1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những vi phạm thường gặp trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và giải pháp xử lý

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

PHẦN II: KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM2.1 Khái niệm mua bán hàng hóaTheo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, khái niệm mua bán hàng hóađược quy định như sau: “Mua

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRƯỜNG KINH DOANH UEH

PHÁP XỬ LÝ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.VIÊN THẾ GIANG NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM ĐỀ TÀI 12

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 24D1LAW51100122

Trang 2

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU……… 4

PHẦN II: KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM 4 2.1 Khái niệm mua bán hàng hóa 4

2.2 Khái niệm hợp đồng và hợp đồng mua bán hàng hóa 4

2.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa 5

2.4 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 7

PHẦN III: CHUYỂN GIAO RỦI RO VÀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 8

3.1 Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa 8

3.2 Chuyển giao quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán hàng hóa 11

PHẦN IV NHỮNG VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA : VÀ NGUYÊN NHÂN 13

4.1 Khái niệm vi phạm hợp đồng 13

4.2 Những vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa 13

4.3 Nguyên nhân dẫn đến những vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa 14 PHẦN V: VÍ DỤ VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 16

PHẦN VI: HẬU QUẢ CỦA HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 19

PHẦN VII: CÁC GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN XỬ LÍ VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN 19

PHẦN VIII KẾT LUẬN 23:

PHẦN IX: TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

PHẦN X: LỜI CẢM ƠN 24

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, thương mại ngày càng đóng vai tròquan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia Trong hoạt động thương mại, hợpđồng mua bán hàng hóa là một trong những công cụ pháp lý cơ bản và quan trọngnhất, giúp điều chỉnh các giao dịch mua bán, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia

và đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong kinh doanh Hợp đồng mua bán hàng hóakhông chỉ là nền tảng cho các giao dịch thương mại nội địa mà còn là yếu tố thiết yếutrong thương mại quốc tế, góp phần thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa giữa các quốcgia, nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển kinh tế

Ta có thể thấy hợp đồng mua bán hàng hóa đóng vai trò xương sống trong cỗ máythương mại, tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, mặt trái của nó cũng tiềm ẩnnhững rủi ro do vi phạm hợp đồng Việc hiểu rõ về các vi phạm này và tìm ra các giảipháp hữu hiệu để ngăn chặn và xử lý là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách Chính vìthế, nhóm chúng em viết tiểu luận về đề tài “Những vi phạm thường gặp trong thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa và giải pháp xử lý” nhằm trình bày những hiểu biết,kiến thức của chúng em về vấn đề này

PHẦN II: KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ ĐẶC ĐIỂM 2.1 Khái niệm mua bán hàng hóa

Theo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, khái niệm mua bán hàng hóađược quy định như sau:

“Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa

vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”

2.2 Khái niệm hợp đồng và hợp đồng mua bán hàng hóa

2.2.1 Khái niệm hợp đồng

Trang 5

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứtquyền, nghĩa vụ dân sự (Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015).

2.2.2 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Luật pháp không cung cấp về một định nghĩa cụ thể về hợp đồng mua bánnhưng về bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thểcủa hợp đồng mua bán tài sản

Theo quy định tại Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuậngiữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”Đồng thời, tại Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015 có đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng muabán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sảncho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bênbán”

Trong khi đó, khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá

là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sởhữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán chobên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.” Luật Thương mại

2005 không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng vềbản chất hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợpđồng mua bán tài sản Kết hợp định nghĩa chung về hợp đồng mua bán tài sản và kháiniệm riêng về mua bán hàng hóa, có thể rút ra kết luận sau: “Hợp đồng mua bán hànghóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyểnquyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanhtoán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”

2.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Luật Thương mại Việt Nam không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phảibao gồm nội dung bắt buộc nào

Trang 6

Nội dung của hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiệnquyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng Nội dung của hợp đồng muabán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụcủa bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hợp đồng bắt buộc phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào là tùy thuộc vào quyđịnh của pháp luật từng quốc gia Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồngmua bán có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận các nội dung quan trọngcủa hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện và phòng ngừa các tranh chấp cóthể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng

Các bên có thể tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng; tuy nhiên, ta thấy hợp đồngthường có các nội dung chính sau:

 Chủ thể hợp đồng

 Đối tượng của hợp đồng

 Giá trong hợp đồng

 Phương thức và thời hạn thanh toán trong hợp đồng

 Thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận hàng hóa

 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên

 Điều khoản ràng buộc trách nhiệm

 Thời hạn thực hiện hợp đồng

 Các trường hợp hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng

 Quy định về bảo mật thông tin trong hợp đồng

 Các trường hợp vi phạm hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt viphạm hợp đồng

 Phương thức giải quyết nếu có tranh chấp

2.4 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa

2.4.1 Đặc điểm chung

Trang 7

Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ - mỗi bên trong hợp đồng muabán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên

có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình Trong hợp đồng mua bánhàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết vớinhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bênmua phải thanh toán cho bên bán

Hợp đồng mua bán hàng hóa có tính ưng thuận (có tính đồng thuận giữa hai bên),được xem là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản,thời điểm hợp đồng có hiệu lực không phụ thuộc vào thời điểm giao hàng hóa Quátrình giao hàng chỉ là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ trong hợpđồng đã có hiệu lực

Hợp đồng mua bán hàng hóa có tính đền bù, cụ thể khi bên bán thực hiện nghĩa vụgiao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giátrị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán Trường hợp hàng hóa

có vấn đề, sự cố xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng bên bán phải bồi thường chobên mua theo quy định của hợp đồng mua bán hàng hóa

2.4.2 Đặc điểm riêng

Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu

là thương nhân Theo quy định của Luật Thương mại 2005, tại Khoản 1 Điều 6 thì

“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt độngthương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.” Ngoài ra,các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợpđồng mua bán hàng hóa Theo khoản 3 Điều 1 Luật thương mại, hoạt động của bênchủ thể không phải là thương nhân và không nằm mục đích lợi nhuận trong quan hệmua bán hàng hóa phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụngLuật thương mại

Về hình thức, theo quy định cụ thể tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồngmua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc

Trang 8

bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết Trừ một số trường hợp đối với các loại hợpđồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phảituân theo các quy định đó.

Về đối tượng, hợp đồng mua bán có đối tượng là hàng hóa Theo Luật Thương mại

2005, hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tạihoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sảnđược phép lưu thông thương mại

PHẦN III: CHUYỂN GIAO RỦI RO VÀ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU HÀNG HÓA TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

3.1 Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

3.1.1 Các khái niệm

Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa việc xuất hiện những rủi ro khi vậnchuyển hàng hóa như hàng hóa bị móp, bị ảnh hưởng bởi thời tiết, giao thông đôngđúc là không thể tránh khỏi Việc xác định rõ thời điểm chuyển giao rủi ro sẽ giúpcác bên hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của mình từ đó tránh những bất đồng khôngmong muốn Vậy chuyển giao rủi ro là gì?

Trước hết ta cần hiểu rủi ro những sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng

mà gây ra tổn thất, mất mát, hư hỏng cho hàng hóa hoặc tạo cho các bên không thựchiện đúng hợp đồng gây thiệt hại cho một hoặc các bên ký kết hợp đồng Những sự

cố gặp phải có thể là do lỗi của con người hoặc do các yếu tố ngoại cảnh như thờitiết, tai nạn bất ngờ, …

Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là việc xác định rõ liệu bênphía người bán hay phía người mua sẽ phải chịu trách nhiệm về những mất mát hoặc

hư hỏng của hàng hóa tại các thời điểm khác nhau và trong những trường hợp cụ thểnào

3.1.2 Những thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Trang 9

Những thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định

cụ thể từ Điều 57 đến Điều 61 của Luật thương mại 2005

Trường hợp 1: Điều 57 Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xácđịnh

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên muatại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyểncho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủyquyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyềngiữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá

Ví dụ: Hai công ty A và B thỏa thuận về thời điểm bên bán giao hàng cho bên mua làlúc 14 giờ ngày 20/5/2024 tại một địa điểm được xác định cụ thể Đúng 14 giờ ngày20/5/2024 bên bán đã chuẩn bị sẵn hàng để giao cho bên mua, nhưng tại thời điểm

đó, bên mua vẫn chưa tới nhận Đến 14 giờ 30 phút trời đổ mưa và một bộ phận hànghóa bị ngấm nước Trong trường hợp kể trên bên phải chịu rủi ro sẽ là bên mua vì đã

Trường hợp 3: Điều 59 Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhậnhàng để giao mà không phải là người vận chuyển

Trang 10

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giaonắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hànghóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1 Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;

2 Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.Trường hợp 4: Điều 60 Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trênđường vận chuyển

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đangtrên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển chobên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng

Ví dụ: Bên A (có trụ sở tại Việt Nam) thỏa thuận bán cho bên B (có trụ sở tại TrungQuốc) khoảng 3 tấn vải và bên A chịu trách nhiệm giao hàng đến trụ sở của B Khi xevận chuyển trái cây của bên A đang trên đường giao hàng cho bên B, tới cửa khẩuquốc tế Móng Cái của Việt Nam chuẩn bị làm thủ tục xuất khẩu thì bên A nhận đượcthông báo của bên B rằng tại Trung Quốc đang xuất hiện vùng dịch và hàng hóa làtrái cây bị cấm nhập khẩu, vì vậy bên A không thể giao hàng tới và bên B cũng khôngthể nhận hàng Lúc này bên C (trụ sở tại Việt Nam) biết tin bên A có lượng trái câykhông xuất khẩu được và có nhu cầu mua lại, bên A đồng ý và hai bên tiến hành giaokết hợp đồng Như vậy, kể từ thời điểm bên A và bên C giao kết hợp đồng, thì rủi ro

về mất mát hoặc hư hỏng đối với số vải trên được chuyển giao cho bên mua Đây làtrường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển

Trường hợp 5: Điều 61 Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khácđược quy định như sau:

1 Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật nàythì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời

Trang 11

điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng dokhông nhận hàng;

2 Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếuhàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, khôngđược thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nàokhác

3.2 Chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong hợp đồng mua bánhàng hóa có ý nghĩa đối với cả người mua, người bán Thứ nhất, khi quyền sở hữuđược chuyển, người bán không còn là chủ sở hữu của hàng hóa và người mua trởthành chủ sở hữu mới và hưởng đầy đủ các quyền của chủ sở hữu đối với hàng hóa.Thứ hai, người mua, khi trở thành chủ sở hữu của hàng hóa, sẽ phải chịu rủi ro về tàisản thuộc sở hữu của mình (theo Điều 162 Bộ luật Dân sự năm 2015)

Theo Điều 62 của Luật Thương mại năm 2005 Thời điểm chuyển quyền sở hữu hànghóa

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền

sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyểngiao

3.2.2 Các trường hợp thường gặp khi chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa

Trang 12

Trường hợp 1: Hàng hóa mua bán mà khi giao nhận dịch chuyển được về mặt cơ họcnhư quần áo, giày dép, sách, vở,… thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao chongười mua khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

Trường hợp 2: Hàng hóa mua bán không dịch chuyển cơ học khi giao nhận như nhà ở

và các tài sản khác gắn liền với đất đai, việc giao nhận hàng hóa được thực hiệnthông qua việc giao nhận chứng từ về hàng hóa như các giấy tờ về quyền sở hữu hànghóa để chứng minh tình trạng pháp lý của loại hàng hóa đó thì quyền sở hữu đượcchuyển giao cho người mua khi hoàn tất việc chuyển giao các chứng từ về hàng hóa.Trường hợp 3: Hàng hóa mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu như xemáy, ô tô, máy bay, tàu thủy,… thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển cho bên mua

kể từ thởi điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với hàng hóa đó.Trường hợp 4: Hàng hóa không dịch chuyển khi giao nhận đồng thời cũng không cóchứng từ về hàng hóa thì quyền sở hữu hàng hóa được coi là đã chuyển giao tại địađiểm và thời gian hợp đồng có hiệu lực

Trường hợp 5: Hàng hóa được mua theo phương thức mua sau khi sử dụng thử.Trong thời hạn dùng thử, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên bán Mặc dù vẫn là chủ

sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa, tuy nhiên, quyền sở hữu hàng hóa của bên bán bịhạn chế bởi lẽ bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cốhàng hóa khi bên mua chưa trả lời (Điều 452 Luật Dân sự năm 2015)

Trường hợp 6: Hàng hóa được mua theo phương thức trả chậm, trả dần thì quyền sởhữu của bên bán đối với hàng hóa đã giao được bảo lưu cho đến khi bên mua trả đủtiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 453 Luật Dân sự năm 2015)

PHẦN IV: NHỮNG VI PHẠM TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

VÀ NGUYÊN NHÂN

4.1 Khái niệm vi phạm hợp đồng

Hợp đồng, hiểu khái quát là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổihoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ Nên vi phạm hợp đồng là việc bên có nghĩa vụ

Ngày đăng: 10/08/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w