1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài trách nhiệm xã hội của luật sư trong hoạt động hành nghề

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Xã Hội Của Luật Sư Trong Hoạt Động Hành Nghề
Tác giả Nhóm 3, Lớp B4 LS26.1HNtoi
Trường học Học Viện Tư Pháp
Chuyên ngành Kỹ Năng Cơ Bản Của Luật Sư
Thể loại Bài Thực Hành
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 66,41 KB

Nội dung

Trách nhiệm xã hội của luật sư là một phần không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp, đòi hỏi họ phải hành động với tinh thần công bằng, trung thực và có trách nhiệm với cộng đồng.. Qu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ

-o0o -BÀI THỰC HÀNH MÔN: KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA LUẬT SƯ

ĐỀ TÀI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA LUẬT SƯ TRONG

HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Khái quát về luật sư và vai trò của luật sư 1

2 Trách nhiệm xã hội của luật sư 2

2.1 Quy định về trách nhiệm xã hội của luật sư 2

2.2 Các khía cạnh thể hiện trách nhiệm xã hội của luật sư 3

3 Thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội của luật sư 5

3.1 Các mặt tích cực 5

3.2 Các mặt tiêu cực 9

4 Một vài khuyến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của luật sư 9

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong quá trình hành nghề, vai trò, trách nhiệm của luật sư không chỉ giới hạn với khách hàng, đồng nghiệp mà còn được thể hiện thông qua trách nhiệm của họ đối với xã hội Trách nhiệm xã hội của luật sư là một phần không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp, đòi hỏi

họ phải hành động với tinh thần công bằng, trung thực và có trách nhiệm với cộng đồng Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội ngày càng được nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn, đòi hỏi luật sư không chỉ hành động vì lợi ích của khách hàng mà còn phải tôn trọng hệ thống pháp luật và thúc đẩy lợi ích chung Phần trình

bày, nghiên cứu dưới đây về chủ đề “Trách nhiệm xã hội của luật sư trong hoạt động hành nghề” của nhóm 3 lớp B4 LS26.1HNtoi sẽ đi sâu vào phân tích trách nhiệm xã hội

của luật sư, thực tiễn thực hiện trách nhiệm này để từ đó đóng góp một số khuyến nghị để nâng cao trách nhiệm xã hội của luật sư trong hoạt động hành nghề

NỘI DUNG

1 Khái quát về luật sư và vai trò của luật sư

Luật sư là người có tư cách pháp lý luật sư theo quy định của Luật luật sư; thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng và cơ quan tố tụng, phù hợp với quy định của pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

Qua thực tiễn hành nghề, vai trò của luật sư được thể hiện trên các phương diện sau:

- Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của bị can, bị cáo và các đương

sự trước tòa:

Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư giúp bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Vai trò của luật sư trong hoạt động tư vấn pháp luật góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức:

Bên cạnh hoạt động tranh tụng, luật sư còn nhận làm tư vấn pháp luật cho cá nhân,

tổ chức trong và ngoài nước bằng hình thức ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý Luật

sư thực hiện tư vấn trong nhiều lĩnh vực pháp luật, soạn thảo các văn bản pháp luật,

Trang 4

soạn thảo di chúc, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán bất động sản, soạn thảo giấy tờ pháp lý của công ty

Việc tư vấn pháp luật cho khách hàng của luật sư góp phần không nhỏ trong việc giải quyết những tranh chấp xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn được những hành vi vi phạm pháp luật, giảm bớt phiền hà cho cơ quan nhà nước khi người dân thiếu hiểu biết pháp luật đi khiếu nại không đúng cơ quan có thẩm quyền

- Vai trò luật sư trong việc tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật:

Là người hiểu biết pháp luật, thông qua việc hành nghề, luật sư góp phần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cộng đồng xã hội Hoạt động này được thực hiện thông qua nhiều hình thức như: qua báo chí, phương tiện thông tin đại chúng; qua việc tham gia các phiên tòa, phiên hòa giải; qua giảng dạy tại các trường học hoặc các doanh nghiệp, tổ chức tài chính; qua mạng xã hội hoặc qua website,…

2 Trách nhiệm xã hội của luật sư

2.1 Quy định về trách nhiệm xã hội của luật sư

Trách nhiệm xã hội là một lý thuyết đạo đức, trong đó các cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân của mình, và các hành động của một cá nhân phải mang lại lợi ích vì mục tiêu phát triển của xã hội Nói cách khác, trách nhiệm xã hội liên quan đến một nghề được hiểu là hệ quả của nghề đó tác động tới xã hội từ giác độ có mang lại lợi ích cho sự phát triển đất nước trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội hay không

Trách nhiệm xã hội là một trong số phương diện hoạt động nghề nghiệp mà thông qua

đó, luật sư đóng góp giá trị nghề nghiệp cho việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

Đối với Luật sư, trách nhiệm xã hội là sự thể chế hoá sứ mệnh nghề nghiệp của luật sư,

qua đó, Luật sư đóng góp giá trị nghề nghiệp cho việc “góp phần bảo vệ công lý, các

quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” (Điều 3 Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012)

Trang 5

Theo Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng Luật

sư toàn quốc):

- Quy tắc 2: Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan “Luật sư phải độc lập,

trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp”;

- Quy tắc 4: Tham gia hoạt động cộng đồng:

“Luật sư luôn sẵn sàng và tích cực tham gia vào những hoạt động vì lợi ích chung

của cộng đồng xã hội, phù hợp với nghề nghiệp của luật sư;

Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao”

Các quy định này nhấn mạnh rằng trách nhiệm xã hội của luật sư không chỉ nằm ở việc thực hiện tốt công việc chuyên môn mà còn bao gồm các hoạt động góp phần vào sự phát triển của xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng yếu thế, và nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng

2.2 Các khía cạnh thể hiện trách nhiệm xã hội của luật sư

Luật sư tham gia hành nghề thông qua các hoạt động: Tham gia tố tụng, Thực hiện tư vấn pháp luật, Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này (Điều 22 Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012), nhằm đáp ứng nhu cầu pháp

lý của người dân (khách hàng) một cách minh bạch và tạo ra cho người dân nhận biết chân thực và công bằng các nhu cầu chính đáng ấy Vì vậy, trách nhiệm xã hội của luật

sư cũng sẽ được thể hiện rõ nét nhất phạm vi hoạt động này và trong mối quan hệ với khách hàng và xã hội

(i) Trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư

- Hoạt động tranh tụng của Luật sư góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, các tổ chức kinh tế - xã hội và Nhà nước Trong hoạt động tư pháp nếu không có sự tham gia của Luật sư thì khó có thể xây dựng một nền tư pháp dân chủ, minh bạch, công khai niềm tin của người dân vào công lý sẽ bị suy giảm Đặc biệt trong trường hợp gây

ra oan sai thì công lý sẽ bị tổn thương khó có thể bù đắp được Do đó, hoạt động tranh tụng của Luật sư khi tham gia vào hoạt động tư pháp không những góp phần vào bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, các tổ chức kinh tế- xã hội, góp phần bảo vệ công lý, mà điều quan

Trang 6

trọng là tạo được niềm tin của nhân dân vào công lý, lẽ phải, từ đó sẽ củng

cố niềm tin vào chế độ xã hội

- Hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư thông qua tư vấn pháp luật,

và dịch vụ pháp lý khác hay đại diện ngoài tố tụng đều xuất phát từ nhiệm

vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho khách hàng trên cơ sở pháp luật và đạo đức nghề nghiệp Dịch vụ pháp lý của Luật sư không những có khả năng giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn kinh tế – xã hội một cách văn minh, làm cho xã hội ổn định, an toàn cho mọi người mà còn góp phần ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra nếu như được sử dụng ngay từ giai đoạn chuẩn bị tham gia vào bất kỳ một quá trình nào đó của xã hội

(ii) Trong quan hệ với khách hàng

Mối quan hệ pháp lý giữa luật sư và khách hàng là quan hệ dân sự giữa bên cung

cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ, theo đó, Luật sư hành động vì bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và đồng thời cũng cần tuân thủ pháp luật và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp Nói rộng ra là bảo vệ công lý, các quyền

tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức

Để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng, trách nhiệm của luật

sư là phải luôn tuân thủ những quy tắc cơ bản trong suốt quá trình tiếp xúc, làm việc với khách hàng từ giai đoạn nhận vụ việc cho đến khi kết thúc vụ việc và ngay cả khi các bên xảy ra tranh chấp liên quan đến việc cung cấp dịch vụ pháp

lý Ngoài ra, việc bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng trên cơ sở tận tâm với công việc và có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp Nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng, luật sư phải tận tâm với công việc đồng thời có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết Tận tâm đòi hỏi luật sư dành thời gian để bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng Ngoài

ra, Luật sư cần có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, chủ động, tích cực nâng cao trình độ, chuyên môn Luật sự có thái đô, trách nhiệm nghiêm túc với chính chuyên môn của mình cũng là có trách nhiệm với khách hàng

(iii) Trách nhiệm với cộng đồng

Tham gia hoạt động cộng đồng, luôn sẵn sàng và tích cực tham gia vào những hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội, phù hợp với nghề nghiệp của Luật sư là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của nghề Luật sư; là cách thức để người Luật sư tri ân với nghề đồng thời sử dụng hoạt động nghề nghiệp để góp phần tạo lập, khẳng định vai trò vị trí của nghề Luật sư và người Luật sư trong xã

Trang 7

hội Vì vậy, ngoài hoạt động hành nghề, Luật sư còn thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý Hoạt động trợ giúp pháp lý là hoạt động quan trọng trong các hoạt động cộng đồng của người Luật sư Đây là hoạt động thể hiện tinh thần phục vụ cộng đồng của Luật sư đối với những người, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn Sự cống hiến đối với xã hội của Luật sư

và đội ngũ Luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần xây đắp lên những giá trị xã hội của nghề Luật sư

3 Thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội của luật sư

3.1 Các mặt tích cực

Trách nhiệm xã hội của luật sư được thể hiện qua những đóng góp của luật sư để góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Chức năng xã hội của luật sư chính là sự thể chế hóa Sứ mệnh nghề nghiệp luật sư, được ghi nhận trong Luật luật sư

Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, đội ngũ luật sư không những đã có những đóng góp tích cực cho công tác tư pháp nói chung, hoạt động xét xử nói riêng, mà còn là nhân tố hỗ trợ phát triển các quan hệ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư đã bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Thông qua hoạt động bào chữa, tranh tụng tại Tòa án, luật sư đã góp phần làm giảm thiểu các vụ án oan, sai, đã xuất hiện nhiều tấm gương luật sư xuất sắc trên diễn đàn “Pháp đình”, vị thế của luật sư trong xã hội cũng ngày càng được nâng cao;

- Hoạt động tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác của luật sư là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, lành mạnh theo đúng pháp luật, đồng thời hỗ trợ tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thị trường dịch vụ, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm; góp phần bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp cả ở nước ngoài Sự tham gia tích cực của các luật sư trong dự án đầu tư, các giao dịch kinh doanh, thương

Trang 8

mại không chỉ góp phần phát huy nội lực mà còn thu hút ngoại lực, thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

- Hoạt động trợ giúp pháp lý: Hiện nay ngoài hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý thì trách nhiệm xã hội của Luật sư còn được thể hiện thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý Đây là hoạt động thể hiện tinh thần phục vụ cộng đồng, sự cống hiến đối với xã hội của Luật sư và đội ngũ Luật sư Từ thực tiễn hoạt động, các luật sư cũng đã đưa ra đánh giá hiệu quả của công tác tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho người dân Công tác tư vấn, hỗ trợ pháp lý không chỉ là lĩnh vực chuyên môn mà còn là nghĩa vụ của Luật sư

- Hoạt động tuyên truyền và phổ biến pháp luật là một trong những hoạt động thể hiện trách nhiệm của luật sư tới xã hội Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Luật sư, hoạt động luật sư ngày càng tham gia sâu rộng vào đời sống kinh tế, xã hội bằng việc tư vấn, tranh tụng, cung cấp dịch vụ pháp lý cho các chủ thể trong xã hội, góp phần tích cực vào việc bảo vệ công lý, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Thông qua các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm giảm thiểu những tệ nạn xã hội, hạn chế các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng đảm bảo sự phát triển chung của

xã hội

Có thể kể đến, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã từng bước thực hiện tốt việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân Trong 09 tháng đầu năm 2023, Đoàn luật sư

đã tổ chức với số lượng 25 buổi tuyên truyền trực tiếp, số lượng người dân, học sinh tham gia trên 12.000 người, ở một số quận, huyện trên địa bàn thành phố như: Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Đông Anh, Gia Lâm, Mỹ Đức, Ba Vì, Thường Tín; tại các Trường học như Trường THPT Phan Đình Phùng, Trường THPT Lê Lợi (Hà Đông), Trường THPT Ngọc Lâm (Long Biên), Trường TH & THCS Mỹ Đức, Trường PTDT Nội trú Ba Vì… các chương trình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí được tổ chức đều đặn đạt được hiệu quả đáng kể, các nội dung tuyên truyền, trợ giúp pháp lý như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Cư trú, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật An ninh mạng, Luật Trẻ em, Luật phòng chống tham nhũng….đặc biệt là việc tập trung tuyên truyền Nghị quyết 18/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương về đất đai, về những nội dung mới trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tuyên truyền Luật Đất đai 2013 và các chủ trương chính sách về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất liên quan đến đường Vành đai 4 trên địa bàn thành phố, cho nhân dân tại các xã trên địa bàn thành phố mà đường Vành đai 4 đi qua như xã Nhị Khê (200 người), xã Duyên

Trang 9

Thái (200 người), xã Văn Bình (176 người), xã Hồng Vân (186 người), xã Ninh Sở (215 người) huyện Thường Tín thành phố Hà Nội…1

Ngoài việc tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật trên địa bàn Thành phố, Đoàn luật

sư cũng thành lập các đoàn công tác thực hiện việc tuyên truyền pháp luật trợ giúp pháp lý cho nhân dân các địa bàn vùng sâu vùng xa như xã An Thới, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, kết hợp với hoạt động tuyên truyền còn có việc trao quà từ thiện cho các hộ dân và các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn Đây là những hoạt động thường được Đoàn luật sư tổ chức kết hợp trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý hàng năm đều mang lại hiệu quả tích cực

Thêm vào đó, chỉ tính riêng đầu năm 2024 thì Đoàn luật sư Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật, ví dụ: ngày 05 và 06/4/2024, Đoàn Luật sư

TP Hà Nội đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý tại các huyện Thanh Trì và Mỹ Đức Ngày 14/4/2024, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với UBND xã Thụy Lâm và Hội Liên hiệp phụ nữ xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý liên quan đến Luật Đất đai năm 2024 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Và mới đây nhất vào ngày 09/5/2024, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Phòng Tư pháp huyện Ba

Vì và UBND xã Vạn Thắng tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến Luật Đất đai năm 2024 Đây là chương trình do Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Phòng Tư pháp huyện Ba Vì và UBND xã Vạn Thắng tổ chức2 Các hoạt động tuyên truyền của luật sư rất đa dạng, chủ yếu trong lĩnh vực đất đai, hôn nhân gia đình hướng tới các đối tượng như trẻ em, phụ nữ, lao động phổ thông, người dân tộc thiểu số,…Điểm mạnh của việc tuyên truyền pháp luật do Luật sư thực hiện là nội dung tuyên truyền với chủ đề gần gũi và hướng dẫn áp dụng pháp luật phong phú Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn trong công tác hành nghề, Luật sư thường nêu các tình huống thường gặp trong cuộc sống khi tuyên truyền pháp luật nên hiệu quả rất thiết thực Trong đó, các tình huống về đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình được nhiều người dân quan tâm vì gắn liền với đời sống và rất thường gặp Đây là trách nhiệm xã hội của luật sư, và thông qua hoạt động này, giới Luật sư đã góp một phần vào việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, giải quyết kịp thời những vướng mắc, các tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân; tăng cường đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật; duy trì, củng cố sự đoàn kết trong nhân dân, giữ gìn an ninh

1 Ths, Ls Phạm Thị Bích Thảo (2023), “Vai trò của Đoàn Luật sư TP Hà Nội trong việc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người dân”, https://lsvn.vn/vai-tro-cua-doan-luat-su-tp-ha-noi-trong-viec-tham-gia-xay-dung-cac-van-ban-phap-luat-tro-giup-phap-ly-cho-nguoi-dan-1696854078.html , truy cập ngày 30/05/2024

2 PV (2024) Đoàn Luật sư TP Hà Nội tuyên truyền Luật Đất đai năm 2024 cho người dân xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì,

https://lsvn.vn/doan-luat-su-tp-ha-noi-tuyen-truyen-luat-dat-dai-nam-2024-cho-nguoi-dan-xa-van-thang-huyen-ba-vi-ha-noi-1715673399.html , truy cập ngày 30/05/2024

Trang 10

chính trị và trật tự an toàn xã hội ở mỗi địa phương Hoạt động này giúp cho ngày càng nhiều người dân được tiếp cận các văn bản pháp luật, đặc biệt các văn bản mới, từ đó người dân càng hiểu sâu thêm về các chính sách của Đảng, Nhà nước qua đó thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân của mình Nhà nhà, người người đều hiểu rõ, thực hiện nếp sống văn minh, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật

- Hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật: là đội ngũ tinh anh và hiểu rõ pháp luật cũng như có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, luật sư cũng thể hiện trách nhiệm

xã hội của mình trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật Cụ thể, trong năm 2023, Liên đoàn đã đóng góp cho 25 văn bản pháp luật và các văn bản khác theo yêu cầu của các cơ quan như đóng góp vào Dự thảo Luật Đất Đai sửa đổi, dự thảo Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi, dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi, dự thảo Luật phòng chống bạo lực gia đình sửa đổi,

Ngoài ra, năm 2023, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức 04 cuộc Hội thảo lấy

ý kiến đóng góp xây dựng pháp luật gồm: Hội thảo lấy ý kiến đóng góp của Luật

sư đối với dự thảo Luật Đất đai (tổ chức tại Hà Nội), 02 cuộc Hội thảo tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, những bất cập, vướng mắc và kiến nghị sửa đổi (tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh); Hội thảo lấy ý kiến đóng góp về Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (tổ chức tại TP Hồ Chí Minh); Hội thảo lấy ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung Luật Trọng tài Thương mại

và Luật Đất đai (tại TP Hồ Chí Minh)3

Đồng thời năm 2023, Liên đoàn đã cử đại diện tham gia vào một số Ban Soạn thảo, Tổ công tác, Hội đồng sau: Hội đồng Tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng Luật Thi hành án dân sự; Hội đồng Kiểm tra tập sự trợ giúp pháp lý năm 2023; cử đầu mối trao đổi thông tin với Bộ Tư pháp về thực hiện Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh

có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027; tham gia Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi); Ban Tổ chức, Tổ Thư ký Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV; Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Pháp lệnh Chi phí

tố tụng; Ban Biên tập xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Trọng tài thương mại; Nhóm giúp việc Tổ Công tác về thuế suất OECD

- Hoạt động thiện nguyện khác: Bên cạnh những hoạt động trách nhiệm xã hội liên quan tới chuyên môn, luật sư cũng thể hiện trách nhiệm của mình với các vấn đề

xã hội khác Ví dụ năm 2023 Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tổ chức chương

3 Văn Đức (2024), Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024,

Ngày đăng: 27/07/2024, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w