1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2019 - 2022

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tuyển tập đề thi Tiếng Việt vào 6
Trường học Trường Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Đề thi
Năm xuất bản 2019-2020
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 300,88 KB

Nội dung

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2019 - 2022 Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2019 - 2022 Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2019 - 2022 Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành năm 2019 - 2022

Trang 1

TUYỂN TẬP ĐỀ THI TIẾNG VIỆT VÀO 6 TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH

NĂM HỌC 2019-2020 (Thời gian: 45 phút) Câu 1 Cho đoạn thơ

(1) Chiều đi học về

(2) Chúng em qua ngôi nhà xây dở

(3) Giàn giáo tựa cái lồng che chở

(4) Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

(5) Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay

(6) Tạm biệt!

(7) Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

(8) Thở ra mùi vôi vữa nồng hang

(Đồng Xuân Lan)

a Từ “tựa” trong câu (3) có nghĩa là gì?

Từ “tựa” trong câu (3) có nghĩa là………

b Từ “tựa” trong câu thơ số (7) có nghĩa là gì?

Từ “tựa” trong câu (7) có nghĩa là………

c Tìm các hình ảnh so sánh trong đoạn thơ trên

Các hình ảnh so sánh trong đoạn thơ trên là:

………

………

………

Câu 2 Em hãy thêm dấu câu và sửa lại cho đúng chính tả

Trang 2

Có một lần trong giờ tập đọc tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm thế là má sưng phồng lên tôi nhăn nhó mặt mũi rồi khẽ rên ôi, răng đau quá tôi cố tình làm thế

để khỏi phải đọc bài cô giáo và các bạn ai cũng thương tôi và lo lắng cô giáo nói

răng em đau, phải không em về nhà đi

Đoạn văn sau khi thêm dấu câu và sửa lại cho đúng chính tả như sau:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Câu 3 Cho đoạn thơ: Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa nắng dài bãi cát Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát (Mẹ Tơm, Tố Hữu) a Tìm từ láy trong đoạn thơ trên Từ láy trong đoạn thơ trên là ………

b Tiếng hát “ngân nga” làm cho tác giả nhớ đến ai? Tiếng hát “ngân nga” làm cho tác giả nhớ đến ………

c Phân tích cấu tạo câu: Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa ………

………

Câu 4 Thay từ “ăn” trong những câu sau bằng các từ đồng nghĩa:

a Cửa hàng rất ăn khách

Trang 3

………

b Xe này ăn xăng lắm

………

Câu 5 Tìm các từ khác loại trong dãy từ sau và giải thích lí do cho sự lựa chọn:

công viên, sinh viên, diễn viên, nhân viên

………

………

Câu 6 Sắp xếp các câu sau thành đoạn văn hoàn chỉnh

(1) Ngày nọ, có một người nông phu xin được gặp và kể cho quốc vương câu chuyện như sau: “Thời trước, cha của bệ hạ nợ nhà tiểu nhân 1000 lượng vàng

và hứa nếu đến đời bệ hạ không trả được thì sẽ phải gả công chúa cho tiểu nhân.” (2) Ngày ngày, có rất nhiều người đến kể chuyện cho quốc vương nhưng mỗi khi nghe xong ông đều nói đã nghe và tất nhiên, không ai dám phản bác lại

(3) Cuối cùng, để giữ thể diện cho hoàng tộc, quốc vương đành nhận là chưa nghe qua câu chuyện ấy và thực hiện lời hứa của mình

(4) Sau khi nghe xong câu chuyện, quốc vương rơi vào tình thế khó xử vì nếu nói

đã từng nghe nghĩa là quốc vương thừa nhận nợ người nông dân 1000 lượng vàng

và phải gả công chúa cho người nông phu

(5) Có vị quốc vương khoác lác rằng đã nghe tất cả các câu chuyện trên thế gian này và nếu ai kể được một chuyện mà ông chưa nghe qua sẽ được thưởng một ngàn lượng vàng và kết hôn với công chúa

(6) Còn nếu như nói chưa nghe qua thì quốc vương cũng phải trao thưởng như

đã hứa

Hãy sắp xếp các câu thành một truyện hoàn chỉnh

a (4) – (2) – (6) – (5) – (1) – (3)

b (5) – (2) – (1) – (4) – (6) – (3)

c (2) – (1) – (5) – (4) – (6) – (3)

d (5) – (2) – (4) – (1) – (6) – (3)

