1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Những sai lầm nghiêm trọng của lãnh đạo doanh nghiệp doc

5 360 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 205,09 KB

Nội dung

Những sai lầm nghiêm trọng của lãnh đạo doanh nghiệp Sự thành bại của một doanh nghiệp lệ thuộc rất nhiều vào các nhà lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo thành công là những người nhận thức rõ những điểm mạnh và điểm yếu, những thuận lợi và rào cản của mình. Hiểu được những rào cản phổ biến và thực hiện những biện pháp tránh phạm phải những sai l ầm này cũng là một điều kiện tiên quyết quan trọng quyết định đến thành công của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Dưới đây là những sai lầm khiến các nhà lãnh đạo có thể “giết chết” doanh nghiệp của mình. 1. Cho rằng tất cả nhân viên đều hiểu được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Cho dù doanh nghiệp có thực hiện một kế hoạch chiến lược ấn tượng đến m ấy thì kế hoạch đó cũng chẳng có giá trị gì nếu nhân viên ở tất cả các cấp chưa thấu hiểu. Các nhà lãnh đạo cần phải dành thời gian để giảng giải cho nhân viên về các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và lập ra các mục tiêu cho từng nhân viên, cũng như phải điều chỉnh các mục tiêu cho nhân viên khi mục tiêu của doanh nghiệp thay đổi. 2. Tùy tiện trong tuyển dụng nhân sự. Nếu không dành đủ thời gian và áp dụng các quy trình thích hợp cho tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc chỉ để tuyển dụng những nhân viên không phù hợp với công việc. Thực tế cho thấy, không ít lãnh đạo doanh nghiệp thường tuyển dụng người theo cảm tính và các quan hệ cá nhân. Các cuộc phỏng vấn nghiêm túc và việc kiểm tra các thông tin liên quan đến đời tư của ứng viên sẽ giúp doanh nghiệp có được một bức tranh chính xác v ề hành vi của họ trong quá khứ và dự báo về hành vi của họ trong tương lai. 3. Cho rằng nhân viên đã được đào tạo đủ. Doanh nghiệp sẽ bị lãng phí nguồn nhân lực hiện có của mình nếu không có những chương trình đào tao và phát triển nhân tài thích hợp. Nhiều doanh nghiệp chi nhiều tiền cho những hợp đồng bảo trì máy móc hơn là cho các chương trình đào tạo nhân viên dù vẫn thường xuyên nói rằng con người là tài sản hàng đầu. Đầu t ư cho nguồn nhân lực chính là đầu tư cho sự thành công trong tương lai. 4. Không thường xuyên xem xét, đánh giá. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, thường nghĩ rằng việc kinh doanh đang diễn ra bình thường nên không phải quá bận tâm với những việc đã đi vào nề nếp. Thế nhưng, nhà lãnh đạo cần phải thường xuyên rà soát và đánh giá lại hiệu quả của các hoạt động của doanh nghiệp để có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Ngoài ra, khi đã lượng hóa được các kết quả, thành tích mà doanh nghiệp đạt được, nhà lãnh đạo sẽ có cơ sở vững vàng để xây dựng các mục tiêu cho nhân viên và đề ra những biện pháp thích hợp để động viên họ. 5. Không đưa ra phản hồi. Do ngại va chạm và xung đột, các nhà lãnh đạo thường né tránh những hành vi không thể chấp nhận được của nhân viên và không thẳng thắn yêu cầu những người có lỗi phải chịu trách nhiệm. Thông qua việc đánh giá kết quả làm việc định kỳ hay các cuộc trao đổi trong công việc hằng ngày với nhân viên và đưa ra những phản hồi tích cực, mang tính xây dựng, nhà lãnh đạo sẽ thúc đẩy nhân viên v ươn tới thành tích cao hơn và giúp họ phát triển nghề nghiệp. Cho rằng doanh nghiệp đang làm tốt và khách hàng đang hài lòng. Cho dù doanh nghiệp không nhận được than phiền từ khách hàng thì điều đó không hoàn toàn có nghĩa là họ đang hài lòng. Doanh nghiệp phải có những chương trình, cơ chế khuyến khích khách hàng đưa ra phản hồi. Các trang web xây dựng quan hệ xã hội, các kênh truyền thông điện tử hiện nay mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để lắ ng nghe những ý kiến phản hồi có giá trị từ khách hàng nhằm cải thiện hoạt động của doanh nghiệp. 7. Không hiểu được mối liên hệ giữa marketing và bán hàng. Một đội ngũ nhân viên bán hàng giỏi chỉ là một trong nhiều kênh giúp doanh nghiệp phát triển. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là người đi đầu trong việc xây dựng các chiến lược, đưa ra các ý tưởng cho các hình thức và hoạt động tiếp thị khác: từ nghiên cứu và phát triể n sản phẩm, làm PR, nghiên cứu thị trường đến quảng cáo, xây dựng nhãn hiệu. Nếu không chủ động theo đuổi những chiến lược này, doanh nghiệp sẽ khó có thể thắng các đối thủ cạnh tranh khác trên thương trường. Một CEO đáng giá cả nghìn nhân viên Bạn có thể thuê bao nhiêu nhân viên với số tiền bạn trả cho 1 CEO? Không phải ai cũng hào phóng như Steve Jobs của Apple. Người sáng lập ra “Quả táo” chỉ nhận m ức lương chính thức 1 USD mỗi năm, trong khi một nhân viên kinh doanh tại một cửa hàng của Apple kiếm được tới 31.200 USD mỗi năm. Nhưng Jobs chỉ là trường hợp ngoại lệ. Khoảng cách thu nhập giữa lãnh đạo và nhân viên mới vào nghề đã dần được thu hẹp trong vài năm gần đây, nhưng sẽ là rất bình thường nếu lương ngày dành cho CEO của một công ty lớn nào đó thậm chí còn nhiều hơn lương năm của vài nhân viên. Mức độ chênh lệch rất khác nhau giữa các ngành nghề. Trong lĩnh vực công nghệ, d ược phẩm và sản xuất, khoảng cách giữa lương CEO và nhân viên có xu hướng nhỏ hơn vì công nhân được trả lương cao. Trong khi đó, các ngành bán lẻ và một số ngành hàng tiêu dùng (nơi các nhân viên trực tiếp làm việc với khách hàng để bán sản phẩm và dịch vụ), thì khoảng cách lại lớn hơn nhiều, một phần vì nhân viên mới vào chỉ được hưởng mức lương thấp. Trong bài viết mới đăng tải trên Daily Finance, tác giả Douglas A. McIntyre (từng là tổ ng biên tập tờ Financial World Magazine, chủ tịch trang Switchboard.com từng nằm trong danh sách 10 website có lượng truy cập lớn nhất thế giới) đã công bố kết quả khảo sát hơn 10 công ty có mức chênh lệch lớn giữa lương CEO và nhân viên. Ông tính tổng số tiền mà CEO nhận được, bao gồm cả tiền mặt, thưởng, quyền chọn cổ phiếu và một số ưu đãi khác như được cấp máy bay của công ty. Tất cả số li ệu trên đều là thông tin cập nhật lấy từ một nguồn tin đã được ủy quyền. Còn lương của công nhân, chủ yếu tính theo lương giờ, được lấy qua công ty cũng như qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp với công đoàn và công nhân. Nổi bật nhất trong số các CEO trong danh sách là Jamie Dimon - CEO của JPMorgan. Năm 2009, ông chỉ kiếm được món tiền "ít ỏi" 1,3 triệu USD khi các CEO phố Wall chịu sức ép hưởng lương thấp do cu ộc khủng hoảng tài chính và các khoản cứu trợ của chính phủ. Tuy nhiên, Dimon cũng đã kiếm được tới 35 triệu USD trong năm 2008 khi hệ thống tín dụng toàn cầu sụp đổ và giá cổ phiếu của JPMorgan tuột dốc. Sau đây là danh sách các công ty có sự chênh lệch lớn về thu nhập của CEO và nhân viên. 1. CVS Caremark CEO Thomas M. Ryan: 30,4 triệu USD (tổng thu nhập 2009) Nhân viên thu ngân mới vào làm: 8 USD/giờ, 20.800 USD/năm 1 CEO = 1.461 nhân viên mới vào nghề 2. AT&T CEO Randall Stephenson: 29,2 triệu USD (tổng thu nhập 2009 NV kinh doanh mới vào làm: 10 USD/giờ, 26,000/năm 1 CEO = 1.123 nhân viên mới vào nghề 3. The Walt Disney Co CEO Robert Iger: 29 triệu USD (số liệu năm 2009) Nhân viên lau dọn: 10 USD/giờ, 26.000 USD/năm 1CEO = 1.115 nhân viên mới vào nghề 4. McDonald's CEO James A. Skinner: 17.6 triệu USD (số liệu năm 2009) Nhân viên thu ngân mới: 7,25 USD/giờ, 18.850 USD/năm 1CEO = 933 nhân viên mới vào nghề 5. Target CEO Gregg W. Steinhafel: 16.1 triệu USD (số liệu năm 2009) Nhân viên thu ngân mới: 8,50 USD/giờ, 22.100 USD/năm 1CEO = 728 nhân viên mới vào nghề 6. Cablevision Chủ tịch kiêm sáng lập viên Charles F. Dolan: 15 triệu USD (số liệu năm 2009) CEO James L. Dolan: 17 triệu USD (số liệu năm 2009) Nhân viên chăm sóc khách hàng: 13 USD/giờ, 33.800 USD/năm 1CEO = 505 nhân viên mới vào nghề 7. Starbucks CEO Howard Schultz: 9,9 triệu USD (số liệu năm 2009) Nhân viên pha cà phê mới: 9 USD/giờ, 23.400 USD/năm 1CEO = 423 nhân viên mới vào nghề 8. Wal-Mart CEO Michael T. Duke: 8,5 triệu USD (số liệu năm 2009) Nhân viên kinh doanh mới: 9,75 USD/giờ, 25.350 USD/năm 1CEO = 335 nhân viên mới vào nghề 9. Nike CEO Mark G. Parker: 7,3 triệu USD (số liệu năm 2009) Nhân viên bán hàng ở New York: 9 USD/giờ, 23.400 USD/năm 1CEO = 311 nhân viên mới vào nghề 10. Time Warner Cable CEO Glenn A. Britt: 15,9 triệu USD (số liệu năm 2009) Nhân viên lắp đặt cáp: 20 USD/giờ, 52.000 USD/năm 1CEO = 305 nhân viên 11. AMR . Những sai lầm nghiêm trọng của lãnh đạo doanh nghiệp Sự thành bại của một doanh nghiệp lệ thuộc rất nhiều vào các nhà lãnh đạo. Những nhà lãnh đạo thành công là những người nhận thức rõ những. công của nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Dưới đây là những sai lầm khiến các nhà lãnh đạo có thể “giết chết” doanh nghiệp của mình. 1. Cho rằng tất cả nhân viên đều hiểu được mục tiêu chiến lược của. giá. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, thường nghĩ rằng việc kinh doanh đang diễn ra bình thường nên không phải quá bận tâm với những việc đã

Ngày đăng: 28/06/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w