1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tọa đàm trên sóng truyền hình Việt Nam hiện nay

157 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tọa đàm trên sóng truyền hình Việt Nam hiện nay
Tác giả Trần Thị Thu Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Trí Nhiệm
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 38 MB

Cấu trúc

  • 1.2. Vai trò của chương trình tọa đàm truyén hình (24)
  • 1.3. Nội dung, hình thức của chương trình tọa đàm truyền hình (28)
  • 1.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình tọa đàm truyền hình (35)
  • 1.5. Điều kiện thực hiện chương trình tọa đàm truyền hình chất (39)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG CHAT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH TOA ĐÀM TREN SÓNG TRUYEN HÌNH .........................----t+E+E+ESESEEzczEzEeEezzrsr 37 2.1. Giới thiệu về Đài, Kênh truyền hình và các chương trình trong (0)
    • 2.2. Khảo sát chất lượng chương trình tọa đàm trên sóng VTVI- (51)
    • 3.2. Gidi Php TT (0)

Nội dung

Nội dung luận án làm rõ thêm những vấn đề lý luận liênquan đến tính chính luận trong các chương trình đàm thoại truyền hình; đề xuất các tiêu chí đánh giá tính chính luận trong chương tr

Vai trò của chương trình tọa đàm truyén hình

Báo chí ngày càng khăng định vai trò vị trí của nó trong đời sống xã hội hiện đại Số lượng công chúng quan tâm đến chương trình truyền hình ngày càng nhiều và họ ngày càng khắt khe hơn đối với việc lựa chọn chương trình Ngoài chức năng thông tin về sự kiện, các van đề xung quanh đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội thì truyền hình phải thực hiện vai trò định hướng dư luận xã hội, tham gia giải quyết những vấn đề xã hội quan tâm, những vấn đề liên quan đến việc hoạch định và thực thi chính sách, những van đề bức xúc gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người Đó chính là môi trường để chương trình tọa đàm xuất hiện và cung cấp thông tin lý lẽ, thông qua phân tích, bàn luận, đánh giá dé chuyén tai thông tin một cách có định hướng cho công chúng Trong bối cảnh đó chương trình tọa đàm càng thé hiện vai trò của mình Theo tác giả, chương trình tọa đàm truyền hình có những vai trò sau:

1.2.1 Chuong trinh toa dam truyén hình góp phan thực hiện tôn chi, mục dich, nhiệm vụ cua cơ quan báo chi

Mỗi tờ báo đều xác định tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của mình Mục đích, tôn chỉ, nhiệm vụ đó được thể hiện thông qua tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí.

Nội dung của chương trình tọa đàm truyền hình hết sức phóng phú và đa dạng nhưng chủ yếu tập trung vào những vấn đề nóng, đang cần câu trả lời từ các cơ quan chức năng Báo chí luôn bám sát nhiệm vụ dé có những tác phẩm, chương trình góp phần thực hiện tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ Việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ là tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cơ quan báo chí, sự ảnh hưởng, tác động của cơ quan báo chí (thông qua sản phâm báo chí) đối với hệ thống chính trị, đối với xã hội.

Chức năng tham gia quản lý, giám sát xã hội, phản biện xã hội, đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống được tập trung ở các chương trình chính luận, trong đó đối thoại, tọa đàm giữ vai trò chủ lực.

1.2.2 Chương trình tọa đàm truyền hình góp phần thực hiện nhiệm vu của báo chí

Luật Báo chí 2016, mục 2, điều 4 có quy định: báo chí phải góp phần ôn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc phản ánh và định hướng dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân góp phan phát trién bền vững Soi chiếu vào những nhiệm vụ trên, có thé nói các chương trình tọa đàm truyền hình đều hướng tới những nhiệm vụ cao cả đó Thế mạnh của chương trình tọa đàm là đi sâu phân tích, lý giải, phản biện những vấn đề đang xảy ra ở cả tầm vĩ mô lẫn vi mô; những vấn đề liên quan đến pháp luật, thực thi pháp luật; những bat hợp lý có thé dẫn đến cản trở sự phát triển bền vững Đó chính

19 là thế mạnh của chương trình tọa đàm trong việc thực hiện nhiệm vụ của báo chí mà những thể loại báo chí khác như tin, bài phản ánh, tường thuật khó thực hiện.

1.2.3 Chương trình truyền hình góp phan cùng các cơ quan chức năng trong việc hoạch định và thực thi chính sách

Việc hoạch định và thực thi chính sách có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia dân tộc Chỉ có chính sách đúng, quản trị hiệu quả mới thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra Bằng những chương trình tọa đàm, trao đôi giữa các cơ quan chức năng (Quốc hội, Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành ) với các chuyên gia, những người liên quan sẽ cung cấp thông tin, phản biện thông tin, đề xuất kiến nghị, giải pháp thực sự hữu ích trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách của mỗi quốc gia.

1.2.4 Chương trình tọa dam giúp định hướng thông tin cho người xem

Các sự việc, sự kiện xảy ra liên tục, ở bắt kỳ thời điểm nào và không gian nao cũng có thể được thông tin đến công chúng Ban thân mỗi sự việc, sự kiện đều chứa đựng những phức tạp, mâu thuẫn cần được lý giải Hơn nữa mỗi sự kiện, hiện tượng, mỗi tiễn trình đều diễn ra trong những điều kiện lịch sử xã hội cụ thé với những hình thức, tính chất, nội dung khác nhau Những luồng thông tin đan chéo nhau khiến công chúng khó định hình cho mình một cách tiếp cận và cách nhận thức đúng đắn.

Sự xuất hiện của thé loại tọa đàm truyền hình có vai trò rất quan trọng dé định hướng những luéng thông tin đó Nó có nhiệm vụ giải thích đánh giá, định hướng thông tin cho người xem trước những vấn đề có tính thời sự, tạo cho họ một chỗ dựa tin cậy Hơn nữa, thể loại tọa đàm còn bé sung thêm một luồng thông tin mới phong phú giúp người xem định hình một cách sớm nhất, nhanh nhất dé có thé nhìn nhận, đánh giá sự kiện hay van đề ngay mà không bị pha trộn do nhiều nguồn thông tin khác gây nên, giúp tránh được những hậu quả đáng tiệc trong cuộc sông.

1.2.5 Tạo diéu kiện dé công chúng tương tác Luật Báo chí 2016 quy định rất rõ về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân Luật đã quy định rất rõ ràng và cụ thể về những việc được làm của công dân và được Báo chí, Nhà nước tạo điều kiện để công dân thực hiện những quyền cơ bản của mình; đáng chú ý là những quy định” quyền cung cấp thông tin cho báo chí, quyền phản hồi thông tin trên báo chí; quyền tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến phê bình đối với các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính tri- xã hội ”

Như vậy, công dân có thể thông qua báo chí, thông qua việc tham gia vào các chương trình tọa đàm, đối thoại, qua mạng xã hội dé thực hiện quyền được pháp luật quy định của mình.

Nếu trong các chương trình tọa đàm có tiếng nói của công dân, đặc biệt là những chuyên gia, những nhà khoa học, nhà quản lý, những người có tầm ảnh hưởng đến công chúng, chất lượng chương trình tọa đàm sẽ chất lượng và hấp dẫn hơn, có khả năng thu hút công chúng.

Nhờ sự phát triển của kỹ thuật công nghệ truyền hình hiện đại mà nhiều chương trình tọa đàm được thực hiện cầu truyền hình trực tiếp Phương thức này giúp cho cuộc tọa đàm có thê diễn ra ở trường quay hoặc ở nhiều địa điểm khác nhau Điều này khắc phục hạn chế về khoảng cách địa lý, tạo điều kiện thuận lợi dé thực hiện và làm tăng thế mạnh của chương trình tọa dam Công chúng được quyền tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách gọi điện thoại, gửi thư, nêu ý kiến, trả lời phỏng vấn ngoài trường quay, tạo sự tương tác, gần gũi giữa nhà đài với công chúng Xu thế này gần đây đang được các Đài truyền hình áp dụng nhiều hơn giúp cho chương trình tọa đàm bớt khô khan mà gần gũi với công chúng Thông qua các chương trình tọa đàm, quyền lợi của người dân được bảo vệ và làm tăng tính chuyên nghiệp của các tô chức thực hiện nhiệm vụ này Với

21 các phương tiện hiện đại hoặc thực hiện các chương trình tọa dam bằng hình thức online, phạm vi không gian, thời gian bị phá vỡ, công dân ở bất cứ đâu cũng có thê tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các chương trình tọa đàm.

1.2.6 Chương trình toa đàm truyền hình góp phan xây dựng thương hiệu cho cơ quan báo chí

Thương hiệu có giá trị với bất cứ cơ quan tổ chức nào Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình gian nan, vat vả, thậm chí phải đổi băng mồ hôi, nước mắt Dé xây dựng nên một thương hiệu trong lòng công chúng chính băng những tác phẩm chương trình có chất lượng, có tác động tích cực vào việc giải quyết những van dé thực tiễn đặt ra Những chương trình tọa đàm có chất lượng, có sự tác động mạnh mẽ đến các cơ quan chức năng, nói lên tiếng nói của người dân, tạo nên một sức mạnh dé giải quyết mọi van dé.

Chính những chương trình như vậy đã góp phần tạo nên thương hiệu của cơ quan báo chí, tạo niềm tin đối với công chúng.

Nhận thức được thế mạnh của các chương trình chính luận truyền hình

Nội dung, hình thức của chương trình tọa đàm truyền hình

1.3.1.1 Đề tài của các chương trình tọa đàm

“Đề tải là những vấn đề đặt ra trong cuộc sống thực, rất đa dạng và phong phú, không phụ thuộc vào phạm vi giới hạn rộng hay hẹp của vẫn đề mà thường mang tính khách quan “ [ 22-luận văn Lương Thị Thúy (2015)

Chất lượng chương trình về phòng chống tội phạm trên kênh truyền hình

Công an Nhân dân hiện nay Tr 297]

Trong báo chí, dé tài thường ở hai cấp độ: đề tài là một van dé của tác phẩm báo chí hoặc đề tài là một lĩnh vực nào đó của đời sông xã hội Đề tài của các chương trình tọa đàm truyền hình rất rộng, nó bao hàm tất cả lĩnh vực của đời sống chính trị- xã hội, như đề tài về lĩnh vực kinh tế, [ĩnh vực văn hóa, lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực an ninh quốc phòng, những van đề liên quan đến hoạt động lập pháp, hành pháp, tu pháp v.v

Trong nhận thức, nhiều người cho răng đề tài của tọa đàm chỉ tập trung vào những vẫn đề đang tranh luận, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, đến sự phát triển Nhận thức như vậy là đúng nhưng chưa đủ Nội dung chương trình toa đàm có thé bàn luận đến kinh nghiệm của những điển hình tiến tiến, những cá nhân tiến tiến, nham đưa đến cho công chúng những hình ảnh tích cực có thé noi gương hoặc làm theo.

Tuy nhiên, một tác phẩm báo chí, một chương trình báo chí chỉ đi sâu vào một vấn đề nhất định Một tác phẩm, một chương trình là một mảnh ghép và nhiều mảnh ghép tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh Cho nên, một chương trình toa đàm truyền hình sẽ đi sâu vào một van đề nao đó dang cần câu trả lời từ các cơ quan chức năng hay một vấn đề đang xảy ra cần phải có câu trả lời.

Trong hoạt động báo chí, việc lựa chọn đề tài là khâu đầu tiên nhưng cũng hết sức quan trọng Bởi không có dé tài hay không thé có tác phẩm hay hoặc chương trình hay Nếu dé tài của chương trình tọa đàm không dé cập đến những van đề nóng, không có van dé dé trao đôi, tranh luận sẽ khó có chương trình hay, khó thu hút công chúng Theo tác giả, các chương trình toạ đàm thường đề cập dến những nội dung sau:

1.3.1.2 Những van dé liên quan đến xây dựng, sửa đổi pháp luật, chủ trương, chính sách

Việc xây dựng, sửa đổi chủ trương, đường lối, chính sách của mỗi quốc gia là việc làm thường xuyên và hết sức quan trọng, quyết định đến sự phát triên, phát triên bên vững Công việc nay thuộc về các cơ quan lập pháp, co

23 quan Chính phủ Tuy nhiên, để có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ, việc trao đổi, lay ý kiến của nhân dân, đặc biệt là những chuyên gia trong lĩnh vực liên quan, ý kiến của những người chịu tác động của các chủ trương, chính sách đó là cực kỳ quan trọng Từ những ý kiến đồng thuận, những ý kiến trái chiều, những ý kiến mang tính phản biện đều có giá trị với các cơ quan chức năng.

Các chương trình tọa đàm, toạ đàm truyền hình có vai trò quan trọng trong trong việc cung cấp thông tin đến các nhà hoạch định, thực thi chính sách Có thê nói đây là mảng đề tài chiếm tỉ lệ khá lớn của các chương trình tọa đàm.

1.3.1.3 Những bat cập trong việc thực hiện chủ trương, chính sách Do hạn chế trong việc ban hành các quyết định và do sự vận động của thực tiễn, khi đưa vào thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đã bộc lộ những bat cập, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện và quyền lợi của công dân Vì vậy, việc hủy bỏ, sửa đổi những van đề bat cập trong các quyết định là điều hết sức cần thiết Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác, phù hợp, khả thi cần phải được trao đồi, tranh luận một cách thăng thăn, khoa học, dân chủ, phải nghe tiếng nói từ nhiều phía Chang hạn, Luật điện anh hiện hành dang co những van đề bat cập, không phù hợp làm ảnh hưởng đến sự phát triển nền điện ảnh nước nhà và quyền lợi của các nhà sản xuất phim, phát hành phim và sự thỏa mãn nhu cầu của công chúng Một vấn đề đang có nhiều ý kiến khác nhau giữa những người quản lý và sửa đối luật là tiền kiểm hay hậu kiểm đối với một tác phâm điện ảnh Tiền kiểm và hậu kiểm sẽ đặt ra những vấn đề gì giữa công tác quản lý và quyền lợi của nhà sản xuất, phát hành phim? Quyền lợi của công chúng? Dé đảm bảo có một quy định chính xác, van đề cần phải được trao đổi, bàn luận từ các luật sư, nhà sản xuất, nhà phát hành và ý kiến của công chúng Những chương trình tọa đàm sẽ rất hữu ích trong việc cung cấp thông tin nhiều chiều để đưa ra quyết định đúng.

1.3.1.4.Khi có một sự kiện, van dé mới nảy sinh trong cuộc sống xã hội gây nhiều ý kiến trái chiều, mâu thuẫn can đến ý kiến trực tiếp, khách quan của những chuyên gia, những người có trọng trách, thẩm quyên

Dịch covid- 19 xảy ra là một thảm họa kinh hoàng đối với thế giới, dẫn đến cả thế giới như bị đóng băng trong một thời gian, mọi hoạt động bị đình trệ, ảnh hưởng đến sự phát triển và cuộc sống của con người Câu hỏi đặt ra là làm thé nào dé tìm ra những giải pháp dé thực hiện mục tiếu kép- đảm bảo an toàn tính mạng người dân, đồng thời phải phát triển kinh tế, an sinh xã hội?

Câu trả lời không đơn giản có thể quyết định một sớm, một chiều; để giải quyết van đề một cách thỏa đáng cần phải có những trao đổi, tranh luận để quyết định đưa ra không gây ra những hậu quả đáng tiếc Trong trường hợp này, các chương trình tọa đàm sẽ đưa đến những gợi mở, những giải pháp quan trọng giúp Chính phủ tham khảo trước khi đưa ra những quyết định quan trọng.

1.3.1.5 Sự cân thiết thông báo, giải thích của các chuyên gia về một sự kiện, van dé dé thuyết phục công chúng tin tưởng vào sự đúng đắn của nó.

Trong thực tế cuộc sống không phải bất cứ một sự kiện, vấn đề nào đó đưa ra đều được công chúng chấp nhận, thực thi Họ có thể không tin tưởng, hoài nghi thậm chí còn chống đối Dé công chúng tin tưởng rất cần những phân tích, lý giải của các chuyên gia, những người có trách nhiệm thông báo, giải thích dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn dé thuyét phục công chúng Trong những trường hợp này, các chương trình tọa đàm rat thiết thực và bố ích trong việc cung cấp đầy đủ thông tin, định hướng tư tưởng cho công chúng.

1.3.1.6 Khang định độ tin cậy chính thức cua nguồn tin khi một chủ trương chính sách mới ra đời hoặc sắp ra đời.

Trong thực tiễn, có những chủ trương, chính sách ra đời nhưng vẫn có những sự hoài nghi, chưa thật tin tưởng đến khả năng tác động hoặc có thê khả thi mà cần phải được thông tin từ các cơ quan thực thi chính sách Chang

Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình tọa đàm truyền hình

29 và hình thức Theo tác giả, một chương trình tọa đàm truyền hình chất lượng phải đảm bảo các tiêu chí sau:

1.4.1 Tiêu chí về nội dung chương trình 1.4.1.1 Dé tài của chương trình

Thứ nhất muỗn có một chương trình tọa đàm thành công phải có một đề tài hay Xác định dé tài cho tác phâm là khâu đầu tiên trong quá trình sáng tao các tác phẩm truyền hình nói chung và chương trình nói riêng. Đề tài là lĩnh vực các sự kiện hiện tượng, vấn đề trong đời sống xã hội được lựa chọn dé phản ánh trong chương trình tọa đàm Hiện thực nóng bỏng của cuộc sống chính là đề tài không bao giờ cạn của chương trình tọa đàm truyền hình Vì vậy chúng ta có thé bat gặp ở chương trình tọa đàm tat cả những đề tài liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật

Cùng là một đề tài nhưng ở thể loại tin, phóng sự chỉ cần đưa thông tin sự kiện đến công chúng còn tọa đảm sẽ phải tìm các van dé bên trong can được tháo gỡ, lý giải một cách chặt chẽ Những van dé, sự kiện mang tính phản ánh thông tin đơn thuần không phải là đề tài cho chương trình tọa đàm mà nó chỉ là tiền đề đề hình thành việc lựa chọn đề tài.

Trước hết, đề tài, chủ đề của chương trình là vấn đề mà nhiều người quan tâm, có ảnh hưởng đến việc xây dựng các chủ trương, chính sách, quyết định đến việc thực hiện mục tiêu xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ văn minh, mỗi người được sống trong hòa bình và đảm bảo tốt nhất những quyên cơ bản của con người Dé tài có tác động, liên quan đến nhiều người và mang tính thời sự, tính định hướng Chắng hạn, các chương trình tọa dam có liên quan đến vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng luật,sửa đối luật; van dé phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; vấn đề biến đổi khí hậu; van dé gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động trong thời gian bùng nô dịch covid- 19 v.v Những vấn đề có mâu thuẫn, xung đột, có

30 các quan điểm nhiều chiều, cần tranh luận, bày tỏ, định hướng đề đi đến thống nhất Các quan điểm thông tin khác nhau cần thống nhất hoặc các vấn đề chưa được hiểu rõ và khách quan cần được thông qua diễn đàn tranh luận dé giúp cho các bên và công chúng nắm được tính hình cũng như có đánh giá đầy đủ, toàn diện kỹ lưỡng thống nhất

Nội dung của chương trình tọa đàm phù hợp với tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của cơ quan báo chí, và phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Nội dung chương trình phải mang tính xây dựng, định hướng, không mang tính áp đặt, lợi dụng chương trình để thực hiện mục đích không trong sáng hoặc chống phá.

Thứ hai, tác phâm bộc lộ rõ lập trường và quan điểm công khai Có lẽ không một thể loại nào có một thái độ, quan điểm, lập trường bộc lộ rõ ràng, công khai, trực diện như thể loại này Đây là nơi phát ngôn chính kiến, thái độ của nhà báo, của cơ quan báo chí thể hiện qua lời dẫn của MC (người dẫn chương trình) và lời bình của phóng sự, cũng như kiến giải của khách mời Do vậy, khán giả sẽ thu thập được nhiều thông tin từ những ý kiến này Các thông tin được cung cấp đa chiều bằng nhiều con đường Thông tin có thể do tác giả chương trình cung cấp qua các phóng sự đan xen hoặc do khách mời cung cấp.

Thứ ba, khả năng tác động của tác phẩm Những vấn đề mang tình thời sự, nổi cộm, bức xúc, được nhiều ngưởi quan tâm thông qua hình thức tọa dam dé nhà báo, khách mời, người dân tham gia đóng góp tích cực thường xuyên các vấn đề của đời sống xã hội, mặt khác nó khơi dậy tính tích cực của cộng đồng, góp sức lực và tài năng để giải quyết các vấn đề chung quốc gia, dân tộc Do đó thé loại tọa dam phải nhìn nhận ở những yếu tố cơ bản như: định hướng thông tin, tao diễn đàn dư luận xã hội, tương tác với công chúng.

1.4.1.2 Về hình thức chương trìnhThứ nhất, các chương trình toạ đàm đã tạo được một diễn đàn dân chủ hóa thông tin Trong chương trình, các khách mời được bày tỏ quan điểm,

3l chính kiến thoải mái nhưng được dẫn dắt và chốt lại bằng chính kiến quan điểm định hướng cuối cùng của nhà báo Quá trình thực hiện chương trình, có các mâu thuẫn cần giải quyết, có thể là mâu thuẫn nội tại vấn đề đó, hoặc là mâu thuẫn của chính quan điểm của khách mời và được giải quyết bằng chính các lập luận của người dẫn chương trình thông qua trao đồi với khách mời.

Thứ hai, khách mời tham gia chương trình phù hợp với nội dung tọa đàm, có kiến thức sâu, thé hiện rõ quan điểm, chính kiến, trình bay một cách rõ ràng, ngắn gon, dé hiểu các quan điểm, thông tin của mình Khách mời có dấu ấn đối với công chúng và có khả năng thu hút công chúng

Thứ ba, các phóng sự, video clip, Voxpop chèn ấn tượng, nêu được van đề tranh luận và làm căn cứ, điểm nhấn cho chương trình toa đàm, phải đảm bảo yêu cầu của thê loại Hình ảnh đẹp, lời bình sắc sảo, âm thanh, tiếng động hấp dẫn Thời lượng của các phóng sự, video clip, voxpop phải phù hợp, hài hòa với dung lượng chương trình.

Thứ tr, người dẫn chương trình thé hiện tốt phâm chất, kỹ năng và kiến thức trong quá trình dẫn Về phẩm chất phải tự tin, có bản lĩnh dẫn, có sự nhạy cảm; kiến thức phong phú và chuyên sâu về lĩnh vực, van đề dẫn; có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, làm chủ cuộc tọa đảm và quản lý tốt thời gian Trong quá trình dẫn, người dẫn chương trình thé hiện có kiến thức, có hiểu biết sâu về vấn đề trao đổi, làm chủ kịch bản, không rơi vào tình trạng bị động, lung túng và biết xoay chuyền tình thế; có khả năng thu hút sự quan tâm, chú ý của khán giả.

Thứ năm, khách mời phù hợp với nội dung của chương trình, trong quá trình trả lời, trao đổi, tranh luận thể hiện được sự hiểu biết, có kiến thức chuyên sâu, có khả năng trình bày lời nói kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, có khả năng thu hút công chúng Trên thực tế, có nhiều chương trình tọa đàm thất bại vì khách mời không đáp ứng yêu cầu Ly do có thé không thực sự là chuyên gia trên lĩnh vực bàn luận, dẫn đến chương trình không tập trung vào chủ thé,dễ dãi, thiếu kịch tính.

Thứ sáu, hình ảnh của trường quay đẹp, hợp lý, tạo sự hấp dẫn của chương trình.

Trường quay không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra cuộc tọa đàm giữa MC và khách mời Hình ảnh trường quay là tầng thông tin thứ hai, b6 sung những thông tin cần thiết có liên quan đến đề tài bàn luận, tạo ra sự chú ý, hấp dẫn đối với người xem Nếu hình ảnh của trường quay chủ yếu dùng hình ảnh tinh, chỉ một hình ảnh trong suốt thời gian cuộc tọa đàm sẽ tạo ra sự đơn điệu trong quá trình theo đõi của người xem Vì vậy, chất lượng của hình ảnh trường quay cũng góp phần vào thành công của chương trình Với công nghệ hiện đại, nhà sản xuất có thể tạo ra hình ảnh trường quay hấp dẫn (trường quay ảo ), cuốn hút người xem Tuy nhiên, nội dung cuộc tạo đàm van là yếu tố quyết định.

Thứ bảy, thời lượng chương trình phù hợp, có sự quan tâm của công chúng, có tiếng nói của công chúng.

Trong thực tế, không thể có một quy định cứng về thời lượng chương trình tọa đàm bởi nó phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt là những chương trình tọa đàm trực tiếp Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các chương trình tọa đàm không có quy định về thời lượng, mà thời lượng sẽ phụ thuộc vào tính chất của đề tài, mức độ phức tạp của dé tài, số lượng khách mời tham dự.

Điều kiện thực hiện chương trình tọa đàm truyền hình chất

Theo nhận thức và hoạt động thực tiễn, tác giả nhận thấy, để thực hiện một chương trình tọa đàm truyền hình đạt chất lượng vẫn phải đảm bảo các

33 điều kiện cần và đủ, phụ thuộc vào trình độ ekip thực hiện chương trình và các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật thực hiện, chi phí để sản xuất chương trình Có bốn điều kiện quan trọng sau:

Thứ nhất, phải có đề tài hay Những đề tai này không phải do nhà báo nghĩ ra mà nó phải xuất hiện trong hiện thực cuộc sống, nảy sinh trong quá trình vận động và phát triển; trong quá trình đó phát sinh nhiều vấn đề cần phải trao đối, tranh luận làm sáng tỏ Nếu không xảy ra dịch bệnh covid-19, không có những hạn chế trong quá trình xây dựng, thực thi pháp luật không thé có những chương trình tọa dam về các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, an sinh xã hội, pháp luật hấp dẫn.

Thứ hai, nhận thức của lãnh đạo cơ quan báo chí. Để có sự đầu tư về nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuât thực hiện các chương trình tọa đàm chất lượng có sự ảnh hưởng từ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của các chương trình tọa đàm và điều kiện thực hiện chương trình Nếu lãnh đạo nhận thức không day đủ sẽ dẫn tới không quan tâm đến chất lượng chương trình trong quá trình tô chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình.

Chỉ trong trường hợp lãnh đạo cơ quan báo chí nhận thức đúng tầm quan trọng và những tác động của chương trình tọa đàm truyền hình mới quan tâm đến lựa chọn, đảo tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho ekip sản xuất, có cơ chế thích hợp đối với ekip thực hiện chương trình và khách mời tham dự chương trình, tận dụng lợi thế của mình để xây dựng moi quan hệ với đội ngũ khách mời.

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực Đây là điều kiện tiên quyết dé thực hiện chương trình tọa đàm truyền hình chất lượng Nói đến nhân lực thực hiện chương trình tọa đàm bao gồm người tô chức, người dẫn chương trình, quay phim, kỹ thuật trường quay, kỹ thuật thực hiện hậu ky (với chương trình phat sau) Khi nói đến ekip sản xuất đòi hỏi sự đồng bộ, phối hợp tốt, có kỹ năng

34 làm việc nhóm, có trách nhiệm, tận tâm của các thành viên trong ekip Chi một khâu hạn chế cũng ảnh hưởng đến chất lượng chương trình Theo khảo sát của tác giả, trong quá trình thực hiện chương trình tọa đàm truyền hình, sẽ rất thuận lợi và đảm bảo chất lượng nếu người tô chức sản xuất đồng thời viết kịch bản, chọn khách mời và trực tiếp dẫn Dẫn chứng các trường hợp của cố nhà báo Trường Phước, nhà báo Quang Minh, nhà báo Văn Thành, Tạ Bích

Loan, Nguyễn Thị Hạnh Loan

Thứ tư, là xây dựng được đội ngũ khách mời hùng hậu, vừa sắc sảo, vừa chắc chắn và sôi nổi Day là một trong những yếu tô có thé nói là quan trọng nhất cho chương trình giao lưu tọa đàm Chọn khách mời trúng, chất lượng có ý nghĩa quyết định đến 70% sự thành công của chương trình Trong thực tế có nhiều chương trình tọa đàm thất bại khi người gitr vai trò đối thoại, cung cấp thông tin hay phân tích không thực sự là chuyên gia trên lĩnh vực ay Chính sự am hiểu trái vai sẽ đưa chương trình vào chỗ xuê xoa, dé dai, thiếu điểm nhấn Khan giả rất tinh, sẽ nhận ra sự đuối của chương trình ngay từ khi bảng chữ, chức danh vị khách mời xuất hiện, nếu như chương trình ay nha sản xuất mời một chuyên gia thiếu chat.

+ Quay phim, dựng phim (Kỹ thuật) và phải làm chủ kịch bản, tránh rơi vào bị động lung túng và phải biết xoay chuyền tình thế Trong những trường hợp khách mời đi quá xa thì phải chủ động dẫn dắt trở lại vấn đề Khách mời có tình không trả lời, né tránh thậm chi gai bẫy người dẫn thì người dẫn phải chủ động và khéo léo đưa lại nội dung, thậm chí vạch ra chủ ý của khách mời.

Tức là sự chủ động, linh hoạt của người dẫn sẽ tạo nên kịch tính của chương trình hoặc tiết chế chương trình Người dẫn phải kiên trì với mục đích từ đầu của chính mình, không duoc sa vào câu chuyện phụ, phải biết điều khiển thời gian.

Sẽ xảy ra một SỐ trường hợp: có nhiều người làm chủ kịch bản, là tác giả nhưng lại không dẫn được chương trình mà phải giao cho MC dẫn Trong

35 khi đó, MC lại chỉ như cái máy, học thuộc kịch bản nhưng không hiểu về nội dung của chương trình hoặc hiểu sơ sài, không đến nơi đến chốn Tác giả kịch bản nếu điều khiển MC qua chi dẫn bộ đàm thì cũng chỉ ở mức độ vừa phải nên chất lượng chương trình khó cao Tốt nhất là người dẫn chính là người tổ chức sản xuất (viết kịch bản, t6 chức sản xuất gói phụ kiện, mời khách, trực tiếp dẫn và chỉ đạo dựng phim (trường hợp phát sau)) Đề dẫn tốt cần nghiên cứu kỹ kịch bản, nội dung câu hỏi, dự kiến các tình huống phát sinh, lường trước các câu trả lời, hiểu nội dung kịch bản dé sáng tạo trong cách nói và câu hỏi, đồng thời không có những câu hỏi ngớ ngân, sử dụng tốt ngôn ngữ cơ thé

Chuẩn bị tâm thế và các tình huống, trong bất cứ tình huống nào cũng phải làm chủ chương trình, kịch bản Đối với các chương trình trực tiếp, cần chủ động kết nối với đạo diễn, kỹ thuật dé có các câu dẫn phù hợp bối cảnh khi có những tình huống đột xuất ngoài kịch bản Trang phục, giọng nói và hình thức cũng phải chuẩn bị chu đáo, tránh mắt tự tin do ngoại hình hoặc âm sắc như giọng bi khan, tóc tai, quan áo không chin chu.

Thứ năm, cơ sở vật chat phục vụ sản xuất chương trình phải đảm bảo, phải có đủ trường quay, máy quay, các phương tiện làm kỹ xảo và đảm bảo đủ kinh phí dé thực hiện Dé thực hiện chương trình tọa đàm cần phải có một kế hoạch lâu dài và đảm bảo về điều kiện tai chính như: định mức sản xuất chương trình phải phù hợp và không cứng nhắc, phải phù hợp với từng chương trình, độ khó và chi phi đầu tư dé sản xuất, chi trả chế độ nhuận bút, thù lao cho khách mời, định mức một cách hợp lý, đảm bảo đãi ngộ xứng đáng.

Tiểu kết chương 1 Đối với thực hiện đề tài luận văn, chương | có tầm quan trọng đặc biệt.

Nội dung chương 1 mang tính lý luận, làm cơ sở dé tiến hành thống kê, khảo

36 sát, phân tích, đánh giá về chất lượng chương trình tọa đàm truyền hình Dựa trên sự hiểu biết của bản thân, những kiến thức thu nhận được trong quá trình học tập, tham khảo các tài liệu liên quan, tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết của van dé nghiên cứu Cu thé, tác giả đã tìm hiểu, phân tích những khái niệm liên quan đến đề tài như: truyền hình, chương trình toạ đàm truyền hình, vai trò của chương trình tọa đàm truyền hình Việc khang định vai trò của chương trình tọa đàm truyền hình là để nâng cao nhận thức của lãnh đạo,của ekip sản xuất, nhăm nâng cao chất lượng chương trình, góp phần thực hiện nhiệm vụ, đồng thời xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh Đề tiễn hành khảo sát về chất lượng chương trình, tác giả đã đề cập đến nội dung và hình thức của chương trình tọa đàm Chương trình thực sự chất lượng khi có nội dung phong phú, hấp dẫn và hình thức phù hợp Một nội dung quan trọng làm cơ sở tham chiếu đánh giá chất lượng chương trình là xây dựng bộ tiêu chí đánh giá Chỉ có thé đánh giá khách quan, chính xác chat lượng chương trình khi xây dựng được bộ tiêu chí cụ thé, chính xác Nội dung cuối cùng trong chương 1, tác giả đã phân tích những điều kiện cần và đủ dé thực hiện chương trình tọa đàm truyền hình chất lượng để làm cơ sở phân tích, lý giải vì sao chương trình chất lượng cao hay chất lượng thấp.

THỰC TRẠNG CHÁT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM

2.1 Giới thiệu về Đài, Kênh truyền hình và các chương trình trong diện khảo sát

THỰC TRẠNG CHAT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH TOA ĐÀM TREN SÓNG TRUYEN HÌNH t+E+E+ESESEEzczEzEeEezzrsr 37 2.1 Giới thiệu về Đài, Kênh truyền hình và các chương trình trong

Khảo sát chất lượng chương trình tọa đàm trên sóng VTVI-

2.2.1 Số lượng chương trình khảo sát Như đã trình bày ở Phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả tập trung vào thống kê, khảo sát các chương trình của Truyền hình Quốc hội, còn đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng và Đài Truyền hình Việt Nam, tác giả chỉ chọn một sỐ chương trình dé khảo sát.

Số lượng chương trình khảo sát 58 Trong đó của Truyền hình Quốc hội: 36; của Đài Phát thanh — Truyền hình Đà Nẵng: 13 va kênh VTVI- Dai Truyền hình Việt Nam: 9.

2.2.2 Về nội dung các chương trình tọa đàm khảo sát

Căn cứ vào nội dung đã trình bay ở chương 1, nội dung của các chương trình tọa đàm được thể hiện khá phong phú, đa dạng, gần như đề cập đến tất cả các lĩnh vực, các vấn đề “nóng” được xã hội quan tâm và liên quan đến nhiều người.

Nội dung nhiều chương trình tập trung vào trao đổi về các dự thảoLuật, những bất cập trong quá trình thực hiện luật, các Nghị định, Thông tư v.v Đây là mảng dé tài chiếm tỷ lệ khá cao của Truyền hình Quốc hội Điều này phù hợp với nhiệm vụ của kênh Chang hạn các chương trình: “Thu gọn

45 dau mối, phân cấp, phân quyển, nâng cao hiệu quả giảm nghèo ” (Truyền hình Quốc hội, phát sóng ngày 24/12/2019) Vấn đề giảm nghèo, giảm nghèo bền vững trong những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm và đã thu được những kết quả đáng khích lệ Những vấn đề trong giai đoạn vừa qua là chúng ta tập trung cho cơ sở hạ tang dé giải quyết van dé giao thông, thủy lợi,đất ở, đảm bảo việc làm ồn định cho người dân Nội dung chính sách đều tập trung nguồn lực vốn đề nới rộng mức vay tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những bắt cập dẫn đến chưa thực hiện tốt mục tiêu và lãng phí nguồn lực Nguồn lực đầu tư dàn trải, định mức hạn chế; các chính sách giảm nghèo đều có quy định ngoài kinh phí của trung ương thì phải có kinh phí đối ứng của địa phương, của người dân trong khi các tỉnh đó lại chưa cân đối được ngân sách và kinh phí vẫn trông chờ vào trung ương Vì vậy, dé chính sách giảm nghèo đạt được mục tiêu và hiệu quả bền vững cần phải bàn bạc, thay đổi phương thức, giải pháp, phải tích hợp chính sách, tập trung các chính sách, tập trung vào một số mục tiêu quốc gia và phải phân cấp, làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phuong Dé thêm những ý kiến hữu ích của các chuyên gia, các nhà lãnh đạo và ý kiến của công dân, Truyền hình Quốc hội đã thực hiện chương trình tọa dam “Thu gọn dau mối, phân cấp, phân quyên,nâng cao hiệu quả giảm nghèo "với hai khách mời là Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Uy ban về Các van dé xã hội của Quốc hội và Ông Võ Văn Bảy,Chánh văn phòng điều phối chương trình 135 của Ủy ban Dân tộc Chương trỡnh ”Lứo động ngoài trại giam, đảm bảo quy định của phỏp luật và quyộn của phạm nhân” (Truyền hình Quốc hội, phát sóng ngày 14/01/2019, thời lượng 46 phút) MC Tiến Cường; khách mời: Bà Mai Thị Phương Hoa, Đại biểu quốc hội tỉnh Nam Định, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Quốc hội và Đại tá Trần Văn Thiện, Phó cục trưởng Cục cảnh sát quản lý trai giam co sở giáo dục bắt buộc Trường Giáo dưỡng C10, Bộ Công an Vấn dé tô chức khu sản xuất, lao động cho phạm nhân ngoài trại giam được Dự án Luật thi

46 hành án hình sự sửa đôi đã được Quốc hội thảo luận va cho ý kiến tại ky họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, trong đó có một vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau là việc tổ chức khu sản xuất cho phạm nhân ngoài trại giam Nội dung này được quy định tại khoản b điểm 4, điều 17 Dự thảo luật như sau: Căn cứ yêu cầu từ thực tế của công tác giam giữ và tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân trại giam t6 chức khu sản xuất, điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam Việc bồ trí sản xuất do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quy định.

Trại giam có thé phối hợp với doanh nghiệp dé tô chức cho phạm nhân lao động nhưng phải đảm bảo chế độ giam giữ, chế độ chính sách đối với phạm nhân theo quy định của Luật này Tại phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa ra lay ý kiến Tuy nhiên, nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng nhiều ý kiến không đồng tình liên quan đến tính pháp lý và tính nhân văn Dé có thêm thông tin cho các đại biểu quốc hội và tạo diễn đàn dé công dân tham gia đóng góp ý kiến, Truyền hình Quốc hội đã thực hiện chương trình tọa đàm “ Lao động ngoài trại giam, phải đảm bảo quy định của pháp luật và quyên của phạm nhân ”.

Trao đổi về những bat cập trong chính sách gây khó khăn trong qua trình thực hiện đã được đề cập đến trong nhiều chương trình tọa đàm Nếu những vướng mắc, bất cập không được tháo gỡ sẽ dẫn đến không đạt được hiệu quả như mong muốn Những bắt cập xuất phát từ việc ban hành luật và sự vận động của thực tiễn.

Một văn bản luật sau khi ban hành dé có thé đi vào cuộc sống cần phải có các văn bản quy định chi tiết, hướng dan thi hành Luật thi hành về văn bản quy phạm pháp luật quy định Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây dựng và ban hành các văn bản theo thẩm quyên.

Tuy nhiên, tình trạng chậm trễ ban hành văn bản vẫn là căn bệnh kinh niên dẫn đến nhiều văn bản luật chưa thực sự đi vào cuộc sống Vậy, giải pháp nào dé chữa căn bệnh kinh niên này, Chương trình tọa đàm “Chậm ban hành văn

47 bản hướng dan luật- Bài toán chưa hồi kết” (Truyền hình Quốc hội, phát sóng ngày 30/10/2020) đã phân tích nguyên nhân và gợi mở nhiều giải pháp hữu ích Chương trình với sự tham gia của Ông Nguyễn Trung Thành- Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Ông Tô Hoài Nam- Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Ngoài ra, một số chương trình như: “Bảo vệ quyên trẻ em” (Đài PT- TH Đà Nẵng, phát sóng ngày 21/11/ 2019), “Cau chuyện rượu bia tham gia giao thông ” (Truyền hình Quốc hội) Đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật là van dé

“nóng” trên các diễn đàn, trên thông tin báo chí Những biểu hiện vi phạm pháp luật, tiêu cực, băng hoại đạo đức đã làm xói mòn lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Chính Phủ, cản trở sự phát triển của xã hội, làm ảnh hưởng vị thế Việt Nam trên trường quốc tế Băng sự nỗ lực, quyết liệt, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, tham nhũng, tiêu cực vẫn diễn biến ngày càng phức tạp, tỉnh vi Ngoài sự quyết tâm phải tìm ra giải pháp thích hợp Nhiều chương trình tọa dam đã đề cập đến chủ đề này Chang hạn chương trình “Quyết liệt chống tham những” (VTVI, phát sóng ngày 29/12/2020) Theo số liệu thống kê, từ năm 2013 đến năm 2020 đã có hơn

131.000 đảng viên bi xử lý kỷ luật Riêng trong nhiệm kỳ Đại hội Dang XII đã có 87.000 đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có 3.200 đảng biên bị xử lý kỷ luật liên quan đến tham nhũng, trong đó có 110 dang viên do trung ương quản lý (4 ủy viên Bộ chính trị và Nguyên ủy viên Bộ chính trị; 27 ủy viên

Trung ương Đảng và nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; hơn 30 sỹ quan cấp tướng) Nguyên nhân là do một thời gian dài buông lỏng quản lý về kinh tế,quản lý tài sản, quản lý con người Tệ nạn tham nhũng đã gây nhức nhối trong xã hội, làm suy giảm lòng tin, thiệt hại kinh tế, nguy cơ đến vẫn đề tồn vong của chế độ Việc Đảng và hệ thống chính trị quyết tâm chống tham nhũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận và cần rút ra những bài học kinh

48 nghiệm quý báu để tiếp tục công cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả hơn Chương trình tọa đàm đã đưa ra nhiều ý kiến bé ích và gợi mở một diễn đàn để công chúng tham gia đóng góp ý kiến Chương trình “Gian lận thi cử- phụ huynh chạy điểm có bị xử lý” (Truyền hình Quốc hội) Liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp phô thông trung học năm 2018 đã có một vụ bê bối ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thi của nhiều thí sinh, dư luận xã hội hết sức bức xúc và phẫn nộ Đó là việc nâng điểm thi cho một số thí sinh tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình Tổng số thí sinh được nâng điểm là 251 thí sinh.

Trong đó tỉnh Hà giang 144 thí sinh, tỉnh Sơn La 44 thí sinh và tỉnh Hòa Bình

63 thí sinh Các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và xử lý 16 bị can là lãnh đạo, công an về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.A. Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chi, NXB Thông tan, Hà Nội Khác
2. Đào Tan Anh, Đới Thị Kim Thoa, (2004), Cơ sở ly luận của báo chí — lập 1, 2. NXB. Thông tấn (sách dịch) Khác
3. Đào Tan Anh, Trần Kiều Vân, (2004), Các thé loại báo chí, NXB Thông tan (sách dich) Khác
4. Pham Thi Sao Băng, (2005), Giáo trình Công nghệ san xuất chương trình truyền hình, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội Khác
5. C. Mác - Ph. Ăngghen, tập 1, Nxb Thông tan, Mátxcơva. H.1978 Khác
6. Cudonhetxép, X.L. Xvich, A.la. lurốpxki, (2007), Báo chí truyền hình, NXB Thông tấn Khác
7. Duc Dũng, (2003),Ly luận báo phat thanh, NXB Văn hóa — Thông tin Khác
8. Nguyễn Văn Ding, (2006), Truyền thông — Ly thuyết và kỹ năng cơ bản,NXB Lý luận chính trị Khác
9. Nguyễn Văn Dững, (2012), Cơ sở lý luận báo chi, NXB Lao động 10. Nguyễn Van Dững, (2011), Báo chí và du luận xã hội, NXB Trẻ Khác
12. Hội đồng Quốc gia, (1995), Tir điển bách khoa Việt Nam, tập 1, Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam Khác
13. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), “Tổ chức diễn đàn trên bao mạng điện tử , Nxb Chính trị quốc gia Khác
14. Viện ngôn ngữ học, (2002), Tir điển tiếng Việt phổ thông, NXB Phương Đông Khác
15. Quang Hào, (2012), Ngôn ngữ báo chi- Nghiệp vụ báo chi, NXB Thông tan Khác
15. Đinh Thi Thu Hang, (2015) Dẫn chương trình phát thanh, truyền hình(sách chuyên khảo), Nxb. Lý luận chính tri Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hỡnh ảnh MC dẫn chương trỡnh ( chương trỡnh ô Phong tục | 52 - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tọa đàm trên sóng truyền hình Việt Nam hiện nay
nh ảnh MC dẫn chương trỡnh ( chương trỡnh ô Phong tục | 52 (Trang 5)
Hình Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tọa đàm trên sóng truyền hình Việt Nam hiện nay
nh Việt Nam (Trang 49)
Hình ảnh của MC và khách mời, hình ảnh phía sau trường quay và hình ảnh - Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tọa đàm trên sóng truyền hình Việt Nam hiện nay
nh ảnh của MC và khách mời, hình ảnh phía sau trường quay và hình ảnh (Trang 66)
w