1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề kĩ năng sống giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trường trung học cơ sở

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Dục Phòng Chống Bạo Lực Học Đường Cho Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở
Tác giả Lê Đình Tùng
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Thị Xiêm
Trường học Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Chuyên Đề Kĩ Năng Sống
Thể loại Chuyên đề
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Nhận thức rõ vai trò của giáo dục nên Đảng và nước ta đã quan tâm và có những chủ trương để phát triển giáo dục đúng cách nhằm hạn chế và khắc phục nạn bạo lực học đường giúp các em có n

Trang 1

GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO

HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Giảng viên hướng dẫn:

Trang 2

1. Lý do chọn đề tài

Bạo lực học đường đã trở thành vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội

và ngày càng có xu hướng gia tăng cả trong và ngoài nước Tình trạng này trong các nhà trường đang xảy ra theo chiều hướng phức tạp và gâynên những hậu quả xấu, trật tự xã hội Học sinh không chỉ đánh nhau bằng vũ lực làm tổn hại về thể chất mà còn bạo lực về tinh thần, đặc biệt là trên không gian mạng - nơi đe dọa, chỉ trích, vu khống Tuổi vị thành niên là lứa tuổi thiếu niên nhưng đây là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có những biến chuyển tâm lý hết sức phức tạp Chínhyếu tố tâm lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cáchđầy đủ khiến cho các em hay bị khủng hoảng về tâm lý dần dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch, nhất là các em học sinh cấp THCStrở lên Giáo dục là một trong những quốc sách hàng đầu của nhà nước,

là việc rất quan trọng trong xã hội phát triển của nước ta từ trước tới nay, xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh luôn là vấn đềđược những nhà quản lý xã hội quan tâm Nhận thức rõ vai trò của giáo dục nên Đảng và nước ta đã quan tâm và có những chủ trương để phát triển giáo dục đúng cách nhằm hạn chế và khắc phục nạn bạo lực học đường giúp các em có nhận thức đúng đắn về suy nghĩ lẫn hành vi cư

xử của mình trong các mối quan hệ giữa học sinh với môm giáo dục công dân” năm 2018 [2], thông qua đó các giáo viên giảng dạy giúp các

em có thêm kiến thức về đạo đức, thái độ và nhận thức hành vi, đặc biệt hình thành các ý thức, kĩ năng để đề phòng chống bạo lực học đường

Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trường THCS ” được lựa chọn để nghiên cứu bởi tính ý nghĩa và cấp thiết trong giáo dục trung học cơ sở hiện nay

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 3

Tại Việt Nam bạo lực học đường đã được quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu từ những năm 2000 và đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về bạo lực học đường trong và ngoài nước Một số công trình nghiên cứu về thực trạng, nguyên, hậu quả, cách xử lý ứngphó và giáo dục phòng chống bạo lực học đường trong những năm gần đây: Trong bài “Nghiên cứu thực trạng bạo lực học đường hiện nay” của tác giả Hoàng Văn Tuyến, Trần Thị Thúy, Bùi Hải Yến (2020) [9] cho thấy tình trạng bạo lực học đường diễn ra theo rất nhiều chiều hướng khác nhau và phần lớn khi xảy ra các hiện tượng bạo lựcgiữa học sinh với nhau thì đa phần là các bạn học còn lại chỉ đứng xem không ai dám can ngăn vì tâm lý sợ vạ lây Bên cạnh đó, có những học sinh reo hò, cổ vũ cho bạn mình đang hành động bạo lực; một số khác thì quay video, chụp ảnh để đăng lên mạng xã hội hoặc

bỏ đi khi thấy có hành vi bạo lực Điều này cho thấy rằng, suy nghĩ của các em còn lệch lạc dẫn đến các hành vi sai trái và tâm lý hoang mang, sợ sệt của đa số học sinh đứng trước tình trạng bạo lực học đường Tác giả Nguyễn Thị Duyên đã đưa ra quan điểm trong bài nghiên cứu “Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiệntượng bắt nạt học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” của (2012), Đại Học Quốc Gia Hà 9 Nội [4] về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là từ chính nhân cách, tâm lý của học sinh ở độ tuổi vịthành niên Có thể thấy, thực trạng bạo lực học đường hiện nay phầnlớn do các em chưa hoàn thiện về nhận thức do đang ở giai đoạn chuyển từ trẻ em sang người lớn Học sinh có những biến đổi về tâm

lý muốn thể hiện cá tính, khẳng định bản thân nhưng vì suy nghĩ còn chưa chín chắn dẫn đến những hành vi tiêu cực,ảnh hưởng tới bản thân, bạn học, nhà trường, gia đình và toàn xã hội Bài nghiên cứu

“Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP Vinh - Nghệ An) và vấn đề bạo lực học đường” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung (2012) [3] cũng đề cập đến tình hình, nhận thức về vấn đề bạo

Trang 4

lực học đường cả thể xác lẫn tinh thần và ảnh hưởng mạnh mẽ của vấn đề này đối với học sinh, gia đình và xã hội Học sinh thực hiện hành vi bạo lực bằng nhiều hình thức, biểu hiện khác nhau như: chửibới, xúc phạm nhân cách của bạn mình, hoặc hành động chân tay như: đấm, đá, tát, xé quần áo… Và một hình thức đáng được quan tâm hiện nay là việc dùng điện thoại, máy quay phim quay lại hành vi đánh nhau đưa lên mạng, những video đó được phát tán nhanh chóng trên các kênh thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội Những hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng với những bạn bị bạo lực đó là nỗi đau về thể xác và vết thương về tinh thần; đối với gia đình là bầu không khí căng thẳng, là sự đau khổ, lo lắng khi con mình bị bạo lực;đối với trường học là cảm giác nặng nề, bất an khi sựviệc không mong muốn xảy ra; đối với xã hội là sự lệch lạc về những quy chuẩn nhân cách, đạo đức, trật tự an ninh, an toàn xã hội Trong nghiên cứu “The School in School Violence: Definitions and Facts”củatác giả Michael Furlong và Gale Morrison (2000) [11] bài viết này cũng đã làm rõ nguồn gốc lịch sử và căn nguyên của bạo lực học đường Kiến thức về vấn đề này đã trưởng thành đến mức cần phải hoàn thiện lại định nghĩa về bạo lực học đường, từ đó định hướng các nhà giáo dục thực hiện bước tiếp theo trong việc đưa ra các giải pháp hiệu quả trên diện rộng cho vấn đề này Các vấn đề định nghĩa

và ranh giới của thuật ngữ "bạo lực học đường" được sử dụng trong các chương trình nghiên cứu và phòng ngừa ứng dung Phần thứ hai trình 10 bày tổng quan về những gì đã biết về sự xuất hiện của các hành vi bạo lực và nguy cơ cao liên quan trong khuôn viên trường học Thông tin về tỷ lệ bạo lực học đường được rà soát để cung cấp thông tin và hướng dẫn các chương trình phòng chống bạo lực, nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện các chương trình có mối liên hệ chặt chẽ với các mối tương quan đã biết của bạo lực học đường tại trường học, các nhà nghiên cứu cần xem xét các bối cảnh mà bạo lực

Trang 5

xảy ra Cuốn sách “Cẩm nang phòng tránh bắt nạt và bạo lực học đường” của tác giả Nguyễn Hương Linh (2022) [8] đề cập đến việc nhận diện các hình thức bắt nạt có thể xảy ra Từ đó, các em nhỏ thấu hiểu được tác hại của việc bắt nạt ở nhiều góc độ khác nhau, giúp các em kiểm soát bản thân không thực hiện hành động bạo lực với bạn học để tránh được những hậu quả khôn lường.Đồng thời, cuốn sách giúp các em biết cách ứng phó với các tình huống bắt nạt

và bạo lực học đường khi gặp phải Ở lứa tuổi học sinh trung học, tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi và cũng đối mặt với nhiều thách thức, nhất là vấn đề bạo lực học đường.Với cuốn sách “Cẩm nang phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trung học” do Tiến sĩ Trịnh Thị Anh Hoa chủ biên, Nxb Giáo dục (2018) [7] nhằm giúp học sinh trung học có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phòng chống có hiệu quả nạn bạo lực học đường Sách cung cấp cho các em, các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh một số kiến thức cơ bản như: Khái niệm bạo lực học đường; đặc điểm nạn nhân, thủ phạm gây bạo lực học được; các hình thức bạo lực học đường; nguyên nhân, hậu quả của bạo lực học đường,… Đặc biệt, sách hướng dẫn cho các em những kỹ năng để ứng phó khi bị bạo lực học đường, đưa

ra một số tình huống thực tiễn để các em luyện tập, tìm cách ứng xử,giải quyết phù hợp Bên cạnh đó, sách còn cung cấp thêm những quyđịnh của pháp luật về xử phạt đối với các hành vi bạo lực cũng như chính sách của Nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, không bạo lực Trong một số bài nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp góp phần ngăn chặn đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường như trong “Current Status and Policy 11 Recommendations” của Reec L Peterson, Jim Larson, Russell Skiba (2001) [12] Mục đích của bài viết này là xác định một loạt các chiến lược có sẵn cho các trường học để giải quyết các mối lo ngại về bạo lực học đường và xác định một số lựa chọn

Trang 6

chính sách tiềm năng của trường học hoặc khu học chánh liên quan đến những lựa chọn đó Trong khi nhiều trường học đã lựa chọn các chính sách không khoan nhượng mang theo nhiều tính khắt khe, nghiêm khắc làm chiến lược chính để phòng chống bạo lực, thì có rất

ít hoặc không có bằng chứng nghiên cứu nào chứng minh rằng cách tiếp cận như vậy có thể góp phần đảm bảo an toàn cho trường học Thay vào đó, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả đòi hỏi phải lập kế hoạch toàn diện liên quan đến các chương trình thực hành tốt nhất đã được lập thành văn bản, các chiến lược phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với bất kỳ bạo lực nào có thể xảy ra Do việc nghiên cứughi nhận tác động của các chiến lược phòng chống bạo lực là không nhất quán, nên các trường phải cân nhắc kỹ lưỡng xem chương trình nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu của tình hình địa phương và theo dõi hiệu quả của các chương trình mới trong việc cải thiện an toàn trường học và giảm thiểu tình trạng gián đoạn và bất lực Tác giả Nguyễn Thanh Huyền khi nghiên cứu về “Giáo dục phòng, chống bắt nạt học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở” (05/2019) [6] đã khẳng định rằng để phòng chống bạo lực học đường trong các trường trung học cơ sở thì việc giáo dục bạo lực học đường cho học sinh là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết Cần giáo dục cho học sinh những kiến thức về đạo đức, thái độ, hành vi bạo lực học đường trong trường học, từ đó giúp em xây dựng ý thức, kỹ năng ứng xử và hành động đề phòng chống bạo lực học đường Thông quacác giờ học trên lớp môn Giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt lớp chào cờ tuần, các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, các hoạt động của đoàn đội Việc này rất cần sự tham gia phối hợp của toàn

hệ thống chính trị địa phương và gia đình nhà trường trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo Điểm qua những công trình nghiên cứu

đã nêu cho thấy, những nghiên cứu này bước đầu đã chỉ ra được những hình thức bạo lực học đường, nguyên nhân, cách xử lý ứng

Trang 7

phó và phòng chống bạo lực học đường.Tuy nhiên, các 12 nghiên cứutrên chưa đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường, cụ thể là các giải pháp giáo dục phòng chống bạolực học đường tại trường THCS Điều này đòi hỏi cần một nghiên cứu

cụ thể góp phần giải quyết vấn đề trên

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường với đối tượng là học sinh đang theo học tại trường THCS Hà Nội, đồng thời tìm ra những nguyên nhân gây ra và hậu quả của vấn nạn này Từ đó, nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục về phòng tránh bạo lực học đường trường THCS Để qua đó nâng cao ý thức, hiểu biết của học sinh với vấn nạn bạo lực học đường giúp các em học sinh có một môi trường lành mạnh để phát triển toàn diện về kiến thức, kĩ năng và cả nhân cách

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.1 Nghiên cứu, xác định cơ sở lý luận về giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trường THCS

3.2.2 Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục bạo lực học đường cho học sinh trường THCS

3.2.3 Đề xuất các biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trường THCS

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trường THCS

Trang 8

- Phương pháp quan sát: quan sát việc giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS và nhận thức của các em học sinh về vấn đề này nhằm bổ sung thông tin cho quá trình nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra (điều tra bằng phiếu hỏi): tạo ra cuộc khảo sát dành cho các em học sinh cùng với giáo viên và phụ huynh học sinh để đánh giá thực trạng bạo lực học đường ở trường THCS nhằm rút ra kết luận thực tiễn để làm cơ sở đề ra biện pháp có tính khả thi

- Phương pháp phỏng vấn: cơ sở hóa hành vi diễn ra bạo lực học đường với những biểu hiện, hành động, biểu hiện, địa điểm, cũng như các biện pháp phòng chống bạo lực học đường đã và đang đượctriển khai như thế nào - Phương pháp thống kê toán học:lấy số liệu

từ cuộc khảo sát trên để thống kê, phân tích và xử lý số liệu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Trang 9

Bài nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp giáo dục đã được đưa ra nhằm hạn chế hành vi bạo lực học đường, những ý kiến của học sinh, phụ huynh và giáo viên về những biện pháp đó.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Bài nghiên cứu này mang lại những thông tin về thực trạng, nguyên nhân cũng những giải pháp để phòng tránh hiện tượng bạo lực học đường cho học sinh trường THCS

Chúng tôi hi vọng bài nghiên cứu này sẽ đem lại những nguồn thông tin hữu ích, một truyền thông về phòng chống bạo lực trong trường học hiện nay

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Khái niệm bạo lực học đường

1.1.1 Khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm bạo lực

Bạo lực là việc sử dụng vũ lực để gây thương tích cho người hoặc tài sản Bạo lực có thể gây ra đau đớn về thể chất cho người trực tiếp gây ra các hành vi bạo lực cũng như cho những người bị hại Cá nhân,gia đình, trường học, nơi làm việc, cộng đồng, xã hội và môi trường - tất cả đều bị tổn thương do bạo lực gây ra

1.1.1.2 Khái niệm bạo lực học đường

Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP Bạo lực học đường làhành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy

ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập Những hành vi nêu trên

Trang 10

được xác định là những hành vi bạo lực học đường, có thể diễn ra giữa các bạn học sinh, sinh viên với nhau.

1.1.2 Các hình thức bạo lực học đường

1.1.2.1 Bạo lực về mặt tinh thần

Là hành vi dùng lời nói dùng từ ngữ tàn nhẫn, có tính chất xúc phạm,miệt thị, bao gồm: trêu chọc, sỉ nhục, đặt biệt danh, đe doạ, bình phẩm thiếu tôn trọng về người khác (vẻ ngoài, tôn giáo, dân tộc, người khuyết tật, giới tính , gia đình đơn thân, nghề nghiệp cha mẹ, hoàn cảnh gia đình ) Việc bạo lực bằng lời nói có thể bắt đầu mà không gây tổn thương, nhưng về lâu dài sức ảnh hưởng của bạo lực lời nói cũng tiêu cực không kém các loại bạo lực khác Dấu hiệu nhận biết học sinh bị bạo lực tinh thần: - Học sinh có thể bắt đầu bỏ bữa, đổi khẩu vị, trở nên buồn bã hoặc cáu giận 16 - Học sinh bắt đầu chia sẻ với cha mẹ về những điều đáng buồn mà bạn bè hoặc ai đó nói về mình và hỏi những điều ấy có thật hay không

1.1.2.2 Bạo lực về mặt thể chất

Là những hành vi trong đó người khác dùng sức mạnh để khống chế,

sử dụng hành động bằng chân tay, gậy gộc hoặc phương tiện làm đau đớn, tổn thương cơ thể, sức khỏe của trẻ hoặc trái ý muốn của trẻ Hành vi có thể được xem là bạo lực thể chất: phổ biến là đánh đập, tát, đá, cấu, véo, ép buộc, dụ dỗ lao động quá sức hay xâm hại tình dục Những hành vi này thường để lại những hậu quả là nhữngdấu vết trên cơ thể hoặc sức khỏe của nạn nhân

1.1.2.3 Bạo lực về mặt xã hội

Là một dạng bắt nạt dễ dàng che giấu, có thể diễn ra sau lưng con trẻ, nhằm ngăn cản học sinh hòa đồng với bạn bè chung lớp hoặc một số nhóm, hội trong trường học.Dạng bạo lực này không dễ nhận

ra, tuy nhiên lại có thể làm con trẻ bị xấu hổ, cảm thấy cực kỳ tủi

Trang 11

thân và nghiêm trọng hơn là huỷ hoại tên tuổi của trẻ Hành vi sau cóthể được xem là bạo lực xã hội: - Nói xấu sau lưng và lan truyền về những tin tức bịa đặt - Những cử chỉ bằng mặt hoặc cơ thể tỏ vẻ khinh bỉ, đe doạ - Nhại giọng, bắt chước một cách thiếu tôn trọng - Kết bè phái nhằm xa lánh, cô lập người khác - Nói xấu, dựng chuyện nhằm phá huỷ tên tuổi của người khác - Thường nói những câu đùa thô tục gây khó chịu, làm người khác xấu hổ và cảm thấy tủi nhục

1.2 Giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh trường trung học cơ sở

1.2.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở

1.2.1.1 Sự phát triển về thể chất Bước vào tuổi thiếu niên, có sự cải tổ lại rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể, về sinh lí

.Trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển cơ thể của cá nhân, đây là giai đoạn phát triển nhanh thứ hai, sau giai đoạn sơ sinh.Vì vậy, nhiều người gọi tuổi thiếu niên là giai đoạn bứt phá lần thứ hai

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN