng Xẻn vén (dong danh) ở ranh giới chân trời

Dệt vải chưa được một vòng trục cuốn đã vội xem nơi đánh dấu

A ở bản hay xuống tắm ao sen

Nàng chúa vàng, chúa bạc thường tắm bến cầu vồng

Nàng ngồi ở nửa vòm trời chuyên hóa mầm mống bướm

Hịch tới cây cải mọc cuống trắng

Nàng (Nhớ) mặc áo hồng

Ngài mặc áo tám lớp là tám tấm thổ cẩm

Mat huyền như mắt con (On)

Chỉ làm cội gốc đi trước mọi người

Hịch tới cây cải mọc cuống trắng

Nàng (Nhớ) mặc áo lụa mỏngBà rèn được từ nhỏ nên có tám ngàn chồngMỗi ngày có mười vạn ông chồng ngủ kề bênTiêm trầu hàng trăm miếng chia không đủ

Hich tới nàng dep mặc áo trắng Chị là con gái út của Then Bắc

Nàng Ác và ngàng Èn con gái của Then Kôm

Chị (Nhị Nhôm) con ông Then đất

Nàng Ín vàng con gái ông Then già

Chị khéo búi tóc là con ngài Then Khúm Vùng duới cô nàng người tròn đẹp

Vùng giữa cô nàng như vòng tay bạc

Bà ngồi mặc váy trên, đeo nhẫn hoa

Nàng the thé ở góc sân

Nàng chủ gài thỏi vàng ở búi tóc Nàng búi tóc vuông rực ánh kim vàng

Nàng có cặp váy vàng, váy bạc con cháu ông trời

Con út ngài đeo dây vàng

Nàng Am và nàng Ay

Mặc váy may ba lớp

Chim nhỏ chim không múi Ghế nhỏ ghế kham vàng

Nàng tóc đen con ngài phía người Hán

Me ngái mặc váy den là con của phìa Lao

Hịch về nàng búi tóc trên gài thỏi gắn hoa lá Nàng lắm lời ở nhà làm oai

Bà vùng vẫy bến trời nước chảy

Bà trôi dưới bến Then đến phải ra

Mẹ nói ra lời bực tức để người khỏi đẻ ra mình

Hich tới bà vàng ngôi trên dâu uy nghỉ Rực rỡ bà chủ thành đức mẹ làm ra kiêng kị

Bà ngồn chủ đức mẹ hóa thành những đám tang

Chuối dây rang hoa quýt

Hiệp si rẻ ong trời Mới lớn lên làm chủ đám tang

Ré đám tang mẹ vợ rất thương

Yêu nên vat lon với me vợ

Cây cải mọc đang xanh tốt

Rau thì là hoa nhọn hoat ở bên làng

Búi tóc vuông nàng là vợ ông dây vàng

Tháng bộ vào đi thăm bên ngoài đeo chỉ vàng đen

Don nhau đi thăm anh thăm mẹ chịu đeo vàng xám

Hai cô dậy thắp đèn nhóm bếp

Hai nàng dậy đốt lúa trong ống bương

Tháng bộ lên trời thắp đóm đi đường

Hịch người được muôn người du sức

Nàng gọi được muôn vạn đủ để sai

Cha cho từng này xuống mướng Lùm hành lễ Về cùng bà vàng ở trên đầu chém chệ

Then Chăng trên mường trời ngài lên cao ngót

Nhấp nháy thần sao băng”

Bà cố chủ ơi bà náng

Mở cổng hang cho Sao băng vượt

Mở lèn cho Sao băng vút

Tháo đi chốt ngoài trời để sao băng tuôn xuống đất bằng

Sao băng ăn cơm đưa cơm đến liền

Sao băng ăn tấm đưa tấm đến nhử

Cho Sao băng ăn ở chỗ chân lèn Cho Sao băng ăn ở chỗ cửa hang

Cho Sao băng ăn nơi ngõ hẻm hắn thường nằm

Hai cườm vàng con gái nhà Then đeo cho nó

Chuối hạt cườm đeo cho cổ sao băng Chuối hạt cườm cổ cho ngọn lửa phóng đẹp

Tia lửa trời bay, con sao ơi Đừng bay cao để mo phải ngắm

* Buổi tối ở vùng núi thường thấy có những đốm lửa phóng từ trên trời xuống các ngọn lèn đá cao và kèm theo tiếng nổ, người ta gọi đó là Sa pa hoac còn gọi là Lướng cắm (nếu ngọn lửa được phóng di xa mà không có tiếng nổi).

133 Đừng bay thấp để mo phải nhìn

Bay ngang đầu mo chủ mới sống lâu Bay ngay tóc mo chủ mới bình an sống đẹp Bà cô ơi bà náng Ở nhà sao ở không Ở làng sao nhàn rỗi

Be lá cho sao bang nằm

Bẻ cuống lót ổ cho sao băng để trứng đẹp

Dọn chuồng cho sao băng của mo ngủ

Thôi vậy nhé mo hịch nhóm khác

Hịch về giỏ dây đựng trái tìm Tim hiền cho quan voi

Tim rộng cho quan tượng

Ta mang lưới sắt vào đồi cỏ săng Voi ăn gần ta thổi tù và cho voi đến Voi ăn xa ta thổi còi để voi nghe

Ta thổi vang xa đến chân lèn đá

Voi ăn cỏ trên đồi voi phải ra

Voi đến quỳ chân đón lấy chủ

Quan voi lên lưng voi để quét tan Quan voi lên lưng voi để quét bụi

Bụi bặm rơi hai bên

Bả trầu rơi hai phía Lưới sắt thúc voi về bản Lưới sắt thúc voi về nhà Đến tận cổng tận cửa liền nhau Đến tận hàng rào nứa vót hình đuôi én Mo sân rộng đón voi

Quét sân to mo đặt voi đứng

Gai trẻ quét sân chô dựng voi

Trai trẻ bóc mía xuống dưới sàn cho voi dùngVoi lừa đến bên nhà ăn co

Voi mo đến dẫm lên bàn ăn đọt dứa vàng

Thỏi vàng gài lên búi tóc trên đầu Chủ mo đến đến chọn lấy voi

Chọn lấy con nào mượt

Chọn lấy con nào tốt

Con nào xấu ta để giữ bản

Con nào xấu ta để bên mường

Voi ngà hoat hai dân đừng lấy

Voi ngà chéo hại mo chớ lấy Chỉ lấy voi ngà mập khéo dẫn đi đường

Chỉ lấy voi ngà trong trắng đưa đàn dẫn lối

Con nhà chủ được voi rồi mà chưa thỏa Ta hay đi vào hang ngọn suối bến nhà

Ta đi vào hang Sa pa đầu mướng

Lèn cao có con hổ tướng đầu đàn Hồ thường ở nơi ngõ hẻm giữ mâm lễ Mở hang cho hổ đến

Hổ ta nhảy xuống núi xào xạc

Ngựa mo có bốn móng vàng

Hổ đi qua mường là hổ vện đầu tròn

Hổ ta chui qua rừng núi lao xao Hổ ta lao theo bụi rắc rắc Đầu chân dính cỏ mây

Sai cho em út con nhà làng đến nhặt

Người ta thường đan giỏ vào mỏm chó

Ta chớ đan giỏ bịt mõm hổ

Ta về rèn sắt chốt cương Nhùng nhằng mo nám lấy ngọn dây buộc

Rèn cả tấm rộng ráp lấy chân

Tấm mỏng bịt móng chân Đừng để dam trên dat trên cát mà nó hết hung

Dâm trên đất trên cát rồi nó bất nghịch

Con nào đẹp ta treo chuông day

Con nào khóc hung ta treo chuông vàng Đi đường thất đai tơ và đệm lót kiệu rực như mặt trời Ánh lửa gài vào tóc rực rỡ lung linh

Dé rồi đến nhập vào chủ

Vào bản đến báo với cai mường (mo).

(Bai cúng này phan tiếng Thái do bà mo một Vi Thị Nhương ở ban Piéng Chào,

Châu Kim, Quế Phong cung cấp Phan tiếng Việt do ông Lô Khánh Xuyên ở ban Dốn, mường Noọc, Quế Phong hiệu đính và lược dịch).

Mi pa bò đây man pa phớ lan

Mi ban bò đây man bản pớ hoi Bò đây mạn thoi cắm mướng phở cào

Bò đây mạn chường xấc chường xửa pó khạch Hong Thẻn Ná

Hóng ha ơi én bương mướng pha man lèn xẻo cốn

Phit phén mứa hướn bổn huồm mình van cau

Xon lày hâu mướng phá huồm mình vẫn lống

Mỏ mướng khiém 4 khâu Mỏ thâu khiém á ngái

Hò khâu ai mỏ nói mí mè cày lải Hò ngải ai mỏ mướng mí ượt cửa tấng băm

Mo mướng xe xẻo tang nhạp nhạp

Mang đạp hàng tà táo hấu lằng mứa pủ Hưn mứa hướn tằm xủng múng pha

Hướn hau họng hướn phá tàn man x6 quái

Bò mí ngái mỏ mướng nhá hau

Bò mí khâu, phuon chín hấu có nha mứa

Hưn mứa hủa mướng cài

Hun mứa lài lống inh

Hun mứa lồng huổng xẻ lực chang

Lồng quang xẻ lực cốn

Hun mứa pu liệt lía Hau day vai pu lứa cải khệt pu vai

Xáo pú vai táng thẻn chồ mồng

Lực chau hun lang chang hấu ơ hối pó

Hum mira cỏ khưởngcắm xì xén pan băng Hun mứa căm kém cam dén mướng

Hun mứa pu xủm xau

Pu tau phá tau mọc uổn tốm

Hứn mứa pú xủng mí mạc món kẻm le Lực châu xe pú phá cải khệt pú vải

Hưn mứa hảy ỏm lốm mứa pà Pù nhà lốm mứa phải

Cốn tải mứa chao nà tóng Á mèn cắm tè lạt phỉ hướn

Hưn mứa cỏ khưởng cắm xì xẻn pắn cạp

Chap phá đè đẻn din

Pt tấu phá tấu mọc uốn tốm

Hứn mứa pú xủng mí mạc món kẻm le Lực châu xe pt phá lống lài pú mon

Hưn mứa con phạ phốc mồng ban

Hun ha con hin lan hấu mồng moi mướng

Mỏ mướng dú lang pit lang pai hấu mồng mứa na

Mỏ thâu day dù căm lang má hấu mồng mói mu Mói mứa tơ hén phá héo het

Mói hun căm phai pún hén det ưởng tíu Mói mứa căm mướng lớ hén chanh

Mong ngoanh ham pai tá hén cừa con mướng Mói hén cừa léch tong cửa tong xi pap

Dap cài cư con pha hói mim pan xén

Chen chẻn cốn tang mướng má vây

Lai ai hau bò đây con phá lửa tao long da Lanh bò ngái cò thăm hấu léo

Má èn xeo tập vóng cai khệt con tong Hưn mứa táng cộp nừng hỏn hày

Tang vay nừng tả xáng Tang lực mọi lực hàn pườn téo Táng lực kéo lực láo pườn tau Á mèn câu tàng cộp xửa táng

Tang mứa căm dong khúa mỏ mướng nhá hau

Lực châu phai táng phá xẻo lồng táng mướng

Hửn mứa huôi nắm tốc xín xín

Néo lin tốc cho cho

Luc phi ho pau pau kí hò lánh ngái

Hun mứa lắm phải huồng vàng vá Hap mứa na lờ lắng

Chúng chắng ế nừng lớ bò đây Lực phi hay cằm mi po việc hap phải Tỳ á léo pò chái lốm bò đây mù hăm cắm

Mẹ nhính tải bò đây xin hói lái xon niêu

Pứa tải xiêu việc pớ đây tòi phửn lổ

Hửn mứa thiểng hày xảm chàm cá

Thiến ná xảm chàm cọ

Luc phi ho pau pau chong det nhón phén Hun mứa thién hay man cư chả

Thiéng ná man cu cuộc

Buộc nắm kiêng xi cành nhánh ngấu

Hun mứa lỏng phạt huồng xì xén pan băng

Lang pat tăng phằng phá hói pet pan pi

Va hua pho xiéng vac xiéng von nhắng lục pó hau

Minh cau hau có căm pat phá ẩm ờ ngay hua Hun mứa hờ ná hung xi xén pan tong

Ho na quang hoi pet lang lum

Hun mứa cang cá luốn nha pet Tôn met tăng táng phá x6n hồm xấu kén

Pí khăng na làm phá hấu mồng mói ná Pi ché tả mồng mướng mói ban

Tan câu hưn táng phả hấu mồng chánh thẻn

Mong hén pá căm tăng tếnh hua xí ngấu Pd Thẻn Thau tăng tếnh phá tàn nang cuống cảng Moi hé det tổng thư det hưởng

Det tong thưởng det hon phá det hon nhắng don cúp hồm xờ lang phá đẹt đảm đẹt đảnh dọn cúp pé khăng hồm

Cộp có đơ hủa pái kéo mạc

Táo ngoạc na táng phá ai lượt lá cải

Qua tổng thư ná phá hun xờ ná thưởng

Pí ché nà làm phá hẩu mồng mói ná

Bí ché tả mồng mướng mói ban

Tan câu hưn tồng phá ai mồng Thẻn Ná

Mồng hển châu phá nhờ lá lưởng

Thẻn Thưởng châu cuống cảng pén nhờ”

Thút ngấn cắm dù hẻn pển nao

Thén Thao nóng tànguyên nhân nặng cuống cảng”

Thẻn ký ná căm mướng Bổn là ngấu

Thẻn ký khâu mồng chớ nhánh chớ

Fu chắc châu làm phá hấu lục Fu chắc tủ chắc con mỏ mướng pó hau

Fu chắc tai cừa hấu kham luc mứa quý

"Nếu được gọi vía thuộc Thẻn Na nào thì gọi tên Thẻn Na đó (Thẻn Thao noong, Thẻn Thu ).

Nêu thuộc Thẻn Thao ai thì đọc là Then Thao ai nặng cuống nửa, thuộc Then ảo thi đọc là

Thẻn ảo căm bổn nửa pén nhờ

Vi hua tốc tong thưởng mứa hau Lực châu đây quèn chớ no cam lống khi

Mã ai lat hứa xù Mã ai lù mứa hả Mita tot tủ tot con Thẻn Thưởng xác xai Mứa tột hố tăng tai hỏng èn hắt ngá

Lánh bò ngái cò thắm hấu léo

Mã én xeo táng phá tộc oc cảng phan Tốc huồng huồng mỏ mướng xống dang

Tốc huồng quang hướn phả hấu hày xống pái

Pặc học lóm héo mừn xảm xẻn

Pac pén lống huông huổng nang phâu

Lot x6 châu lang chang tin nháng lống din Pha mạc đâypó hoi khăm lục mứa pan

Pan pú day xảm xẻn khăm lục mứa ton Tỉn mứa păm hống đẩy Thẻn Ná mẩy kèn

Nhằm pen tồng mứa hống

Pổng tỉn tốc hòng quan

Lực châu vai chốn đan cai nhừ mứa cuồng Bủn ai kha làm phạ cho pược nhắng mảy

May man đây quảng phán tổ pot

Hâu họt dao mừa ní pửa chuộp Thẻn Ná

Thẻn Ná bắc tả hển nhìn mứ chốm ton

Và xảm xíp mứ mỏ tào tỉn tâu ế lớ Câu xíp mu mứng tao tin má

Mi việc khâu ho làm pha xu lục má nai

Mi việc ngái ho xu lục má noi

Han hòi hau dam phá mí việc tang piếng lớ bo!

