XOAYSỞTRONGTHỜISUYTHOÁI Khi kinh tế suy thoái, cắt giảm chi phí luôn là một trong những phương sách giúp doanh nghiệp tồn tại. Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp thường quyết định cắt giảm ngân sách marketing trước tiên. Liệu đây có phải là một quyết định đúng đắn? Khi kinh tế suy thoái, cắt giảm chi phí luôn là một trong những phương sách giúp doanh nghiệp tồn tại. Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp thường quyết định cắt giảm ngân sách marketing trước tiên. Liệu đây có phải là một quyết định đúng đắn? Ông Nguyễn Phương, Trưởng đại diện văn phòng công ty Dược phẩm Gynocare Ltd. (Anh Quốc) đã chia sẻ một số quan điểm của mình về vấn đề này. Theo ông, cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu đã và đang ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như thế nào? Sự suy giảm mạnh của các nền kinh tế phát triển – nơi tiếp nhận phần lớn lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam – đã và đang ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế nước ta. Thêm vào đó, thị trường tín dụng thế giới bị siết chặt làm suy giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự lưu chuyển các dòng vốn vào Việt Nam. Hậu quả là các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng ở Việt Nam sẽ dễ bị “tổn thương” hơn. Trong bối cảnh đó, liệu các công ty tại Việt Nam có nên cắt giảm ngân sách cho hoạt động tiếp thị (marketing) của mình? Các doanh nghiệp Việt Nam không hẳn là phải cắt giảm hoàn toàn ngân sách tiếp thị. Thay vào đó, họ nên điều chỉnh chiến lược tiếp thị cho phù hợp với tình hình mới để đảm bảo mức tăng trưởng và lợi nhuận mong muốn. Doanh nghiệp Việt Nam nên cân nhắc thay đổi các chọn lựa chiến lược tiếp thị (strategic choices) trong thời kỳ suy thoái. Thay đổi các chọn lựa chiến lược tiếp thị nên được thực hiện như thế nào? Theo một số dự báo, tình hình kinh tế toàn cầu có thể chuyển biến thuận lợi vào năm 2010. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên thay đổi các chọn lựa chiến lược tiếp thị có tính chất ngắn hạn. Dưới đây là một số điểm các doanh nghiệp cần lưu ý: Phân khúc thị trường - Theo công ty Ogilvy & Mather, có 4 phân khúc thị trường trongthời kỳ suy thoái. Đó là nhóm khách hàng lạc quan (the recession-proof): tự tin về tình hình tài chính cá nhân của mình; nhóm khách hàng dao động (the vulnerable): có xu hướng chuyển sang mua sắm những sản phẩm có chất lượng nhưng giá cả hợp lý hơn, nhóm khách hàng thận trọng (the security-seeker): chỉ chọn mua những sản phẩm được “tin dùng”, và nhóm tìm kiếm giải pháp (the solution-seeker) là những người lạc quan ngay cả khi kinh tế suythoái trầm trọng. Khách hàng mục tiêu - Trongthời kỳ suy thoái, chúng ta phải tập trung nguồn lực tiếp thị cho những nhóm khách hàng mang lại doanh số và lợi nhuận cao nhất. Bạn có thể xếp hạng khách hàng của mình theo thứ tự giảm dần về doanh số và lợi nhuận mang lại. Hãy ưu tiên chăm sóc và phát triển nhóm khách hàng dẫn đầu cả hai bảng xếp hạng này. Linh hoạt trong thực hiện các hoạt động tiếp thị - Trước mắt, bạn hãy cân nhắc đểgiảm hoặc ngừng các hoạt động xây dựng thương hiệu dài hạn. Ưu tiên cắt giảm ngân sách cho những sản phẩm có doanh số còn thấp hoặc đứng yên trongthời gian dài để đầu tư vào nhóm sản phẩm chủ lực có lợi nhuận cao của doanh nghiệp. Hãy sử dụng các chiến thuật tiếp thị để chuyển đổi khách hàng sử dụng sản phẩm cạnh tranh sang khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn. Hãy lợi dụng tính chu kỳ trong hành vi tiêu dùng để giảm ngân sách tiếp thị lúc “trái mùa” đối với từng sản phẩm. Phân tích tình hình cạnh tranh - Suythoái kinh tế là cơ hội để bạn loại bỏ đối thủ cạnh tranh yếu. Nếu không theo kịp ngân sách và tính hiệu quả trong tiếp thị của bạn, những đối thủ này sẽ mất dần thị phần và không còn khả năng cạnh tranh với bạn một khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Bạn hãy nhận diện những sản phẩm cạnh tranh non yếu, bao nhiệu % thị phần bạn có thể có được nếu những sản phẩm này bị loại khỏi thị trường, ngân sách bạn cần sử dụng để làm điều đó,… Đo lường kết quả tiếp thị - Trongthời kỳ suy giảm kinh tế, hơn bao giờ hết, bạn cần biết rõ hiệu quả của những hoạt động tiếp thị bạn làm. Hãy nhanh chóng gia tăng quy mô của những hoạt động có hiệu quả trong khuôn khổ ngân sách và phân khúc thị trường bạn đã chọn. Bạn cần tiến hành đo lường mức tương quan giữa số tiền đã đầu tư cho hoạt động tiếp thị và mức gia tăng lợi nhuận. Ai là người thực hiện các thay đổi về chọn lựa chiến lược tiếp thị? Đó chính là lực lượng bán hàng. Ngân sách huấn luyện cho đội ngũ bán hàng cần được duy trì, hoặc tăng thêm trongthời kỳ suy thoái. Trong nhiều trường hợp, cải thiện tính hiệu quả của đội ngũ bán hàng có thể giúp bạn tăng doanh số đến 10-20% mà không cần tăng ngân sách tiếp thị. Khủng hoảng kinh tế là nguy cơ nhưng cũng là cơ hội để phát triển. Vì vậy, trongthời điểm hiện nay, thay vì cắt giảm triệt để ngân sách tiếp thị, bạn nên phân tích và thay đổi cácchọn lựa chiến lược tiếp thị của mình cho phù hợp với tình hình. Hãy khôn ngoan và linh hoạt trong việc chi tiêu cho tiếp thị để khi nền kinh tế khởi sắc trở lại, doanh nghiệp của bạn sẽ có nhiều cơ hội để vượt lên dẫn đầu. . XOAY SỞ TRONG THỜI SUY THOÁI Khi kinh tế suy thoái, cắt giảm chi phí luôn là một trong những phương sách giúp doanh nghiệp tồn tại. Nhiều. solution-seeker) là những người lạc quan ngay cả khi kinh tế suy thoái trầm trọng. Khách hàng mục tiêu - Trong thời kỳ suy thoái, chúng ta phải tập trung nguồn lực tiếp thị cho những nhóm. bán hàng. Ngân sách huấn luyện cho đội ngũ bán hàng cần được duy trì, hoặc tăng thêm trong thời kỳ suy thoái. Trong nhiều trường hợp, cải thiện tính hiệu quả của đội ngũ bán hàng có thể giúp