1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phát triển năng lực lãnh đạo bằng cách "học bạn" pptx

6 466 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 210,59 KB

Nội dung

Phát triển năng lực lãnh đạo bằng cách "học bạn" Đã bao giờ bạn tự hỏi những nhà lãnh đạo kiệt xuất đã đi đến thành công bằng cách nào? Hãy tin rằng khả năng lãnh đạo bẩm sinh chưa đủ giúp những con người này đạt được thành công. Niềm đam mê công việc và những hỗ trợ mà họ đã cho và nhận từ người khác trong nhiều năm đã giúp họ củng cố và nâng cao năng lực. Nếu bạn sẵn có khả năng lãnh đạo thiên bẩm và niềm đam mê, hãy thử xem liệu chúng tôi có thể giúp bạn nâng tầm những tiềm năng đó thông qua việc phát triển mạng lưới lãnh đạo không chuyên như thế nào? Chúng ta đều cần sự hỗ trợ của một ai đó. Không ai giành được thành công thực sự trong công việc hay cuộc sống mà không cần đến sự hỗ trợ của người khác. Hoạt động huấn luyện là một phần quan trọng trong chương trình hỗ trợ xã hội và trên cương vị của một chuyên gia kinh doanh, bạn có thể và rất nên luyện tậ p nó thường xuyên. Với nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn người khác cách trở thành người huấn luyện hiệu quả, tôi xin nêu ra dưới đây những gì bạn có thể làm để phát triển mạng lưới huấn luyện không chuyên của chính mình - cụ thể là một nhóm nhỏ những người bạn thân thiết giúp đỡ lẫn nhau thông qua hành động khích lệ, trao đổi ý tưởng, các quan điểm khác nhau về những trở ngại và cơ hội có thể có về m ột vấn đề, cũng như một áp lực thực sự buộc bạn phải làm điều mà bạn biết rằng chắc chắn mình phải làm khác đi. Những gợi ý dưới đây không nhằm biến bạn trở thành một nhà huấn luyện chuyên nghiệp hoặc giả làm một chuyên gia. Phương pháp huấn luyện không chuyên không thể thay thế cho cách thức huấn luyện chuyên nghiệp vốn là những trợ giúp bạn cần tới khi bạn không thể tự mình đương đầu với những phức tạp của cuộc sống. Đơn giản, tôi cho rằng khi không thể tiếp cận đế n được những công cụ trợ giúp chuyên nghiệ p , phương pháp này sẽ giúp bạn và bạn bè, đồng nghiệp, người thân của bạn giúp đỡ lẫn nhau bắt nguồn từ chính nỗ lực của bạn nhằm tạo ra sự thay đổi. Huấn luyện, định nghĩa một cách đơn giản, là quá trình giúp người khác cải thiện kết quả làm việc ngay từ bây giờ và phát triển năng lực của bản thân họ để giúp họ làm việc tốt hơn trong tương lai. Huấn luyện nhằm mục đích thay đổi hành vi để làm mọi việc tốt hơn. Do quá trình tạo ra sự thay đổi là vô cùng khó nhọc và có thể gây ra những bất tiện nhất định nên mọi ng ười thường cưỡng lại nó. Tính trì trệ có sức cản rất lớn nhưng quá trình huấn luyện hiệu quả có thể giúp mọi người thắng được sức ì đó. Quá trình huấn luyện không chuyên vô cùng thú vị bởi nó lôi kéo mọi người học hỏi và giải quyết vấn đề thực sự; chương trình này hoàn toàn miễn phí chính vì vậy mọi người đều có thể tham gia. Thành quả Phương pháp huấn luyện không chuyên đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Thứ nhất, lợi ích đầu tiên và hiển nhiên nhất bạn nhận được khi ở cương vị "khách hàng" (như cách tôi vẫn thường gọi một trong hai đối tượng chính của quá trình huấn luyện). Bằng việc trình bày về một ý tưởng kinh doanh mới với huấn luyện viên "không chuyên" - người không có mối bận tâm nào khác ngoài mong muốn giúp bạn tìm ra bước tiếp theo để hiện thực ý tưởng, bạn sẽ nhận được sự khích lệ thôi thúc mình vượt qua nỗi sợ hãi mỗi khi bắt tay làm một nhiệm vụ mới cùng những gợi ý để tiến hành các bước đi cụ thể. Quan trọng hơn, những huấn luyện viên này luôn theo sát và thôi thúc bạ n chịu trách nhiệm - bạn thấy mình có nghĩa vụ phải luôn báo cáo cho họ về tiến độ thực hiện và nhận ra những thiếu sót thường xuyên mắc phải mỗi khi bạn thực hiện một nhiệm vụ mới. Quá trình tương trợ lẫn nhau giữa mọi người đem lại những giá trị vô hình với lợi ích mà chúng ta khó lòng đong đếm. Người ta nhận thấy rằng trong quá trình giúp đỡ mọi người, với việc lắng nghe vấn đề của người khác, họ đã nhận ra sự thay đổi rõ rệt trong cách họ nhìn nhận về vấn đề của chính mình. Thêm nữa, bạn có cơ hội thắt chặt mối quan hệ và phát triển được tình bằng hữu tốt đệp khi đã tạo ra tác động tích cực đến cảm nhận của người khác. Bạn còn được biết đến như một người đóng góp cho thành công của người khác. Cuối cùng, quá trình cho và nhận của chuỗi hoạt động hỗ trợ là một kỹ năng về hành vi vì vậy, qua quá trình luyện tập và trải nghiệm những gì đem lại hiệu quả và không đem lại hiệu qu ả, mọi người có thể phát triểnnâng cao khả năng huấn luyện của mình. Bắt tay thực hiện Khi mới thực hiện, hãy bắt đầu với việc lựa chọn những thành viên cho mạng lưới của mình. Ban đầu, hãy chọn ra họ từ những mối quan hệ cá nhân và công việc mà bạn muốn hợp tác trong mạng lưới huấn luyện không chuyên. Họ có thể là bất kỳ ai trong số bạn bè, đồng nghiệp và người thân của bạn. Bắt đầu với nhóm quy mô nhỏ gồm 3 người (tính cả bạn), mỗi ngườ i trong nhóm luân phiên đóng vai trò là người huấn luyện và "khách hàng" của nhau. Ngay từ ban đầu, mọi người hãy dành thời gian để nói cho nhau về mục tiêu của bản thân khi tham gia vào mạng lưới huấn luyện không chuyên. Càng cởi mở về những mục tiêu này, bạn càng có nhiều cơ hôi để biến chúng thành hiện thực bởi khi đó bạn sẽ đặt ra cam kết lớn hơn về việc thực hiện. Trong cuộc trao đổi đầu tiên, bạn cũng nên cởi mở về hy vọng và những lo lắng củ a mình. Thảo luận cách giúp mạng lưới của bạn hợp tác trong tương lai. Đề ra những kỳ vọng và thiết lập khung thời gian hiện thực hóa chúng bằng những trao đổi qua email, điện thoại, hoặc gặp mặt trực tiếp và bắt đầu tìm hiểu về mối quan tâm của nhau. Tìm hiểu rõ mình sẽ đóng vai trò người huấn luyện và khách hàng ra sao, hãy luôn cởi mở để điều chỉnh những kỳ v ọng này khi cần thiết. Hãy mau chóng tìm hiểu để có được hiểu biết ban đầu về các mối quan hệ chủ chốt của khách hàng ở nơi công sở, tại gia đình và trong cộng đồng. Tuy vậy, đồng thời, bạn cần hết sức tôn trọng sự riêng tư và sự sẵn lòng của họ trong việc cởi mở thông tin đến đâu. Chỉ dẫn cho chương trình huấn luyện Dưới đây là một số chỉ dẫn khái quát về cách trở thành một huấn luyện viên hiệu quả: - Thể hiện bạn quan tâm đến việc khách hàng của mình thành công đến mức nào - Chia sẻ kinh nghiệm bản thân với mục đích giúp khách hàng chấp nhận với phương pháp mà bạn đưa ra chứ không phải chú trọng đến bản thân bạn - Khi đóng vai trò huấn luyện viên, hãy luôn cảnh giác với bất kỳ xu hướng đối xử thiên lệch nào có thể xảy ra - Theo sát thực tế mà khách hàng đang gặp phải - hãy biết lắng nghe - Biết cách tảng lờ - đặt câu hỏi, thậm chí cả với những người bạn cho rằng họ thật ngờ nghệch - Khuyến khích khách hàng tìm kiếm sự hỗ trợ từ mọi nguồn khi cần thiết Một vài lưu ý trước khi thực hiện Trước hết, nếu bạn không thể đưa ra phản hồi ngay tại thời điểm khách hàng yêu cầu thì hãy ngay lập tức trò chuyện với người này để thương thảo về việc trì hoãn. Điều này giúp tạo ra sự tín nghiệm giữa hai người và tránh được độ chững của quá trình hướng dẫn. Giống như bất kỳ kỹ năng cần được phát triển nào, để đạt được hiệu qu ả hướng dẫn, mọi người cần đầu tư thời gian, tâm sức và sự hiểu biết nếu không các thành viên của mạng lưới sẽ mau chóng nổi cáu. Đừng bao giờ chỉ trích ý tưởng của khách hàng mà chỉ nên lắng nghe và góp ý các hướng giải quyết khác. Đừng bao giờ hứa những điều nằm ngoài khả năng bởi điều này chỉ làm tổn hại uy tín của bạn. Hai phương pháp huấn luyện Một khi đã bắt tay thực hiên, bạn có thể đầu tư nhiều hơn vào hình thức hướng dẫn phát huy hiệu quả tốt nhất với những người khác nhau trong những tình huống cụ thể. Chúng ta có hai phương pháp hướng dẫn là trực tiếp và không trực tiếp. Phương pháp trực tiếp đòi hỏi bạn phải biết lắng nghe khách hàng của mình và đưa ra lời khuyên từ chính kinh nghiệm hoặc kiến thức của bản thân. Phương pháp không trực tiếp buộc bạn phải lắng nghe những vấn đề khách hàng gặp phải nhưng thay vì đưa ra lời khuyên bạn sẽ đặt ra những câu hỏi khích lệ khách hàng bạn đư a ra các giải pháp độc lập. Biết đưa ra những câu hỏi đúng giúp khách hàng của bạn tự hiểu vấn đề hơn. Cả hai phương pháp đều có hiệu quả và việc áp dụng phương pháp nào trong tình huống nào phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà bạn đang huấn luyện. - Bài viết của Steward D. Friedman trên Harvard Business Publishing. Tác giả là giáo sư thực hành của Chương Trình Quản Lý tại trường Wharton. Ông là cựu chủ tịch trung tâm Nghiên Cứu Phương Pháp Lãnh Đạo của Ford Motor. Ông đồng thời là tác giả của cuốn sách Total Leadership: Be a Better Leader, Have a Richer Life (tạm dịch là: Phương Pháp Lãnh Đạo Tổng Thể: Khi Trở Thành Một Nhà Lãnh Đạo Hiệu Quả Hơn, Bạn Sẽ Có Một Cuộc Sống Giàu Có Hơn). Giúp nhân viên tự ra quyết định Theo mô hình tổ chức truyền thống kiểu hình tháp, việc ra hầu hết các quyết định đều tập trun g vào những nhân vật ở phần chóp bu, tức các giám đốc cấp cao. Mô hình này trong nhiều trường hợp hạn chế sự phát triển của tổ chức và làm cho doanh nghiệp chậm thích nghi với thị trường. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải chuyển đổi sang mô hình tổ chức mở rộng theo chiều ngang và trao nhiều quyền ra quyết định hơn cho các nhân viên cấp dưới. Thế nhưng, không ít doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong quá trình này: sếp muốn trao bớt quyền lực nhưng nhân viên thì không muốn nhận. Đâu là nguyên nhân của vấn đề này? Một trong những sai lầm lớn nhất của các sếp trong vấn đề trên là nghĩ rằng nhân viên nào cũng thích có thêm quyền lực để ra nhiều quyết định hơn trong công việc hằng ngày của họ. Thực tế không đơn giản như vậy. Lý do là khi đã làm việc lâu trong một doanh nghiệp có nhiều thang bậc trong cơ cấu tổ chức, các nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái, thậm chí an phận với vị trí của mình nên ngại thay đổi. Chuyện một số nhân viên không muốn gánh thêm nhiều trách nhiệm cũng là một nguyên nhân khác không thể loại trừ. Những nhân viên như vậy thích có được những sự sắp xếp có thể dự báo trướ c mà ở đó, sếp là người ra những quyết định quan trọng, còn họ chỉ việc thực hiện các quyết định đó. Vì vậy, sẽ là phi thực tế nếu kỳ vọng rằng tất cả nhân viên đều phấn khởi hơn khi được trao thêm quyền ra quyết định. Theo các chuyên gia quản trị, để nhân viên có thể thật sự tham gia vào tiến trình ra quyết định, sếp phải giúp họ những điều sau đây: Hiểu rõ khái niệm “trao quyền” mà sếp đang cố gắng triển khai. Cụ thể, sếp sẽ giao thêm cho nhân viên những trách nhiệm gì, đặt ra những giới hạn nào về thẩm quyền ra quyết định và mong đợi điều gì từ họ. Hiểu rõ các mục tiêu, giá trị và ưu tiên của tổ chức. Ra quyết định không phải là một qua trình diễn ra trong phút chốc. Nếu các nhân viên không hiểu rõ về các mục tiêu, giá trị và thứ tự ưu tiên của các công việc thì họ sẽ ngần ngại ra quyết định vì sợ mắc phải sai lầm. Có được những thông tin cần thiết về tổ chức. Doanh nghiệp cần phải có một hệ thống, cơ chế truyền thông hiệu quả để các nhân viên có được đầy đủ những thông tin liên quan cần thiết giúp cho việc ra quyết định hay kiến nghị có cơ sở và thích hợp với hoàn cảnh. Nắm rõ quy trình ra quyết định của tổ chức. Doanh nghiệp cần phải có quy trình hay diễn đàn được phổ biến rộng rãi đến các nhân viên để họ có thể đề xuất kiến nghị hay ra quyết định một cách chính thức. Sự nhất quán trong quản lý. Một điều bất cập trong quá trình trao quyền là các sếp thường rút lại quyền khi thấy các quyết định của cấp dưới không giống với mong muốn của mình. Một khi đã trao quyền cho nhân viên cấp dưới thì không có nghĩa là sếp sẽ bị ràng buộc với tất cả những quyết định do nhân viên đưa ra. Sếp vẫn hoàn toàn có thể đưa ra những đề xuất khác với nhân viên với điều kiện ý kiến của sếp phải dựa trên tinh thần cùng giải quyết vấn đề, chứ không phải là ép buộc. Có cơ hội phát triển kỹ năng. Các nhân viên có năng lực khác nhau trong giải quyết các vấn đề. Nếu muốn nhân viên thật sự tham gia vào quá trình ra một số quyết định, các nhà quản trị cấp cao phải trang bị một số công cụ thích hợp để họ có thể thực hiện nhiệm vụ được giao hiệu quả. Một đội ngũ nhân lực ổn định và đáng được tôn trọng. Ở những doanh nghiệp có lịch sử thường xảy ra những xung đột ngấm và nhân viên sẽ có khuynh hướng nghĩ rằng cách giữ an toàn cho mình là lảng tránh tham gia vào các quyết định. Tương tự, khi nhân viên thường bị chỉ trích bởi cấp trên hay đồng nghiệp, họ cũng thận trọng hơn trong các việc liên quan đến ra quyết định . Phát triển năng lực lãnh đạo bằng cách "học bạn" Đã bao giờ bạn tự hỏi những nhà lãnh đạo kiệt xuất đã đi đến thành công bằng cách nào? Hãy tin rằng khả năng lãnh đạo bẩm. cao năng lực. Nếu bạn sẵn có khả năng lãnh đạo thiên bẩm và niềm đam mê, hãy thử xem liệu chúng tôi có thể giúp bạn nâng tầm những tiềm năng đó thông qua việc phát triển mạng lưới lãnh đạo. từ chính nỗ lực của bạn nhằm tạo ra sự thay đổi. Huấn luyện, định nghĩa một cách đơn giản, là quá trình giúp người khác cải thiện kết quả làm việc ngay từ bây giờ và phát triển năng lực của bản

Ngày đăng: 28/06/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w