Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chất là trí thức, đó là công cụ để trẻ phát triển tư duy mà trí thức chính là ngôn ngữ.Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi là n
Trang 1TRƯỜNG MẦM NON THUẦN MỸ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ chậm nói độ
Trang 2STT Nội dung
Số tran
6 Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài 3
Phần II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT
Trang 3Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận
Theo chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số:17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo) cũng đã nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em pháttriển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiêncủa nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một Hình thành và phát triển ở trẻ
em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng,những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đanhững khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo vàcho việc học tập suốt đời
Môi trường giáo dục mầm non mang đến cho trẻ những hiểu biết đầu tiên
và những trải nghiệm về thế giới xung quanh Nhưng để trẻ lĩnh hội được trithức đó thì đòi hỏi trẻ phải có vốn từ ngữ phong phú Trong mục tiêu, nhiệm vụcủa giáo dục trẻ độ tuổi nhà trẻ là nhằm làm cho trẻ phát triển toàn diện trên 4lĩnh vực, trong đó lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là lĩnh vực vô cùng quan trọngđối với trẻ độ tuổi nhà trẻ Quá trình trưởng thành của đứa trẻ bên cạnh thể chất
là trí thức, đó là công cụ để trẻ phát triển tư duy mà trí thức chính là ngôn ngữ.Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi là những hoạt động chủ yếu củatrường mầm non Chính vì vậy trên con đường giáo dục thì giáo dục mầm non
đã đặc biệt được coi trọng
Sự phát triển của trẻ lứa tuổi 24-36 tháng phụ thuộc rất nhiều vào sự địnhhướng của giáo viên, cũng như của gia đình và toàn xã hội Khi trẻ đến trườngmầm non thì giáo viên giữ vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục trẻ, giúp trẻhình thành, nuôi dưỡng và phát triển các giác quan cho trẻ đặc biệt là khả năngtập trung lắng nghe và phát âm, cung cấp vốn từ cho trẻ
Do đó, việc cung cấp vốn từ cho trẻ chậm nói trong trường mầm non làviệc làm vô cùng cần thiết Sự tự tin, cách ứng xử của trẻ, thể hiện mong muốn
Trang 4nhu cầu bản thân, có sự tương tác với mọi người và hiểu biết của chúng về thếgiới xung quanh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường giáo dục mầmnon và mối quan hệ tương hỗ giữa giáo viên và trẻ
Ví dụ: Trẻ khát nước muốn có nhu cầu uống nước trẻ biết nói “uống nước”hay khi ăn trẻ thấy thức ăn nóng trẻ sẽ bảo “nóng”
1.2 Cơ sở thực tiễn
Như chúng ta cũng đã biết sự phát triển của công nghệ 4.0 và sự phát triểnmạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh đặcbiệt là phụ huynh ở vùng nông thôn không có thời gian bên các con nhiều vìphải lo cho cơm, áo, gạo, tiền, không thường xuyên trò chuyện giao lưu với trẻ
mà thường để trẻ tự chơi một mình hoặc chơi điện thoại, ti vi, ipad Trẻ chỉ đượctương tác một chiều mà không có sự phản hồi lại, dẫn đến trẻ tự kỉ, chậm nói,không biết trả lời, loạn ngôn Điều này làm chậm sự phát triển cả về nhận thứclẫn tình cảm của trẻ
Ngôn ngữ diễn đạt và ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ đều kém, đặc biệt là ngônngữ diễn đạt: Trẻ nói ngọng, nói lắp, nói khó, nói giọng mũi, mất khả năng nói,không nói được
Khả năng giao tiếp, phát âm của trẻ là một trong những điều rất quan trọng
mà trẻ cần phải học Điều đó giúp trẻ hiểu người nói và thể hiện được sự giaolưu, tương tác lại với người nói và người nghe Đưa ra được những câu hỏi vàcâu trả lời phù hợp với hoạt cảnh Việc cung cấp vốn từ cho trẻ chậm nói là hếtsức quan trọng Để nói được tốt, trẻ cần phải có vốn từ ngữ phong phú Với tầm
quan trọng như vậy nên tôi đã lựa chọn và nghiên cứu: “Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ chậm nói độ tuổi 24 – 36 tháng”.
