1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch bằng dữ liệu của chuyến đi khảo sát thực tế tại bảo tàng lịch sử quốc gia anh chị hãy chứng minh những thành tựu và đặc trưng của một thời kỳ văn hóa việt nam

16 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bằng dữ liệu của chuyến đi khảo sát thực tế tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia, anh chị hãy chứng minh những thành tựu và đặc trưng của một thời kỳ văn hóa Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Bách Diệp
Người hướng dẫn Nghiêm Xuân Mừng
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Lịch sử văn hóa Việt Nam
Thể loại Bài thu hoạch
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 10,28 MB

Nội dung

BÀI THU HOẠCH Đề tài:Bằng dữ liệu của chuyến đi khảo sát thực tế tại Bảo tàng lịch sửQuốc gia, anh chị hãy chứng minh những thành tựu và đặc trưngcủa một thời kỳ văn hóa Việt Nam.Học phầ

Trang 1

BÀI THU HOẠCH

Đề tài:

Bằng dữ liệu của chuyến đi khảo sát thực tế tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia, anh chị hãy chứng minh những thành tựu và đặc trưng của một thời kỳ văn hóa Việt Nam.

Học phần:Lịch sử văn hóa Việt Nam

Giảng viên:Nghiêm Xuân Mừng

Sinh viên: Nguyễn Bách Diệp

Lớp:2205VTTA

Mã SV:2205VTTA012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC

GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

Trang 2

1 Giới thiệu khái quát về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam trực thuộc Bộ Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch Đây là bảo tàng quy mô và đứng đâu trong danh sách các bảo tàng lịch sử - xã hội và Việt Nam hiện nay Ngoài chức năng lưu giữ và bảo quản, bảo tàng còn

có chức năng khai quật khảo cổ học, nghiên cứu khoa học, kiểm kê, trưng bày, giới thiệu, phát huy giá trị hiện vật và tài liệu về tiến trình lịch sử của Việt Nam, Bảo tàng có tên quốc tế là Vietnam National Museum Of History (VNMH)

Bảo tàng lịch sử Quốc gia chính là tên gọi sau khi sáp nhập với Bảo tàng lịch

sử Việt Nam với Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tọa lạc tại thành phố Hà Nội Bảo tàng lịch sử Quốc gia hiện nay đang lưu giữ khối di sản lên đến hơn 20.000 tài liệu, hiện vật tái hiện lại toàn bộ dòng chảy lịch sử của dân tộc từ thời tiền sơ sử cho đến nay Đặc biệt, tại bảo tàng còn có nhiều bảo vật quốc gia, bộ sưu tập cổ vật quý hiếm hơn so với các bảo tàng khác cùng chủ đề Đây cũng là bảo tàng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ vào hoạt động giới thiệu trưng bày, giáo dục Với công nghệ tương tác ảo 3D được giới thiệu trên trang website của Bảo tàng lịch sử Quốc Gia,bạn có thể đi tham quan và xem đầy đủ

bộ sưu tập dễ dàng hơn mà không cần phải đến tận nơi Tiền thân của công trình Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là Bảo tàng Louis Finot, một dự án thuộc trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học ở khu vực Đông Dương Công trình này hoàn thành vào năm 1932, và đến năm 1958, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot, chuyển đổi từ bảo tànglịch sử nghệ thuật thành bảo tàng lịch sử xã hội Vì thế, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mang đậm phong cách kiến trúc Đông Dương ở Hà Nội.Về phần Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam, nơi đây nguyên là Sở Thương chính Đông

Trang 3

Dương do người Pháp xây dựng năm 1917 Sau năm 1954, Hội đồng chính phủ quyết định xây dựng Viện bảo tàng Cách mạng Việt Nam, và đến năm 1959, viện bảo tàng mở cửa phục vụ công chúng, tái hiện lịch sử đấu tranh suốt trăm năm qua của nhân dân Việt Nam

2 Văn hóa Việt Nam thời sơ sử

2.1 Bối cảnh lịch sử

Mốc thời gian thời sơ sử đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất.

