Ví dụ như một người thực hiện hành vi vận chuyển chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác thì sẽ cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma tuý Điều 251 BLHS Hàng cấm chung thì quy vào
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
BUỔI THẢO LUẬN 7
CỤM 3 MÔN : Luật Hình sự - Phần các tội phạm
GVHD : Ths Phan Thị Phương Hiền
LỚP : HS47A2
NHÓM : 5
THỰC HIỆN:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 4 năm 2024
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3MỤC LỤC
NHẬN ĐỊNH 1
26) Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) 1
27) Hành hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả 1
28) Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS) 1
29) Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại Điều 192, 193, 194, 195 BLHS 2
34) Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định 2
37) Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành Tọi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS) 2
44) Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS) 3
BÀI TẬP 4
Câu 20: 4
Câu 21: 4
Câu 29: 6
Câu 33: 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4NHẬN ĐỊNH
26) Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 188, 251 BLHS
Vì đối tượng của tội phạm này sẽ bao gồm: hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật còn các loại hàng hóa có tính năng đặc biệt khác như
ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ,… dù có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên cũng
sẽ được quy định trong các điều riêng biệt => Đttđ phải là hàng hóa được phép lưu thông nếu không phải là hàng hóa lưu thông thì không cấu thành Tội buôn lậu
Ví dụ như một người thực hiện hành vi vận chuyển chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác thì sẽ cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251 BLHS)
Hàng cấm chung thì quy vào Đ190 nếu thỏa đk về định lượng và không thuộc vào các tội danh cụ thể, hàng cấm được quy vào các tội danh cụ thể thì ma túy, vũ khí quân dụng Đ304, vật liệu nổ Đ305
=> Buôn bán
27) Hành hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả.
Nhận định: Sai
- CSPL: điểm b, khoản 8, Điều 3 Nghị định 124/2015/NĐ-CP
- Thì hàng giả là:
“b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống
so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;”
Vậy chỉ khi hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công
bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì thì mới là hàng giả
28) Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS).
Nhận định: Đúng
CSPL: Điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309, 311,…
- Đối tượng của tội phạm này là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, tuy nhiên có những hàng hóa cũng là loại Nhà nước cấm kinh doanh nhưng đã được
Trang 5quy định là đối tượng của các tội phạm khác nên không còn là đối tượng tác động của tội phạm này Chẳng hạn, hàng cấm là đối tượng của các Điều 232, 234, 244,
246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309, 311,…như: ma túy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ,…
29) Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại Điều
192, 193, 194, 195 BLHS.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 226 BLHS
Hàng giả được chia là hai loại: hàng giả về nội dung (giả về chất lượng và công dụng) và hàng giả về hình thức Đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại Điều 192, 193, 194, 195 BLHS là hàng giả về nội dung, còn hàng giả về hình thức không thuộc đối tượng tác động của tội phạm này mà nếu là hàng hóa giả về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam thuộc đối tượng tác động của tội phạm quyền sở hữu công nghiệp Điều 226 BLHS, nếu là tem giả, vé giả thì
là đttđ của Đ202 Vì vậy, hàng giả còn là đối tượng tác động của tội phạm quyền sở hữu công nghiệp nếu là hàng giả về hình thức
34) Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định.
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 203 BLHS
Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều
203 BLHS không chỉ có các hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định mà còn bao gồm các hành vi:
- Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo
- Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch
vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ
- Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn giá
Lấy tinh thần theo điểm c K3 Đ2 TTLT 10/2013
37) Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS)
Nhận định: Sai
CSPL: Điều 226 BLHS
Trang 6Không phải mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Chỉ những hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam và đồng thời đối tượng là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200 triệu đồng trở lên thì mới cấu thành Tội này
=> Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam nhưng đối tượng tác động không phải là đối với hàng hóa là nhãn hiệu or chỉ dẫn địa lý mà
là bí mật công nghiệp, thì không cấu thành Đ226
=> Không thỏa mãn quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200 triệu đồng trở lên thì không thỏa mãn dấu hiệu hậu quả thì không cấu thành
44) Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).
Nhận định: Sai
Giải thích: Hành vi gây ô nhiễm môi trường cấu thành tội phạm khi đủ định lượng
số lần vượt quá nằm trong nhóm chất gây nguy hiểm trong điều ước quốc tế theo quy định tại khoản 1 Điều 235 BLHS Do đó, không phải mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường ở Điều 235 BLHS
Tội gây ô nhiễm môi trường mà chỉ có hành vi mà không thỏa mãn thêm các đk thì không cấu thành Đ235 => CT Vật chất
Trang 7BÀI TẬP
Câu 20:
- Trong trường hợp này, hành vi của L đã phạm Tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 171 BLHS 2015:
Khách thể
- Hành vi của L xâm phạm đến quan hệ sở hữu của anh V với chiếc xe mô tô
- Đối tượng tác động: Xe mô tô
Mặt khách quan
- Về hành vi: “Khi L điều khiển xe chở anh V ngồi sau, L điều khiển xe được khoảng 500m thì giả vờ làm rơi bịch đồ treo trước xe xuống đường (đựng khô, hột vịt lộn) rồi dừng
xe lại kêu anh V xuống xe nhặt Khi anh V xuống xe nhặt bịch đồ thì L bất ngờ tăng ga chạy xe thẳng về thành phố H” Hành vi trên thể hiện L đã có thủ đoạn gian dối thông qua việc giả vờ làm rơi bịch đồ rồi kêu anh V xuống nhặt để tạo ra sơ hở, lợi dụng sự hớ hênh của anh V để lấy tài sản, sau đó, L đã bất ngờ tăng ga xe chạy đi tức là L đã thực hiện hành vi cướp giật tài sản một cách công khai (L không
có ý định che giấu hành vi của mình thông qua việc lấy xe khi có cả anh V ở đó) và một cách nhanh chóng thông qua việc L tăng ga bỏ chạy
- Về hậu quả: anh V mất đi quyền quản lý chiếc xe mô tô Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi cướp giật chiếc xe mô tô của L là nguyên nhân dẫn đến việc anh V mất đi quyền quản lý chiếc xe mô tô
Chủ thể
- Chủ thể: L là người có năng lực TNHS đầy đủ và đủ tuổi chịu TNHS
Mặt chủ quan
L thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp vì L đã tìm cách lấy xe mô tô của anh V nên nói là muốn tìm chỗ đi vệ sinh
và kêu anh V đưa xe L điều khiển chở anh V ngồi sau L mong muốn hậu quả xảy ra thông qua việc cố ý chiếm đoạt
xe mô tô của anh V
Có thể xử Tội trộm cắp đã thỏa mãn hành vi nhưng không thỏa hậu quả
Có gian dối nhưng không phải lừa đảo?
ÁN LỆ 57/2023 (Trang 265)
Trang 8Câu 21:
Hành vi của A đã có đủ tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm cho Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 BLHS
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chính là việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản từ người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản
Khách thể của tội phạm
- Khách thể: Quyền được bảo vệ về sở hữu tài sản của con người Cụ thể là quyền được bảo vệ về sở hữu tài sản là lượng dầu bị chiếm đoạt của Nhà máy bột ngọt TH
- Đối tượng tác động: Tài sản Cụ thể là lượng dầu mà A đã chiếm đoạt được sau nhiều lần thực hiện hành vi gian dối
Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi: A đã có hành vi gian dối, tráo đổi tài sản A không phải là chủ sở hữu của
số dầu máy, nhưng A đã có hành vi lợi dụng sự tín nhiệm của Nhà máy bột ngọt TH
để lừa dối, đem bán số dầu của công ty trong mỗi lần vận chuyển Cụ thể là khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần vài trăm lít Sau đó, chất lên xe mấy thùng nước có trọng lượng tương đương với số dầu đã rút ra Đến địa điểm giao dầu, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe đề khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe
- Hậu quả: Thiệt hại về vật chất Cụ thể là thiệt hại về tài sản là số dầu mà A đã chiếm đoạt được của Nhà máy bột ngọt TH có tổng giá trị là 38.565.000 đồng
- Mối quan hệ nhân quả: Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp Hành vi gian dối, tráo đổi tài sản, lợi dụng sự tín nhiệm của Nhà máy bột ngọt TH để lừa dối, đem bán số dầu trong mỗi lần vận chuyển là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả gây thiệt hại về tài sản cho Nhà máy bột ngọt TH
Chủ thể của tội phạm
- Chủ thể của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường, là người
có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Căn cứ khoản 1 Điều 12 và Điều 175 BLHS, A trong trường hợp này đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, là chủ thể của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Cụ thể, A phải là người đủ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, có khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi của mình A đã ký hợp đồng với Nhà máy bột ngọt TH về việc vận chuyển dầu máy Như vậy, A đã được Nhà máy bột ngọt TH tín nhiệm giao cho việc chuyên chở dầu máy từ nơi nhận dầu chuyển đến kho của nhà máy
Trang 9Mặt chủ quan của tội phạm:
- Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp (khoản 1 Điều 10 BLHS)
Lý trí: A nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt dầu máy của Nhà máy bột ngọt TH sẽ gây thiệt hại về tài sản cho nhà máy, thấy trước hậu quả của hành vi chiếm đoạt trên
Ý chí: A thấy trước hậu quả của hành vi nhưng vẫn thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra, A mong chiếm được số dầu trên để đem bán kiếm lợi nhuận
=> Kết luận: A phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 BLHS A đang quản lý ts nên không thể xử trộm cắp vì trộm cắp là lén lút chiếm đoạt ts ra khỏi sự quản lý của ng khác
Thủ đoạn gian dối để nhằm chiếm đoạt
Câu 29:
Hành vi của Công ty bảo vệ thực vật A đã có đủ tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm cho Tội trốn thuế được quy định tại k5 Điều 200 BLHS => Pháp nhân thương mại phải áp theo Đ75 (chưa xử được công ty A vì phải chứng minh thêm đk ở Đ75)
Khách thể của tội phạm:
- Khách thể: Xâm phạm chính sách thuế, trật tự quản lý kinh tế làm thất thu ngân sách của Nhà nước Cụ thể là quản lý trong lĩnh vực thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước
Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi: Hành vi cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế của Công ty bảo vệ thực vật A Cụ thể là công ty bảo vệ thực vật A nhập từ nước ngoài
về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu BPMC hàm lượng khai báo
là 97% Qua kiểm định của Trung tâm Kiểm định thực vật phía Nam thì hàm lượng chỉ có 94,6% Điều này giúp Công ty A không phải đóng thuế thay vì nộp 10% khi
áp đúng mã thuế Đây là hành vi trốn thuế Vậy công ty A đã sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp
Chủ thể của tội phạm:
- Chủ thể của Tội trốn thuế là chủ thể thường, là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Công ty bảo vệ thực vật A là chủ thể thường, là pháp nhân thương mại theo khoản
1 Điều 76 BLHS 2015
Mặt chủ quan của tội phạm:
- Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp (khoản 1 Điều 10 BLHS)
Lý trí: Công ty bảo vệ thực vật A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm xảy ra nhưng vẫn thực hiện
Ý chí: Công ty bảo vệ thực vật A thấy trước hậu quả của hành vi nhưng vẫn thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra
Trang 10- Mục đích: Nhằm trốn thuế của Nhà nước.
=> Kết luận: Công ty bảo vệ thực vật A phạm Tội trốn thuế được quy định tại Điều
200 BLHS
Tsao không xử Tội buôn lậu? Nếu có qua biên giới thì phải cân nhắc Đ188, Đ189
thuế; khách thể của 188, 189 là chính sách ngoại thương của nhà nước
Kê khai gian dối về hàm lượng; nhà nước vẫn quản lý được hàng hóa nhập khẩu vào Nếu 1 ng có hành vi trốn thuế thì khách thể chỉ có chính sách thuế, nhưng nếu có ảnh hưởng đến chính sách thuế đồng thời ảnh hưởng đến chính sách ngoại thương của nhà nước thì tùy mục đích, nếu khai gian ở nhập khẩu đem về buôn bán thì 188, còn không buôn bán để chơi thì 189
Câu 33:
Trong tình huống trên A phạm vào Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm (Điều 193 BLHS) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (điểm c khoản
2 Điều 226 BLHS) Cụ thể:
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lý của Tội sản xuât, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm theo Điều 193 BLHS:
Dấu hiệu pháp lý Khách thể - Hành vi trên xâm phạm đến trật tự kinh tế về sản xuất, buôn
bán hành hóa, sản phẩm trên thị trường; đồng thời xâm hại lợi ích của người tiêu dùng
- Đối tượng tác động: bột ngọt (1 loại phụ gia thực phẩm)
Mặt khách quan - Hành vi: A có hành vi mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung
Quốc đem về đóng gói vào bao bì rồi bán ra thị trường Theo kết quả giám định thì bột ngọt Trung Quốc có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước Vì theo điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thì hàng hóa có chỉ tiêu định lượng chất chính chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định thì được coi là hàng giả Vì vậy A đã có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm
Chủ thể A là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt dộ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự theo luật định
Mặt chủ quan - Lỗi cố ý trực tiếp
Hành vi của A cũng đủ các dấu hiệu pháp lý của Tội xâm phạm sở hữu công nghiệp theo điểm c khoản 2 Điều 266 BLHS:
Dấu hiệu pháp lý