Vìlý do đó, vấn đề tiết kiệm của sinh viên trở nên khó khăn hơn trước vì họ phải dành ra số tiền lớnhơn để chi tiêu trang trải cho cuộc sống nên dẫn tới tiết kiệm ít hơn.Nắm được vấn đề
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Bối cảnh đề tài nghiên cứu
Năm 2022, Tuần báo Kinh tế và Nhật báo Nhân dân Trung Quốc đã đánh giá nền kinh tế Việt Nam: “Trong khi một số nước vẫn còn đang phải căng mình ứng phó với đại dịch COVID-19, các hoạt động kinh doanh của Việt Nam đang sôi nổi trở lại, kinh tế Việt Nam phục hồi với tốc độ nhanh chóng, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội của Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của thị trường” Có thể cho rằng Việt Nam đã chứng tỏ mình là một trong những nền kinh tế có khả năng phục hồi thuộc vào loại tốt nhất ở Đông Nam Á Chính những nỗ lực sớm và các giải pháp kịp thời của Đảng và Nhà nước đã giúp đất nước ta đã thành công trong việc kiểm soát đại dịch cũng như phục hồi nền kinh tế Tuy vậy, các vấn đề về an sinh xã hội vẫn còn nhiều bất cập và chưa được giải quyết một cách triệt để Ngày 28/02/2023 VnEconomy đưa tin “Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 01/2023 tăng 0,52% so với tháng trước và tăng 4,89% so với cùng kỳ năm ngoái Nguyên nhân chủ yếu do giá lương thực thực phẩm và giá thuê nhà tăng cao.” Sự thay đổi về giá cả trong hàng hóa đặc biệt là hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm, gây ảnh hưởng lớn đến chi tiêu, thu nhập của người dân đặc biệt là ý thức tiết kiệm tiền của họ cho những khoản đầu tư trong tương lai. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới một bộ phận người dân mà còn ảnh hưởng đến tất cả mọi người Trong số đó có sinh viên nói chung và sinh viên UEH nói riêng, phần lớn nguồn thu nhập có được là từ sự trợ cấp của gia đình Đi sâu hơn vào đối tượng sinh viên, hầu hết đều phải sống xa nhà, học tập tại các thành phố lớn có chi phí đắt đỏ - nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng; do có thu nhập phần lớn được gia đình chu cấp, điều đó khiến sinh viên càng trở thành những người nhạy cảm với giá hơn ai hết Chi phí sinh hoạt khi ở thành phố học tập phát sinh nhiều, dẫn đến những vấn đề nảy sinh từ việc chi tiêu không hợp lý Trải qua gần 3 năm chống chọi với cơn đại dịch khủng khiếp, không chỉ công ty doanh nghiệp lao đao mà những hộ gia đình cũng dần cạn kiệt về tài chính Nhận thấy trong bối cảnh nền kinh tế biến động như hiện nay thì kỹ năng tiết kiệm lại quan trọng hơn bao giờ hết Chính vì thế, nghiên cứu về thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của sinh viên đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều viện nghiên cứu, đặc biệt là các trường đại học
Thấu hiểu được điều đó, trong phạm vi môn học “Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh”, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài nghiên cứu “KHẢO SÁT CHI TIÊU HÀNG
"Tháng của sinh viên UEH" cung cấp tổng quan về tình hình tài chính, chi tiêu và tiết kiệm của sinh viên, tiêu biểu là sinh viên UEH tại TP.HCM Báo cáo này nhằm cung cấp hiểu biết sâu sắc hơn về hành vi chi tiêu của sinh viên UEH, từ đó giúp các bạn xây dựng chiến lược chi tiêu hợp lý cho bản thân.
Phát biểu vấn đề nghiên cứu
- Thu nhập hàng tháng của sinh viên (được chu cấp từ gia đình) là bao nhiêu?
- Sinh viên có chi phí trung bình hàng tháng là bao nhiêu? Chi phí đó được dùng vào những việc gì?
- Sinh viên có thói quen tiết kiệm hay không?
- Trung bình mỗi tháng sinh viên tiết kiệm được bao nhiêu
- Sinh viên có kế hoạch chi tiêu để tiết kiệm cho tương lai không?
Vấn đề được nghiên cứu ở đây là hành vi tiết kiệm của sinh viên UEH.
Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu hành vi tiêu dùng, thông qua việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu của sinh viên UEH như: Nguồn thu nhập chính của sinh viên hiện nay dao động trong khoảng bao nhiêu? Sinh viên dành bao nhiêu tiền cho chi phí sinh hoạt trung bình mỗi tháng? Qua đó xem xét thói quen lên kế hoạch và tiết kiệm của sinh viên hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên kiểm soát kiểm soát chi tiêu và cải thiện tiết kiệm.
Phạm vi và đối tượng và nội dung nghiên cứu
Khảo sát về mức chi tiêu và tiết kiệm của sinh viên đại học UEH trong vòng 1 tháng. Phạm vi không gian: trường đại học UEH.
Phạm vi thời gian: Khảo sát được thực hiện trong 5 ngày từ 06/04/2023 đến ngày 11/04/2023 Kích thước mẫu: 201 sinh viên UEH.
Sinh viên Trường Đại học UEH tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Dựa trên mục tiêu của của vấn đề nghiên cứu đã nêu ở trên, nhóm chúng em đã thực hiện đề án này thông qua việc khảo sát các bạn sinh viên xoay quanh 18 câu hỏi:
1 Bạn là sinh viên khóa mấy?
2 Bạn dự định mức chi tiêu hằng tháng (đồng) là bao nhiêu?
3 Số tiền bạn chi tiêu thực tế mỗi tháng là? (VNĐ)
4 Bạn đánh giá mức độ ảnh hưởng của tiền ăn, tiền trọ, tiền học tập, tiền giải trí, tiền mua sắm tới chi tiêu của bạn như thế nào?
5 Bạn có chuẩn bị quỹ dự phòng (hư xe, bệnh tật, ) không?
6 Bạn đang lưu trú dưới hình thức gì?
7 Số tiền bạn chi mỗi tháng cho chỗ ở là bao nhiêu? (VNĐ)
Không có (ở chung với gia đình)
8 Một tháng bạn ăn ngoài hàng quán bao nhiêu ngày?
9 Bạn đi học bằng phương tiện gì?
Xe ôm công nghệ (Grab, Gojek, )
10 Trung bình mỗi tháng bạn chi bao nhiêu tiền (VNĐ) cho nhu cầu thiết yếu cá nhân (dầu gội, kem đánh răng, )?
11 Bạn có những nguồn thu nhập nào cho việc chi tiêu của mình?
Công viê ƒc thực tâ ƒp
Công viê ƒc bán thời gian
Học bổng, hỗ trợ tài chính khác
12 Số tiền (VNĐ) bạn kiếm được từ việc đi làm mỗi tháng?
13 Bạn dành ra bao nhiêu tiền (VNĐ) cho viê ƒc tiết kiê ƒm mỗi tháng?
14 Bạn thường tiêu xài nhiều vào khoảng thời gian nào?
15 Chi tiêu của bạn có thường vượt mức dự định so với ban đầu không?
16 Bạn nhận xét chi tiêu bản thân như thế nào?
17 Bạn có hài lòng với việc quản lý chi tiêu của mình không?
18 Bạn thấy tầm quan trọng của việc quản lý chi tiêu như thế nào?
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MÔ : HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, thực hiện dịch vụ hoặc hoạt động nào đó.
- Thu nhập cá nhân (Personal Income): là tổng giá trị của tất cả các khoản thu nhập là một người cá nhân hoặc một hộ gia đình nhận được trong một thời gian nhất định Thu nhập cá nhân bao gồm các khoản thu nhập chính như: tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, tiền lãi, tiền cho thuê, tiền lương hưu, tiền trợ giúp xã hội, và các khoản thu nhập khác.
Với: a) NI: thu nhập quốc dân b) Pr: lợi nhuận không chia và nộp cho chính phủ c) Tr: trợ cấp của chính phủ
- Thu nhập khả dụng (Disposable Income): hay còn gọi là thu nhập sẵn có là số tiền mà một người hoặc gia đình có sẵn để chi tiêu sau khi trừ đi các khoản thuế, lệ phí, các khoản tiết kiệm, và các chi phí bắt buộc khác như chi phí nhà cửa, ăn uống, y tế và giáo dục
Thu nhập khả dụng thường được sử dụng để đánh giá khả năng chi tiêu của một cá nhân hoặc gia đình, và cũng là một chỉ số quan trọng để các chính phủ và tổ chức đo lường sự phân bố thu nhập trong xã hội.
DI = PI – thuế cá nhân
Lưu ý phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào các cá nhân là sinh viên, do đó không phát sinh thuế cá nhân hay trích nộp cho chính phủ Do vậy, thu nhập đề cập trong bài viết này chính là thu nhập khả dụng, tức là thu nhập mà sinh viên có quyền sử dụng.
Thông thường sinh viên có hai nguồn thu nhập chính là được chu cấp từ gia đình và thu nhập trong quá trình đi làm thêm
- Phụ cấp từ gia đình: Là tiền mà sinh viên nhận được từ gia đình hoặc người thân để hỗ trợ cho việc sinh hoạt và chi tiêu Đây là một khoản tiền thường xuyên và có tính chu kỳ Tuy nhiên tiền phụ cấp từ gia đình thường không được tính vào thu nhập khả dụng vì nó không phải là một khoản thu nhập chính thức từ công việc hoặc kinh doanh của cá nhân đó.
- Thu nhập trong quá trình làm thêm: Là tiền mà sinh viên kiếm được từ công việc bán thời gian hoặc công việc phụ để tăng thu nhập của mình với mục đích trang trải các chi phí sinh hoạt và tiết kiệm cho những việc khác Thu nhập từ việc làm thêm thường được tính vào thu nhập khả dụng của một người để đánh giá khả năng tài chính của họ.
Là số tiền mà mỗi người dùng chi ra để mua các sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu của bản thân.
Ví dụ: Hằng tháng, sinh viên phải chi trả cho các khoảng như học tập, đi lại, ăn uống… Mỗi khoảng tiền được chi ra đều nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của sinh viên.
Tiết kiệm là phần thu nhập có thể sử dụng nhưng không được chi vào tiêu dùng và là hành động giảm chi tiêu hoặc tìm cách giảm chi phí Có nhiều cách giúp sinh viên tiết kiệm như lên kế hoạch cho việc chi tiêu, gửi tiền vào ngân hàng, sử dụng các phần mềm quản lý tài chính hoặc tham gia các chương trình mua sắm ưu đãi, khuyến mãi dành cho sinh viên.
Kết quả của các nghiên cứu trước đây
Đã từng có nhiều nghiên cứu đã tiến hành để khảo sát về chi tiêu của sinh viên Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu trước đây về chi tiêu mỗi tháng của sinh viên Việt Nam:
Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Q&Me năm 2017, mức chi tiêu trung bình hàng tháng của sinh viên tại Hà Nội và TP.HCM là 3,78 triệu đồng đối với nhóm ở cùng gia đình và 4,92 triệu đồng đối với nhóm ở riêng Khoản chi tiêu chủ yếu của sinh viên là dành cho ăn uống (Nguồn: https://vnexpress.net/tan-sinh-vien-soc-chi-tieu-)
4523423.html? gidzl=U9imEqkchZfwXZ4vHRcdE7Q7E3fVlQziF85aFGYugpq_q6CwNkYiRMpNO3eFkFWvQTDYEMK7 3gurJQEeE0).
- Một khảo sát khác cho thấy sinh viên chi khoảng 30.000-70.000 đồng cho ăn uống mỗi ngày, bên cạnh đó là tiền dành cho trà sữa, cà phê và các hoạt động xã hội…Do sống xa nhà, đa số sinh viên theo học đại học, cao đẳng ở các thành phố lớn phải xoay xở hàng tháng với số tiền khoảng 2,5-4 triệu đồng, trong đó chủ yếu do gia đình chu cấp ( trích:https://iuhers.com/sbook/sinh- vien-tp-hcm-chi-bao-nhieu-tien-an-moi-thang.html).
Từ các nghiên cứu trên, ta dễ dàng thấy được chi phí sinh hoạt trung bình của sinh viên tại các thành phố lớn của Việt Nam rơi vào khoảng 2,5 - 4,92 triệu đồng/tháng, trong đó chi phí dành cho việc ăn uống và nhà ở là khoản chi phí mà sinh viên chi nhiều nhất Việc tiết kiệm và quản lý tài chính hiệu quả là vô cùng cần thiết để giúp sinh viên có thể đáp ứng được các chi phí sinh hoạt này cũng như lập cho mình một quỹ dự phòng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu dữ liệu
Mục tiêu cụ thể của việc khảo sát, thu thập dữ liệu này là để hiểu rõ hơn về tình hình chi tiêu từ đó xác định thói quen tiết kiệm mỗi tháng của sinh viên UEH, nhằm tạo ra có cơ sở để đưa ra các giải pháp hỗ trợ sinh viên trong việc quản lý tài chính cá nhân và đảm bảo các nhu cầu sống cơ bản.
Cách tiếp cận
Đề tài được tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu định lượng và mô hình dữ liệu thời điểm. Với nguồn dữ liệu thống kê từ bài khảo sát “CHI TIÊU MỖI THÁNG CỦA SINH VIÊN UEH” Tên đề tài: Chi tiêu mỗi tháng của sinh viên UEH
Số lượng khảo sát: 201 sinh viên
Dữ liệu được lấy từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 01/2023
Tên biến Định nghĩa Thang đo Nguồn lấy biến
Chỉ số giá tiêu dùng
Là một chỉ số thống kê phổ biến được sử dụng để đo lường mức độ tăng giá của những mặt hàng và dịch vụ cơ bản mà người tiêu dùng thường xuyên mua sắm, từ đó đánh giá sức mua của đồng tiền và để phân tích tình hình kinh tế của quốc gia.