Cóý kiến tính từ thời Văn Lang, có ý kiến lại tính từ thời Âu Lạc (từ 208 - 179 TCN) Trong đó, đa số các nhà nghiên cứu tính từ thời Văn Lang, cách đây khoảng 4000 năm Theo thư tịch cổ, thời Văn Lang khởi đầu khoảng giữa thiên niên kỷ III TCN.Bên cạnh di chỉ khảo cổ học, thời sơ sử được chứng minh thêm qua các truyền thuyết.Đây là thời kỳ văn hoá Việt Nam đã hình thành ba trung tâm:

- Văn hoá Đông Sơn (Miền Bắc)

Trang 4

- Văn hoá Sa Huỳnh (Miền Trung)

- Văn hoá Đồng Nai (Miền Nam)

2.2 Đặc trưng và thành tựu của các nền văn hóa Việt Nam thời sơ sử

2.2.1 Văn hóa Đông Sơn

Nhiều học giả đã thừa nhận văn hoá Đông Sơn hình thành trực tiếp từ ba nền văn hoá ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả Các nền văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun thuộc giai đoạn đồng thau (từ khoảng 2000 đến

700 năm TCN) phân bố ở lưu vực sông Hồng Vào khoảng thế kỷ thứ VII trước công nguyên, các nền văn hóa dần mất đi tính địa phương tiến tới chỗ hòa chung vào một văn hóa thống nhất - văn hóa Đông Sơn Đó là lúc các nhóm bộ lạc liên kết lại trong một quốc gia: nước Văn Lang

Văn hóa giai đoạn tiền Đông Sơn đến Đông Sơn đã đạt được những bước tiến vượt bậc, đặc trưng:

- Bước tiến quan trọng về công nghệ chế tác dụng cụ lao động: Bên cạnh việc

sử dụng đá, gỗ, tre, nứa, xương, sừng để chế tạo công cụ và vũ khí con người đã biết sử dụng đồ đồng tạo ra những tác động to lớn đối với kinh tế, xã hội và văn hóa Kỹ nghệ đúc đồng đạt đến kỹ xảo (mũi tên, dao, lao, trống đồng, muôi đồng ) Đồ gốm đã đạt độ nung cao hơn, dày hơn và cứng hơn Ngoài đồ đồng,

đồ gốm thời kỳ này cũng đã bắt đầu hình thành nghề thủ công mỹ nghệ (dệt)

Trang 5

Bên trên là những hình ảnh của những dụng cụ, vũ khí như kiếm, giáo, trống, các loại rìu.

- Cư dân Đông Sơn đã định hình và phát triển nền nông nghiệp trồng trọt tiên tiến với cây lúa nước là cây trồng chiến lược được trồng cấy theo mùa vụ Họ canh tác trên nhiều loại đất khác nhau Hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa Các loại hình nông cụ của cư dân Đông Sơn đã khá đa dạng với cuốc, xẻng, mai, thuổng và đặc biệt là lưỡi cày bằng kim loại đã tạo nên bước nhảy vọt trong kỹ thuật canh tác Bên cạnh trồng trọt là chăn nuôi, việc chăn nuôi trâu, bò

đã phát triển để đảm bảo sức kéo cho nông nghiệp Trên trống đồng, người ta thấy khắc hoa văn hình bò, trong một số di chỉ khảo cổ học còn tìm thấy tượng đầu gà, chứng tỏ cư dân Đông Sơn đã biết thuần hóa một số gia súc đặc thù, phát triển chăn nuôi Họ cũng đã bắt đầu ăn gạo tẻ thay cho gạo nếp Ngoài gạo còn có các loại hoa màu, thủy sản

Trang 6

Hình ảnh mặt trống Hoàng Hạ (văn hóa Đông Sơn)

Trang 7

- Phương tiện đi lại của cư dân Đông Sơn chủ yếu là thuyền bè, đường vận chuyển chủ yếu là đường sông và ven biển Ngoài ra còn có đi bộ, gánh gồng, mang vác trên vai, trên lưng Thời kỳ này con người cũng đã biết thuần dưỡng voi và dùng voi để chuyên chở

Trang 8

Mộ thuyền Việt Khê

Mộ thuyền là hình thức mai táng khá phổ biến của cư dân Đông Sơn vùng châu thổ và duyên hải Bắc Bộ

Mộ thuyền Việt Khê được tạo từ một thân cây gỗ lim khoét rỗng Ngoài một số

đồ tùy táng bị mùn nát (đồ dệt, đồ đan) còn có hơn 100 đồ tùy táng khác, hầu hết

là chất liệu đồng, bao gồm: đồ dùng sinh hoạt (âu,bình,thồ,chậu…), công cụ lao động (rìu,giũa,đục,…), vũ khí chiến đấu (lao,giáo,kiếm,dao găm), nhạc cụ(trống, chuông, lục lạc…) Trong đó, có một số loại hình hiện vật khá độc đáo, đó là chiếc muôi đồng, trên cán có tượng người thổi khèn, mảnh da có dấu sơn (giả thiết là chiếc họ tâm phiến da thuộc, được sơn màu), đồ gỗ…đã giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống kinh tế - xã hội của cư dân Đông Sơn, đặc biệt là một số ngành nghề thủ công truyền thống như nghề đúc đồng, thuộc da, nghề sơn, nghề mộc Những chiếc giáo đồng được cắt mũi, bẻ cong, thể hiện tín ngưỡng “chia của” cho người chết, nên người sống muốn làm “đau” những của cải ấy để cắt lìa chúng với thế giới dương gian - giống như tục đập vỡ đồ trong lễ bỏ mả của một

số người vùng Tây Nguyển hiện nay

Với kích thước quan tài lớn, số lượng hiện vật phong phú đã cho thấy sự giàu có của chủ nhân mộ Việt Khê, phản ảnh phong tục mai táng, quan niệm về cõi sống

và cõi chết trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt cổ

Trang 9

2.2.2 Văn hóa Sa Huỳnh

Văn hoá Sa Huỳnh là trung tâm hay đỉnh cao của văn hoá thời đại kim khí Việt Nam ở miền Trung (từ Đèo Ngang đến Đồng Nai) được gọi tên theo một địa điểm khảo cổ học ven biển tỉnh Quảng Ngãi Nền văn hoá này có quan hệ gốc gác với các nền văn hoá hậu kì đá mới, sơ kì thời đại đồng thau ven biển như văn hoá Bàu Tró,Hoa Lộc, Hạ Long, nhất là văn hoá Bầu Tró, có không gian phân bố cận

kề với văn hoá Sa Huỳnh

Về giới hạn dưới hay thời điểm kết thúc của văn hóa Sa Huỳnh, dựa trên những niên đại C14 ở một số khu mộ Chum Hàng Gòn (Phú Hòa - Đồng Nai), Quế Lộc (Quảng Nam) và những hiện vật văn hóa Hán như tiền Ngũ Thù, Vương Mãng ở

di tích Hậu Xá (Hội An–Quảng Nam), có thể chấp nhận niên đại muộn nhất của các di tích là thế kỉ I, II sau công nguyên

Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh đã biết luyện sắt Họ cũng là những thợ tài khéo trong việc chế tác các đồ trang sức bằng đá quý và thủy tinh Loại khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu vô cùng tinh mỹ không chỉ được người Sa Huỳnh ưa

Trang 10

chuộng mà còn được trao đổi sang nhiều vùng lân cận ở Đông Nam Á Đồ gốm

Sa Huỳnh có dáng đẹp, khúc chiết, trang trí văn khắc vạch và in mép vỏ sò, kết hợp với tô màu đỏ và đen ánh chỉ

Qua đó, ta thấy được những thành tựu đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh:

- Người Sa Huỳnh có hình thức mai táng bằng chum rất độc đáo và đặc trưng Trên địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh từ gò đồi phía Tây cho đến đồng bằng ven biển và hải đảo phía Đông đã phát hiện nhiều khu mộ, những bãi mộ chum rộng lớn, nhiều tầng lớp với những loại hình vò, chum mai táng hình cầu, hình trứng, hình trụ có kích thước lớn, nắp đậy hình nón cụt hay lồng bàn phân

bố lẻ tẻ hay thành cụm Trong và ngoài chum có chứa nhiều đồ tùy táng với các chất liệu đá, đá quý,thủy tinh, đồng, sắt và gốm

- Ở giai đoạn sớm và giữa, người Sa Huỳnh đã biết dùng đồng thau để chế tác công cụ và vũ khí Sang tới giai đoạn cuối, đồ sắt chiếm lĩnh cả số lượng và chất lượng Đồ sắt được chế tạo với kỹ thuật chủ yếu là rèn Họ cũng phát triển các nghề se sợi, dệt vải, chế tạo gốm, làm đồ trang sức Ngoài các chất liệu đá, đồng,

họ còn biết nấu cát làm thủy tinh và dùng thủy tinh để chế tạo đồ trang sức (hạt cườm, hạt chuỗi vòng tay, khuyên tai ba mấu, hai đầu thú ) Từ đây đồ trang sức lan tỏa ra cả phía Bắc và vào phương Nam

Mộ chum

Trang 11

Đồ trang sức bao gồm: hạt chuỗi, vòng tay, khuyên tai

2.2.2 Văn hóa Đồng Nai

Khoảng hơn 4000 năm cách ngày nay, trên đất Đông Nam Bộ xuất hiện một lớp cư dân mới, chủ nhân của nền văn hóa Đồng Nai thuộc thời đại kim khí (đồng thau và sắt sớm) sinh sống ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau Qua các

di chỉ khảo cổ cho thấy văn hóa Đồng Nai đã có những thành tựu đặc trưng:

- Di vật tìm thấy gồm nhiều chất liệu gốm, đá, gỗ, đồng, sắt, xương… Đá là loại di vật phổ biến và có số lượng lớn Đây cũng là đặc điểm lớn nhất của văn hoá Đồng Nai- nơi mà công cụ, dụng cụ bằng đá lấn át mạnh mẽ và dài lâu-kim loại do thiếu vắng các nguồn quặng đồng và hợp lâu-kim bản địa trong toàn

Trang 12

miền Kĩ thuật chế tác đá mang nhiều tính chất thực dụng,tiết kiệm tối đa công sức và nguyên liệu Bộ công cụ đá mang đặc tính chuyên môn hoá cao Chiếm

số lượng nhiều nhất là công cụ sản xuất, vũ khí (rìu, bôn, cuốc, mai,dao hái, đục, mũi nhọn- mũi tên) Loại hình trang sức thường gặp là các loại vòng, vật đeo

Đồ dùng sinh hoạt : bát đồng (1);

Công cụ lao động: rìu đá, bàn mài, rìu sắt (2);

Vũ khí: kiếm và mũi giáo sắt (3);

Đồ trang sức bằng xương và răng động vật (4).

Một số

đồ dùng sinh hoạt làm bằng gốm

Trang 13

Mộ Vò Chậu

Trang 14

Nồi, Ang Bát bồng

Gốm: núm trang trí trên nắp đồ đựng (1)

- Cư dân văn hóa Đồng Nai có đời sống văn hóa tinh tín ngưỡng, tinh thần phong phú Tại các di chỉ khảo cổ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được bộ sưu tập thẻ đeo bằng đá cuội mài dẹt hình gần ovan hoặc chữ nhật và bán cầu có lỗ thủng tròn hay tạo núm ở đầu, tượng lợn, rùa bằng sa thạch, tượng chó săn mồi bằng đồng

- Ngoài ra còn có sự hội nhập của không ít yếu tố văn hóa Đông Sơn và văn hóa

Sa Huỳnh (trống đồng Đông Sơn, khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu của văn hóa Sa Huỳnh)

Trang 15

Các loại đồ trang sức: hạt chuỗi, khuyên tai,…

3 Cảm nhận của bản thân về chuyến đi thực tế Bảo tàng lịch sử Quốc gia

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là nơi lưu dấu lại những chặng đường lịch sử cùng

sự phát triển với ý nghĩa vô cùng to lớn của Việt Nam Sau chuyến tham quan này, em đã có cơ hội tìm hiểu thêm những nền văn hóa độc đáo, mới lạ Đứng trước những hiện vật này, bản thân em thấy rằng chúng đã chống chọi rất nhiều yếu tố từ thiên nhiên đến con người để đem lại minh chứng về một nền lịch sử văn hóa cổ đã từng tồn tại từ xa xưa

Trang 16

Sau chuyến đi thực tế tham quan Bảo tàng lịch sử Quốc gia do thầy Nghiêm Xuân Mừng tổ chức, bản thân em thấy đây là cơ hội để chiêm nghiệm cũng như tích lũy thêm cho mình những kiến thức bổ ích về lịch sử Nó giúp em hiểu biết thêm về tùng giai đoạn, từng thời kì của lịch sử Việt Nam đặc biệt là văn hóa của từng thời kì được hình thành như thế nào Và em cũng đã có cái nhìn sâu sắc hơn

về vẻ đẹp bên ngoài cũng như giá trị giáo dục cốt lõi bên trong mà bảo tàng này mang lại Từ đó, nâng cao được ý thức giữ gìn cũng như truyền lại cho thế hệ sau những kiến thức, tình yêu của mình dành cho lịch sử nước nhà nói chung và lịch

sử văn hóa Việt Nam nói riêng

Ngày đăng: 31/07/2024, 17:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w