TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
***********
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT NẰM NGOÀI KHU CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ TÂN UYÊN
Sinh viên thực hiện : Đinh Cường Quốc
Ngành :Quản lý tài nguyên và môi trường
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hiền Thân
Bình Dương, tháng 05 năm 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
***********
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT NẰM NGOÀI KHU CÔNG
NGHIỆP THÀNH PHỐ TÂN UYÊN
Sinh viên thực hiện : Đinh Cường Quốc
Ngành :Quản lý tài nguyên và môi trường
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hiền Thân
Bình Dương, tháng 05 năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, dữ liệu trong bài đều được trích dẫn rõ ràng, trung thực
Kết quả của nghiên cứu cũng chưa từng công bố trong bất cứ nghiên cứu cùng cấp nào khác
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo
Người thực hiện
ĐINH CƯỜNG QUỐC
Trang 4LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp thành phố Tân Uyên”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các giảng viên trường đại
học Thủ Dầu Một để hoàn thành bài luận này Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, Khoa khoa học quản lý - Trường đại học Thủ Dầu Một các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS Nguyễn Hiền Thân người đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành tốt bài luận này Tôi xin chân thành cảm ơn - Cán bộ quản lý cùng giáo viên các trường - Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua
Tác giả
ĐINH CƯỜNG QUỐC
Trang 5KHOA: KHOA HỌC QUẢN LÝCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHƯƠNG TRÌNH: QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Bình Dương, ngày tháng năm 202…
PHIẾU NHẬN XÉT
(Dành cho giảng viên hướng dẫn)
I Thông tin chung
1 Họ và tên sinh viên: Đinh Cường Quốc MSSV: 2028501010126 Lớp: D20QLMT01 2 Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp thành phố Tân Uyên
II Nội dung nhận xét
Tiêu chí 1: Hình thức Đúng cấu trúc quy đinh, có hình ảnh và bảng biểu đầy đủ Tiêu chí 2: Nội dung (Tổng quan tình hình NC; PP nghiên cứu; kết quả nghiên cứu…)……
Tổng quan còn chưa được phong phú và đa dạng Phương pháp nghiên cứu phù hợp
Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được mục tiêu đề tài đặt ra
Tiêu chí 3: Tính ứng dụng và triển vọng của đề tài………
Đề tài có khả năng ứng dụng để xây dựng kế hoạch quản lý môi trường các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp thành phố Tân Uyên
Tiêu chí 4: Đánh giá về thái độ và ý thức làm việc của sinh viên………
Sinh viên có tinh thần học tập và nghiên cứu, có khả năng tự nghiên cứu và có tính chủ động cao
III Kết luận - Đáp ứng / không đáp ứng chuẩn đầu ra CTĐT: đáp ứng
- Đồng ý cho bảo vệ - Không đồng ý cho bảo vệ
NGƯỜI NHẬN XÉT
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 6TÓM TẮT
Hiện nay vấn đề quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp đang là trở ngại lớn và là một vấn đề nhức nhói của nhà nước trên địa bàn Thành Phố Tân Uyên Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đánh giá hiện trạng môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp tại Thành Phố Tân Uyên Đề tài được thực hiện thông qua phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp thống kê, so sánh kết hợp với ma trận SWOT và phân tích nguyên nhân hệ quả đã giải quyết triệt để các mục tiêu nghiên cứu đặt ra Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể khái quát như sau:
Đánh giá được hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp Hiện trạng môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh Nghiên cứu cho thấy chất lượng mẫu nước thải vượt chuẩn là 60 cơ sở chiếm 56%, Hạ tầng thu gom nước thải không có; Đầu tư hệ thống xử lý nước thải chưa được vận hành chính xác
Đề tài đã đưa ra các giải pháp dựa trên dựa trên phân tích hiện trạng môi trường, công tác quản lý đã đề ra được các chiến lược, các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp
Nghiên cứu đã cho thấy được hiện trạng hoạt động sản xuất, hiện trạng môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn Thành Phố Tân Uyên Các kết quả nghiên cứu này góp phần quan trọng vào việc thiếp lập hệ thống quản lý nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường của Thành Phố Tân Uyên
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iv
DANH MỤC VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 2
1.2.3 Nội dung nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khảo sát 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.5 Kết quả nghiên cứu dự kiến 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý thuyết 4
1.1.1 Khái niệm quản lý môi trường 4
1.1.2 Các nguyên tắc của công tác quản lý môi trường 4
1.1.3 Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường 4
1.1.4 Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường 5
1.1.5 Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường 5
1.1.6 Khái niệm khu công nghiệp 6
1.2 Hiện trạng nghiên cứu trong và ngoài nước 7
1.2.1 Thế giới 7
Trang 81.3.6 Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Tân Uyên 17
1.3.7 Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Tân Uyên 19
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp 22
2.2 Hiện trạng môi trường của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp 22
2.3 Hiện trạng công tác quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp 23
2.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp tại Thành Phố Tân Uyên 24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1 Hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp 26
3.1.1 Hiện trạng cơ cấu ngành nghề hoạt động sản xuất của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp 26
3.1.2 Hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất 27
3.1.3 Nhu cầu sử dụng lao động các cơ sở sản xuất 29
3.2 Hiện trạng môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp 30
3.2.1 Hiện trạng chất lượng môi trường xung quanh tại thành phố Tân Uyên 30
3.2.2 Hiện trạng môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp 45
3.3 Hiện trạng công tác quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp 51
3.3.1 Cơ cấu phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Tân Uyên 51
3.3.2 Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của TP Tân Uyên 53
Trang 93.4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất nằm 54
ngoài khu công nghiệp 54
Trang 10DANH MỤC VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
CED : (Cause & Effect Diagram) sơ đồ xương cá
CTXLNT : Công trình xử lý nước thải
EMAS :Eco-Management and Audit Scheme (Hệ thống quản lý và
kiểm toán môi trường)
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các đơn vị hành chính của Thành phố Tân Uyên 11
Bảng 3.1 Cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn Tp Tân Uyên 26
Bảng 3.2 Các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn Tp Tân Uyên 28
Bảng 3.3 Các điểm thu thập mẫu môi trường không khí 30
Bảng 3.4 Các điểm lấy mẫu đất được lựa chọn để theo dõi chất lượng môi trường đất trên địa bàn 32
Bảng 3.5 Kết quả phân tích mẫu đất công nghiệp và đất đô thị tại khu vực 33
Bảng 3.6 Nhánh chính,kênh, rạch của sông Đồng Nai 34
Bảng 3.7 Đặc điểm địa hình mặt cắt ngang sông Đồng Nai 37
Bảng 3.8 Đặc điểm dòng chảy sông Đồng Nai được đo thực tế bằng thiết bị ADC (Thời gian đo: Ngày 11 tháng 4 năm 2013) 38
Bảng 3.9 Hiện trạng thoát nước của các cơ sở 46
Bảng 3.10 Công trình xả thải vào sông Đồng Nai 48
Bảng 3.11 Bảng thống kê tình hình tuân thủ quy định pháp luật về công trình xử lý nước thải 49
Bảng 3.12 Kết quả CLNT 50
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính Thành phố Tân Uyên 10
Hình 1.2 Cảng Thạnh Phước Tân Uyên Bình Dương 16
Hình 1.3 Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành giai đoạn 2021-2023 17
Hình 1.4 Cơ cấu kinh tế thành phố Tân Uyên năm 2023 17
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện số lượng lao động phân bố theo ngành 29
Hình 3.2 Kết quả chất lượng nồng độ bụi và tiếng ồn đô thị trên địa bàn 31
Hình 3.3 Kết quả chất lượng nồng độ bụi và tiếng ồn giao thông trên địa bàn khu vực 31
Hình 3.4 Sự thay đổi của chỉ số pHKCl trong đất nông nghiệp 32
Hình 3.5 Sự thay đổi của chỉ số pHKCl trong đất tại khu vực đô thị 33
Hình 3.6 Mặt cắt địa hình tại xã Hiếu Liêm thuộc huyện Bắc Tân Uyên, cách ngã ba sông Bé và sông Đồng Nai khoảng 500 m 36
Hình 3.7 Mặt cắt địa hình tại ấp 2, phường Uyên Hưng, Thành phố Tân Uyên 37
Hình 3.8 Mặt cắt địa hình tại ấp 2, phường Thạnh Phước, thành phố Tân Uyên, khu vực đuôi cù lao Rùa 37
Hình 3.9 Phân bố tốc độ dòng chảy trên mặt cắt ngang sông Đồng Nai tại ĐN15 38
Hình 3.10 Kết quả chất lượng nước mặt tại suối Chợ 39
Hình 3.11 Chỉ số WQI suối Chợ 40
Hình 3.12 Kết quả chất lượng Amoni của suối Cái 41
Hình 3.13 Kết quả chất lượng COD của suối Cái 41
Hình 3.14 Kết quả chất lượng TSS của suối Cái 41
Hình 3.15 Kết quả WQI nước mặt suối Cái 43
Hình 3.16 Diễn biến thông số Amoni sông Đồng Nai giai đoạn 2021-2023 43
Hình 3.17 Diễn biến thông số COD sông Đồng Nai giai đoạn 2021-2023 44
Hình 3.18 Diễn biến thông số TSS trên sông Đồng Nai vào giai đoạn 2021-2023 44
Hình 3.19 Chỉ số WQI sông Đồng Nai giai đoạn 2021 – 2023 45
Hình 3.20 Tổng lượng nước thải phân chia theo ngành sản xuất 46
Hình 3.21 Tỷ lệ thoát nước của các cơ sở sản xuất 47
Hình 3.22 Tỷ lệ lưu lượng thoát nước của các cơ sở sản xuất 47
Hình 3.23 Tình hình tuân thủ quy định pháp luật về HSMT 47
Hình 3.24 Tình hình tuân thủ quy định pháp luật về CTXLNT 50
Hình 3.25 Tình hình lưu lượng được xử lý của các cơ sở sản xuất 50
Trang 13Hình 3.26 Thống kê CLNT của các cơ sở 50 Hình 3.27 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự của Phòng tài nguyên và môi trường Thành phố Tân Uyên 52
Trang 14MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Tân Uyên là một thành phố mới ở tỉnh Bình Dương, Việt Nam Thành phố Tân Uyên được thành lập chính thức vào ngày 10 tháng 4 năm 2023 Với dân số hơn 466.000 người và diện tích 191,76 km2 [1], Tân Uyên là một trung tâm công nghiệp và thương mại lớn của Việt Nam Thành phố Tân Uyên là một trong những thành phố đang có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Việt Nam, với vai trò quan trọng và góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương và cả nước Các nhà máy, xí nghiệp hoạt động và phát triển mạnh mẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Là điểm sáng của kinh tế thành phố, công nghiệp Tân Uyên góp phần lớn vào tổng sản phẩm và thu ngân sách Thành phố Tân Uyên có 16 khu công nghiệp với diện tích tổng là 3.500 ha, tập trung các ngành công nghiệp chủ lực như dệt may, giày da, điện tử, cơ khí, hóa chất và nhựa Các khu công nghiệp thu hút được hơn 1.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo việc làm cho hơn 200.000 lao động
Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Bình Dương, thành phố Tân Uyên có nhịp độ phát triển kinh tế tăng trưởng khá nhanh, trong đó ngành công nghiệp giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế của thành phố
Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị của thành phố trong những năm gần đây đã gây ra các tác động đến môi trường Trong bối cảnh đó đã đặt ra nhiều áp lực cho công tác quản lý nhà nước về môi trường Trên thực tế, công tác này gặp rất nhiều khó khăn như số lượng các doanh nghiệp quá lớn trong khi lực lượng cán bộ quản lý lại quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại Nguồn lực dành cho công tác quản lý nguồn thải còn chưa tương xứng với yêu cầu thực triển
Hiện nay theo kết quả điều tra và thống kê cho thấy trên địa bàn thành phố Tân Uyên có 1.055 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp [2] Các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp này có cơ sở hạ tầng chưa được quy hoạch đồng bộ nên các cơ sở này chưa tập trung, nằm rải rác trên địa bàn thành phố Tân Uyên gây trở ngại cho việc kiểm soát ô nhiễm, công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn Thêm vào đó nhiều sơ sở sản xuất còn nằm xen kẽ vào trong các khu dân cư, lâu ngày dẫn đến tình trạng phản ánh, khiếu nại về tình hình môi trường rất khó giải quyết
Một phần các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp đa số đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ các cơ sở là hộ kinh doanh nên vốn đầu tư thường rất hạn chế
Trang 15nên việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải rất thấp, hiệu quả xử lý ( nếu có) cũng không đạt hiệu quả cao Quản lý chất thải công nghiệp không hiệu quả là một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và chất lượng môi trường không đảm bảo gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Từ những vấn đề trên em chọn đề tài:" Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp Thành phố Tân Uyên" Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao công tác quản lý bảo vệ môi
trường của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp trên Thành Phố Tân Uyên
1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đánh giá được hiện trạng môi trường của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp tại thành phố Tân Uyên
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Tìm hiểu hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp tại Thành phố Tân Uyên
- Đánh giá hiện trạng môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp tại Thành phố Tân Uyên
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp tại Thành phố Tân Uyên
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp tại Thành Phố Tân Uyên
1.2.3 Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp - Hiện trạng môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp
- Hiện trạng công tác quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp tại Thành Phố Tân Uyên
