LÝ THUYẾT KHÍ CỤ ĐIỆN
Khí cụ điện là những thiết bị dùng để đóng ngắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng trong các trường hợp sự cố.
Khí cụ điện có nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý làm việc và kích thước khác nhau, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
Khí cụ điện thường được phân loại theo chức năng, theo nguyên lý và môi trường làm việc, theo điện áp a Theo chức năng khí cụ điện được chia thành những nhóm chính như sau:
Nhóm khí cụ đóng cắt đảm nhiệm chức năng ngắt, đóng mạch điện bằng tay hoặc tự động, bao gồm các loại như: cầu dao, máy cắt, aptomat, dao cách ly, các bộ chuyển đổi nguồn.
2 Nhóm khí cụ hạn chế dòng điện, điện áp: Chức năng của nhóm này là hạn chế dòng điện, điện áp trong mạch không quá cao Thuộc về nhóm này gồm có: Kháng điện, van chống sét …
3 Nhóm khí cụ khởi động, điều khiển: Nhóm này gồm các bộ khởi động, khống chế, công tắc tơ, khởi động từ …
4 Nhóm khí cụ kiểm tra theo dõi: Nhóm này có chức năng kiểm tra, theo dõi sự làm việc của các đối tượng và biến đổi các tín hiệu không điện thành tín hiệu điện Thuộc nhóm này : Các rơle, các bộ cảm biến …
5 Nhóm khí cụ tự động điều chỉnh , khống chế duy trì chế độ làm việc, các tham số của đối tượng: Các bộ ổn định điện áp, ổn định tốc độ, ổn định nhiệt độ …
- Nhóm khí cụ biến đổi dòng điện, điện áp cho các dụng cụ đo bao gồm: máy biến áp đo lường, biến dòng đo lường - Theo nguyên lý làm việc, khí cụ có thể được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có thể kể đến khí cụ đo trực tiếp và khí cụ đo gián tiếp.
KCĐ làm việc theo nguyên lý điện từ
KCĐ làm việc theo nguyên lý cảm ứng nhiệt
KCĐ không có tiếp điểm. c Theo nguồn điện KCĐ được chia thành :
KCĐ hạ áp (Có điện áp 1000 V) d Theo điều kiện môi trường, điều kiện bảo vệ KCĐ được chia thành:
KCĐ làm việc trong nhà, KCĐ làm việc ngoài trời
KCĐ làm việc trong môi trường dễ cháy, dễ nổ
KCĐ có vỏ kín, vỏ hở, vỏ bảo vệ …
3 Yêu cầu cơ bản đối với khí cụ điện
Các KCĐ cần thoả mãn các yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo làm việc lâu dài với các thông số kỹ thuật định mức Nói một cách khác nếu dòng điện qua các phần dẫn điện không vượt quá giá trị cho phép thì thời gian lâu bao nhiêu cũng được mà không gây hư hỏng cho khí cụ
- KCĐ phải có khả năng ổn định nhiệt và ổn định điện động Vật liệu phải có khả năng chịu nóng tốt và cường độ cơ khí cao vì khi xảy ra ngắn mạch hoặc quá tải dòng điện lớn có thể gây hư hỏng cho khí cụ
- Vật liệu cách điện phải tốt để khi xảy ra quá áp trong phạm vi cho phép cách điện không bị chọc thủng.
- KCĐ phải đảm bảo làm việc chính xác an toàn, xong phải gọn nhẹ, rẻ tiền, dễ gia công lắp đặt, kiểm tra sửa chữa.
- Ngoài ra KCĐ phải làm việc ổn định ở các điều kiện khí hậu, môi trường khác nhau.
KHÍ CỤ ĐIỆN THƯỜNG GẶP TRONG TỦ ĐIỆN
1.1 Khái quát vả công dụng:
Nút nhấn hay còn gọi là nút điều khiển, là một loại khí cụ điện dùng để chuyển đổi, đóng cắt từ xa các thiết bị điện có công suất nhỏ với điện áp một chiều lên đến 440V và xoay chiều lên đến 500V.
Nút nhấn dùng để khởi động, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng ngắt cuộn dây của contactor nối cho động cơ.
Tiếp điểm đơn thường hở: hoặc
Tiếp điểm đơn thường đóng: hoặc
Tiếp điểm kép: tiếp điểm thường hở liên kết với tiếp điểm thường đóng.
Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở - thường đóng và vỏ bảo vệ.
Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái, khi không còn tác động, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
Theo số cặp tiếp điểm:
1.4 Các thông số kĩ thuật của nút nhấn :
Uđm : điện áp định mức.
Iđm : dòng điện định mức.
Điện áp cách điện Ucđ.
2.1 Khái quát và công dụng :
Công tắc là loại khí cụ đóng ngắt dòng điện bằng tay, có 2 hoặc nhiều trạng thái ổn định, dùng để chuyển đổi, đóngn gắt mạch điện có công suất nhỏ.
Công tắc thường được dùng để chuyển mạch tín hiệu điều khiển, tín hiệu đo, đóng ngắt các thiết bị công suất nhỏ Do có bố trí cơ cấu lò xo nên việc đóng cắt xảy ra nhanh và dứt khoát hạn chế hồ quang sinh ra.
Theo phương thức tác động :
3.1 Khái quát và công dụng :
Cầu chì là một khí cụ điện dùng để bảo vệ mạch điện khỏi bị ngắn mạch, cầu chì sẽ tự động cắt mạch khi có sự cố quá tải (lớn) hoặc ngắn mạch
Yêu cầu đối với cầu chì như sau:
Đặc tính Ampe -giây của cầu chì phải thấp hơn đặc tính ampe -giây của đối tượng cần được bảo vệ
Khi có ngắn mạch cầu chì phải làm việc có chọn lọc
Đặc tính làm việc của cầu chì phải ổn định
Công suất của thiết bị càng tăng, cầu chì càng phải có khả năng cắt cao hơn
Việc thay thế dây chảy phải dễ dàng, tốn ít thời gian.
Hình 8 Đặc tính Ampe – giây cầu chì Đặc tính cơ bản của cầu chì là sự phụ thuộc của thời gian chảy đứt của dây chảy với dòng điện chạy qua (Đặc tính Ampe − giây) Để có tác dụng bảo vệ, đường đặc tính ampe -giây của cầu chì (đường 1) tại mọi điểm đều phải thấp hơn đường đặc tính của thiết bị cần được bảo vệ (đường 2) Đường đặc tính thực tế của cầu chì (đường 3) cắt đường cong 2 Trong miền quá tải lớn (Vùng B) cầu chì bảo vệ được thiết bị, trong vùng quá tải nhỏ cầu chì không bảo vệ được thiết bị.
Trên thực tế, khi dòng quá tải không lớn (1,5 - 2) Iđm, cầu chì nóng lên rất chậm và phần lớn nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh Vì vậy, cầu chì không bảo vệ được trường hợp quá tải nhỏ Để dây chảy không bị đứt ở dòng điện định mức, cần đảm bảo Iđm < Ith, trong đó Ith là dòng điện tới hạn khiến dây chảy bắt đầu bị chảy đứt.
Mặt khác để bảo vệ được thiết bị , dòng điện tới hạn phải không lớn hơn dòng định mức nhiều Theo kinh nghiệm:
Ith / Iđm = 1, 6 – 2 đối với đồng
Ith / Iđm = 1,25 – 1,45 đối với chì.
Ith / Iđm = 1,15 đối với hợp kim chì thiếc.
Dựa vào kết cấu người ta chia cầu chì thành những loại sau:
Loại kín không có chất nhồi.
Loại kín có chất nhồi.
CB ( viết tắt từ tiếng Anh Circuit Breaker) hay còn gọi là Aptomat ( tiếng Liên Xô), Disjonteur ( tiếng Pháp)
CB là khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện khi có sự cố: quá tải, ngắn mạch, sụt áp v.v… CB thường được sử dụng trong các mạch điện hạ áp có điện áp định mức tới 660V xoay chiều và 330V một chiều, dòng điện định mức tới 6000A.
Yêu cầu đối với CB như sau:
CB thường được chết tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang), hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang). a Hộp dập hồ quang: Để CB dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện, người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là: kiểu nửa kín và nủa hở
Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của CB và có lổ thoát khí.Kiểu này có dòng điện giới hạn cắt không quá 50KA.Kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V (cao áp).
Trong một buồng dập hồ quang điển hình, các tấm thép xếp thành lưới được sử dụng để ngăn cách hồ quang thành nhiều đoạn ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang Cơ cấu truyền động cắt CB đảm nhiệm vai trò truyền lực tác động đến hệ thống dập hồ quang của máy cắt CB.
Truyền động cắt thường có 2 cách: Bằng tay và bằng cơ điện (điện từ, đóng cơ điện) Điều khiển bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định mức không lớn hơn 600A Điều khiển bằng điện tử (nam châm điện) được ứng dụng ở các CB có dòng điện lớn hơn (đến 1000A) Để tang lực điều khiển bằng tay dùng một tay dài phụ theo nguyên lý đòn bẩy. Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc bằng khí nén. c Móc bảo vệ:
CB tự đóng cắt nhờ các phần tử bảo vệ, gọi là móc bảo vệ, sẽ tác động khi mạch điện có sự cố quá dòng điện (quá tải hay ngắn mạch) và sụt áp.
Móc bảo vệ quá dòng điện (hay còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại) là thiết bị giúp bảo vệ thiết bị điện khỏi tình trạng quá tải và ngắn mạch Đường thời gian dòng điện của móc phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ Các loại móc thường được sử dụng là hệ thống điện từ và role nhiệt, chúng được lắp đặt bên trong cầu dao tự động (CB).
Rơ le điện từ có cuộn dây được mắc nối tiếp với mạch chính, có tiết diện lớn chịu dòng tải và ít vòng Khi dòng điện vượt ngưỡng, lõi sẽ hút và tác động vào khớp rơi, cắt mạch Bằng cách điều chỉnh vít thay đổi lực đàn hồi lò xo, có thể điều chỉnh ngưỡng tác động Để giữ thời gian bảo vệ quá tải, người ta thêm cơ cấu giữ thời gian vào rơ le điện từ.
Móc kiểu role nhiệt đơn giản hơn cả, có kết cấu tương tự như rờ-le nhiệt có phần tử phát nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép dãn nở làm nhả khớp rơi tự do để mở tiếp điểm của CB khi có quá tải Kiểu này có nhược điểm là quán tính nhiệt lớn nên không ngắt nhanh được dòng điện tang vọt khi có ngắn mạch, do đó chỉ bảo vệ được dòng điện quá tải
TÌM HIỂU THIẾT BỊ TRONG TỦ MSB
1.1 Role bảo vệ quá áp kém áp.
Hình 14 Role Mikro MX200A Cách đấu nối
Hình 15 Sơ đồ đấu nốiNguyên lý hoat động :
Thông số: Điện áp định mức : 400/230V
Dòng điện định mức: 9A Điện áp cách điện: 690V Điện áp hoạt động: 690V
Tần số: 50/60Hz Điện áp chịu đựng được Ui 6kV
Khả năng cắt: 1800 lần/1 giờ
Số tiếp điểm : 1NC, 1NO
Hình 19 PLC LOGO 230RC a Thông số: Điện áp cấp trong khoảng 115-240VAC/DC
Có tích hợp hàm thời gian thực
Có màn hình hiển thị, 8 ngõ vào số và 4 ngõ ra số
Khả năng mở rộng: 4 modul số và 4 modul tương tự b Cách đấu dây: c Kết nối ngõ ra:
Ta có thể kết nối nhiều dạng tải khác nhau vào ngõ ra Ví dụ: đèn, motor, contactor, relay,…
Tải thuần trở: tối đa 10A
Tải cảm: tối đa 3A d Lập trình:
Các hàm lập trình trong LOGO được chia thành 4 danh sách sau đây:
Co: danh sách các điểm liên kết (bit M, các ngõ ra, ngõ vào,…), các hằng số
GF: danh sách các hàm cơ bản như AND, OR,…
SF: danh sách các hàm đặc biệt (on delay, off delay, )
BN: danh sách các block đã được sử dụng trong sơ đồ mạch
Hình 20 Bảng điều khiển ATS hoàn thiện
Relay bảo vệ quá dòng chạm đất ( OC/EF )
Hình 22 Sơ đồ đấu nối
Hình 24 Sơ đồ đấu nối a Đặc tính:
Sử dụng bộ vi xử lý thông minh để điều khiển đóng cắt
Tự động điều chỉnh hệ số C/K và số cập định mức
Tự động đổi cực tính của biến dòng
Hiển thị thông số: Hệ số công suất, dòng điện và tổng sóng hài của dòng điện
Lập trình được độ nhạy
Cấp cuối cùng có thể lập trình báo động, điều khiển quạt
Báo động thiếu áp, quá áp, bù thiếu, bù lố, tổng sóng hài quá cao
Giao diện sử dụng than thiện b Thông số: Điện áp 240V AC/ 415V AC
Bước 1: Cài đặt hệ số cos(phi)
Để cấp nguồn cho bộ điều khiển, nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn Set Cos(phi) sáng Sau đó, nhấn nút PROGRAMS để chỉnh hệ số Cos(phi) Sử dụng nút UP hoặc DOWN để chọn giá trị mong muốn, thường đặt từ 0,90 đến 0,98 (đèn IND trong hiển thị sáng) Thường sử dụng giá trị Cos(phi) = 0,95.
Bước 2: Cài đặt hệ số C/K
Hệ số C/K của bộ điều khiển tụ bù Mikro có thể cài đặt tự động Tuy nhiên nếu việc cài đặt tiến hành tại xưởng lắp đặt thì ta nên cài đặt bằng tay hệ số này thì bộ điều khiển tụ bù hoạt động sẽ chính xác hơn
Tiến hành chỉnh : Nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn C/K sáng Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi giá trị C/K Nhấn nút UP hoặc DOWN cho đến khi
Bước 3: Cài đặt các bước tụ
Giả sử rằng ta dùng 4 cấp có cùng dung lượng 20KVar Nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn RATED STEPS sáng Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi giá trị các bước tụ Lúc này ta sẽ thấy đèn số 1 sáng Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi giá trị này Nhấn nút UP hoặc DOWN cho đến khi đạt giá trị 001 Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi Nhấn nút UP, đèn số 2 sáng Ta tiến hành thay đổi bước tụ số 2 thành 001 như trên Tiến hành nhập
001 cho các bước tụ 3,4 Tiến hành nhập các giá trị 000 cho các bước tụ 5,6 (vì không sử dụng) Kết thúc cái đặt các bước tụ
Bước 4: Cài đặt chương trình điều khiển
Trước tiên ta sẽ cài đặt chương trình điều khiển bù bằng tay để kiểm tra hoạt động của các contactor Nhấn nútMODE/SCROLL cho đến khi đèn SWITCH PRO sáng. Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi chương trình điều khiển Nhấn nút UP hoặc
DOWN chọn chương trình điều khiển bằng tay (n-A) Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi. Để kiểm tra chương trình điều khiển bù bằng tay, ta nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn MANUAL sáng Nhấn nútUP từng lượt và quan sát Nếu sau mỗi lần nhấn có 1 contactor tác động thì phần mạch điều khiển và chương trình bù bằng tay hoạt động tốt Nhấn nút DOWN để cắt các cấp tụ bù ra
Sau khi đã kiểm tra điều khiển bù bằng tay, ta tiến hành chuyển sang chương trình điều khiển bù tự động như sau:
Nhấn nút MODE/SCROLL cho đến khi đèn SWITCH PRO sáng Nhấn nút PROGRAMS để thay đổi chương trình điều khiển Nhấn nút UP hoặc
DOWN chọn chương trình điều khiển tự động (Aut) Nhấn nút PROGRAMS để xác nhận thay đổi
Hình 25 ATS OSUNG loại Strong OSS-TN 60-600A
ATS (Automatic Transfer Switch) là bộ chuyển đổi nguồn tự động, gồm có 3 thành phần chính sau:
Phần động lực (Contactor, MCCB, ACB)
Bộ điều khiển: dùng bộ điều khiển chuyên dụng tích hợp với tủ ats ( của Osung, Socomec….), dùng các rơle logic (Logo, Zelio….), dùng các bộ PLC nhỏ (đối với ứng dụng phức tạp
Các phần khác: như liên động cơ điện, giám sát bảo vệ, truyền thông xa…
5.2 Phân loại Đối với các ứng dụng chuyển đổi 1 nguồn chính (điện lưới) – máy phát điện diesel dự phòng thường sử dụng các bộ tủ ats tích hợp (tích hợp 2 contactor trong cùng thân và có liên động cơ điện), các nhà cung cấp thường có cả bộ điều khiển ATS chuyên dụng Các sản phẩm này phổ biến trên thị trường việt nam là của các nhà sản xuất (Osung, Pesco/ Hàn quốc, Socomec/Pháp, Ý….) Ưu điểm, cơ cấu gọn nhẹ đơn giản dễ sử dụng, tích hợp sẵn các chức năng (khởi động máy phát ….) giá thành hạ
Nhược điểm: không áp dụng được trong các trường hợp phức tạp như có 2 nguồn lưới 1 nguồn dự phòng … thường dùng cho ứng dụng có dòng tối đa đến khoảng 1600-3200A Dòng cắt ngắn mạch chịu đựng được thường không cao Đối với các ứng dụng lớn, phức tạp có 2 hoặc nhiều hơn nguồn lưới + Nguồn dự phòng, phương án tối ưu là sử dụng MCCB & ACB có động cơ đóng cắt + bộ điều khiển tủ ats của các hãng Phổ biến trên thị trường việt nam là sản phẩm của các nhà sản xuất (ABB, Merlin Gerin, Siemens…), các MCCB &ACB được nối liên động điện cơ với nhau để thực hiện chức năng chuyển mạch tự động Ưu điểm: Khả năng tùy biến cao, chọn được nhiều chế độ hoạt động, thông số kỹ thuật cao… dễ dàng thay thế khi gặp sự cố và bảo dưỡng (đối với loại withdrawble) Dễ dàng kết nối với các hệ thống quản lý cấp cao hơn Nhược điểm: Giá thành cao, tốn diện tích… thích hợp với những ứng dụng có yêu cầu cao.
TÌM HIỂU BÙ CÔNG SUẤT………………………………………….……38 Chương 3
1 Lợi ích của việc bù công suất phản kháng:
Bù công suất phản kháng giúp giảm tiền phạt
Tiền phạt hay còn gọi là tiền mua điện năng phản kháng Đây là lợi ích thiết thực nhất của việc nâng cao hệ số công suất Cos phi.
Hàng tháng bạn phải trả tiền phạt cos phi nếu hệ số công suất Cos phi của bạn nhỏ hơn 0,90 Nguyên nhân là do điện năng phản kháng, tức điện năng không thực hiện công phát ra trong quá trình truyền tải điện Để tránh phải trả phí phạt này, bạn cần đảm bảo hệ số công suất Cos phi luôn lớn hơn hoặc bằng 0,90.
Bù công suất phản kháng giảm tổn hao công suất
Từ công suất tổn thất công suất trên đường dây truyền tải :
Ta thấy rằng phần tổn hao công suất do 2 thành phần tạo ra Thành phần do công suất tác dụng thì ta không thể giảm, nhưng thành phần do công suất phản kháng thì ta hoàn toàn có thể giảm được Hệ quả là giảm tổn hao công suất dẫn đến giảm tổn thất điện năng Nói nôm na ra là giảm tiền điện Vậy trường hợp này phát huy tác dụng như khi nào? Khi đường dây của chúng ta kéo quá xa Công tơ nhà nước lại tính ở đầu trạm Trường hợp này ta nên bù gần như tối đa 0.95 để giảm tổn thất điện năng
Bù công suất phản kháng giảm sụt áp
Từ công suất tổn thất điện áp trên đường dây truyền tải :
Ta thấy rằng phần tổn hao điện áp do 2 thành phần tạo ra Thành phần do công suất tác dụng thì ta không thể giảm, nhưng thành phần do công suất phản kháng thì ta hoàn toàn có thể giảm được Vậy trường hợp này phát huy tác dụng như khi nào? Khi đường dây của chúng ta kéo quá xa, điện áp cuối đường dây sụt giảm nhiều làm động cơ không khởi động được, phát nóng nhiều, dễ cháy Trường hợp này bạn nên bù đến 0.98 hoặc 1 Nếu bạn đã từng sử dụng máy bơm ở cuối nguồn này sẽ hiểu điện áp tăng thêm được vài volt có ý nghĩa thế nào
Từ S=U*I ta thấy rằng dung lượng máy biến áp gồm 2 phần P và Q Nếu ta bù tốt thì S gần như bằng P => tăng khả năng máy biến áp.
2 Các dạng bù công suất: a Bù trên lưới điện áp
Trong mạng lưới hạ áp, bù công suất được thực hiện bằng:
Tụ điện với lượng bù cố định (bù nền)
Thiết bị điều chỉnh bù tự động hoặc một bộ tụ cho phép điều chỉnh liên tục theo yêu cầu khi tải thay đổi b Tụ bù nền
Bố trí bù gồm một hoặc nhiều tụ tạo nên lượng bù không đổi việc điều khiển có thể thực hiện:
Bằng tay: dùng CB hoặc LBS ( load – break switch )
Bán tự động: dùng contactor
Mắc trực tiếp vào tải đóng điện cho mạch bù đồng thời khi đóng tải.
Các tụ điện được đặt:
Tại vị trí đấu nối của thiết bị tiêu thụ điện có tính cảm (động cơ điện và máy biến áp)
Tại vị trí thanh góp cấp nguồn cho nhiều động cơ nhỏ và các phụ tải có tính cảm kháng đối với chúng việc bù từng thiết bị một tỏ ra quá tốn kém
Trong các trường hợp khi tải không thay đổi c Bộ tụ bù điều khiển tự động ( bù ứng động )
Bù công suất thường được hiện bằng các phương tiện điều khiển đóng ngắt từng bộ phận công suất.
Thiết bị này cho phép điều khiển bù công suất một cách tự động, giữ hệ số công suất trong một giới hạn cho phép chung quanh giá trị hệ số công suất được chọn.
Thiết bị này được lắp đặt tại các vị trí mà công suất tác dụng và công suất phản kháng thay đổi trong phạm vi rất rộng ví dụ: tại thanh góp của tủ phân phối chính, tại đầu nối của các cáp trục chịu tải lớn.
Các nguyên lý và lý do sử dụng bù tự động:
Bộ tụ bù được chia thành nhiều cấp, mỗi cấp được điều khiển bởi contactor đóng mở mạch tụ tương ứng, giúp tăng hoặc giảm công suất bù theo nhu cầu Rơle điều khiển theo dõi hệ số công suất và đóng mở contactor để điều chỉnh hệ số công suất toàn hệ thống Máy biến dòng lấy tín hiệu từ pha dây cáp để cấp cho rơle điều khiển Bù công suất phản kháng chính xác theo tải tránh quá điện áp khi tải giảm, loại bỏ nguy cơ quá điện áp gây hư hỏng thiết bị.
Các qui tắc bù chung:
Nếu công suất bộ tụ ( kVar ) nhỏ hơn hoặc bằng 15% công suất định mức máy biến áp cấp nguồn, nên sử dụng bù nền.
Nếu ở trên mức 15%, nên sử dụng bù kiểu tự động.
Vị trí lắp đặt tụ áp trong mạng điện có tính đến chế độ bù công suất; hoặc bù tập trung, bù nhóm, bù cục bộ, hoặc bù kết hợp hai phương án sau cùng.
Về nguyên tắc, bù lý tưởng có nghĩa là bù áp dụng cho từng thời điểm tiêu thụ và với mức độ mà phụ tải yêu cầu cho mỗi thời điểm.
3 Vị trí lắp đặt tụ bù: a Bù tập trung : áp dụng cho tải ổn định và liên tục.
Nguyên lý : bộ tụ đấu vào thanh góp hạ áp của tủ phân phối chính và được đóng trong thời gian tải hoạt động Ưu điểm:
Giảm tiền phạt do vấn đề tiêu thụ công suất phản kháng
Làm giảm công suất biểu kiến.
Dòng điện phản kháng tiếp tục đi vào tất cả lộ ra tủ phân phối chính của mạng hạ thế.
Vì lý do này kích cỡ dây dẫn , công suất tổn hao không được cải thiện ở chế độ bù tập trung. b Bù nhóm ( từng phân đoạn ).
Bù nhóm nên sử dụng khi mạng điện quá lớn và khi chế độ tải tiêu thụ theo thời gian của các phân đoạn thay đổi khác nhau.
Nguyên lý : bộ tụ được đấu vào tủ phân phối khu vực hiệu quả do bù nhóm mang lại cho dây dẫn xuất phát từ tủ phân phối chính đến các tủ khu vực có đặt tụ được thể hiện rõ nhất. Ưu điểm:
Làm giảm tiền phạt do vấn đề tiêu thụ công suất phản kháng.
Làm giảm công suất biểu kiến yêu cầu.
Kích thước dây cáp đi đến các tủ phân phối khu vực sẽ giảm đi hoặc với cùng dây cáp trên có thể tăng thêm phụ tải cho tủ phân phối khu vực
Dòng điện phản kháng tiếp tục đi vào tất cả dây dẫn xuất phát từ tủ phân phối khu vực.
Vì lý do này mà kích thước và công suất tổn hao trong dây dẫn nói trên không được cải thiện với chế độ bù nhóm.
Khi có sự thay đổi đáng kể của tải, luôn luôn tồn tại nguy cơ bù dư và kèm theo hiện tượng quá điện áp. c Bù riêng:
Bù riêng nên được xét đến khi công suất động cơ lớn đáng kế so với mạng điện. Nguyên lý: bộ tụ mắc trực tiếp vào đầu dây nối của thiết bị dùng điện có tính cảm ( chủ yếu là các động cơ ).
Bộ tụ định mức ( kVAr) đến khoảng 25% giá trị công suất động cơ Bù bổ sung tại đầu nguồn điện cũng có thể mang lại hiệu quả tốt. Ưu điểm :
Làm giảm tiền phạt do tiêu thụ công suất phản kháng (kVAr)
Giảm công suất biểu kiến yêu cầu.
Giảm kích thước và tổn hao dây dẫn đối với tất cả dây dẫn.
Các dòng điện phản kháng có giá trị lớn sẽ không còn tồn tại trong mạng điện.
Giả sử ta có công suất của tải là P
Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → tgφ1 ( trước khi bù )
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → tgφ2.
Công suất phản kháng cần bù là QC = P (tgφ1 – tgφ2 ).
Từ công suất cần bù ta chọn tụ bù cho phù hợp trong bảng catalog của nhà cung cấp tụ bù.
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1 Những điều đã đạt được trong quá trình thực tập
- Bắt đầu vào thực tập trong Công Ty từ ngày 09/05/2022 và kết thúc vào ngày 01/07/2022
- Sáng làm việc từ 08h00 đến 12h00(Cố định)
- Chiều làm việc từ 13h00 đến 17h00(Cố định)
- Tuy nhiên do trong quá trình thực tập sinh viên có tham gia học tập tại trường nên thời gian thực tập là 3 ngày/tuần(thứ 2,4,6)
Những công việc đã được tiếp xúc trong quá trình thực tập
Đọc tài liệu về công ty, các bản vẽ, catalogue thiết bị.
Gia công cơ khí và lắp khung tủ.
Bấm đầu cos các loại cáp.
Tham gia đấu điện động lực và điều khiển tủ điện.
Các nhận xét, đánh giá thực trạng của quá trình làm việc
Những khó khăn và thuận lợi khi nhận nhiệm vụ được giao:
• Sự giúp đỡ tận tình của các nhân viên trong xưởng
• Được tiếp xúc, thực hành thực tế kiến thức tủ điện
• Thời gian còn ngắn chưa tìm hiểu chuyên sâu vấn đề
• Kiến thức bản thân còn hạn chế.
• Do chưa có kinh nghiệm nên chỉ được phân công những công việc đơn giản chưa thực sự đi sâu vào trọng tâm công việc
Cách giải quyết nội dung công việc được giao:
Quan sát người hướng dẫn trước khi thực hiện.
Đọc tài liệu, tìm hiểu kiến thức liên quan.
Thực hiện công việc và so sánh đối chiếu kết quả, nếu có thắc mắc thì tìm các nhân viên xin hỗ trợ.
Báo cáo mức độ hoàn thành
➢SV cần chuẩn bị những kiến thức, tài liệu gì để giải quyết công việc được giao:
Kiến thức liên quan trong nhiệm vụ được giao.
Kỹ xử lý thông tin tài liệu
Tài liệu liên quan từ nhà sản xuất, các tài liệu tương tự hoặc có liên quan đến nội dung nhiệm vụ được giao
SV cần trang bị những kỹ năng để làm việc tốt hơn
+ Kỹ năng ra quyết định.