Trang 5Chủ động đưa ra yêu câu với người khác.
Đặt một vài câu hỏi đơn giản mức độ thấp: ở đâu? đâu rồi? ai vậy?
Tạo cho trẻ tính tự tin giao tiếp
Giúp cho phụ huynh hiểu được sự quan trọng của việc cho trẻ được khámphá trải nghiệm những khả năng tiềm ẩn của bản thân mỗi đứa trẻ, khả nănggiao lưu, vốn từ ngữ của mỗi trẻ sự tương tác của trẻ với những người xungquanh
3 Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ độ tuổi nhà trẻ (24 – 36 tháng tuổi)
4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm
- Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Trẻ 24-36 tháng tuổi chậm nói trong
trường mầm non
5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
6 Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại lớp nhà trẻ D2 lứa tuổi
24-36 tháng tuổi trường mầm non tôi đang công tác
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024
Trang 6Phần II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề
Ngày nay, tình trạng trẻ chậm nói, vốn từ ngữ ít, trẻ có giọng nói to hoặcnhẹ nhàng một cách không bình thường hay cau mày hoặc rướn người lên phíatrước khi nghe người khác nói, sử dụng ngôn ngữ sai ngữ pháp so với lứa tuổi,
bỏ sót một số âm khi nói và thay vào đó là một số âm khác, phát âm sai một số
từ “con vịt” trẻ phát âm thành “con tịt” còn rất nhiều hạn chế trong việc phátâm
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là cực kỳ quan trọng,ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ có nhận thức và giao tiếp tốt Gópphần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Khi trẻ cóngôn ngữ phát triển tốt thì sẽ dễ dàng hơn trong việc giao tiếp với các bạn, nghehiểu và làm theo yêu cầu của cô, của người lớn đồng thời trẻ có thể nói lên đượcnhu cầu của trẻ
Đặc biệt trẻ ở lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi, giai đoạn này người ta gọi là giaiđoạn tiền ngôn ngữ vì đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này có vùng ngôn ngữ bắt đầuhình thành và phát triển mạnh, do đó mà trẻ được tác động mạnh mẽ về ngônngữ từ phía môi trường xung quanh trẻ, thì vùng ngôn ngữ của trẻ có điều kiệnphát triển nhanh Nhưng trong thực tế môi trường gia đình: ông, bà., bố,mẹ hay môi trường xã hội: cô giáo còn ít quan tâm đến việc phát triển vốn từcho trẻ chậm nói nên nhìn chung vốn từ của trẻ còn rất nhiều hạn chế
Chính vì vậy, từ những lý luận trên tôi nhận thấy việc phát triển vốn từ chotrẻ chậm nói là vô cùng quan trọng vì vậy khi phụ trách nhóm lớp 24-36 thángtuổi, hàng ngày tôi chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy cần phát triển vốn từ để vốn
từ của trẻ ngày càng phát triển phong phú, mở rộng vốn hiểu biết và giúp trẻphát triển toàn diện hơn
Trang 72 Khảo sát thực trạng
Năm học 2022-2023 tôi được sự phân công giảng dạy lớp 24-36 thángvới tổng số trẻ là 15 trẻ Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ bản thân tôinhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1 Thuận lợi
Được sự quan tâm sát sao của Ban Giám Hiệu nhà trường thường xuyên
tổ chức các chuyên đề phát triển ngôn ngữ và tạo môi trường ngôn ngữ cung cấpvốn từ vựng cơ bản cho trẻ để nâng cao trình độ cho giáo viên
Nhà trường chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làmtrung tâm, đổi mới phương pháp dạy trẻ học và phân các nhóm lớp theo đúng độtuổi, nên rất thuận lợi trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ
Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn đoàn kết, yêu nghề, nhiệt huyết, giúp đỡnhau trong công việc, có trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn và trên chuẩn.Hiệu trưởng và hiệu phó chuyên môn nhà trường luôn tích cực học hỏi cácphương pháp giáo dục tiên tiến và định hướng, đổi mới, truyền đạt lại cho giáoviên, nhiệt tình giúp đỡ và là người nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo viên
để truyền cảm hứng nguồn năng lượng tích cực cho giáo viên
Giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, được bồi dưỡngthường xuyên và tham gia học tập tại các lớp chuyên đề do sở, phòng tổ chức.Giáo viên nhiệt tình, sáng tạo làm đồ dùng phục vụ cho việc cung cấp vàphát triển vốn từ cho trẻ
Trình độ của giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn
Bản thân tôi là giáo viên trẻ, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, nhiệttình, luôn tận tâm chăm sóc giáo dục trẻ, có trình độ chuyên môn,có khả năngnắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý trẻ, tạo được môi trường lớp phong phú, hấpdẫn giúp trẻ hoạt động tích cực
Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy phù hợp với độ tuổi,đảm bảo an toàn, phòng học thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng
Trang 82.2 Khó khăn:
Khả năng nhận thức của các trẻ không đồng đều có 1 số trẻ nói vẫn chưathạo, ngôn từ chưa phong phú nên gây khó khăn cho các con trong việc thể hiện
ý muốn của mình đối với cô giáo
Nhiều gia đình bố mẹ đi làm cả ngày, con cái ở với ông bà cho trẻ vem tivi,điện thoại nhiều nên trẻ không được giao lưu tương tác với thế giới xung quanh
và các bạn cùng độ tuổi Phụ huynh phân lớn là nông dân nên chưa chú trọng tớiviệc tập nói của trẻ, để mặc con mình phát triển tự nhiên Bên cạnh đó có nhữngphụ huynh cho con đi học muộn, đi học không đều họ quan niệm rằng với độtuổi này thì việc học tập của trẻ là chưa cần thiết
Khi trẻ 24 – 36 tháng nhưng vẫn chưa nói được từ đôi hoặc trẻ đã nói đượcnhưng sau đó mất dần ngôn ngữ
Trẻ không tập trung chú ý, không chấp nhận giao tiếp, không kết bạn, sợchỗ lạ, người lạ, vật lạ, nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin
Vốn từ ngữ ở trẻ rất nghèo nàn Trẻ thường phát âm không đúng, khôngphân biệt những âm gần nhau như t/đ, b/m
Giọng nói của trẻ không bình thường, khó nghe, hay nói giọng mũi, nóingọng, giọng cao, giọng yếu, giọng khàn
Độ tuổi nhà trẻ tình trạng sức khỏe, sức đề kháng của trẻ kém hay ốm đặcbiệt là sức khỏe liên quan đến vấn đề hô hấp, các bệnh về Tai – Mũi – Họng khithời tiết thay đổi làm ảnh hưởng đến quá trình học tập và khả năng luyện âm.Phụ huynh còn thiếu phối kết hợp với cô như: Khi giáo viên trao đổi tìnhhình của trẻ về cho phụ huynh để phụ huynh trao đổi với trẻ về những gì cô dặntrên lớp nhưng hầu hết phụ huynh không làm
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã nghiên cứu và thấymình phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ chậm nói
Trang 93 Số liệu điều tra trước khi thực hiện
Bảng: Kết quả khảo sát đầu năm học 2022-2023 trên tổng số 15 trẻ
Nội dung khảo sát
Số lượng Tỉ lệ
(%) Số lượng
Tỉ lệ (%)
Khả năng tập trung chú ý của trẻ 5/15 33,3 10/15 66,7Khả năng phát âm, vốn từ, ngữ
Trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin,
không giao tiếp với người lạ 5/15 33,3 10/15 66,7
4 Các biện pháp thưc hiện.
Biện pháp 1: Học tập nâng cao trình độ chuyên môn
Biện pháp 2 : Cung cấp vốn từ thông qua hoạt động ở trường mầm non Biện pháp 3 : Xây dựng các bài tập luyện khẩu hình và âm ngữ cho trẻ Biện pháp 4 : Phối kết hợp với phụ huynh
5 Biện pháp thực hiện từng phần
5.1 Biện pháp 1: Học tập nâng cao trình độ chuyên môn
Đối với người giáo viên thì hình ảnh của giáo viên đóng vai trò hết sứcquan trọng trong sự nghiệp và trong tâm hồn trẻ, vì nó sẽ góp phần hình thànhnhững biểu tượng nhân cách ban đầu cho trẻ Vì vậy việc đầu tiên là phải nângcao trình độ chuyên môn của bản thân, tự trau dồi kiến thức, tìm tòi học hỏi Rèncách phát âm chuẩn là yếu tố quan trọng nhất
Tích cực chủ động tham gia đầy đủ các buổi thăm quan dự giờ và bồidưỡng chuyên môn do PGD&ĐT tổ chức, thường xuyên cập nhật nắm bắt kịpthời chương trình giáo dục trên trang website của Phòng Giáo Dục
Nhà trường luôn quan tâm sát sao đến mong muốn nguyện vọng của giáoviên tạo điều kiện cho tôi tham gia tập huấn, sinh hoạt chuyên môn trong khối,
đó là nơi giáo viên gắn bó giúp đỡ nhau, cùng nhau giải quyết những khó khăn
mà mình đang vướng Tạo cơ hội cho giáo viên tham gia vào các hoạt động dạyhọc, học tập trong và ngoài nhà trường để giáo viên bổ sung kiến thức, kĩ năng,
Trang 10chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nhằm nâng cao phẩm chấtnăng lực sư phạm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Tôi luôn chú ý, tìm tòi tích lũy thêm kiến thức trong việc cung cấp vốn từcho trẻ chậm nói, đồng thời tôi cũng học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi tổchức hoạt động và tìm hiểu qua các loại sách báo để có kế hoạch hướng dẫn theonăng lực của trẻ Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tựrèn luyện Tôi chủ động xây dựng bài giảng của mình có sáng tạo để gây hứngthú, cung cấp được nhiều vốn từ cho trẻ Đồng thời phải tự trau dồi cho mìnhnhững kiến thức về trình độ nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giao tiếp, ngữ điệu, âmđiệu khi nói chuyện với trẻ, kỹ năng xử lý tình huống, phương pháp truyền đạtkiến thức cho trẻ
Tôi đã chủ động học tập, tìm tòi thêm các phương pháp giáo dục tiên tiếnnhư stem/steam, Montessori …với những bài tập phù hợp với độ tuổi, khả năngcủa trẻ lớp tôi
Kết quả: Qua một quá trình tôi đã tự học, tự nghiên cứu, cũng như tham
gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn thì trước tiên tôi đã nắm bắt được những trẻnào ở lớp chậm nói vốn từ ít Từ đó tôi đã đưa ra các biện pháp để cung cấp vốn
từ cho trẻ chậm nói qua các hoạt động ở trường
5.2 Biện pháp 2: Cung cấp vốn từ thông qua hoạt động ở trường Mầm non
Thông qua giờ đón – trả trẻ:
Khi trẻ đến lớp, khi phụ huynh đến đón trẻ tôi chủ động chào phụ huynh,chào trẻ rõ ràng mạch lạc để trẻ nghe được lời cô chào, nếu trẻ chưa chào tôi chủđộng hướng dẫn trẻ chào cô, chào bố mẹ
Ví dụ: “Con chào cô ạ” dần dần tạo thói quen chào hỏi cho trẻ, vừa rèn lễgiáo vừa giúp trẻ phát triển khả năng nghe và nói
Khi trẻ cất dép ba lô tôi cùng giao tiếp tương tác với trẻ để trẻ tiếp nhậnthêm nhiều vốn từ như “cất dép” “cất balo”…
Để hiểu trẻ hơn nắm bắt tốt tâm sinh lý của trẻ tôi còn trò chuyện thật nhiềuvới trẻ về bản thân trẻ, về sở thích của trẻ thông qua hoạt động điểm danh
Trang 11Tôi thường trò chuyện cùng trẻ về gia đình, trường học và sở thích của trẻ
để giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, nói được lên những suy nghĩ củatrẻ một phần để rèn luyện kỹ năng phát âm cho trẻ
Tôi hướng dẫn cho trẻ nói về tên, tuổi, trường, lớp, tên cô giáo ở lớp và nóilên sở thích của mình cho cô và các bạn cùng nghe, khi trẻ gặp khó khăn về vốn
từ tôi sẽ gợi mở cho trẻ từ đầu tiên hoặc nói chậm từng từ để trẻ nhắc lại Khinghe trẻ giới thiệu xong tôi và cả lớp cùng nói “chào bạn A” Đặc biệt tôi khôngquên khen trẻ khi trẻ nói xong và luôn nói lời cảm ơn tới các bạn ngồi dưới đãchú ý lắng nghe bạn giới thiệu
Đối với những trẻ chưa biết nói thì tôi sẽ gọi tên trẻ, khi trẻ nghe được tôigọi đến tên của mình thì tôi lại gần định hướng cho trẻ đựng dậy khoanh tay vànói với trẻ “ạ” lặp đi lặp lại nhiều lần, nhiều ngày để trẻ bắt chước âm thanh đó
Thông qua hoạt động học
- Giờ làm quen với tác phẩm văn học
Tiết làm quen với tác phẩm văn học được trẻ yêu thích và rất hấp dẫn đốivới trẻ vì vậy kể chuyện là một cách thức giáo dục rất lý thú có khả năng pháttriển vốn từ rất tốt cho trẻ, khi vào giờ học cô gây hứng thú bằng nhiều cáchkhác nhau, cô dùng thủ thuật hoặc câu hỏi để gợi mở, hỏi trẻ nhiều, kích thíchtrẻ nói Khi kể cho trẻ nghe cô sử dụng nhiều hình thức khác nhau: Bằng tranh,
sa bàn, rối, mô hình, vật thật…những hình thức này giúp trẻ hứng thú hiểu nộidung nhớ tên truyện lâu hơn, qua đó phát triển vốn từ cho trẻ nhiều hơn
Qua các nội dung của bài thơ, câu chuyện cô đưa ra những câu hỏi yêu cầutrẻ trả lời, yêu cầu trẻ nói đủ câu, diễn đạt rõ lời tự tin khi trả lời cô
Và các bài thơ, các bài ca dao, đồng giao gần gũi nhất với trẻ tôi cũng đưavào cùng trẻ đọc lặp đi lặp lại nhiều lần, mọi lúc mọi nơi kết hợp với các độngtác minh họa là cơ hội tuyệt vời cho trẻ phát triển kĩ năng nghe và nói ở trẻ
Trong giờ kể chuyện tôi luôn dùng các biểu cảm khác nhau, giọng kể lúctrầm lúc bổng, nhấn mạnh vào các âm tiết, hóa thân vào nhân vật trong chuyện
để thu hút sự chú ý của trẻ Thường xuyên đọc các bài thơ, các bài ca dao, đồngdao gần gũi nhất với trẻ tôi cũng đưa vào cùng trẻ đọc lặp đi lặp lại nhiều lần,
Trang 12mọi lúc mọi nơi kết hợp với ngôn ngữ hình thể là cơ hội tuyệt vời cho trẻ pháttriển kĩ năng nghe và nói ở trẻ.
