1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài dự thi cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 2

ĐOÀN TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 2

Bài dự thi cuộc thi tìm hiểu

“AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI NGÀY MAI”

Năm học 2019 - 2020

Trang 2

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp trung học phổ thông

Dành cho giáo viênNăm học 2019-2020

Họ và tên: Trần Mạnh Sâm Giới tính: NamGiáo viên bộ môn: Toán

Trường: THPT Lạng Giang số 2

Địa chỉ nhà trường: Xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc GiangSố điện thoại di động: 0987.349343

Email: tmsam.lg2@bacgiang.edu.vn

Trang 3

BÀI DỰ THI CUỘC THI

AN TOÀN GIAO THÔNG NỤ CƯỜI NGÀY MAI 2020

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1: Phương án nào sau đây không quy định trách nhiệm điều khiển giao thông của

cảnh sát giao thông?

A Chỉ huy, điều khiển giao thông trên đường

B Hướng dẫn, bắt buộc người tham gia giao thông chấp hành quy tắc giaothông

C Khi có tình huống gây ách tắc giao thông được tạm thời đình chỉ đi lại ở mộtsố đoạn đường nhất định

D Phân làn, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho phương tiện tham giagiao thông đường bộ.

Câu 2: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch

kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sử dụng lànđường như thế nào là đúng trong các phương án sau?

A Phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở nhữngnơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và đảm bảo an toàn.

B Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển tốc độ thấp hơn đi vềbên trái

C Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái trong cùng, xe cơ giới, xe máychuyên dùng đi trên làn đường bên phải

3

Trang 4

D Người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong làn đường có ít phươngtiện giao thông tham gia nhất

Câu 3: Phương án nào sau đây không đúng về quy định nghĩa vụ của người kinh doanh

vận tải hành khách theo Luật Giao thông đường bộ?

A Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải B Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hànhkhách

C Giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách

D Không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra trongkhi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao.

Câu 4: Anh Minh (30 tuổi) điều khiển xe mô tô trên đường một chiều có một làn xe cơ

giới, tại thị xã đông dân cư với tốc độ là 57km/h, do không chú ý anh Minh đi sai lànđường Theo quy định hiện hành, các hành vi vi phạm của anh Minh sẽ chịu mức phạtvới tổng tiền là bao nhiêu trong các phương án dưới đây?

A Từ 500.000 đến 700.000 đồng B Từ 600.000 đến 900.000 đồng C Từ 700.000 đến 1.000.000 đồng D Từ 900.000 đến 1.000.000 đồng

Câu 5: Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều

khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông trong cácphương án sau đây?

A Phải nhường đường cho xe đi từ bên phải.B Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước C Phải nhường đường cho xe đi từ bên trái

D Nhường đường cho xe đi trên đường nhánh từ bất kỳ hướng nào tới

Câu 6: Đường bộ trong khu vực đông dân cư gồm những đường nào dưới đây?

A Đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn, khu côngnghiệp có đông người và phương tiện tham gia giao thông

Trang 5

B Đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đườngbộ được xác định từ vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “bắt đầu khu đông dân cư” đếnvị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “hết khu đông dân cư”.

C Đường bộ có đông người, phương tiện tham gia giao thông và những đoạnđường bộ được xác định từ vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “bắt đầu khu đông dâncư” đến vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “hết khu đông dân cư”

D Đường bộ nằm trong khu vực nông thôn, làng mạc, thị trấn và những đoạnđường bộ được xác định từ vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “bắt đầu khu đông dâncư” đến vị trí có hiệu lực của biển báo hiệu “hết khu đông dân cư”

Câu 7: Cơ quan nào dưới đây quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều,

nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe, lắp đặt báo hiệu đường bộ thuộc địa phươngquản lý?

A Cơ quan quản lý giao thông vận tải B Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

C Cơ quan cảnh sát giao thông đường bộ D Thanh tra giao thông đường bộ

Câu 8: Theo quy định hiện hành, đối với người điều khiển xe máy, mức phạt tiền từ

100.000 đồng đến 200.000 đồng áp dụng cho hành vi vi phạm nào dưới đây?A Không xi nhan khi chuyển hướng

B Dùng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) C Không đội mũ bảo hiểm

D Không có hoặc không mang bảo hiểm

Câu 9: Trong hình dưới đây, xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?

5

Trang 6

A Xe tải.

B Xe con và mô tô C Cả ba xe D Xe con và xe tải

Câu 10: Theo hướng mũi tên, những hướng nào xe mô tô được phép đi trong hình dưới

A Cả ba hướng B Hướng 1 và 2 C Hướng 1 và 3.D Hướng 2 và 3.

Trang 7

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Nguyên tắc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh: “Chủ động hướng học sinh

vào việc phát triển các kỹ năng nhận diện và đối phó một cách an toàn với các tìnhhuống nguy hiểm”

Câu 1 Thày/cô hiểu về nguyên tắc này như thế nào?Trả lời

1 Hiểu về nguyên tắc

- Tình huống nguy hiểm trong giao thông là các sự việc diễn ra trong quá trìnhcon người tham gia giao thông có khả năng đe dọa đến sự an toàn về sức khỏe, tínhmạng, lợi của cá nhân, của nhiều người hoặc của cộng đồng Các tình huống nguy hiểmkhi tham gia giao thông rất đa dạng, phong phú, ở nhiều mức độ, cấp độ khác nhau, cóthể bắt nguồn từ những người tham gia giao thông, cũng có thể từ địa hình, thiên tai, cơsở vật chất, hạ tầng giao thông…

Đi xe thành hàng hai, hàng ba, dàn hàng ngang

7

Trang 10

Chở, mang vác hàng hàng cồng kềnh

Một số tình huống nguy hiểm trong giao thông

- Kỹ năng nhận diện, đối phó một cách an toàn với các tình huống nguy hiểm: Làkhả năng nhận biết các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông, có cách phòngngừa, ứng phó, xử lý an toàn nhất cho mình và người khác lúc gặp các tình huống nguyhiểm Bản chất đây chính là việc có kiến thức, hiểu biết về luật an toàn giao thông vàkhả năng vận dụng luật khi tham gia giao thông, giải quyết các tình huống cụ thể.

+ Tình huông 1: Đi quá gần các xe ô tô đang dừng, đỗ

Đi quá gần các xe ô tô đang dừng, đỗ có thể xảy ra va chạm khi người trong xe mở cửa hoặc xe chuyển động bất ngờ

Trang 11

Cách đối phó, xử lý: Luôn chú ý quan sát và dự đoán nguy hiểm Giữ khoảng cách

an toàn Đi chậm hoặc dừng lại chờ xe đi qua

11

Trang 12

+ Tình huông 3: Vội vàng lên xuống xe

Vội vàng lên, xuống xe nên có thể va chạm với các xe đi gần

Trang 13

Cách đối phó, xử lý: Hãy dừng lại và quan sát an toàn để tránh các xe đang đi đến

từ các hướng

+ Tình huông 5: Gặp chướng ngại vật trên đường

Không lường trước là chú chó bất ngờ chạy qua , gặp chướng ngại vật trên đường nên phải phanh gấp Khi dó có thể bị ngã do xe mất thăng bằng hoặc bị đổ, xe phía saukhông kịp tránh

13

Trang 14

Cách đối phó, xử lý: Luôn chú ý quan sát và dự đoán nguy hiểm Kiểm soát tốc

độ để dừng lại an toàn Luôn giữ khoảng cách an toàn

Trang 15

+ Tình huông 6: Đi buổi tối

Cách đối phó, xử lý: Quan sát tín hiệu đèn, lắng nghe còi và đự đoán hướng đi của

phương tiện khác

Một số kỹ năng nhận diện, đối phó một cách an toàn với các tình huống nguy hiểm

- Bản chất: Nguyên tắc này chính là yêu cầu căn bản về việc giáo dục an toàngiao thông cho học sinh Đó là việc dạy và rèn các kỹ năng nhận diện xử lý tình huốngnguy hiểm cụ thể, vận dụng kiến thức vào thực tế, học đi đôi với hành; nâng cao ý thức,khả năng ứng biến, xử lý mọi tình huống an toàn nhất, bảo vệ tài sản, sức khỏe, tínhmạng cho mình và người khác khi tham gia giao thông Đây cũng là nguyên tắc chungkhi dạy về luật giao thông và các kiến thức mang tính ứng dụng cao trong đời sống.Trong quá trình giáo dục, giáo viên cần là người chủ động sử dụng nhiều phương tiệnvà phương pháp khác nhau để hình thành, phát triển kỹ năng nhận diện và đối phó antoàn với các tình huống nguy hiểm.

15

Trang 16

Câu 2 Thày/cô vận dụng nguyên tắc này như thế nào trong việc giáo dục antoàn giao thông cho học sinh trường thày/cô đang giảng dạy? lấy ví dụ cụ thể đểchứng minh?

Trả lời

1 Vận dụng nguyên tắc này trong việc giáo dục an toàn giao thông cho họcsinh tại trường đang dạy:

a Xây dựng kế hoạch, nội dung dạy học.

- Xác định rõ; đối tượng học sinh đã có những kiến thức, kỹ năng gì về nhận diện,đối phó với các tình huống nguy hiểm; những kỹ năng cần trang bị, rèn luyện, pháttriển, mục đích cụ của việc giảng dạy phù hợp với mỗi đối tượng học sinh đang hướngtới.

- Hiểu đúng bản chất, các kỹ năng nhận biết, đối phó một cách an toàn với cáctình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông, tìm các tình huống và các xử lý trongthực tế.

- Xây dựng kế hoạch dạy học với nội dung cụ thể: lý thuyết, thực hành; phươngpháp dạy, các hình thức hoạt động sao cho dễ hiểu, dễ nhớ nhất, vận dụng thành thạo,linh hoạt nhất Ưu tiên trên hết là rèn kỹ năng, khả năng vận dụng giải quyết tình huốngthực tế.

b Tổ chức dạy học phát triển kỹ năng nhận diện và đối phó một cách antoàn với các tình huống nguy hiểm

- Trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về luật an toàn giao thông cơ bản bằngviệc hệ thống hóa qua các sơ đồ, bảng tóm tắt…

- Hướng dẫn học sinh nhận diện các tình huống nguy hiểm khi tham gia giaothông với các hình ảnh minh họa, clip cụ thể.

- Cho học sinh thảo luận, giải quyết các tình huống sau đó giáo viên đưa ra cácphương án giải quyết an toàn.

- Đưa ra những nguyên tắc căn bản để chủ động nhận diện, đối phó với tìnhhuống nguy hiểm gặp phải:

Trang 17

+ Thói quen quan sát tình hình giao thông: địa hình, phương tiện, vật chất… đểchủ động phòng, tránh gặp các tình huống nguy hiểm.

+ Bình tĩnh giải quyết khi gặp tình huống nguy hiểm theo đúng luật, đảm bảo antoàn cho mình, người khác, cho cả phương tiện.

+ Luôn có ý thức chấp hành đúng luật giao thông, không vội vã.

+ Khi xảy ra sự cố ưu tiên cứu người, báo cơ quan chức năng giải quyết thỏađáng.

- Tổ chức thực hành cho học sinh qua nhiều hình thức như ngoại khóa, tọa đàm,dung sa hình tại trường.

- Nắm rõ tình hình tham gia giao thông của học sinh, kể cả những tình huốngnguy hiểm học sinh xử lý an toàn hoặc chưa an toàn, cho học sinh rút kinh nghiệm, tựhình thành các kỹ năng cho bản thân.

- Giáo dục kỹ năng chủ động nhận diện và đối phó an toàn với các tình huốngnguy hiểm trong giao thông tiến hành thường xuyên, lồng ghép vào một số môn học,tiết học, không ngừng nâng cao, phát triển.

2 Lấy ví dụ cụ thể minh họa để chứng minh

Ví dụ về ngoại khóa an toàn giao thông tại trường.

17

Trang 18

II Yêu cầu

1 Bám sát nội dung, yêu cầu của công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo về việctăng cường triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông đầu năm học 2019 – 2020

2 Kết hợp giáo dục chính khóa với các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép giáo dụcan toàn giao thông với các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn của Ngành và cáchoạt động của nhà trường.

3 Tăng cường phối hợp, phát huy vai trò của các tổ chức trong trường, đặc biệt làcác tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền,giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.

4 Tổ chức họp với phụ huynh học sinh để tuyên truyền nhắc nhở và ký cam kếtviệc không giao xe máy cho học sinh chưa đủ tuối, chưa có giấy phép lái xe và cam kếtđội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, khi đi xe đạp điện, xemáy điện; không sử dụng điện thoại di động khi điều khiển xe đạp, xe gắn máy

III Chuẩn bị

1 Triển khai tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”

- GVCN: Triển khai giảng dạy tài liệu giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cườingày mai”

- Giáo viên dạy GDCD: Giáo dục học sinh nắm vững các quy định của pháp luậtkhi tham gia giao thông, trọng tâm là: các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp vớitừng cấp học; quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy; quyđịnh về điều kiện được điều khiển mô tô, xe gắn máy; quy định về nồng độ cồn trongmáu hoặc trong hơi thở khi điều khiển mô tô, xe gắn máy

- Đoàn Thanh niên: Phổ biến cho học sinh các kiến thức về bảo đảm an toàn khitham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậuquả phải gánh chịu khi vi phạm Giáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêmquy định của pháp luật khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong họcsinh Nếu đi xe đạp điện, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm và chấp hành đúng luậtgiao thông đường bộ Đi xe đạp không không lạng lách , không đi hàng hai, hàng ba,

Trang 19

2 Một số khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông trong nhà trường, cụ thểnhư sau

“Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông”; “An toàn giao thông – trách nhiệm củamỗi người”; “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; “Điều khiển xe đi đúng phần đường,làn đường”; “Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông”; “Đội mũ bảo hiểmkhi đi xe mô tô, xe gắn máy”; “Ứng xử thân thiện và văn hóa khi tham gia giao thông”;“Chấp hành nghiêm túc mọi quy định của pháp luật về giao thông”.

3 Các đội chơi: 3 đội, mỗi đội gồm 2 học sinh Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên

dạy GDCD thành lập đội và hướng dẫn học sinh các phần chơi

IV Nội dung hoạt động

Phần 1 Tìm hiểu thông tin của tình hình tai nạn giao thông hiện nay?

Nêu sơ qua về tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc hiện nay, nguyênnhân và biện pháp (giải pháp) giảm thiểu tai nạn giao thông?

1 Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở địa phương.

Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sangnền kinh tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mứcsống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực vàquốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước.Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó làvấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, sốvụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng Xe máy đi lạng lách đánhvõng đâm vào ô tô, người lái xe chết tại chỗ Do rơm rạ phơi trên đường nên xê ô tô đãtrật bánh lan xuống vệ đường làm chết hai hành khách Xe đạp khi sang đường khôngđể ý xin đường nên đã bị xe máy phóng nhanh đi sau đâm vào…Cho nên nhiều ngườithường nói rằng giao thông đường bộ ở Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹpđược chỗ này thì chỗ khác lại ùng ra, có không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thịnhưng chỉ được một thời gian ngắn lại đâu vào đấy

19

Trang 20

2 Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này thì có nhiều: Do dân cư tăngnhanh,sự lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sự gia tăng quá nhanh của cácphương tiện giao thông cá nhân và ý thức của người tham gia giao thông quá kém vàchưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây Bên cạnh đó cũng phải kể đếnđường xá của chúng ta quá nhỏ hẹp, nhiều khúc cua 90 độ trong khi đó có quá nhiều cácbiển báo cấm và biển báo hiệu trên một đoạn đường, vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơikinh doanh bán hàng, để xe ô tô dẫn tới tình trạng người tham gia giao thông bị khuấttầm nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giaothông Có thể nói rằng cứ ở đâu có đường là ở đó có nhà dân thậm chí các doanhnghiệp, các nhà máy các khu công nghiệp cũng coi bám mặt đường là một lợi thế Vìthế “trăm hoa đua nở” dẫn đến không kiểm soát được.

3 Những biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông

Để giảm thiểu nguy hiểm hay tình huống khó khăn trong tham gia giao thông thìcải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường xá thuận lợi, tránh những ổ gà trênđường đó là những hiểm họa gây ra tai nạn giao thông.

- Ngoài ra việc cải thiện tư duy, hiểu biết và ý thức của người tham gia giao thôngmới là quan trọng Giúp họ có những cái nhìn thực tế về hiểm hoại do tai nạn giao thônggây ra cho chính mình và những người xung quan Để người tham gia giao thông có ýthức hơn ngoài những việc trên thì có những chế tài xử phạt thích đáng.

- Xây dựng cầu đường, cải thiện, sửa chữa hệ thống đường xá, ra mắt nhiều loạihình phương tiện giao thông mới an toàn

- Tuyên truyền hiểu biết về Luật An toàn giao thông đường bộ tới học sinh, ngườidân những vùng dân trí còn thấp để họ hiểu đúng, đủ về Luật, từ đó có thể tham gia giaothông một cách an toàn.

- Xử lí nghiêm các vi phạm an toàn giao thông, thậm chí có thể truy cứu tráchnhiệm hình sự đối với những hành vi tham gia giao thông thiếu an toàn, gây hậu quả đặcbiệt nghiêm trọng Khắc phục tình trạng coi thường hoặc cố tình vi phạm luật giao

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w