1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bc rà soát, Đánh giá việc thực hiện luật giáo dục huyện....

16 132 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Việc Rà soát, Đánh giá việc Thực hiện Luật Giáo dục Giai đoạn 2020 - 2024
Tác giả Ủy Ban Nhân Dân, Huyện ...
Chuyên ngành Giáo Dục
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 192 KB

Nội dung

Báo cáo đánh giá việc thực hiện Luật giáo dục; Công tác chỉ đạo triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính

Trang 1

Số: /BC-UBND …., ngày tháng năm 2024

BÁO CÁO Việc rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật giáo dục

giai đoạn 2020 - 2024

Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu

Căn cứ Công văn số 3142/UBND-VX, ngày 09/8/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh … về việc báo cáo rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật giáo dục giai đoạn 2020 - 2024;

Sau khi rà soát, tổng hợp Ủy ban nhân dân huyện báo cáo như sau:

Phần thứ nhất TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

I Công tác chỉ đạo triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục

và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục

1 Công tác tuyên truyền

Huyện đã xây dựng kế hoạch phổ biên giáo dục pháp luật, triển khai các văn bản tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân1 Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền và thực hiện các văn bản liên quan đến Luật Giáo dục đầy đủ kịp thời2

2 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

1 Kế hoạch số 87/KH-UBND, ngày 20/01/2020 của Ủy ban nhân dân huyện về công tác phổ biên giáo dục pháp luật năm 2020; Kế hoạch số 23/KH-HĐPH, ngày 20/02/2020 của Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện

về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở, các xã thị trấn và các đơn vị trường học trên địa bàn huyện năm 2020.

2 Luật số 43/2019/QH13, ngày 14/6/2019 Luật giáo dục; Nghị quyết 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết 51/2017/QH14, ngày 21 tháng 11 năm 2017 điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị định 84/2020/NĐ-CP, ngày 17/7/2020 của chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục; Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư 20/2021/TT-BGDĐT, ngày 01/7/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT, ngày 13/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị định số 71/2020/NĐ-CP, ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; Nghị quyết 102/NQ-CP, ngày 03/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế; Công văn số 4283//UBND-VX về việc triển khai thực hiện Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập; Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND, ngày 16/9/2019 về ban hành quy chế đào tạo cán bộ, công chức, viện chức trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Trang 2

Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện triển khai văn bản đến các đơn vị trường thực hiện phổ biến tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về Luật Giáo dục3

Yêu cầu các đơn vị chủ động thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành được tổ chức lồng ghép vào các buổi hội nghị sơ kết, tổng kết định kỳ của nhà trường, nêu lên những điểm khác trong nội dung Luật Giáo dục 2005 Qua đó đã góp phần nâng cao hiểu biết nhận thức CBQL, GV và người lao động trong đơn vị

Chỉ đạo các đơn vị trong quá trình thực hiện yêu cầu các đơn vị thường xuyên tổng hợp những khó khăn vướng mắc; những bất cập chưa hợp lý, tổng hợp gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo trình cấp trên; tham gia góp ý dự thảo các thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo4

II Công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật và xử

lý vi phạm hành chính

1 Việc tổ chức và hoạt động thanh tra nội bộ trong các cơ sở giáo dục

Công tác kiểm tra nội bộ được quan tâm triển khai Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ban hành các văn bản lồng ghép công tác kiểm tra các cơ sở giáo dục vào các đợt kiểm tra chuyên ngành hàng năm, trong năm qua đã tiến hành kiểm tra lồng ghép các cơ sở giáo dục 61 cuộc Không có trường hợp nào bị vi phạm phải xử lý

2 Số lượt thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục từ năm 2020-2024

Từ năm 2020 đến 2024 Phòng giáo dục và Đào tạo tổ chức 61 cuộc kiểm tra hành chính và kiểm tra chuyên ngành, không có vụ việc phải xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục từ năm 2020-2024, cụ thể:

- Năm học 2020-2021 thực hiện 10 cuộc kiểm tra, trong đó: Theo kế hoạch 5 cuộc; đột xuất 02 cuộc; kiểm tra khác 03 cuộc

- Năm học 2021-2022 thực hiện 17 cuộc kiểm tra, trong đó: Theo kế hoạch 4 cuộc; kiểm tra khắc phục sau kiểm tra 01 cuộc; kiểm tra đột xuất 03 cuộc; giám sát công tác kiểm tra chất lượng học sinh các cuộc kiểm tra 04 cuộc; kiểm tra tư vấn công tác xây dựng trường học đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp án toàn

05 trường

- Năm học 2022-2023 thực hiện 17 cuộc kiểm tra, trong đó: Theo kế hoạch: 8 cuộc; kiểm tra đột xuất 03 cuộc; kiểm tra, giám sát các đợt kiểm tra cuối kỳ, học sinh giỏi, ngày hội là 06 cuộc

3 Kế hoạch số 08/KH-PGDĐT, ngày 21/02/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện về Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020.

4 Công văn số 625/CV-PGD&ĐT của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện về việc triển khai thực hiện Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về xét thăng hạng viên chức; Công văn 146/CV-PGD&ĐT, ngày 21/3/2024 về việc tham gia góp ý vào dự thảo Thông tư Quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng CDNN giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Trang 3

- Năm học 2023-2024 thực hiện 17 cuộc kiểm tra, trong đó: Theo kế hoạch 10 cuộc (08 cuộc kiểm tra chuyên ngành); kiểm tra đột xuất 02 cuộc; kiểm tra, giám sát các đợt kiểm tra cuối kỳ, học sinh giỏi, ngày hội là 05 cuộc

Phần thứ hai KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

I NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1 Đánh giá chung

Huyện có 14 xã, thị trấn, trong đó có 6 xã biên giới Trong những năm gần đây Huyện tiếp tục rà soát, sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm tinh giảm đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân Năm 2024 là năm thứ tư triển khai thực hiện Luật Giáo dục, giai đoạn 2020 - 2024 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 -2025

Toàn huyện hiện có 40 cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện, với tổng số 623 lớp học các cấp, 15.480 học sinh, 1.007 giáo viên; duy trì 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 trở lên và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 trở lên, đạt 100% kế hoạch tỉnh và Nghị quyết HĐND huyện giao; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường các bậc học như sau: Mẫu giáo 99,9% (vượt 1,5% Nghị quyết HĐND), Tiểu học 99,9% (đạt 100% mục tiêu Nghị quyết HĐND), THCS 96,2% (đạt 99,8% mục tiêu Nghị quyết HĐND), THPT 57,2% (đạt 98,6% Nghị quyết HĐND); Duy trì và nâng cao chất lượng 23/39 đơn vị trường đạt chuẩn Quốc gia, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 59%, (đạt 95,8% Nghị quyết HĐND huyện giao) Đội ngũ CBQL, GV đạt chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019: Tỷ lệ CBQL, GV đạt chuẩn ngày một tăng, năm 2024: 1.022/1.132 = 90,2%

2 Đánh giá cụ thể

2.1 Về quản lý nhà nước đối với giáo dục

2.1.1 Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục trên địa bàn

Hằng năm, căn cứ vào văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện các đơn vị trường xây dựng kế hoạch công tác kiểm nội bộ nhà trường phù hợp với tình hình thực tế, qua đó giúp thủ trưởng đơn vị nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm

vụ năm học, nhằm đảm bảo các hoạt động của trường thực hiện đúng nội quy, quy chế, kế hoạch đào tạo và đúng các quy định pháp luật

Các đơn vị quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ như thành lập Ban kiểm tra nội bộ, ban hành kế hoạch kiểm tra Ban kiểm tra nội bộ thực hiện nhiệm vụ đúng kế hoạch, tham mưu thủ trưởng đơn vị thực hiện công tác kiểm tra tập chung kiểm tra công tác thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, kiểm tra công

Trang 4

tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, kiểm tra công tác quản lí và hoạt động của thư viện

Tiến trình các cuộc kiểm tra và hồ sơ lưu giữ thực hiện đúng văn bản hướng dẫn của cơ quan kiểm tra

2.1.2 Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý

Uỷ ban nhân dân huyện sử dụng đúng số biên chế được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao Việc phân bổ biên chế hợp lý đúng quy định tại Thông tư số 19/2023/ TT-BGDĐT, ngày 30/10/2023 và Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT, ngày 30/10/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm hài hoà giữa các đơn vị trường Công tác tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm

2018 và thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau năm 2020 được quan tâm

ưu tiên; bảo đảm đủ kinh phí bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp học Hướng dẫn các đơn vị trường xây dựng dự toán ngân sách hàng năm đầy đủ các nội dung chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định Phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị trường đảm bảo kịp thời, đúng quy định của Luật Ngân sách và quy định về quản lý điều hành ngân sách địa phương

Cở sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu đã được chú trọng đầu tư mới, sửa chữa, mua sắm để phục vụ công tác dạy và học Học sinh được sử dụng

cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

2.1.3 Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương

Huyện có 01 loại hình trường công lập, cụ thể: Có 14 trường Mầm non đều tổ chức cho trẻ ăn trưa, 7 Trường Tiểu học (có 5 trường PTDTBT), 07 trường THCS (có 05 trường PTDTBT), 08 trường TH&THCS (có 07 trường PTDTBT) 03 trường THPT (có 02 trường DTNT), 01 Trung tâm GDNN-GDTX

Công tác xã hội hóa tác giáo dục trong những năm qua ngày càng được các tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư xây dựng trường, lớp, mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học Phát huy những kết quả đạt được, huyện Mường đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể, xã hội huy động học sinh đến trường, duy trì sĩ số, xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn Từ đó tranh thủ sự giúp đỡ về tài lực, vật lực, ngày công lao động để tham gia xây dựng CSVC trường lớp học, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho cho công tác giáo dục

2.1.4 Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm

vụ và chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý

Trang 5

Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các đơn vị áp dụng tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và đơn vị, bảo đảm đánh giá chất lượng giáo dục theo đúng các văn bản hướng dẫn của các cấp5 Chỉ đạo các đơn tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, quản trị nhà trường theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch; phân cấp, giao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục và tài chính; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục; chủ động linh hoạt về biên chế thời gian năm học, mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học; thực hiện xếp loại trường làm căn cứ đánh giá, xếp loại người đứng đầu Thực hiện phân cấp, giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị 100% các trường đã được giao tự chủ quản lý tài chính Các đơn vị giáo dục căn

cứ vào nguồn ngân sách đã được phân bổ, cân đối ngân sách để thực hiện tốt các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước và các nhiệm vụ mới phát sinh

2.1.5 Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục tại địa phương

Hàng năm thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các đơn vị giáo dục trên địa bàn; Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học cho các đơn vị trường; chỉ đạo thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương; Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục của đơn vị giáo dục thuộc phạm vi quản lý; Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục tại địa phương

Chỉ đạo các đơn vị trường chủ động xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo giai đoạn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Thường xuyên rà soát quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục tại địa phương6

đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 27/2020/TT- BGDĐT, ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học; Đối với Chương trình GDPT 2018 tổ chức, đánh giá thường xuyên và định kì các môn học theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT, đối với Chương trình 2006 tổ chức, đánh giá thường xuyên và định kì các môn học theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011; Thông tứ số 26/2020/TT- BGDĐT ngày 20/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6 Thông tư số 06/2015/TTLT- BGDĐT- BNV, ngày 16/3/2015 về việc quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư liên tịch số 16/2017/TT-BGDĐT, ngày 12/7/2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT, ngày 30/10/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư

số 20/2023/TT-BGDĐT, ngày 30/10/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập.

Trang 6

2.2 Về thực hiện các chính sách phát triển giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục

2.2.1 Chính sách đầu tư phát triển giáo dục mầm non; ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp; chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội

Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các đơn vị cụ thể hóa các văn bản của các cấp về chính sách ưu tiên đầu tư cho giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn đến các đối tượng được thụ hưởng theo quy định; rà soát, tổng hợp danh sách các đối tượng được thụ hưởng chính sách trình cấp có thẩm quyền để phân bổ kinh phí kịp thời Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong giáo dục; thực hiện chi trả các chế độ cho CBQL,GV,NV và học sinh đảm bảo đúng quy định Trú trọng công tác kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất việc thực hiện chính sách từ các đơn vị trường trong năm học từ đó khắc phục kịp thời tồn tại, hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện

Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước và các cấp chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin truyền thông và phổ biến giáo dục pháp luật cho các đơn vị trường mầm non trên địa bàn huyện

2.2.2 Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai các văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông tới các đơn vị trên địa bàn Yêu cầu các đơn vị bám sát vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tham mưu, tuyên truyền, triển khai kịp thời các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, quyết định đến toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về Chương trình GDPT 2018 Giao quyền chủ động cho các đơn vị trường xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, tổ chuyên môn, kế hoạch giáo dục các môn học và kế hoạch bài dạy cơ bản linh hoạt, phù hợp với đặc điểm vùng miền và đảm bảo yêu cầu Đổi mới công tác quản lí, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lí, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu

Chỉ đạo các đơn vị trường rà soát các điều kiện chuân bị về cơ sở vật chất, đảm bảo tỉ lệ 01 phòng học/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, trường THCS, có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định, bảo đảm tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp đối với trường tiểu học dạy 2 buổi trên ngày; tỷ lệ 1,9 giáo viên/lớp đối với trường THCS, tỷ lệ 2,2 giáo viên/lớp đối với trường PTDTBT THCS và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục và tổ chức dạy học hai buổi/ngày theo quy định

Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc theo quy

định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Tổ chức các hoạt động củng cố

Trang 7

để học sinh hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương

Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; kế hoạch giáo dục bảo đảm phân bổ hợp lí giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học

Chỉ đạo cá đơn vị tổ chức dạy học theo đúng lộ trình7, tổ chức dạy học đầy

đủ các môn học và hoạt động giáo dục đối với các khối lớp Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Chỉ đạo các đơn vị trường rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh

Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống, tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục địa phương… trong các môn học và hoạt động giáo dục

2.2.3 Chính sách đầu tư phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập của người lớn, xây dựng xã hội học tập; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia, cung ứng dịch vụ giáo dục thường xuyên có chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học

Ủy ban nhân dân huyện ban hành văn bản chỉ đạo việc kiện toàn các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã, phối hợp chỉ đạo các trung tâm học tập cộng đồng triển khai thực hiện nhiệm vụ nhằm đẩy mạnh phong trào học tập cho bà con nhân dân các dân tộc trên địa bàn Khuyến khích những cán bộ nghỉ hưu, người có chuyên môn nghiệp vụ tham gia giảng dạy tại trung tâm; Phối hợp với các đơn vị trường trên địa bàn xã, đặc biệt trường Tiểu học, THCS, THPT và Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề huyện để có thêm nguồn báo cáo viên, hướng dẫn viên; Hướng dẫn nội dung chi, định mức chi cho các hoạt động tại TTHTCĐ Chỉ đạo các đơn vị trường trực tiếp đến các bản, khu phố tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc học tập suốt đời nhằm đẩy mạnh phong trào học tập cho gia đình, dòng họ, cộng đồng từ đó lan tỏa tinh thần hiếu học cho các con em trong gia đình và xã hội

Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với chính quyền địa phương cùng quản lý các trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của TTHTCĐ Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy và học Quản lý nghiêm túc các hình thức học tập, các chương trình đào tạo ngắn hạn Tập trung xây dựng nề nếp kỷ cương trong dạy và học ở các TTHTCĐ Thực hiện các giải pháp đồng bộ, kiên quyết nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực và bệnh thành tích

7 Năm học 2021-2022 thực hiên đối với lớp 6; năm học 2022-2023 thực hiện đối với lớp 7; năm học 203-2024 thực hiện đối với lớp 8; năm học 2024-2025 thực hiện đối với lớp 9.

Trang 8

trong công tác giáo dục và đào tạo, học tập mang tính hình thức không hiệu quả.

2.2.4 Chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình; chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi đối với nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nhằm động viên đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến; tạo điều kiện để phát triển nâng cao chất lượng giáo dục như:

- Chế độ tiền lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, ngày 14/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

- Chế độ phụ cấp, trợ cấp đối với giáo viên đặc biệt là với cán bộ giáo viên, nhân viên công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, như: Trợ cấp lần đầu, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp lâu năm, trợ cấp một lần khi chuyển ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP, ngày 08/10/2019 về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Phụ cấp bán trú dành cho trường có học sinh

ở bán trú

- Các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và CBQL giáo dục đã góp phần tích cực trong việc thu hút nguồn lực ở vùng thuận lợi đến công tác và cống hiến cho ngành Giáo dục, đảm bảo đời sống cho cán bộ yên tâm công tác bám trường, bám lớp để duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục của huyện

2.2.5 Chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền đối với người học; khuyến khích xã hội hóa hoạt động tín dụng giáo dục

Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên Mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 835/QĐ-TTg năm 2011: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,65%/tháng Thời hạn cho vay quy định tại Điều 6 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ

Chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên mang ý nghĩa chính trị, xã hội rất lớn, giúp nhiều học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp cận được dịch vụ giáo dục Đã góp phần tạo chỗ dựa, niềm tin cho các gia đình HSSV nghèo, góp phần nâng cao tri thức cho đội ngũ lao động kế cận trong tương lai

Trang 9

2.2.6 Chính sách cấp học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho người học

Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đào các đơn vị thực hiện bảo đảm chính sách cấp học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí

và chi phí sinh hoạt cho người học theo các văn bản quy định:

- Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 62 của Luật giáo dục 2019 cho người học có kết quả học tập, rèn luyện

từ loại khá trở lên ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật

- Chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh

tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ

Như vậy nhà nước luôn tạo điều kiện về tín dụng cho những người học tập nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho họ có cơ hội tiếp cận việc học một cách dễ dàng nhất

2.2.7 Ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai cho việc xây dựng trường học và

ký túc xá cho học sinh, sinh viên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ, công sức, tài sản cho giáo dục

Ủy ban nhân dân huyện đã bố trí kinh phí đầu tư mọi nguồn lực xây dựng

cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học cho ngành giáo dục từ năm

2020-2024 với tổng kinh phí: 164.733 triệu đồng Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện ưu tiên bố trí đất đai cho ngành giáo dục 36/36 điểm trường chính đã được cấp giấy chứng nhận quyện sử dụng đất

3 Về nguồn lực cho giáo dục

3.1 Về tổ chức bộ máy, nhân sự trong các cơ sở giáo dục

Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo rà soát, sắp xếp lại quy mô trường, lớp theo hướng tinh gọn trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Từ đó sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ giáo viên gắn với tinh giản biên chế và tổ chức dạy học8 Điều chỉnh và thực hiện tốt quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục tại địa phương, trong đó ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là người dân tộc thiểu số Thực hiện đúng quy định các chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS như: Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng; chính sách hỗ trợ đối với người học về học bổng,

hỗ trợ học tập, miễn, giảm học phí, chế độ cử tuyển, tuyển thẳng vào đại học, dự

8 Sáp nhập 06 đơn vị trường thành 03 đơn vị, giảm được 03 đơn vị = 8,3%.

Trang 10

bị đại học, cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh, ưu tiên trong đào tạo, chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên… và chính sách đầu tư đối với các cơ sở đào tạo vùng DTTS9

3.2 Về kinh phí cho giáo dục

Mức kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm (bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư từ tất cả các nguồn vốn: trong nước, ngoài nước), cụ thể như sau:

- Chi thường xuyên: bao gồm NSNN cấp thường xuyên hàng năm bố trí cho giáo dục và kinh phí triển khai các chương trình, đề án, nhiệm vụ về giáo dục do bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương đang chủ trì thực hiện (Năm 2020: Tổng kinh phí NSNN giao 326.043,138 triệu đồng, kinh phí thực hiện 301.697,915 triệu đồng; Năm 2021 Tổng kinh phí NSNN giao 320.928 triệu đồng, kinh phí thực hiện 297.808 triệu đồng; Năm 2022 Tổng kinh phí NSNN giao 355.869 triệu đồng, kinh phí thực hiện 344.819 triệu đồng; Năm

2023 Tổng kinh phí NSNN giao 357.452 triệu đồng, kinh phí thực hiện 345.866 triệu đồng; Năm 2024 Tổng kinh phí NSNN giao 356.577 triệu đồng, kinh phí thực hiện 356.577 triệu đồng)

- Chi đầu tư: đánh giá rõ vốn đầu tư công nguồn NSNN và các nguồn hợp pháp khác bố trí cho giáo dục theo các kế hoạch trung hạn và hằng năm, bao gồm tổng số vốn, mục tiêu đầu tư, dự án đầu tư, đánh giá tăng/giảm trong giai đoạn 2020 – 2024 (Năm 2020: Thực hiện 03 dự án với tổng kinh phí NSNN giao 3.504 triệu đồng, kinh phí thực hiện 3.504 triệu đồng; Năm 2021 thực hiện dự

án với tổng kinh phí NSNN giao 5.350 triệu đồng, kinh phí thực hiện 5.280 triệu đồng; Năm 2022 thực hiện 9 dự án với tổng kinh phí NSNN giao 7.254 triệu đồng, kinh phí thực hiện 7.254 triệu đồng; Năm 2023 thực hiện 09 dự án với tổng kinh phí NSNN giao 4.942 triệu đồng, kinh phí thực hiện 4.916 triệu đồng; Năm 2024: thực hiện 07 dự án với tổng kinh phí NSNN giao 4.920 triệu đồng, kinh phí ước thực hiện 4.920 triệu đồng)

3.3 Huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục

Công tác xã hội hóa Giáo dục của Huyện được các cơ quan, ban, ngành, lực lượng vũ trang, cấp ủy, chính các cấp quan tâm Các đơn vị trường học đã linh hoạt trong việc huy động các nguồn lực hỗ trợ của toàn xã; tăng cường công tác phối hợp, kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Huyện quan tâm, hỗ trợ kinh phí để góp phần phát triển mạng lưới trường, lớp, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng, thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa dần đáp ứng yêu cầu dạy và học

9 Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND, ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách đãi ngộ đối với bác sĩ đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 23/2023/NQ-HĐND, ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm; Nghị định số 141/2020/NĐ-CP, ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số

Ngày đăng: 20/08/2024, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w