Ví dụ: Trong câu chuyện “ Quả trứng” tôi chỉ đọc đoạn “ lợn con chạy đến,
nó ngắm nghía quả trứng rồi bảo:…” lợn con bảo gì? Tôi để trẻ nói theo suynghĩ của mình Có trẻ nói lợn nói “éc, éc, éc”, “ụt à ụt ịt”, hoặc “trứng, trứng,trứng”…
Ví dụ: Trong câu chuyện “Ba chú lợn nhỏ” tôi cho trẻ tam gia đóng vai cácnhân vật, thể hiện các gọng điệu nhân vật như: giọng hổ hung giữ “Nếu ngươikhông mở cửa ta sẽ thổi đổ nhà” Giọg lợn đen, lợn trắng, lợn hồng sợ hãi
- Nhận biết tập nói
Trong giờ học nhận biết tập nói tôi cố gắng phát âm rõ ngắn gọn, xúc tích,tông giọng vừa đủ để trẻ nghe và tiếp thu vốn từ được hiệu quả nhất và cho trẻphát âm lại bằng nhiều hình thức khác nhau như: Phát âm cả lớp, tổ, nhóm, cánhân lặp đi lặp lại nhiều lần và sửa sai cho trẻ
Ví dụ: Chủ đề thực vật: Các loại quả
Tôi hỏi trẻ: Đây là quả gì?
Trẻ: Quả dưa hấu ạ
Tôi: Quả dưa hấu có màu gì?
Trẻ: Màu xanh ạ
- Họat động âm nhạc
Hoạt động âm nhạc trẻ được bộc lộ hết khả năng của mình và phát triển cả
về ngôn ngữ lẫn khả năng tập trung chú ý mỗi khi dạy trẻ hát hay vận động theonhạc tôi đều cố gắng hát rõ lời thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát và giớithiệu nội dung cho trẻ thật ngắc gọn, xúc tích, hấp dẫn để thu hút sự tập trunglắng nghe của trẻ Và cho trẻ hát dưới nhiều hình thức khác nhau như: hát theo
tổ, nhóm, cá nhân, cả lớp cùng hát đồng thời tôi cũng luôn khuyến khích trẻ biểu
lộ cảm xúc, động tác minh họa, sử dụng kèm các dụng cụ âm nhạc nhằm pháttriển tai nghe, tăng sự hấp dẫn thu hút sự chú ý cho trẻ
Trang 13 Thông qua hoạt động ngoài trời
Vui chơi ngoài trời nhưng lại cung cấp được rất nhiều kiến thức cho trẻ.Với những giờ hoạt động ngoài trời tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơidân gian thông qua các bài đồng dao để giúp trẻ có thêm kiến thức về vốn từngữ như: trò chơi “Rồng rắn lên mây” Trong lúc đọc các từ “rồng, rắn”, “lúclắc ” các cháu phải uốn lưỡi vì có các chữ “l, r” qua đó trẻ sẽ phát âm chuẩnhơn
Trẻ mầm non rất dễ bị nhầm cách phát âm chữ “l” và “n” nên tôi đã tổ chứccho trẻ chơi những trò chơi có sử dụng nhiều chữ “l,n” và những câu đố, câu thơbắt đầu hoặc kết thúc của câu bằng chữ cái trẻ đang được làm quen
Ví dụ: Trò chơi “nu na, nu nống”, “nhảy lò cò”…
Trong hoạt động này tôi vừa quan sát trẻ chơi vừa hướng dẫn trẻ tham giacác hoạt động và chuẩn bị các nội dung cho trẻ quan sát, những từ những câucần dạy trẻ, những câu hỏi yêu cầu trẻ trả lời
Ví dụ như: Cho trẻ quan sát các loài hoa Tôi chuẩn bị cho một vị trí cónhiều loại hoa khác nhau cho trẻ quan sát, giới thiệu cho trẻ biết tên của loại hoa
đó Rồi hỏi trẻ: Đây là hoa gì? (Hoa hồng, cúc…) Hoa hồng có màu gì? (Đỏ,vàng, trắng…) Đây là bộ phận gì của cây hoa hồng? (Lá, thân, cành…)
Việc cho trẻ được quan sát trực tiếp hiện tượng sự vật xung quanh và đàmthoại về chúng giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên từ đó giúp cho vốn
từ của trẻ được phong phú, đa dạng
Thông qua hoạt động góc
Hoạt động góc là hoạt động được trẻ đón nhận một cách hứng thú và tíchcực nhất, bởi nó đáp ứng được nhu cầu của trẻ và để trẻ có thể ghi nhớ tên góc,nội quy góc chơi đồng thời kích thích sự phát triển của ngôn ngữ và tính tậptrung thì trước khi bước vào hoạt động tôi cho trẻ kể tên các góc chơi, quan sát
đồ dùng của từng góc và cho trẻ được lựa chọn góc chơi trẻ yêu thích
Trang 14Ở bé xem tranh truyện trẻ cùng nhau lựa chọn những cuốn truyện, tranh,ảnh để khám phá cung cấp thêm vốn từ cho mình, bên cạnh đó trẻ còn đượccùng nhau tương tác để tăng khả năng giao tiếp.
Ví dụ: Góc bé bế em Tôi cho trẻ nhập vai làm mẹ thể hiện tình cảm củamình đối với búp bê, trẻ được chăm búp bê ăn, ru búp bê ngủ bắt chước những
lờ cô và mẹ nói ở nhà Và biết hát ru “ à ơi” cho em bé ngủ Khi trẻ được nhậpvai giúp trẻ có thêm vố từ phong phú
Thông qua các hoạt động khác như
Trong giờ ăn: Ngay từ những buổi học đầu tiên tôi đã hướng dẫn trẻ biếtđọc thơ trước khi ăn, tôi cũng giới thiệu các món ăn để trẻ nhắc lại và hướng dẫntrẻ biết nói lời mời cô và các bạn trước khi ăn
Ví dụ như: Trong thời gian chờ bạn đồng nghiệp đi lấy cơm Tôi cùng trẻđọc bài thơ: Giờ ăn cơm “Đến giờ ăn cơm/ Vào bàn bạn nhé/ Nào thìa bát đĩa/Xúc cho gọn gàng/ Chớ có vội vàng/ Cơm rơi cơm vãi.”
Điều đó được tôi làm lặp đi lặp lại hằng ngày trước mỗi bữa ăn Không chỉgiúp trẻ biết được nội quy trong giờ ăn mà còn giúp trẻ hiểu được nghĩa của các
từ trong câu, nói và thực hiện theo
Trong giờ ngủ: Trước mỗi giờ đi ngủ tôi thường cho trẻ nghe những bảnnhạc nhẹ nhàng, du dương hay kể chuyện cho trẻ nghe, để trẻ chơi một trò chơidân gian, đọc thơ, hát Nhằm giúp trẻ học được những từ mới, diễn đạt hay hơn
và nhờ nghe nhiều trẻ cũng sẽ phát âm rõ ràng hơn
Ví dụ: Tôi cùng với trẻ ngồi bên nhau chơi trò chơi “Nu na nu nống”, “ chichi chành chành”
Kết quả: Thông qua tất cả các hoạt động ở trường Mầm non một ngày, các
hoạt động được lặp đi lặp lại hàng ngày và nhiều lần đã giúp cho trẻ chậm nói ởlớp tôi cải thiện rõ hơn Trẻ có nhiều cơ hội được giao tiếp với cô với bạn, đặcbiệt trẻ được đón nhận vốn từ ngữ vô cùng phong phú, củng cố những từ ngữ trẻ
đã biết, tiếp nhận được những từ ngữ mới thông qua các oạt động ở trường
5.3 Biện pháp 3 : Xây dựng các bài tập luyện khẩu hình và âm ngữ cho trẻ