Câu 7

a Đặt câu với từ “hay” là tính từ

………

………

b Đặt câu với từ “hay” là quan hệ từ

Trang 4

………

c Đặt câu với từ “hay” là động từ ………

………

Câu 8 Điền từ láy vào chỗ thích hợp: a Hằng đêm tôi đều nghe tiếng sóng……… xô vào bờ b Những đám mây……… trên nền trời xanh thẳm Câu 9 Điền từ ngữ thích hợp để hai câu văn sau liên kết với nhau: a Dưới ánh trăng, dòng sông mới thân thiết, gần gũi làm sao! đã trở thành người bạn của tôi b Giọng nói của bà lúc trầm bổng, lúc thiết tha ……… đã theo tôi suốt thời ấu thơ Câu 10 Viết đoạn văn khoảng 10 câu nói lên mong ước của em về thầy, cô giáo chủ nhiệm lớp 6 ………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 5

………

………

………

ĐỀ THI TIẾNG VIỆT VÀO 6 TRƯỜNG NGUYỄN TẤT THÀNH 2020-2021 Thời gian: 45 phút Câu 1 (1 điểm) Câu sau đây có một số từ và cụm từ chưa được viết hoa đúng cách Hãy viết lại cho đúng: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn Các từ, cụm từ được viết hoa lại cho đúng là: (1) ………

(2) ………

(3) ………

(4) ………

Câu 2 (1 điểm) Đọc các câu sau và viết câu trả lời: (1) Chiếc áo mẹ mặc nhiều năm nay đã bay màu (2) Từng đàn chim nối đuôi nhau bay về phương Nam tránh rét (3) Sống chết mặc bay, đừng nói với ông nữa! (4) Bác thợ nề khéo léo dùng bay trát lại những vết nứt trên tường a Từ “bay” trong câu số (…………) là danh từ b Từ “bay” trong câu số (1) có nghĩa là ………

c Từ “bay” trong câu số (3) có nghĩa là ………

d Từ “bay” trong câu số (2) và từ “bay” trong câu số (3) là hai từ có quan hệ ………

Trang 6

Câu 3 – 5 Cho đoạn văn sau:

Mùa xuân về lúc nào không rõ Tôi nghe tiếng vườn gọi

Tôi chầm chậm gỡ chiếc cổng rong bước vào Cây muỗm khoe vòng hoa mới Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời Hoa muỗm chính là chiếc đồng hồ mùa

xuân Hoa nở sớm để đơm hoa kết trái vào giáp Tết

Hoa nhài đã trắng xóa ở bên vại nước Hoa gọi người bằng hương, bằng sắc Những bông hoa nhài xinh xinh, trắng một màu tinh khôi, hương ngào ngạt, sực nức

Dọc bụi tre, những lá già cuốn theo gió đông nam thổi về, trút một lượt

dưới gốc Tiếng tre kẽo kẹt là một thứ tiếng vườn Không bao giờ tôi quên được

(Theo Ngô Văn Phú)

Trong đoạn văn trên, câu văn nào nói về hoa có sử dụng biện pháp so sánh Câu 3 (0.5 điểm) Sắp xếp các từ in đậm trong đoạn văn trên vào hai nhóm từ sau:

………

………

………

………

………

………

Câu 4 (0.5 điểm) Trong đoạn văn trên, câu văn nào nói về hoa có sử dụng biện pháp so sánh, câu văn nào nói về hoa có sử dụng biện pháp nhân hóa? - Trong đoạn văn trên, câu văn nói về hoa có sử dụng biện pháp so sánh là: ………

- Trong đoạn văn trên, câu văn nói về hoa có sử dụng biện pháp nhân hóa là: ………

Câu 5 (1 điểm)

Trang 7

a) Từ “lá” trong cụm từ “những chiếc lá già cuốn theo gió đông nam thổi về”

được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “lá” trong cụm từ này

Từ “lá” trong cụm từ “những chiếc lá già cuốn theo gió đông nam thổi về”

được dùng với ………

Nghĩa của từ “lá” trong cụm từ này là

………

………

……

b) Đặt câu có từ “lá” được dùng với nghĩa chuyển

………

………

……

Câu 6 (0.5 điểm) Điền một dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong mỗi câu sau:

a Đâu đây thoang thoảng khói hương trầm mùi hương nồng ấm của ngày Tết cổ truyền xua tan chút hơi lạnh còn sót lại của mùa đông

b Những tia nắng xuân đầu tiên như những ngón tay hồng nhẹ nhàng gõ cửa đánh thức vạn vật muôn loài bừng giấc say

Câu 7 – 9 Cho đoạn văn sau:

(1) Cha yêu quý! (2) Thế là con đã nằm bệnh viện được một tháng (3) Vết thương không nặng lắm (4) Đại thể là nó đang lên da non (5) Xin cha đừng lo lắng và chớ hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác! (6) Con van cha đấy! (7) Con luôn nhớ đến cha, đến ngôi nhà của cha con ta, đến tỉnh lị của chúng ta (8) Nhưng tất cả những cái đó xa xăm quá, tưởng như ở đâu mãi chân trời

(Theo Pau-tốp-xki)

Câu 7 (0.5 điểm) Xác định các đại từ xưng hô được dùng trong đoạn văn trên

(Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu phương án đúng)

A cha, con

B cha, con, cha con ta, chúng ta

Trang 8

C cha, con, nó, cha con ta, chúng ta

D cha, con, nó, cha con ta, chúng ta, đó, đâu

Câu 8 (1 điểm) Chỉ ra các quan hệ từ có trong đoạn văn trên Trong các quan hệ

từ đó, quan hệ từ nào dùng để liên kết câu?

- Các quan hệ từ có trong đoạn văn trên là:

………

- Quan hệ từ dùng để liên kết câu trong đoạn văn trên là: ………

Câu 9 (1 điểm) Xếp các câu trong đoạn văn trên vào bảng phân loại câu theo mục đích nói (Ghi số thứ tự của câu vào bảng) Câu kể Câu cảm Câu khiến Câu 10 (3 điểm) Trong những ngày gần đây, trên báo chí lan truyền bức ảnh em bé năm tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh một mình đi cách li, điều trị COVID-19 (ảnh dưới) Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đầy xúc động trong hành trình em bé rời xa gia đình đến ở khu cách li Hãy tưởng tượng và kể về hành trình trên của em bé ………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 9

………

………

………

………

………

………

………

………

………

ĐÁP ÁN ĐỀ TIẾNG VIỆT THI VÀO 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT

THÀNH NGÀY THI 5/6/2022 Câu 1 Đọc các đoạn văn sau:

(1) Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú [ ] Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên Con người lao động, đánh cá, săn bắn Con người đánh trống, thổi kèn Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh, Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc

(Trống đồng Đông Sơn - Theo Nguyễn Văn Huyên) (2) Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh

tố nữ của làng Hồ Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui

(Tranh làng Hồ - Theo Nguyễn Tuân) (3) Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc

áo dài tân thời Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung

(Tà áo dài Việt Nam - Theo Trần Ngọc Thêm)

a Nối sự vật ở cột A và thông tin ở cột B cho phù hợp

Trang 10

(1) Trống đồng Đông Sơn (a) Kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín

đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung

(2) Tranh làng Hồ (b) Làm nổi bật hình ảnh con người thuần hậu, hiền

hòa, mang tính nhân bản sâu sắc trên hoa văn (3) Áo dài Việt Nam (c) Thể hiện cách nhìn thuần phác, đậm đà, lành mạnh,

hóm hỉnh và tươi vui của người nghệ sĩ

Đáp án:

a (0.75 điểm)

1 – b; 2 – c; 3 – a

b Ba sự vật được giới thiệu trong 3 đoạn văn trên có điểm gì chung? Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng

A Đều là tác phẩm thuộc nghệ thuật tạo hình

B Đều là nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam

C Đều là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ

D Đều là sản phẩm văn hóa truyền thống dân tộc

Đáp án:

b (0.25 điểm): D

c Viết một câu bộc lộ cảm xúc của em về một trong ba sự vật được giới thiệu ở trên

Đáp án:

c (0.5 điểm):

Hs dùng kiểu câu cảm thán với các từ cảm thán: chao ôi, ôi,…; các từ bộc lộ cảm xúc: (yêu) sao, (đẹp) thay, biết bao, biết nhường nào, biết mấy, mới… làm sao,… để thể hiện

cảm xúc ngưỡng mộ, tự hào, yêu quý

Ví dụ: Đẹp vậy thay, tự hào thay chiếc áo dài Việt Nam!

Câu 2 (1,0 điểm)

Gạch dưới từ ngữ đúng chính tả trong các cặp sau:

(1) bánh chưng/bánh trưng (5) hoạch họe/hạnh họe

(2) tranh dành/tranh giành (6) xuất sắc/xuất xắc

Trang 11

(3) giày vò/dày vò (7) nghuệch ngoạc/nguệch ngoạc

(4) đen sì/đen xì (8) ăn nên làm ra/ăn lên làm ra

Đáp án:

Nếu như biểu điểm đề thi năm 2021, có thể biểu điểm sẽ là:

- Đúng 7 → 8 từ: 1 điểm;

- Đúng 5 → 6 từ: 0.75 điểm

- Đúng 3 → 4 từ: 0.5 điểm

- Đúng 2 từ: 0.25 điểm

- Đúng 0 → 1 từ: 0 điểm

1 bánh chưng 5 Hoạnh hoẹ

2 tranh giành 6 Xuất sắc

3 giày vò 7 Nguệch ngoạc

4 đen sì 8 Ăn nên làm ra

Câu 3 (0.5 điểm)

Khoanh vào một từ trong dãy từ sau theo yêu cầu:

a Từ không cùng nhóm về cấu tạo: xanh um, mát rượi, tươi tốt, hoa phượng

b Từ không cùng nhóm về nghĩa: bình đẳng, bình tâm, bình thản, điềm nhiên

Đáp án:

a (0.25 điểm): tươi tốt

b (0.25 điểm): bình đẳng

Câu 4 (1 điểm) Đọc các câu sau và điền thông tin phù hợp vào chỗ trống:

(1) Dưới lũy tre xanh, bò nằm ngẫm nghĩ

(2) Em bé đã biết bò

(3) Chiếc xe ì ạch bò lên dốc

a Từ “bò” trong câu số (1) thuộc loại từ: ………

b Quan hệ giữa từ “bò” trong các câu trên là đồng âm hay nhiều nghĩa?

- Từ “bò” trong câu số (1) và số (2): ………

- Từ “bò” trong câu số (2) và số (3): ………

Đáp án:

Trang 12

a (0.5 điểm) danh từ

b (0.5 điểm, mỗi phương án đúng 0.25 điểm)

- đồng âm

- nhiều nghĩa

Câu 5 (1.5 điểm) Đọc các câu sau:

(1) Bức tranh thứ nhất vẽ một hồ nước tĩnh lặng

(2) Bên cạnh thác nước, một con chim mẹ đang làm tổ trong bụi cây

(3) Nhà vua càng ngắm bức tranh thứ hai, ông càng thấm thía: bình yên thực sự là ở trong chính tâm hồn mỗi người

(4) Bức tranh thứ hai vẽ cảnh một ngọn núi cao và một thác nước dữ dội

(5) Mặc dù thác nước gào thét nhưng chim mẹ vẫn đậu yên bình trong tổ

(6) Ngày xưa, một nhà vua nọ tổ chức một cuộc thi vẽ tranh về cảnh yên bình nhất và ông đã chọn được hai bức tranh

a Sắp xếp các câu trên theo trật tự hợp lý: ………

b Phân loại câu (2), (3), (6) vào hai nhóm sau:

Câu số: ……… Câu số: ………

Đáp án:

a (0.75 điểm): 6 – 1 – 4 – 2 – 5 – 3

b

- (0.25 điểm) Câu đơn: (2)

- (0.5 điểm, mỗi phương án đúng được 0.25 điểm) Câu ghép: (3), (6)

Câu 6 (0.5 điểm): Đọc câu văn sau:

Khi tu hú gọi mùa vải chín và ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ, hoa phượng như đón lấy

đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè

(Cuộc chạy tiếp sức của sắc đỏ - Theo Phạm Lê Châu)

Khoanh vào chữ cái trước đáp án nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu văn trên

A tu hú

B ve

Trang 13

C hoa phượng

D hoa phượng như đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông

Đáp án: C

Câu 7 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của phép nhân hóa được sử dụng trong câu văn ở câu 6

Đáp án và gợi ý cách làm: Dạng bài cảm thụ tác dụng của biện pháp tu từ

Trong câu văn có các hình ảnh nhân hoá: “tu hú gọi mùa vải chín”, “ve râm ran dàn đồng ca mùa hạ” và “hoa phượng như đón lấy đủ sắc thắm hoa gạo, hoa vông”

Đề thi có 4 dòng nên giới thiệu ngắn gọn và trọng tâm vào nêu tác dụng gợi tả hình ảnh

Ví dụ: Trong câu văn các sự vật tu hú, ve và hoa phượng được nhân hoá trở nên sinh động, gần gũi và mang những đặc điểm của con người khiến khung cảnh trở nên có hồn (0.5 điểm) Nó gợi ra một bức tranh mùa hè đầy sống động, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh, mọi vật tràn đầy sức sống (0.5 điểm)

Câu 8 (3 điểm)

Mùa hè đến rồi! Sau chuỗi ngày ở nhà vì dịch COVUD-19, em mơ ước được đi đâu? Lên núi ngắm cảnh mây trời, làng bản trong sương, xuống biển hòa mình cùng dòng nước trong xanh và chạy chân trần trên cát hay trở về làng quê với cánh đồng lúa chín vàng óng ả, …?

Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) miêu tả một cảnh thiên nhiên mà em mơ ước được đến khám phá trong mùa hè này

Gợi ý chi tiết:

* Hình thức: 0.5 điểm

- Đoạn văn: 0.25 điểm

- Số câu: 0.25 điểm

* Nội dung: 2.5 điểm

Hs lựa chọn 1 cảnh thiên nhiên quen thuộc (không phải cảnh nhân tạo) có thể mang lại cảm xúc hoặc là sở trường viết của con: cảnh biển, cảnh đồi núi, cảnh sông nước, một thắng cảnh du lịch, …

- Giới thiệu: Có thể mượn phần dẫn của đề (dẫn theo kiểu liệt kê cho lời văn bay bổng)

→ Giới thiệu cảnh thiên nhiên mình sẽ tả (nói chung hoặc cụ thể là cảnh gì? ở đâu?)

Trang 14

Vd Mùa hè đến rồi! Sau chuỗi ngày nghỉ dịch vì COVID – 19, em muốn được đi nhiều nơi lên núi ngắm cảnh mây trời, làng bản trong sương, xuống biển hoà mình cùng dòng nước trong xanh và chạy chân trần trên cát… nhưng chắc chắn nơi đầu tiên em đến phải là con sông quê hương – con sông Hồng gắn bó với người dân Hà Nội bao đời nay

- Miêu tả theo trình tự không gian hoặc thời gian

Vd Tả theo trình tự không gian từ bao quát đến cụ thể; từ bờ sông đến mặt sông… Đoạn văn hay cần sử dụng các bí quyết viết câu gợi hình, gợi cảm Dưới đây là đoạn văn trong Tài liệu đoạn và bài văn ngắn tham khảo do trung tâm biên soạn:

Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào mềm mại vắt hờ hững qua thành phố, ngăn cách giữa nội đô và ngoại thành Gia Lâm, Long Biên Viền theo hai bên bờ sông là những bãi mía, ruộng ngô xanh ngút tầm mắt Sớm, các dãy thuyền chài sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm để chuẩn bị ra khơi đánh cá Khói lam lơ lửng những vạt mỏng bay về đám cỏ non còn ướt đẫm suơng đêm, ngơ ngác trong giấc mộng ngọt ngào Mùa này, sông ăm ắp nước, lòng sông rộng mênh mang, mặt sông thường hồng tươi khi có nắng vì nước mang nặng phù sa vun đắp đôi bờ Cái màu ấy của mặt sông như màu thẹn thùng của đôi má thiếu nữ Ánh bình minh chan hoà trên mặt sông ấm áp

- Kết đoạn: Nêu cảm xúc (Nên kết bài mở rộng)

Chỉ cần đến dòng sông dịu dàng, tha thướt dưới nắng vàng lòng em đã thấy bồi hồi, xao xuyến biết bao nhiêu!

Ngày đăng: 25/07/2024, 19:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w