Khoi đây luc đây má

Nám lực khản xê hướn phá pò pản Lực khan hay hướn Thẻn Ná pá mướng ka lống pong ho

Long cượt Tạo mướng Lim tả vángLống cượt Tạo mướng Cảng tả vai

L.ống ế ai, ế nóng tốc sinh Hun Ví (Thắng)”

Pò mẹ xờ chứ má

Lung ta xờ chờ ho

To lùm pha x6 sinh tén hướn Hun Ví (Thang) châu c6n di mí chừ

Tan day dù thâu liéng luc lai pan

Day dù khâu liếng luc lai xam Ý khôn hat ton khâu múa ní bò bản

Hat tản khâu múa na bò may

Xăm xó khâu múa hày bò đi

Lắp má léo nhắng cào xay tâu Húng cháu léo nhắng cào nảo tống

Vang xó khâu lai mứa bò kin Váng xó đỉn lải nghến bò nhằm

Váng xó nắm váng quang bò ạp lói vá Nặp mứ nặp pế lải

No xai cáng pế lam pế lim

Cuéng hướn mí cuốn tanh Đây bành xưa phứn lẹp pó mí Nhượng má đây tò hỏ

Mỏ má đây tò châu

Bấu thuôn ho cổn xắm tái tò láng vẫn Láng van xiéng tộc pốc hia xưa phai Minh câu xiéng hái nhắng tao tin pay

Quay hẻn tốc cừa then dam anh

Tanh dong hun dam mé nhang pay mi lống

Mo mướng tốc cừa then xo vay

Xon lay hun dam pha mac chip mứa cháo

Xỏ po bổn đây keo manh kam pti chốm pac

Nếu người được làm vía là Lo Cam Phượng thì doc là “Long é ai, é nóng toc sinh Lo CamPhượng”, nếu là Hun Quang Noi thì đọc là “Long ế at, ế nóng tốc sinh Hun Quang Noi”,

14] Đây kéo manh kéo mạc chốm hổ Pd bon Thẻn Na cha cắm ngám má và

Mita còn han mứa dai

Cú cò hén láng van má hướn then pay tao tin tau

Cau minh hun tang ni pay tao tin long

Men khâu 16 váng mo hay má vang

Men pang lớ vay mo mướng cứ vay

Xon lay hau táng ní ton boc van long thoi bọ Đây van hia chớ 16 má bọc tạo châu Đây mình câu mốm léo má boc Then Na

Nhó mứ hưn mứa nửa pổn bà

Cha on châu po pha chang boc quám din

(Nghĩ uống rượu khoảng 15 - 20 phút)

Mỏ mướng phắng pac đây pó hói kí xén Pháng kén đây hối hởng léo noi

Han hòi hun táng pha nhá dù lở 1a

Pò bổn đây ký pủn ký pú khải nóng Đây ký mạnh cò tángmốm léo khải bào mỏ mướng

Tỳ lớ mỏ mướng tốc cuồng hướn dảm mế

Mỏ thâu hâu dảm mế dảm mè pá mướng

Ngai tả tốc cảng hướn xọc mình van câu Mỏ thâu hau dam mế xọc minh van lống Nhó mứ hun mứa nửa phổn ba

Chìa ởn châu pò phá cháng bọc mỏ mướng

Mỏ mướng hiệc hả cạc nang cắm man nang ho hinh

Linh mè phá xủ nặng cán cắm

Phom dam xù cắm man

Cac òn la náng nói man dan cắm bủa

Mạc dù tui po hói xu lục pó pan

Pú dù khăn pó xoi

Nun cò táng pó hói xủ lục mứa quýVi hua toc cảng hong mứa mèn

Pi châu đây quén chớ nở cam lóng khởi

Mứa hả mẹ tàn châu hủa học ba bảo Mẹ tàn châu hủa hảo ba bùm

Mẹ ní bò đây khà lực tâu mướng Lùm ký pảng Me ni bò đây kha lan tau mướng Piếng ký khau Cai ca á hấu lượt lá cải

Hâu mứa mẹ xuôn cảng tấng náng xuôm hòng

Me tàn châu pén mế chàng cong chở thẻn

Mẹ ní bò đây khà lực tâu mướng Lùm ký pảng

Bò đây kha lan tau mướng Piéng ký khau

Cải mè châu pén mế tăng lượt lá cải

Hâu mứa mè xuôm cảng tấng náng xuôm chờng

Me tàn châu pén mé chang còng chở Thẻn”

Mè ní đây khà lực tâu mướng Lùm ký pảng

Mè ni day pổng lan tau mướng Piếng ký khâu

Hâu ế ai tấng nóng ọc xình Hủn Ví Hau ha tau nắm cat xải tong

Xỏng nang chợ cằm nở tin pen Ơi èn chớ tỉn pen cằm nở

Nang cham mốc cham chở mẹ bổn tè chở nhắng noi

Oi on xoi hướn pha cổng cuồng pd miếng

xỏng ơi, ời xong nang

Cuống bổn pá mướng nón đắc hày nhắng từn

Pó ừn hơ xỏng nọng pó bọc á má

Phang nhin xỏng náng tan cắm di má và Mẹ vốn đây ký lâu hướn bổn nhắng cài

Mẹ cài lâu hảy hừa nhắng nón Tin nhằm nam khoi bò tam nhằm phục lớ nớ

Nhằm phục cổ phục hạt Nhằm xạt léo cổ xạt mỏng Nhằm chóng léo cổ tò chóng sau

` Bà chúa (hay mẹ Náng) đẻ ra người được làm vía

Xỏ xỏng nang hau mứa cuống cổn châu

Xóng ơi hau cốn mệ mè cuồng pa mướng

Con pa mướng ho lục

Púc cuồng bổn pá mướng ho tim Cam cừn ho mẹ châu pén mế day tim x6 nón

Xong nang hau put xút có can thoi dấu

Xỏng ơi hau put man có cắm Họ lắm ngấn lắm cắm kiệu au chốc hun

Lực chau đây cào phim tin màn mứa nửa

Chốp nừng hén me châu đây làm pha

Má nọc phải phải Tống lải tốp mứ hưn mứ nửa ton tàn

Pha tộc hơ pá mướng má nặng

Pha tang ho cuồng châu pén mé tàn nàng xấu long Hẻn cổm tau mon xấu nhăm mạc

Lực châu đây nhó mạc ha hủ Mỏ mướng đây nhỏ pú ha mạnh

Nhỏ quành hưn cháo mế cháo mè pá mướng Xỏ tàn nhỏ xọc má ton xén

Nhỏ hẻn má hặp mạc

Xốp pạp cha kẻm chiến nắm bào mỏ mướng

Mí việc khâu mướng phá má nải

Mi việc ngái má mướng bổn xt ngoi Han hoi hun dam mé mí việc tay piếng lớ bo

Nhó mứ hun mua nửa pốn ba

Chà họt châu mẹ ơi thảm khào mẹ mướng

Khoi má nắm lực khả xê hướn phạ mẹ pản

Má nam lực khan hay Thẻn Na pá mướng kha long pong he

Tan long cượt tao mướng Lim tả bang Lống cượt tạo mướng cảng ta bai

Long ế ai ế nóng oc xinh Hủn Vƒ”

Neu người dược làm vía thuộc họ Lo Cam thì đọc là “Long é ai é nóng oc xinh Lo Cám ,

Po mè xờ chừ ma

Lúng tả xờ chừ hơ

Tơ lùm pha xờ xình tén hướn Hủn Ví (Thắng) châu cốn đi mí chùi

Hat tôn khâu mua ni bò bản Hat tan khâu múa na bò mày dam xó khâu múa hay bò đi

Hac pén cù lúc cù lú cuống nửa day hứa cú hon đọc kính dang day kính đảng là váng xia châu Nắm hâu pạc bò cửn

Nón cứn cua xiéng cháng han hừng

Váng xó khâu lai mứ bò kin Váng x6 din lai nghến bò nhằm

Váng xó nắm vắng quang bò ạp lói vả

Lặc cổ lổm mướng Lùm phén lải Lặc cổ tải pái piếng phén lăm

Cuồng hướn mí cốn tanh

Bây bành xưa phửn lẹp pó mó

‘Tac má đây tò hom6 má đây to châu

Fau oc ho cổn xắm tò mình láng vẫn Láng va xiéng tộc pốc hua xưa phai Minh câu xiéng hái nhắng tao tin pay

Quay hen tốc cừa then dam anh Tành dong hun dam mế nhang pay mí long

Fén cài xang mé châu pén mé do việc nón đắc Fén cài bắc cài ẻo cuống bổn pá mướng nón nen hap mứ ni Chang đi

)ghén di luc chai cam hong cháo họ khâu

Mu dù khâu ho ngái Fo ngái ho mỏ mướng tu lúc má noi

Fan hòi hun dam mé x6 mình van long

Mỏ mướng tốcc cuống bổn mac pti má ton on lay hau cuống phá mac chip má cháo

Xỏ mè bổn đây ký manh kam pti ch6m pac

3á mướng tan cắm ngám má và:

Mèn khâu lớ nai xu nai nd bó

Men pai lớ noi mỏ mướng cứ noi

Han hoi hun dam mé cử tanh phưởn ngá

Nhó mứ hun mứa nửa pon ba: Ý khôn lanh pi nj tải phược mè ơi dược pù nớ tải mủ tải mả

Mu ma căm mướng piếng tải bay

Pết tay khanh tải xăm chi tố Mỏ mướng tốc cuống bổn xượt và má lạ

Mỏ khòi làm xông hun táng pha va má đi

Chải hẻn tốc hướn bổn mí lề hắm phai

Nhai lệ hưn hướn phá mí lệ tiến tóng Mỏ mướng đây nhỏ pé xáo ha

Khoi xỏ xặt má khơ tỉn chóng tàn nằng

Xat má khơ tin tang tan xâu

Mới pá mướng nhận lề ham phai

Lấy mẹ châu táng phá nhận lê tiến tóng

Tấng nộp lề huốn tấng khoi kề quám bấu Tấng nọp lề quang câu hướn phả tấng kề quám mướng

Quám cốc khoi cổn còn nò lải Quám pai cổn tè chớ mạc pt má ton

Mình câu xon lày hâu dảm mế nhắng pày mí lống Mỏ mướng tốc tin má hướn thẻn xo mình van câu Mỏ thâu hau hướn phá xo mình van long

Náng mướng tom cắm đi má và

Nhìa còn hẳn mừa đải Cú hén láng van tốc táng ni pay tao tin tau

Minh cau hau tang ni xẻo bào pứng pan

Mỏ mướng tốc táng cuống xọc minh van cau hoi út Mỏ thâu hau hướn mé cư xọc van long

Day van hủa má bọc mè châu Đây mình câu mốm léo cọp mè pá mướng

Mỏ mướng nhó mứ hưn mứa nửa pốn bà

Tỳ lớ cạc náng cắm pì nằng hỏ hinh Linh mế phá xủ nằng cán cắm

Phổm đảm xu cắm màn

Các òn ơi náng nói man dam quám búa

Tốc tin má hướn thẻn xọc mình van câuXon lay hau hướn pha xoc mình van long

tin xưa na lá lua cat o

Téo táng pha ba lái cat lượt

Pha xèo lượt tin phém Xổm chở má hướn thẻn xoc mình van câu

Hau mứa xôm vai cat

Hau mia xat vải kiến

Thiển lái kiến cop ham

Căm mè xừa chóng nón

Xọc nắm lực xừa căm hướn mế pửa tò quái ná Lực phá hướn mè bổn pửa tò hảy khâu

Văn hủa tốc hướn thẻn mỏ mướng bò hơ dù

Mình câu hâu mù ní mỏ thâu bò hơ xấu

Mỏ mướng tốc cừa thẻn hiệc mình van cau Mỏ thâu hau hướn pha hiệc mình van long

Tỳ lớ Hin Ví (Thang) châu cốn di mí chừ

Mứng dù căm pái lớ hản pạc

Dù phạc lơ luống 16 mứng cào hom xiéng

Hỏm xiéng mỏ mướng xi hom ho cong

Hỏm xóng căm hướn phá tủ bọc mứng lống Lục má ky ngái mỏ mướng cu tao tín tau

Luc má đây ký khâu cay tôm cu tao tin long

Ho khâu mỏ thâu mí mè cay lái

Hò ngái mỏ mướng mi uot cửa tang băm

Hỏng phạc hưn cò cắm mướng phá ton bọc mứ lống

Tin xưa mứng khìn pang

Lang con mứng khìn chau

Hu chắc pé phửn di khăm luc má ưa

Hụ chắc xưa phửn nhạo khăm lục má nắm

Bò lống xưa lá bắc cú quành

Bò lống xưa xì chành cú pi Pé lá đi cú ton

Xón hò khâu ton bọc mứng lống hú hú

Mình câu ời láng văn

Hong tò á nhắng pay mí cải

Cú cò hong dải mứa ho xông pai mứa hong

Hong nắm tè xuôm lếch Thén Ná man xang hoi Xuôm nói man xang van

Van hia tốc cọc xang tủ bd ho dù

Minh câu hau cọc ôm cọc xay hướn phá tủ bò ho xấu

Hong mứa xì xấu tốc

Hốc xẩu tăng Hong mứa băng nắm nhờ ký đến

Hóng nắm tè lẳng cá phái nọc

Hot toc pai cuống Hong nắm hò hướn căm pai bổn mí tò

Hò hướn quang pái phá khút lợc xáo vá

Lắng cá nháo ngược ngự lải han Ngược cuồng hun lang nam tau vé hướn thẻn

Ham nắm tè có boc may na tàng hướn bổn

Ngà cốc mí bọc páng

Ngà cảng mí bọc nọi

Nga chổm chanh tèn bổn mí bọc xiéng cốn Mình câu ơi lảng văn:

Văn hủa tốc táng lớ mỏ mướng bò hơ dù

Mình câu hâu mù ní tủ bò hơ xấu

Nha dù lam táng pha chăm hái van ơi

Nha dù lai căm hướn thẻn chằm xâu

Cho và kiệt ho nam nhá ham xó lu

Kiệt ho hứa tang pé nhá phan x6 tho van ơi

Kiệt ho nâu lực nói nha bò kính dang

Cho xôm ho mình cau hay nhốm

Chớ khổm khâu hang ná hay chut

Máy còi ho lống hướn xỏ lịt Quám phét lống pái hướn xỏ ke

Bò lống xưa lá bắc cú quành

Bò lống xưa xì chành tủ pá

Pé lá di tủ ton

Xon hò khâu ton minh van lổng

Mo mướng hóng lống nong pa pộc

Lộc pả và, tà pà vẫn Họng nắm đăm mường Bổn

Cốn mường phạ Ông tàn châu tỉn cúm cải cừa Thẻn Ná:

Hong oc mứa tồng lit tà xảo thiu Ná líu tì xảo thả

Hóng nắm ống pù thâu chò ngoảng pắc chò hoảng pả

Pác chò ngính chò ngá cảng phá

Ong pi tha kéo tang thiển há lai việc cháo táng

Hong lống tính thiéng than Quan thiéng thén

Hong long tồng bổn tỳ tap chang Tồng quang pò tập binh cổn

Mỏ huổng huồm van câu Mo thâu huồm van long Huồm van hua té cay má khơ

Chớ minh câu tè ngọn má piếngCải cà á hiệc ống tôn cào lải

Pai cào doi, xoi bọc may chac chan ca lến Hiệc long chóng lai hạn, quan lai then

Hiệc long tôn muồng ma mướng pha mèn tong có xảo

Hiệc lống hiêu quản phai cảng ná pản vạc

Nhua mạc phong cảng tong pién pu

Hiểu long tong lạnh bò mí phải, nd dai bò mí khâu Hiệc long pa cắm tăng tếng húa xi lang

Thén Chang bương mướng Pha tan nặng cuống cảng May va châu bò hao vẫn mình nhắng hớng

Văn hủa hớng quà châu

Minh câu hớng quà kính

Van hủa hớng quà kính nhắng tao tin tau

Hóng qua châu nhắng tao tin pay

Quay hẻn má cuống cảng dam bau

Văn hủa tốc táng ní mỏ mướng bò hơ dù

Mình câu hâu mù ní mỏ bò hơ xấu

Mình câu ơi láng vẫn:

Xiéng pac cú ho cong Xiéng cú hóng khăm cao han xiéng Van hua hú chắc pé phim di khăm lục ma ưa Hú chắc xưa phim nháo kham luc má nắm

Bò má xưa lá lắc cú quành

Bò má xưa xì chành cú pá

Pé lá đi cú hóng

Xóng ho khâu ton mình van lổng

Cải cà à mỏ mướng hóng á nắm:

Lín mốc tong lín mốc nhắng xở

Lin chở tong lin chở nhang chanh Hong lống hả cắng cá luốn nha pet

May và mình câu tau táng phá xôn hom xấu kén Hiệc long thiéng hay pườn cư thả

Thiéng ná pườn cư cuộcBuộc nắm kiêng xi cành nhanh ngáu

Hiéc long thiéng hay xam cham cá Thiéng na xam cham cá

Luc phi ho pau pau ki hò lánh ngái

Hiéc long có lếch có xong xoi Có nói có bào xảo

Hiệc lống tỳ nộc cùm họng to phim nua nia

Văn phủa hay hả mía nghến cằm

Hiệc mía căm xuân thùa lứm lánh

Hiệc mứa căm xuẩn tanh lứm nâu Thâu kè hâu xuẩn phá lứm lực pái hướn

Hiệc lống tôn may mang hang quái

Hiệc lống xan xảm ngài tà pán tốc

May và van hủa tốc tà pan pay tao tin tau

Minh câu hau cò căm pan pha pay tao tin long

Long hả lang pat hudng xì xén pan pang

Hiéc nắm lang pat tăng phang pha hói pet pan pi Buong nimg pén 4 xai

Cam nừng pin 4 van May va van hủa xiéng vac xiéng von nhắng lục pó hau

Minh câu hau pat pá ẩm 6 ngoắy hua Hiéc long pú xắng tam

Po chau khai bào lống cảng

Pu xang cảng po bổn khải cốn lống lang

Hiệc lống câu oi hốc lắm lái Pai oi vai lắm doi

Cau oi nói tức chuồng như ay

Hiệc lống tôn phác cạt tò phườn

Náng bưởi pển mè ba

Hiệc long tồng phác xa Na phác xum

Xum châu nhì phốc xảo

Hiệc long na lạnh khang noc chọc

Na noc pha khang mè nu khủy Hiệc long cừa léch tong cửa lếch dang hong Cửa tong tong cừa tong xi pap

Dap cai vay xong phai po xen may và van hia tốc cừa thén nhang pap con hau mình cau hau tang pha pap cừa con tong hiệc lống con pha phốc mồng ban

Con xum xâu hin lán man mồng mói mướng Hiệc lống pú xủm xá

Pu tấu phá tấu mọc uổn tuốn

Hiệc lống pú liệt lía

May hia tam piếng tả

May cà vá bở quach

Bò pạch mây mướng Lùm chó lắm

Hiệc lống táng cộp nừng hang pat Tang lat nừng hang pa

Tang that pay thắt má vay vang

Pườn man hang má pit an cắm

Tành lắm hau mướng phi lit liếng Pườn man hau mướng Piếng ải khái

Lai cháo tải mứa phi man pac ký khâu

Hiệc long châu phá nhờ nga tan

Tang van chau Thẻn din phá huồn Hiệc long cay tồng bổn

Cốn tổng dam Cam tà lạt phi hướn

Hiệc lống hủa mướng cai Lai mướng inh

Hua mướng mí tôn tang

La ban mí tôn khưởng

Hiệc lống hướn tằm xủng múng phaHướn câu hong phan pha tàn man xớ quái

Hiệc long pù châu xưa Ló Cam lóm ve Pù châu xưa Tin Chè Ló Cam

Hiéc á nam tà tơ ta ap quái

Pai nửa ta mà lâu

Hiệc nắm táng pó phứn pó lổ khặc kháng

Tang pó máy pó toc on khón

May và van hia tốc lai hành

Minh câu banh lái pai

Van hia nhang chac chai lái bương Hong 4 nắm huôi nam cop

Xốp nam tò ngò đẻn din Tì bò đi phỉ hạc chuống tâu

Tì lớ xâu lớ hái phỉ nhờ pán pó

Mỏ mướng hiệc vẫn hủa tè cảy má khơ

Chớ mình câu tè ngọn má piếng

Minh câu ơi láng van

Khăm má nắm chành xưa lái Má nắm chái xưa hăm

Mò má xưa lá bắc cú quành

Bò má xưa xì chành cú pá Pé lá đi cú hóng

Xóng hò khâu ton bọc mứng má

Láng van tay hin chat hin chén má ban

Tay pa han pa nành má hướn

Cú hiéc van hua té cay má kho

Cho minh cau té ngon ma piéng Cú kham hóng 4 nắm:

Pù Châu xưa chái cả nặm bò

Pù Châu xưa họ hướn

Hóng nắm tơ làng tỳ táng pảyHua day tỳ táng hun

Pun to lang tang téo

Lang van nhá day dù pang choc chó cam mủ tong

Dù pang long chó căm mủ xi

Láng van dap dap hun đẩy cảng

Vang tin hun day lái han hang

Bạt nhàng nhái tốc lang mứa hướn Mứa hướn nhắng mí khâu

Hau dao nhắng mí ngai Náng đi mằn hau cùm

Mè tèn phâu tin cum hướn lan

Pu xưa ho lan nón Pu mon ho lan du Pớ xưa lá nhà châu nhá hải Pớ xỏ đải nàh náng nhá hơ

Dù nắm kính năm đảng dù thâu Phâu á na hỏn đọc nhứn hổng

Hú mưa hướn mưa dao!

Có dao chẳng mượn dao ai phát Có rìu rồi chẳng phải mượn rìu ai chặt Chẳng phải mượn lời ai nói

Chẳng phải mượn vũ khí ai đi xứ lạ Chẳng phải mượn đồ phòng thân đi đường

Ta gọi đến cô (én) trên mường trời thường lao theo gid

Rẽ tóc bay lên mường Bốn tìm vía trên đầu Dồn nhau lên mường Trời xin hồn vía xuống Mo mường ta nghiệm lấy lễ

Mo già ta nghiệm lấy cơmGói cơm ta phải có thịt gà luộc

Gói cơm ta phải có ớt, muối mắm

Mo mường ta dân quân đi theo đường rầm rập Kiếm dat lưng vượt suối bến (tà tạo) lên phía trước

Lên đến nhà thấp, cao lợp liếp nứa đan Lên nhà đền Chín gian họ thường tế trâu

Không có mâm xôi thịt ta đừng vô đó

Không có lễ ta đành bước qua Ta lên đầu mường gai

Lên tới vùng rộng mênh mông

Vùng rồng mình một lại mất người Lên núi trién miên

Ta vượt qua rừng nứa, rừng mây sợi Qua mười rừng ta rao bước

Qua mười núi heo hút cả tầm nhìn Đoàn ta ngồi lưng voi ta hò hét đi

Ta lên tới cây móc vàng cao vạn nghìn khúc

Vượt qua lối hẻm gianh giới mường Lên đến núi chùm lạo cao chót vót Núi chọc trời mây những chập chùng

Lên tới núi cao mây mờ xanh biếc

Ta kéo nhau qua rừng núi chằng sợi mây

Lên đến chum, vò đổ bên rừng Ông bà cố ngã bên phai (đập nước)

Người chết lên khai khẩn ruộng ở (tồng đăm) Đây là bến đậu của ma nhà (bàn thờ) Lên đến cây móc vàng bốn vạn ngàn be lá Đó là ranh giới mường đất, mường trời

Ta lên tiếp núi cao chùm lại thành cùm

Núi chập chùng chọc trời, chọc mây

Lên đến núi cao mây mờ xanh biếc Ta lên đỉnh ngọn này lại qua sườn ngọn kia

Lên tới lèn (pha phốc) thường ngồi ngắm ban

Lên dãy len đá cao ta ngắm xuống mường Mo ta ngồi trên lưng voi ta ngắm về phía trước Ta ngồi trên lung ngựa ta ngam xem mường

Nhìn về xuôi thấy ánh trời hồng Nhìn ngược lên thấy nắng ương ương

Nhìn muôn phương đều sáng tỏ

Ngó sang bến thấy rõ cổng (mường) Nhìn thấy cổng sat hat ánh lên liền với cong đồng

Kiếm dắt hai bên trăm vạn ngàn lưỡi kiếm

Người muôn phương tấp nập đến quỳ vâng

Có người qua không được đành trở lại

Chẳng cơm nước gì cũng cam Ta thúc ngựa vượt qua cổng đồng

Ta lên tới muôn ngả đường chéo nhau như cây ngã trên nại (rẫy) Đường chéo nhau tựa mắt võng Đường người Thổ, người Hán thường đi Đường người Kinh, người Lào thường đến Đó là ngã chín đường nơi hổ gầm gừ Đường đi vào rú mồ chớ đi

Ta cứ đi lối đến nhà trời theo luật mường Lên đến con suối tuôn róc rách

Máng nước chảy ri ram Nơi này ma muôn xứ đang ngồi mở gói cơm ăn

Lên đến đập, phai nước rộng mênh mang Đắp phía trước, phía sau lại sụt lở Người đắp đập lúng túng chẳng biết làm sao Ở đây người trần chết không có mũ (hăm) lên đây phải chống phai (đập)

Con gái chết không có váy lót sẽ phải xúc con niêu niêu

Ai chết không có rể, dâu phục dịch tang lễ thì hồn lên đây phải đi lấy củi

Ta lên tới chòi nại lợp ba gắp tranh săng Chòi ruộng lợp ba gắp lá cọ

Con của ma láo nháo trú mưa

Lên tới chòi nại ho cất ban (cuốc) vét

Chòi ruộng họ cất cuốc

Lên tới vũng nước trong vat họ soi gương

Lên tới cái guồng nước bốn vạn một ngàn ống nước

Mot trăm tám mươi ngàn quạt nan hứng nước

Một bên hốt lấy cát

Ong kia múc nước day

Một chiều lôi hồn vía

Vía ai xấu mà đến đó chơi

Hôn ai vào đây thì xác mình sẽ buồn nôn, váng đầu

Qua đây ta lên tới: Đám ruộng lớn có bốn vạn ngàn rãnh khơi nước Đám ruộng to một trăm tám mươi cái chuôm cho cá trú Qua đó ta lên tới: Đồi sang liền bãi cd Bụi mét bên dọc đường họ thường ngồi nghỉ hứng bóng râm Đến đây quạt che mặt ta ngắm xem cánh đồng

Quạt che mắt ta nhìn xem bản

Thấy bà chúa ở trên đầu

Thấy ông Then già ngài ở lớp giữa

Thấy nắng ở cánh đồng (tồng thư) nắng vàng Nắng ở cánh đồng (tồng thưởng) nắng oi

Trời oi bức ta lấy 6 dù che lung

Trời nằng đen, nắng đỏ ta lấy nón che đầu Thôi ta với ta nhai tạm miếng trầu

Rồi ta lại quay mặt đi hướng tiếp Qua cánh đồng (tồng thư) ta lên cánh đồng tồng thưởng

Quạt che mặt ta nhìn xem ruộng

Quạt che mắt ta nhìn xem bản

Vuot mai đầu nhìn xemTthen

Nhìn thay chủ mường trời có áo vén sọc vàng

157 Đó là ông Thén Thưởng ở lớp giữa mường trời”

(Đi vào nhà Then Na)

Then ăn ruộng ở mường Bốn đang ngồi

Then ăn cơm nhìn giờ trông giờ

Biết ông chủ rồi ta đến cúi luồn

Biết cái cổng nhà Then ta đến cúi vô

Biết cái cửa hầu ta đến quì Chải đầu đẹp ta sẽ đi vào Con hầu ta thường sai khiến sớm tối đã quen

Ngựa ta đi tắt ta tới

Ngựa ta đi thẳng ta vào

Vào tận cổng, tận cửa ông trời Vào tận cổng sang, hậu ta quì

Chẳng cần cơm nước cho cam

Ngựa ta tới dựng trước sân ta quì Rơi vào sân to ta hảm ngựa

Rơi vào chỗ sân rộng ta dựng lựa

Ta cắm đao ở sân vòng quanh ngựa ta bốn vạn lưới Ta cắm ván che lấy ngựa và muôn thứ ta mang

Tay xuống ngựa chân ta dẫm đất Ta têm trầu được một trăm ngàn miếng ta dem chia Ta tém trau được một trăm ngàn miếng ta đến chào

Chân ta đến đập vào cầu thang nhà Then gỗ chắc

Chân ta vật lộn bậc cầu thang ta lên nhà Ta đặt chân đến gian trước

Ta bước qua ngạch gõ, cúi đầu dưới xà ngang

Ta vào trong nhà SO mệnh ta may như đi săn được con mang dep

Lên đến đây lại gặp ông Then Na

Thẻn Ná liếc thấy mo hớn hở hỏi liền

Sao cứ ba mươi ngày lại thấy mo lên

Nếu người được gọi vía dòng họ thuộc Then nào thì tìm đến Then do.

Chin mươi ngày lại gap mo tới Có lễ cơm nào mà mo phải mời

Có việc lề nào mà mo phải đến đón Đồn nhau đến đây có việc gì đây

Mo mường cất tiếng đẹp đáp Then Tôi phải dậy phải đi vì:

Con nhà thuế nhà Then chia phần góp Con nhà nạp thuế cho Then Ná từ lâu Đã xuống hoá kiếp mường Lùm Xuống làm anh thuộc họ Hủn Vị Cha mẹ đặt tên đến

Bên ngoài đặt tên cho Dưới gầm trời đặt họ tên nhà

Hun vi (Hun Vi Thắng) chủ người đẹp có tên Ngài được sống lâu nuôi con nhiều lứa

Ngài được sống lâu nuôi cháu nhiều thế hệ

Nhưng đứt khóm lúa mùa này chẳng thấy tươi Đứt hai lúa mùa ruộng chang thấy may Đứt khóm lúa nại mùa này chẳng bình an

Chap tối liền thấy sốt Sớm dậy thấy rét liền

Bỏ cơm không buồn ăn

Bỏ mặt đất chân chẳng buồn bước

Bỏ con sông không buồn xuống tắm Càng ngày càng sốt nhiều

Càng lâu càng ốm yếu Trong nhà có nhiều người

Cháu con lo chạy chữa Áo ở trên ngoác lột đi xem bói Áo để trong buồng đưa đến trình mo

Mo lật que mo bóiMo lột áo mo xem

Nên noi nay là do hồn xấu

Sự không đẹp tại vía mới nên

Via tui, hờn choàng áo lên dau lang bước

Vía uất ức cúi đầu ra đi Vung hai cánh tay vía lặng lẽ bước

Vía lên mường Bốn thăm anh

Via mặc quần áo đẹp lên thăm Then Na chưa về

Mo tôi đặt chân đến cửa Then xin vậy Dồn nhau vào nhà Then đem cơi trầu xin đón

Xin chào Then cầm lấy miếng trầu cau vui vẻ cười Then Na cất lời đẹp nói:

“Hôm trước tôi thấy vía nó lên đây cứ ở hoài

Vía nó lên đây chưa thấy xuống

Có việc gì nên mo cứ nói

Có lễ gì đón mo cứ việc lo

Dồn nhau vào trong nhà tìm hồn vía xuống”

Mo chip tay lại giương quá đôi vai

Cám ơn Then cho những lời đẹp

Mo giục tất cả “đoàn ta”

Di vào gian trong thăm các bà chúa (mẹ cuồng) Ngửa mặt vào nhà trong tìm vía

Mo ta vào gian trong tìm vía về Mo hịch đến các nàng mường ngồi ở bàn thờ mo Lính các bà ngồi ở kiệu vàng

Tóc đen chứa phép thần

Em út nàng thường buông phép bùa

“Cau ỏ túi trăm miềng hay mang đi biếu

Trâu ở khan gói hay đem tem Tém một trăm miếng đem đến mời

Dat cá: chân đi gian trong cho trúng

Ta từng sai các em quen lối đến chỗ các bà” Đến bi tóc bạc ba bảoMẹ ngài tóc tráng bà ba bùm

(Mo bói xem ba nay có nhận đưa người được làm via xuống hoá kiếp không nếu không thì nói tiếp) Bà này không được tha con xuống mường Lim ăn lê Bà này không được thả cháu xuống mường Đất, mường Bằng ăn cơm Tiếp đến bà ở buồng hai, giữa gian buồng

Bà ngồn khéo làm vừa ý Then Bà có được thả con xuống mường Lùm ăn lễ?

Bà có được thả cháu xuống mường Đất ăn cơm?

(Bà trả lời qua bói)

“Bà lac lac cái đầu không nhận trả lời

Bà quay cái mặt không được biết”

(Hỏi hết các bà chúa nhà Then bói được bà nào thì lễ bà đó và đón lấy vía về, ví dụ như bà dưới đây:

Vào tới bà buồng giữa (thứ ba)

Bà là ngài đức mẹ tương xứng với Then

Bà đã thả con xuống mường Lùm ăn lễ Bà đã thả cháu xuống mường Đất, mường Bằng ăn cơm

Xuống nhập thành anh em ho Hun Vi!

Mo vào nơi ống nước thắt đai đồng Hai nàng hầu bà Chúa Ả lo chạy việc sớm chiều

Nàng luôn được bà ưng ý từ hồi nhỏ Nàng thuộc đoàn gái hầu của nhà Then Này hai o ơi! hai a!

Bà chúa đang đang tỉnh hay ngủ say Bà ở nhà hay đi đâu nhờ tìm giúp

Bà uống rượu nhà Then đang say Bà say nên còn ngủ

Mo tôi xin hai nàng

Chân tôi ướt không giảm lên chiếuGiam chiếu sợ chiếu mục

Giầm nệm so nệm ban

Giảm lên giường sợ giường xấu

Nhờ hai nàng vào thức để bà dậy Dựng bà lên để bà ngồi

Hai nàng vào vén man cặp dét kia

Vén màn treo vào ngoắc

Chợt thấy bà dậy bước đến phía ngoài Tất ca võ tay reo mừng đón ba Đệm lót ghế đưa đến chỗ bà ngồi Đệm ngồi êm bà ngồi xuống ghế

Cánh tay tròn chống cam bà nhai trau

Mo ta nâng cơi trầu năm miếng Nang đĩa trau đặt lễ xin thưa

Xin ngài hãy nâng khửu tay lên đón lấy cơi trầu Nâng cánh tay lên nhận lấy miếng cau

Và tiếp chuyện với mo mường

Có việc com gi lại đến thưa

Mo có việc lễ gì lại đến nói Mo lên đây có việc gi ở mường đất Mo nang hai tay chap vai lay bà

Cam on ba hoi tham viéc mo dén Mo đứng mo di vì cây mường Lim lắm ngọn

May sợi mường Lim lắm dây Ở dưới trần gian lắm họ hàng

Mo đến đây vì con nhà thuế trâu bà cho đóng Đến vì con nhà thường góp lễ cho bà đã ban Bà cho xuống hoá kiếp ở dưới đời

Thành anh em trong ho Hun Vi Cha mẹ đặt tên đến

Người ngoài dat tên cho

Hun Vi (Hun Vi Thang) chủ con người dep

162 Đứt bụi lúa năm nay khong thay khoe

Ngat lúa nương xong lại thấy rau An hết một mùa lúa càng thấy yếu

Cứ nghe bứt dứt trong người

Cơm vào miệng chả ăn

Nước vào cổ không nuốt Đêm ngủ rặt tiếng rên

Bỏ cơm đã nhiều bữa

Bỏ đất chân không đi

Bỏ nước lâu ngày không còn tắm Sợ ngã ở mường Lùm lắm

So chết ở mường đất bằng nhiều

Trong nhà có người làm

Lột lấy áo đi bói

Bẻ que thay bói xem Bói thấy điều trong áo Mo nói tại vì hồn

Mo nói tại vì via Vía nghe sầu đã chùm áo lên đầu ra đi

Vía nghe tủi đã dơ chân bước Vía mặc đồ đẹp lên thăm bà chúa Vía lên lấy cánh tay ôm bà Then nghủ thiếp Via ôm lấy bà Cuồng ngủ say

Vía lên ở với bà lâu ngày chưa xuống Đếm ngày nay ngày đẹp Ngày đẹp con trai liền dọn lê Ngày sống lâu con gái gói xôi Gói xôi cho mo tôi đến nói

Gói thịt cho mo tôi đến tìm Đồn nhau lên lớp trời xin hồn vía xuống

Mo mướng lên mường Bốn chi lẻ trau cau Đồn nhau lên đây chỉ có trau đến chào

Ba mường Bốn đã nói lời dep:

Có việc gi nói m6 cứ nói

Có việc gi làm mo cứ làm

Có lễ gì cứ đưa đến Mo chắp tay nâng quá ngang đầu

Cám ơn bà Then cho phép nói Những han hán ở muong dat héo ca khoai sò Đói ở mường đất năm nay chết lợn, chết chó

Mo tôi đặt chân lên mường Bốn bảng tay không Mo tôi mặc quần đẹp lên mường trời có lễ

Mo tôi xin nộp lễ đồng xu

Mo tôi xin nộp lễ một tấm vải Nộp lễ rồi mo tôi vào gian trong tìm vía

Mo tôi vào tìm vía xuống trần gian

Bà chúa cất lời đẹp nói:

Hôm qua, hôm trước đây Tôi thấy vía đến còn ở gian trong

Vía về đàng này đã lâu chưa thấy xuống Mo cứ vào gian trong tìm vía

Mo già cứ vào đón vía về Khi nào thấy vía đem về phải bảo để Then hay Mo lại chap tay nâng khửu quá đầu

Cám ơn bà cho lời đẹp

Nơi đâu các nàng thường ngồi bàn thờ Lính bà trời thường ngồi kiệu đi

Tóc đen thấm uy bùa

Các em thường thả bùa thiêng

Các em đặt chân vào trong nhà tìm vía

Dồn nhau vào gian trong để tìm hon Nơi đâu dai lụa xanh đai đẹp ta that Đi đường dải khăn đào buộc lưngChiếc khăn thêu ta buộc lấy tóc

San lòng vào gian trong để tim hồn Ta vào trong buồng sợi mây thất

Ta tìm mép chiếu sợi mây đan

Ta tìm đến mạ giường bà Then ngủ

Ta tìm nơi ruột nệm to bằng bờ ruộng Ta tìm nơi ruột chăn to bằng hông xôi Ta tìm nơi gối tựa nhà Then bằng con nghé

Hồn vía đến nhà then mo không cho ở Vía đầu đến đây không cho nghỉ

Mo mường đến nhà Then gọi vía đầu Mo già vào nhà Then gọi xuống Ở nơi đây Hin Vi (Hin Vi Thang) chủ người đẹp

Mi ở nơi đâu mở cái miệng Mi ở hướng nào đáp lại mo Đáp tiếng mo phải đáp thật to Đáp để tiếng vang khắp nhà Then để mo đón Lại đây ăn cơm với mo để quay chân xuống

Lại đây ăn xôi gà luộc với mo để trở chân về

Gói xôi mo có con gà luộc

Gói cơm mo có ớt, muối, mắm

Lễ lên mường trời đón vía về

Chân áo mi còn nguyên hơi nhuộm tô mộc

Cái áo này còn hơi chủ vía, hồn Biết cái áo mình hồn liền đến đây Biết áo dài mình hồn phải đến theo Không đến theo tà áo sẽ cuốn hồn

Không đến theo áo tơ dệt cứ đón

Tôi dồn lẻ lên đây đón mi về hú hú

Thân hôn ơi! bóng vía!

Ta gọi từng đó chưa đủ

Ta gọi đi khắp các góc sau nhàTa gọi lấy ở trong buồng nhỏ Then hay nhốt

Ta gọi lấy ở buồng nhỏ Then hay nhốt người 6

Via rời x6 nhỏ mo không cho nam Vía vào chuồng sốt, chuồng ốm mo không cho ở

Mo goi lấy với bốn cot dat

Mo gọi lấy với sáu cot Then dựng

Mo gọi lấy với ống nước Then uống mát Mo gọi lấy vía từ mái nhà bên ngoài

Mo gọi lấy vía từ nút lạt bên trong Gọi lấy từ rãnh nước chái nhà

Rãnh nước sâu hai mươi xải

Mái nhà dài rộng, rắn nằm trên

Con rồng cầu vồng vòng qua nhà Then

Mo gọi lấy vía đang bên cây hoa trước nhà Then Cành gốc có hoa lừa dối

Canh giữa có hoa nhử hồn

Cành trên cùng có hoa biết nói Ơ hồn này! vía ơi!

Vía đầu đi lối nào mo gọi đến đây

Vía đầu đi nơi nao mo gọi lấy xuống Đừng ở lâu trên trời không tốt Đừng ở mãi nhà Then chẳng hay

Có bực cho ao cũng đừng xé lưới

Có bực cho thuyền bè chớ huỷ mất chèo

Có bực cho con cái cũng đừng huỷ thân

Lòng nghe chua cũng hay nha bất

Bung thấy đắng cũng hay để nhạt dan

Bực tức đến đâu cũng hãy làm lành

Cây gay cành xuống nhà xin chap lại

Con làm sai, con cháu xin chừa

Hồn không xuống, áo hồn mo cuốn xuống Hon không xuống áo bốn thân chùm đâu

Mo tôi đồn gói xôi đưa hồn phai xuống

Từ Then mo đi xuống gọi xuống:

Goi xuống ao cá bộc Chuồng cá bà

Gọi với ông đăm (tổ) trên mường Bốn

Gọi chỗ người ở mường trời

Gọi với ông già ơ rìa bản gác cổng nhà Then

Mo ta xuống dan ta gọi tiếp:

Xuống gọi nơi cánh đồng (lit) con gái hay huyt sáo Xuống cánh đồng ná líu gái ngồi đố nhau

Gọi với ông già ngồi dựng cột vồng (cầu vong) trên không Ông chực đợi nhai trầu thiên hạ qua đường

Gọi đến vùng trung tâm Then dựng chòi để tụ họp

Mo xuống tiếp, gọi xuống

Cánh đồng mường Bổn thường tập voi

Cánh đồng rộng thường tập lính tráng Mo lớn ta gom vía về

Mo già đi gom vía xuống Gọi vía từ xa đến gần

Gọi vía từ ngọn xuống gốc Từ đó ta xuống đến

Cội cây hoa (cào) Ngọn cây Cào vện

Là chuối hoa, ve, chim chóc

Gọi xuống giường đa tầng nhà đa cột Gọi xuống cây xoài to mường trời mới hội tụ trai gái Gọi xuống gọi xuống tới nơi

Que lùng vót lắm chồng

Bá trấu vương sườn dốc

Gọi xuống ruộng hoang chẳng có nước Ruộng hoá chảng cấy cày

Mo xuống đến bà chúa ngồi trên dauThen Chang mường trời ngồi lớp giữaTại hôn đâm hư hồn tự đi tới

Via thích chơi hơn chu có thể đến day

Vía đến lớp giữa này để thăm khuôn đúc mình chăng Vía có rơi đến nơi này mo chẳng cho dựng

Hồn vào đến nơi đây mo không cho nghỉ Này hồn ơi, vía ơi!

Nghe mồm tao nói phải đáp Nghe tiếng tao gọi phải vâng Vía có biết áo chủ mình đây thì đến hít hơi Không đến tà áo dài ta cuốn

Không đến áo tứ thân chùm lên đầu

Mo hò mo dắt, mo đón hồn xuống

Qua đó mo ta xuống ta gọi tiếp Máng tim chạm máng tim người thở

Máng lòng đưa gió hít vào tìm Qua đó mo gọi xuống Đồi co sang liền bãi cỏ mây

Bùi mét họ thường ngồi nghỉ mát bóng râm

Mo gọi xuống choi nai thường để vét (cuốc) Chòi ruộng để cuốc

Vũng nước trong người thường kỳ chân, soi bóng

Xuống tới chòi nại có ba gắp tranh săng Chòi ruộng có ba gắp tranh cọ

Con ma ùn ùn nơi đây mở gói xôi ăn

Gọi xuống eo hẻm núi có hai đường Eo rộng, eo trai gái

Gọi xuống nơi cù kỳ hót rên ri

Hồn chồng khóc tìm hồn vợ đêm ngày

Gọi xuống nơi vườn đậu quên ăn bữa Xuống đến vườn dứa quên cả vợ

Bố mẹ vào đây quên cả con cháu

Goi xuông đến cay go thon gidng duoi tràu

Xuống đến cây xổ có ba cànhXuống đến bến ma xấu luôn dụ do

Nơi nao xấu ma đành lấy di

Nơi nào không đẹp hồn hay đến ở

Vía đến nơi đây mo chăng cho vào

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w