Trang chủ doc

8 191 0
Trang chủ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang chủ • Giới thiệu • Liên hệ • Video • Forum • Võ đường • Tuyển dụng search • Trang chủ • Taekwondo • Vovinam • Karate • Aikido • Judo • Quyền anh • Võ cổ truyền • Môn võ khác QUẢNG CÁO Tin mới • 9 hours ago Huỳnh Châu bỏ hạng cân dưới 58kg? • 10 hours ago Khai mạc Giải vô địch Wushu trẻ toàn quốc năm 2012 • 11 hours ago Taekwondo đi xuống • 13 hours ago Điểm mặt những teen girl vừa xinh, vừa… giỏi võ • 23 hours ago Một góc nhìn khác về TTVN tại Olympic: Đừng biện minh nữa • Tin tức nổi bật 1. Kiếm Nhật cực đẹp 52 comments 2. CLB Võ cổ truyền Thạnh Trị - Nơi "ươm mầm tài năng Võ thuật cổ truyền" 26 comments 3. Cô giáo Aikido 14 tuổi 17 comments 4. Huyền thoại võ Quãng Ngãi - Bài 1: Hạ võ sĩ vô địch quốc gia trong 2 phút 14 comments 5. Huỳnh Bông - Danh bất hư truyền 8 comments Thế giới võ thuật On Facebook Võ Phục Tân Việt On Facebook Video • Scandal rung động làng quyền anh thế giới • Tự vệ nữ trong Vovinam • Những đòn đá đẹp trong Taekwondo • Đòn chân tấn công Vovinam H%nh &nh Related Posts (YARPP) 1. Nhìn lại TTVN sau Olympic London: Kết quả phản ánh đúng thực lực Tuyển dụng Liên kết Home » Võ cổ truyền » Chiêu thức » Kỹ thuật căn b&n võ cổ truyền B%nh Định: Nhãn pháp và Khí pháp 19/08/2011 23:26 0 trả lời Được viết bởi :giangle * Nhãn pháp: (đôi mắt) Cấu tạo một bài quyền bao gồm lời thiệu và động tác, từ các bộ phận riêng lẻ liên kết với các bộ phận toàn cầu. Một bài quyền không những thể hiện đúng động tác, mà còn yêu cầu thể hiện cho được sức sống (linh hồn) của bài quyền đó, mà yếu tố quan trọng là thể hiện ở đôi mắt. Đôi mắt có lúc nhìn thẳng, có lúc phải liếc ngang, liếc dọc, có lúc phải nhìn ngược lên, tùy theo yêu cầu đối với từng động tác của bài quyền. Tốc độ nhanh hay chậm, cường độ mạnh hay yếu đều thể hiện ở đôi mắt. Có một số võ sĩ thực hiện một bài quyền rất trọn vẹn, động tác đúng, dứt khoát, nhưng xem ra bài quyền đó không có hồn vì chưa thể hiện được sức sống và phong thái nhịp nhàng của đôi mắt (chưa làm cho đôi mắt biết nói). Trái lại, có một số võ sĩ vì quá chú ý đến cái nhìn của đôi mắt nên quá cường điệu vai trò của đôi mắt mà không thể hiện yêu cầu và phối hợp được các động tác toàn bài, như vậy cũng không thể hiện được trọn vẹn cái hồn của bài quyền. Nét mặt thể hiện vui vẻ, tươi sáng, hay buồn bực trầm lặng qua cái nhìn của đôi mắt, cũng góp phần thể hiện sức sống mãnh liệt, cương nghị hay im lìm yếu ớt. Khi tập luyện đôi mắt đủ uy lực, sắc sảo thì chính nó trở thành vũ khí sắc bén để uy hiếp tinh thần hoặc đánh lừa đối phương, làm cho đối phương khiếp sợ, lúng túng, mất tinh thần dẫn đến giảm sút ý chí chiến đấu và rơi vào thế bị động, hoang mang. Để tăng cường sự sôi động, hay thể hiện sức mạnh của động tác, có võ sĩ kết hợp la hét hay dậm chân, cũng góp phần thể hiện sức sống mãnh liệt của bài quyền. Không nên quá lạm dụng kỹ xảo này mà làm giảm ý nghĩa và tính nghệ thuật của bài quyền. * Khí pháp (thở) Mỗi tế bào, mỗi tổ chức và mọi hệ thống trong cơ thể đều cần đến năng lượng. Muốn có năng lượng, cơ thể cần được tiếp nhận các chất dinh dưỡng như: đường (gluxit), đạm (Protít), mỡ (Lipit), ôxy (lấy từ không khí khi ta hít vào), các tổ chức cơ quan và các hệ thống trong cơ thể luôn luôn cần ôxy. Nếu thiếu ôxy thì các tế bào trong cơ thể sẽ hoạt động rối loạn và có thể dẫn đến ngừng hoạt động. Trong đó, tế bào thần kinh bị ảnh hưởng sớm nhất, chỉ cần 5-10 phút thiếu ôxy, hệ thống hô hấp không hoạt động được có thể dẫn đến tử vong. Thở còn là hoạt động tống khí cacbonic ra ngoài cơ thể, các cặn bã của cơ thể được máu vận chuyển sang hệ thống hô hấp và hệ thống bài tiết để thải ra ngoài. Trong lúc làm việc khẩn trương hay vận động cơ thể với cường độ cao, hoặc đánh một bài võ với tốc độ nhanh, đòi hỏi hệ thống hô hấp làm việc khẩn trương, thở nhiều lên, nhịp thở tăng lên 30-40 lần, hay nhiều hơn nữa so với lúc cơ thể hoạt động bình thường. Tập võ nhẹ nhàng buổi sáng để khởi động toàn diện cho cơ thể, thở nhẹ nhàng, phối hợp lúc này là nạp đủ năng lượng ôxy cho máu, chuẩn bị đầy đủ năng lượng cho một ngày lao động mới. Động tác thở sâu trong lao động cung cấp đầy đủ ôxy cho cơ thể, đặc biệt là bù đắp lượng lớn ôxy tiêu hao do cơ thể làm việc với cường độ cao. Nghỉ giữa giờ tập võ chú ý luyện thở và thở sâu để nhanh chóng thải khí cacbonic ra ngoài, đồng thời thu khối lượng ôxy thiêu đốt lượng axit lactic sinh ra trong quá trình tập luyện và lao động, để có đủ năng lượng phục hồi cho chất đường của tế bào trong cơ thể và bù đắp lượng ôxy trong máu hao hụt. Nhờ vậy, các cơ bắp, tứ chi sẽ bớt mệt mỏi, thần kinh trở lại minh mẫn và linh hoạt. Ngoài ra, thở sâu còn làm giảm áp lực trong lồng ngực để tim hút máu tĩnh mạch về nhanh hơn. Đi một bài quyền có lúc nhanh, lúc chậm, thở cũng phải có lúc nhanh, lúc chậm, thậm chí có lúc nín thở tạm thời là để thể hiện tốc độ, biên độ, mật độ và cường độ của động tác. Thực hiện động tác nhanh với mật độ cao, biên độ hẹp hòi đòi hỏi nhịp thở phải nhanh. Trái lại, thực hiện động tác chậm, cường độ thấp, biên độ rộng và mật độ thưa thì nhịp thở chậm. Có lúc động tác ngừng gấp đột ngột, là thể hiện trước hết ở các cơ bắp tay, chân và khống chế vùng cơ bụng, thì lúc này bắt buộc phải nín thở tạm thời. Luyện thở cũng như luyện khí công, phải tập trung chú ý cao độ ở tâm, đặt trọng tâm ở bụng thì phải thở bằng lồng ngực, tận dụng tối đa hết cả khoang bụng để thở. Lúc này yêu cầu phải thở đều và sâu, hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng. Điều này nói lên khi biên soạn một bài võ nên cấu tạo cương nhu phối hợp hài hòa giữa động tác tấn công nhanh, mạnh với động tác linh hoạt nhẹ nhàng. Ra đòn phải nhanh, bất ngờ, phòng thủ phải kín đáo, thể hiện cho được ba yếu tố như: nhanh, mạnh, cứng như đá, kín chặt, nhẹ như lá, và nửa thật, nửa hư, nhằm đánh đối phương cho nên quá trình luyện thở có vị trí cực kỳ quan trọng khi thực hiện động tác võ. Luyện thở là một bộ phận trong phương pháp luyện tập nội lực (khí công), tăng sức chịu đựng trong cơ thể. Thở đầy đủ và đúng phương pháp không những ảnh hưởng tốt đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, cần luyện thở để nâng cao chức năng hô hấp, đáp ứng yêu cầu hoạt động bền bỉ, chống mệt mỏi trong cơ thể khi luyện tập và thi đấu võ thuật, đặc biệt là trong thi đấu đối kháng đỉnh cao. Theo Bước đầu nghiên cứu nguồn gốc, đặc trưng võ cổ truyền Bình Định Bài liên quan: 1. Kỹ thuật căn bản của võ cổ truyền Bình Định: Phương pháp tập phối hợp tay, chân 2. Kỹ thuật căn bản của võ cổ truyền Bình Định: Thảo thất bộ 3. Võ cổ truyền Bình Định – Quyền thuật và các môn binh khí (phần 2) 4. Võ cổ truyền Bình Định – Quyền thuật và các môn binh khí (phần 1) 5. Thành lập Liên đoàn Võ thuật cổ truyền TP. Đà Nẵng 6. Võ Bình Định ngời sáng vẻ đẹp nhân văn 7. Võ Bình Định – Gìn giữ của báu – Kỳ 1: Giữ chiêu pháp đặc thù 8. Binh khí võ cổ truyền: Thương pháp 9. Người thông thạo 18 binh khí võ thuật cổ truyền 10. Binh khí võ cổ truyền: Kiếm pháp 11. Võ cổ truyền – Lịch sử Võ thuật Bình Định Chia sẻ qua : Từ khóa : học võ , hoc vo co truyen viet nam , Kỹ thuật căn bản võ cổ truyền Bình Định: Nhãn pháp và Khí pháp , lien doan vo thuat co truyen viet nam , video vo co truyen viet nam , võ cổ truyền , vo co truyen binh dinh , võ cổ truyền Việt Nam , vo thuat co truyen viet nam , võ việt Leave a Reply Name (required) E-Mail (will not be published) (required) Website more » Thông báo khi có bình luận mới • Giới thiệu • Liên hệ • Tuyển dụng • Trang chủ • Taekwondo • Vovinam • Karate • Aikido • Judo • Quyền anh • Võ cổ truyền • Môn võ khác search: search © Copyright 2012 — Thế Giới Võ Thuật – Tinh Hoa Võ Thuật. All Rights Reserved . • Trang chủ • Giới thiệu • Liên hệ • Video • Forum • Võ đường • Tuyển dụng search • Trang chủ • Taekwondo • Vovinam • Karate • Aikido • Judo •. (required) Website more » Thông báo khi có bình luận mới • Giới thiệu • Liên hệ • Tuyển dụng • Trang chủ • Taekwondo • Vovinam • Karate • Aikido • Judo • Quyền anh • Võ cổ truyền • Môn võ khác search:

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Mục lục

    Thế giới võ thuật On Facebook

    Võ Phục Tân Việt On Facebook

    Hình ảnh

    Kỹ thuật căn bản võ cổ truyền Bình Định: Nhãn pháp và Khí pháp

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan