Tính ngày, giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn và ngày, giờ tại các địa điểm sau: Cho bảng số liệu sau:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: Hãy nhận xét và giải thíchchế độ nh
Trang 1UBND HUYỆN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
TRƯỜNG THCS Năm học 2023-2024
MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ
(phân môn: Địa lí)
(Thời gian làm bài 120 phút)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (3 điểm):
Một chiếc máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất đi Luân Đôn lúc 18giờ
chiều ngày 1/5/2023 Sau 12 giờ bay, máy bay hạ cánh hạ cánh xuống Luân Đôn Tính ngày, giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn và ngày, giờ tại các địa điểm sau:
Câu 2 (2 điểm):
Dựa vào kiến thức đã học em hãy trình bày vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu?
Câu 3: (6 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a Hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam
b Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?
Câu 4 (3 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: Hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta
Trang 2
*Lưu ý: Học sinh được sử dụng Át lát Địa lí
-Hết -Bài 5 (6 điểm) Cho bảng số liệu sau :
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá trị thực tế phân theo khu vực
kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010 (Đơn vị: tỉ đồng)
a.Tính cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm
2000 và năm 2010
b.Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế
ở nước ta năm 2000 và năm 2010
c Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo các khu vực kinh tế ở nước ta
Trang 3HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (3 điểm)
- Tân Sơn Nhất (múi giờ số 7); Luân Đôn (múi số 0) cách nhau 7 múi giờ
- Máy bay xuất phát ở Tân Sơn Nhất lúc 18 giờ 1/5/2023 thì giờ ở Luân Đôn
là:18 - 7 = 11 giờ
- Sau 12 giờ bay, máy bay hạ cánh ở Luân Đôn Lúc đó giờ ở Luân Đôn là:
11+12= 23 giờ ngày 1/5/2023
Giờ tương ứng ở các địa điểm là
0,25 0,25 1
1,5
Câu 2 (2 điểm): Dựa vào kiến thức đã học em hãy trình bày vấn đề bảo vệ
môi trường nước ở châu Âu?
* Các biện pháp bảo vệ môi trường nước chủ yếu:
- Tăng cường kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải hóa chất độc hại từ
sản xuất nông nghiệp
- Đảm bảo việc xử lý rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công
nghiệp trước khi thải ra môi trường
- Kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển vận tải
du lịch đánh bắt hải sản
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước
0,5 0,5 0,5
0,5
Câu 3: (6 điểm):
a Hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam.
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương gần trung tâm
khu vực Đông Nam Á Trên đất liền nước ta có chung biên giới với ba quốc gia
Trung Quốc;Lào; Campuchia và có chung Biển Đông với nhiều nước (Trung
Quốc; Phi-líp-phin; In-đô-nê-xi-a; Ma-lai-xi-a; Bru-nây; Thái Lan;
Cam-pu-chia…)
- Phần đất liền Việt Nam nằm trải dài từ khoảng vĩ độ 8°34’ B→23°23’ B
và từ khoảng kinh độ 102°10’ Đ →109°24’ Đ
- Vùng biển có diện tích khoảng 1 triệu km2 kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050’B
- Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến Bắc bán cầu; trong khu vực Châu Á gió
mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoảng
Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường Hàng Hải và hàng không quốc tế, là cầu
0,5
0,5 0,5 0,5 0,5
Trang 4nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
b Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?
a Thuận lợi:
* Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện
- Với vị trí vừa gắn liền với lục địa Á-Âu vừa tiếp giáp với Thái Bình
Dương; lại nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng
nên nước ta dễ dàng giao lưu, trao đổi hàng hoá với nhiều nước trên thế giới
Cùng với đó là hệ thống các cảng nước sâu ven biển là điều kiện hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài
- Nằm trong vùng nội chí tuyến, khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ẩm
→ phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp nhiệt đới
- Vùng biển rộng lớn, giàu có: → Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản, giao thông vận tải biển, khai thác muối, khoáng sản, du lịch….) đồng thời có ỹ nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm
- Vị trí tiếp xúc của các luồng sinh vật, trên đường di cư của các loài động, thực vật nên → Đem lại nguồn lợi sinh vật trù phú và giàu có về thành phần loài
khoáng sản có trữ lượng lớn Đó là cơ sở quan trọng để phát triển nhiều ngành
kinh tế
- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á và ở vị trí cầu nối giữa đất liền và biển -
khu vực có nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập
và giao lưu với các nước Đông Nam Á cũng như trên thế giới trong xu hướng
quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế
b Khó khăn:
- Lãnh thổ hẹp ngang, lại kéo dài tên 150 vĩ tuyến nên gây trở ngại cho giao thông (đặc biệt là giao thông Bắc-Nam)
- Chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán cháy rừng, sóng biển, ) => cần chủ động phòng tránh và ứng phó với các sự cố thiên tai
- Khu vực nhạy cảm về các vấn đề chính trị, biển Đông đã và đang diễn ra gay gắt => phải luôn chú ý bảo vệ đất nước và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc, )
1
0,5
0,5 0,5 0,5
0,5
0,5 0,5 0,5
Câu 4:
a Nhận xét:
* Qua bảng số liệu ta thấy: Giai đoạn từ (1958-2018)
- Nhiệt độ trung bình năm theo các giai đoạn của các trạm khí tượng có xu thế
tăng trên phạm vi cả nước:
0,5
Trang 5- Mức gia tăng nhiệt độ trung bình năm không đều:
+ Giai đoạn 1958-1990: Mức gia tăng chậm, không đáng kể: (Láng không tăng;
0,60 C; Tân Sơn Hoà: Tăng 1,10 C )
- Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam
b Giải thích:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng nhanh do tác động của biến đổi khí hậu gây ra
(Chủ yếu là do tác động của con người: Chặt phá rừng bừa bãi; sự gia tăng các hoạt động kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, chất thải từ sinh hoạt… vì vậy
môi trường ngày càng ô nhiễm)
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc
nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng nhiều
+ Tháng 1, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt nhất do miền Bắc
chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam
nóng quanh năm
Câu 5:
a Tính cơ cấu (%)
b Vẽ biểu đồ:
+ Dạng biểu đồ: Gồm 02 hình tròn có bán kính khác nhau (hình tròn năm
2000 nhỏ hơn hình tròn năm 2010) nếu vẽ 2 hình tròn có bán kính bằng nhau trừ 0,5 điểm; (các loại biểu đồ khác không cho điểm)
+ Yêu cầu: Chính xác, khoa học, có đầy đủ số liệu trên biểu đồ, tên biểu đồ,
chú giải…(thiếu, sai mỗi yêu cầu trừ 0,25 điểm)
c Nhận xét, giải thích
* Nhận xét: Từ năm 2000-2010: Tổng giá trị sản phẩm và tỉ trọng các ngành có
sự chuyển biến rõ rệt :
- Tổng giá trị sản phẩm tăng nhanh từ 441.646 tỉ đồng (năm 2000) lên
2.157.828 tỉ đồng (năm 2010): Tăng 1.716.182 tỉ đồng:
+ Nông nghiệp: Giá trị sản phẩm tăng 299.291 tỉ đồng; tỉ trọng giảm 5,6%
+ Công nghiệp: Giá trị sản phẩm tăng 662.684 tỉ đồng; tỉ trọng tăng 1,5%
+ Dịch vụ: Giá trị sản phẩm tăng 754.207 tỉ đồng, tỉ trọng trong cơ cấu tăng
4,1%
* Giải thích:
- Do công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đạt được nhiều thành tựu
- Do nước ta đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên tỉ trong công nghiệp, dịch vụ tăng
0,5
0,5
0,5
0,5 0,5
1,5
2,5
1
0,5 0,5