1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

144 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn
Tác giả Phạm Xuân Thiều
Người hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Văn Hùng, TS. Dương Thành Nam
Trường học Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý Đất Đai
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 7,13 MB

Nội dung

Nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc KạnNghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Trang 1

-

-PHẠM XUÂN THIỀU

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN BẠCH THÔNG,

TỈNH BẮC KẠN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên, năm 2022

Trang 2

-

-PHẠM XUÂN THIỀU

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÙNG GÒ ĐỒI HUYỆN BẠCH THÔNG,

TỈNH BẮC KẠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Hoàng Văn Hùng

2 TS Dương Thành Nam

Thái Nguyên, năm 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng đểbảo vệ ở bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đượccám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận án

Phạm Xuân Thiều

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này tôi đã nhận được

sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc trước sự quan tâm, dìu dắt và tận tình hướng dẫn của PGS.TS HoàngVăn Hùng và TS Dương Thành Nam

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy, cô giáo khoaQuản lý Tài nguyên, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học TháiNguyên đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Bạch Thông, lãnh đạo vàcác cán bộ phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Nông nghiệp, phòng Thống kêhuyện Bạch Thông, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiệngiúp đỡ về mọi mặt để tôi thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua

Xin chân thành cảm ơn tất cả người thân và bạn bè đã luôn động viên, tạođiều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận án

Phạm Xuân Thiều

Trang 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Cơ sở lý luận về đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

1.1.4 Khái quát về phát triển bền vững và quan điểm sử dụng đất bền vững 121.1.5 Hiệu quả sử dụng đất và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất 141.2 Cơ sở thực tiễn về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững 171.2.1 Đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững trên Thế giới 17

1.2.3 Đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững tại Việt Nam 221.3 Các nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững 251.3.1 Các nghiên cứu về giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững 25

Trang 6

1.3.2 Một số nghiên cứu ứng dụng GIS trong thành lập bản đồ thích hợp đất đai 321.3.3 Một số nghiên cứu ứng dụng bài toán tối ưu trong sử dụng đất bền vững 341.4 Đánh giá chung từ nghiên cứu tổng quan và định hướng nghiên cứu của đề tài35

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất nông

2.2.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng gò

2.2.3 Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò

2.2.4 Xác định một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

2.2.5 Định hướng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

2.3.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường loại sử dụng đất

2.3.4 Phương pháp điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất và phân tích mẫu đất 43

2.3.7 Phương pháp đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp 44

Trang 7

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47

3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất nông

3.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát

3.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng gò

3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi huyện Bạch Thông 593.2.2 Các loại sử dụng đất (LUT) nông nghiệp vùng gò đồi huyện Bạch Thông 643.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các LUT nông nghiệp vùng

3.2.4 Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các LUT nông nghiệp vùng gò đồi

3.2.5 Lựa chọn LUT nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường vùng gò

3.3 Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi

3.3.3 Phân hạng thích hợp đất nông nghiệp vùng gò đồi huyện Bạch Thông 1013.4 Xác định một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng

3.4.1 Kết quả theo dõi hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các LUT điển hình106

3.5 Định hướng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Trang 8

3.5.1 Ứng dụng bài toán tối ưu đa mục tiêu để xác định cơ cấu sử dụng đất của các

3.5.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi cho huyện Bạch Thông 1273.5.3 Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi thích hợp theo

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.2 Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả đối với hệ thống sử

Bảng 1.3 Diện tích đất gò đồi của một số vùng sinh thái của Việt Nam 30Bảng 1.4 Kết quả lựa chọn phương án tối ưu xác định cơ cấu cây trồng xã Lý Nhân

34

Bảng 2.1 Phân cấp đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất nông nghiệp

Bảng 2.2 Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất nông

Bảng 2.3 Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất

Bảng 3.1 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính huyện Bạch

Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Bạch Thông năm 2020 62Bảng 3.4 Biến động diện tích đất nông nghiệp huyện Bạch Thông năm giai đoạn

Bảng 3.5 Các loại sử dụng đất nông nghiệp phổ biến vùng gò đồi phổ biến của

Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi huyện

Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi huyện

Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi

Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi huyện

Trang 11

Bảng 3.10 Hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi huyện

Bảng 3.11 Hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi huyện

Bảng 3.12 Hiệu quả môi trường các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi

Bảng 3.13 Hiệu quả môi trường các loại sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi

Bảng 3.14 Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất nông

Bảng 3.15 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất huyện Bạch Thông 80Bảng 3.16 Kết quả lựa chọn các LUT và kiểu sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi

Bảng 3.17 Phân loại đất nông nghiệp vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

84

Bảng 3.20 Tính chất lý, hoá học của đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 87Bảng 3.21 Tính chất lý, hoá học của đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất 89

Bảng 3.23 Tính chất lý, hoá học của đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit 91

Bảng 3.26 Kết quả phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng gò đồi

Trang 12

Bảng 3.30 Kết quả phân cấp chỉ tiêu chế độ nước vùng gò đồi huyện Bạch Thông,

Bảng 3.40 Hiệu quả kinh tế của mô hình Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 110Bảng 3.41 Hiệu quả xã hội của mô hình Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 110Bảng 3.42 Hiệu quả môi trường của mô hình Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 111

Trang 13

Bảng 3.54 Hiệu quả môi trường của mô hình Hồi 117Bảng 3.55 Kết quả đánh giá tính bền vững của các LUT nông nghiệp vùng gò đồi

Bảng 3.56 Kết quả phân kiểu thích hợp cho các LUT nông nghiệp vùng gò đồi

Bảng 3.57 Tổng hợp diện tích theo các cấp thích hợp của từng kiểu sử dụng đất ở

Bảng 3.58 Giá trị hàm mục tiêu theo các phương án tối ưu tính cho các LUT 125Bảng 3.59 Kết quả giải bài toán đa mục tiêu cho các loại sử dụng đất lựa chọn tại

Bảng 3.60 Tổng hợp diện tích các LUT nông nghiệp được đề xuất cho vùng gò đồi

Trang 14

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc phân hạng thích hợp đất đai theo FAO (FAO, 1976) 21

Hình 3.2 Bản đồ đơn vị đất đai (DVD) vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc

Hình 3.3 Bản đồ phân hạng thích hợp đất nông nghiệp vùng gò đồi huyện Bạch

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vùng gò đồi là vùng đất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, có độ caotuyệt đối dưới 500 m so với mực nước biển (Vũ Tự Lập, 1999) Vùng gò đồi có lợithế như độ dốc thấp, mức độ chia cắt ít, giao thông thuận lợi và có nguồn nước tưới.Ngoài ra, do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nên mật độ dân

số lớn hơn vùng cao và trình độ dân trí cao hơn Đây cũng là vùng được khai thác

sử dụng cho mục đích nông nghiệp rất sớm và hiện đang là vùng trọng điểm sảnxuất nông nghiệp của khu vực trung du miền núi Việt Nam

Đất vùng gò đồi được đánh giá là nguồn tài nguyên đất đai có tiềm năng lớncho phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho sản xuất nông lâm nghiệp nói riêngcủa khu vực trung du miền núi Việt Nam Người dân sống tại những khu vực này đãkhai thác sử dụng nguồn tài nguyên này từ rất sớm và đã góp phần quan trọng chođời sống của họ

Tuy nhiên đến nay, bên cạnh những loại sử dụng đất có hiệu quả của ngườidân, nhiều diện tích đất sản xuất còn cho hiệu quả thấp do sử dụng chưa hợp lý,chưa chú ý đến các biện pháp canh tác thích hợp và mức đầu tư thấp Do đó nhiềudiện tích đất vùng gò đồi đã thoái hoá, giảm sức sản xuất và hiệu quả kinh tế trênmột đơn vị diện tích thấp Đặc biệt, đất vùng gò đồi có tiềm năng lớn trong sản xuấtnông nghiệp tạo ra các sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, nhất là trong giai đoạnphát triển hiện nay của Việt Nam

Vì vậy mục tiêu là phải tập trung mạnh mẽ vào vùng gò đồi, khai thác và sửdụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động hiện có phù hợp với trình độ sản xuấtcủa người dân Tuy nhiên, công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp của địa phươngcòn có những khó khăn do thiếu những căn cứ khoa học về sử dụng bền vững đấtvùng gò đồi

Huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn là huyện ở trung tâm của tỉnh Bắc Kạn,giáp ranh với hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh Phía Đông giáp huyện Na Rì,phía Tây giáp huyện Chợ Đồn, phía Nam giáp thành phố Bắc Kạn và huyện ChợMới, phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn và Ba Bể Là huyện có thế mạnh phát triểnkinh tế nông lâm nghiệp, Bạch Thông có 52.859,05 ha đất nông nghiệp, chiếm96,72 % diện tích đất tự nhiên, trong đó có 2.472,50 ha đất trồng lúa, 1.486,06 hađất trồng cây hàng năm khác, 1.510,53 ha đất trồng cây lâu năm, 47.197,37 ha đấtlâm nghiệp

Đất vùng gò đồi của huyện Bạch Thông được sử dụng lâu đời nhất và là diệntích đất chính phục vụ cho canh tác nông nghiệp Đất vùng gò đồi Bạch Thông thíchhợp trồng các loại lương thực, các cây màu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và dượcliệu Những năm gần đây, ngoài sản xuất lương thực tự cấp, địa phương đã chútrọng phát triển các cây nông lâm nghiệp cho sản phẩm hàng hóa như quýt, dongriềng, thuốc lá, hồi, gạo chất lượng cao…và bước đầu tạo ra một số vùng cụ thể trênđịa bàn Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vùng đất này chưa cao do chưa khai thác đượctiềm năng và tính thích hợp của từng loại đất Bên cạnh đó, chưa tập trung và có kếhoạch cụ thể cho phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa trên cơ sở phát huythế mạnh về đất đai, khí hậu của địa phương

Trang 16

Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về sử dụng đất vùng gò đồitỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Bạch Thông nói riêng, nhưng nhìn chung còn tảnmạn, chưa có hệ thống và thiếu tư liệu điều tra cơ bản về đất trong mối quan hệ vớingoại cảnh (nước, khí hậu, sinh vật …).

Với thực trạng như trên, việc nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng sử dụngđất đai, tiềm năng đất đai vùng gò đồi của Bạch Thông và đề xuất định hướng sửdụng đất thích hợp theo hướng sản xuất hàng hóa là cơ sở khoa học và thực tiễn tincậy để một mặt khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai và mặt khác nhằm tìm đượcgiải pháp tối ưu

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu tiềm năng đất nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh BắcKạn” được thực hiện, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá được thực trạng tiềm năng và mức độ thích hợp đất đai với các loại

sử dụng đất (LUT) khác nhau, làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất nông nghiệptheo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi, hiệu quảcủa các loại sử dụng đất và lựa chọn được loại sử dụng đất nông nghiệp theo hướngsản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn;

- Đánh giá tiềm năng đất đai thích hợp cho các loại sử dụng đất nông nghiệptheo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn;

- Định hướng và đề xuất sử dụng thích hợp đất nông nghiệp theo hướng sảnxuất hàng hóa vùng gò đồi huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn và các giải pháp pháttriển

Trang 17

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu mới góp phần hệ thống hóa cơ

sở lý luận về đánh giá tiềm năng đất đai trên địa bàn huyện miền núi nói riêng vàvùng Đông Bắc nói chung

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu thực tiễn về thực trạng

sử dụng đất, hiệu quả của các loại sử dụng đất, tiềm năng đất đai, lựa chọn đượcloại sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi thích hợp và đề xuất các giải pháp sửdụng đất phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa củahuyện Bạch Thông Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,học tập, đào tạo cán bộ của các viện, trường và kinh nghiệm thực tiễn có thể ápdụng cho các địa bàn có điều kiện tương tự

4 Đóng góp mới của đề tài luận án

- Đã đánh giá định lượng về tiềm năng đất đai vùng gò đồi huyện BạchThông, tỉnh Bắc Kạn và lựa chọn được 6 LUT nông nghiệp thích hợp theo hướngsản xuất hàng hóa dựa trên kết quả tích hợp phân hạng thích hợp đất đai và bài toántối ưu

- Đã xây dựng bộ dữ liệu số về không gian và thuộc tính của đất nông nghiệpvùng gò đồi phục vụ công tác quản lý chất lượng đất và chỉ đạo sản xuất nôngnghiệp theo hướng hàng hóa tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở lý luận về đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi

1.1.1 Khái quát về đất và sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi

1.1.1.1 Khái niệm về đất

Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ của lục địa mà bên dưới nó là

đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển Đất là lớp mặt tơixốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng Như vậy khả năngsản xuất ra sản phẩm cây trồng (độ phì của đất) là thuộc tính không thể thiếu đượccủa đất Dưới tác động của hoạt động của con người sống trên đó có thể làm cho đất

bị biến đổi theo chiều hướng tốt lên hoặc suy thoái (Nguyễn Thế Đặng và cs.,2020)

Một khái niệm khác thuộc quản lý, đất đai là những vùng đất có vị trí, ranhgiới, diện tích cụ thể trên mặt đất Các vùng đất này có thể ổn định theo thời gian,hoặc thay đổi theo chu kỳ là hoàn toàn chịu tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh

tế xã hội (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012)

Đất được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống của loàingười như khai thác các tài nguyên khoáng sản, phát triển công nghiệp, cảnh quan,

du lịch song có một mục đích quan trọng nhất đó là đất sử dụng cho mục đích sảnxuất nông nghiệp nuôi sống loài người trên toàn bộ hành tinh trái đất Như vậy, cóthể thấy đất không chỉ là không gian sống của con người, của mọi hoạt động sảnxuất mà còn là nơi tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của conngười (Christian và Stewart, 1986; Smyth, 1973)

Hoạt động quản lý sử dụng đất có hiệu quả phải được đánh giá theo sốlượng, chất lượng Như vậy việc đánh giá này phải được tiến hành thường xuyên vàphải thật sự khách quan, nhất là trong đánh giá các hoạt động có tính nhạy cảm caonhư sử dụng, quy hoạch, giao đất, thu hồi đất… (Đặng Kim Sơn và Nguyễn Đỗ AnhTuấn, 2011)

Con người không thể dùng tư liệu khác để thay thế đất, cũng không thể hủyđược đất Cho nên con người cần phải sử dụng hợp lý và triệt để đất, không ngừngnâng cao hệ số cải tạo đất, từ đó làm cho với số lượng hữu hạn, đất đai có thể ngàycàng cho nhiều của cải, thỏa mãn yêu cầu của toàn xã hội (Vũ Trọng Khải, 2019)

Trong sản xuất, con người kết hợp lao động sống và lao động quá khứ (vậthóa) vào đất Ví dụ trong công nghiệp, không kể ngành công nghiệp khai khoáng,đất chỉ có chức năng làm các nền tảng, làm vị trí, trên đó hoàn thành cả quá trìnhsản xuất, làm cái địa bàn hoạt động mà thôi Quá trình sản xuất và cải tạo ra thànhquả lao động (sản phẩm) trong ngành công nghiệp chế biến không phụ thuộc vào độphì nhiêu của ruộng đất và các thuộc tính sẵn có trong đất (Trần Thị Thu Hiền,2016)

1.1.1.2 Khái niệm đất nông nghiệp

Luật Đất đai năm 2013 (Quốc hội, 2013) quy định “Đất nông nghiệp là đất

sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp

Trang 19

bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làmmuối và đất nông nghiệp khác”.

Vai trò của đất nông nghiệp:

Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai là tư liệusản xuất chủ yếu và không thể thay thế Đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tưliệu lao động Con người sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi Không có đấtđai thì không có sản xuất nông nghiệp Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trườngsống, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng Năng suất cây trồng,vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai Diện tích, chất lượng của đấtđai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng như cơ cấu sản xuất của từng nôngtrại và của cả vùng Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung cũng như đấtnông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp phần làm tăng thunhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội

Bên cạnh đó, một diện tích lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênhrạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo,…còn có nhiều vaitrò quan trọng khác Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra các hoạtđộng giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gien quý hiếm và đa dạng sinhhọc Ngoài ra, đất ngập nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải,điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hòa khí hậu địa phương, chốngxói lở ở bờ biển, ổn định mạch nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp, là nơi cư trúcủa các loài chim, phát triển du lịch, giải trí và còn có chức năng dự trữ địa hóa,giao thông thủy

Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác và hiệuquả sản xuất Chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất mới tác động đến hầu hếtcác cây trồng, vật nuôi Vì vậy, muốn làm tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệđất đai để đảm bảo cả lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài, cần sử dụng đấttiết kiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này lànhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia (Đỗ Kim Chung &cs., 2018)

1.1.1.3 Sử dụng đất nông nghiệp

Sử dụng đất là các hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm thu lạilợi ích cao nhất, với nhiều mục đích khác nhau (mục đích phi nông nghiệp, mụcđích nông nghiệp, du lịch…) Sử dụng đất đạt kết quả cao hay thấp còn tùy thuộcvào trình độ nhận thức con người, thể chế chính sách của Nhà nước và kỹ thuậtcông nghệ được áp dụng Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòamối quan hệ giữa người và đất đai Theo Lal & Miller (1993), con người cần phải

sử dụng đất khoa học và hợp lý

Sử dụng đất là cách con người khai thác đất và các tài nguyên gắn liền vớiđất phục vụ cho các lợi ích của mình (Meyer & Turner, 1996) Có nhiều kiểu sửdụng: Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ và gỗ rừng) Sửdụng trên cơ sở sản xuất thứ yếu/ gián tiếp (chăn nuôi) Sử dụng vì mục đích bảo vệ(chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hóa loài sinh vật, bảo vệ các loài quý hiếm)

Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt như đường sá, dân cư, công nghiệp, dulịch, an dưỡng…

Trang 20

Thực tế, sử dụng đất thường được hiểu đơn giản là các hoạt động làm thayđổi bề mặt trái đất của con người Trong khi đó, khái niệm của quá trình chuyển đổi

sử dụng đất đề cập đến bất kỳ sự thay đổi trong hệ thống sử dụng đất từ một trạngthái này sang một trạng thái khác (Lambin & Meyfroidt, 2010)

Nông nghiệp là một ngành sản xuất mà loài người sử dụng đất để có sảnphẩm động vật và thực vật Đó là hành vi tạo ra lợi ích từ sản xuất nông nghiệpthông qua việc sử dụng đất đai, lao động và vốn Khi nói đến nông nghiệp là đề cậpđến cả 4 lĩnh vực: nông, lâm, ngư và chăn nuôi (Nhan Ái Tĩnh, 2002)

Sử dụng đất nông nghiệp là hoạt động của con người tác động vào đất đaithông qua lao động và công cụ sản xuất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp theo mongmuốn Sử dụng đất nông nghiệp đạt kết quả cao hay thấp tùy thuộc vào trình độ conngười, cơ chế chính sách của nhà nước và kỹ thuật công nghệ được áp dụng vào sảnxuất Với tư cách là nhân tố của sức sản xuất, nhiệm vụ và nội dung của việc sửdụng đất nông nghiệp bao gồm 4 mặt sau:

+ Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý về thời gian và không gian, hình thànhhiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất;

+ Phân phối hợp lý vào các mục đích dùng đất trên diện tích đất nông nghiệpđược sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế được lựa chọn;

+ Quy mô sử dụng đất nông nghiệp với sự tập trung thích hợp, hình thànhnên quy mô kinh tế sử dụng đất;

+ Giữ mật độ sử dụng đất nông nghiệp thích hợp, hình thành việc sử dụng đấtmột cách kinh tế, tập trung, thâm canh

Trong sử dụng đất, FAO (1976) đưa ra khái niệm về loại sử dụng đất chính

và loại sử dụng đất

Loại sử dụng đất chính: là một phân nhánh chính (chủ yếu) của sử dụng đấtnông thôn như nông nghiệp nhờ nước trời, nông nghiệp có tưới, đồng cỏ, lâmnghiệp hoặc sử dụng đất phục vụ giải trí Loại sử dụng đất chính thường được xemxét trong các nghiên cứu đánh giá đất đai định tính hoặc khảo sát

Loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất đai (Land Use Type - LUT): Loại sửdụng đất đai là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với nhữngphương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện tự nhiên, KTXH và kỹ thuật đượcxác định: Các thuộc tính loại sử dụng đất bao gồm quy trình sản xuất, các đặc tính

về quản lý đất đai như kỹ thuật canh tác, sức kéo trong làm đất, đầu tư kỹ thuật vàcác đặc tính về KTXH như định hướng thị trường, vốn, lao động, vấn đề sở hữu đấtđai (Đào Châu Thu & Nguyễn Khang, 2000)

Có thể liệt kê một số loại sử dụng đất đai trong nông nghiệp khá phổ biếnhiện nay như: chuyên để trồng lúa; chuyên để trồng màu; canh tác lúa - màu; dùng

để trồng cây lâu năm; sử dụng đất để làm đồng cỏ; làm đất lâm nghiệp; nuôi trồngthuỷ sản, du lịch cảnh quan (giải trí)

Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác và hiệuquả sản xuất Chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất mới tác động đến hầu hếtcác cây trồng, vật nuôi Vì vậy muốn làm tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệđất đai để đảm bảo cả lợi ích trước mắt cũng nhu mục tiêu lâu dài, cần sử dụng đấtnông nghiệp một cách tiết kiệm có hiệu quả, coi việc bảo vệ lâu bền nguồn tài

Trang 21

nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốcgia (Đỗ Kim Chung, 2009).

1.1.1.4 Khái niệm về vùng gò đồi

Có hai khái niệm về gò đồi và núi đang được sử dụng ở nhiều nước trên Thếgiới Mặc dù vậy, khái niệm về gò đồi vẫn đang còn tranh cãi giữa các trường pháinghiên cứu Tuy nhiên, cho đến nay các thuật ngữ như đồi núi, vùng gò đồi và trung

du vẫn đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực địa sinh thái và thổ nhưỡng

Khi xem xét ngoài thực địa chúng ta thấy thông thường giữa vùng núi và gòđồi khó có thể xác định ranh giới rõ ràng được, vì chuyển tiếp từ từ Tuy nhiên cũng

có thể không nên nhập chung làm một được (Fridland, 1961) Cũng có thể chovùng gò đồi là vùng có độ cao tuyệt đối dưới 500 m so với mực nước biển (Vũ TựLập, 1999)

Ranh giới giữa núi và đồi khó phân biệt chính xác vì núi chuyển từ từ sangđồi với những loại đất phân bố ở độ cao từ 25 m đến 200 m (Vũ Ngọc Tuyên vàcộng sự, 1963) Nhà địa mạo Nga Spiridonov lại cho rằng dạng địa hình đồi có độcao tương đối (chia cắt sâu) 10 - 100 m và độ dốc 3 - 8o với sườn thoải vừa (TrầnĐình Lý, 2006), nhưng theo Vũ Tự Lập (1999) lại là 25 - 250 m và độ dốc 8 - 15o

Trần Đình Lý (2006) đưa ra kết luận, có thể lấy giới hạn độ cao tuyệt đối từ15m, nơi địa hình bắt đầu chia cắt mạnh, còn giới hạn trên có thể đến 300 m so vớimặt nước biển Cũng có tài liệu khác cho rằng giới hạn thấp nhất của đồi là 25 m vàgiới hạn trên không được đề cập mà chỉ nói đến giới hạn của độ dốc phải nhỏ hơn

25o

Để phân chia giới hạn vùng gò đồi và núi, cũng có thể lấy ranh giới đến500m so với mực nước biển (Hoàng Đức Triêm, 2001) Cũng có một số tài liệunghiên cứu vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam đã chia địa hình thành cácdạng: Núi cao, núi trung bình, cao nguyên, núi đá vôi; Loại núi thấp có thung lũng,đồng bằng và đồi; tất cả được xếp vào gò đồi với độ cao tương đối <1.000 m Đó làcác quan điểm sinh thái và phát triển bền vững (PTBV) trong đánh giá và đề rahướng sử dụng tài nguyên đất đai của Nguyễn Huy Phồn (1996)

1.1.1.5 Sử dụng đất bền vững vùng gò đồi

Đất vùng gò đồi có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển nông lâm nghiệp, nhất

Trang 22

là cho các địa phương nằm ở vùng trung du kế tiếp lên miền núi.

Sử dụng bền vững đất nông nghiệp là phương thức sử dụng đất nhằm sảnxuất được ổn định, lâu dài và phát triển Ở đây đáng lưu ý là khi đứng vững về mặtkinh tế, đời sống rồi được chấp nhận của xã hội; mặt khác mức độ nguy cơ cho sảnxuất và môi trường được giảm lâu dài; các nguồn lợi tự nhiên được bảo vệ chính làphát triển ổn định (FAO, 1991), (Nguyễn Xuân Quát và cs., 2004)

Theo quan điểm phát triển bền vững vùng gò đồi, Đặng Ngọc Dinh vàNguyễn Văn Phú (2002) đưa ra nhận xét: Khi tăng trưởng kinh tế gắn với tính bềnvững về mặt xã hội và môi trường sinh thái, tức là nó phải tạo được những yếu tốduy trì sự tăng trưởng lâu dài thì đó chính là phát triển bền vững cho vùng này Khingười dân vùng này đảm bảo duy trì được nguồn tài nguyên đất đai và môi trường,nghĩa là khi sử dụng đất chú ý giữ gìn và tăng cường độ phì đất thì sẽ phát triển lâudài và bền vững

Phương thức kết hợp giữa cây nông lâm nghiệp (lương thực, thực phẩm đểgiải quyết nhu cầu trước mắt) với cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rừng sản xuất cógiá trị thích hợp với từng nơi, tạo môi trường sinh thái ổn định chính là một hướng

sử dụng đất vùng gò đồi có hiệu quả cho thế hệ hiện tại và đảm bảo không làm tổnhại đến lợi ích lâu dài cho các thế hệ mai sau là phát triển bền vững của đất nước

Tóm lại, quản lý, khôi phục và duy trì tài nguyên đất là yếu tố quan trọng củaviệc sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng gò đồi Cần phải tính toán để đưa vào

hệ thống sử dụng đất của vùng các loại cây trồng nông lâm nghiệp, vật nuôi thíchhợp thì chắc chắn đảm bảo phát triển bền vững (Nguyễn Thế Đặng và cộng sự,2020)

1.1.2 Khái quát sản xuất nông nghiệp hàng hóa

1.1.2.1 Một số khái niệm về sản phẩm nông nghiệp hàng hóa

Sản phẩm nông nghiệp hàng hoá là phần sản phẩm do các đơn vị sản xuấtthuộc mọi thành phần kinh tế trong nông nghiệp bán ra thị trường trong nước hayxuất khẩu; bao gồm cả phần bán cho các công ty quốc doanh, hợp tác xã, người tiêudùng, ngoài phần tiêu dùng trực tiếp của người sản xuất nông nghiệp và gia đình họ(Viện Từ điển học và Bách khoa thư, 2005)

Dưới chế độ phong kiến, sản xuất tự cấp tự túc, số dư thừa đem ra trao đổirất ít vì năng suất lao động quá thấp Hiện nay, năng suất lao động ngày càng cao,sản phẩm ngày càng nhiều nên ngoài phần tiêu dùng, phần dư thừa khá lớn đượcđưa ra thị trường trao đổi Trong nông nghiệp, sản phẩm hàng hoá là một bộ phận

Trang 23

của tổng sản phẩm nông nghiệp, được tách ra khỏi nông nghiệp để phục vụ cho cácngành kinh tế khác trong sản xuất và tiêu dùng.

1.1.2.2 Một số khái niệm về sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là quá trình sản xuất ra sản phẩm để traođổi, để bán, chứ không phải để tiêu dùng bởi chính người sản xuất sản phẩm đó.Theo Trần Văn Tuý (2004) đặc điểm sử dụng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đượcphân làm ba loại:

- Hàng hoá dịch vụ: những đối tượng được bán dưới dạng hoạt động nhằmthoả mãn lợi ích cho sản xuất nông nghiệp như dịch vụ làm đất, bảo vệ thực vật,dịch vụ chế biến nông sản, dịch vụ bảo hiểm

- Hàng hoá tiêu dùng: người tiêu dùng mua đủ loại sản phẩm hàng hoá vàđược chia làm nhiều nhóm khác nhau Một phương pháp phân nhóm thông thườngnhất là phân chia chúng dựa trên thói quen mua hàng của người tiêu dùng Theocách này có thể phân chia thành 4 nhóm: hàng hoá sử dụng hàng ngày, hàng hoátheo nhu cầu đặc biệt, hàng hoá mua có lựa chọn và hàng hoá theo nhu cầu thụđộng

- Hàng hoá là tư liệu sản xuất gồm giống cây, giống con, các loại vật tư phục

vụ sản xuất, các quy trình công nghệ

Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ người nông dân quan tâm nhiềuhơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra Mục đích sản xuất khôngchỉ là tạo ra nhiều nông sản, mà quan trọng hơn là tạo ra nhiều lợi nhuận Sản xuấttheo hướng nông nghiệp hàng hóa là đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa, sửdụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới (trước thuhoạch và sau thu hoạch), nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụnông nghiệp

Để biểu thị sự phát triển của sản xuất nông nghiệp hàng hóa, người ta thườngdùng mức tăng của sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của năm so với năm gốc hoặcmức tăng của giá trị nông sản hàng hoá hay tỷ suất nông sản hàng hoá trong mộtthời gian nhất định

1.1.2.3 Vai trò của phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa có vai trò quan trọng trong cungứng lương thực, rau quả và các loại nông sản phẩm cho cư dân đô thị và cư dân làmviệc ở những ngành nghề phi nông nghiệp Lượng lương thực, thực phẩm cung ứngcho cư dân đô thị và cư dân làm việc ở những ngành nghề phi nông nghiệp chủ yếuphụ thuộc vào việc sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở nông hộ Ngày nay, với dân sốthế giới trên 7 tỷ người, sản xuất nông nghiệp hàng hóa có vai trò quan trọng trongviệc cung cấp nhu cầu tối thiểu cho con người để có thể tồn tại và phát triển(Nguyễn Thị Hương Trà, 2013)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa cung cấp nguyên liệu cho cácngành công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp chế biến nông sản Ở các nướcphát triển, các doanh nghiệp chế biến nông sản rất coi trọng liên kết với những nông

hộ trong sản xuất nông sản hàng hoá Những nông hộ này đóng vai trò quan trọngtrong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến nông sản Ởnước ta, mặc dù nhà nước đã ban hành chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sảnthông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp và người sản xuất từ năm 2000 nhưng mối

Trang 24

liên kết này xem ra vẫn còn rất lỏng lẻo và chưa được coi trọng (Nguyễn Thế Nhã

và cs., 2002)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa giúp tạo việc làm và làm tăng thunhập cho nhiều dân cư nông thôn, giúp xoá đói giảm nghèo, như vậy sẽ hạn chếviệc di dân tự phát từ nông thôn ra thành thị, đảm bảo ổn định chính trị xã hội

1.1.3 Cơ sở lý luận về đánh giá đất và đánh giá tiềm năng đất đai

1.1.3.1 Khái quát chung về đánh giá đất

Quá trình nghiên cứu, phân tích tiềm năng đất đai về đặc điểm, tính chất củamỗi loại đất, rồi khả năng thích hợp của mỗi loại sử dụng đất, khi áp dụng các loại

sử dụng đất ấy có những thuận lợi và khó khăn gì, để từ đó đề xuất quá trình sửdụng đất đai theo hướng hiệu quả cao và bền vững, đó chính là đánh giá đất đai(Nguyễn Ngọc Nông và cs., 2020)

Quá trình này gồm các nội dung chính sau:

1) Thu thập, đánh giá thông tin cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địaphương, vùng đất đai cần đánh giá;

2) Đánh giá khả năng thích hợp, tính thích hợp của đất đai đối với các kiểu

sử dụng đất khác nhau đáp ứng các yêu cầu, mục tiêu của người sử dụng đất và củacộng đồng;

3) Đề xuất giải pháp sử dụng đất có hiệu quả cao theo hướng nâng cao giá trịgia tăng và phát triển bền vững

Đánh giá đất cần khai thác và sử dụng các thông tin điều tra chi tiết và cácbản đồ tỷ lệ khác nhau, đồng thời việc vận dụng các hiểu biết về thực tế ở các địaphương cũng rất quan trọng và có ý nghĩa để giải quyết các vấn đề về sử dụng đấthiện nay Việc tham gia của các chủ sử dụng đất có thể làm tăng chất lượng và hoànthiện thêm quá trình đánh giá đất

Thực ra, đánh giá đất là quá trình đối chiếu so sánh những tính chất củakhoanh, vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêucầu cần phải có (FAO, 1976) Để tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững vàhợp lý thì việc đánh giá đất đai cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khácnhau là rất cần thiết

Đánh giá đất của FAO là những tính chất của đất đai có thể đo lượng hoặcước lượng (định lượng) được, đó là đặc điểm của đánh giá đất Cần có sự lựa chọn

Trang 25

các chỉ tiêu đánh giá đất có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai củavùng/khu vực nghiên cứu (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 2000).

1.1.3.2 Khái quát chung về đánh giá tiềm năng đất đai

Tiềm năng: là những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khaithác, chưa được biết đến hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợiích của con người (Bùi Văn Sỹ, 2012)

Đánh giá tiềm năng đất đai: là quá trình xác định số lượng, chất lượng đất,liên quan đến mục đích của đất được sử dụng Đó là việc phân chia hay phân hạngđất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đấtnhư: độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hóa, mặn hóa trên cơ

sở đó có thể lựa chọn được những loại sử dụng đất phù hợp (Đỗ Đình Sâm và cs,2005)

Cơ sở để phân bổ, bố trí quỹ đất hợp lý theo hướng bền vững thì việc đánhgiá tiềm năng đất đai để cung cấp thông tin về số lượng, chất lượng đất gắn với mụcđích sử dụng, mức độ thích hợp và thuận lợi là rất cần thiết Ngoài ra, cơ sở chohoạch định phát triển kinh tế xã hội, phát huy lợi thế so sánh theo đặc trưng vùng,miền thì cũng rất cần phải tiến hành đánh giá tiềm năng đất đai (Bùi Văn Sỹ, 2012)

Đánh giá tiềm năng đất đai bao gồm các mục tiêu sau:

- Theo mục đích và nhu cầu của con người thì phải đánh giá được sự thíchhợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau

- Mức độ thích hợp và hiệu quả sử dụng đất như thế nào đối với các mụcđích sử dụng được lựa chọn

- Đối với mục đích sử dụng được lựa chọn thì có những chỉ tiêu, yếu tố hạnchế gì (Bùi Văn Sỹ, 2012)

- Quá trình xác định mức độ thích hợp như thế nào của các kiểu sử dụng đấtcho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu

sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai là đánh giá mức độ thích hợp đất đai(Đỗ Đình Sâm và cs, 2005)

1.1.4 Khái quát về phát triển bền vững và quan điểm sử dụng đất bền vững

Trang 26

1.1.4.1 Khái niệm về phát triển bền vững

“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại

mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Ủy ban thế giới về Môi trường và sự phát triển –WCED, 1987).

Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý vàhài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởngkinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảmnghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ônhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phárừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) (United Nations,2002)

Việt Nam đã phê chuẩn Chương trình nghị sự 21 và Thủ tướng Chính phủ đã

ký Quyết định số 1032/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2005 về việc thành lập Hộiđồng Phát triển bền vững quốc gia

Phát triển nông nghiệp bền vững: Theo FAO (1993 và 1994), “Phát triển bền

vững trong lĩnh vực nông, lâm, ngư là bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn di truyền động thực vật, môi trường không suy thoái, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển và xã hội chấp nhận được”.

Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông

nghiệp (TAC/CGIAR, 1989), cho rằng “Nông nghiệp bền vững là sự quản lý thành

công nguồn nhân lực cho nông nghiệp, để thỏa mãn các nhu cầu thay đổi của con người, trong khi vẫn giữ vững hoặc nâng cao được chất lượng môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên” (Phạm Thanh Bình, 2016).

Nền nông nghiệp phát triển trong dài hạn, tăng cường chất lượng môi trường

và các nguồn tài nguyên mà nó phụ thuộc; cung cấp cho nhu cầu lương thực và sợi

cơ bản của con người; về mặt kinh tế nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân

và toàn xã hội là nền nông nghiệp bền vững (Robert et.al., 2013)

Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tàinguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinhthái trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của con người trong điều kiện hiệntại, tương lai và được xã hội chấp nhận (Vũ Văn Nâm, 2009)

Tóm lại: Sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững và cải thiện chất lượng

môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn định, tăng cường chất lượngcuộc sống, bình đẳng giữa các thế hệ và hạn chế rủi ro là phát triển bền vững Đốivới sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảmbảo khả năng sản xuất ổn định của cây trồng; đảm bảo việc làm, tăng giá trị ngàycông, nâng cao thu nhập cho người lao động; chất lượng tài nguyên đất không suygiảm theo thời gian, việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sốngcủa con người và các sinh vật

1.1.4.2 Tiêu chí sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Cùng với các nguyên tắc sử dụng đất bền vững, FAO (1993) đề xuất các chỉtiêu chung để đánh giá và giám sát sử dụng đất bền vững Bao gồm: Năng suất câytrồng, cán cân chất dinh dưỡng, sự bảo toàn của độ che phủ đất, chất lượng/số lượngđất, nước, lợi nhuận của nông trại, sự áp dụng các biện pháp bảo vệ đất Các chỉ tiêu

Trang 27

này là cơ sở quan trọng để phân tích đánh giá hệ thống sử dụng đất về tính bền vững

và thiết lập nền móng cho các chiến lược sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất

Theo Trung tâm Nông nghiệp bền vững, ĐH Savier, Philippines, (1995),

nông nghiệp bền vững được đánh giá dựa theo 7 tiêu chí (Bảng 1.1).

Bảng 1.1 Các chỉ tiêu đánh giá nông nghiệp bền vững Khía cạnh: Tự nhiên - Sinh học Khía cạnh: Kinh tế - Xã hội

I Tiêu chí bền vững của hệ sinh thái đồng bằng theo hộ, nông trại

● Sử dụng phân hữu cơ

- Đầu vào, ra chu trình chất thải

- Hệ thống sản phẩm, xu thế năng

suất/vụ

- Khả năng sản xuất của đất

II Tiêu chí bền vững của hệ sinh thái đồi núi cấp trang trại

6 Kinh nghiệm quản lý

- Đầu tư ngoài thấp

2 Năng suất, sản phẩm trang trại

3 Hiệu quả kinh tế

(Trung tâm Nông nghiệp bền vững, ĐH Savier, Philippines, 1995)

(1) Tốt về môi trường sinh thái (5) Khoa học hoàn thiện

(3) Được xã hội chấp nhận (7) Phát triển tiềm năng con người(4) Nhạy cảm về văn hóa

Trang 28

1.1.5 Hiệu quả sử dụng đất và tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất

1.1.5.1 Khái quát về hiệu quả

Giá trị thu được với nguồn lực đã bỏ ra từ mối tương quan đo bằng giá trịtuyệt đối hay tương đối là hiệu quả Hiện nay, khi đánh giá hiệu quả phải được tínhtoán cả 3 yếu tố, đó là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường

- Hiệu quả kinh tế: Trong sản xuất nông lâm nghiệp, hiệu quả kinh tế là sảnphẩm hay giá trị sản phẩm được tạo ra trên đơn vị diện tích trong chu kỳ sản xuấtnhất định (1 vụ hay 1 năm)

- Hiệu quả xã hội: Chính là tính ổn định xã hội thông qua hiệu quả sử dụngđất, giảm tỷ lệ đói nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao dân trí

- Hiệu quả môi trường: Đảm bảo môi trường không bị suy thoái ô nhiễm,như tăng độ che phủ, tăng hàm lượng dinh dưỡng, tăng độ ẩm của đất, giảm mức độthoái hóa đất trong sử dụng đất nông nghiệp (Đỗ Kim Chung & cs., 1997)

1.1.5.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

a, Hiệu quả kinh tế

- Hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích đất (trong sản xuất nông lâm nghiệp), baogồm (Đỗ Kim Chung & cs., 1997):

+ Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): là tổng giá trị sản phẩm sản xuất ratrong kỳ sử dụng đất, thường tính cho 1 vụ hay 1 năm Chỉ tiêu này dùng tính chotừng loại cây hoặc cho cả công thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất

GO = Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên trực tiếpcho sản xuất như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ khácnhư vận tải, khuyến nông, lãi vay ngân hàng, tiền thuê công lao động ngoài

IC = ∑CjTrong đó: Cj là khoản chi phí thứ j

+ Giá trị gia tăng (VA - Value Added): là giá trị tăng thêm hay giá trị sảnphẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất

VA = GO - Dc; hoặc VA = GO - IE

Để tính được VA thì phải tính được chi phí trung gian IE (IntermediateExpenditure) hoặc chi phí trực tiếp Dc (Direct Cost) Bao gồm: giống, phân bón,thuốc bảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ khác như vận tải, khuyến nông, lãi vayngân hàng, tiền thuê công lao động ngoài là toàn bộ chi phí vật chất trực tiếp chosản xuất

+ Thu nhập hỗn hợp (NVA - Net Value Adde): Đây chính là phần thu nhậpđảm bảo đời sống người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng và là phầntrả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thuđược trên từng loại sử dụng đất:

NVA = VA - Dp - TTrong đó: Dp: là khấu hao tài sản cố định

T: là thuế sử dụng đất

- Hiệu quả trên một đơn vị lao động (1 lao động quy hoặc 1 ngày côngchuẩn) bao gồm các chỉ tiêu:

Trang 29

+ Giá trị sản xuất trên lao động: HLGO = GO/LD

+ Giá trị gia tăng trên lao động: HLVA = VA/LD

+ Thu nhập hỗn hợp trên lao động: HLDNVA = NVA/LD

Các chỉ tiêu này đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại sử dụngđất, có thể dùng làm cơ sở để so sánh chi phí cơ hội lao động (Đỗ Kim Chung & c.s,1997)

b, Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội chính là khả năng đảm bảo ổn định xã hội (Nguyễn NgọcNông & cs., 2020) Bao gồm các chỉ tiêu sau:

- Mức thu hút lao động

- Mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm

- Tăng thu nhập ổn định

Tuy nhiên, tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương nghiên cứu có thể

cụ thể hóa các chỉ tiêu đánh giá mang tính xã hội khác nhau

c, Hiệu quả môi trường

Thông thường bao gồm các chỉ tiêu như sau:

- Loại sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai

- Giảm được sự thoái hoá của đất, bảo vệ môi trường sinh thái

- Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (> 35%)

- Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài

Hội Khoa học Đất Việt Nam (2015) đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá hiệu

quả đối với hệ thống sử dụng đất (nhất là đối với đất đồi núi dốc) (Bảng 1.2).

Bảng 1.2 Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả

đối với hệ thống sử dụng đất Tiêu chí về hiệu quả Nội dung chỉ tiêu

I Hiệu quả kinh tế

1.2 Năng suất tăng dần

phương và xuất khẩu

3 Giá trị sản xuất trên đơn vị

diện tích cao 3.1 Trên mức trung bình của các hệ thống sửdụng đất của địa phương

3.2 Giá trị lợi ích/chi phí > 1,5 (Hv phải lớnhơn % lãi vay ngân hàng)

II Hiệu quả xã hội

Trang 30

Tiêu chí về hiệu quả Nội dung chỉ tiêu

1 Đáp ứng nhu cầu nông hộ:

- Về lương thực, thực phẩm

- Về tiền mặt

- Nhu cầu khác: gỗ, củi

1.1 Nông hộ có đủ lương thực do sản xuất hoặctạo ra nguồn tiền để mua

1.2 Bảo đảm được sản phẩm cân đối dinhdưỡng

1.3 Sản phẩm bán được, có thu nhập thườngxuyên

1.1 Đủ chất đốt hoặc nhu cầu thông thườngkhác

2.3 Không phải vay lãi cao2.1 Phát huy được tri thức bản địa, kỹ năngnông dân, nông hộ tự làm nếu được tập huấn

3 Tăng cường khả năng

4 Cải thiện cân bằng giới

trong cộng đồng

4.1 Không làm phụ nữ nặng nhọc hơn4.2 Không làm trẻ em mất cơ hội học hành

5 Phù hợp với luật pháp hiện

6 Được cộng đồng chấp nhận 6.1 Phù hợp với văn hóa dân tộc

6.2 Phù hợp với tập quán địa phương (hươngước)

7 Nội lực, nguồn lực địa

phương phải được phát huy

7.1 Thu hút lao động, giải quyết công ăn việclàm cho các lao động trong vùng

III Hiệu quả môi trường

1 Giảm thiểu xói mòn, thoái

hóa đất đến mức chấp nhận

được

1.1 Xói mòn dưới mức cho phép; giữ đất (đượcthể hiện bằng việc giảm thiểu lượng đất mấthàng năm)

1.2 Độ phì nhiêu đất được duy trì hoặc cải thiện1.3 Trả lại tàn dư hữu cơ ở mức có thể

Trang 31

Tiêu chí về hiệu quả Nội dung chỉ tiêu

3.2 Không gây ô nhiễm nguồn nước

4 Nâng cao đa dạng sinh học

của hệ sinh thái tự nhiên

4.1 Duy trì số loài động thực vật cao nhất4.2 Khai thác tối đa các loài bản địa4.3 Bảo tồn và làm phong phú quỹ gien

4.1 Đa canh bền vững hơn độc canh

(Nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2015)

1.2 Cơ sở thực tiễn về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững

1.2.1 Đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững trên Thế giới

Hầu như ở tất cả các quốc gia trên Thế giới đều tiến hành đánh giá tiềm năngđất đai và có chiến lược sử dụng đất bền vững, nhất là các nước phát triển và đangphát triển mạnh Các quốc gia đều chú ý đến việc phân tích các chỉ tiêu lý hóa sinhcủa đất và khả năng duy trì độ phì của đất (Nguyễn Thế Đặng & cs., 2020) Có thểtrích dẫn một số nước điển hình như sau:

do đó không thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa các vùng khác nhau (ĐỗNguyên Hải, 2000)

1.2.1.2 Ở Anh

Anh có hai phương pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm tàng củađất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất

Phương pháp đánh giá đất căn cứ trên thống kê sức sản xuất thực tế của đất

và năng suất bình quân nhiều năm làm chuẩn (10 năm) so sánh với năng suất thực tếtrên đất để cho phân hạng Tuy nhiên phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn vìsản lượng, năng suất không những phụ thuộc vào giống cây trồng mà còn phụ thuộc

Trang 32

vào khả năng của người sử dụng đất.

Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm tàng của đất,trên cơ sở đó người ta chia đất làm các hạng, mỗi hạng được xem xét bởi những yếu

tố hạn chế của đất đối với sản xuất nông nghiệp trong vùng nghiên cứu Tuy nhiênphương pháp này cũng khó xác định do con người thực hiện các biện pháp đầu tưthâm canh có thể tiềm năng của đất (Bùi Văn Sỹ, 2012)

1.2.1.3 Ở Mỹ

Hệ thống đánh giá phân loại đất đai theo tiềm năng của Hoa Kỳ đã được BộNông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra vào những năm 1961, phương pháp đánh giáphân hạng đất đai có tên: “Đánh giá tiềm năng đất đai” Cơ sở đánh giá tiềm năng

sử dụng đất đai dựa vào các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất, được phân ra thành 2nhóm:

- Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn: bao gồm những hạn chế không dễ thayđổi và cải tạo được như: độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt

- Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời: có khả năng khắc phục được bằngcác biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai như độ phì, thành phần dinh dưỡng vànhững trở ngại về tưới tiêu,…

Đánh giá tiềm năng đất đai ở Mỹ được ứng dụng rộng rãi theo 2 phươngpháp:

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này lấy năng suất của cây trồng trongnhiều năm làm tiêu chuẩn (thường là 10 năm) Phương pháp này có chú ý đến việcphân hạng đất đai cho từng loại cây trồng cụ thể, trong đó lấy cây lúa mì làm câytrồng chính và xác định mối tương quan giữa đất đai và giống lúa mì được trồngtrên đó để đề ra những biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất

- Phương pháp đánh giá đất theo từng yếu tố: Phương pháp này dựa vào việcthống kê các yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế để so sánh dựa vào một mốc lợi nhuậntối đa theo thang điểm 100 hoặc 100 % để làm mốc so sánh lợi nhuận ở các loại đấtkhác nhau

+ Điều kiện tự nhiên: Độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ thẩm thấu, chấtlẫn vào, lượng độc tố trong đất, địa hình, mức độ xói mòn và khí hậu

+ Điều kiện kinh tế - xã hội: năng suất cây trồng chính trong 10 năm, thống

kê thu nhập và chi phí

Phương pháp đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai (USDA) tuy không đi sâuvào từng loại sử dụng cụ thể đối với sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh tế - xãhội, song trong đánh giá rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế bất lợi của đất đai

và việc xác định các biện pháp bảo vệ đất, đây cũng chính là điểm mạnh củaphương pháp đối với mục đích duy trì bảo vệ môi trường và sử dụng đất bền vững(Đỗ Nguyên Hải, 2000)

1.2.1.4 Ở Canada

Ở Canada việc đánh giá đất dựa vào các tính chất của đất và năng suất ngũcốc nhiều năm (lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn) và nếu có nhiều loại cây thì dùng hệ

số quy đổi ra lúa mì

Trong đánh giá đất các chỉ tiêu thường được chú ý: thành phần cơ giới, cấutrúc đất, mức độ xâm nhập mặn vào đất, xói mòn, đá lẫn, Chất lượng đất đai được

Trang 33

đánh giá bằng thang điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì Trên cơ sở đánh giáphân chia khả năng sử dụng đất theo 7 nhóm: trong đó nhóm cấp I thuận lợi nhấtcho sử dụng (ít hoặc hầu như không có yếu tố hạn chế), tới nhóm cấp VII gồmnhững loại đất không thể sản xuất nông nghiệp được (có nhiều yếu tố hạn chế) (ĐỗNguyên Hải, 2000).

1.2.1.5 Ở Ấn Độ

Ở Ấn Độ áp dụng phương pháp tham biến để biểu thị mối quan hệ về sức sảnxuất của đất với các yếu tố đặc tính đất độ dày, tầng đất, thành phần cơ giới, độ dốc

và các yếu tố khác, v.v… dưới dạng phương trình toán học

Kết quả phân hạng cũng được thể hiện dưới dạng % hoặc cho điểm Trongphương pháp này, đất đai sản xuất được chia thành 6 nhóm:

- Nhóm siêu tốt: đạt 80 - 100 điểm, có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng chonăng suất cao

- Nhóm tốt: đạt 60 - 79 điểm, có thể trồng bất kỳ loại cây nào nhưng chonăng suất khá (thấp hơn nhóm siêu tốt)

- Nhóm trung bình: đạt 40 - 59 điểm, đất trồng được một số nhóm cây trồng(cho năng suất trung bình)

- Nhóm nghèo: đạt 20 - 39 điểm, đất chỉ trồng một số loại cây cỏ

- Nhóm rất nghèo: đạt 10- 19 điểm, đất chỉ làm đồng cỏ chăn thả gia súc

- Nhóm cuối cùng: đạt < 10 điểm, đất không thể dùng vào sản xuất nôngnghiệp được mà phải sử dụng cho các mục đích khác

Như vậy, các nước trên thế giới đều có phương thức quản lý đất đai theo đặcthù của mình và đã nghiên cứu về đánh giá đất và phân hạng đất đai ở mức vĩ môtới vi mô, từ đánh giá chung cả nước cho đến chi tiết ở các vùng cụ thể, các loại sửdụng đất đặc thù Hạng đất phân ra đều thể hiện tính thực tế theo từng điều kiện cụthể theo mục tiêu đánh giá (Phan Thị Thanh Huyền, 2022)

1.2.2 Đánh giá tiềm năng đất đai của FAO

Công tác đánh giá, phân hạng đất đai là cơ sở cho việc quy hoạch sử dụngđất, vì vậy tổ chức FAO đã tập hợp các nhà khoa học đất và các chuyên gia đầungành về nông nghiệp để tổng hợp các kết quả và kinh nghiệm đánh giá đất đai củacác nước thống nhất các nguyên tắc và tiêu chuẩn đánh giá đất đai trên phạm vi toàncầu Kết quả là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất đã được thành lập tại Rome(Italia) của tổ chức FAO và đã đưa ra các bản hướng dẫn đánh giá đất đai phục vụphát triển nông nghiệp, nông thôn (FAO, 1983, 1985, 1986, 1988, 1989, 1990,1993)

Trên cơ sở đề cương và hướng dẫn của FAO về khái quát toàn bộ những nộidung, các bước tiến hành, những gợi ý, ví dụ nêu ra để minh họa và tham khảo, cácnhà khoa học đất Việt Nam đã vận dụng đưa vào đánh giá đất (Đào Châu Thu,Nguyễn Khang, 2000)

Yêu cầu và nội dung chính trong đánh giá đất của FAO là gắn liền đánh giáđất và quy hoạch sử dụng đất đai, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quyhoạch sử dụng đất đai (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2015)

Quy trình đánh giá đất của FAO được thực hiện theo sơ đồ hình 1.1

Phương pháp đánh giá đất theo FAO là dựa trên cơ sở phân hạng thích hợpđất đai (Land suitability classification) Nền tảng của phương pháp này là so sánh,

Trang 34

đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của các loại sử dụng đất (Land Use Type) với chất lượng đất và đặc tính vốn có của đơn vị bản đồ đất (Land Mapping Unit),

kết hợp với việc phân tích các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến

sử dụng đất để lựa chọn phương án sử dụng đất tốt nhất Nguyên tắc đánh giá đấtđai của tổ chức FAO là đánh giá đất đai phải gắn với loại sử dụng xác định, có sự sosánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết Đánh giá đất liên quan chặt chẽvới các yếu tố môi trường tự nhiên của đất và các điều kiện kinh tế, xã hội

Khi thực hiện đánh giá đất cần tuân thủ theo 6 nguyên tắc: Mức độ thích hợpcủa đất đai; yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết; cóquan điểm tổng hợp; phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; khảnăng thích hợp đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững và có liên quan tớiviệc so sánh nhiều loại sử dụng đất với nhau (FAO, 1976)

Hình 1.1 Trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO, 1976

Phân hạng đất theo FAO được chia ra các kiểu:

- Phân hạng định tính và phân hạng định lượng

- Phân hạng thích hợp hiện tại và tiềm năng

Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: bậc, hạng, hạng phụ và đơn vị thích hợp

Trang 35

hợp trung bình, hạn chế về chế độ tưới) Từ hạng phụ lại chia nhỏ ra các đơn vị đấtthích hợp nhằm chỉ rõ các yêu cầu chi tiết hơn về quản lý, sử dụng.

1.2.3 Đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững tại Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá đất đúngtiềm năng đất đai để sử dụng hợp lý, hiệu quả bền vững Các luật Đất đai năm 2003,

2013, các nghị định, thông tư,… tất cả hệ thống văn bản này đều đề cập cụ thể chitiết về đánh giá đất, đánh giá tiềm năng đất đai

Quốc hội đã xác định công tác điều tra cơ bản về đất đai là một nhiệm vụquan trọng, như là một trong những giải pháp thực hiện chiến lược phát triển bền

vững: “Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra cơ bản về đất đai; xây dựng cơ sở

dữ liệu, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai…” (Quốc hội, 2011).

Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI chỉ đạo tiếptục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện côngcuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công

nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó nêu rõ “Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá

chất lượng, tiềm năng đất đai đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng đất, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững” (Quốc hội, 2012).

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án nâng cao năng lực

ngành quản lý đất đai đã xác định một trong các nhiệm vụ của ngành là “Tập trung

điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng và chất lượng tài nguyên đất đai toàn quốc, trong đó chú trọng việc điều tra các vùng đặc thù về thoái hóa, xâm nhập mặn, ngập úng, khô hạn, hoang mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm đất phục vụ quản lý,

sử dụng đất bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu” (Chính phủ, 2012).

Từ cở sở nêu trên, Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua đã có nhữngnội dung hoàn toàn mới trong điều tra, đánh giá đất đai

Tại Khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về các hoạt động điều tra, đánh giáđất đai bao gồm: điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra,đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; thống kê,kiểm kê đất đai; điều tra, thống kê giá đất, theo dõi biến động giá đất; xây dựng vàduy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất

Tại Khoản 2 Điều 32 đã quy định việc điều tra, đánh giá đất đai bao gồm cácnội dung: lấy mẫu, phân tích, thống kê số liệu quan trắc đất đai; xây dựng bản đồ vềchất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nôngnghiệp, giá đất; xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai,thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất; xây dựng báo cáothống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, báo cáo về giá đất vàbiến động giá đất Tại Điều 33 đã quy định rõ về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên vàMôi trường, UBND cấp tỉnh trong việc tổ chức thực hiện, công bố kết quả điều tra,đánh giá đất đai và định kỳ tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá đất đai theođịnh kỳ 05 năm một lần

Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hànhLuật Đất đai đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp vớiUBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo đẩy mạnhcông tác điều tra cơ bản về đất đai và hoàn thành tổng điều tra về đất đai trong năm

2015, trong đó tập trung điều tra chi tiết một số loại đất quan trọng; đánh giá tiềm

Trang 36

năng và chất lượng tài nguyên đất, đặc biệt chú trọng đến các vùng có nguy cơ thoáihóa, xâm nhập mặn, ngập úng, khô hạn, hoang mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, ô nhiễmđất (Chính phủ, 2014).

Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo định kỳ 5năm một lần hoạt động điều tra, đánh giá đất đai Đây là nhiệm vụ quan trọng đãđược Trung ương Đảng chỉ đạo, Quốc hội chính thức phê chuẩn và Chính phủ yêucầu phải thực hiện thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Như vậy, việcđiều tra, đánh giá đất đai là một trong những mục tiêu của chiến lược nâng cao nănglực ngành quản lý đất đai và chiến lược sử dụng đất bền vững thích ứng với biến đổikhí hậu có tính toàn cầu

Để thực hiện được chiến lược này nhất thiết phải có cuộc tổng điều tra, đánhgiá tài nguyên đất toàn quốc (lần đầu tiên) như là một lần tổng kiểm kê về chấtlượng, tính chất, đặc điểm đất đai song song cùng với việc kiểm kê đất đai về sốlượng đã được tiến hành Kết quả thực hiện sẽ giúp Quốc hội, Chính phủ, cơ quanquản lý đất đai ở Trung ương và địa phương nắm chắc quỹ đất cả về số lượng, chấtlượng, tiềm năng, xu thế suy thoái đất theo mức độ và theo từng khu vực (đối vớicấp vùng), vị trí đặc thù (đối với cấp tỉnh)

Mục tiêu cụ thể của điều tra đánh giá đất đai định kỳ bao gồm như sau:

- Để phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, phải đánh giá đầy đủ toàn diện, chính xác, khoa họcnguồn tài nguyên đất đai của cả nước và các vùng kinh tế - xã hội nhằm quản lýchặt chẽ, khai thác sử dụng có hiệu quả về số lượng, chất lượng tài nguyên đất đai

- Đánh giá chính xác, khoa học, đầy đủ, toàn diện, nguồn tài nguyên đất đaitoàn quốc; giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến chất lượng tài nguyên đất đai vàđánh giá tác động, ảnh hưởng của chính sách, pháp luật về đất đai đến tài nguyênđất đai để đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ, nâng cao chấtlượng tài nguyên đất đai, góp phần hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai hiện đại,tập trung, thống nhất

- Để đề xuất giải pháp bảo vệ, định hướng khai thác, sử dụng hiệu quả nguồntài nguyên đất đai thì việc đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai vàphân hạng đất nông nghiệp của các loại đất theo mục đích sử dụng (diện tích, phânbố) là rất cần thiết

- Đánh giá thực trạng đất bị thoái hóa; xác định cụ thể các quá trình thoái hóađất, nguyên nhân cũng như xu thế để làm cơ sở đề xuất giải pháp cải tạo, phục hồi

và khai thác sử dụng đất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

- Cung cấp dữ liệu về tài nguyên đất để tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đaiquốc gia (nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về điều tra đánh giá đất đai trên phạm vi cảnước) nhằm giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến chất lượng tài nguyên đất đai; gópphần hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai hiện đại, tập trung, thống nhất và phục vụ

Trang 37

động kinh tế, xã hội, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác của Nhà nước(Nguyễn Thị Thu Trang, 2014).

Trên cơ sở thực hiện các mục tiêu trên, ngày 15/12/2015, Bộ Tài nguyên Môitrường đã có Thông tư số 60/2015/TT-BTNMT Quy định về kỹ thuật điều tra, đánhgiá đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015) Trong đó, nội dung công tác đánhgiá tiềm năng đất đai được hướng dẫn cụ thể tại Chương 3, mục 1 của Thông tư với

10 Điều (từ Điều 12 đến Điều 21)

Ngoài ra, công tác đánh giá đất đai nói chung và tiềm năng đất đai nói riêngcòn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Viện Quy hoạch và Thiết

kế nông nghiệp Việt Nam biên soạn,Tổng cục tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam banhành các Tiêu chuẩn ngành (TCN) và Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về “Quy trìnhĐiều tra, thành lập bản đồ đất”, “Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp” như:

10 TCN 68-84 thực hiện xây dựng bản đồ thổ nhưỡng phục vụ đánh giá đất đai(Tiêu chuẩn ngành, 1984); Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp banhành năm 1999 (số 10 TCN 343-98); Quy trình đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch

sử dụng đất cấp huyện ban hành năm 2010 (TCVN 8409-2010); Quy trình đánh giáđất sản xuất nông nghiệp được ban hành năm 2012 (TCVN 8409-2012); Quy trìnhĐiều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn ban hành năm 2012 (TCVN 9487 -2012) (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng Việt Nam, 2010, 2012)

Năm 2015, Hội Khoa học Đất Việt Nam (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học

và Kỹ thuật Việt Nam) cũng đã ban hành “Sổ tay Điều tra, phân loại, lập bản đồ

đất và đánh giá đất đai” hướng dẫn chi tiết, đầy đủ quy trình Điều tra, đánh giá,

phân loại đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp cho phạm vi cấp huyện, tỉnh(Hội khoa học Đất Việt Nam, 2015)

Ngoài đánh giá tiềm năng đất đai nói chung, việc đánh giá tiềm năng và phânhạng thích hợp đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa cũng được chú trọng

Đã có khá nhiều địa phương đã hình thành những vùng đất đai phát triển nông sảnhàng hóa với diện tích trồng tập trung, có đầu tư cho chế biến và xây dựng thươnghiệu Với cây ăn quả có thể nói tới các vùng trồng tập trung, có thương hiệu như:bưởi da xanh, chôm chôm của Bến Tre, thanh long Bình Thuận; vải thiều Thanh Hà,Lục Ngạn; nhãn lồng Hưng Yên; cam Cao Phong, cam Hàm Yên Tuyên Quang; càphê Đắc Lắc; ngô Sơn La; hoa Đà Lạt; hồ tiêu Phú Quốc…(Nguyễn Đắc Lực,2020)

1.3 Các nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững

1.3.1 Các nghiên cứu về giá tiềm năng đất đai và sử dụng đất bền vững

1.3.1.1 Một số nghiên cứu về đánh giá đất đai

Phương pháp đánh giá sử dụng đất thích hợp của FAO đã bắt đầu đượcnghiên cứu áp dụng đầu tiên ở Việt Nam trong nghiên cứu “Đánh giá và quy hoạch

sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam” (Bùi Quang Toản, 1986) Tuy nhiên, trongnghiên cứu này việc đánh giá chỉ dựa vào các điều kiện tự nhiên (Thổ nhưỡng, điềukiện thủy văn, khả năng tưới tiêu và khí hậu nông nghiệp) và phân cấp dừng lại ởcấp phân vị thích hợp (suitable class)

Trong đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu, 1986)được thực hiện dựa trên phân loại khả năng đất đai (land capability classification)của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình Mục

Trang 38

tiêu nhằm sử dụng đất đai tổng hợp, có 7 nhóm đất được phân chia theo mức độ hạnchế, trong đó 4 nhóm đầu có thể sử dụng cho nông nghiệp, nhóm kế tiếp có khảnăng cho lâm nghiệp và nhóm cuối cùng cho các mục đích khác.

Phân hạng sử dụng thích hợp đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè,dâu tằm vào năm 1989, Vũ Cao Thái đã lần đầu tiên thử nghiệm nghiên cứu đánhgiá thành công Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá sử dụng đất của FAOtheo kiểu định tính để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng Trong đề tàinày việc phân cấp được dừng lại ở các phân vị là lớp thích hợp với 4 cấp: rất thíchhợp (S1), thích hợp (S2), ít thích hợp (S3), không thích hợp (N) Các kết quả nghiêncứu đã đưa ra được chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá phân hạng đất cho từng loại câytrồng, nhưng các chỉ tiêu đơn thuần thiên về thổ nhưỡng, chưa đề cập đến vấn đềkhí hậu, thủy văn và các điều kiện kinh tế xã hội cũng như tác động của môi trường

Từ năm 1992, phương pháp đánh giá đất theo FAO và các hướng dẫn tiếptheo được Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trongnước áp dụng rộng rãi trong đánh giá đất đai ở các cấp lãnh thổ của Việt Nam Nétchung của các công trình này là tập trung đánh giá tiềm năng đất, xây dựng đượccác bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ thích hợp đất đai, đề xuất sử dụng các loại sử dụngđất chính theo hướng hiệu quả và bền vững

Các công trình đánh giá đất cấp vùng được thực hiện của một số tác giả:Đánh giá đất vùng Đông Bắc Việt Nam dựa trên cách nhìn tổng quát về sinhthái và phát triển bền vững cho vùng (Lê Thái Bạt và cs., 2006); Đánh giá đất Đồngbằng sông Hồng trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền (Nguyễn Công Pho

và cs., 1995); Đánh giá đất những tiềm năng và trở ngại trong sử dụng đất vùngduyên hải Nam Trung Bộ (Nguyễn Văn Tuyển, 1995); Ứng dụng tiêu chuẩn củaFAO trong đánh giá đất vùng Tây Nguyên (Phạm Dương Ưng và cs.,1995); Đất vàcác hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ (Phạm QuangKhánh và cs., 1994); Đặc điểm đất và đánh giá khả năng sử dụng đất trong sản xuấtnông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Văn Nhân và cs., 1996)

Nguyễn Khang và cs (1995) đã tổng hợp kết quả đánh giá đất đai của 9 vùngsinh thái nông nghiệp, đã xác định có 372 đơn vị đất đai, 90 loại sử dụng đất chính,

41 kiểu thích hợp đất đai trên cả nước Kết quả nghiên cứu đã khẳng định việc vậndụng nội dung, phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu chuẩn, điều kiện cụ thểcủa Việt Nam là phù hợp

Đánh giá đất đai theo phương pháp của FAO và kết hợp với các phương pháphiện hành, hiện đại cũng đã được thực hiện ở các tỉnh của một số các tác giả: Đấttỉnh Sơn La và vấn đề sử dụng trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền (LêThái Bạt, 1995) và Đánh giá các yếu tố hạn chế trong đất sản xuất nông nghiệp tỉnhSơn La và định hướng khắc phục (Lương Đức Toàn, 2017); Đánh giá khả năngthích hợp đất đai phục vụ phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên (Phan Thị ThanhHuyền, Đỗ Nguyên Hải, Nguyễn Ngọc Nông, 2012); Đánh giá đất đai phục vụ quyhoạch sử dụng đất và phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Kon Tum (Trần AnPhong, Hà Ban, 2008); Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống sửdụng đất tỉnh Cà Mau (Nguyễn Quang Thưởng, Phạm Quang Khánh, 2013); Phânhạng thích hợp đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên vùng đất xámbạc màu tỉnh Bắc Giang (Phùng Gia Hưng và cs., 2012)

Trang 39

Đánh giá chất lượng đất cấp tỉnh trong thời gian gần đây có các công trìnhcủa các tác giả: Đặng Văn Minh và cs (2014) ở tỉnh Thái Nguyên; Vũ Xuân Thanh(2016) ở tỉnh Ninh Bình; Trần Minh Tiến (2016) ở tỉnh Nam Định.

Nhiều tỉnh đã được đánh giá thoái hoá đất kỳ đầu Điển hình là các công trìnhcủa các tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang (2014) ở tỉnh Bắc Kạn trong công trìnhĐánh giá thoái hoá đất kỳ đầu, tỉnh Bắc Kạn; Kết quả nghiên cứu Nguyễn NgọcNông và cs (2017) về Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn và vấn đề thoái hoá đất;Nguyễn Văn Toàn (2015) trong công trình Đánh giá thoái hoá đất kỳ đầu ở tỉnhTuyên Quang, và năm (2016) ở tỉnh Quảng Ngãi; Nguyễn Tuấn Anh (2015) ở tỉnhBắc Ninh về Đánh giá thoái hoá đất kỳ đầu tỉnh Bắc Ninh; Đánh giá thoái hóa đất

kỳ đầu tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Bá Lâm (2015) và năm 2016 ở tỉnh Lào Cai;Phạm Quang Khánh (2016) ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với công trình nghiên cứu vềThực trạng thoái hoá đất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Trong 15 năm qua, nhiều công trình đánh giá đất cấp huyện đã được thựchiện Điển hình là các công trình nghiên cứu của các tác giả: Lê Thái Bạt (2006,2010); Vũ Thị Hồng Hạnh và cs.(2015); Phan Văn Khuê và cs (2016); Đỗ Văn Nhạ

và cs (2017); Đỗ Thị Tám và cs (2014); Nguyễn Minh Thanh, Trần Thị Nhâm(2015, 2016); Vũ Thị Thương và cs (2014); Đặng Minh Tơn và cs (2017)…

Gần đây đã có một số nghiên cứu cho đánh giá tiềm năng đất đai và hiệu quả

sử dụng đất nông nghiệp, nhất là định hướng sản xuất hàng hóa được thực hiện, cóthể liệt kê các công trình tiêu biểu sau: Tác giả Nguyễn Ngọc Nông & cs (2019),trong nghiên cứu Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ tái cơ cấu sử dụng đất nôngnghiệp huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đã xác định 72 đơn vị đất đai (LMUs), đấtchuyên trồng lúa (LUT1) có 6.041,84 ha rất thích hợp, đất chuyên màu (LUT3) có13.999,07 ha rất thích hợp, cây dược liệu (LUT10) có 46.631,08 ha rất thích hợp,đây là hướng rất tốt cho phát triển tạo ra nông sản hàng hóa

Tác giả Nguyễn Đức Nhuận và cs (2021) trong đề tài nghiên cứu Đánh giáhiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyệnNhư Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã kết luận: Nông nghiệp là nguồn thu nhập chính củanhân dân trên địa bàn huyện Như Xuân Với tổng diện tích đất nông nghiệp là63.627,75 ha chiếm 88,16 %, trong đó có nhiều loại sử dụng đất khác nhau và cácloại sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa có tiềm năng rất lớn, chủ yếu đểtrồng dưa hấu, cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế rất cao

Đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp vùng đất phèn huyệnTrần Văn Thời, tỉnh Cà Mau (Trần Văn Dũng & cs., 2022), cho thấy huyện có 19đơn vị đất đai và 7 mô hình canh tác thích nghi trung bình đến thích nghi cao, đó làLUT 2 lúa – Màu, Lúa – Cá, Lúa – Tôm…

Tác giả Nguyễn Thị Huyền & cs (2022) khi nghiên cứu phân vùng tiềmnăng thoái hóa đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất bền vững tỉnh Bình Định đã chothấy: Tỉnh Bình Định có tiềm năng thoái hóa đất rất lớn, chiếm 87,5 % diện tích,tập trung chủ yếu ở một số huyện thuộc khu vực đồi núi và vùng ven biển của tỉnh.Kết quả nghiên cứu đã đánh giá tiềm năng thoái hóa đất theo 06 chỉ tiêu đánh giátổng hợp, từ đó phân vùng tiềm năng thoái hóa đất là một một cơ sở khoa học cho

đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất trong bối cảnh chuyển đổi số gắn với bảo

vệ tài nguyên đất trên địa bàn

Trang 40

Đánh giá khả năng thích hợp đất đai một số loại sử dụng đất canh tác chínhtỉnh Tây Ninh của Trương Công Phú (2022) cho kết quả: Đề tài đã lựa chọn được 4loại sử dụng đất tham gia đánh giá thích hợp là Lúa – Màu, Khoai mì, Cao su vàMía Đó là những loại sử dụng đất có hiệu quả cao trong sản xuất hàng hóa Đã xâydựng bản đồ đơn vị đất đai bằng phương pháp chồng xếp các bản đồ đơn tính, kếtquả được 18 đơn vị đất đai áp dụng phương pháp đánh giá theo FAO Kết quả đánhgiá cho thấy LUT Lúa - Màu có 7 đơn vị đất đai thích hợp, LUT Mía có 9 đơn vị đấtđai thích hợp, LUT Cao su có 10 đơn vị thích hợp.

Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sử dụng đất nông nghiệp hợp lý tại vùngđất bị nhiễm mặn trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An của Nguyễn NgọcThy (2022) cho kết quả đánh giá đất đai theo FAO, cho thấy vùng nghiên cứu có 5LUT tiêu biểu được lựa chọn; Bản đồ đơn vị đất đai đã được xây dựng với 16 đơn

vị đất đai; Bản đồ phân vùng thích hợp đất đai với 5 vùng được thiết lập; Trên cơ sởkết quả đánh giá đất đai đề tài đã đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho mộthuyện đang bị nhiễm mặn nặng nề

Tác giả Lê Bảo Long & cs (2022), khi đánh giá thích hợp đất đai tự nhiêncủa một số loại sử dụng đất tại huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang đã kết luận:Kết quả nghiên cứu khả năng thích hợp tự nhiên của 4 loại cây trồng chủ lực cũngnhư mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn đối với chúng tại khu vực này cho thấycây lúa trồng ở khu vực này kém hiệu quả với mức ít thích hợp (S3) là 2.926,19ha,chiếm 21,17 % Với 3 cây trồng chủ lực cho sản phẩm hàng hóa còn lại gồm Sả,Mãng cầu Xiêm và Dừa, cả 3 loại này đều có mức độ thích hợp rất tốt đạt ở mức rấtthích hợp (S1) với diện tích 8.356,92 ha chiếm 60,46 % diện tích toàn vùng

Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địabàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang của Nguyễn Văn Bài (2020), cho thấy: Kết quảnghiên cứu đã đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trên cả haitiểu vùng thì LUT cho hiệu quả cao nhất là Lúa – Màu, hiệu quả thấp nhất làchuyển lúa Tiểu vùng 2 có hai kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao là Lúa xuân – Lúamùa - Khoai lang và Lúa – Cá

Tác giả Lê Tấn Lợi & cs (2019), khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế các kiểu

sử dụng đất canh tác nông nghiệp vùng U Minh Hạ, Cà Mau đã cho thấy kiểu sửdụng đất có lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao nhất là Chuyên tôm, kế đến là kiểu

sử dụng đất Lúa 2 vụ, Tràm và Keo lai Kiểu xuống đất Rau có lợi nhuận và hiệuquả đồng vốn thấp nhất

Luyện Hữu Cử & cs (2020), trong đề tài nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sửdụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, đã cho kếtluận: Trên địa bàn huyện hàm thuận Bắc có 3/11 kiểu sử dụng đất có hiệu quả caotrong tạo ra sản phẩm tham gia thị trường lớn là LUT Thanh Long, LUT xoài vàLUT Dưa - Đậu tương

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng trồng cây ăn quả trọng điểm trên địa bànhuyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang tác giả Nông Thị Thu Huyền và cs (2021) cho biếtLục Ngạn là vùng trồng cây ăn quả trọng điểm của tỉnh Bắc Giang và cả nước.Huyện có 4 kiểu sử dụng đất cây ăn quả chính là Vải Thiều, Táo, Bưởi và Cam,trong đó vải thiều là kiểu sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường caonhất

Ngày đăng: 27/07/2024, 15:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tuấn Anh (2004), Ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong việc sử dụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện Trung Khánh, tỉnh Cao Bằng. Luận văn thạc sĩ khoa học. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch trong việc sửdụng đất của nông hộ trên địa bàn huyện Trung Khánh, tỉnh Cao Bằng
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Năm: 2004
2. Nguyễn Tuấn Anh (2015), Đánh giá thoái hoá đất kỳ đầu tỉnh Bắc Ninh. Đề tài dự án khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Ninh thực hiện theo Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thoái hoá đất kỳ đầu tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Năm: 2015
3. Nguyễn Văn Bài (2020), “Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học Đất, (58/2020): 84 - 89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sảnxuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”, "Tạp chí Khoahọc Đất
Tác giả: Nguyễn Văn Bài
Năm: 2020
4. Lê Thái Bạt (1995), Đất tỉnh Sơn La và vấn đề sử dụng trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền. Hội thảo Quốc gia tháng 1 năm 1995 về quy hoạch sử dụng đất bền vững Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất tỉnh Sơn La và vấn đề sử dụng trên quan điểm sinhthái và phát triển lâu bền
Tác giả: Lê Thái Bạt
Năm: 1995
5. Lê Thái Bạt (2006), “Điều tra lập bản đồ đất và đánh giá phân hạng đất đai huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Khoa học Đất, (24): 116 - 119 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra lập bản đồ đất và đánh giá phân hạng đất đaihuyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng”,"Tạp chí Khoa học Đất
Tác giả: Lê Thái Bạt
Năm: 2006
6. Lê Thái Bạt, Nguyễn Hùng Cường (2010), “Phân hạng thích hợp đất đai và đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh”. Tạp chí Khoa học Đất, (30): 126 - 132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân hạng thích hợp đất đai và đềxuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý ở huyện Hải Hà, tỉnh QuảngNinh”."Tạp chí Khoa học Đất
Tác giả: Lê Thái Bạt, Nguyễn Hùng Cường
Năm: 2010
10. Tôn Thất Chiểu (1986), Đánh giá phân hạng khái quát đất đai toàn quốc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá phân hạng khái quát đất đai toàn quốc
Tác giả: Tôn Thất Chiểu
Nhà XB: NXBNông nghiệp
Năm: 1986
13. Trần Xuân Châu (2002), Đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ởViệt Nam hiện nay
Tác giả: Trần Xuân Châu
Năm: 2002
14. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà (1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinhtế nông nghiệp
Tác giả: Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1997
15. Đỗ Kim Chung (1999), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và pháttriển nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam
Tác giả: Đỗ Kim Chung
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
16. Huỳnh Văn Chương, Vũ Trung Kiên, Lê Thị Thanh Nga (2012), “Ứng dụng GIS trong đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Tập 75A, Số Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụngGIS trong đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch phát triển cây cao su Tiểu Điền tạihuyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị”, "Tạp chí khoa học, Đại học Huế
Tác giả: Huỳnh Văn Chương, Vũ Trung Kiên, Lê Thị Thanh Nga
Năm: 2012
17. Nguyễn Hữu Cường (2018), “Tích hợp GIS và cây quyết định đánh giá thích nghi đất đai cây dừa trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1 (2018) 66-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp GIS và cây quyết định đánh giá thíchnghi đất đai cây dừa trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre”, "Tạp chíKhoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường
Tác giả: Nguyễn Hữu Cường
Năm: 2018
18. Luyện Hữu Cử, Nguyễn Hữu Thành, Ngô Thành Sơn, Nguyễn Văn Thao, Nguyễn Thọ Hoàng, Trần Quang Đạo, Hoàng Lê Hường (2020), “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận”, Tạp chí Khoa học Đất, (60/2020): 49 - 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệuquả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh BìnhThuận”, "Tạp chí Khoa học Đất
Tác giả: Luyện Hữu Cử, Nguyễn Hữu Thành, Ngô Thành Sơn, Nguyễn Văn Thao, Nguyễn Thọ Hoàng, Trần Quang Đạo, Hoàng Lê Hường
Năm: 2020
19. Trần Văn Diễn, Phạm Chí Thành, Phạm Thanh Hải và Trần Đức Viên (1996), Nghiên cứu hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, Nông nghiệp trên đất dốc, thách thức và tiềm năng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 141-160 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính huyện Lương Sơn,tỉnh Hoà Bình, Nông nghiệp trên đất dốc, thách thức và tiềm năng
Tác giả: Trần Văn Diễn, Phạm Chí Thành, Phạm Thanh Hải và Trần Đức Viên
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp
Năm: 1996
20. Đặng Ngọc Dinh và Nguyễn Văn Phú (2002), Phát triển kinh tế - xã hội vùng gò đồi Bắc Trung Bộ - Những mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Khoa học &amp; Công nghệ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế - xã hội vùnggò đồi Bắc Trung Bộ - Những mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ
Tác giả: Đặng Ngọc Dinh và Nguyễn Văn Phú
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp
Năm: 2002
21. Bùi Thị Ngọc Dung, Vũ Năng Dũng (2020), “Nghiên cứu mô hình quản trị tài nguyên đất nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên”, Tạp chí Khoa học Đất, (59/2020): 43 - 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mô hình quản trị tàinguyên đất nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên”, "Tạp chí Khoa học Đất
Tác giả: Bùi Thị Ngọc Dung, Vũ Năng Dũng
Năm: 2020
22. Trần Văn Dũng, Trần Huỳnh Khanh, Vũ Văn Long, Đỗ Bá Tân, Hồ Trường An (2022), “Đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp vùng đất phèn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau”, Tạp chí Khoa học Đất, (67/2022): 64 - 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp vùng đất phènhuyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau”,"Tạp chí Khoa học Đất
Tác giả: Trần Văn Dũng, Trần Huỳnh Khanh, Vũ Văn Long, Đỗ Bá Tân, Hồ Trường An
Năm: 2022
23. Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Đức Nhuận, Nguyễn Thu Thùy (2020), Giáo trình Thổ nhưỡng, NXB Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thổ nhưỡng
Tác giả: Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Đức Nhuận, Nguyễn Thu Thùy
Nhà XB: NXBĐại học Thái Nguyên
Năm: 2020
24. Nguyễn Thế Đặng, Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Đức Nhuận, Trần Minh Tiến (2020), Phương pháp lấy mẫu phân tích và đánh giá tính chất đất, NXB Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp lấy mẫu phân tích và đánh giá tính chất đất
Tác giả: Nguyễn Thế Đặng, Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Đức Nhuận, Trần Minh Tiến
Nhà XB: NXB Đạihọc Thái Nguyên
Năm: 2020
25. Hoàng Sĩ Động (1996), Hệ thống Nông - Lâm kết hợp để quản lý tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Hà Bắc, Hội thảo về Nông - Lâm kết hợp trên đất dốc ở miền Bắc Việt Nam, Dự án của FAO về tăng cường các chương trình trồng rừng ở châu Á, Vĩnh Phú, tr. 75-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống Nông - Lâm kết hợp để quản lý tài nguyênthiên nhiên ở tỉnh Hà Bắc
Tác giả: Hoàng Sĩ Động
Năm: 1996
w