Tỷ lệ https://vneconomy.vn/lam-phat- khien-nguoi-dan-that-chat-chi- tieu.htm
Dữ liệu được thu thập một cách gián tiếp từ các sinh viên UEH (trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh) thông qua mẫu khảo sát online (Google form). Đối tượng thu thập dữ liệu (Đối tượng khảo sát): Sinh viên đang theo học tại UEH (trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh) Độ tuổi: Tính thei thời gian đào tạo từ năm 1 đến năm 4
Giới tính: Được khảo sát ngẫu nhiên bao gồm cả nam và nữ
Cách điều tra: Điền form khảo sát online
Tên biến Định nghĩa Thang đo Nguồn lấy biến
Khoản chi mà mỗi người phải chi trả mỗi tháng cho nhu cầu sinh hoạt của mình
Tỷ lệ Khảo sát chi tiêu mỗi tháng của sinh viên UEH - Google Biểu Mức độ ảnh mẫu hưởng tới chi tiêu
Là sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến quyết định của mỗi người về chi tiêu trong khoảng thời gian nhất định.
Có thể là ở chung với gia đình hoặc ở trọ,
Có thể là đi bộ, xe buýt, xe máy, xe ôm công nghệ (Grab, Gojeck, ).
Nguồn thu nhập Có thể là thu nhập từ gia đình, công việc bán thời gian, công việc thực tập, học bổng,
Số tiền tiết kiệm của mỗi cá nhân trong một tháng từ số tiền dư lại sau khi đã dùng cho chi tiêu.
Tần suất chi tiêu/tháng
Tần suất chi tiêu trong 1 tháng là số lần hoặc số tiền mà một người chi tiêu trong một khoảng thời gian là một tháng.
Kế hoạch phân tích
3.3.1.1 Phương pháp lấy mẫu Độ lớn mẫu: chọn sai số thống kê là ε = 0,03, độ tin cậy là 95% Ta có độ lớn mẫu là:
Vì vậy, nhóm đã khảo sát 201 sinh viên đang theo học tại Đại học Kinh tế thành phố Hồ ChíMinh để thực hiện dự án này.
3.3.1.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Đầu tiên, dữ liệu sau khi thu thập xong từ mẫu khảo sát online sẽ được nhập vào máy tính. Sau đó, các dữ liệu trên được tiến hành xử lí, phân tích.
3.3.1.3 Phương pháp thống kê mô tả Ở đây sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Sau khi hoàn thành quá trình phân tích, dữ liệu sẽ được trình bày dưới dạng bảng và đồ thị, giúp chúng trở nên rõ ràng, dễ quan sát và dễ hiểu hơn.
3.3.1.4 Phương pháp thống kê suy diễn
Dữ liệu được ước lượng, đặt ra giả thuyết và thực hiện tính toán để kiểm tra tính đúng sai của giả thuyết Quá trình này giúp bác bỏ giả thuyết sai và rút ra kết luận cuối cùng.
Mô hình chuỗi thời gian giúp xác định xu hướng của dữ liệu Bằng cách sử dụng hồi quy xu hướng tuyến tính, chúng ta có thể phân tích các đặc điểm của xu hướng đó Từ đó, chúng ta có thể dự báo các giá trị trong khoảng thời gian tới bằng cách ngoại suy phương trình xu hướng tuyến tính.
Dữ liệu được thống kê bằng docs.google.com.
3.3.3 Chương trình máy tính, dự định sử dụng
Phần mềm xử lý dữ liệu được sử dụng trong đề tài này là Word và Excel.
Độ tin cậy và độ giá trị
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy và chính xác của dữ liệu thu thập:
- Hình thức, chất lượng của bảng khảo sát.
- Phương pháp thu thập dữ liệu không đúng cách hoặc không chính xác có thể dẫn đến dữ liệu thu được sẽ sai lệch hoặc có độ tin cậy thấp.
- Những sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu.
- Cách thức tiến hành và câu trả lời thu được từ bảng khảo sát chưa thực sự đáng tin cậy.
- Thái độ của người thực hiện khảo sát cũng góp phần gây ảnh hưởng đến độ tin cậy của dữ liệu.
Các biện pháp khắc phục:
- Bảng khảo sát cần được thiết kế dễ hiểu, dễ thực hiện và đảm bảo được chất lượng của câu hỏi đặt ra.
- Chọn phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp và đảm bảo rằng phương pháp này được thực hiện đúng cách.
- Theo dõi và kiểm tra dữ liệu để phát hiện và sửa đổi các lỗi sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu
- Việc khảo sát cần được tiến hành với những đối tượng phù hợp với đề tài nghiên cứu.
- Người thực hiện khảo sát cần có thái độ nghiêm túc để tránh sai lệch kếtquả.
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khóa
Bảng 1.1: Bảng tần số thể hiện số sinh viên UEH mỗi khóa tham gia khảo sát
Khóa Phân phối tần số Phân phối tần suất Phân phối tần suất phần trăm
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện sinh viên mỗi khóa tham gia khảo sát
Dựa vào biểu đồ hình 4.1.1 và bảng 4.1.1, ta thấy có 201 sinh viên UEH tham gia khảo sát,trong đó đa số sinh viên tham gia khảo sát thuộc K48 với số lượng cao nhất là 162 sinh viên(chiếm 80,6%), tiếp đến là sinh viên K47 với 17 sinh viên (chiếm 8,46%), sinh viên K46 với 7 sinh viên (chiếm 3,48%) và cuối cùng là sinh viên K45 có 15 sinh viên (chiếm 7,46%).
Chi tiêu dự định hàng tháng của sinh viên UEH
Bảng 2.1: Bảng tần số thể hiện mức chi tiêu dự định của sinh viên UEH
Chi tiêu dự định Phân phối tần số tích lũy
Phân phối tần suất tích lũy
Phân phối tần suất phần trăm tích lũy
Dựa vào bảng 2.1, ta thấy:
Trong số 201 sinh viên tham gia khảo sát, có 46 sinh viên (chiếm 22,89%) có mức chi tiêu dưới 2 triệu đồng Đây được coi là mức chi tiêu tiết kiệm đáng kể, nghĩa là những sinh viên này cảm thấy mức chi tiêu này đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của họ.
- Ở mức chi tiêu từ 2 - 4 triệu đồng, có thể thấy phần lớn sinh viên dự định chi tiêu trong khoảng này, chiếm 40.8% tổng số sinh viên UEH tham gia khảo sát, đây được coi là mức chi tiêu hợp lý cho mỗi cá nhân với nhu cầu cơ bản của mình.
- Dữ liệu khảo sát cho thấy ở mức chi tiêu từ 4 - dưới 6 triệu đồng: Có 22.89% sinh viên dự định chi tiêu ở mức này, bằng với mức dưới 2 triệu đồng, ta thấy rằng mức chi tiêu này vẫn chiếm tỷ lệ nhất định trong số sinh viên tham gia khảo sát.
- Ở mức chi tiêu từ 6 - 8 triệu và trên 8 triệu chiếm tỉ lệ khá ít so với các mức chi tiêu còn lại (lần lượt là 7.5% và 5.97%) Rõ ràng, mức chi tiêu này phù hợp hơn với những sinh viên có mức sống cao và thu nhập ổn định.
Nhìn chung trong số 200 sinh viên khảo sát có thể thấy mức sống của mọi người ở mức độ cơ bản, có tiết kiệm, mức chi tiêu dự tính ở mức hợp lí, trung bình.
Chi tiêu thực tế mỗi tháng của sinh viên UEH
Bảng 3.1: Bảng tần số thể hiện mức chi tiêu thực tế của sinh viên UEH
Chi tiêu thực tế Phân phối tần số tích lũy
Phân phối tần suất tích lũy
Phân phối tần suất phần trăm tích lũy
Khoảng 21,89% sinh viên UEH tham gia khảo sát có mức chi tiêu thực tế dưới 2 triệu đồng, gần tương đương với mức chi tiêu dự tính Do đó, đây cũng là mức chi tiêu phổ biến được nhiều sinh viên lựa chọn.
Trong khi sinh viên dự tính chi tiêu khoảng 2-4 triệu đồng, khảo sát cho thấy 40,8% sinh viên UEH có mức chi tiêu thực tế tương đương với con số này Điều này cho thấy sinh viên đang có mức sống khá ổn định, khi mức chi tiêu thực tế của họ gần bằng với tỷ lệ chi tiêu đã dự kiến trước đó.
- Với mức chi tiêu từ 4 - 6 triệu đồng: có 24.88% sinh viên UEH tham gia khảo sát có chi tiêu trong khoảng này Khác với 2 mức chi tiêu trước thì tỷ lệ chi tiêu thực ở mức này cao hơn so với tỷ lệ dự tính (cao hơn 2%).
- Mức chi tiêu từ 6 - 8 triệu đồng: có 6.97% sinh viên tham gia khảo sát chi tiêu ở mức này, còn ở mức chi tiêu trên 8 triệu đồng chỉ có 5.47% sinh viên Ở cả hai mức này thì mức tiêu dùng thực tế ít hơn so với mức tiêu dùng dự tính, điều này chứng tỏ rằng một số sinh viên có mức sống và thu nhập cao nhưng chi tiêu vẫn ở mức trung bình ổn định, có thể dư ra một khoản để tiết kiệm.
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện số tiền dự định chi tiêu và số tiền chi tiêu thực tế của sinh viên UEH
Dưới 2 triệu 2tr - dưới 4tr 4tr - dưới 6tr 6tr - dưới 8tr Trên 8 triệu
Chi tiêu dự tính Chi tiêu thực tế
Nhìn vào bảng 2 và bảng 3 kết hợp với biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng: Sinh viên có xu hướng chi tiêu khá là hợp lý Mức chi tiêu thực tế không chênh lệch nhiều so với mức chi tiêu đã dự tính trước đó Đây là một kết quả khá khả quan, cho thấy rằng sinh viên bây giờ quản lý chi tiêu của mình khá hiệu quả.
Các nhân tố tác động tới chi tiêu của sinh viên UEH
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện số tiền sự định chi tiêu và chi tiêu thực tế của sinh viên UEH
Rất ít ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng rất nhiều
Tiền ăn Tiền trọ Tiền học tập Tiền mua sắm Tiền giải trí
Bảng 4.1: Bảng tần số thể hiện mức độ ảnh hưởng của tiền ăn tới chi tiêu
Mức độ Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Rất ít ảnh hưởng 18 0.0896 8.96 Ít ảnh hưởng 44 0.2189 21.89 Ảnh hưởng nhiều 82 0.4080 40.80 Ảnh hưởng rất nhiều 46 0.2289 22.89
Dựa vào biểu đồ 4.1 và bảng 4.1, phần lớn sinh viên tham gia khảo sát đều cho rằng tiền ăn có ảnh hưởng đến chi tiêu (khoảng 63% sinh viên tham gia khảo sát chọn “Ảnh hưởng nhiều” và
“Ảnh hưởng rất nhiều”) Qua đó có thể thấy tiền ăn được coi là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới sinh viên, đây là một nhu cầu thiết yếu và bắt buộc phải chi trả.
Bảng 4.2: Bảng tần số thể hiện mức độ ảnh hưởng của tiền trọ tới chitiêu
Mức độ Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Rất ít ảnh hưởng 17 0.0846 8.46 Ít ảnh hưởng 50 0.2488 24.88 Ảnh hưởng nhiều 66 0.3284 32.84 Ảnh hưởng rất nhiều 19 0.0945 9.45
Dựa vào biểu đồ 4.1 và bảng 4.2, tiền trọ thường có ảnh hưởng khá lớn đến sinh viên nhưng ở hiện tại, ta có thể thấy rằng nó chỉ ảnh hưởng tầm 41% Bởi vì sinh viên có khá nhiều sự lựa chọn khác để tiết kiệm khoảng tiền trọ như ở với gia đình, người thân hay ở kí túc xá của trường. Điều này cũng làm giảm ảnh hưởng của yếu tố tiền trọ đến chi tiêu.
Bảng 4.3: Bảng tần số thể hiện mức độ ảnh hưởng của tiền học tập tới chi tiêu
Mức độ Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Rất ít ảnh hưởng 33 0.1642 16.42 Ít ảnh hưởng 69 0.3433 34.33 Ảnh hưởng nhiều 59 0.2935 29.35 Ảnh hưởng rất nhiều 24 0.1194 11.94
Dựa vào biểu đồ ở hình 4.1 và bảng 4.3, có thể thấy tiền học tập là yếu tố không được quan tâm nhiều bởi sinh viên, gần 60% sinh viên đánh giá “Ít ảnh hưởng” cho đến “Không ảnh hưởng” Nguyên nhân ở đây có thể là do các bạn sinh viên được gia đình chu cấp toàn bộ tiền học phí và đa phần hiện nay tại UEH cũng đang phổ biến việc sử dụng tài liệu, giáo trình mềm (file tài liệu, file giáo trình) thay cho tài liệu, giáo trình cứng (sách, vở) Do đó sẽ ít tốn chi phí vào việc mua tài liệu, sách vở, bút thước Mặc dù vậy, bên cạnh đó vẫn còn khoảng 40% sinh viên được khảo sát vẫn cho rằng chi tiêu của mình bị ảnh hưởng (bao gồm “Ảnh hưởng nhiều” và “Ảnh hưởng rất nhiều”) bởi tiền học tập.
Bảng 4.4: Bảng tần số thể hiện mức độ ảnh hưởng của tiền mua sắm tới chi tiêu
Mức độ Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Rất ít ảnh hưởng 20 0.0995 9.95 Ít ảnh hưởng 64 0.3184 31.84 Ảnh hưởng nhiều 70 0.3483 34.83 Ảnh hưởng rất nhiều 30 0.1493 14.93
Dựa vào biểu đồ ở hình 4.1 và bảng 4.4 cho thấy có gần 50% sinh viên có bị ảnh hưởng chi tiêu từ mua sắm, có thể thấy sinh viên không chỉ là mua những đồ vật thiết yếu mà còn mua vì nhu cầu, sở thích của mình Do đó tiền mua sắm vẫn có khả năng ảnh hưởng nhất định đến chi tiêu của sinh viên.
Bảng 4.5: Bảng tần số thể hiện mức độ ảnh hưởng của tiền giải trí tới chi tiêu
Mức độ Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Rất ít ảnh hưởng 29 0.1443 14.43 Ít ảnh hưởng 78 0.3881 38.81 Ảnh hưởng nhiều 55 0.2736 27.36 Ảnh hưởng rất nhiều 20 0.0995 9.95
Dựa vào biểu đồ ở hình 4.1 và bảng 4.5, có hơn 35% sinh viên chọn mức độ ảnh hưởng của tiền giải trí đến chi tiêu là từ “Ảnh hưởng nhiều” đến “Ảnh hưởng rất nhiều” Tiền giải trí không phải là một nhu cầu thiết yếu, không mang tính bắt buộc, vì vậy sinh viên hoàn toàn có thể linh động chi tiêu ở khoản này.
Quỹ dự phòng của sinh viên UEH
Bảng 5.1: Bảng tần số thể hiện số sinh viên có chuẩn bị quỹ dự phòng và số sinh viên không chuẩn bị quỹ dự phòng
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Hình 5.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên có chuẩn bị quỹ dự phòng và sinh viên không chuẩn bị quỹ dự phòng
Dựa vào bảng 5.1 kết hợp biểu đồ ở hình 5.1, có thể thấy phần trăm sinh viên có chuẩn bị quỹ dự phòng chiếm tỉ lệ khá lớn, tới 69,29%% trên tổng sinh viên tham gia khảo sát Bên cạnh đó vẫn còn 30,8% sinh viên tham gia khảo sát không chuẩn bị quỹ dự phòng Số liệu trên cho thấy tỷ lệ sinh viên có quỹ dự phòng và sinh viên không có quỹ dự phòng chênh lệch khá lớn (38,49%).
Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên chuẩn bị quỹ dự phòng vẫn chiếm đa số, điều này thể hiện nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của quỹ dự phòng cũng như tiết kiệm đã được nâng cao Nguyên nhân của điều này có thể do sinh viên UEH đã được trao dồi các kiến thức về quản lý chi tiêu,cũng như hiểu rõ hơn lợi ích của việc tiết kiệm trong quá trình theo học tại đây.
Hình thức lưu trú của sinh viên UEH
Bảng 6.1 Bảng tần số thể hiện hình thức lưu trú của sinh viên UEH.
Hình thức lưu trú Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm (%) Ở trọ 133 0,662 66,2 Ở chung với gia đình 56 0,279 27,9
Hình 6.1: Biểu đồ thể hiện hình thức lưu trú của sinh viên UEH
12 Ở trọ Ở chung với gia đình Khác( KTX, nhà riêng,.) 0
Dựa vào biểu đồ ở hình 6.1 và bảng 6.1, ta thấy có tới 66,2% sinh viên ở trọ với số lượng là
Hơn 1/3 sinh viên ở trọ (27,9%) sống chung với gia đình Trong số 133 sinh viên tham gia khảo sát, chỉ có 12 người (5,9%) đang sống ở ký túc xá, nhà riêng hoặc nhà họ hàng.
Chi phí chỗ ở mỗi tháng của sinh viên UEH
Bảng 7.1: Bảng tần số thể hiện chi phí chỗ ở mỗi tháng của sinh viên UEH.
Chi phí chỗ ở (triệu đồng) Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Không có (ở chung với gia đình) 38 0,189 18,9
Hình 7.1: Biểu đồ thể hiện số chi phí chỗ ở mỗi tháng của sinh viên UEH.
0,5 đến dưới 2 Không có (ở chung với gia đình)
2 đến dưới 3 3 đến dưới 5 Trên 5
Dựa vào biểu đồ ở hình 7.1 và bảng 7.1:
Trong hình 7.1 biểu đồ lệch về phía bên phải Theo số liệu khảo sát từ sinh viên UEH, 83 trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát chi tiêu cho chỗ ở mỗi tháng từ 500,000 nghìn - dưới 2 triệu có tỷ lệ cao nhất (chiếm 41,3%), 48 sinh viên chi tiêu từ 2 triệu - dưới 3 triệu (chiếm 23,9%), 22 sinh viên chi tiêu từ 3 triệu - dưới 5 triệu (chiếm 10,9%) và cuối cùng là 10 sinh viên với tỷ lệ thấp nhất (5%) với mức chi tiêu trên 5 triệu Việc chi tiêu cho chỗ ở cũng là điều cần phải cân nhắc đối với nhiều sinh viên, tìm nhà trọ có mức giá phù hợp với ngân sách của gia đình cũng như đáp ứng được nhu cầu của sinh viên là một điều khá khó khăn Tuy nhiên bên cạnh đó, một số sinh viên đã sống hoặc có người thân sống ở thành phố không cần phải chi khoản tiền nào cho chỗ ở, các sinh viên đó thường chọn sống chung với gia đình để tiết kiệm chi phí Dựa vào bảng khảo sát trên, ta thấy số sinh viên sống chung với gia đình chiếm 18,9% với 38 sinh viên trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát Có thể thấy, số sinh viên chọn phương thức ở trọ vẫn chiếm đa số, vì không phải ai cũng có thể ở cùng người thân, cho nên đối với các sinh viên chọn ở trọ thì chi tiêu quá nhiều cho khoản này là không cần thiết.
Số ngày mà sinh viên UEH ăn ở ngoài hàng quán trong một tháng
Bảng 8.1: Bảng số liệu về việc ăn ngoài hàng quán của sinh viên UEH.
Ngày Phân phối tần số Phân phối tần suất Phân phối tần suất phần trăm (%)
Hình 8.1: Biểu đồ thể hiện việc ăn ngoài hàng quán của sinh viên UEH.
Từ 0 đến 7 ngày Từ 8 đến 14 ngày Từ 15 đến 28 ngày Từ 29 đến 31 ngày 0
Dựa vào biểu đồ ở hình 8.1 và bảng 8.1, có 83 trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát chỉ dành từ 0 - 7 ngày để ăn ngoài các hàng quán, chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,3% 52 sinh viên ăn ngoài các hàng quán từ 8 - 14 ngày chiếm 25,9% sinh viên Có 41 sinh viên ăn hàng quán từ 15 -
28 ngày, số sinh viên này chiếm 20,4% Cuối cùng là 25 sinh viên còn dành 29 - 31 ngày để ăn hàng quán chiếm tỷ lệ thấp nhất là 12,4%.
Phương tiện đi lại của sinh viên UEH
Bảng 9.1: Bảng tần số thể hiện phương tiện đi học của sinh viên UEH
Phương tiện Phân phối tần số Phân phối tần suất
Phân phối tần suất phần trăm (%) Đi bộ 26 0,129 12,9
Hình 9.1: Biểu đồ thể hiện phương tiện đi học của sinh viên UEH. Đi bộ Xe buýt Xe máy Xe công nghệ ( Grab, Be, ) 0
Theo số liệu thống kê trong biểu đồ và bảng dữ liệu, xe máy là phương tiện được sinh viên lựa chọn nhiều nhất để đi học, chiếm đến 74,1% (149/201 sinh viên) Xe buýt và đi bộ theo sau với tỷ lệ lần lượt là 7,5% và 12,9% Xe công nghệ có tỷ lệ sử dụng thấp nhất, chỉ chiếm 5,5% (11/201 sinh viên).
Những số liệu trên thể hiện rõ phương tiện mà phần lớn sinh viên UEH lựa chọn để trường là xe máy Xe máy là được coi là phương tiện thuận lợi và tiết kiệm nhất để sinh viên có thể di chuyển đến các cơ sở của trường một cách chủ động.
Chi phí nhu yếu phẩm mỗi tháng của sinh viên UEH
Bảng 10.1: Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất phần trăm cho dữ liệu chi phí nhu yếu phẩm mỗi tháng của sinh viên UEH
Chi tiêu cho nhu yếu phẩm
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Hình 10.1: Biểu đồ thể hiện chi phí cho nhu cầu thiết yếu cá nhân
Nhận xét: Ở biểu đồ ở hình 10.1 và bảng 10.1, có tới 111 sinh viên chỉ trả cho việc mua nhu yếu phẩm cá nhân dưới 500 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 55,2%, có thể thấy phần lớn sinh viên chọn khoản chi tiêu này là điều hợp lý, sinh viên chỉ chi tiêu cơ bản, việc này giúp tiết kiệm chi phí Tiếp đến là
Tỷ lệ sinh viên có mức chi tiêu thiết yếu cá nhân thấp nhất là 500 nghìn đồng - dưới 1 triệu, chiếm 32,3% Đây là mức chi phù hợp với sinh viên có thu nhập ổn định Tiếp đến, nhóm chi tiêu từ 1 triệu - dưới 2 triệu có tỷ lệ thấp hơn, chỉ 8% với 16 sinh viên Cuối cùng, chỉ có 4,5% sinh viên chi tiêu cao nhất, trên 2 triệu đồng.
Nguồn thu nhập của sinh viên UEH
Bảng 11.1: Bảng tần số thể hiện các nguồn thu nhập của sinh viên UEH
Nguồn thu nhập Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm (%) Gia đình chu cấp 164 0,816 81,6
Công việc bán thời gian 66 0,328 32,8
Học bổng, hỗ trợ tài chính khác 23 0,114 11,4
Hình 11.1: Biểu đồ thể hiện các thu nhập của sinh viên UEH.
Dựa vào kết quả khảo sát, nguồn thu nhập chính của sinh viên chủ yếu là phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính từ gia đình (81,6%) Tuy nhiên, vẫn có một số sinh viên thể hiện tinh thần tự lập khi tìm kiếm việc làm bán thời gian (32,8%), thực tập (12,9%) hoặc các nguồn hỗ trợ tài chính khác (11,4%) để kiếm thêm thu nhập.
Số tiền sinh viên UEH kiếm được từ việc đi làm
Bảng 12.1: Bảng tần số thể hiện số tiền kiếm được từ việc đi làm.
(đồng) Phân phối tần số Phân phối tần suất
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Từ 2 triệu đến dưới 4 triệu 36 0,179 17,9
Hình 12.1: Biểu đồ thể hiện số tiền sinh viên kiếm được từ việc đi làm.
Dưới 2,000,000 Từ 2,000,000 đến dưới 4,000,000 Trên 4,000,000 Không đi làm
Số tiền phân phối tần số
Dựa vào biểu đồ ở hình 12.1 và bảng 12.1, phần lớn sinh viên vẫn chưa đi làm chiếm tỷ lệ cao nhất (53,2%) với số lượng là 107 trên tổng sinh viên tham gia khảo sát Có thể nói số lượng tham gia khảo sát chiếm số đông là sinh viên năm nhất nên phần lớn các bạn vẫn chưa đi làm Tiếp đến là sinh viên có khoản thu nhập từ 2 triệu - dưới 4 triệu, có 36 trên tổng sinh viên tham gia khảo sát (chiếm 17,9%) Cuối cùng, có tới 24 sinh viên trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát có thu nhập trên 4 triệu với tỷ lệ là 11,9%.
Số tiền sinh viên UEH dành ra được từ việc tiết kiệm mỗi tháng
Bảng 13.1: Bảng tần số thể hiện tiết kiệm mỗi tháng của sinh viên UEH
Tiền tiết kiệm (đồng) Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm
Hình 13.1: Biểu đồ thể hiện khoản tiết kiệm mỗi tháng của sinh viên UEH
Từ 0 đến 7 ngày Từ 8 đến 14 ngày Từ 15 đến 28 ngày Từ 29 đến 31 ngày 0
Bảng 13.2: Bảng tính toán trung bình mẫu của khoản tiền tiết kiệm mỗi tháng của sinh viên UEH đối với dữ liệu đã phân nhóm
(trăm nghìn đồng) Trị số giữa Tần số
Bảng 13.3: Bảng tính toán phương sai mẫu của số tiền tiết kiệm mỗi tháng của sinh viên UEH đối với dữ liệu đã phân nhóm (trung bình mẫu = 6)
(trăm nghìn đồng) Trị số giữa Tần số
Dựa vào biểu đồ ở hình 13.1, bảng 13.1, bảng 13.2 và bảng 13.3:
- Có 60% sinh viên tiết kiệm được từ 100 nghìn - 500 nghìn đồng mỗi tháng, chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Có 4% sinh viên tiết kiệm được từ 1 triệu 6 trăm nghìn – 2 triệu đồng mỗi tháng, chiếm tỷ lệ thấp nhất.
- Bảng tính toán cho thấy độ lệch chuẩn là tương đối ít (xấp xỉ 4,271) do đó bộ số liệu có giá trị gần và có sự biến thiên xung quanh giá trị trung bình.
Khoảng thời gian sinh viên UEH tiêu xài nhiều nhất trong tháng
Bảng 14.1: Bảng tần số thể hiện mốc thời gian sinh viên UEH chi tiêu nhiều nhất
Mốc thời gian Tần số Phân phối tần suất Phân phối tần suất phần trăm (%) Đầu tháng 109 0,542 54,2
Hình 14.1: Biểu đồ thể hiện mốc thời gian sinh viên UEH chi tiêu nhiều nhất Đầu tháng Giữa tháng Cuối tháng
Dựa vào biểu đồ ở hình 14.1 và bảng 14.1, có đa số sinh viên chi tiêu nhiều vào đầu tháng(54,2%) và giữa tháng (40,8%), số ít sinh viên còn lại chi tiêu nhiều vào cuối tháng (10%).
Chi tiêu vượt mức dự định của sinh viên UEH
Bảng 15.1: Bảng tần số thể hiện tần suất sinh viên UEH chi tiêu vượt mức dự định.
Câu trả lời Phân phối tần số Phân phối tần suất Phân phối tần suất phần trăm (%)
Hình 15.1: Biểu đồ thể hiện tần suất sinh viên UEH chi tiêu vượt mức dự định
Dựa vào biểu đồ ở hình 15.1 và bảng 15.1:
Kết quả khảo sát cho thấy có tới 52,6% sinh viên thỉnh thoảng vượt mức dự định chi tiêu và 32,3% chi tiêu vượt mức dự định Điều này phản ánh rằng mặc dù đa số sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý chi tiêu, hiệu quả thực tế vẫn còn nhiều hạn chế.
- Có 17,9% sinh viên cho rằng mình thường “Không vượt mức chi tiêu dự định” Điều này cho thấy được số sinh viên này có nhận thức trong việc quản lý và kiểm soát có hiệu quả chi tiêu của bản thân.
Qua đó thấy được số lượng sinh viên có khả năng kiểm soát chi tiêu là rất ít chỉ chiếm 17,9%.
Do vậy, cần tăng cường nâng cao nhận thức của sinh viên trong vấn đề này thông qua các buổi workshop, các chương trình ngoại khoá về kỹ năng mềm.
Nhận xét của sinh viên UEH về chi tiêu của bản thân
Bảng 16.1: Bảng tần số thể hiện nhận xét của sinh viên UEH về chi tiêu của bản thân
Nhận xét Phân phối tần số Phân phối tần suất Phân phối tần suất phần trăm (%)
Hình 16.1: Biểu đồ thể hiện nhận xét của sinh viên UEH về chi tiêu của bảnthân
Dựa vào biểu đồ ở hình 16.1 và bảng 16.1:
- Phần lớn sinh viên tự nhận thấy bản thân còn chi tiêu hơi phung phí (39,8%), số đông còn lại là chi tiêu ổn (34,3%).
- Số sinh viên cho rằng bản thân tiêu xài phung phí chiếm tỷ lệ thấp (9,5%).
- Tỷ lệ sinh viên tự nhận thấy bản thân chi tiêu tiết kiệm chiếm 5% và chi tiêu hợp lý chiếm11,4%, con số này là khá thấp Điều này thể hiện rằng số đông sinh viên có kế hoạch chi tiêu chưa thật sự hiệu quả.
Mức độ hài lòng của sinh viên UEH về việc quản lý chi tiêu
Bảng 17.1: Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên UEH về quản lý chi tiêu của bản thân Đánh giá Phân phối tần số Phân phối tần suất Phân phối tần suất phần trăm (%)
Hình 17.1: Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên UEH về quản lý chi tiêu của bản thân
Không hài lòng Bình thường Hài lòng
Dựa vào biểu đồ ở hình 17.1 và bảng 17.1: Đa số sinh viên UEH tham gia khảo sát chưa thực sự hài lòng với việc quản lý chi tiêu của mình. + Số sinh viên đánh giá mức độ hài lòng về việc quản lý chi tiêu của mình ở mức “Bình thường” chiếm tỷ lệ cao nhất (58,7%)
+ Có 22,9% sinh viên chọn “Không hài lòng” về việc quản lý chi tiêu của bản thân.
+ Số sinh viên chọn “Hài lòng” chiếm tỷ lệ thấp, thấp nhất (18,4%)
Lý do được đưa ra là do việc lên kế hoạch chi tiêu còn nhiều hạn chế, sinh viên chưa thể kiểm soát tốt được hành vi tiêu dùng của bản mình Chính vì vậy, để cải thiện được khả năng quản lý hiệu quả chi tiêu của mình, sinh viên cần lập kế hoạch và theo dõi mức chi tiêu hằng ngày để có cái nhìn cụ thể, tránh chi tiêu vượt quá giới hạn.
Tầm quan trọng của việc quản lý chi tiêu đối với sinh viên UEH
Bảng 18.1: Bảng tần số thể hiện đánh giá của sinh viên UEH về tầm quan trọng của việc quản lý chi tiêu
Mức độ Phân phối tần số
Phân phối tần suất phần trăm (%)
Hình 18.1: Biểu đồ thể hiện đánh giá của sinh viên UEH về tầm quan trọng của việc quản lý chi tiêu
Không quan trọng Bình thường Quan trọng
Dựa vào biểu đồ ở hình 18.1 và bảng 18.1:
- Tỷ lệ sinh viên cho rằng việc quản lý chi tiêu là “Quan trọng” chiếm cao nhất với 74,6%, số sinh viên cho rằng “Bình thường” chiếm 21,9% và chỉ có 3,5% sinh viên đánh giá là “Không quan trọng” Điều đó thể hiện được sinh viên UEH có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc quản lý Đây là một tín hiệu khả quan để hình thành thói quen tiết kiệm ở sinh viên.
- Nhận xét của câu này khá mâu thuẫn với câu 21, chứng tỏ sinh viên biết được việc quản lý chi tiêu là quan trọng nhưng chưa biết được cách để đạt được hiệu quả tối ưu trong vấn đề kiểm soát chi tiêu của mình.
ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN
Đề xuất giải pháp
Thông qua quá trình nghiên cứu về dự án “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI TIÊU MỖI THÁNG CỦA SINH VIÊN UEH” và qua việc phân tích số liệu thực tế thu được thì có thể thấy đa phần các bạn sinh viên đã ý thức hơn trong việc quản lý chi tiêu của mình một cách hợp lý và thích hợp Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số trường hợp vẫn chưa làm chủ được việc chi tiêu của bản thân dẫn đến những việc phát sinh phải kể đến như là chi tiêu quá mức cho phép, vượt mức dự định Hiểu rõ được điều đó nên chúng em đã đưa ra một số đề xuất để phần nào giúp sinh viên khắc phục, hạn chế tình trạng trên, giúp các bạn có thể quản lý chi tiêu của mình một cách khoa học và hiệu quả hơn.
Dựa trên khảo sát, nhóm chúng em đề ra những giải pháp giúp sinh viên UEH quản lý tài chính hiệu hơn quả như sau:
Để kiểm soát chi tiêu hiệu quả, sinh viên nên lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng và hợp lý Kế hoạch này giúp sinh viên nắm rõ số tiền chi tiêu hàng tháng, từ đó có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của bản thân Nhờ vậy, sinh viên có thể xác định số tiền còn lại để ưu tiên cho tiết kiệm hoặc các mục đích chi tiêu khác.
-Lập quỹ tiết kiệm: Mỗi người, đặc biệt là sinh viên cần đảm bảo tiết kiệm được một phần từ nguồn thu nhập của mình mỗi tháng, thường là khoảng 10 - 20% Việc tiết kiệm này tuy không nhiều nhưng lâu dài sẽ giúp sinh viên có những khoản tiền tích lũy đủ lớn để đầu tư, hoặc dùng cho những khó khăn bất ngờ xảy đến
-Áp dụng phương thức 50/30/20: Đây là phương thức phổ biến, được nhắc nhiều trong kinh tế học Theo đó, 50% thu nhập của các bạn sinh viên sẽ dành cho các khoản chi tiêu thiết yếu như tiền trọ, điện, nước, tiền ăn uống… 30% dành cho các khoản giải trí như đi chơi, giải trí mua sắm, 20% cuối cùng sẽ dành cho các khoản đầu tư, tiết kiệm cho tương lai.
-Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính: Hiện nay có nhiều ứng dụng phổ biến, hiệu như: ứng dụng ví điện tử, sổ thu chi Misa, phần mềm Microsoft Excel Cùng với đó, các bạn sinh viên cũng có thể lên danh sách các khoản chi tiêu hàng ngày nhằm giúp sinh viên theo dõi tài chính nhanh chóng và dễ dàng Bên cạnh đó, những ứng dụng này cũng giúp cho sinh viên quản lý được tài chính của mình theo từng khoản chi tiêu cụ thể.
-Hạn chế các khoản chi tiêu không cần thiết: Ngày nay việc mua sắm trở nên vô cùng dễ dàng, chỉ với một chạm là đã có cả thể mua hàng từ hầu hết mọi nơi Cũng vì vậy mà ở giới trẻ hình thành sở thích mua sắm online một cách vô tội vạ Những khoản đầu tư, mua sắm chưa thật sự cần thiết như mua quần áo mới, điện thoại, nên được hạn chế.
5.1.2 Về phía người dân Việt Nam:
Theo báo cáo đã trích dẫn, do chi phí sinh hoạt tăng cao trong khi thu nhập thấp và không đều nên tình hình chi tiêu của sinh viên UEH nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đang gặp khó khăn Nhóm chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau để hỗ trợ người dân Việt Nam trong việc quản lý tài chính hiệu quả.
Lập kế hoạch tài chính: Mỗi người dân, mỗi hộ gia đình cần lên kế hoạch tài chính cụ thể và tuân thủ chúng một cách nghiêm túc Kế hoạch tài chính cần cụ thể, rõ ràng và phải bao gồm mục tiêu, ước tính được chi phí và mục tiêu tiết kiệm đề ra để dễ dàng đạt được mục tiêu
Giảm thiểu chi phí: Hạn chế việc tiêu tiền cho những khoản không cần thiết, tìm cách mua sắm thông minh sử dụng giảm giá, áp dụng các chính sách ưu đãi để giảm chi phí.
Tăng thu nhập: Mỗi người có thể gia tăng thu nhập của mình bằng nhiều cách như tìm việc làm thêm, đầu tư vào các hoạt động kinh doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu nếu hiểu rõ cách đầu tư.
Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính đã nêu trên để theo dõi các chi tiêu hàng ngày Các ứng dụng này sẽ giúp người sử dụng biết được mức chi tiêu hiện tại là hợp lý hay không.
Tăng cường kiến thức tài chính cá nhân: Cải thiện kiến thức tài chính cá nhân của mình bằng cách đọc sách thêm sách báo, tham gia các buổi tư vấn, các khóa học hoặc tìm hiểu thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.
Quản lý chi tiêu là vấn đề quan trọng đối với sinh viên Nhận thức rõ điều này, Nhà nước đã đưa ra các đề xuất hỗ trợ sinh viên quản lý chi tiêu cũng như chi trả các khoản học tập và sinh hoạt.
-Cung cấp học bổng và các gói hỗ trợ tài chính: Nhà nước cung cấp các suất học bổng và trợ giúp tài chính để giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trang trải chi phí trong quá trình học tập và sinh hoạt Điều này làm giảm bớt gánh nặng về tài chính của sinh viên và giúp họ tập trung hơn vào việc học, dẫn tới phần lớn sinh viên sẽ đạt được thành tích cao
-Cung cấp thông tin về nguồn tài chính: Nhà nước cũng có thể cung cấp thông tin về các nguồn tài chính khác nhau cho sinh viên, bao gồm cả các khoản vay lãi suất ưu đãi và hỗ trợ tài chính từ các tổ chức cộng đồng và ngân hàng.
Kết luận .40 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thông qua sự đóng góp của hơn 201 bạn sinh viên đến từ trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, bài báo cáo về dự án “ ” đã cho thấy được khuynh hướng chi tiêu hàng tháng, các nhân tố ảnh hưởng cũng như là cách thức mà sinh viên quản lý chi tiêu của mình đã hợp lý hay chưa.
Theo khảo sát, khoảng 21,89% sinh viên chi tiêu dưới 2 triệu đồng, 40,8% ở mức 2 - 4 triệu đồng, và 24,88% ở mức 4 - 6 triệu đồng Mặc dù vậy, mức chi tiêu từ 6 - 8 triệu đồng và trên 8 triệu đồng thực tế thấp hơn dự kiến, cho thấy một số sinh viên có mức thu nhập cao vẫn tiết kiệm và quản lý chi tiêu tốt Nhìn chung, mức tiêu dùng thực tế không chênh lệch đáng kể so với dự tính, phản ánh khả năng quản lý chi tiêu hiệu quả của sinh viên.
- Tổng kết lại, chi tiêu hằng tháng của sinh viên là một vấn đề quan trọng cần được quản lý một cách thông minh và có trách nhiệm Điều này giúp cho sinh viên không chỉ tiết kiệm được tiền mà còn phát triển được thói quen quản lý tài chính tốt và khả năng đưa ra quyết định thông minh về chi tiêu của bản thân Việc lên kế hoạch chi tiêu, tìm kiếm nguồn thu nhập thêm, sử dụng ưu đãi hay các phiếu giảm giá khi mua sắm và kiểm soát chi tiêu, … đều là những cách hiệu quả để giúp cho sinh viên đi đúng hướng và sử dụng tài chính một cách hiệu quả
- Hy vọng bài báo cáo này đã cung cấp cho sinh viên UEH nói riêng và người đọc nói chung những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích trong việc quản lý chi tiêu hằng tháng của mình.