Lòng hiếu thảo: gồm 13 câu chuyện kể về lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ.. Chiếc đòn gánh như là người đồng hành thân thiết của dân quê, khi nó bị gãy thì tháp lại mà dùng
Trang 2500
câu chuyện đạo đức
Lòng hiếu thảo
Trang 3BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM
Nguyễn Hạnh
Lòng hiếu thảo / Nguyễn Hạnh, Thanh Nguyên - T.P Hồ Chí Minh : Trẻ, 2012
112 tr ; 18.5 cm - (500 câu chuyện đạo đức)
1 Lòng hiếu thảo 2 Cha mẹ và con 3 Ông bà và con cháu 4 Đạo đức gia đình I Thanh Nguyên II Ts: 500 câu chuyện đạo đức
1 Filial piety 2 Parent and child 3 Grandparent and child 4 Morales family.
Trang 4NguyễN HạNH - trầN tHị tHaNH NguyêN
500 câu chuyện đạo đức
Lòng hiếu thảo
nhà xuất bản trẻ
Trang 5Lời nói đầu
Truyện kể là một phương pháp giáo dục tuyệt vời Trong từng câu chuyện, người ta thường đặt ra những tình huống thú vị và đưa ra cách giải quyết những tình huống đó Để giúp thanh thiếu niên có những câu chuyện giáo dục hay, Nhà xuất bản Trẻ xin giới thiệu với bạn đọc bộ
sách 500 câu chuyện đạo đức Trong đó bao
gồm nhiều tập với nội dung như:
1 Tình mẫu tử: có 14 câu chuyện cảm động
về tình mẹ con
2 Tình cha: gồm 10 câu chuyện về tình cha
con Người cha thường có bề ngoài khô khan nhưng tình cảm sâu đậm vô cùng
3 Gia đình: gồm 10 câu chuyện kể về quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình
4 Tình thầy trò: gồm 11 câu chuyện kể về
tình cảm thầy trò trong môi trường học đường
Trang 65 Tình yêu thương: gồm 8 câu chuyện hay
trong mùa Giáng Sinh, mùa của tình yêu thương
6 Tình thân ái: gồm 14 câu chuyện kể về
tình thân ái giữa người với người
7 Tình chị em: gồm 13 câu chuyện kể về
tình chị em trong gia đình, dòng họ
8 Lòng hiếu thảo: gồm 13 câu chuyện kể về
lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ
Nhà xuất bản Trẻ mong rằng bộ sách 500 câu chuyện đạo đức sẽ giúp bạn đọc nhỏ tuổi
có được những giây phút giải trí bổ ích, những gương tốt trong cuộc sống đời thường
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
Trang 7Cuộc đời của mẹ
bóng Thúy in trên thềm cửa thì đã nghe tiếng rồi
Tùng cười tươi, hấp háy mắt như khoe với bạn
“công trình” của mình:
- Đây, bạn coi có được không?
Thúy nhẩm đọc bài viết của bạn:
Trang 8- Bài thu hoạch về buổi tham quan Bảo tàng lịch sử
Kéo ghế ngồi xuống, Thúy đọc tiếp:
“Vừa qua cổng bảo tàng, chiếc xe thổ mộ cuốn hút khách tham quan quay trở về thời quá khứ Hiện vật nơi đây như làm sống lại cảnh sinh hoạt của người Nam Bộ xưa
- trang phục của người Chăm, Khmer, Hoa, Việt
và phong tục cưới hỏi
- những chiếc thuyền độc mộc, phương tiện
đi lại dưới nước và những cỗ xe thổ mộ, xe trâu, phương tiện vận chuyển trên bộ;
- những vũ khí thô sơ như cung nỏ, đao kiếm
và những khẩu thần cơ;
- những nông cụ và vật dụng thường ngày của người dân Nam Bộ
Nhưng vật dụng làm tôi ngó sững một lúc, đó
là đôi quang gánh với chiếc đòn gánh nằm ngang
ở tư thế như đang nghỉ ngơi sau một thời gian dài lao động cực nhọc Vì sao thế?!
Bởi lẽ ở đâu đó thâm sâu trong tâm hồn, thẳm sâu trong ký ức của tôi có lưu giữ một dáng hình
Trang 9dấu yêu Với tôi, đôi quang gánh nâu cũ màu thời gian và chiếc đòn gánh cong oằn mệt mỏi, đôi chỗ lên nước nhẵn bóng mang theo dáng hình của mẹ, cái dáng xiêu vẹo mà mẹ đã quảy gánh trong bao ngày mưa nắng Đúng thế, dáng mẹ tôi nhẫn nại, cam chịu nhưng dẻo dai, bền bỉ như chiếc đòn gánh kia để vất vả lo chuyện mưu sinh, lo việc học hành cho tôi.
Nhìn chiếc đòn gánh tôi nhớ lại chuyện mẹ kể Người ở quê tôi khi thường làm đòn gánh bằng gốc tre già Một gốc tre có thể làm được hai chiếc đòn gánh, nhưng tốt nhất chỉ làm một chiếc Khi làm đòn gánh, người ta thường đếm nơi mỗi lóng tre, bắt đầu là “chập - chày - may - rủi” Người ta tránh làm ra cây đòn gánh chấm dứt ở lóng tre
“rủi”, dứt ở lóng “may” là tốt nhất Còn từ “chập, chày” là gì, lúc đó tôi quên không hỏi mẹ nên giờ cũng chẳng hiểu nghĩa của chúng Đòn gánh dày lên ở giữa rồi vạt mỏng dần về hai đầu để gánh cho dịu Hai đầu đòn gánh phải là chỗ hai mắt tre làm mấu để giữ đầu gióng không chạy ra chạy vào Đòn gánh mà không có mấu thì không dùng được Khi đã chọn được chiếc đòn gánh ưng ý rồi,
Trang 10nó sẽ theo chủ gánh vác những êm đềm, những sóng gió của cuộc đời
Mẹ tôi nói, người ở quê không bao giờ dùng đòn gánh để đánh nhau, vì đây là vật mưu sinh, không phải là vũ khí hại người Chiếc đòn gánh như là người đồng hành thân thiết của dân quê, khi nó bị gãy thì tháp lại mà dùng, nếu không được nữa thì đốt để hóa kiếp cho nó, bằng không thì gác lên góc bếp chứ không bỏ lăn lóc.”
- Tùng này, mình có thấy chiếc đòn gánh với hai đầu nhọn, là làm sao vậy? - Thúy ngưng lại, hỏi bạn ngay như để lâu sợ quên
Tùng gục gặc cái đầu tỏ vẻ thú vị về câu hỏi của bạn:
- Từ miền Nam Trung Bộ trở vào, đầu đòn gánh có khi được bịt đồng nhọn không phải để đánh nhau, nhưng làm thêm chức năng đòn xóc Người ta có thể xóc vào bó rơm, bó lúa để gánh, khi nghỉ ngơi, cắm đầu nhọn xuống đất để thân đòn gánh không bị dơ và có thể làm giá treo nón hay áo
- Ái chà, hay quá nhỉ Lao động cực nhọc nhưng
Trang 11vẫn gọn gàng, sạch sẽ - Thúy thích chí reo lên vì phát hiện mới.
Chợt nhớ ra điều gì, Thúy hỏi tiếp:
- Thế mẹ bạn bán hàng gánh hả?
Tùng lắc đầu:
- Ở quê mình, lúc nông nhàn, những người mẹ
rủ nhau đi làm thêm thành từng đoàn Khi thì đi gánh rong biển, gánh cá, gánh muối, lúc thì gánh gạch từ ngoài lộ vào trong sâu Nhìn đoàn người gánh gồng, người ta tinh mắt biết ngay sức bền của từng người trong đoàn Khi làm việc, để cả đoàn cùng về một lượt, các mẹ giúp đỡ nhau, không để mạnh ai nấy đi, luôn có sự phối hợp nhịp nhàng Thường thì người bền sức đi đầu, tiếp theo
là những người yếu sức hơn, sau cùng là người khỏe hơn cả
- Các mẹ làm việc cực nhọc quá nhỉ - Thúy nói chen vào
Trang 12Mẹ muốn mình lo học thành tài để hương hồn ba vui lòng.
- Thế mai này ra trường bạn có tính làm việc
ở thành phố không? - Thúy dò hỏi bạn
Tùng tròn xoe mắt, lắc đầu liên hồi:
- Kh ông, không đời nào Mình về quê làm việc để chăm sóc mẹ
tuổi thơ cứ vang vọng về Chiếc đòn gánh của mẹ
1 Trích ca khúc Chiếc đòn gánh của mẹ, Trương Phi Hùng
Trang 13tôi, tần tảo phiên chợ sớm trưa Một đời vì con, một đời gian khó, dầu dãi thân cò, chỉ mong một tia nắng ấm cho đời con Chiếc đòn gánh, chia sớt nhọc nhằn, qua ghềnh, vách núi chông chênh Tôi thương mẹ những ngày mưa dầm nắng vội, thân xác hao gầy mà vẫn trọn một niềm tin
Trang 14Một Chút suy tư
Bạn thân mến!
Với tâm tình yêu mến của người con thảo, những gì liên quan đến cha mẹ đều trở nên thân thương với mình Đó có thể là chiếc đòn gánh như trong truyện kể, hay chiếc xe của cha mẹ thường đi làm, bàn làm việc, phòng khách quen thuộc, bếp lửa ấm cúng Tất cả những thứ ấy đều phảng phất đâu đó hơi ấm của cha mẹ, thoảng đâu đó tiếng nói của cha mẹ, ẩn khuất đâu đó hình bóng của cha mẹ Những điều vốn giản dị nhưng lại thiêng liêng ấy luôn nằm thẳm sâu trong ký ức của mỗi người.
Đúng vậy, mỗi khi cô đơn, trống vắng, những lúc bị cám dỗ bởi những thói hư tật xấu, những
gì thân thương liên quan đến hình ảnh của cha
mẹ sẽ giúp bạn vững vàng vượt qua những khó khăn để trở thành con người tốt như cha mẹ từng mong đợi.
Bạn hãy để tâm hồn lắng đọng trong vài phút để nghĩ xem, cái gì trong gia đình khiến bạn quý mến như bạn Tùng quý chiếc đòn gánh cũ lên nước bóng vì ma sát trên đôi vai đẫm mồ hôi của người mẹ.
Trang 15Chữ hiếu là gì?
năm, Thảo sẽ đáp ngay, chẳng phải suy nghĩ nhiều: “Lúc này!”
Thế “lúc này” là lúc nào, nghỉ lễ, nghỉ hè hay nghỉ tết?
Không, nếu đã được nghỉ rồi thì đâu còn sướng nữa Thoải mái nhất là lúc thi xong học kỳ II Này nhé, học sinh được nghỉ theo quy định thì đó là
Trang 16điều tất nhiên, chẳng thú vị lắm; được nghỉ đột xuất, thế mới thích Hôm nay, cả trường được nghỉ, lý do rất đáng yêu: “Giáo viên bận họp xét duyệt cuối năm” Thích là cái chỗ này đây Thảo biết mình lọt vào trong “top 5” học sinh giỏi được lãnh thưởng Phần thưởng ở trường lớp chỉ là để vinh danh thôi, Thảo đang chờ phần thưởng từ ba
mẹ Định bụng, khi nhận giấy khen học sinh giỏi
về, Thảo sẽ thỏ thẻ xin ba mẹ thưởng cho kỳ nghỉ
hè ở Nha Trang Ôi, mới nghĩ thoáng qua mà đã thấy thoải mái, hình như có gió, có nắng, có mùi biển đâu đây thì phải
- Chị Hai, đang suy nghĩ gì vậy? Má mới nướng mực nè - Bé Quyên tay đưa dĩa mực nướng cho chị, miệng nhai tóp tép ra chiều thích thú lắm.Chèn ơi, hóa ra mùi biển mà Thảo vừa cảm nhận được đang nằm cong mình trên dĩa đây Mực tươi luộc, mực tươi hấp, mực tươi chiên, mực tươi bóp trộn với các món khác đều ngon Nhưng mực tươi một nắng nướng là món ăn Thảo khoái nhất Hương vị của nó thật ấn tượng, rất khó diễn
tả, khó dùng từ chính xác, chỉ có đưa vào miệng,
từ từ nhai, mới cảm nhận được “đẳng cấp” của
Trang 17nó Mực tươi một nắng mới nướng vừa thơm, vừa nóng, chấm với chút tương ớt, ngậm vào miệng, đầu lưỡi cảm nhận được vị cay cay, tê tê, ngòn ngọt hai hàm răng cảm nhận được cái giòn sừn sựt dễ chịu, tất cả quyện vào nhau như một tác phẩm hoàn hảo, “đỉnh của đỉnh”.
- Chị Hai ơi, ca dao nói: “Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra / Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới
là đạo con” Nhưng núi Thái Sơn ở đâu, chữ hiếu là
gì vậy? - Bé Quyên hỏi chị một mạch, cứ như là nó
sợ không nói liền một hơi, để lỡ nuốt câu hỏi vào trong bụng chung với miếng mực nướng thì uổng lắm hay sao ấy
Thảo thở dài, đang phiêu cùng biển Nha Trang,
bị em gái lôi trở về bên dĩa mực, bây giờ bị buộc tham gia vào chương trình “hỏi xoáy đáp xoay”! Thảo biết tỏng cái tật của em, đã hỏi ai thì người
đó phải lên tiếng, nếu trả lời nghe không lọt tai thì bị hỏi nữa, hỏi miết mới thôi Thảo nhìn thẳng vào mắt em, bé Quyên thích người trả lời câu hỏi làm như thế:
- Thái là lớn, sơn là núi, Thái sơn là núi lớn Vậy
Trang 18công cha lớn lắm, cũng vô tận như nghĩa mẹ vậy Còn có một câu ca dao khác, cũng có nghĩa tương
tự như vậy:
Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
- Cảm ơn chị Hai - Bé Quyên quả là người lịch
sự, được giải thích thỏa đáng thì cảm ơn ngay
- Còn em hỏi núi Thái Sơn ở đâu? Núi Thái Sơn nằm ở tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc lận Đấy là ngọn núi thiêng, được người Trung Quốc so sánh với bình minh và tái sinh của sự vật, nó biểu trưng cho sự to lớn, cao cả, vững chãi Trong ca dao Việt Nam, công ơn người cha được ví cao vời vợi tựa như núi Thái Sơn là vậy
- Thế chữ hiếu nghĩa là gì ạ?
Ái chà, cái này coi bộ không dễ chút nào, Thảo buộc phải huy động toàn bộ tế bào chất xám làm việc trong thời gian cực ngắn nhưng đầu óc vẫn
u u mê mê
- Hai chị em đang nói chuyện gì mà vui thế?
- Ông nội từ ngoài sân đi vào, thấy Thảo ngây người ra nên lên tiếng hỏi
Trang 19Như vớ được phao cứu sinh, Thảo mừng quá, thuật lại cho nội nghe câu chuyện của hai chị em Nội gật gù:
- Chị Thảo trả lời như thế là tốt, nội cho điểm mười
Bé Quyên nhảy cỡn lên, như để chia sẻ niềm vui điểm mười với chị Hai Nội ngồi xuống ghế, kéo bé Quyên vào lòng rồi nói:
- Không dễ giải thích chữ hiếu bằng một câu cho đủ ý Chữ hiếu trong câu ca dao ý nói cụ thể
về cách ăn ở của con cái đối với ông bà, cha mẹ
- Nội ơi, nội đọc nhiều câu ca dao có chữ hiếu đi? - Bé Quyên “mở rộng” câu hỏi
- Trong ca dao, chữ hiếu không chỉ đứng riêng một mình, có thể được nói chung với chữ đễ, chữ
lòng / Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường / Chữ
đễ nghĩa là nhường / Nhường anh nhường chị, lại nhường người trên / Ghi lòng tạc dạ chớ quên / Con em phải giữ lấy nền con em.”, hoặc “Mình về
ta chẳng cho về / Ta nắm lấy áo ta đề câu thơ / Câu thơ ba chữ rành rành: / Chữ trung, chữ hiếu,
Trang 20chữ tình là ba / Chữ trung thì để phần cha / Chữ hiếu phần mẹ, đôi ta chữ tình”
Hiếu có nghĩa là cách ăn ở với người trên - phải kính yêu và tôn trọng Theo kiểu chiết tự của người xưa, chữ hiếu 孝 gồm nửa trên của chữ khảo 考 (nghĩa là già) hay chữ lão 老 (nghĩa là người già) đặt trên chữ tử 子 (nghĩa là con cháu) Theo hình tượng, chữ hiếu 孝 vẽ người con là chữ
tử 子 cõng người già 耂 trên lưng Như vậy chữ hiếu là quan hệ ông bà cha mẹ ở trên, con cháu ở dưới; hiểu rộng ra là đạo nghĩa, là mối tương quan mật thiết của con cháu đối với tổ tiên
- Hoan hô, nội giải thích hay quá! - Bé Quyên lại nhảy cỡn lên theo thói quen, khi thích chí điều chi
Thảo chợt nghĩ ra ý gì:
- Nội ơi, bên Trung Quốc có hai mươi bốn gương hiếu, vậy nước mình có không vậy nội?Nội gật gù ra chiều đắc ý với câu hỏi của cháu gái:
- Có chứ! Văn học Trung Quốc có sách Thập Nhị Tứ Hiếu của Quách Cư Nghiệp đời nhà Minh
Trang 21kể lại sự tích hai mươi bốn tấm gương hiếu thảo
từ dân đến vua, của con với cha mẹ, mẹ kế, mẹ chồng Sử sách nước Việt đã biểu dương nhiều gương hiếu nghĩa, như:
+ Ông Nguyễn Quán Nho (1637-1708) người làng Vạn Hà, huyện Thụy Nguyên, tỉnh Thanh Hóa là danh thần đời vua Lê Huyền Tông, nổi tiếng về lòng thương dân và đức độ liêm chính của kẻ làm quan Nhà ông nghèo, mẹ quanh năm vớt bèo nuôi lợn và bện thừng nuôi con ăn học Sau này, ông Nguyễn Quán Nho thi đỗ và vinh quy bái tổ về làng Mẹ của ông đang vớt bèo, nghe tin vui ấy, vẫn điềm nhiên làm việc và nói: “- Con thi
đỗ thì tôi mừng Nhưng từ nay chẳng biết nó có nhớ đến cảnh vớt bèo nuôi lợn này không?” Quan tân khoa nghe thế hoảng sợ, vội trút bỏ hết cả áo mão vua ban, chạy chân đất đến bờ ao chào mẹ Vừa thấy con, bà mẹ đưa ngay cho ông Nguyễn Quán Nho cây sào rồi nói: “- Con gom nốt đám bèo kia vào rổ, xong rồi mẹ con ta ra đình cũng còn kịp chán!” Vị tân khoa ngoan ngoãn vâng lời, vớt bèo, về nhà dọn dẹp xong đâu đấy, mới cùng
mẹ ra đình dự lễ
Trang 22+ Ông Nguyễn Văn Tựu người huyện Đồng Xuân, trấn Phú Yên, rất hiếu hạnh Dẫu có vợ con, ông vẫn ở với cha mẹ để sớm hôm thăm viếng, luôn đón được ý của cha mẹ và phụng dưỡng hết lòng Khi cha mẹ mất, ông làm nhà ở cạnh mộ, nằm rơm gối đất, sớm tối không rời Cảnh nhà nghèo túng mà vẫn giữ đạo hiếu, cả làng đều khen ngợi Năm Minh Mạng thứ IV (1823) hậu thưởng cho tiền bạc và đoạn xuống chiếu cho nêu tấm biển
ở cửa có bốn chữ Hiếu Thuận Khả Phong (Hiếu thuận có tiếng, đáng làm gương) Năm Minh Mạng thứ VIII (1827) ông tới kinh chầu lạy, được vua cho triệu vào ra mắt và thưởng cho bạc lạng, áo quần
cha, cụ Nguyễn Văn Tựu Khi cha ốm đau, sớm tối không rời bên cạnh; cha không ăn, ông Thiệu cũng không ăn, lòng hiếu thảo rất chu đáo Năm Minh Mạng thứ XVIII (1837), vua thưởng cho hai
chữ: Khắc Thiệu Hiếu Phong (theo được nết hiếu thảo của cha mẹ) Khi cha mất, ông để tang cha
1 Hàng dệt bằng tơ, mặt bóng mịn
Trang 23và làm nhà ở mộ ba năm, làng xóm ai cũng cảm động Năm Thiệu Trị thứ III (1843), vua thưởng thêm cho ông mười lạng bạc, hai tấm đoạn và một
bó lụa màu
+ Ông Phan Đình Nghị người làng Ngọc Điền,
Hà Tĩnh bị quân cướp bắt mẹ, ông xin đi thay và bị giam trong núi Con ông tên là Phan Đình Huyên,
đi tìm xin với quân cướp đến ở hầu cha Được hơn một tháng, cha bị bệnh chết Đình Huyên chuộc xác cha về làm tang lễ và cất nhà ở bên mộ cư tang ba năm Năm đầu Tự Đức (1848) được vua sắc ban Hiếu Hạnh
+ Bà Nguyễn Thị Quyền, người sống thời đầu triều Nguyễn (thế kỷ XIX), ở huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định Bà là con nhà bình dân nghèo khổ, cha mất sớm Bà làm nghề đốn củi và bán củi với
mẹ Với tính khí dũng cảm, bà không sợ ma, sợ cọp chi hết Một hôm, theo mẹ vào rừng kiếm củi, chợt có cọp từ đâu chạy đến, bà vác dao xông lên đánh đuổi, cọp núng thế, chạy tuốt vào rừng sâu Sau đó, Thị Quyền dìu mẹ về nhà, cơm canh phụng dưỡng chu đáo Ban đêm, hễ mẹ ra khỏi nhà, bà vác dao đi theo bảo vệ Đêm nọ, mẹ vừa
Trang 24ra khỏi nhà, có con cọp lớn xông ra chực vồ, Thị Quyền vác dao xông lên, đánh nhau với cọp hồi lâu, cọp nhịn thua chạy trốn vào rừng sâu Nhiều người mến mộ Thị Quyền có đức hiếu hạnh và võ nghệ nên hỏi làm vợ Bà dứt khoát từ chối, hẹn đến khi mẹ già qua đời mới chịu lấy chồng Năm đầu Tự Đức (1848) được vua sắc ban Hiếu Hạnh.+ Ông Tô Thiện ở huyện Đồng Xuân, trấn Phú Yên là người con chí hiếu Khi cha qua đời, ông đội
đá xây mộ, làm lều ở bên mộ ba năm Đến khi mẹ qua đời, ông lại làm lều ở mộ như trước, thương nhớ cha mẹ quá thành bệnh, người làng khuyên trở về nhà, ông không nghe Năm Tự Đức thứ XI (1858), ông được triều đình nêu gương hiếu thảo.+ Ông Phạm Văn Thu người trấn Phú Yên, thờ
mẹ rất hiếu thảo Khi mẹ bệnh, ông lo thuốc men, cơm cháo chưa bao giờ trễ nải Khi mẹ qua đời, ông làm nhà ở cạnh mộ, sớm chiều lạy khóc Hổ, báo ban đêm thường đi qua nhưng không làm hại; sau ba năm mãn tang, ông mới trở về nhà Tự Đức năm thứ XX (1867), ông được thưởng cho Ngân sa và tấm biển khắc bốn chữ Hiếu Hạnh Khả Phong (Hiếu hạnh có tiếng, đáng làm gương)
Trang 25+ Cử nhân Nguyễn Huy Đức (1824-1898) người làng Vũ Thạch ở phía nam hồ Hoàn Kiếm,
ba lần không ra làm quan, ở nhà dạy học để hầu
mẹ Mẹ từ trần năm 97 tuổi, ông làm nhà ở bên cạnh mộ cho đến lúc mãn tang Sau này, khi ông mất, môn sinh dựng bia thờ thầy có câu: Thờ mẹ già hơn bốn mươi năm mà sự hầu hạ thăm viếng chu đáo vẫn như trong một ngày
+ Ông Hoàng Nhật Tể là người huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình, tính nết siêng năng, thường giúp cha trong việc ruộng đồng Năm mười bốn tuổi Tể đã theo cha ra ruộng Một hôm, Tể cùng cha đi băng rừng đến vạt nương mới khai khẩn, có cọp núp trong bụi rậm gần đó, nhảy đến vồ người cha Trong tay chỉ có một cây tầm vông, Tể xông vào đánh cọp, vừa đánh vừa la hét om sòm Anh của Tể là Giám chăn trâu ở gần đó, nghe tiếng em kêu, vội chạy đến Hai anh em hiệp lực đánh đuổi được cọp, khiêng được cha về nhà Xóm làng ai nghe chuyện anh em Tể đều cảm động, góp gạo tiền giúp đỡ Người cha được chữa chạy đến cả tháng mới bình phục Triều đình biết chuyện, biểu dương anh em Tể và Giám, ban tặng tấm biển có bốn đại tự: Hiếu Hạnh Khả Phong
Trang 26Ở nước ta, các triều vua xưa thường khuyến khích việc giữ thuần phong mỹ tục và việc làm tròn đạo hiếu Đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), Luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) có điều trừng phạt tội bất hiếu, ghép vào trọng tội Đời vua Lê Huyền Tông, vào tháng 11 năm Cảnh Trị thứ ba (1665) cho biểu dương những người hiếu hạnh Đời vua Hàm Nghi, năm 1884 ban biển son khắc bốn chữ vàng Hiếu Hạnh Khả Phong cho những người con có tiếng hiếu thảo
Thế nào, nãy giờ nội giải thích, các cháu hiểu không?
Hai chị em gật đầu trả lời, nhưng bé Quyên ôm choàng lấy nội, hôn một cái lên má ông, nói nhỏ vào tai nội câu gì đó rồi phá lên cười khanh khách, chạy ù vào nhà trong Thảo thắc mắc:
- Nội ơi, bé Quyên nói nhỏ chuyện gì vậy?Nội cười, chòm râu rung rung, ánh mắt lung linh như cười góp:
- Bé Quyên hôn ông, chạy vào nhà hôn mẹ và trưa nay sẽ hôn ba để tỏ lòng hiếu thảo và xin ông ban cho bốn chữ Hiếu Hạnh Khả Phong
Trang 27Nghe đến đây lòng Thảo chợt chùng xuống Thấy sắc mặt của cháu, nội hỏi:
- Cháu có gì mà ưu tư thế?
Thảo kể ông nghe về dự định sẽ xin ba mẹ thưởng cho một chuyến nghỉ hè ở Nha Trang Nhưng sau khi nghe ông nói chuyện, Thảo thấy mình chưa làm gì được cho ba mẹ mà lại đòi hỏi, quả là không nên Nội cười:
- Thế này nhé, học trò của nội có điểm du lịch
ở Lagi, gần Phan Thiết, nơi ấy có biển, tha hồ tắm
và ăn hải sản Chú ấy tha thiết mời nội ra chơi Nội định sẽ nói với ba mẹ, cho hai cháu đi nghỉ hè với nội ở đó, coi như là phần thưởng cho một năm học vất vả, được không?
Thảo chưa kịp reo lên, chẳng hiểu bé Quyên từ trong nhà ra lúc nào, nhảy cỡn lên:
- Hoan hô nội, quả là trên cả tuyệt vời!
Thảo ôm lấy em quay một vòng rồi chạy vụt vào nhà trong, chẳng biết chị Hai có bắt chước
em hôn mẹ để tỏ lòng hiếu thảo không
Trang 28Một Chút suy tư
Bạn mến!
Từ lúc mở mắt chào đời, chúng ta được cả nhà thương yêu, ông bà và ba mẹ lo lắng mọi thứ Do vậy, nhiều bạn nghĩ rằng mình đương nhiên có quyền hưởng điều đó hoặc vô tư đến mức không nhìn thấy sự yêu thương, chăm sóc đó.
Tình yêu bao giờ cũng có hai chiều Chiều từ ông
bà, ba mẹ đến chúng ta, ai cũng thấy rõ, biết rõ,
vì mình đón nhận nó hằng ngày Thế nhưng còn chiều thứ hai, chiều từ con cái đến ông bà, ba
mẹ thì sao? Kết quả học tập tốt là một cách thể hiện lòng hiếu thảo, chứ không phải chúng ta học giùm, học giúp để đòi nơi ông bà, ba mẹ phần thưởng Giúp ông bà, ba mẹ trong việc nhà là bổn phận của con cháu, không đợi phải
có sự sai bảo Hỏi han, chăm sóc ông bà, ba mẹ lúc ốm đau là đạo làm con, đừng ngần ngừ hay biếng nhác Có như thế, bạn sẽ dần xứng đáng với bốn chữ HIẾU HẠNH KHẢ PHONG đấy.
Trang 29Lá thư của cha và con
Sáng nay, khi mẹ hỏi lại con mấy lần về thời gian biểu đi học thêm, con đã nói sẵng giọng và nói mẹ “vô duyên” Ba nghe lời ấy mà đau nhói trong tim Do muốn chuẩn bị bữa ăn cho phù hợp với giờ học thêm nhưng tai mẹ bị nghễnh ngãng, nên mẹ đã hỏi con đến mấy lần Chỉ có thế thôi
mà con đã tỏ ra bực dọc và có thái độ hỗn láo với mẹ Ba không la con ngay lúc đó vì để con
Trang 30bình tâm lại và con hãy đọc lá thư này Ba kể cho con nghe câu chuyện trên Internet, cũng tương
tự như việc con đã làm
Có một đoạn phim tả cảnh hai cha con ngồi nơi ghế đá Người cha già đang ngắm nhìn con chim sẻ nhảy tung tăng gần đó Người con đang ngồi kế bên, mải miết đọc báo Bỗng, người cha lên tiếng hỏi1:
it was a sparrow I hugged him every single time
he asked me the same question Again and again Without getting mad, feeling affection for my innocent little boy
Trang 31- Gì vậy?
- Một con chim sẻ - Người con trả lời nhanh gọn
- Gì vậy? - Người cha lại hỏi
- Con đã nói với ba, nó là chim sẻ - Lần này người con cao giọng trả lời
- Gì vậy? - Người cha lại hỏi
- Một con chim sẻ, thưa ba - Người con gằn giọng khi trả lời
- Ch-i-m s-ẻ - Có lẽ không muốn bị quấy rầy nữa, người con đánh vần
- Gì vậy? - Người cha lại hỏi
- Tại sao ba làm việc này? Con đã nói với ba nghe quá nhiều lần, nó là một con chim sẻ - Lần này người con bực tức hỏi lại
Người cha đứng dậy, đi vào nhà:
- Ba đi đâu vậy? - Người con hỏi
Người cha lặng lẽ đi vào trong, lát sau ông đi
ra với quyển sổ bìa đen đã cũ Ông ngồi xuống ghế, giở sổ ra và đọc:
- Hôm nay, con trai út của tôi - vừa được ba tuổi vài ngày - đang ngồi với tôi tại công viên,
Trang 32bỗng có con chim sẻ đậu ở phía trước chúng tôi Con trai đã hỏi tôi hai mươi mốt lần “- Gì vậy?” và tôi trả lời cả hai mươi mốt lần: “- Nó là con chim sẻ” Tôi ôm lấy con mỗi lần khi bé hỏi cùng một câu, hết lần này đến lần khác mà không hề điên tiết, chỉ có cảm giác yêu thương con trẻ thơ ngây
Với người lớn, câu hỏi “Gì vậy?” có thể một phần do tò mò, tìm hiểu, nhưng cái chính là biết có người quan tâm, có người bầu bạn để bớt cô đơn.Người cha trong câu chuyện trên đã làm tròn bổn phận của mình khi trả lời con đến những hai
Trang 33mươi mốt lần cùng một câu “Gì vậy?” Như thế, tất nhiên khi về già, người cha cũng có quyền hỏi con mình nhiều lần cùng một câu “Gì vậy?”.
Vậy, khi con còn bé, những lần không rõ những
gì ba mẹ nói, con cũng hỏi lại nhiều lần cho đến khi tỏ tường sự việc mới thôi Vậy mà giờ đây, khi nghe không rõ giờ học thêm của con, mẹ hỏi lại cho chắc để lên kế hoạch bếp núc phù hợp với giờ học của con thì con lại sẵng giọng và nói mẹ “vô duyên” Ba mong rằng, sau khi đọc xong thư này, con nhận ra kẻ “vô duyên” chính là mình Với thái
độ đó sẽ dẫn đến hành động vô ơn và bất hiếu đấy con ạ! Những người làm con phải tròn bổn phận với cha mẹ, đừng cậy vào tuổi trẻ mà lấn át hay trách móc cha mẹ mình “lẩn thẩn, vô duyên”
vì tuổi già
Ký tên: Ba của con!
Ba yêu của con!
Đọc xong thư của ba, con thấy mình sai nhiều,
hư lắm! Con khóc hồi lâu rồi đi xin lỗi mẹ Với nụ cười hiền như bà tiên trong truyện cổ tích, mẹ đã tha thứ cho con Con cảm ơn trời đất cho mình có
Trang 34ba mẹ Con hứa sẽ chẳng bao giờ có thái độ như
gửi đến ba mẹ thay cho lời hứa của con:
“Ba Mẹ yêu dấu của con
Tạ ơn trời cho con còn ba mẹ
Bao nhiêu người chẳng còn nữa
Xin ba mẹ cứ làm điều mình thích!
Con hứa sẽ kiên nhẫn
Vì xưa ba mẹ đã từng kiên nhẫn khi con còn thơ dại!
Ba mẹ có lặp đi lặp lại mãi chuyện gì, con sẽ cố gắng lắng nghe!
Con nhớ khi còn nhỏ, đã từng xin ba mẹ kể đi
kể lại một chuyện cổ tích hàng trăm lần
Sao con quên được dưới ngọn đèn dầu
mẹ khâu từng chiếc áo cho con
Và bao buổi chiều bên bờ đê ba dìu con những bước đi đầu tiên trong đời
Nếu con có hối thúc ba mẹ tự chăm sóc mình!
1 PPS: tập tin trình chiếu trên chương trình Power Point
Trang 35Là vì nhớ ba mẹ đã tạo ra biết bao trò để dụ cho con đi tắm.
Con biết niềm vui lớn của ba mẹ là có con cháu ngồi gần bên nghe chuyện ngày xưa
Ba mẹ đừng ngại chia sẻ cho con cháu những câu chuyện mình thích
Làm sao chúng con quên lưng ba mẹ oằn xuống vì gồng gánh con trên vai
Con xin làm chân chống khi ba mẹ gối mỏi chân chồn!
Con tin rằng niềm vui lớn nhất của ba mẹ
là chúng con thành người và sống đúng theo lễ nghĩa gia phong
Và con biết ba mẹ yêu chúng con như vẫn và mãi yêu suốt đời
Dù có bận trăm công nghìn việc được săn sóc
Trang 36Lòng biết ơn
cuối tuần, có gì lạ đâu? Có chứ! Hôm nay,
ba sẽ cho Huyền đi một vòng thành phố rồi điểm đến cuối cùng là quán kem “đủ thứ mùi” Bạn cười sao? Thật đấy, Huyền biết quán kem này vì mấy bạn trong lớp kháo nhau, nơi đó có kem nhiều mùi
và ngon đến “quên lối về nhà”
Trang 37Chỉ mới vài tháng không dạo phố mà Huyền cứ như mới ở quê lên tỉnh, gặp cái gì cũng ngạc nhiên, cũng trầm trồ Dạo này phố xá chuyển biến nhanh thật, người ta xây dựng những tòa cao ốc cứ như các em mẫu giáo chơi trò xếp hình vậy.
Việc gì đến rồi cũng đến Bước vào quán kem, Huyền ngồi ngay cái bàn ngoài cùng, sát với mái hiên Từ chỗ ngồi này, ngắm nhìn phố xá, nhâm nhi từng thìa kem lạnh tê lưỡi với mùi thơm và vị ngọt, quả là tuyệt vời! Lướt nhanh qua cái thực đơn, Huyền chọn ngay món kem năm màu, năm mùi; còn ba chọn kem sôcôla Đang “tập trung
tư tưởng” thưởng thức gần hết ly kem, bỗng có tiếng hát với giọng khàn khàn khiến Huyền chú ý:
- “Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó Trời đã ban cho ta, cám ơn trời
Ba Huyền nói như gạt đi:
Trang 38- Đó chỉ là lời bài hát thôi con ạ
- Thưa ông, không phải là lời bài hát đâu, đó là tâm tình của tôi đấy
Ông già vừa nhúc nhích sống mũi để sửa lại cặp kính đen vào đúng vị trí, vừa lên tiếng cải chính với ba của Huyền
Ba Huyền kéo ghế lại, khẽ nói:
- Bác ngồi đây hát cho cha con tôi nghe vài bài được không ạ
Ông cụ bán vé số cười thật tươi:
- Được, được ông ạ Tôi thích hát lắm Có người muốn nghe hát như thế này thì còn gì bằng
Ba Huyền mời ông cụ uống một ly nước sinh
tố Sau đó, ông cụ cất tiếng ca liền ba bài hát Bài nào cũng buồn buồn như cuộc sống của người ca
- Cuộc đời của tôi buồn lắm, mất ánh sáng
từ lúc lên bốn, vì căn bệnh sởi đó Vậy, tôi cần
Trang 39nói cái gì đó để có tiếng người làm cho màn đêm trong mắt tôi sáng lên Đó là những câu cám ơn dành cho cha mẹ - người đã sinh thành và dưỡng dục tôi, nhớ về thầy - người đã truyền nghề đàn cho tôi, biết ơn trời - đã cho tôi biết thương đau nhưng lại kèm theo những điều tốt đẹp.
Ba Huyền vẫn thắc mắc:
- Bác ơi! Tôi thấy thương bác quá à Nhưng nếu như bác có cuộc sống đầy đủ thì cám ơn là phải rồi Đằng này, bác không nhìn thấy gì, lại phải cực khổ đi bán vé số nữa Bác sống vất vả vậy, lý ra phải than thân trách phận chứ sao lại luôn miệng cám ơn?
Người bán vé số cười hiền lành và nói:
- Ông nghĩ như vậy e chưa đúng Được sinh ra làm người và có cha mẹ nuôi dưỡng là một điều hạnh phúc Có thầy chỉ bảo cho nghề để kiếm sống, đó là điều hạnh phúc thứ hai Có những người hàng xóm biết yêu thương và giúp đỡ tôi trong cuộc sống, đó là điều hạnh phúc thứ ba
Có người quan tâm hỏi han như ông đây là hạnh phúc thứ tư Chẳng lẽ với những điều ấy không
Trang 40số lại cất tiếng hát:
Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó Trời đã ban cho, ta cám ơn trời,
dù sống thương đau
Huyền trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Ba ơi! Con cám ơn ba mẹ
Với vẻ mặt ngạc nhiên, ba của Huyền hỏi:
- Con cám ơn về việc gì?
Ba vuốt đầu Huyền, nói: