Việc tận dụng nguồn nguyên liệu này tại Lào Cai để sản xuất phân bón bên cạnh giải quyết bài toán đầu ra cho quặng apatit mà cỏn giúp tiết kiệm chi phí nhập khẩu nguyên liệu, tiết kiệm n
TỔNG QUAN
Tổng quan vềphân bón
Phân bón có vai trò khá quan trọng trong việc tăng năng suất, bảo vệ cây trồng cũng nhƣ giúp cải tạo đất Tùy theo từng loại cây trồng cũng nhƣ từng loại đất sẽ có những sản phẩm phân bón phù hợp Phân bón bao gồm một hay nhiều dưỡng chất cần thiết cho cây Các dưỡng chất trong phân bón thường được chia thành ba nhóm sau:
- Nhóm đa lƣợng: là nhóm các dƣỡng chất thiết yếu mà cây trồng cần nhiều bao gồm nitơ (N), photpho (P) và kali (K)
- Nhóm trung lƣợng: là nhóm các dinh dƣỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở mức trung bình bao gồm canxi (Ca), magiê (Mg) và lưu huỳnh (S)
- Nhóm vi lƣợng: là nhóm dinh dƣỡng khoáng thiết yếu cây trồng cần với lƣợng ít nhƣ sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu)…
Theo nguồn gốc, phân bón đƣợc chia thành hai loại:
Phân bón hữu cơ: là loại phân chứa những chất dinh dƣỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ nhƣ phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh, phân rác Ƣu điểm của loại phân này là có thể tận dụng nguồn rác thải từ động vật hay cây trồng để sản xuất phân bón và ít gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng Tuy nhiên khuyết điểm của nó là giá thành cao và khi sử dụng phân hữu cơ cây không thể sử dụng ngay dƣỡng chất từ phân mà phải trải qua một quá trình chuyển hóa nhờ vào các vi sinh vật vì vậy cây chỉ có thể lớn từ từ
Phân bón vô cơ (phân hóa học): là loại phân chứa các yếu tố dinh dƣỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học Nguồn nguyên liệu sản xuất đƣợc lấy từ khí thiên nhiên hay các mỏ khoáng sản Ƣu điểm của loại phân này là có tác dụng nhanh trong việc tăng năng suất cho cây và giá thành rẻ Khuyết điểm lớn nhất của phân hóa học là gây ô nhiễm môi trường
Phân vô cơ đƣợc chia làm hai loại là phân đơn và phân hỗn hợp
- Phân đơn: là loại phân bón trong đó có một nguyên tố dinh dƣỡng đa lƣợng
Phân đạm (chứa N): phân ure, phân sunphat đạm, phân amon nitrat…
Phân lân (chứa P): supe lân (supe photphat), phân lân nung chảy… Phân kali (chứa K): kali clorua, sunphat kali…
- Phân hỗn hợp: là loại phân bón trong đó chứa hai đến nhiều hơn các nguyên tố dinh dƣỡng đa lƣợng nhƣ phân SA (amoni sunphat), phân NPK, phân DAP (Diamino photphat)…
Vai trò của phân hoá học đối với năng suất cây trồng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới
Đối với cây trồng, nguồn dinh dƣỡng chính là các chất khoáng có chứa trong đất, trong phân hoá học và các loại phân khác Trong các loại phân thì phân hoá học có chứa nồng độ các chất khoáng cao hơn cả
Từ ngày có kỹ nghệ phân hoá học ra đời, năng suất cây trồng trên thế giới cũng như ở nước ta ngày càng được tăng lên rõ rệt Trong những thập kỷ cuối thế kỷ 20, diện tích trồng lúa toàn thế giới chỉ tăng có 23,6% nhƣng năng suất lúa đã tăng 108% và sản lượng lúa tăng lên 164,4%, tương ứng với mức sử dụng phân hoá học tăng lên là 242% [6] Nhờ vậy đã góp phần vào việc ổn định lương thực trên thế giới
Số lƣợng phân hoá học bón vào đã trở thành nhân tố quyết định làm tăng năng suất cây trồng lên rất rõ, đặc biệt là cây lúa Rõ ràng năng suất cây trồng phụ thuộc rất chặt chẽ với lƣợng phân hoá học bón vào Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân hoá học thì năng suất cây trồng cứ tăng lên mãi Cây cối cũng như con người phải được nuôi đủ chất, đúng cách và cân bằng dinh dưỡng thì cây mới tốt, năng suất mới cao và ổn định đƣợc Vì vậy phân chuyên dùng ra đời là để giúp người trồng cây sử dụng phân bón được tiện lợi hơn.
Tổng quan về phân bón supe photphat
1.3.1 Đặc điểm của phân bón supe photphat:
Phân bón supe photphat là một loại phân lân, tên thương mại gọi là phân supe lân có chưa hàm lượng dinh dưỡng P 2 O5 hòa tan trong nước là chủ yếu Ngoài phần P 2 O 5 hòa tan trong nước, trong phân supe photphat còn có thêm một ít P2O5 tan đƣợc trong xitrat amon hoặc axit xitric Tổng P2O5 hòa tan trong nước và P 2 O5 tan được trong xitrat amon/axit xitric gọi chung là P2O5 hữu hiệu của supe photphat
Tùy theo hàm lƣợng P 2 O5 trong sản phẩm có thể phân supe photphat thành:
- Supe photphat đơn: có chứa P 2 O 5 hữu hiệu tổng cộng nhỏ hơn hoặc bằng 19%
- Supe photphat kép: có chứa hàm lƣợng P 2 O5 cao gấp đôi so với supe photphat đơn
Phân bón supe photphat có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng Nó thúc đẩy quá trình sinh hóa ở thời kỳ sinh trưởng của cây, làm tăng lượng bột ở các loại cây có củ, có hạt, tăng cường lượng đường ở các loại cây có quả, làm cây cứng cáp, chống đƣợc sâu bệnh Nó giúp cho cây nông nghiệp hay cây công nghiệp phát triển khoẻ mạnh, cho năng suất cao, chất lƣợng cao
1.3.2 Tình hình sản xuất phân supe photphat: a Trên thế giới:
Công nghệ sản xuất phân supe photphat dựa trên các nguồn quặng photphat và nguyên liệu axit sunfuric Các mỏ quặng photphat trên thế giới phân bố không đều Hầu nhƣ ở Tây Âu không có mỏ quặng photphat, trong khi đó 80% trữ lƣợng của thế giới lại tập trung ở Bắc Phi và Cận Đông Ngoài ra, Mỹ, Nga, và Trung Quốc cũng có nhiều mỏ photphat Tuy nhiên không phải nước nào có nhiều mỏ quặng là có khả năng sản xuất nhiều mà khả năng sản xuất còn phụ thuộc vào trình độ công nghệ
Sản lượng supe lân toàn cầu tăng không ngừng Các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc năng lực sản xuất đã tăng lên Vào đầu thế kỷ 21, nhu cầu phân bón hàng năm tăng 2,5% còn phân lân tăng 2,8% [5] Do vậy các nhà máy mới đã đƣợc xây dựng ở gần các nơi có mỏ quặng Trung Quốc và Ấn Độ có vai trò quan trọng và chiếm một tỷ trọng khá lớn trong ngành phân khoáng nói chung và phân supe photphat nói riêng của toàn cầu b Tại Việt Nam:
Hiện tạicông suất sản xuất phân bón supe photphat đơn trong nước đạt 1,2 triệu tấn/năm, bao gồm nhà máy Lâm Thao công suất 800.000 tấn/năm, Lào Cai 200.000 tấn/năm và Long Thành 200.000 tấn/năm [5]
Supe photphat đơn đƣợc sản xuất trực tiếp từ quặng photphat và axit sunfuric Quặng photphat là loại khoáng vật tự nhiên sẵn có tại Việt Nam: mỏ apatit ở Lào Cai có trữ lƣợng khoảng 811 triệu tấn và khoảng 50 triệu tấn tại các khu vực khác nhƣ ở sông Phát (Bắc Bộ), sông Bo (miền Nam)
Thị trường phân bón bị buông lỏng, chưa có luật pháp về phân bón Gần 60% cơ sở sản xuất phân bón thiếu tiêu chuẩn về công nghệ Một số đơn vị sản xuất nhỏ đã lợi dụng tình hình thị trường biến động, giá cả leo thang để sản xuất phân bón giả, kém chất lượng và nhái mẫu mã bán ra thị trường với giá rẻ hơn so với các nhà sản xuất có công nghệ tiên tiến Điều này đã làm thiệt hại cho nông dân và nhà sản xuất đồng thời cũng gây rối loạn thị trường.
ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN LIỆU BAN ĐẦU
Thành phần nguyên liệu sản xuất supe photphat đơn
Nguyên liệu để sản xuất supe photphat đơn gồm có quặng chứa photpho và axit sunfuric
Quặng chứa photpho bao gồm các loại: apatit, photphoric và photphat thiên nhiên Ở nước ta để sản xuất supe photphat đơn quặng được dùng chủ yếu là apatit
Apatit là một loại quặng gồm các muối của axit photphoric chủ yếu là
Floapatit và các tạp chất khác Quặng có màu nâu sẫm vàng, không hoà tan trong nước, nhưng hoà tan trong các axit vô cơ với trọng lượng riêng từ 1,5 - 2,2 T/m 3 và nhiệt độ nóng chảy 1470 - 1550 0 C
Hàm lƣợng photpho trong apatit đƣợc tính ra phần trăm anhyđrit photphoric và gọi là P 2 O 5 chung trong apatit Apatit chƣa làm giàu chứa một lƣợng lớn các tạp chất nhƣ thạch anh, đất sét, đá vôi, đôlômit… do đó mà hàm lƣợng P2O5 chung trong apatit giảm đi Những khoáng chất có chứa sắt, nhôm, đôlômit là những tạp chất có hại cho sản xuất Trong thời gian ủ ở kho, sắt và nhôm tạo thành muối trung tính FePO4.2H2O và AlPO4.2H2O không hòa tan trong nước và cây cối hấp thụ rất chậm
Apatit Lào Cai đƣa vào sản xuất ở công ty là loại apatit nguyên khai, chƣa làm giàu, không đồng nhất về kích thước lẫn phẩm chất, thường chiếm từ 81- 90% Floapatit và phân bố không đều Các tạp chất nhiều và không ổn định và độ ẩm cũng thay đổi thất thường
Bảng 2.1 Theo kết quả phân tích quặng Apatit Lào Cai có hàm lƣợng trung bình của các thành phần nhƣ sau:
(Nguồn: Tài liệu lưu hành nội bộ của Nhà máy Supephotphat Long Thành)
Axit sunfuric là nguyên liệu chính để sản xuất supe photphat, thường được sản xuất trực để cung cấp cho sản xuất supe photphat Trong hoá học, axit sunfuric được xem là hợp chất của Anhyđric sunfuric với nước, công thức hoá học SO 3 H 2 O hoặc H 2 SO 4 , khối lƣợng phân tử là 98,8g Axit thu đƣợc có nhiều sản phẩm gồm: mono hyđrat, oleum, axit loãng Axit loãng thì có tính ăn mòn mạnh, axit đặc thì có tính thụ động
Axit sunfuric là chất lỏng không màu, sánh, kết tinh ở áp suất thường (760 mmHg) và đến 292 0 C axit H2SO4 bắt đầu sôi
Axit được sử dụng trong thiết kế này là 76% Axit được lấy từ phân xưởng axit cung cấp cho sản xuất supe.
Sản phẩm thu đƣợc
Sản phẩm chính của bản thiết kế này là supe photphat đơn
2.2.1 Công thức hóa học và các thành phần trong supe photphat đơ n:
Supe photphat đơn thường gọi là supe lân đơn, có dạng bột màu xám trắng hoặc sẫm, với thành phần chính là loại muối tan đƣợc, đó là Ca(H2PO4)2 Thành phần P 2 O 5 CaO MgO Fe 2 O 3 Al 2 O 3 SiO 2 F CO 2 H 2 O
Supephotphat đơn thường được coi là hỗn hợp của Ca(H 2 PO 4 ) 2 H 2 O và thạch cao – CaSO4
Thành phần trong supe photphat:
Ca(H2PO4)2.H2O : Mono canxi photphat Thành phần phụ:
H3PO4 : Axit photphoric tự do FePO4.2H2O : Photphat sắt(III) AlPO4.2H2O : Photphat nhôm CaHPO 4 : Đi Canxi photphat
Ca5(PO4)3F : Apatit chƣa phân huỷ CaSO4 : Sunphat Canxi
2.2.2 Tính chất hoá lý cơ b ản của supe photphat đơn:
Supe photphat đơn là một loại bột tơi, xốp, có màu xám sẫm hoặc xám trắng, trọng lƣợng riêng đổ đống từ 1,1- 1,5 T/ m 3
Phần P 2 O 5 trong supe photphat đơn ở dạng hoà tan trong nước gồm có mono canxi photphat Ca(H2PO4)2.H2O và axit photphoric tự do
Các photphat sắt, photphat nhôm, dicanxi photphat không hoà tan trong nước mà hoà tan một phần hoặc hoàn toàn trong trong dung dịch xitrat amon mà cây trồng cũng có thể hấp thụ đƣợc nhƣng chậm gọi là P 2 O 5 hoà tan trong xitrat
Chất lƣợng của Supe photphat đơn đƣợc đánh giá theo hàm lƣợng P2O5 hữu hiệu (dạng P2O5 mà cây trồng có thể hấp thụ đƣợc) là tổng các dạng P2O5 hoà tan trong nước và P2O5 hoà tan trong xitrat.Ngoài ra trong supe photphat còn chứa một phần P2O5 không hoà tan trong xitrat nằm trong lƣợng apatit chƣa đƣợc phân huỷ Tổng các dạng P 2 O 5 hữu hiệu và P 2 O 5 không hoà tan trong xitrat hợp thành P2O5chung
Tỷ lệ phần trăm của P2O5 hữu hiệu đối với P2O5chung biểu thị mức độ phân huỷ apatit bởi axit sunfuric gọi là hệ số phân huỷ (K)
Bên cạnh sản phẩm chính, trong quá trình sản xuất supe photphat đơn còn có sản phẩm phụ nhƣ : Na2SiF 6 , NaF, SiO2, 3NaF, AlF3 Ngoài ý nghĩa kinh tế việc thu hồi Flo còn bảo đảm vệ sinh công nghiệp, chống ô nhiễm môi trường
Sản phẩm phụ đặc trƣng là Na2SiF6 Đây là một muối của axit H2SiF 6 , khối lƣợng phân tử là 188g, khối lƣợng riêng là 2,7 T/ m 3
Na2SiF 6 là một muối kết tinh, màu trắng, khó tan trong nước, độ hoà tan của nó tăng theo nhiệt độ Na2SiF 6 tan nhiều trong các axit, ở môi trường kiềm phân giải tạo các muối Florua và axit silic, là một chất rất độc
Thông thường chất lượng của Na2SiF 6 sản xuất có thành phần như sau: + Hàm lƣợng của Na2SiF 6 : Không nhỏ hơn 98%
+ Axit tự do : Không lớn hơn 0,2%
+ Độ ẩm : Không lớn hơn 1%
+ Độ mịn (sàng 0,063 mm): Không lớn hơn 15%
Sản phẩm này sử dụng chủ yếu trong công nghiệp xây dựng, là chất tăng nhanh sự đóng rắn, sử dụng trong công nghệ sản xuất thuỷ tinh, men sứ, ngoài ra
Na2SiF 6 còn để sản xuất một số muối khác chứa Flo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SUPE PHOTPHAT ĐƠN
Cơ sở hóa lý của quá trình sản xuất supe photphat đơn
3.1.1 Độ hoà tan trong hệ CaO - P 2 O 5 - H 2 O
Trong quá trình sản xuất supe photphat đơn, phản ứng giữa apatit (floapatit) và axit sunfuric xảy ra theo phương trình tổng quát sau:
2Ca 5 F(PO4)3 + 7H2SO4 + 3H2O →3Ca(H2PO4)2 H2O + 7CaSO4 + 2HF Nhƣng thực chất nó tiến hành theo hai quá trình phản ứng:
Ca 5 F(PO4)3 + 5H2SO4 + 2,5H2O → 3H3PO4 + 5CaSO4.0,5 H2O + HF Ở đây sunfatcanxi ngậm nửa phân tử nước biến thành sunfat canxi khan và tách ra với tốc độ chậm hay nhanh tùy thuộc theo nhiệt độ và thành phần pha lỏng
Trong thời gian ủ ở phòng hóa thành, giai đoạn phản ứng thứ nhất hầu nhƣ kết thúc và giai đoạn phản ứng thứ hai bắt đầu, đây là giai đoạn phản ứng chậm giữa axit photphoric mới sinh ra với quặng apatit còn dƣ lại sau giai đoạn thứ nhất:
Ca 5 F(PO4)3 +7H3PO4 + 5H2O → 5Ca(H2PO4)2 H2O + HF Nhƣ vậy khi đạt tới cân bằng sẽ tồn tại 4 thành phần: H3PO4, Ca(H 2 PO 4 ) 2 H 2 O, CaSO 4 H 2 O, H 2 O
Vì nồng độ CaSO4 trong dung dịch rất nhỏ nên có thể bỏ qua Nếu viết thành hợp chất với oxy ta sẽ có hệ P2O5, CaO, H2O Nếu biểu diễn trên hệ trục vuông góc ta sẽ có đồ thị của hệ 3 trên nhƣ sau:
Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và nồng độ của axit H3PO4 mà axit tác dụng với canxi tạo thành các muối: Ca(H 2 PO 4 ) 2 dạng khan, Ca(H 2 PO 4 ) 2 H 2 O, CaHPO 4 , CaHPO 4 H 2 O
Ca(H2PO4)2.H2O , H3PO4 của pha lỏng chỉ đạt đƣợc từ 42 46% P2O5 Vì vậy sản phẩm chỉ có thể là Ca(H2PO4)2 H2O
Ta thấy mono canxiphotphat tan không tương hợp khi tác dụng với nước nó bị phân hủy thành axit photphoric tự do và muối photphat kiềm hơn
Ca(H 2 PO 4 ) 2 H 2 O + aq → CaHPO 4 + H 3 PO 4 + aq 3CaHPO 4 2H 2 O + aq → Ca 3 (PO 4 ) 3 + H 3 PO 4 + aq Mức phân hủy này phụ thuộc vào tỷ lệ của muối nước tức là khi chế biến dung dịch bằng một lượng nước thích hợp thì Ca(H2PO4)2 không phân hủy
Vì vậy trong sản xuất supe photphat đơn với mục đích thu đƣợc mono canxiphotphat thì không thể dùng axít loãng để phân huỷ quặng
3.1.2 Phân huỷ quặng phốt phát
Trong quá trình sản xuất supe photphat đơn hai giai đoạn phản ứng tiến hành kế tiếp nhau không phải xen kẽ đồng thời vì trong dung dịch không có sự tồn tại đồng thời của axít sunfuric và mono canxiphotphat :
Ca(H2PO4)2 + H2SO4 → CaSO 4 + 2H3PO4 a Giai đoạn thứ nhất của phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng:
Ca 5 F(PO4)3 + 5H2SO4 + 2,5H2O → 3H3PO4 + 5CaSO4.0,5 H2O
Phản ứng này xảy ra trên bề mặt hạt quặng với sự dƣ thừa H2SO4 và tạo thành H3PO4 tự do Phản ứng này bắt đầu ngay từ khi trộn quặng apatit với axít
H2SO4 và nó kết thúc sau khoảng 20 40 phút ở trong phòng hoá thành Tại đây do nhiệt độ cao (từ 110 120 0 C) nồng độ P 2 O 5 trong pha lỏng lớn (42 45%) nên CaSO 4 0,5H 2 O tách ra lúc đầu nhanh chóng chuyển thành CaSO 4 khan và đây là dạng ổn định của nó
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình của giai đoạn I gồm:
Lượng H 2 SO 4 tiêu chuẩn: Đây là lƣợng axít H2SO4 100% cần thiết để phân huỷ 100 đơn vị khối lƣợng quặng apatit Lượng axit này tính toàn theo các phương trình phản ứng của
H2SO4 với các thành phần chính có trong quặng apatit nhƣ: Ca 5 F(PO4)3, Ca/Mg(CO3)2, Fe2O3 , Al2O3 Lƣợng axit này tính đƣợc là lƣợng axit lý thuyết (n0) Trong thực tế sản xuất thường lấy dư từ 6 10% lượng H2SO4 tính theo lý thuyết để đảm bảo sự tiếp xúc đầy đủ giữa pha rắn và pha lỏng và phân huỷ hết các tạp chất khác chƣa tính đến Lƣợng axit càng cao thì mức phân huỷ càng lớn
Công thức xác định hệ số phân huỷ giai đoạn I:
Trong đó: K 1 : mức phân huỷ giai đoạn I n, n0 : lƣợng axít tiêu chuẩn thực tế và lý thuyết
Ảnh hưởng của nồng độ và nhiệt độ:
- Ảnh hưởng của nồng độ:
Nồng độ H2SO4 có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân huỷ apatit và cơ cấu tính chất lý học của sản phẩm
Tốc độ phân huỷ quặng apatit phụ thuộc vào hoạt độ của axít và mức độ quá bão hoà của nó do sản phẩm ứng gây nên
Hình 3.2: Đường cong phụ thuộc mức phân huỷ quặng apatit
Khi nâng cao nồng độ H2SO4 loãng (bắt đầu từ 0) và khi giảm nồng độ của axit đậm đặc (từ 100% H 2 SO 4 ) thì hoạt độ tăng do đó mức phân huỷ apatit tăng lên tuy nhiên ở một số nồng độ axit ban đầu làm tăng tốc độ quá bão hoà của hệ bởi canxi sunphat, dẫn đến giảm tốc độ phân huỷ Do đó đường cong sự phụ thuộc mức phân huỷ vào nồng độ được biểu diễn bởi đường cong có hai cực đại và ở giữa có một cực tiểu Vị trí các cực đại phụ thuộc vào dạng nguyên liệu, tỷ số rắn – lỏng, nhiệt độ, thời gian, và các yếu tố khác Ở cực đại I mức phân huỷ cao nhƣng vì sử dụng axit có nồng độ thấp nên không cho phép vì lượng nước theo nó quá lớn, do đó sản phẩm có dạng bùn nhão, không cứng rắn
Khi nâng cao nồng độ axit thì mức độ phân huỷ giảm đến cực tiểu rồi lại tăng lên khu vực nồng độ axit ứng với mức phân huỷ cực tiểu gọi là miền thụ động Ở miền này các hạt quặng bị bao bọc bởi CaSO 4 0,5H 2 O rất mịn nên đã ngăn cản sự xâm nhập của axit vào bề mặt hạt quặng để tiếp tục phân giải tiếp tục tăng nồng độ axit thì CaSO4.0,5H2O sẽ lắng xuống và nhanh chóng chuyển thành màng CaSO4 và CaSO4.0,5H2O, phản ứng bị kìm lại, pha lỏng nằm lại trên bề mặt hạt rắn và sản phẩm thu đƣợc có tính chất lý học xấu
Khi nồng độ axit sunfuric thấp hơn 63% thì pha lỏng bị quá bão hoà ở mức độ nhỏ hơn, do đó các tinh thể CaSO 4 kết tinh lớn hơn chúng sẽ tạo thành vỏ xốp trên các hạt photphat ít khó khăn hơn do vậy mà phản ứng tiến hành nhanh sản phẩm thu đƣợc khô xốp
Bởi vậy tồn tại một khu vực có nồng độ axit thích hợp, giới hạn của khu vực ấy phụ thuộc nhiệt độ của axit
- Ảnh hưởng của nhiệt độ axit:
Nhiệt độ axit đi vào phân huỷ quặng apatit đƣợc xác định tuỳ thuộc nồng độ của nó Nhiệt độ thích hợp với axit 64 68% là 50 60 0 C Nhiệt độ của axit trong sản xuất về mùa hè thấp hơn mùa đông 5 0 C Khi nâng cao nhiệt độ axit từ
52 70 0 C thì hàm ẩm trong supe photphat giảm 0,8%
Ảnh hưởng của các yếu tố khác:
- Các tạp chất trong quặng:
Các tạp chất có ảnh hưởng đến quá trình phân giải quặng: Các tạp chất như
Al2O3, Fe2O3, SiO2, MgCO3, CaCO3, và một số hợp chất không tan…
Phản ứng với các tạp chất này xảy ra đồng thời khi phân huỷ aptit.Sự có mặt của tạp chất làm giảm hàm lƣợng P2O5 và tăng độ tiêu hao axit
- Đối với Canxi và Magiê cacbonat bị phân huỷ theo phản ứng:
CaMg(CO3)2 + 2H2SO4 CaSO4 + MgSO4 + 2CO2 + 2H2O
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SUPE PHOTPHAT ĐƠN
Sơ đồ khối quy trình sản xuất supe photphat đơn
Thùng hóa thành Đánh tơi Ủ, đảo trộn
Sơ đồ 4.1: Quy trình công nghệ
200 × 200 mm Tác nhân sấy: khói lò (659 – 750 o C), hàm ẩm ra 2%
15 - 20 mm Kích thước hạt 16 mm, hàm ẩm