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khảo sát 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các cơ sở sản xuất nằm ngoài cụm công nghiệp và khu công nghiệp tại Thành Phố Tân Uyên
Trang 161.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại Thành Phố Tân Uyên - Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 01 năm 2024 đến tháng 5 năm 2024
1.4 Đóng góp của nghiên cứu 1.4.1 Đóng góp về mặt khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho những kết quả báo cáo khác mang tính nghiên cứu sâu hơn về hiện trạng môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài khu công nghiệp nói chung và các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài khu công nghiệp tại thành phố Tân Uyên nói riêng Từ đó đưa ra được các giải pháp thiết thực và ưu tiên hàng đầu để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất của các cơ sở kinh doanh gây ra
1.4.2 Đóng góp về mặt giáo dục
Đề tài được thực hiện để đưa ra những hệ lụy mà ô nhiễm môi trường gây ra từ đó góp phần tuyên truyền, vận động các chủ cơ sở sản xuất tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý môi trường
1.4.3 Đóng góp về mặt xã hội
- Đề tài cung cấp những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp tại Thành Phố Tân Uyên Từ đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế các tác động đến sức khỏe con người
- Đề tài cũng giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp nói chung hay các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Tân Uyên nói riêng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp tại thành phố Tân Uyên
1.5 Kết quả nghiên cứu dự kiến
- Đánh giá được hiện trạng môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Tân Uyên
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp tại Thành Phố Tân Uyên
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia [9]
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm: - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người
- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội
- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư
1.1.2 Các nguyên tắc của công tác quản lý môi trường
Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm: - Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường
- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp
- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm Người sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó [9]
1.1.3 Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế
Trang 18xã hội quốc gia Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường
Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học thế giới, trong thời gian từ năm 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên thế giới [9]
Tóm lại, quản lý môi trường cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống tự nhiên - con người - xã hội đã được phát triển trên nền phát triển của các bộ môn chuyên ngành
1.1.4 Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế [9]
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hoá theo giá trị Loại hàng hoá có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh Trong khi đó, loại hàng hoá kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng Vì vậy, chúng ta có thể dùng các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường [9]
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, hệ thống các tiêu chuẩn ISO,…
1.1.5 Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc gia về lĩnh vực môi trường
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, thay thế cho Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 Đây là văn bản luật quan trọng nhất, mới nhất và đầy đủ nhất điều chỉnh lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay [10]
Một số điểm nổi bật của Luật Bảo vệ Môi trường 2020:
Trang 191 Mở rộng phạm vi điều chỉnh: Không chỉ bao gồm các vấn đề ô nhiễm môi trường, mà còn điều chỉnh việc bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên thiên nhiên 2 Tăng cường trách nhiệm quản lý: Luật quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, đồng thời khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
3 Áp dụng các công cụ quản lý mới: Như kiểm toán môi trường, đánh giá tác động môi trường chiến lược, để nâng cao hiệu quả quản lý
4 Chế tài xử phạt được quy định chi tiết hơn: Với mức phạt tiền cao hơn và các hình thức xử lý vi phạm đa dạng hơn
1.1.6 Khái niệm khu công nghiệp
Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp
Khu công nghiệp do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập và được đặt dưới sự quản lÍ trực tiếp của Ban quản lí khu công nghiệp cấp tỉnh Các doanh nghiệp hoạt động tập trung trong khu công nghiệp (doanh nghiệp khu công nghiệp) được đảm bảo cơ sở hạ tầng hoàn thiện, được cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và các tiện ích công cộng khác với chất lượng cao và được hưởng nhiều ưu đãi trong chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, sử dụng đất đai của Nhà nước Việt Nam Nghị định 82/2018/NĐ-CP nêu rõ Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo pháp luật về đầu tư Khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo pháp luật về đầu tư Khu kinh tế là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo pháp luật về đầu tư
Đối tượng, nguyên tắc và thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư của dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư Nhà đầu tư, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường,
Trang 20lao động, thương mại theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề liên quan khác trong triển khai thực hiện dự án Ngoài ra, Nghị định bổ sung các quy định về các mô hình Khu Công nghiệp mới: Khu công nghiệp hỗ trợ; Khu công nghiệp sinh thái; Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư triển khai trên thực tế để nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN của Việt Nam trong thời gian tới Nhà nước khuyến khích và có biện pháp hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập mới hoặc chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần khu công nghiệp thuộc quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sang hoạt động theo mô hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Nghị định này Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất đã có hạ tầng trong khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái được hưởng các ưu đãi áp dụng đối với đầu tư vào khu công nghiệp, ưu đãi áp dụng theo địa bàn và ngành, nghề theo quy định pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ về thủ tục hành chính, tư vấn kỹ thuật, xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin hợp tác đầu tư [10]
1.2 Hiện trạng nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2.1 Thế giới
Hiện nay, trên đà phát triển của cách mạng công nghiệp mang theo đó là sự phát thải ô nhiễm môi trường của các hoạt động công nghiệp gây ra Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được chính phủ các nước trên thế giới quan tâm Do đó, việc đề ra các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các cụm và khu công nghiệp đã được nghiên cứu qua các đề tài sau:
Vào năm 2016, tại Ý Tiberio Daddi và Fabio Iraldo đã thực hiện đề tài: “ Hiệu quả của phương pháp tiếp cận cụm nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về môi trường tại khu công nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: một nghiên cứu điển hình” Bài viết với mục đích đánh giá mức khả thi của “Phương pháp tiếp cận cụm” Đề án kiểm toán và quản lý sinh thái (EMAS)' khi áp dụng cho các chính sách môi trường, bằng cách tập trung vào lịch sử trường hợp của cụm sản xuất giấy công nghiệp nằm ở tỉnh Lucca ( Nước Ý) [3]
Vào năm 2020, tại Trung Quốc Yupeng Fan và Chuanglin Fang đã thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiệu quả môi trường của phát triển công nghiệp sinh thái tại các khu công nghiệp” Bài viết này cho thấy trong khi nền kinh tế khu vực, các khu công nghiệp cũng gây ra mối đe dọa lớn đối với môi trường tự nhiên do tiêu thụ lớn tài nguyên và phát thải
Trang 21chất ô nhiễm nặng Phát triển công nghiệp sinh thái, bao gồm sản xuất sạch hơn, trao đổi sản phẩm sinh học hoặc chất thải là chìa khóa để cải thiện chất lượng môi trường [4] Các khu công nghiệp là bàn đạp cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo ra áp lực lớn cho môi trường tự nhiên do tiêu thụ tài nguyên và phát thải ô nhiễm Phát triển công nghiệp sinh thái trong công viên là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực Để đo lường một cách định lượng hiệu quả phát triển công nghiệp sinh thái là một nhiệm vụ khó khăn Bài viết này với mục đích đánh giá hiệu quả phát triển công nghiệp sinh thái bằng cách sử dụng phân tích dấu chân sinh thái dựa trên tình trạng khẩn cấp [4]
Tại Thái Lan vào năm 2017 Somchint Pilouk và Thammarat Koottatep đã thực hiện nghiên cứu: “Các chỉ số hiệu quả môi trường là chìa khóa cho các khu công nghiệp sinh thái ở Thái Lan” Ngành công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế của bất kỳ quốc gia nào Tuy nhiên, các ngành công nghiệp tiêu thụ rất nhiều tài nguyên và ngày nay mọi bên liên quan của bất kỳ hệ thống công nghiệp nào đều mong muốn có được sản phẩm công nghiệp hiệu quả Mối quan tâm về môi trường cũng rất quan trọng và các nhà nghiên cứu đang nỗ lực giảm thiểu hậu quả của quá trình công nghiệp hóa Đối với các ngành công nghiệp ở các nước đang phát triển, khái niệm công nghiệp xanh và hiệu quả là bắt buộc để đạt được lợi ích kinh tế, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài Thái Lan cũng phải đối mặt với những thách thức như vậy trong việc đảm bảo đầu ra xanh từ các
mới đã được thử nghiệm để đánh giá và hướng dẫn các EIP ở Thái Lan đã được giới thiệu Các chỉ số này được xây dựng dựa trên mức độ quan trọng và mức độ phức tạp của quá trình thực hiện Tuy nhiên, khái niệm EIP ở Thái Lan đang trong giai đoạn phát triển
1.2.2 Trong nước
Năm 2017, Nguyễn Viết Đại đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường Khu công nghiệp Thọ Quang, Thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp” Trong bài viết này, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thông qua quá trình khảo sát, điều tra tại các doanh nghiệp Toàn bộ dữ liệu thu thập được đều được xử lý và phân tích trên phần mềm Excel của Microsoft Office [6]
Năm 2016, Chu Văn Thảo đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường của các khu công nghiệp trên địa bàn
Trang 22Thành phố Hà Nội” Trong bài viết, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu đa dạng, bao gồm:Thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu thống kê liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước Tổng hợp và phân tích các chính sách, văn bản pháp luật có liên quan Phân tích hệ thống, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cũng như công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này tại Thành phố Hà Nội Việc sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu đã giúp tác giả thu thập và phân tích toàn diện thông tin, làm cơ sở cho những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp [7]
Năm 2017, Lê Phước Cường và Lê Đức Anh đã thực hiện đề tài: “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng môi trường xung quanh các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam” Trong bài viết này nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu và phân tích ở vị trí thôn Phước Lộc và thôn Phương Trung Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tại khu dân cư Phước Lộc, ô nhiễm môi trường không khí đang diễn ra, trong khi môi trường nước mặt, nước ngầm và đất vẫn chưa bị tác động Khu dân cư Phương Trung nằm gần các cụm công nghiệp Đại Quang và Mỹ An Ý kiến khảo sát của người dân tại đây cũng tương tự với khu vực Phước Lộc, chủ yếu gánh chịu ô nhiễm không khí, còn các vấn đề về ô nhiễm nước, đất, rác thải không đáng kể Như vậy, kết quả cho thấy sự khác biệt trong mức độ ô nhiễm các thành phần môi trường giữa hai khu vực dân cư, trong đó ô nhiễm không khí ở cả hai khu vực đều là vấn đề đáng quan tâm [8]
1.3 Khái quát về Thành phố Tân Uyên 1.3.1 Vị trí địa lý
Tân Uyên là một thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, nằm ở phía Đông của tỉnh Thành phố giáp với sông Đồng Nai ở phía Nam Tọa độ địa lý của Tân Uyên là 106°49'2" kinh Đông và 11°06'31" vĩ độ Bắc
Ranh giới hành chính của thành phố Tân Uyên như sau:
Phía Đông giáp với huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Phía Tây giáp với thành phố Thủ Dầu Một và thành phố Bến Cát
Phía Nam giáp với thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An và thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai)
Phía Bắc giáp với huyện Bắc Tân Uyên
Trang 23Hình 1.1 Bản đồ hành chính Thành phố Tân Uyên
(Nguồn:Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình
Dương,2023)
Trang 24Thành phố Tân Uyên thuộc khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương có tính chất là vùng phát triển đô thị- công nghiệp- dịch vụ- tài chính gắn liền với các trung tâm đầu mối đa phương tiện, tạo động lực phát triển cho dịch vụ phía Bắc của tiểu vùng đô thị trung tâm
Thành phố Tân Uyên có tổng diện tích 19.175,72 ha, bao gồm 12 đơn vị hành chính phường, xã được công bố thành lập vào tháng 04/2023 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Tân Uyên [2] Đây là thành phố thứ 4 của tỉnh Bình Dương Thành phố Tân Uyên có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến gỗ, logistic Với lợi thế giáp tỉnh Đồng Nai, gần thành phố Hồ Chí Minh nên thành phố Tân Uyên có sự giao thoa về kinh tế - xã hội với các địa bàn lân cận, là địa bàn có nhiều công nhân, người lao động trên tỉnh, thành trong cả nước tới làm việc và sinh sống
Các đơn vị hành chính của thành phố Tân Uyên bao gồm 10 phường và 02 xã cụ thể như sau:
Bảng 1.1 Các đơn vị hành chính của Thành phố Tân Uyên
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc – Kỹ thuật tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình
Dương,2023)
Trang 251.3.2 Địa hình, địa chất
Địa hình thành phố Tân Uyên đa dạng với phần lớn là đồi thoải, xen lẫn các dải đất trũng thấp đi dọc theo các sông suối đổ ra sông Đồng Nai và hai cù lao lớn là Bạch Đằng và Thạnh Hội nằm giữa sông Đồng Nai
Địa hình trong khu vực có thể phân thành 3 khu vực như sau: - Khu vực có địa hình thấp có cao độ nền từ 1÷13m nằm dọc suối Cái và các khu vực phía Đông và Nam gồm các xã Bạch Đằng và Thạnh Hội, phường Thạnh Phước và phía Nam phường Thái Hòa;
- Khu vực có địa hình trung bình có cao độ nền từ 10÷20m nằm phía Tây suối Cái gồm các phường Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Phước Khánh, Thái Hòa, phía Nam các phường Tân Hiệp và Khánh Bình;
- Khu vực có địa hình cao với cao độ từ 20÷48m nằm ở phía Bắc và trung tâm theo ranh giới phía Đông suối Cái và phía Bắc đường ĐT.746 gồm phường Vĩnh Tân, Hội Nghĩa và khu vực phía Bắc các phường Uyên Hưng, Khánh Bình, Tân Hiệp
Địa chất công trình thành phố Tân Uyên thuận lợi cho đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Khu vực đất cao, cường độ chịu nén >2kg/cm2 Khu vực đất thấp ven sông, cường độ chịu nén dưới 0,5kg/cm2 Với đặc điểm địa chất công trình này, Tân Uyên có nhiều thuận lợi và lợi thế trong đầu tư xây dựng các công trình
Nhìn chung, về địa hình và địa chất của Tân Uyên thuận lợi cho xây dựng công trình Hướng thấp dần từ phía Tây Bắc xuống phía Đông Nam dốc về phía sông Đồng Nai Địa hình cao không bị ảnh hưởng ngập lụt, các khu vực đã xây dựng và dự kiến phát triển đô thị có địa hình thuận lợi [2]
1.3.3 Khí hậu
Thành phố Tân Uyên và tỉnh Bình Dương đều nằm trong khu vực có khí hậu ấm áp quanh năm Nhiệt độ trung bình hằng năm trong khu vực này biến động từ 27,7°C đến 28,2°C Các tháng nóng nhất thường diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6, với nhiệt độ thường vượt mức 28°C Chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là khoảng 3,3°C
Lượng nhiệt bức xạ cao và ổn định, bức xạ còn lại lên đến 75-80 Kcal/cm2/năm, nắng nhiều (số giờ nắng trung bình năm từ 1.832,1-2.346,8 giờ/năm), trong năm có đến ≥ 7 tháng có số giờ nắng ≥ 150 giờ/tháng Nhìn chung, nguồn nhiệt lượng và thời gian nắng của khu
Trang 26vực khá dồi dào, điều kiện thuận lợi cho động thái phát triển của thực vật cũng như quá trình phân giải hữu cơ và biến đổi trạng thái vật chất trong đất
Mưa phân bố theo mùa rõ rệt, lượng mưa khá cao và mùa mưa kéo dài Lượng mưa trung bình hàng năm đều khá cao từ 1.839,0 – 2.454,2mm, mưa chủ yếu tập trung cao vào các tháng 5, tháng 7, tháng 9, tháng 10 với tổng lượng mưa trong tháng ≥250mm Thế nhưng, hầu hết với các tỉnh miền Nam Việt Nam thường có đặc điểm phân bố lượng mưa trong năm không đều, dao động từ 84% đến 90% Mưa tập trung làm cho một số khu vực đất thấp trong vùng bị ngập úng Ngoài ra, ở các khu vực có địa hình cao, quá trình rửa trôi các cation kiềm và một số yếu tố dinh dưỡng xảy ra mạnh mẽ, dẫn đến chua hoá và giảm thấp dinh dưỡng trong đất
Khu vực này có mùa khô kéo dài khoảng 130-150 ngày, từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau Trong mùa khô này, lượng mưa rất ít, chỉ chiếm khoảng 10-16% tổng lượng mưa cả năm Thời tiết nắng nóng cùng với lượng mưa ít ỏi khiến bề mặt đất thường xuyên khô ráo, thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ và quá trình bốc thoát hơi nước trở nên mạnh mẽ
Khu vực này có độ ẩm không khí khá cao, trung bình vào các tháng trong năm dao động từ 70% đến 96% Độ ẩm không khí có sự biến động rõ rệt theo mùa, với chênh lệch khoảng 7-16% giữa hai mùa Cụ thể, độ ẩm trung bình các tháng mùa mưa đạt khoảng 78-85%, trong khi các tháng mùa khô chỉ ở mức 65-81%
Khu vực Tân Uyên, cũng như Bình Dương và Đông Nam Bộ nói chung, có chế độ gió tương đối ổn định và không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới Trong năm, có hai hướng gió chủ đạo: gió tây nam thịnh hành trong mùa mưa, với tốc độ trung bình 1,6-1,7 m/s; và gió nam, đông nam thịnh hành trong mùa khô, với tốc độ trung bình 1,7-2,0 m/s Gió mạnh nhất trong ngày chủ yếu ở cấp 3 đến cấp 5, tương đương 3,4-10,7 m/s, trong khi gió mạnh cấp 6 trở lên (≥ 10,8 m/s) chiếm tỷ lệ không đáng kể [2]
1.3.4 Các nguồn tài nguyên 1.3.4.1 Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra thoái hóa đất kỳ đầu năm 2015 của tỉnh Bình Dương được thực hiện bởi Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương, trên địa bàn thành phố Tân Uyên có 03 loại nhóm đất chính như sau:
(1) Nhóm đất đỏ vàng: diện tích khoảng 1.578ha,khu vực này có địa chất tương đối ổn định, với nền đất chắc chắn, thích hợp cho xây dựng các công trình phi nông nghiệp
Trang 27Đồng thời, điều kiện địa lý cũng phù hợp cho trồng các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, đặc biệt là cây cao su
(2) Nhóm đất phèn: diện tích khoảng 1.191ha, phân bố chủ yếu ở các vùng ngập nước trên địa bàn thành phố
(3) Nhóm đất xám: chiếm khoảng 196 ha, đa số là đất xám gley, phân bổ ở ven suối Cái và các suối nhỏ trong thành phố Đất xám gley tập trung ở địa hình thấp, dễ gây ngập trong mùa mưa nên chỉ có thể phát triển cây trồng ngắn ngày [2]
1.3.4.2 Nước mặt
Thành phố Tân Uyên được sông Đồng Nai chảy qua phía Nam Ngoài ra, khu vực này còn có nhiều suối nhỏ, như suối Cái, suối Cầu, suối Ông Đông, là những phụ lưu dẫn nước từ nội thành chảy ra sông Đồng Nai Hệ thống sông Đồng Nai đóng vai trò then chốt trong phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm cả tỉnh Bình Dương và thành phố Tân Uyên, cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất công nghiệp tại địa phương
1.3.4.3 Tài nguyên nước dưới đất
Theo các tài liệu đánh giá về trữ lượng nước dưới đất ở tỉnh Bình Dương, thành phố Tân Uyên có 2 khu vực chính đáng chú ý
- Trong khu vực nước ngầm của thành phố Tân Uyên có trữ lượng trung bình, tập trung chủ yếu ở các xã Bạch Đằng, Thạnh Hội và phường Uyên Hưng Tại đây, các giếng đào thường có lưu lượng từ 0,05 - 0,6 lít/giây Tuy nhiên, ở những nơi có mạch nước, lưu lượng có thể đạt 1,3 - 5,0 lít/giây Bề dày của tầng chứa nước trong khu vực này thường từ 10 - 12 mét
- Trong khu vực của thành phố Tân Uyên, có một số địa phương như phường Tân Phước Khánh, phường Thái Hòa và phường Tân Vĩnh Hiệp được xác định là những khu vực nghèo nguồn nước ngầm Tại đây, lưu lượng của các giếng đào thường chỉ từ 0,05 - 4,0 lít/giây Ngoài ra, do bề dày của tầng chứa nước khá mỏng và xuất hiện ở độ sâu lớn, nên việc khai thác nước ngầm tại đây trở nên vô cùng khó khăn
- Bên cạnh đó, ở những khu vực có địa hình đất thấp, triền giồng, thường xảy ra hiện tượng nước ngầm từ dưới lòng đất trào lên bề mặt, tạo thành những mạch lộ Nông dân có thể tận dụng nguồn nước này để tưới tiêu cho cây trồng
Trang 28- Nhìn chung, tuy trữ lượng nước ngầm ở tỉnh Bình Dương không phải là quá lớn, nhưng chất lượng nước lại tương đối tốt, với độ sâu trung bình từ 30-50m Nguồn nước ngầm là tài nguyên quý giá, vì vậy việc khai thác và sử dụng nước ngầm cần phải được quản lý một cách hiệu quả và tiết kiệm, đảm bảo bền vững Ngoài việc ưu tiên sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt và công nghiệp ở nông thôn, nguồn nước này có thể được khai thác phục vụ cho việc tưới tiêu cây trồng, chăn nuôi Đối với các khu vực có nhiều khu công nghiệp và đô thị tập trung, nên ưu tiên sử dụng nước mặt thông qua các hệ thống cấp nước tập trung [2]
1.3.4.4 Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản của tỉnh Bình Dương, trên địa bàn thành phố Tân Uyên có các loại khoáng sản như sau:
Sét gạch ngói: Có trữ lượng lớn, khoảng 14,7 triệu m3 Phân bố chủ yếu ở Tân Hiệp, Khánh Bình, Thạnh Phước, Vĩnh Tân
Cát xây dựng: Phân bố ở sông Đồng Nai đoạn từ Cù Lao Rùa đến hết ranh phường Uyên Hưng
Sét chịu lửa làm gốm: Tập trung ở Tân Phước Khánh và Tân Vĩnh Hiệp, là loại nguyên liệu có giá trị kinh tế cao, làm gốm sứ và sử dụng trong luyện kim [2]
1.3.5 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 1.3.5.1 Hiện trạng giao thông
Giao thông đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố được nâng cấp, mở rộng thường xuyên tạo bộ mặt mới đô thị Các tuyến giao thông chiến lược được đầu tư phát triển, nâng cấp: ĐT 742, ĐT 746, ĐT 746B, ĐT 747A, ĐT 747B… cùng với giao thông nội thị, giao thông trong các dự án dân cư, giao thông nông thôn… Tổng chiều dài của các tỉnh lộ, đường huyện và giao thông nông thôn lên đến 540km [2]
Trong năm qua, thành phố Tân Uyên đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động các công trình: nhà tang lễ, công viên, quảng trường, chợ, bến xe khách Tân Uyên, đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của người dân trên địa bàn thành phố nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung
Giao thông đường thủy
Nhánh sông Đồng Nai chạy qua ranh giới thành phố Tân Uyên có chiều dài khoảng 18km là nhánh vận tải thủy quốc gia, đạt chuẩn sông cấp III [2]
Trang 29Cảng Thạnh Phước: Cảng loại 3 nằm trên sông Đồng Nai tại phường Thạnh Phước, diện tích quy hoạch 53ha, hiện đang đưa vào hoạt động giai đoạn I là 25,17ha Cảng có sức chứa tiếp nhận tàu, sà lan lên đến 2.000 tấn
Hình 1.2 Cảng Thạnh Phước Tân Uyên Bình Dương
( Nguồn: Báo Bình Dương, Thu hút đầu tư, nâng tầm dịch vụ logistics)
1.3.5.2 Hiện trạng cấp nước
Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch đạt 97,5% (vượt so với Nghị quyết NĐND năm 2023 đề ra là 97,2%, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2022); tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 100% [2]
Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu từ các nguồn sau: - Nhà máy nước Uyên Hưng có công suất 5.000m3/ngày đêm, khai thác nguồn nước mặt từ sông Đồng Nai, cung cấp nước cho dân cư phường Uyên Hưng và một phần của phường Hội Nghĩa, Đất Cuốc và Tân Mỹ (huyện Bắc Tân Uyên)
- Nhà máy nước Tân Hiệp có công suất 120.000m3/ngày đêm, khai thác nguồn nước mặt từ sông Đồng Nai, cung cấp một phần cho dân cư phường Tân Phước Khánh, phường Khánh Bình
- Nhà máy nước Dĩ An có công suất 90.000m3/ngày đêm, cung cấp nước một phần cho phường Tân Phước Khánh, phường Thái Hòa
- Nhà máy nước Nam Tân Uyên có công suất 30.000m3/ngày đêm, khai thác nguồn nước mặt từ sông Đồng Nai, cung cấp nước cho Khu công nghiệp Nam Tân Uyên và phường Khánh Bình [2]
Trang 30- Hệ thống cấp nước các xã: địa bàn mỗi xã có 1 trạm cấp nước độc lập với quy mô nhỏ như (Bạch Đằng và Thạnh Hội) các trạm cấp nước tập trung công suất nhỏ, khai thác nguồn nước ngầm, vị trí trạm cấp nước được đặt trong khu vực trung tâm xã
- Nhà máy cấp nước ở các phường Tân Phước Khánh, Hội Nghĩa, chủ yếu phục vụ cho người dân trong phường
- Nguồn nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu được khai thác từ nguồn nước mặt của sông Đồng Nai, hệ thống Suối Cái và các suối nhánh rải rác trên địa bàn thành phố
1.3.6 Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Tân Uyên
Năm 2023, thành phố Tân Uyên đã đề ra 23 chỉ tiêu theo các nhóm như: chỉ tiêu về kinh tế - văn hóa - xã hội, môi trường, an ninh - quốc phòng và chỉ tiêu về đô thị thông minh để tập trung phát triển kinh tế- xã hội Tính đến thời điểm lập báo cáo (tháng 11/2023) đã có 23 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch cả năm theo Nghị quyết HĐND thành phố đưa ra (trong đó, có 14 chỉ tiêu vượt và 09 chỉ tiêu đạt) [2]
1.3.6.1 Tăng trưởng kinh tế
Vào giai đoạn 2021-2023, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm vào khoảng 11,72% Năm 2023, tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành 16,52% [2]
Hình 1.3 Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành giai đoạn 2021-2023
Hình 1.4 Cơ cấu kinh tế thành phố Tân Uyên
năm 2023
Trong năm 2023, do tình hình chính trị, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành trên địa bàn thành phố tăng 5,92 % so với cùng kỳ năm 2022 Cơ cấu kinh tế của thành phố trong năm qua tiếp tục dịch chuyển đúng hướng đề ra: công nghiệp – thương mại, dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 62,31% - 36,60% - 1,09%, trong cơ cấu kinh tế thành phố Tân Uyên nhóm ngành công nghiệp giữ
vai trò then chốt trong nền kinh tế của thành phố * Công nghiệp:
Trang 31Trong năm, tình hình sản xuất công nghiệp đạt ở mức tăng trưởng khá Trị giá sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt 37.332 tỷ đồng, tăng 13,14% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 100,13% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND thành phố
* Thương mại - dịch vụ:
Năm 2023, UBND thành phố tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch vụ cơ cấu kinh tế theo hướng tắng tỷ trọng ngành dịch vụ Tăng cường thu hút đầu tư toàn xã hội, phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị thông minh
Trị giá thương mại và dịch vụ đạt được 21.936 tỷ đồng, tăng 23,27% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 100,22% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND thành phố Thị trường hàng hóa đảm bảo đáp ứng nhu cầu mua sắm, bình ổn thị trường không để xảy ra hiện tượng đầu cơ găm hàng gây bất ổn thị trường và tình hình cung ứng nguyên nhiên liệu cơ bản đảm bảo ổn định phục vụ hoạt động kinh tế
* Nông - lâm nghiệp:
Trong giai đoạn năm 2023, trị giá sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản đạt được 656 tỷ đồng, tăng 3,14 % so cùng kỳ năm 2022, đạt 101,08% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND thành phố Hiện nay trên địa bàn thành phố không còn hộ chăn nuôi heo và diện tích các loại cây trồng được cân bằng và ổn định
Tổng diện tích đất rừng trên địa bàn thành phố là 69,95 ha, tỷ lệ che phủ rừng là 0,36% (không tăng giảm so với cuối năm 2022)
Mục tiêu phát triển cơ cấu kinh tế đến năm 2030, cơ cấu kinh tế tiếp tục theo hướng công nghiệp – thương mại, dịch vụ - nông nghiệp Nâng cao chất lượng tăng trưởng các ngành kinh tế; nâng cao chất lượng, tăng trưởng vào các ngành kinh tế; nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân trên địa bàn Thành phố; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; phát triển thành phố Tân Uyên thành đô thị văn minh, thông minh, hiện đại
Trong năm vừa qua, nền kinh tế trên địa bàn thành phố Tân Uyên tiếp tục phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông- lâm nghiệp ổn định Các ngành công nghiệp chủ lực của thành phố tiếp tục duy trì, tăng trưởng bền vững thu hút đầu tư được thực hiện tốt Đầu tư hạ tầng kinh tế, kỹ thuật được chú trọng, nhất là các công trình trọng điểm, kết nối với các địa phương đang phát triển, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ [2]
1.3.6.2 Dân số và di cư
Trang 32Thành phố Tân Uyên bao gồm 10 phường và 02 xã Năm 2023, dân số thành phố có khoảng 364.826 người, mật độ dân số trung bình hiện nay của thành phố tương đối cao khoảng 1.812 người/km2 so với mật độ dân số trung bình của toàn tỉnh là 912 người/km2 Quá trình phát triển công nghiệp – dịch vụ thu hút lượng lớn lao động ở các địa phương khác đến và làm việc trên địa bàn thành phố [2]
Sự phân bố cư dân trên toàn thành phố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các phường Khánh Bình, Tân Hiệp, Uyên Hưng, đây là những phường phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ nổi trội trên địa bàn thành phố
Khu dân cư tập trung: Tân Uyên hiện có 56 dự án đầu tư khu dân cư, khu đô thị, khu nhà ở với tổng diện tích đất chiếm 932,82 ha đã được đầu tư mạng lưới thu gom, thoát nước thải Đối với cơ sở lưu trú hiện nay Tân Uyên có 504 cơ sở lưu trú từ 30 phòng trở lên Tuy nhiên, chỉ có 4 cơ sở lưu trú đầu tư hệ thống xử lý nước thải [2]
Với tốc độ phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ của thành phố Tân Uyên, vấn đề gia tăng dân số là cần thiết vì sẽ bổ sung nguồn lao động dồi dào và trẻ cho các ngành kinh tế Công tác đào tạo lao động và giới thiệu việc làm cho người lao động đạt và vượt so với chỉ tiêu đã đề ra Tuy nhiên, việc gia tăng dân số quá nhanh cũng gây ra các tác động tiêu cực tạo ra các vấn đề cần phải quan tâm như: nhu cầu nhà ở trên địa bàn, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp,
1.3.7 Đánh giá tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Tân Uyên
1.3.7.1 Thuận lợi
Nhìn chung, vị thế và điều kiện kinh tế xã hội của thành phố đã có những bước chuyển biến mới trong giai đoạn 2022 - 2023, mang tính đột phá, trở thành một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư thành lập mới và mở rộng sản xuất, kinh doanh
- Vị trí và điều kiện tự nhiên: Thành phố Tân Uyên nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có được vị trí thuận lợi để phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ Có mối liên hệ giao thông đối ngoại rất thuận lợi nhờ có các tuyến giao thông đường thủy của Tỉnh; Diện tích tự nhiên tương đối lớn, địa hình đa dạng chủ yếu là các đồi thoải độ dốc nhỏ, kết hợp với hệ thống sông ngòi là các điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi cho xây dựng phát triển công nghiệp và đô thị, phát triển đa dạng các loại hình giao thông; Môi trường khí hậu tốt, ít ảnh hưởng của bão là các điều kiện thuân lợi cho sản xuất và phát
Trang 33triển đô thị; Dân cư phát triển nhanh, tốc độ đô thị hóa cao, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội
- Kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ; Hạ tầng Công nghiệp được đầu tư đồng bộ, hiện đại có sự tham gia sâu rộng của các nhà đầu tư Công nghiệp lớn; Hoạt động thương mại từng bước được hình thành và hoạt động hiệu quả, tích cực hỗ trợ phát triển công nghiệp và đô thị của Tỉnh
- Hạ tầng: Mạng lưới các tuyến đường giao thông Bắc - Nam từ Tp HCM – Bình Dương – Bình Phước, đường vành đai 4, đường tỉnh kết nối phát triển kinh tế với các khu vực; Tân Uyên nằm tiếp giáp sông Đồng Nai, có các khu công nghiệp đang hoạt động nên có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển dịch vụ logistics Hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Tân Uyên trong thời gian qua cơ bản là đưa vào khai thác và sử dụng cảng Thạnh Phước
- Hạ tầng: Phần lớn các tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố Tân Uyên có mặt đường nhỏ, ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất công nghiệp Giao thông đường thuỷ chưa phát triển do sông Đồng Nai có nhiều đá ngầm, vận chuyển hàng hoá, container tại Cảng Thạnh Phước đến các cảng biển nước sâu mất nhiều thời gian, tăng chi phí vận chuyển Với tỷ lệ đô thị hóa cao thì các hạ tầng thương mại hiện đại, cơ sở giải trí, địa điểm du lịch vẫn chưa đáp ứng nhu cầu người dân Mô hình phát triển đô thị chưa rõ nét, phát triển phân tán Thời gian qua, Tân Uyên phát triển mạnh về công nghiệp - đô thị gắn với chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nên có sự tác động lớn đến môi trường, cảnh quan Sự tồn tại các cơ sở sản xuất phân tán trên khu vực địa bàn thành phố Tân Uyên đặt
Trang 34ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết như vấn đề ô nhiễm môi trường, di dời và chuyển đổi các cơ sở sản xuất,… Hạ tầng xã hội cho lao động nhập cư chưa phát triển đúng với tốc độ thu hút nguồn nhân lực
Trang 35CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu để đánh giá hiện trạng môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp Các phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp ma trận SWOT và CED đã được sử dụng Từ đó, đề tài đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp
2.1 Hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp
Mục đích:
Nắm bắt được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn TP Tân Uyên
Các công việc cần thực hiện:
- Thu thập số liệu về thực trạng hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài khu công nghiệp: số cơ sở , loại hình sản xuất, quy mô, công suất, số lao động,
- Đánh giá hiện trạng hoạt động các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài khu công nghiệp tại Thành Phố Tân Uyên
Các phương pháp nghiên cứu áp dụng:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2023, báo cáo hiện trạng kinh tế xã hội thành phố Tân Uyên năm 2023
- Phương pháp thống kê: thống kê mô tả, vẽ biểu đồ, lập bảng, …
2.2 Hiện trạng môi trường của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp
Mục đích:
Nắm bắt được thực trạng môi trường sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp
Các công việc cần thực hiện:
- Thu thập số liệu về thực trạng môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài khu công nghiệp tại thành phố Tân Uyên
- Đánh giá hiện trạng môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài khu công nghiệp tại Tp Tân Uyên
Các phương pháp nghiên cứu áp dụng:
- Phương pháp thu thập tài liệu: + Báo cáo công tác bảo vệ môi trường các cơ sở năm 2023;
Trang 36+ Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương; + Dữ liệu quan trắc môi trường TP Tân Uyên + Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá hiện trạng xả thải vào nguồn nước và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt trên địa bàn Thành phố Tân Uyên”
- Phương pháp so sánh: so sánh với các quy chuẩn môi trường(QCVN 40:2011/BTNMT; QCVN 05:2023/BTNMT; QCVN 08:2023/BTNMT,…) tiêu chí về môi trường
- Phương pháp thống kê: thống kê mô tả, vẽ biểu đồ, lập bảng,…
2.3 Hiện trạng công tác quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp
Mục đích:
Nắm bắt được thực trạng quản lý môi trường của các sơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Tân Uyên
Các công việc cần thực hiện
- Thu thập quy trình, cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của Phòng Tài nguyên môi trường thành phố Tân Uyên đối với các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp
- Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của công tác quản lý môi trường của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp
Các phương pháp nghiên cứu áp dụng:
- Phương pháp thu thập tài liệu: + Báo cáo công tác bảo vệ môi trường các cơ sở năm 2023; + Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Tân Uyên; - Phương pháp SWOT
+ Sử dụng phương pháp SWOT để phân tích hiện trạng và định hướng quản lý cho các cơ sở sản xuất nằm ngoài cụm và khu công nghiệp tại thành phố Tân Uyên
Phân tích SWOT là một công cụ tìm kiếm tri thức về một đối tượng dựa trên nguyên lý hệ thống
Phân tích điểm mạnh (S= strength), điểm yếu (W= weakness) là sự đánh giá từ bên trong, tự đánh giá về khả năng của phòng TN-MT thành phố Tân Uyên trong việc thực hiện mục tiêu công tác quản lý môi trường các cơ sở nằm ngoài KCN/CCN, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh (hỗ trợ công tác quản lý môi trường) hay điểm yếu (cản trở công tác quản lý môi trường)
Trang 37Phân tích cơ hội (O= opportunities), thách thức (T= threats) là sự đánh giá các yếu
tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống (đối tượng), lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội (hỗ trợ mục tiêu) hay thách thức (cản trở mục tiêu)
Sau khi phân tích SWOT, cần thực hiện việc vạch ra các giải pháp: 1 Giải pháp S/O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ
2 Giải pháp W/O: Không để điểm yếu làm mất cơ hội 3 Giải pháp S/T: Phát huy điểm mạnh để khắc phục vượt qua thử thách thử thách 4 Giải pháp W/T: Không để thử thách làm phát triển điểm yếu
nằm ngoài KCN tại Thành Phố Tân Uyên
Các công việc cần thực hiện - Tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất nằm
ngoài KCN - Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường phù hợp với những nguyên nhân đã xác định gây cản trở và giảm hiệu quả bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN trên địa bàn thành phố Tân Uyên
Các phương pháp nghiên cứu áp dụng: - Tham khảo tài liệu;
- Tham khảo ý kiến chuyên môn của chuyên viên, chuyên gia trong lĩnh vực môi trường;
+ Tham khảo ý kiến của cán bộ Phòng tài nguyên và môi trường Thành phố Tân Uyên: gồm có 6 cán bộ
Trang 38- Phương pháp CED + CED(Cause & Effect Diagram) còn được gọi là sơ đồ xương cá hay sơ đồ Ishikawa Phương pháp phân tích nguyên nhân – hệ quả dùng để phân tích nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại thành phố Tân Uyên và đưa ra hướng giải quyết nâng cao công tác bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất nằm ngoài cụm và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Tân Uyên
Một trong những bước đầu tiên trong việc tạo biểu đồ xương cá là xác định các yếu tố góp phần tạo ra các biến thể trong quy trình Ishikawa mô tả những yếu tố đóng góp này là 6M Bao gồm: nhân lực (manpower), máy móc (machine), phương pháp (method), vật liệu (material), đo lường (measurement) và môi trường (mother nature) 6 nhân tố M này ảnh hưởng đến sự thay đổi trong tất cả các quy trình và đóng vai trò là sáu “xương” chính đầu tiên trong xương cá
Trang 39CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp
3.1.1 Hiện trạng cơ cấu ngành nghề hoạt động sản xuất của các cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp
Dựa trên tài liệu thu thập và các số liệu điều tra, khảo sát trên địa bàn thành phố Tân Uyên có 1.055 cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN đang hoạt động với 18 nhóm nghành nghề sản xuất kinh doanh cụ thể được trình bày thông qua Bảng 4.1 như sau:
Bảng 3.1 Cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn Tp Tân Uyên
12 Sản xuất vật liệu cơ bản (cao su, nhựa, thủy
18 Ngành khác không được phân vào đây 144 12,9%
Trang 40khí, xi mạ, luyện kim chiếm (11%) với số lượng cơ sở là 123 cơ sở Sau đó là các nhóm ngành chiếm tỉ lệ vừa và nhỏ bao gồm nhóm ngành nhựa và chất dẻo với tổng tỉ lệ (4,7%) có 53 cơ sở sản xuất Nhóm ngành may mặc, da giày chiếm (4,5%) với 50 cơ sở hoạt động Nhóm ngành sơn, mực in, màu công nghiệp chiếm tỉ lệ (3,2%) với 36 cơ sở Nhóm ngành gốm sứ, gạch ngói chiếm (2,1%) với 24 cơ sở Số còn lại thuộc vào các nhóm nghành dệt nhuộm, điện, điện tử, viễn thông, chế biến, tinh luyện cao su, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, dược phẩm các nhóm nghành này chiếm tỉ lệ chỉ (0,3% - 0,7%)
Có một số lý do giải thích nhóm ngành chế biến gỗ, ván, lâm sản của các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trên địa bàn :
1 Diện tích và cơ sở hạ tầng không đủ để đáp ứng nhu cầu của ngành chế biến gỗ của khu công nghiệp Chính vì vậy mà các doanh nghiệp đã lựa chọn phương án xây dựng cơ sản xuất của mình thêm ở ngoài khu công nghiệp để đáp ứng được những nhu cầu còn thiếu của công ty trong khu công nghiệp
2 Giá đất và các chi phí khác của khu công nghiệp: giá đất trong khu công nghiệp thường cao hơn so với vị trí bên ngoài khu công nghiệp Các doanh nghiệp nhỏ thường thì lợi nhuận ít nên chính vì thế họ sẽ chọn ở những vị trí ở ngoài khu công nghiệp để tiết kiệm chi phí và giúp họ tăng cường lợi nhuận
3 Linh hoạt và tự do: Các doanh nghiệp chế biến gỗ ngoài khu công nghiệp có thể tận dụng sự linh hoạt và tự do kinh doanh hơn Họ có thể tự quyết định về quy mô, công nghệ, và các hoạt động sản xuất mà không phụ thuộc vào các quy định nghiêm ngặt của khu công nghiệp
4 Một số doanh nghiệp hoặc chủ các cơ sở đã có đất thuộc quyền sở hữu của mình thì việc xây dựng cơ sở chế biến gỗ có thể giảm bớt thủ tục pháp lý và các hợp đồng của khu công nghiệp đưa ra
3.1.2 Hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất
Theo kết quả điều tra, thống kê hiện nay trên địa bàn Tân Uyên có 1.055 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 12.194 m3/ngày đêm Trong đó, có 202 doanh nghiệp đã có dữ liệu thông tin nguồn thải trên cổng thông tin quản lý môi trường Bình Dương và nhiệm vụ điều tra mới với tổng 1063 cơ sở sản xuất (theo: Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá hiện trạng xả thải vào nguồn nước và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường