1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Giới thiệu về trùng roi

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Giới thiệu về trùng roi

TRÙNG ROI Trichomonas vaginalis

Phân loại khoa học:

Domain: Eukarya Ngành (Phylum): Metamonada

Lớp (Class): Parabasalia Bộ (Order): Trichomonadida Giống (Genus): Trichomonas

Loài (Species): T vaginalis

Trang 2

1 Đặc điểm cấu tạo, sinh

lý 

– Là nhóm động vật nguyên sinh lớn, có khoảng 6.000 - 8.000 loài, sống phổ biến trong nước, một số sống ký sinh Trước đây người ta chia nhóm động vật này thành 2 nhóm là Trùng roi thực vật (Phytomastigina) và Trùng roi động vật (Zoomastigina) Trùng roi vận chuyển bằng roi, số lượng roi không nhiều (số lượng của roi thay đổi từ 1 - 8 cái, thường là 1 cái) Nhiều nhóm trùng roi vừa có khả năng dinh dưỡng như động vật (dị dưỡng) vừa có khả năng dinh dưỡng như thực vật (tự dưỡng), một số có thể sống thành tập đoàn hình cầu.

– Hình dạng trùng roi rất sai khác nhau: hình trứng, hình búp chỉ, hình chai, hình cầu hay có hình thù kỳ dị Cơ thể trùng roi có hình dạng ổn định hơn trùng chân giả nhờ  vào  lớp  tế  bào  chất  ngoài  cùng  (ngoại  chất)  phân  hóa  thành  màng  phim (pelliculla), một số còn có lớp

che ngoài, hoặc một lớp keo (Volvox), lớp sừng hay lớp xenluloz như ở tế bào thực vật (Dinoflagellata).

Trang 3

• Roi (flagellum) của trùng roi là phần chuyên hóa của tế bào làm nhiệm vụ vận chuyển Cấu tạo hiển vi của roi ở trùng roi giống nhau ở tất cả các loài và giống với tế bào có roi của động vật cao hay lông bơi của trùng lông bơi Roi có 2 phần, phần ngoài (hay còn gọi là phần ngọn) di chuyển xoắn ốc làm cho cơ thể chuyển động như một mũi khoan, còn phần gốc nằm trong ngoại chất Dọc roi có 9 chùm sợi, xếp đều theo vòng bao ngoài và một chùm sợi nằm ở phần trung tâm Phần ngọn roi mỗi chùm sợi có 2 sợi đơn, còn ở phần gốc roi mỗi chùm sợi có 3 sợi đơn, các sợi này chính là cơ quan vận động của roi 2 sợi đơn nằm ở trung tâm có đường kính mỗi sợi là 250A0  và có tâm của sợi này cách sợi kia là 300A0, 2 sợi này xuất phát từ hạt trục ở gốc Sợi giữa là sợi nâng đỡ cho roi Phần gốc roi nằm trong ngoại chất của tế bào còn có thể gốc (kinetosom) là hạt hình trụ có màng bao quanh, đôi khi gốc của roi còn nằm sâu vào trong nội chất, thậm chí tiếp xúc với màng nhân để hình thành nên thể rễ (rhizoplast) Một số loài trùng Roi còn có thể cận gốc với hình dạng khác nhau  như  hình  trứng,  hình  trụ  hay  nhiều  thùy,  thể  cận  gốc  nằm  cạnh  thể  gốc,  có chức năng tương tự như thể golgi (tập trung chất dự trữ dùng để vận động roi) Một số trùng roi thuộc bộ Kinetoplastida cạnh thể gốc còn có hạt gốc (kinetoplast) có cấu tạo tương tự như ty lạp thể, chứa nhiều AND cung cấp năng lượng cho vận động của roi.

Trang 4

• Một số trùng roi sống ký sinh trong cơ thể động vật, phần gốc của roi có màng uốn (đó là một phần nguyên sinh chất của cơ thể gắn với gốc roi) giúp cho con vật chuyển động dễ dàng hơn trong môi trường có độ nhớt cao của máu động vật Một số loài ký sinh gây

bệnh ngủ li bì ở người thuộc giống Trypanosoma (Trypanosoma

vittatae).

• Một  số  trùng  roi  có  cơ  quan  nhận  cảm  ánh  sáng,  được  gọi  là  điểm  mắt (stigma), nằm ở gốc roi, có thể coi là cơ quan thị giác nguyên thủy nhất Điểm mắt là nơi tích lũy những hạt sắc tố nhỏ, có

thành phần hóa học là lipoit Ở giống Peridinea, điểm mắt có kích

thước khá lớn (đạt tới 25μm), gồm nhiều hạt sắc tố hợp lại thành m), gồm nhiều hạt sắc tố hợp lại thành hình cốc, trong lòng cốc có dự trữ các hạt á tinh bột trong suốt như một thấu kính

• Cơ  quan  điều  hòa  áp  suất  là  không  bào  co  bóp,  thường  hình  thành  một  hệ thống nằm phía trước cơ thể, đôi khi có bể chứa thông với bên ngoài

Trang 5

• Trùng roi dinh dưỡng phức tạp hơn trùng chân giả Khi roi chuyển động thì sẽ tạo ra

• dòng nước mang các sinh vật nhỏ vào Ở gốc roi hình thành một hốc nhỏ gọi là bào khẩu, phần kéo dài của bào khẩu được gọi là bào hầu Thức ăn qua bào khẩu, qua bào hầu vào nội chất, tại đây hình thành không bào tiêu hóa Sau khi phân hủy thức ăn, chất dinh dưỡng được hấp thụ còn chất cặn bã được thải ra ngoài, phía sau cơ thể Thức ăn của trùng roi là vi khuẩn, động vật nguyên sinh nhỏ và tảo đơn bào Lối dinh dưỡng như trên, được gọi là dinh dưỡng động vật hay dinh dưỡng dị dưỡng.

• Ngoài ra trùng roi còn có khả năng hấp thụ thức ăn trực tiếp qua bề mặt cơ thể gọi là dinh dưỡng hoại sinh.

• Một số trùng roi có khả năng dinh dưỡng tự dưỡng (dinh dưỡng thực vật), tức là chúng có thể sử dụng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ nhờ vào lục lạp Thức ăn dự trữ của trùng roi là hạt á tinh bột, tinh bột, hạt glucogen, các giọt dầu trong tế bào chất.

Trang 6

2 Đặc điểm sinh sản

Trùng roi có thể sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Trang 7

2.1 Sinh sản vô tính

• Phần lớn chia đôi cơ thể theo chiều dọc, trong quá trình phân chia, con vật vẫn phát triển bình thường Sự phân chia bắt đầu là nhân, sau đến là nguyên sinh chất và cuối cùng là thể gốc và màng cơ thể Kết quả của quá trình phân chia là một cá thể có roi còn cá thể kia sẽ hình thành roi từ thể gốc Một số trùng roi sau khi phân chia vô tính, các cá thể gắn với nhau tạo thành tập đoàn Có thể là tập đoàn hình cành cây

(Dinobryon) hay hình cầu (Volvox).

Trang 8

2.2 Sinh sản hữu tính

• Có sai khác ở các trùng roi khác nhau Trùng roi thuộc các nhóm

Polytoma và Chlamidomonas sinh sản theo kiểu đồng giao, nghĩa

là các giao tử giống nhau Các trùng roi tập đoàn thuộc họ Volvocidae thì sinh sản theo lối dị giao, nghĩa là các giao tử khác

nhau về hình dạng và kích thước Ở tập đoàn Volvox có hàng

nghìn tế bào, trong đó có 25 - 30 tế bào sinh dục lớn phát triển thành giao tử cái, còn có 5 - 10 tế bào sinh dục nhỏ phân chia cho ra 256 tế bào sinh dục đực (giao tử đực) Như vậy ở đây  có  hiện  tượng  các  giao  tử  gần  giống  với  tinh  trùng  và  noãn  châu  được  hình thành từ các tế bào riêng biệt của cơ thể Hình thức này gọi là sự sinh sản hữu tính noãn giao

Trang 9

3 Phân loại và tầm quan trọng3.1 Trùng Roi màu (Trùng Roi xanh -

Euglenoidea)

• Gồm các trùng roi mà cơ thể của chúng có hạt màu (chromatophora), chúng là động vật có thể dinh dưỡng tự dưỡng hay hỗn dưỡng, sản phẩm đồng hóa là các á tinh bột, tinh bột hay

các chất dinh dưỡng khác Các giống thường gặp là Euglena, Phacus.

Trang 12

3.2 Trùng roi có hạt gốc

(Kinetoplastida)

Trang 13

• Giống  Trypanosoma  ký  sinh  trong  máu  của  người,  gây bệnh ngủ "li

bì" ở người, phổ biến ở vùng châu Phi xích đạo Vật chủ chứa là sơn dương, vật chủ trung gian truyền bệnh là ruồi txe - txe Người bệnh ban đầu sốt nhẹ, sau đó kiệt sức và buồn ngủ, nếu không chữa thì sẽ chết

dần trong một giấc ngủ mê mệt Loài Trypanosoma gambiense gây bệnh ở người, còn ruồi txe - txe truyền bệnh là Glossina palpilis Cơ chế chống miễn dịch của vật chủ ở Trypanosoma đã được nghiên cứu kỹ

trong những năm gần đây Các thế hệ trùng roi ký sinh có thể thay đổi bản chất sinh hóa của kháng nguyên bề mặt để tránh kháng thể của vật chủ Khi thế hệ đầu tiên của trùng roi xâm nhập vào máu của vật chủ có cùng một vỏ protein bọc ngoài và hệ thống miễn dịch của vật chủ được khởi động để sản sinh các kháng thể chống lại vỏ protein bọc ngoài Sau đó một thời gian, thế hệ trùng roi đầu tiên này bị tiêu diệt, tuy nhiên có một vài cá thể sống sót và ở chúng một gen mới đã được hoạt hóa khi phân chia cho thế hệ mới, tạo được lớp vỏ protein bề mặt mới nằm ngoài mục tiêu tấn công của kháng thể vật chủ đang hoạt động Trong khi hệ thống miễn dịch  của  vật  chủ  chưa  kịp  sản  xuất  ra  kháng

 thể  mới  thì  các  thế  hệ  mới  của Trypanosoma xuất hiện và vỏ của chúng hoàn toàn có khả năng miễn dịch, có nghĩa là Trypanosoma luôn đi trước vật chủ Mỗi  Trypanosoma có trên 100 gen mã hóa cho các

protein bọc ngoài nên khả năng biến đổi của chúng là rất lớn ừ phát hiện này,  người ta tập trung nghiên cứu cơ chế phân tử về khả năng ức chế hay kích hoạt các gen này để áp dụng cho phòng chống ký sinh

Leishmania ký sinh trong tế bào Có 2 loài gây bệnh cho người là L donovano gây bệnh hắc nhiệt (kalaaza), gặp phổ biến ở Nam Á và Trung

Á Nơi ký sinh trong người là gan, thận, tủy xương, lá lách, tuyến tinh, gây sưng và thương tổn các bộ phận đó, hoặc có thể gây tử vong

Trang 14

• Loài L tropica gây bệnh lở loét ngoài da, gọi là "mụn phương Đông" Vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi cát (Plebotomus papatasi và P sergenti) Bệnh nhân mọc những mụn đỏ, sưng to

và chảy nước vàng Bệnh phổ biến ở Trung Đông, Bắc Phi và Bắc Ấn Độ

Ngày đăng: 03/09/2024, 11:04

w