1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Điều hành lãi suất: Lối ra đang khá rõ ràng pdf

5 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 247,42 KB

Nội dung

Điều hành lãi suất: Lối ra đang khá ràng Trong 6 tháng đầu năm 2012, việc điều hành lãi suất của NHNN nước đã nỗ lực theo hướng tháo gỡ một số khó khăn nhất định cho nền kinh tế. Qua công cụ lãi suất, phối hợp cùng nhiều giải pháp khác, NHNN đã phần nào đạt được những mục tiêu đặt ra. Biểu đồ lãi suất liên ngân hàng từ 10/10/2011 đến 10/6/2012 Theo TS Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Ngân hàng ĐH Ngân hàng TP HCM, phải nói một cách chính xác là thời gian qua việc điều hành lãi suất của NHNN đã phải cùng lúc gánh quá nhiều nhiệm vụ: Vừa chống lạm phát, vừa đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng quốc gia, vừa điều tiết và ổn định tỉ giá, vừa đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng đồng vốn huy động từ thị trường dân cư. Ý nghĩa của sự đánh đổi “Việc phải gánh quá nhiều nhiệm vụ cùng một lúc như vậy sẽ là quá khó đối với người cầm công cụ điều hành. Nhưng cũng phải xác định trong lăng kính tổng thể như vậy, mới có được cái nhìn khách quan về việc điều hành lãi suất của NHNN” - TS Dương nhấn mạnh. Nhìn lại những tháng gần cuối năm 2011, thị trrường vẫn còn hơi hưởng của cuộc đua lãi suất huy động lên 20%/năm và căng thẳng thanh khoản khiến lãi suất liên ngân hàng tăng lên 20%/năm, nợ xấu lên cao do thị trường BĐS suy giảm, thì đến tháng 12/2011, được sự định hướng từ Nghị quyết tái cơ cấu nền kinh tế, có tái cấu trúc thị trường tài chính mà trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống NHTMCP và các tổ chức tài chính, được sự chỉ đạo của Chính phủ về việc xây dựng đề án và thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đối tượng là các NHTMCP hoạt động yếu kém, ngay lập tức sau đó, NHNN đã nhanh chóng khoanh vùng các NH yếu kém và chính thức tuyên bố hợp nhất 3 NHTM cổ phần thành một NH duy nhất. Đây là một cú đột phá đầu tiên cho thấy thái độ dứt khoát của cơ quan quản lý trong lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Sau cú đột phá đầu tiên này, bước sang những ngày đầu 2012, các động thái của cơ quan quản lý thị trường đều thể hiện sự xác định rất ràng theo định hướng kiểm soát chặt chẽ hiện tượng vượt trần lãi suất của các tổ chức tín dụng (TCTD), áp dụng trần lãi suất huy động linh hoạt trong xu thế điều chỉnh giảm dần, phù hợp với các diễn biến kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở đó, mặc dù từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 2/2012, các ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất cao (lãi suất huy động phổ biến sát 6%/năm với tiền gửi không kỳ hạn, 14%/năm với kỳ hạn 1 tháng trở lên) thì đến đầu tháng 3, nhiều ngân hàng đã ngay lập tức thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất theo chủ trương của NHNN, trong đó đi đầu là các ngân hàng thuộc nhóm 1. Kết quả là kết thúc quý I/2012, trên thị trường, lãi suất không kỳ hạn bình quân là 3,73%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tháng tới 12 tháng bình quân là 12,93%/năm, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng bình quân là 11,95%/năm. Trái với lãi suất huy động VND, lãi suất huy động USD ít biến động hơn so với năm 2011, mức lãi suất phổ biến vẫn duy trì 2,0%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế. Quan trọng nhất, lãi suất cho vay đối với DN cũng đã được điều chỉnh giảm từ 1 đến 1,5%/năm so với mặt bằng chung năm 2011, ngay sau việc NHNN giảm trần lãi suất huy động giảm xuống 13%/năm I. Mức lãi suất cho vay cả ngắn hạn lẫn cho vay trung, dài hạn trên thị trường bình quân 16,81%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn (3 tháng) và 18,7%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn (12 tháng trở lên), có ưu đãi thấp hơn 2-3 điểm phần trăm cho các lĩnh vực kinh doanh phổ biến là nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu và sản xuất - kinh doanh khác tuy được cho là vẫn còn cao hơn nhiều so với khả năng sinh lời của các DN trong nền kinh tế, nhưng đã đã là một nỗ lực rất lớn của hệ thống NH nói chung và là nỗ lực của cơ quan quản lý nói riêng, trong bối cảnh nợ xấu NH tăng cao và số DN đảm bảo được các chỉ tiêu tín dụng để được vay nợ mới ngày càng ít đi. Cùng với đó, lần đầu tiên sau nhiều năm, mặc dù giá các hàng hoá nguyên nhiên liệu và các dịch vụ thiết yếu đều có sự điều chỉnh tăng và thậm chí có phần “thả nổi” theo cơ chế thị trường, chỉ số giá tiêu dùng trong quý I, thậm chí nguyên cả quý II/ 2012, đều đã có những bước giảm dần rất ổn định và đều đặn. Đây là một sự đánh đổi giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH trong quý I mà chiến thắng mang lại không chỉ là kéo giảm lạm phát hay củng cố thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, mà còn cho thấy những bước đi của nhà quản lý thị trường tiền tệ đang để lại các dấu ấn sâu đậm đối với nền kinh tế, là tiền đề để nền kinh tế sớm đi vào ổn định trong những quý tiếp theo. Ngân hàng khó tức thời, nền kinh tế hưởng lợi Chuyên gia Tài chính Đinh Thế Hiển cho rằng, cần phải hiểu để giải quyết bài toán lạm phát, chúng ta cũng phải chấp nhận có sự suy giảm kinh tế. Không có lời giải thần kỳ nào để đưa đến kết quả nền kinh tế vừa giảm lạm phát, và tăng trưởng kinh tế vù vù. Hơn nữa, việc nền kinh tế giảm phát – đình trệ của hôm nay cũng là hệ quả của hôm qua, khi cung tiền vào nền kinh tế đã tăng nóng quá mức khiến NHNN phải chọn cách ”phanh”, hút tiền về và chấp nhận để thị trường khan tiền, theo đó mức độ rủi ro của các đối tượng lựa chọn đối tượng tín dụng cũng tăng lên, ngân hàng phải tăng mức lãi suất để dự phòng rủi ro và bù đắp khả năng mất vốn khiến chi phí vốn của DN vẫn ở mức cao. Vị chuyên gia này cũng cho rằng, nhìn nhận về các bước điều hành lãi suất của NHNN, sẽ có nhiều góc độ khác nhau. DN và người dân vay tín dụng chắc chắn sẽ ”kêu” vì họ nhìn nhận thời gian qua lãi suất vẫn còn xuống chậm. Nhóm dân cư gửi tiền sẽ ”phản ứng” vì lãi suất tiền gửi lại bốc hơi quá nhanh. Nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế đa phần sẽ nhìn nhận với những bước điều hành lãi suất cơ bản và hợp lý như vậy, đây chính là cơ hội để sàng lọc những DN kém, để tái cấu trúc nền kinh tế và hướng đến giữ CPI ở mức giảm bền vững, không để lạm phát tái khứ hồi. ”Dĩ nhiên, mỗi nhóm có một cái lý riêng nhưng nếu đặt lên trên mọi lý lẽ là lợi ích chung của nền kinh tế, thì tín hiệu của một nền kinh tế đang bắt đầu nhìn thấy lối ra đang khá ràng”. Đồng thuận với nhận định này, chuyên gia Kinh tế Trần Du Lịch – Thành viên HĐ tư vấn tiền tệ quốc gia cũng khẳng định: ”Khác với sự mờ mịt của bức tranh kinh tế năm 2011, dù CPI giảm và đứng trước nguy cơ giảm phát, đình đốn, kinh tế VN đã bắt đầu nhìn thấy đường đi sáng sủa. Tôi tin là với mức lãi suất đang được điều chỉnh giảm như hiện nay, với chỉ số CPI đang khá ổn định, lạm phát và tăng trưởng quốc gia sẽ đạt được các chỉ tiêu mà Quốc hội đã đề ra vào cuối năm 2012”. Một số liệu đáng mừng từ Tổng cục Thống kê cho thấy, những nhận định lạc quan nêu trên đang tỏ ra có cơ sở: Nếu như trong quý I, chỉ số hàng tồn kho đã thẳng tiến và đạt đỉnh 34,90% trong tháng 3 thì bước sang quý II, chỉ số này dù đang ở mức cao cũng đã có tín hiệu cải thiện và hiện đang giảm xuống đến 26% trong tháng 6/2012. Rất có thể cùng với độ trễ của chính sách tiền tệ và nhiều giải pháp đồng bộ khác, chỉ số hàng tồn kho sẽ ngày càng xuống thấp hơn, tỷ lệ nghịch với sức khoẻ của DN trong 2 quý còn lại của năm 2012. “Để việc giảm lãi suất được nhìn nhận với ý nghĩa cao hơn nữa trong đóng góp giảm CPI và giải quyết đầu ra ách tắc cho các NH, DN cũng không còn kêu khó vốn, thì mấu chốt vấn đề trong thời gian tới của NHNN vẫn là phải đẩy nhanh tái cấu trúc, bắt buộc sáp nhập các NH yếu kém, đồng thời phát triển ngay thị trường trái phiếu và cho DN vay qua thị trường này. Thời điểm này rất thuận lợi cho những động thái cần thiết được triển khai đó”, ông Dương nói. Còn theo TS Đinh Thế Hiển, NHNN hoàn toàn có thể dỡ bỏ trần lãi suất huy động để tiến tới thực hiện lãi suất theo cơ chế thị trường trong thời gian tới, khi thanh khoản NH hiện nay đã khá tốt và NHNN có phương thức ràng để giải quyết được một phần vấn đề nợ xấu; quan trọng hơn là xây dựng được các chuẩn mực thông tin, tạo sự minh bạch trên thị trường. Những quyết định có rủi ro thấp nhất luôn là quyết định mà trong đó yếu tố rủi ro được tính toán để chia sẻ cho toàn thị trường, chia đều cho tất cả. Sự mạnh tay và cương quyết trong điều hành tiền tệ của NHNN thời gian qua đang củng cố niềm tin từ phía thị trường về các bước tiến mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới của các nhà quản lý, theo hướng ưu tiên mọi lợi ích vì nền kinh tế và cho người dân! . Điều hành lãi suất: Lối ra đang khá rõ ràng Trong 6 tháng đầu năm 2012, việc điều hành lãi suất của NHNN nước đã nỗ lực theo hướng tháo gỡ. nền kinh tế đang bắt đầu nhìn thấy lối ra đang khá rõ ràng . Đồng thuận với nhận định này, chuyên gia Kinh tế Trần Du Lịch – Thành viên HĐ tư vấn tiền tệ quốc gia cũng khẳng định: ”Khác với sự. quá khó đối với người cầm công cụ điều hành. Nhưng cũng phải xác định trong lăng kính tổng thể như vậy, mới có được cái nhìn khách quan về việc điều hành lãi suất của NHNN” - TS Dương nhấn

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w