TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUÁ DÒNG ĐIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG LIVE-LINE ĐẤU NỐI CÁP NGẦM 22KV VÀO LƯỚI TRUNG ÁP NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Nhiệm vụ 1: Giới thiệu phương pháp thi công khi đường
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NGUYỄN HOÀNG TIẾN
PHÂN TÍCH QUÁ DÒNG ĐIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG LIVE-LINE ĐẤU NỐI CÁP NGẦM 22KV VÀO LƯỚI TRUNG ÁP ANALYZING OVERCURRENT GENERATED ON 22KV UNDERGROUND POWER CABLES DURING LIVE-LINE
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Nhật Nam
Cán bộ chấm nhận xét 1 :
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2 :
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày tháng
năm
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1
2
3
4
5
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN HOÀNG TIẾN MSHV: 1670835
Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1987 Nơi sinh: Vĩnh Long
Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện Mã số: 60520202
I TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUÁ DÒNG ĐIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG LIVE-LINE ĐẤU NỐI CÁP NGẦM 22KV VÀO LƯỚI TRUNG ÁP
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu phương pháp thi công khi đường dây đang mang điện (phương pháp live-line), áp dụng lưới trung thế 22KV
Nhiệm vụ 2: Dùng phần mềm EMTP mô phỏng quá trình đấu nối cáp ngầm vào lưới trung thế
Nhiệm vụ 3: Ghi nhận kết quả dòng quá độ khi thực hiện đấu nối
Nhiệm vụ 4: Tính toán dòng hồ quang không gây nguy hiểm cho người công nhân
II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 03/5/2019
III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 28/7/2019
IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN NHẬT NAM
Tp HCM, ngày tháng năm 2019 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
TRƯỞNG KHOA
Trang 4LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Nhật Nam, thầy hướng dẫn của tôi, người đã giúp tôi nghiên cứu luận văn này bằng những lời khuyên có giá trị và tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn một cách tốt nhất Do thời gian có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi kính mong các thầy cô chỉ bảo để tôi có thể hoàn thiện, tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài
Tôi xin cảm ơn anh Vũ Đức Quang – Phó giám đốc Trung tâm R&D - Công ty cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2 (PECC2) thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại công ty để sử dụng phần mềm EMTP (phần mềm
đã được công ty mua bản quyền sử dụng) mô phỏng các bài toán trong luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô trong trường Đại học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh - những người đã tận tình truyền đạt giảng dạy, giúp tôi tích lũy kiến thức, học tập nên người
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình bạn bè - những người luôn đồng hành, động viên tôi trong cuộc sống, quá trình học tập, cũng như trong thời gian thực hiện luận văn này
TP Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 08 năm 2019
Học viên
Nguyễn Hoàng Tiến
Trang 5
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chương 1: Giới thiệu phương pháp thi công liveline
Công tác sửa chữa điện nóng được thực hiện trên lưới điện có cấp điện áp từ 15 đến 22kV trên lưới điện Tổng Công ty điện lực TP HCM, trên cơ sở hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp Đây là phương pháp thi công yêu cầu người công nhân phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, không được phép sai sót trong thao tác vì thao tác thực hiện khi đường dây đang mang điện
Chương 2: Giới thiệu phần mềm EMTP
Chương trình quá độ điện từ (EMTP – Electromagnetic Transients Programme)
là một chương trình máy tính dùng cho việc mô phỏng các quá trình quá độ điện từ, điện cơ và hệ thống điều khiển trong hệ thống điện nhiều pha Chương trình EMTP được phát triển vào những năm cuối của thập kỷ 60 thế kỷ XX bởi tiến sĩ Hermann Dommel, ông đã mang chương trình này đến Bonneville Power Administration (BPA) Chương 3: Thiết lập mô phỏng đường dây bằng phần mềm EMTP
Tuyến dây An Dương Vương thuộc địa bàn Công ty Điện lực Tân Phú quản lý Với thông số như sau:
Dây cáp ngầm từ trạm ra: chiều dài130m
Đường dây trên không: chiều dài 430 m
Đường dây cáp ngầm đấu nối: chiều dài 120m
Máy biến áp 630 KVA
Chương 4: Chạy mô phỏng- Kết quả
Thông qua kết quả tính toán, đối chiếu với thực tế thi công ngoài hiện trường nhận thấy khi thay đổi chiều dài cáp ngầm đấu nối, dòng quá độ có thay đổi nhưng dòng hồ quang phát sinh nhỏ không gây nguy hiểm cho người công nhân khi thi công bằng phương pháp liveline trong điều kiện được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động
Kết luận
Luận văn trên đã trình bày chi tiết cách phân tích và nhập các thông số cho các phần tử hệ thống điện trên phần mềm EMTP như nguồn, đường dây, máy biến áp…
Mô hình hóa thành công tuyến dây truyền tải trong khu vực nghiên cứu
Mô phỏng thành công quá trình thao tác đấu nối cáp ngầm vào đường dây đang mang điện
Trang 6 Xác định được dòng hồ quang tại điểm đấu nối
→ Sự hợp lý giữa kết quả lý thuyết và thực tế thi công ngoài hiện trường giúp cho kết quả mô phỏng đáng tin cậy trong việc xây dựng và khảo sát quá trình đấu nối liveline trên phần mềm EMTP
* Hướng phát triển của luận văn:
Hướng phát triển của luận văn là sử dụng phần mềm EMTP mô phỏng các dạng bài toán quá độ khác của hệ thống điện như bảo vệ chống sét, sa thải phụ tải, đóng cắt
tụ bù, v.v… Xây dựng và phát triển với quy mô lớn hớn từ lưới điện trung thế, cũng như
mô phỏng quá trình đấu nối liveline đến cấp 110kV, 220kV, 500kV của Việt Nam
Trang 7SUMMARY Chapter 1: Introducing the live-line installation method
Repairing on the line that the electricity still on is carried out with the voltage level from 15 to 22kV on the power grids of Ho Chi Minh City Power Corporation, based on two direct and indirect methods This installation method requires workers have to keep to the safety regulations absolutely, fully equipped with labor protection, and are not allowed to make mistakes during the installation because the installation is performed when the electricity is still on
Chapter 2: Introducing the EMTP software
The Electromagnetic Transients Program (EMTP) is a computer program which
is used to imitate the electromagnetic, electromechanical and the control system in multi-phase electrical system The EMTP program was developed in the late 60s of the twentieth century by Dr Hermann Dommel, who brought this program to Bonneville Power Administration (BPA)
Chapter 3: Set up the line imitation using the EMTP software
The An Duong Vuong line is managed by Tan Phu Power Company With the following parameters:
Underground cable from the station: length 130 metres
Air line: length 430 metres
Underground power cables: length 120 metres
Transformer 630 KVA
Chapter 4: Running the imitation - Results
Through the calculation results, compared with the actual installation site found that when we change the length of the underground power cables, the transient current has changed but the small arcing current is not dangerous to the workers when they use the live-line method with fully equipped with labor protection
* Conclusions
This research has presented how to analyze and how to put in the parameters for the electrical system elements on the EMTP software such as power sources, lines, transformers, etc
Trang 8 Successfully modeling the transmission lines in the study zone
Successfully in imitating the process of installing underground power cables into live lines
Identifing the arc current at the connection point
→ The logical between the theoretical results and the actual installation site show that the results of this research is reliable in building anh investigating the live-line installation process on the EMTP software
* Developments of the research:
This research can be developed in using the EMTP software to imitate other types of transitional problems of the electrical system such as lightning protection, dimissing the additional charge, capacitor switching, etc Building and developing with larger size of medium voltage grids, as well as imitating the process of live-line installation to 110kV, 220kV, 500kV on Vietnam power grids
Trang 9LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, những vấn đề được trình bày trong luận văn này là những nghiên cứu riêng cá nhân tôi, có tham khảo một số tài liệu và bài báo của tác giả trong
và ngoài nước đã được xuất bản Số liệu đưa ra trong luận văn dựa trên kết quả tính toán trung thực của tôi, không sao chép của ai hay số liệu đã được công bố Nếu sai với lời cam đoan trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Học viên
Nguyễn Hoàng Tiến
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Nguồn gốc của quá độ và phạm vi tần số liên quan (các giá trị phổ biến nhất) Bảng 1.2 Phân loại dải tần số
Bảng 3.1 Thông số đường dây
Bảng 3.2 Đường kính ngoài của ruột dẫn điện
Bảng 3.3 Điện trở một chiều của dây dẫn ở nhiệt độ 20C
Bảng 3.4 Đặc tính kỹ thuật của dây dẫn
Bảng 4.1 Kết quả chạy mô phỏng khi thay đổi chiều dài cáp ngầm
Bảng 4.2 Bảng thông số tính toán khi đấu nối pha A cáp ngầm 22kV vào lưới
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Xe gàu cách điện thi công liveline
Hình 3.2 Cấu trúc dạng ống của cáp ngầm
Hình 3.3 Sơ đồ mô phỏng tuyến dây bằng EMTP
Hình 3.4 Module V with Impedance
Hình 3.5 Thông số nhập của nguồn
Hình 3.6 Module đường dây CP-m phase
Hình 3.7 Thông số nhập của đường dây cáp ngầm trên không
Hình 3.8 Thông số nhập của đường dây trên không
Hình 3.9 Thông số nhập của đường dây cáp ngầm đấu nối
Hình 3.10 Thông số nhập cable data
Hình 3.11 Thông số nhập line data
Hình 3.12 Thông số nhập của MBA
Hình 4.1 Điện áp 3 pha tại thời điểm mô phỏng
Hình 4.2 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_tại thời điểm 0ms
Hình 4.3 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 1ms
Hình 4.4 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 2ms
Hình 4.5 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 3ms
Hình 4.6 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 4ms
Hình 4.7 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 5ms
Hình 4.8 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 6ms
Hình 4.9 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 7ms
Hình 4.10 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 8ms
Hình 4.11 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 9ms
Hình 4.12 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 10ms
Hình 4.13 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 11ms
Hình 4.14 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 12ms
Hình 4.15 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 13ms
Hình 4.16 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 14ms
Hình 4.17 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 15ms
Trang 12Hình 4.18 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 16ms
Hình 4.19 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 17ms
Hình 4.20 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 18ms
Hình 4.21 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 19ms
Hình 4.22 Mô phỏng dòng quá độ tại thời điểm 1ms khi thay chiều dài cáp lên 1000m Hình 4.23 Mô phỏng dòng quá độ tại thời điểm 2ms khi thay chiều dài cáp lên 1000m Hình 4.24 Mô phỏng dòng quá độ tại thời điểm 10ms khi thay chiều dài cáp lên 1000m Hình 4.25 Mô phỏng dòng quá độ tại thời điểm 1ms khi thay chiều dài cáp lên 2000m Hình 4.26 Mô phỏng dòng quá độ tại thời điểm 2ms khi thay chiều dài cáp lên 2000m Hình 4.27 Mô phỏng dòng quá độ tại thời điểm 10ms khi thay chiều dài cáp lên 2000m
Trang 13MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ iv
LỜI CAM ĐOAN viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ x
MỤC LỤC xii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG LIVELINE 2
1.1 Phạm vi sửa chữa 2
1.2 Phương pháp thi công 2
1.2.1 Phương pháp trực tiếp 2
1.2.2 Phương pháp gián tiếp 2
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM EMTP 3
2.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của phần mềm EMTP 3
2.2 Các chế độ mô phỏng 4
2.2.1 Mô phỏng trạng thái ổn định 4
2.2.2 Mô phỏng trạng thái quá độ 4
2.3 Cấu trúc file mô phỏng EMTP 6
2.4 Thư viện các công cụ 7
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MÔ PHỎNG ĐƯỜNG DÂY BẰNG PHẦN MỀM EMTP 9
3.1 Phần tử sử dụng trong mô hình mô phỏng 9
3.1.1 Nguồn 9
3.1.2 Đường dây 9
3.1.2.1 Đường dây trên không 9
3.1.2.2 Đường dây cáp ngầm 11
3.1.3 Máy biến áp 13
3.2 Thiết lập sơ đồ mô phỏng 13
3.3 Khai báo thông số trên EMTP 14
3.3.1 Nguồn 14
3.3.2 Đường dây 15
3.3.2.1 Thông số cáp ngầm từ trạm ra dài 130m 16
3.3.2.2 Thông số đường dây nhôm trên không có chiều dài 430 m 16
Trang 143.3.2.3 Thông số cáp ngầm cần đấu nối có chiều dài 120m 17
3.3.2.4 Thông số cable data 17
3.3.2.5 Thông số line data 18
3.3.3 Máy biến áp 19
CHƯƠNG 4: CHẠY MÔ PHỎNG - KẾT QUẢ 20
4.1 Chạy mô phỏng 20
4.2 Kết quả mô phỏng 20
4.3 Nhận xét 27
4.3.1 Dòng quá độ thay đổi khi thay chiều dài cáp ngầm 27
4.3.1.1 Khi thay chiều dài cáp ngầm đấu nối từ 120m lên 1000m 27
4.3.1.2 Khi thay chiều dài cáp ngầm đấu nối lên 2000m 29
4.3.2 Dòng hồ quang trong hệ thống điện trung thế 30
4.3.2.1 Tính toán dòng hồ quang 30
4.3.2.2 Tính toán năng lượng sinh ra khi xuất hiện hồ quang 30
4.3.2.3 Tính toán khoảng cách an toàn cho người đấu nối cáp ngầm 31
4.3.2.4 Áp suất sinh ra bởi dòng hồ quang 31
KẾT LUẬN 33
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG PHA B, C 34
PHỤ LỤC 2: CÁC KẾT CẤU LƯỚI ĐIỆN CƠ BẢN TRÊN LƯỚI ĐIỆN TP.HCM 48
PHỤ LỤC 3: QUY ĐỊNH KHI THỰC HIỆN CÔNG TÁC SỬA CHỮA ĐƯỜNG DÂY ĐANG CÓ ĐIỆN TỚI CẤP 35 KV 53
PHỤ LỤC 4: MÔ TẢ DỮ LIỆU MÔ PHỎNG 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
LÝ LỊCH KHOA HỌC 71
Trang 15MỞ ĐẦU Ngày nay tình hình kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ không ngừng tăng cao; bên cạnh đó đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng ngày càng được nâng cao cả về chất và lượng Nhận thức được điều này, EVNHCMC đề ra mục tiêu cụ thể cho giai đoạn từ đây đến năm 2020 “Đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, ổn định, chất lượng dịch vụ ngày càng cao, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của thành phố; nâng cao năng lực quản trị, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, xây dựng Tổng Công ty phát triển ngang tầm các Công ty Điện lực của các nước tiên tiến trong khu vực”
Chính vì vậy, cung cấp điện liên tục, ổn định là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó
có giải pháp thi công sửa chữa lưới điện khi đường dây đang mang điện (thi công liveline) nhằm giảm thiểu tối đa thời gian mất điện của khách hàng Tuy nhiên, trong thực tế công tác, một vấn đề phát sinh đó là dòng hồ quang khi đấu nối cáp ngầm vào lưới điện 22KV, điều này tiềm ẩn rủi ro cho người công nhân liveline khi thi công
Vì vậy, trong luận văn này, tôi nghiên cứu, phân tích, tính toán đảm bảo phương pháp đấu nối cáp ngầm vào lưới điện khi đường dây đang mang điện an toàn, đảm bảo tiến độ thi công thông qua việc “PHÂN TÍCH QUÁ ĐỘ DÒNG ĐIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG LIVE-LINE ĐẤU NỐI CÁP NGẦM 22KV VÀO LƯỚI TRUNG ÁP”
Nội dung luận văn gồm các phần:
Chương 1: Giới thiệu phương pháp thi công liveline
Chương 2: Giới thiệu phần mềm EMTP
Chương 3: Thiết lập mô phỏng đường dây bằng phần mềm EMTP
Chương 4: Chạy mô phỏng- Kết quả
Kết luận
Trang 16CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG LIVELINE 1.1 Phạm vi sửa chữa
Công tác sửa chữa điện nóng được thực hiện trên lưới điện có cấp điện áp từ 15 đến 22kV trên lưới điện Tổng Công ty điện lực TP HCM, trên cơ sở hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp Đây là phương pháp thi công yêu cầu người công nhân phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, không được phép sai sót trong thao tác
1.2 Phương pháp thi công
1.2.1 Phương pháp trực tiếp
Đây là phương pháp sử dụng găng tay cách điện Trong phương pháp này, người công nhân sẽ thực hiện thao tác trực tiếp trên các vật mang điện qua xe gàu cách điện hay bệ đỡ cách điện (platform), bằng cách sử dụng các găng tay cách điện phù hợp 1.2.2 Phương pháp gián tiếp
Đây là phương pháp chủ yếu sử dụng các sào cách điện Trong phương pháp này, người công nhân sẽ thực hiện các thao tác sửa chữa qua các sào chuyên dùng, đồng thời phải luôn duy trì một khoảng cách nhất định với các phần mang điện
Hình 1.1 Xe gàu cách điện thi công liveline
Trang 17CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM EMTP 2.1 Sơ lược về lịch sử phát triển của phần mềm EMTP
Chương trình quá độ điện từ (EMTP- Electromagnetic Transients Programme) là một chương trình máy tính dùng cho việc mô phỏng các quá trình quá độ điện từ, điện
cơ và hệ thống điều khiển trong hệ thống điện nhiều pha Chương trình EMTP được phát triển vào những năm cuối của thập kỷ 60 thế kỷ XX bởi tiến sĩ Hermann Dommel, ông đã mang chương trình này đến Bonneville Power Administration (BPA)
Vào năm 1973 khi giáo sư Dommel rời khỏi BPA để chuyển đến đại học British Columbia (UBC), hai phiên bản của chương trình đã được định hình: Phiên bản tương đối nhỏ UBC được sử dụng chủ yếu để phát triển các mô hình; và phiên bản BPA, mở rộng nhằm hướng tới các yêu cầu của các kỹ sư điện Phiên bản BPA của chương trình EMTP được phát triển nhờ những nỗ lực cộng tác của tiến sĩ Scott Meyer và tiến sĩ Tsu-huei Liu của BPA, cũng như sự đóng góp của hàng loạt các Công ty Điện lực và các Trường đại học Bắc Mỹ
Những năm 1980, EMTP đã trở thành mốt trong lĩnh vực điện năng Nó phát triển mạnh mẽ từ 70000 đến 80000 cách tập hợp các qui tắc so với lúc nguyên thuỷ là 5000, nhưng lại có xu hướng phân mảng nhỏ
Nhằm hợp lý hóa sự phát triển của chương trình và thu hút sự tài trợ từ các Công
ty Điện lực, nhóm phối hợp phát triển chương trình EMTP (DCG) đã được thành lập vào năm 1982 và được thương mại hóa đầu tiên vào năm 1984 Những thành viên ban đầu của DCG bao gồm BPA, Văn phòng khiếu nại Mỹ, Hiệp hội Điện lực miền Tây (WAPA), Hiệp hội Điện lực Canada (CEA), Ontario Hydro, và Hydro Quebec
Nhiệm vụ chính của DCG là phát triển những vấn đề kỹ thuật mới Kết quả của những nỗ lực này, một chuỗi những sổ tay hướng dẫn và báo cáo được ấn bản trong khoảng thời gian từ 1985 đến 1986 Và với các tài liệu đó, tập hợp các qui tắc nâng cao của chương trình đã được kiểm chứng và dẫn chứng bằng văn bản một cách rộng rãi Chương trình đã thu hút nhiều sự chú ý và được sử dụng rộng rãi bởi các kỹ sư tại
Mỹ và các nơi khác Phiên bản 2.0 của EMTP đã được ấn bản vào năm 1989 với cùng một kiểu với phiên bản trước Theo đó, chương trình đã được làm phong phú hơn theo thời gian bởi những người sử dụng
Trang 18Phiên bản 3.0 của EMTP đã được DCG phát hành vào năm 1996 (EMTP96) EMTP96 đại diện cho phiên bản cuối cùng của EMTP dựa trên bản mã gốc BPA Ngoài những phiên bản của EMTP được đề cập ở trên, còn có các chương trình phân tích quá độ khác cho các mạch điện, đáng chú ý đến là các trường hợp:
NETOMAC (Siemens, sản phẩm thương mại)
Morgat và Arene (Eletricite của Pháp, sản phẩm thương mại)
PSIM (sản phẩm thương mại, lĩnh vực nghiên cứu điện tử công suất)
SABER (sản phẩm thương mại, lĩnh vực nghiên cứu điện tử công suất)
Spice, PSPICE (sản phẩm thương mại, đối với các mạch điện tử, thỉnh thoảng được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu điện tử công suất)
2.2 Các chế độ mô phỏng
2.2.1 Mô phỏng trạng thái ổn định
Như tên gọi cho nó, trạng thái ổn định là trạng thái hoạt động bình thường của một
hệ thống điện Trong phân tích hệ thống điện, việc tính toán trạng thái ổn định thường được làm trong các "miền tần số" bằng cách sử dụng phân tích phasor Nói cách khác, thay vì sử dụng miền thời gian của một điện áp như dạng V= Vo cos(Ꞷt+Ψ) trong miền tần số nó trở thành Vrms< Ψvới tần sốgóc Ꞷ là 50 hoặc 60 Hz
Phân tích Phasor đơn giản hoá đáng kể những tính toán trong hệ thống điện, nó là
cơ sở của hầu hết các chương trình phân tích dòng tải và ngắn mạch.EMTP sử dụng những tính toán ở trạng thái ổn định trong miền tần số để khởi tạo mạng tính toán chuẩn
bị cho một mô phỏng quá độ (chứ không phải là bắt đầu mô phỏng quá độ từ các điều kiện không ban đầu)
2.2.2 Mô phỏng trạng thái quá độ
Mô phỏng các hiện tượng quá độ của là mục đích chính của EMTP Như những định nghĩa trước đó, một hiện tượng quá độ có thể được xác định là những gì xảy ra giữa hai trạng thái ổn định Ví dụ như trước và sau khi sự cố pha chạm đất
Những mô phỏng của một hiện tượng quá độ gắn liền với tần số của điện áp và dòng điện trong hiện tượng cần xét Bảng dưới đây cho biết các dải tần số phổ biến của các hiện tượng quá độ
Trang 19Bảng 1.1:Nguồn gốc của quá độ và phạm vi tần số liên quan (các giá trị phổ biến nhất)
Quá điện áp phục hồi (sự cố đầu cực) 50/60Hz–20kHz
Quá điện áp phục hồi (sự cố dây ngắn) 50/60Hz–100kHz
Phóng điện lại của sự cố ngắn mạch 10kHz–1MHz
Quá điện áp sét, sự cố trạm 10kHz–3MHz
Dao cách ly và sự cố trong GIS 100kHz–50MHz
Trong một mô phỏng EMTP, phạm vi tần số của một mô phỏng quá độ là rất quan trọng vì một vài lý do:
Các mô phỏng EMTP được rời rạc hóa theo bước thời gian Kích cỡ của bước thời gian đặt ra một giới hạn lý thuyết trong việc giải quyết các mô phỏng quá độ Giới hạn lý thuyết này là tần số Nyquist fN = 1/2 Δt Trong thực tế, thời gian bước phải nhỏ
vì EMTP sử dụng công thức tích phân hình thang để giải những phương trình vi tích phân mô tả hệ thống Công thức tích phân hình thang chỉ có thề đưa ra lời giải xấp xỉ,
và bước thời gian càng nhỏ thì lời giải càng chính xác Bước thời gian nhỏ hơn tần số Nyquist khoảng 5 lần là có thể đưa ra lời giải chấp nhận được Vì vậy, như là một nguyên tắc nhỏ, bước thời gian của một mô phỏng sẽ được chọn để cho Δt nhỏ hơn 1/10fmax
Các chi tiết của hệ thống cần phải được mô hình hóa phụ thuộc vào tần số lớn nhất của các hiện tượng được mô phỏng Ví dụ, trong mô phỏng hiện tượng sét, cần thiết phải mô hình mỗi khoảng vượt và mỗi cột trụ của một đường dây truyền tải chi
Trang 20tiết, trong khi trong một mô phỏng dây cấp điện chi tiết như vậy là không cần thiết Như là một nguyên tắc nhỏ, khi khảo sát ở các tần số cao hơn thì số lượng chi tiết càng lớn hơn
Kích cỡ của hệ thống được mô hình hóa cũng phụ thuộc vào tần số lớn nhất của hiện tượng quá độ đang được nghiên cứu Ví dụ, mặc dù trong một mô phỏng sét
là cần thiết phải mô hình mỗi khoảng vượt và mỗi cột trụ của một đường dây truyền tải chi tiết tuy nhiên chỉ một vài trong những khoảng vượt cần phải mô hình để thay cho tất cả
Bảng 1.2 Phân loại dải tần số
Nhóm Dải tần số biểu diễn Dạng mô phỏng Biểu diễn chủ yếu cho
I 0.1Hz–3kHz Dao động tần số thấp Quá điện áp tạm thời
II 50/60Hz–20kHz Đầu sóng chậm Quá điện áp đóng cắt III 10kHz–3MHz Đầu sóng nhanh Quá điện áp sét
IV 100kHz–50MHz Đầu sóng rất nhanh Quá điện áp phóng điện 2.3 Cấu trúc file mô phỏng EMTP
Một mô phỏng EMTP có một số tập tin đầu vào và đầu ra liên kết với nó
EMTPWorks có 3 lớp thiết kế Thấp nhất là một framework cho các giao diện
mã thực Một lớp thứ hai sẽ được thêm vào để hỗ trợ cho các phương thức soạn thảo Thứ ba là lớp dành người sử dụng hoặc người phát triển truy cập vào các lớp Nó cung cấp một tập hợp số lượng lớn các soạn thảo dành cho các thay đổi và/hoặc cập nhật hầu như bất cứ điều gì xuất hiện trên thiết kế có sẵn Các ngôn ngữ soạn thảo là Javascript được thêm vào phương thức giao tiếp với các lớp framework
Tất cả các công cụ trong EMTP được xây dựng cho nhập liệu và xử lý các biểu tượng Các biểu tượng có thể được cập nhật thông qua trình soạn thảo
Dữ liệu của các công cụ được thu thập dựa trên DHTML Dạng dữ liệu mạnh này được tạo ra bằng cách sử dụng mã JavaScript, DHTML và ActiveX Dữ liệu của các công cụ có thể lưu trữ ở bất kỳ nơi nào trên web
Người dùng có thể tạo riêng ra những công cụ của chính họ bên ngoài chương trình với đầy đủ phương thức xử lý dữ liệu
Ngoài các thiết bị đã được soạn thảo, EMTPWorks cung cấp đầy đủ các thiết
kế soạn thảo Trình soạn thảo được sử dụng để tìm kiếm các công cụ hoặc để tải về và
Trang 21sửa đổi dữ liệu cho một số lượng lớn các công cụ sử dụng một vài dòng soạn thảo Trình soạn thảo cũng có thể được áp dụng cho các tín hiệu
Trình soạn thảo cũng được dùng để tạo ra các Netlist tĩnh cho EMTP-RV
EMTPWorks cung cấp các tuỳ chọn riêng và có thể dễ dàng chuyển đổi và được sử dụng cho các ứng dụng khác trong phân tích hệ thống điện
2.4 Thư viện các công cụ
Các công cụ được tìm thấy trong các thư viện EMTPWorks sẽ được cập nhật liên tục Các phiên bản thương mại đầu tiên của EMTP-RV sẽ chứa các thư viện:
Công cụ Pseudo: tất cả các công cụ liên kết tín hiệu được xây dựng
Nhánh RLC:
Các công cụ để xây dựng: RLC một hoặc ba pha, mô hình PI một/ba hoặc nhiều pha, mô hình PL kép một/ba hoặc nhiều pha, và nhánh FDB nhiều pha
Các công cụ đóng gói: tải RLC ba pha (PQ)
Điều khiển: được xây dựng điều khiển toàn bộ hệ thống
Công cụ điều khiển của TACS: bổ sung thêm gói các công cụ cũ TACS (loại
Flip-flops: gói các công cụ flip-flops
HVDC: gói công cụ điều khiển các chức năng cơ bản HVDC
Dây: Các công cụ để xây dựng: dữ liệu dây, dữ liệu cáp, Corona, mô hình dây
CP một/ba hoặc nhiều pha, mô hình dây FD nhiều pha, mô hình cáp FDQ nhiều pha và
mô hình dây băng rộng nhiều pha
Máy điện: Các công cụ để xây dựng: mô hình máy điện 3 pha nhiều khối đồng
Trang 22 Công cụ phi tuyến: Các công cụ để xây dựng: mô hình điện trở phi tuyến xác định bằng đặc tuyến điện áp phụ thuộc, mô hình điện trở phi tuyến điều khiển, mô hình điện trở phi tuyến đặc tuyến bậc thang thay đổi theo thời gian, mô hình điện cảm phi tuyến và các chức năng tính toán các dữ liệu tương ứng, cuộn kháng Hysteretic và lắp đặt tương ứng, mô hình chống sét van SiC, mô hình chống sét van ZnO và các hàm tính toán dữ liệu tương tứng, các mô hình phóng điện hồ quang ngắn mạch khác nhau
Option: các tùy chỉnh mô phỏng, công cụ chuyển đổi dữ liệu và dịch các file EMTP-V3 cũ, công cụ thống kê
Phasors: Các thao tác chức năng phasor (cộng, trừ, quay, kết hợp, v.v…)
Nguồn: Các công cụ để xây dựng: Nguồn áp và dòng xoay chiều một/ba pha, nguồn áp và dòng điều khiển, nguồn áp và dòng 1 chiều, nguồn đặc tuyến áp và dòng, nguồn áp và dòng sét, nguồn dòng CIGRE lightraq
Khóa đóng cắt: Các công cụ để xây dựng: khóa lý tưởng, khóa điều khiển, mô hình khe hở không khí, mô hình khe hở điều khiển, khóa thống kê/hệ thống, diode lý tưởng và các khóa công suất
Biểu tượng: thư viện các ký hiệu xây dựng cho các thiết kế đơn giản hoặc cho các mạch con được tạo ra
Công cụ chuyển đổi: các gói điều khiển cho các hàm chuyển đổi cổ điển, chẳng hạn như từ ba pha qua dq0, v.v…
Máy biến áp:
Các công cụ để xây dựng: mô hình máy biến áp lý tưởng đơn/nhiều pha 2 cuộn dây, BCTRAN - TOPMAG - TRELEG - mô-đun dữ liệu tính toán máy biến áp, mô-đun dữ liệu tính toán dòng xoáy và FDBFIT cho tính toán các mô hình máy biến áp tần số cao
Các công cụ đóng gói: mô hình máy biến áp đơn pha không lý tưởng, các mô hình máy biến áp ba pha hai và ba cuộn dây và ba pha nối đất ZigZag
Trang 23CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MÔ PHỎNG ĐƯỜNG DÂY BẰNG PHẦN MỀM EMTP
3.1 Phần tử sử dụng trong mô hình mô phỏng
3.1.1 Nguồn
Nguồn được mô phỏng trong luận văn này là một dạng nguồn điện tĩnh.Thông số nguồn điện:
Dạng nguồn: nguồn điện áp
f: là tần số nguồn điện đo bằng (Hz)
Trong hệ thống mạng lưới được mô phỏng ta dùng module nguồn có gắn kèm với trở kháng để mô tả nguồn nhìn về phía hệ thống tại nút điện áp được gắn
Trong module này ta nhập các giá trị thông số cơ bản như giá trị điện áp, góc lệch pha, tần số và giá trị trở kháng Thevenin nhìn về phía hệ thống
3.1.2 Đường dây
3.1.2.1 Đường dây trên không
Xét về bài toán quá độ khi xảy ra ngắn mạch ở tần số công nghiệp 50Hz, cho nên việc lựa chọn đường dây phụ thuộc tần số (Frequency Depent) là không cần thiết và làm cho việc tính toán mô phỏng trở nên phức tạp và tốc độ xử lý của máy tính trở nên chậm chạp Thay vào đó ta sử dụng mô hình đường dây tham số hằng (Constant Parameter)
để mô phỏng hệ thống đường dây truyền tải
Dây nhôm lõi thép bọc 24 kV dùng cho đường dây tải điện trên không
TCVN 5064 -1994: Dây trần dùng cho đường dây tải điện trên không
TCVN 5935: Cáp điện lực cách điện bằng điện môi rắn có điện áp danh định từ 1kV đến 30kV
Bảng 2.1 Thông số đường dây
Đường kính danh định của sợi [mm]
Số lớp xoắn
Số sợi
Đường kính danh định của sợi [mm]
Số lớp xoắn
Ruột dẫn điện của dây nhôm lõi thép gồm nhiều sợi dây nhôm tròn xoắn tròn quanh lõi là các sợi dây thép tròn, mạ kẽm
Trang 24Dây dẫn phải có bề mặt đồng đều, các sợi bện không chồng chéo, xoắn gãy hay đứt đoạn cũng như các khuyết tật khác có hại cho quá trình sử dụng Tại các đầu cuối của dây bện nhiều sợi phải có đai chống bung xoắn
Các lớp xoắn kế tiếp nhau phải ngược chiều nhau và lớp xoắn ngoài cùng theo chiều phải Các lớp xoắn phải chặt
Bội số bước xoắn của các lớp xoắn: tuân theo TCVN 5064-1994
Các sợi thép của dây nhôm lõi thép phải được mạ kẽm chống gỉ
Trên mỗi sợi bất kỳ của lớp sợi ngoài cùng không được có quá 5 mối nối trên suốt chiều dài chế tạo Khoảng cách giữa các mối nối trên các sợi dây khác nhau cũng như trên cùng 1 sợi không được nhỏ hơn 15m Mối nối phải được hàn bằng phương pháp hàn chảy Không cho phép có mối nối trên lõi thép một sợi
Bảng 3.2 Đường kính ngoài của ruột dẫn điện
Mặt cắt danh định Nhôm[mm²]/Thép[mm²]
Đường kính ngoài [mm]
Bảng 3.3 Điện trở một chiều của dây dẫn ở nhiệt độ 20C theo bảng sau
Mặt cắt danh định Nhôm[mm²]/Thép[mm²]
F-tiết diện dây dẫn [mm2]
Điện trở thay đổi theo nhiệt độ, khi nhiệt độ môi trường khác 20°C thì điện trở có giá trị:
Rt=Ro[1+ αt(t-20)] [Ω/km)
Trong đó:
Trang 25α-hệ số nhiệt của điện trở
R0-điện trở ở nhiệt độ tiêu chuẩn.[Ω]
t-nhiệt độ môi trường [°C]
Sự thay đổi điện trở được tính tới khi ngắn mạch trong lưới hạ áp Sự phân bố của dòng điện xoay chiều trong dây dẫn không đều nhau do có hiệu ứng bề mặt, mật độ dòng điện bị đẩy ra phía ngoài dây dẫn Do đó điện trở đối với dòng điện xoay chiều lớn hơn so với dòng điện một chiều Tuy nhiên ở tần số f=50Hz và với dây dẫn kim loài màu tiết diện không lớn, sự khác biệt nhau đó không đáng kể (cỡ 1%) Do đó có thể lấy điện trở một chiều để tính toán lưới điện Nhưng khi tiết diện dây rất lớn (cỡ 570mm2) thì phải tính đến hiệu ứng bề mặt
3.1.2.2 Đường dây cáp ngầm
Cáp ngầm 22kV- 3 lõi loại chống thấm nước có màn chắn băng đồng, mã hiệu: CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC-W, nhà sản xuất Thịnh Phát
Bảng 3.4 Đặc tính kỹ thuật của dây dẫn:
1 Tiêu chuẩn chế tạo: Tiêu chuẩn IEC 60502-2 hoặc tương đương
2 Điện trở 1 chiều ở 200C, Ω/km 0,0754
3 Đường kính ruột dẫn mm 18,5
4 Chiều dày cách điện trung bình mm 5,7
5 Chiều dày băng đồng làm màn chắn kim loại mm 0,16
6 Chiều rộng băng đồng làm màn chắn kim loại mm 35
7 Chiều dày nhỏ nhất của lớp vỏ bọc phân cách mm 1,96
8 Chiều dài băng quấn làm áo giáp mm 0,84
9 Chiều dày nhỏ nhất của vỏ bọc, mm 3,78
10 Đường kính ngoài mm 94
11 Chiều dài cáp m 120
Trang 26Hình 3.1 Mặt cắt cáp ngầm 3x240mm2
1 Ruột dẫn: Bằng đồng mềm chống thấm nước (cấp 2, nén chặt)
2 Màn chắn ruột dẫn: Chất bán dẫn
3 Cách điện: XLPE
4 Màn chắn cách điện: Chất bán dẫn và băng bán dẫn chống thấm nước
5 Màn chắn kim loại: Sợi đồng và Băng đồng (bề dày ≥ 0.1mm)
6 Chất độn, băng quấn: PP, PET
Trang 273.1.3 Máy biến áp
Dữ liệu đầu vào của module này gồm:
Nominal power: công suất định mức máy biến áp
Nominal frequency: tần số định mức máy biến áp
Winding 1 voltage: điện áp phía sơ cấp
Winding 2 voltage: điện áp phía thứ cấp
Winding R: điện trở cuộn dây
Winding X: cảm kháng cuộn dây
Winding impedance on winding 1: tỉ số quy đổi trở kháng về phía sơ cấp Máy biến áp công suất 630 kVA với thông số máy biến áp theo hãng sản xuất ta có thông số sau:
Tổ đấu dây: Dyn 11
Dòng điện: 16,5/909,3
Công suất S= 0.63 MVA
Điện áp ngắn mạch UN%= 5%
Điện trở máy biến áp:
dm)/S2 dm
3.2 Thiết lập sơ đồ mô phỏng
Tuyến dây An Dương Vương thuộc địa bàn Công ty Điện lực Tân Phú quản lý Với thông số như sau:
Dây cáp ngầm 3x240 từ trạm ra có chiều dài 130m
Đường dây trên không, dây nhôm lõi thép bọc 24 kV có chiều dài 430 m
Đường dây cáp ngầm x240 đấu nối có chiều dài 120m
Trang 28 Máy biến áp 630 kVA, nhãn hiệu: Đông Anh
Các thông số khai báo trong khi nhập vào chương trình được lấy từ cataloge của nhà sản xuất
Sơ đồ tuyến dây sau khi được mô phỏng có dạng:
Hình 3.3 Sơ đồ mô phỏng tuyến dây An Dương Vương
3.3 Khai báo thông số trên EMTP
3.3.1 Nguồn
Ta chọn nguồn có gắn kèm với trở kháng để mô tả nguồn nhìn về phía thanh cái tại nút điện áp được gắn
Hình 3.4: Module V with Impedance
Trong Module V with Impedance thì ta cần nhập các thông số cơ bản như sau: Điện
áp, tần số, góc pha và trở kháng nguồn
Pha A có góc pha bằng 0 độ nếu A1 = 0 và 0 giây nếu A1 > 0
Pha B có góc pha bằng -120 độ nếu A1 = 0 hoặc -1/3.f giây nếu A1 > 0
Pha C có góc pha bằng 120 độ nếu A1 = 0 hoặc 1/3.f giây nếu A1 > 0
Tstart: là thời điểm tại đó nguồn bắt đầu hoạt động Bất kỳ thời điểm nào trước thời điểm “Tstart” thì giá trị của nguồn điện đều bằng không
Tstop: là thời điểm tại đó nguồn ngừng hoạt động Bất kỳ thời điểm nào sau thời điểm “Tstop” thì giá trị của nguồn điện đều bằng không
Trang 29Hình 3.5 Thông số nhập của nguồn
3.3.2 Đường dây
Xét về bài toán quá độ khi xảy ra ngắn mạch ở tần số công nghiệp 50Hz, cho nên việc lựa chọn đường dây phụ thuộc tần số (Frequency Depent) là không cần thiết và làm cho việc tính toán mô phỏng trở nên phức tạp và tốc độ xử lý của máy tính trở nên chậm chạp Thay vào đó ta sử dụng mô hình đường dây tham số hằng (Constant Parameter)
để mô phỏng hệ thống đường dây truyền tải
Hình 3.6 Module đường dây CP-m phase
Trang 303.3.2.1 Thông số cáp ngầm từ trạm ra dài 130m
Hình 3.7 Thông số nhập của đường dây cáp ngầm trên không
3.3.2.2 Thông số đường dây nhôm trên không có chiều dài 430 m
Hình 3.8 Thông số nhập của đường dây trên không
Trang 313.3.2.3 Thông số cáp ngầm cần đấu nối có chiều dài 120m
Hình 3.9 Thông số nhập của đường dây cáp ngầm đấu nối
3.3.2.4 Thông số cable data
Hình 3.10 Thông số nhập của cable data
Trang 323.3.2.5 Thông số line data
Hình 3.11 Các thông số nhập của Line data Các dữ liệu cần cung cấp vào Line Data bao gồm:
Module: Cho phép khai báo các dạng dữ liệu (Line Model và Line Parameters)
Line Model: tạo các mô hình đường dây cho các bài toán ở chế độ xác lập và mô phỏng thời gian
Line Parameters: Tính điện trở, điện kháng và điện dung của dây dẫn
Unit: Xác định đơn vị sử dụng cho dữ liệu bao gồm hệ SI hoặc hệ English
Input Option: Lựa chọn cách khai báo sơ đồ bố trí và số liệu dây dẫn
Number of conductors: Số lượng dây dẫn
Cunductor data table: Bảng khai báo thông số dây dẫn:
Wire: Số hiệu dây (số thự tự qui ước)
Phase numbers: Số thứ tự pha
DC resistance: Điện trở 1 chiều đơn vị của dây dẫn
Outside diameter: Đường kính ngoài dây dẫn
Horizontal distance: Khoảng cách pha so với cột có xét tọa độ cực OXY (x=y=0 tại chân chột)
Trang 33 Vertical Height at tower (VHtower): Độ cao treo dây so với mặt đất
Vertical Height at Midspan (VHmid): Độ cao tại điểm võng thấp nhất của đường dây
Additional data for Wire: Cho phép khai báo dữ liệu chi tiết thêm về từng dây dẫn
Skin effect corection: Hiệu chỉnh theo hiệu ứng bề mặt:
Thick/Diam: Khai báo tỉ số T/D (Thickness/Diameter)
None: Bỏ qua hiệu ứng bề mặt
Solid conductor: Coi gần đúng dây dẫn đặc
Galloway-Wedephol: Sử dụng công thức hiệu chỉnh Galloway Wedephol (chỉ
áp dụng với Line Parameters)
Bundle conductor: Khai báo đối với dây phân pha
Number of conductorin the bundle: Số dây dẫn cùng 1 pha
Spacing: Khoảng cách giữa hai dây liền kề
Angular position là góc của dây đầu tiên
3.3.3 Máy biến áp
Hình 3.12 Thông số nhập của MBA
Trang 34CHƯƠNG 4: CHẠY MÔ PHỎNG - KẾT QUẢ 4.1 Chạy mô phỏng
Để thực hiện công tác đấu nối, người công nhân liveline sau khi được trang bị bảo
hộ lao động đầy đủ, tiến hành theo phương pháp trực tiếp, sử dụng găng tay cách điện
và xe gàu cách điện tiến hành bọc hết các điểm hở trên lưới, sau đó thực hiện đấu nối cáp ngầm vào pha A của đường dây đang mang điện Khi thực hiện pha A hoàn tất thì bọc lại và tiếp tục thực hiện pha B, tuần tự như vậy đến khi hoàn tất pha C
Đánh giá kết quả tại thời điểm dòng quá độ là lớn nhất tương ứng với từng pha Thực hiện mô phỏng pha A, thực hiện mô phỏng trong chu kì 20ms, với bước nhảy 1ms, với chu kỳ 3600 tương ứng 1 bước nhảy 180, sau khi đấu nối pha A hoàn tất,thực hiện mô phỏng đấu nối pha B, cũng với chu kỳ và bước nhảy tương tự, sau cùng thực hiện mô phỏng đấu nối pha C
4.2 Kết quả mô phỏng
Hình 4.1 Điện áp 3 pha tại thời điểm mô phỏng
Trang 35* Kết quả khi thực hiện đấu nối pha A với bước nhảy 1ms trong 20 trường hợp
Hình 4.2 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_tại thời điểm 0ms
* Ghi nhận kết quả dòng quá độ tại điểm đấu nối là 227.307 A
Hình 4.3 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 1ms
Hình 4.4 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 2ms
Trang 36Hình 4.5 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A _ tại thời điểm 3ms
Hình 4.6 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 4ms
Hình 4.7 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 5ms
Trang 37Hình 4.8 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 6ms
Hình 4.9 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 7ms
Hình 4.10 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 8ms
* Ghi nhận kết quả dòng quá độ lớn nhất, tương ứng khi đấu nối thời điểm U= Umax
Trang 38Hình 4.11 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 9ms
Hình 4.12 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 10ms
Hình 4.13 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 11ms
Trang 39Hình 4.14 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 12ms
Hình 4.15 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 13ms
Hình 4.16 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 14ms
Trang 40Hình 4.17 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 15ms
Hình 4.18 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 16ms
Hình 4.19 Mô phỏng dòng quá độ khi đấu pha A_ tại thời điểm 17ms